Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá ảnh hưởng của nước thải công nghiệp đến chất lượng đất nông nghiệp liền kề tại khu công nghiệp phố nối a tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 87 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------

Lª ngäc ba

ðÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
ðẾN CHẤT LƯỢNG ðẤT NÔNG NGHIỆP LIỀN KỀ
TẠI KHU CễNG NGHIP PH NI A TNH HNG YấN

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

M số:

60.62.16

Ngời hớng dÉn khoa häc: TS. Cao ViƯt Hµ

Hµ Néi - 2009


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số


liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công
bố trong bất kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Lê Ngọc Ba

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


Lời cảm ơm
Trong q trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tơi đã nhận được sự hưỡng dẫn nhiệt tình, chu ñáo
của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu
đáo của cơ quan Sở Tài Nguyên & Môi Trường và Chi Cục Môi Trường,
Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp Tỉnh Hưng Yên.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa
học TS. Cao Việt Hà ñã tận tình hưỡng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q
trình hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cơ giáo
Khoa Tài Nguyên Môi Trường, các thầy cô ở viện ðào Tạo Sau ðại Học Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội, ban Lãnh đạo Sở Tài Ngun &
Mơi Trường, Chi Cục Môi Trường, ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp
Tỉnh Hưng n và các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q
trình hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã
tạo điều kiện về mọi mặt cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn


Lê Ngọc Ba

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KLN

: Kim loại nặng

KCN

: Khu công nghiệp

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

CHLB

: Cộng hoà liên bang

TPCG

: Thành phần cơ giới


TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

CT

: Công ty

KTXH

: Kinh tế xã hội

BVMT

: Bảo vệ môi trường

FAO

: Tổ chức Lương Nông Liên hiệp Quốc

UNESCO

: Tổ chức văn hoá khoa học Giáo dục Liên Hiệp Quốc

NTSH

: Nước thải sinh hoạt

TC


: Tiêu chuẩn

NTCN

: Nước thải công nghiệp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


MỤC LỤC
1. MỞ ðẦU

1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.

1

1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.

2

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu.

2

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu.

2


2. TỔNG QUAN
2.1 Hàm lượng một số KLN trong ñất trên thế giới và Việt Nam

3
3

2.1.1 Hàm lượng Cu, Pb, Zn, Cr trong ñất thế giới

3

2.1.2 Hàm lượng Cu, Pb, Zn, Cr trong ñất Việt Nam

9

2.2 Các nghiên cứu về ô nhiễm Cu, Pb, Zn, Cr trên thế giới và Việt Nam

12

2.2.1 Khái niệm KLN và ô nhiễm Cu, Pb, Zn, Cr

12

2.2.2 Nghiên cứu về ô nhiễm Cu, Pb, Zn, Cr trong ñất trên thế giới

15

2.3 Nước thải công nghiệp và ảnh hưởng của nước thải cơng nghiệp tới
q trình tích lũy một số KLN trong ñất nông nghiệp Việt Nam
2.3.1 ðặc ñiểm của nước thải công nghiệp


19
19

2.3.2 Ảnh hưởng của nước thải công nghiệp tới q trình tích lũy
một số KLN trong đất nơng nghiệp Việt Nam
3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ðối tượng, phạm vi nghiên cứu

20
26
26

3.1.1 ðối tượng nghiên cứu

26

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

26

3.2 Nội dung nghiên cứu

26

3. 3 Phương pháp nghiên cứu

27

3.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp


27

3.3.2 Phương pháp lấy mẫu

27

3.3.3 Phương pháp phân tích

31

3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu

31

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các ñặc điểm của khu cơng nghiệp Phố Nối A

32
32

4.1.1 Vị trí ñịa lý của KCN Phố Nối A

32

4.1.2 ðiều kiện khí tượng và thuỷ văn khu vực nghiên cứu.


33

4.1.3 Các ngành sản xuất của các cơ sở trong KCN Phố Nối A.

35

4.1.5 Hiện trạng hệ thống nước thải và xử lý nước thải trong khu công
nghiệp

40

4.2 Kết quả nghiên cứu chất lượng nước khu vực nghiên cứu
4.2.1 Hàm lượng một số KLN ( Cu, Pb, Zn, Cr ) trong nước khu vực
nghiên cứu
4.3

45

Kết quả nghiên cứu chất lượng ñất khu vực nghiên cứu

47

4.3.1 Một số tính chất lý hố học của ñất khu vực nghiên cứu

47

4.3.2 Một số chỉ tiêu hoá học cơ bản của ñất khu vực nghiên cứu

49


4.4 Hàm lượng Cu, Zn, Pb, Cr trong ñất khu vực nghiên cứu

50

4.4.1 Hàm lượng Cu, Zn, Pb, Cr tổng số trong ñất khu vực nghiên
cứu

50

4.4.2 Hàm lượng Cu, Zn, Pb, Cr dễ tiêu trong ñất khu vực nghiên
cứu
4.5 ðề xuất giải pháp khắc phục

56
63

4.5.1 Biện pháp quản lý

63

4.5.2 Giải pháp công nghệ

64

45.3 Giải pháp nâng cao nhận thức BVMT

64

4.5.4 Giải pháp giám sát môi trường:


64

4.5.5 Giải pháp kỹ thuật

65

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66

5.1 Kết luận

66

5.2 Kiến nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v

69


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hàm lượng Cu trong một số ñất tầng mặt ở một số nước trên
thế giới................................................................................................. 3
Bảng 2.2: Hàm lượng Pb trong ñất tầng mặt ở một số nước trên thế giới....... 5
Bảng 2.3: Lượng Zn trong ñất tầng mặt ở một số nước trên thế giới.............. 7

Bảng 2.4: Hàm lượng của một số kim loại nặng trong một số loại ñất ñá ...... 9
Bảng 2.5: Hàm lượng Cr, Pb, Zn ở tầng ñất mặt trong ñất phù sa Việt Nam ...... 10
Bảng 2.6: Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong đất nơng nghiệp ở một ................... 11
số vùng của Việt Nam (ñơn vị: mg/kg ñất) .................................................. 11
Bảng 2.7: Lượng chứa Cu, Zn, Pb trong ñất phù sa Việt Nam ..................... 12
Bảng 2.8: ðề xuất hàm lượng tối ña cho phép của Cu, Pb, Zn ñược xem
là ñộc hại với thực vật ở đất nơng nghiệp........................................... 14
Bảng 2.9: Giới hạn hàm lượng tổng số của Cu, Pb, Zn trong đất nơng
nghiệp Việt Nam................................................................................ 14
Bảng 2.10: Ơ nhiễm Cu của ñất mặt tại một số nước trên thế giới ............... 16
Bảng 2.11: Ơ nhiễm Pb của đất mặt tại một số nước trên thế giới................ 17
Bảng 2.12: Sự phát thải toàn cầu của các nguyên tố Cu, Pb, Zn, Cr............ 19
Bảng 2.13: Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong ñất tại khu vực công ty pin
Văn ðiển và Orionel – Hanel ............................................................. 21
Bảng 2.14: Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong ñất nông nghiệp xung quanh
các làng nghề tại xã ðại ðồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên .............. 25
Bảng 3.1: Một số thơng tin về các mẫu đất khu vực nghiên cứu ................. 29
Bảng 3.2 : Một số thông tin về các mẫu nước nghiên cứu............................ 31
Bảng 4.1 Các ngành sản xuất của các cơ sở trong KCN Phố Nối A ............ 36
Bảng 4.2: Hàm lượng Cu, Zn, Pb, Cr trong nước khu vực nghiên cứu......... 45
Bảng 4.3 Thành phần cơ giới của ñất khu vực nghiên cứu.......................... 48
Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu hố học cơ bản của đất khu vực nghiên cứu ........ 49
Bảng 4.5 Hàm lượng Cu, Pb, Zn, Cr tổng số trong ñất khu vực nghiên
cứu..................................................................................................... 51
Bảng 4.6 Hàm lượng Cu, Zn, Pb, Cr dễ tiêu trong ñất khu vực nghiên
cứu..................................................................................................... 57

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ lấy mẫu ðất và mẫu nước

28

Hình 4.1 Mơ hình khu cơng nghiệp Phố Nối A

32

Hính 4.2 Nhiệt độ khoonh khí trung bình tháng của khu vực nghiên cứu 34
Hình 4.3 Lượng mưa và lượng bốc hơi trung binhf tháng của khu vực nghiên
cứu
35
Hình 4.4: Sơ đồ cơng nghệ gia cơng cơ khí, hồn thiện chi tiết kèm theo
dịng thải

38

Hình 4.5: Sơ đồ lắp ráp các bộ phận điện, điện tử kèm theo dịng thải

39

Hình 4.6: Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải tập trung của KCN Phố Nối A

41

Hình 4.7: Sơ đồ hệ thống kênh mương Khu cơng nghiệp

43


Hình 4.8 Hình ảnh sơng Bún nơi có cống xả nước thải của khu cơng nghiệp (
ðiểm lấy mẫu số 1 )

44

Hình 4.9. Hình ảnh khu giao cắt giữa kênh thủy lợi và sơng Bún

44

Hình 4.10: Hàm lượng Cu tổng số trong ñất khu vực nghiên cứu

52

Hình 4.11 Hàm lượng Pb tổng số trong đất khu vực nghiên cứu

53

Hình 4.12 Hàm lượng Zn tổng số trong đất khu vực nghiên cứu

54

Hình 4.13 Hàm lượng Cr tổng số trong đất khu vực nghiên cứu

55

Hình 4.14: Hàm lượng Cu dễ tiêu trong đất khu vực nghiên cứu

58

Hình 4.15: Hàm lượng Pb dễ tiêu trong ñất khu vực nghiên cứu


59

Hình 4.16: Hàm lượng Zn tổng số trong đất khu vực nghiên cứu

60

Hình 4.17: Hàm lượng Cr dễ tiêu trong đất khu vực nghiên cứu

61

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


1. MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
ðất là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người
ñể sinh tồn và phát triển. Trong nơng nghiệp, đất đai khơng những là đối
tượng lao động mà cịn là tư liệu sản xuất đặc biệt khơng thể thay thế được.
Trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố của đất nước ta hiện nay,
diện tích đất nơng nghiệp có xu hướng giảm. Trong khi đó tỷ lệ tăng dân số
của nước ta tương ñối nhanh, ñẫn ñến nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày
càng cao, ñã gây áp lực đối với nền nơng nghiệp.
Khi diện tích ñất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và quá trình đất bị ơ
nhiễm ngày càng tăng do rất nhiều ngun nhân, trong đó có ảnh hưởng rất lớn
của nước thải cơng nghiệp. Bên cạnh đó, cơng tác bảo vệ mơi trường chưa được
quan tâm đúng mức và chưa được giám sát tốt ở các khu công nghiệp nên gây
ảnh hưởng rất nhiều tới sản xuất nơng nghiệp và đời sống của người dân.
Hưng Yên là một trong những tỉnh cơng nghiệp hố nhanh, các khu cơng
nghiệp tập trung chủ yếu ở huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào, ñiển hình là khu

cơng nghiệp phố nối A với diện tích 390 ha, nằm trên địa bàn các xã Lạc Hồng,
ðình Dù, Minh Hải, Thị trấn Bần, với khoảng 24 nhà máy xí nghiệp đang hoạt
động. Hiện nay, lượng nước thải khu cơng nghiệp đã có hiện tượng gây ơ nhiễm
mơi trường sinh thái xung quanh khu cơng nghiệp, đe doạ ñến sản xuất nông
nghiệp và ñời sống của nhân dân liền kề khu cơng nghiệp.
ðể góp phần khắc phục sự ảnh hưởng của nước thải cơng nghiệp đến đất
nơng nghiệp và môi trường sinh thái. Dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.
Cao Việt Hà, chúng tơi nghiên cứu đề tài: “ðánh giá ảnh hưởng của nước
thải cơng nghiệp đến chất lượng đất nơng nghiệp liền kề tại khu cơng
nghiệp phố Nối A – Tỉnh Hưng Yên”

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu.
-

ðánh giá thực trạng và ảnh hưởng nước thải cơng nghiệp Phố Nối A,

Tỉnh Hưng n đến chất lượng đất nơng nghiệp khu vực liền kề (tình trạng và
mức ñộ ô nhiễm).
-

ðề xuất một số giải pháp ñể quản lý và sử lý nguồn nước khu công

nghiệp, bảo vệ chất lượng nước tưới cho ñất trồng lúa của khu vực nghiên
cứu.
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu.
-


ðiều tra, khảo sát, phân tích hiện trạng mơi trường đất và nước xung

quanh khu cơng nghiệp.
-

Lấy mẫu đất và mẫu nước để phân tích (một số kim loại nặng), xác định

các chất gây ơ nhiễm.
- ðánh giá mức ñộ ảnh hưởng của nước thải khu cơng nghiệp phố Nối A
đến đất nơng nghiệp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


2. TỔNG QUAN
2.1 Hàm lượng một số KLN trong ñất trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 Hàm lượng Cu, Pb, Zn, Cr trong ñât thế giới
Hàm lượng Cu trong ñất thế giới
Trên thế giới, hàm lượng Cu tổng số trong ñất dao ñộng từ dạng vết
(ñất cát ở Liên Xô và một số loại ñất khu vực nhiệt ñới) tới 200 – 250 ppm
(đất Vertisols ở Ấn ðộ), trung bình từ 15 ñến 40 ppm [26].
Nghiên cứu của Lindsay (1979) cũng cho biết, hàm lượng Cu trong ñất từ 2 –
100 mg/kg và trung bình đạt 30 mg/kg đất [35].
Kabata (2001) cũng ñã tổng kết hàm lượng Cu trong lớp ñất mặt ñược
coi là không bị ô nhiễm của các nước khác nhau cho biết, hàm lượng Cu trong
ñất trung bình dao động từ 6 – 60 mg/kg, cao nhất ở nhóm đất feralit, thấp
nhất ở nhóm đất cát và ñất hữu cơ [34].
Bảng 2.1: Hàm lượng Cu trong một số ñất tầng mặt
ở một số nước trên thế giới

ðơn vị: mg/kg
STT

ðất

ðịa ñiểm

Biên ñộ

1

ðất cát và cát kết

Mỹ

1 – 70

2

ðất thịt nhẹ và sét

Mỹ

7 – 70

3

ðất trên ñá granit và granit biến chất

Mỹ


7 – 70

4

Các loại ñất khác

Canada

5 – 50

5

Các loại ñất khác

Anh

11 – 323

5

Các loại ñất khác

Nhật Bản

4,4 – 176

7

Phù sa


Ai Cập

50 – 146

8

Phù sa

Ấn ðộ

114 – 160

9

Phù sa

Balan

16 – 28,5

10

Phù sa

Liên Xô cũ

1,5 – 36

(Nguồn: Kabata – Pendias Alina & Henryk Pendias, 2001), [34].


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


Tại khu vực ơn đới và bắc bán cầu, Cu tổng số trong ñất than bùn và
ñất pozdol phát triển trên đá cát ở Belorussia có giá trị từ 2 ñến 10 ppm [26],
trong ñất podzol phát triển trên ñá granite và ñá cát ở Scoland từ 3 – 5 ppm,
ñất phát triển trên ñá phiến mica và olivine gabro từ 25 – 30 ppm [39]. Trong
ñất phù sa cổ vàn thấp thuộc ñồng bằng song Volga – Liên Bang Nga, hàm
lượng Cu tổng số thấp nhất được tìm thấy dao ñộng từ dạng vết ñến 5 ppm
(Vakulin và Mokiyenko, 1966) [41].
Tại khu vực khô hạn và bán khô hạn, hàm lượng Cu tổng số thường có giá
trị trung bình hoặc thấp. Theo Krym (1965), hàm lượng Cu tổng số trong đất đồng
bằng Or – Kumak (Liên Xơ cũ) hình thành trên ñá bazơ từ 88 ñến 99 ppm [26].
ðất hình thành trên đá cát tích vơi tại Israel có hàm lượng Cu tổng số 16 ppm [37].
Tại khu vực nhiệt đới ẩm, hàm lượng Cu tổng số có thể có giá trị rất thấp
(1 ppm), hoặc trung bình (10 – 30 ppm), hoặc rất cao (100 – 200 ppm) [36].
Trong đất ngồi dạng Cu tổng số thì dạng Cu dễ tiêu cũng rất có ý
nghĩa đối với cây trồng. Trong đất thế giới hàm lượng Cu dễ tiêu có giá trị
thay ñổi tuỳ thuộc vào các phương pháp chiết khác nhau.
Raychaudhuri và Datta Biswas (1964) khi tiến hành chiết Cu dễ tiêu
trong ñất vertisol và ñất phù sa tại Ấn ðộ bằng ammonium axetat 1N kết quả
cho thấy: ñối với ñất vertisol hàm lượng Cu dễ tiêu dao ñộng trong khoảng
0,62 - 0,7 ppm cịn đối với đất phù sa là 0,35 - 1,08 ppm, chiếm 0,3 - 1,65%
hàm lượng Cu tổng số [38].
Lượng Cu dễ tiêu hoà tan trong dịch chiết axit axetic 2,5% thường thấp.
Trong các ñất podzol tại Scotland, Cu dễ tiêu có hàm lượng từ 0,06 - 0,3 ppm,
chiếm 0,8 - 1,2% lượng Cu tổng số [39].
Khi chiết Cu dễ tiêu trong ñất bằng EDTA, giá trị Cu dễ tiêu nhận ñược
thường cao hơn so với dịch chiết khác. Trong một số loại ñất của Israel như

đất renzin, đất phù sa, đất thuỷ thành tích muối, hàm lượng Cu dễ tiêu được
tìm thấy nằm trong khoảng 2 - 7,5 ppm, chiếm từ 7 - 17% lượng Cu tổng số
[46]. Tại Ấn ðộ, Cu dễ tiêu dao ñộng từ 0,45- 12,3ppm, chiếm 7 - 10% lượng
Cu tổng số trong các ñất phù sa và ñất vertisol [36, 38].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


Một số tác giả của Nga ñã sử dụng dịch chiết là axit HCl 1N ñể chiết
Cu dễ tiêu trong ñất. Kết quả cho thấy lượng cu dễ tiêu chiết ñược thường
cao. Trong ñất màu hạt dẻ, ñất mặn kiềm ở đồng bằng OrKumak ( Liên Xơ),
hàm lượng Cu đễ tiêu chiếm khoảng 18 - 20% Cu tổng số [36].
Hàm lượng Pb trong ñất thế giới
Trên thế giới, hàm lượng Pb trong các loại ñất thay ñổi theo bản chất
của từng loại ñá. Hàm lượng Pb tổng số trong ñất dao ñộng từ dạng vết (một
vài loại ñất nhiệt ñới) ñến 1200 ppm (ñất podzol ở Canada). Hàm lượng Pb
trung bình dao động từ 15 - 25 ppm [26].
Theo Lindsay (1979), khi nghiên cứu lượng Pb trong các mẫu chất và
đất thấy rằng lượng Pb trung bình có trong các ñá khoảng 16 mg/kg, trong ñất
Pb dao ñộng từ 2 - 3 mg/kg ñến 200 mg/kg ñất [35].
Hàm lượng Pb trong ñất tầng mặt ở một số nước trên thế giới ñược thể
hiện trong bảng 2.2 cho thấy: hàm lượng Pb lớn nhất trong ñất mùn (ðan
Mạch), thấp nhất trong ñất phù sa (Australia).
Bảng 2.2: Hàm lượng Pb trong ñất tầng mặt ở một số nước trên thế giới
ðơn vị: mg/kg
TT

Loại ñất

ðịa ñiểm


Hàm lượng Pb

1

ðất hữu cơ

Australia

44

2

Các loại ñất khác

Australia

10 – 130

3

ðất phù sa

Australia

16 – 22

4

ðất mùn


ðan Mạch

43 – 176

5

ðất phù sa

Anh

24 – 96

6

ðất phù sa

Ba Lan

12 – 49

7

ðất gley

Anh

17 – 63

8


ðất thịt nhẹ và sét
Canada
1,5 - 50
(Nguồn: dẫn theo Phạm Quang Hà, Bùi Thị Phương Loan, 2005) [10].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


Hàm lượng Pb tổng số trong ñất thế giới thay ñổi tuỳ theo ñới khí hậu,
vị trí ñịa lý, quá trình hình thành thổ nhưỡng và tính chất của đá mẹ.
Tại khu vực ơn đới và bắc bán cầu, hàm lượng Pb tổng số thường cao
hơn so với trung bình của ñất thế giới. Ở Scotland, ñất podzol nâu phát triển
trên các đá gabbro có hàm lượng Pb tổng số khoảng 20 ppm [39]. Trong ñất
podzol phát triển trên các ñá phiến mica, hàm lượng Pb từ 70 – 80 ppm. Hàm
lượng Pb tại Westphalia - ðức trong ñất thuỷ thành từ 11 - 80 ppm [26] và tại
Scotland trong ñất thuỷ thành glây trên ñá phiến thạch là 50 ppm [39].
Tại khu vực khô hạn và bán khô hạn, ñất vertisols có hàm lượng Pb
tổng số thay ñổi rộng. Hàm lượng Pb ở Australia tồn tại ở dạng vết trong các
đất hình thành trên đá cát và đá vơi. Trong khi đó, tại Madagascar trong các
đất vertisols trên nền bồi tụ phù sa, hàm lượng Pb từ 20 – 45 ppm [26].
Tại khu vực nhiệt ñới ẩm, ñất kết von trơ sỏi đá có hàm lượng Pb
tổng số dao ñộng từ 3 ppm (ñá mẹ charnokite) ñến 20 ppm (đá mẹ gneiss).
ðất feralit có hàm lượng Pb: 1 ppm ñối với hầu hết ñất feralit bị thoái
hoá, từ 3 – 30 ppm trong đất feralit hình thành trên đá gneiss và từ 10 –
50 ppm trong đất hình thành trên đá bazan, đá vơi, đá granite [26]. Hầu
hết các ñất phù sa và ñất phù sa giàu hợp chất sắt – mùn ñều nghèo Pb. Tại
quần ñảo Polynesi, hàm lượng Pb tổng số dao ñộng từ 1 – 3 ppm [26].
Mặt khác, hàm lượng Pb dễ tiêu trong ñất cũng đã được xác định. Các
hố chất dùng để chiết Pb dễ tiêu trong ñất thay ñổi tuỳ từng trường hợp nhất

định, nó có thể là axit axetic 2,5% (pH= 2,5) hoặc HNO3 lỗng.
Tại Scotland, Pb dễ tiêu được chiết bởi axit axetic 2,5% chiếm 4 - 12%
Pb tổng số trong ñất Podzol màu nâu. Tại xứ Wales, hàm lượng Pb dễ tiêu
được chiết bởi axit trên trong đất hình thành bởi rhyolite, dolerite chiếm 1 4,3% Pb tổng số [26].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


Hàm lượng Zn trong ñất thế giới
Trên thế giới, kết quả nghiên cứu của Lindsay W.L (1979) cho thấy
trong ñất hàm lượng Zn dao ñộng nhiều hơn trong ñá mẹ. Hàm lượng Zn tổng
số trong ñất biến ñộng từ 10 – 300 mg/kg [35].
Hàm lượng Zn tổng số trong ñất thế giới cịn thay đổi rất rộng tuỳ theo
đới khí hậu, q trình hình thành thổ nhưỡng, dao động từ dạng vết đến 900
ppm, trung bình từ 50 – 100 ppm [26].
Hàm lượng Zn trong tầng ñất mặt ở một sơ nước trên thế giới được thể
hiện trong bảng 2.3:
Bảng 2.3: Lượng Zn trong ñất tầng mặt ở một số nước trên thế giới
ðơn vị: mg/kg
TT

Loại ñất

ðịa ñiểm

Biên ñộ dao ñộng

1

ðất thịt


Balan

17 – 127

2

ðất sét

Balan

13 – 362

3

ðất ferrasols

Israel

200 – 214

4

ðất hữu cơ

Balan

13 – 250

5


ðất rừng

Bulgaria

35 - 106

(Nguồn:Kabata - Pendias Alina, Pendias Henryk, 1984) [30].
Tại khu vực ơn đới và bắc bán cầu, hàm lượng Zn dao ñộng từ dạng vết
(các loại ñất của Czechoslovakia) ñến 600 ppm (hầu hết các loại đất đã tiến
hố ở Canada). Trong đất podzol vùng Cluj và Olt thuộc Rumania hàm lượng
Zn tổng số chỉ ñạt trung bình 28 ppm (Cluj) và 46 ppm (Olt) [26]. Theo Tiller
(1963), hàm lượng Zn tổng số trong ñất bị rửa trơi hình thành trên đá Dolerite
tại Tasmania – Australia nằm trong khoảng 39 – 96 ppm [40].
Tại khu vực khơ hạn và bán khơ hạn, các đất chernozem chứa một lượng
lớn nguyên tố Zn. Hàm lượng Zn trong ñất chernozem của các vùng Dobrudja,
Cruj, Olt của Rumania lần lượt là 73,2 ppm; 103 ppm; 83 ppm. ðất vertisols, hàm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


lượng Zn dao ñộng từ 25 – 30 ppm trong các ñất phát triển trên ñá cát và ñá phiến
thạch (New Caledonia – Australia); từ 60 – 70 ppm với ñất vertisol phát triển trên
ñá cát và ñá macma tại Gujarat của Ấn ðộ. ðất nâu giàu mùn tại Uzebekistan có
hàm lượng Zn bình qn đạt 83 ppm [26], đất phát triển trên đá cát tích vơi của
Israel có hàm lượng Zn bình quân khoảng 48 ppm [37]. ðất phù sa của Bulgari
hàm lượng Zn tổng số là 62 ppm [36].
Tại khu vực nhiệt ñới ẩm, hàm lượng Zn tổng số dao ñộng từ dạng vết
(một vài loại ñất ở quần ñảo Polynesi) tới 400 ppm (một số loại ñất ở New
Hebrides – Australia). Hàm lượng Zn tổng số trong các ñất feralit giàu hợp

chất mùn - sắt trên mẫu chất ñược bồi tụ phù sa là 42 – 100 ppm, đất sét bị
feralit hố nhẹ: 65 ppm, đất feralit hình thành trên đá Granite: 140 ppm [26].
Theo Raychaudhuri và Datta Biswas (1964) các ñất phù sa tại Grujarat
– Ấn ðộ giàu Zn tổng số (76 – 80 ppm) hơn so với ñất cùng loại phát triển
trên ñá phiến thạch (50 – 60 ppm) [38].
Về hàm lượng Zn dễ tiêu trong đất thì có giá trị thay đổi theo các loại ñất
và các phương pháp chiết khác nhau. Tại vùng thảo nguyên Bulgari, hàm
lượng Zn trao ñổi với amonium axetat trong ñất Chernozem, ñất màu hạt dẻ,
ñất mặn kiềm dao ñộng từ dạng vết tới 3,8 ppm, chiếm 1 - 8,3% lượng Zn
tổng số [36].
Ngồi ra, Zn dễ tiêu cịn ñược chiết bởi KCl 1N và EDTA. Một số tác giả
ñã chiết Zn dễ tiêu bằng KCl 1N trong ñất xám kết von bị rửa trơi mạnh và
đất được bồi tụ phù sa, kết quả cho thấy Zn dễ tiêu có giá trị dao động từ 0,1 0,9 ppm, chiếm 4 - 18% Zn tổng số [36].
Hàm lượng Zn dễ tiêu cũng có thể được chiết bởi các axit như axit HCl,
HNO3. Tại Ấn ðộ, hàm lượng Zn dễ tiêu ñược chiết bởi HCl 0,1N trong các
ñất bồi tụ phù sa dao ñộng trong khoảng 1,8 - 6,3 ppm, chiếm 3,6 - 13,2% Zn
tổng số [38]. Khi sử dụng HNO3 1N ñể chiết Zn dễ tiêu trong các ñất thuỷ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


thành tại Turkmenistan, Grazhdan ñã thấy rằng Zn dễ tiêu dao ñộng từ 5 - 18
ppm, chiếm 15,5 - 24% Zn tổng số [27].
Hàm lượng Cr trong ñất thế giới
Crom trong đất có hàm lượng thấp trung bình từ 2 – 6 mg/kg. Hàm lượng
Crom trong ñất dao ñộng theo từng loại ñá mẹ khác nhau.
Năm 1964, Alter Mitchell ñã tiến hành nghiên cứu và phân tích hàm lượng
KLN trong một số loại ñất ñá. Kết quả ñược thể hiện trong bảng 2.4:
Bảng 2.4: Hàm lượng của một số kim loại nặng trong một số loại ñất ñá
ðơn vị: mg/kg

ðá macma

Trầm tích

Ngu
n tố
Cr

Serpentine

Basalt

2.000-2.980

200

Granite
4

ðá vơi
10-11

ðá cát
kết
35

ðá
phân
lớp
90-100


(Nguồn: Alter Mitchell, 1964) [14]
Kết quả bảng 2.4 thể hiện ñá mác ma siêu bazơ (serpentine) có hàm lượng
Cr cao nhất, hàm lượng Cr dao động 2.000 – 2.980 mg/kg; đá mác ma bazơ ít
hơn (200 mg/kg); tiếp ñến là ñá phân lớp (90 – 100 mg/kg) và thấp nhất là ñá
mác ma axit (granite) với hàm lượng 4 mg/kg. Tuỳ từng loại ñá mà hàm
lượng Cr chứa trong chúng là khác nhau. Thông thường hàm lượng KLN hình
thành trong các đá mác ma lớn hơn trong trầm tích (dẫn theo Phạm Văn
Khang và các cộng sự) [14].
2.1.2. Hàm lượng Cu, Pb, Zn, Cr trong ñất Việt Nam
Những nghiên cứu bước ñầu của Việt Nam về KLN ñã chỉ ra rằng hàm
lượng các nguyên tố KLN (Cu, Pb, Zn, Cr…) trong ñất phụ thuộc nhiều vào
nguồn gốc đá mẹ và mẫu chất hình thành nên các loại đất đó.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


Vũ Cao Thái (1973) khi nghiên cứu về hàm lượng tổng số và dễ tiêu
của một số nguyên tố vi lượng trong ñất vùng ñồi miền Bắc Việt Nam cho
biết: Hàm lượng Cu tổng số trong ñất rất khác nhau, dao động từ 4 – 477
mg/kg, trung bình là 52 mg/kg. Trong đó số mẫu có hàm lượng Cu dưới 90
mg/kg chiếm 91%. Hàm lượng Cu giàu nhất là trong ñất tạo thành từ ñá mẹ là
ñá mẹ là ñá phiến sét (112 mg/kg) và đá vơi (87 mg/kg), nghèo nhất là trong
ñất tạo thành từ ñá cát kết (10 mg/kg) và phù sa cổ (17 mg/kg). Hàm lượng
Cu dễ tiêu trong các mẫu ñất nghiên cứu dao ñộng từ 0,1 – 10,6 mg/kg, trung
bình là 3,11 mg/kg, chiếm từ 0,3% - 37,5% Cu tổng số. Trong ñất ñỏ và một
số loại đất đỏ vàng có hàm lượng Cu dễ tiêu phát triển trên phiến sa thạch và
granit là nghèo nhất [21].
Trần Công Tấn và Trần Công Khánh (1998) khi nghiên cứu KLN dạng
tổng số và di ñộng ở tầng ñất mặt 0 – 20 cm trên một số loại ñất ñã chỉ ra 3

ñộc tố (Cr, Pb, Zn) tập trung chủ yếu ở hai loại ñất là ñất phù sa thuộc đồng
bằng sơng Hồng và đồng bằng sơng Cửu Long (bảng 2.5). Từ đó, tác giả đã đi
đến kết luận: hàm lượng KLN trong ñất phù sa của ñồng bằng sơng Cửu Long
có xu hướng tích luỹ dạng linh ñộng [20].
Bảng 2.5: Hàm lượng Cr, Pb, Zn ở tầng ñất mặt trong ñất phù sa Việt Nam
ðơn vị: mg/kg
Loại ñất

Dạng

Cr

Pb

Zn

ðất phù sa sông cửu

TS

30,8

29,1

36,2

Long




< 0,36

< 0.51

1,1

TS

43,2

37,1

86,7



< 0,36

0,29

0,6

ðất phù sa sông Hồng

(Nguồn : Trần Kông Tấu và Trần Công Khánh, 1998, [20]).
Ghi chú: -

TS: tổng số

- Dð: Di ñộng


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


Tương tự cơng trình cơ bản của Trần Kơng Tấu, một số báo cáo khác
về ñặc ñiểm phân bố KLN trong các loại ñất ở thành phố Huế cho thấy: Cu,
Pb, Zn có tương quan chặt chẽ với nhau, Cu biến ñộng từ 22,27 – 98,70 ppm;
Pb biến ñộng từ 4,06 – 36,06 ppm còn Zn từ 43,07 – 67,10 ppm (Lưu ðức
Hải, 1997).
Tác giả Võ ðình Quang (2001) nghiên cứu hàm lượng Cu, Pb, Zn, Cr
trong ñất phù sa ở huyện Hooc Mơn đã nhận được kết quả như sau: 7,25 –
81,00 mg/kg ñối với Cu; 64,0 – 168,5 mg/kg với Zn; 14,50 – 75,75 mg/kg với
Pb; 10,58 – 41,02 mg/kg với Cr [17].
Các kết luận tương tự cũng ñược Hồ Thị Lam Trà và Kazuhiko
Egashira (2001) ñưa ra khi nghiên cứu hàm lượng các nguyên tố kim loại
nặng Cu, Pb, Zn trong đất nơng nghiệp ở một số vùng của Việt Nam. Kết quả
ñược thể hiện trong bảng 2.6 cho thấy: đất tại Ninh Bình có hàm lượng Cu và
Zn khá cao (106 mg/kg và 153 mg/kg); ñất phù sa (Hà Nội) có hàm lượng Zn
cao 195 mg/kg. Hàm lượng Pb trung bình ở mức trung bình trong các loại ñá
và ñất trên [29].
Bảng 2.6: Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong đất nơng nghiệp ở một
số vùng của Việt Nam (đơn vị: mg/kg đất)
ðịa điểm
Hải Phịng
Hà Nội
Hà Giang
Bắc Giang
Sơn La
Ninh Bình
Nghệ An

ðắc Lắc
Gia Lai
Lâm ðồng

Hệ thống cây
trồng
Lúa
Lúa – Màu
Lúa
Cây ăn quả
Cây ăn quả
Mía
Cao su
Lúa
Cao su
Cà phê

Cu

Pb

Zn

24
22
24
16
58
106
47

90
83
49

33
24
21
19
27
33
24
10
11
11

89
195
57
32
144
153
159
124
105
80

(Nguồn: Hồ Lam Trà và Kazuhiko Egashira, 2001) [29].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11



Nghiên cứu về Cu, Pb, Zn trong một số loại ñất Việt Nam của tác giả
Phạm Quang Hà (2002, 2003) ñã chỉ ra rằng: ñối với ñất phù sa của Việt
Nam, hàm lượng Cu tổng số trung bình là 22,98 mg/kg; hàm lượng Pb tổng số
là 33,81 mg/kg; hàm lượng Zn là 76,64 mg/kg. Tương tự, ñối với ñất ñỏ hàm
lượng Cu tổng số có giá trị trung bình là 58,31 mg/kg với ñộ lệch chuẩn
25,44%; hàm lượng Pb là 33,78 mg/kg với ñộ lệch chuẩn 18,82%; hàm lượng
Zn 99,05 mg/kg với ñộ lệch chuẩn 45,79% [8, 9].
Theo tác giả Lê Thị Thuỷ và Phạm Quang Hà (2008) khi ñánh giá
thực trạng Cu, Pb, Zn trong nhóm đất phù sa Việt Nam giai ñoạn 2002 –
2007, kết quả ñược thể hiện trong các bảng 2.7:
Bảng 2.7: Lượng chứa Cu, Zn, Pb trong ñất phù sa Việt Nam
ðơn vị: ppm
Cu

Zn

Pb

Số mẫu

189

190

188

Trung bình

22,4


76,6

33,8

Nhỏ nhất

2,4

12,5

3,6

Lớn nhất

52,8

135,0

67,0

Ngun tố
Thơng số

Nguồn: Lê Thị Thuỷ và Phạm Quang Hà, 2008, [22]
Qua bảng 2.7 ta thấy lượng chứa Cu, Zn, Pb trung bình (ppm) trong
nhóm đất phù sa lần lượt là 22,4 ppm; 76,6 ppm và 33,8 ppm [22].
2.2. Các nghiên cứu về ô nhiễm Cu, Pb, Zn, Cr trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Khái niệm KLN và ô nhiễm Cu, Pb, Zn, Cr
Thuật ngữ KLN nhằm nói tới bất cứ một nguyên tố nào có khối lượng

riêng lớn (d > 5 g/cm3) và thể hiện ñộc tính ở nồng độ thấp. Tuy nhiên, độ độc
của KLN còn phụ thuộc vào các dạng tồn tại của chúng ở trong đất [25].

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


Các nguyên tố KLN ở mức ñộ vừa phải chúng rất cần thiết cho sinh
trưởng và phát triển của ñộng thực vật. Tuy nhiên, trong môi trường nếu hàm
lượng của các nguyên tố này tăng thì chúng sẽ trở nên rất độc hại đối với sinh
vật và con người thơng qua chuỗi mắt xích thức ăn.
Trong nơng nghiệp, Cu, Zn, Cr là các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, ở
một mức độ vừa phải chúng có ý nghĩa rất quan trọng và ñặc biệt trong ñời
sống thực vật. Khi thiếu chúng trong môi trường dinh dưỡng, cây không thể
phát triển và chết. Tuy nhiên, khi hàm lượng các nguyên tố này trong ñất vượt
quá giới hạn nhất ñịnh sẽ gây độc cho thực vật và gây ơ nhiễm đất.
Chì là một chỉ tiêu nhạy cảm về kim loại nặng. Nguyên tố Pb rất độc ở
trong mơi trường đất, nếu thừa nó sẽ cản trở mạnh hoạt động của tập đồn vi
sinh vật đất, ngăn cản chu trình tuần hồn hữu cơ của đất.
Sự ơ nhiễm các ngun tố KLN có tính chất “bán vĩnh cửu”, vì vậy đất
mới bị ơ nhiễm thì rất khó loại trừ.
Ơ nhiễm mơi trường đất do KLN có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
của con người bằng các con ñường: tiếp xúc trực tiếp, thông qua việc ô nhiễm
nguồn nước ngầm và thông qua nông phẩm bị ô nhiễm theo cơ chế dây chuyền.
• Ngưỡng Cu, Pb, Zn, Cr tối đa cho phép trong đất nơng nghiệp
Ơ nhiễm KLN đặc biệt nguy hiểm vì yếu tố gây độc thường biểu hiện
một cách ngấm ngầm, mang tính tích luỹ sinh học và có phổ lan toả sinh học
rộng thông qua dây chuyền sinh học. Vì lý do đó, để phịng nguy cơ ơ nhiễm
KLN nhiều nước trên thế giới ñã ñề ra ngưỡng KLN cho phép tối đa trong đất
riêng cho đất nước mình.
Nhiều nước trên thế giới ñã quy ñịnh hàm lượng tối ña cho phép của

Cu, Pb, Zn trong ñất sản xuất nông nghiệp (bảng 2.8).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


Bảng 2.8: ðề xuất hàm lượng tối ña cho phép của Cu, Pb, Zn ñược xem là
ñộc hại với thực vật ở đất nơng nghiệp
ðơn vị: ppm
KLN

Áo

Canada

Ba Lan

Nhật

Anh

ðức

Cu

100

100

100


125

50

50

Pb

100

200

100

400

50

500

Zn

300

400

300

250


150

300

(Nguồn: Kabata – Pendias Alina, Pendias Henryk, 1992) [33].
FAO và CHLB ðức ñã quy ñịnh hàm lượng Cr tố ña cho phép trong đất
nơng nghiệp là 100 mg/kg đất.
Trong đó, Việt Nam cũng ñã xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
giới hạn cho phép của KLN trong ñất – QCVN 03 : 2008. Giới hạn hàm lượng
tổng số của Cu, Zn, Pb trong đất nơng nghiệp (bảng 2.9). Chi tiết về QCVN
03 : 2008 ñược thể hiện trong phụ lục 1.
Bảng 2.9: Giới hạn hàm lượng tổng số của Cu, Pb, Zn
trong đất nơng nghiệp Việt Nam
ðơn vị tính: mg/kg đất khơ
Thơng số

ðất nơng nghiệp

ðồng (Cu)

50

Chì (Pb)

70

Kẽm (Zn)

200


• Nguồn gốc phát sinh kim loại nặng trong mơi trường đất
Kim loại nặng trong ñất một phần ñược sinh ra từ các quá trình hoạt
động địa hố của khống vật mẹ và đi vào đất thơng qua q trình phong hố
hố học. Tuy nhiên, với q trình phong hố hố học thì lượng KLN đi vào

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


ñất là không ñáng kể mà chủ yếu KLN ñi vào ñất là do các hoạt ñộng sản xuất
của con người. Các hoạt động đó bao gồm:
Hoạt động cơng nghiệp và đơ thị: rác thải và nước thải từ các nhà máy,
cơ sở sản xuất cơng nghiệp, từ đơ thị và sinh hoạt chứa rất nhiều KLN.
Hoạt ñộng của các làng nghề: rác thải và nước thải của các làng nghề, ñặc
biệt là các làng nghề tái chế kim loại có chứa một lượng lớn các KLN.
Hoạt động nơng nghiệp: việc sử dụng lượng lớn phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật dẫn tới sự tích luỹ các KLN độc hại trong đất.
Hoạt động khác: giao thơng vận tải, khai khống quặng chứa kim loại…
2.2.2. Nghiên cứu về ơ nhiễm Cu, Pb, Zn, Cr trong ñất trên thế giới
Chất lượng mơi trường nói chung, mơi trường đất nói riêng đang ñược
cả thế giới quan tâm. Phát triển xã hội ñi ñôi với bảo vệ môi trường là mục
tiêu chung của mọi quốc gia. Hiện nay, cùng với sự bùng nổ dân số và sự phát
triển mạnh mẽ của các ngành cơng nghiệp, mạng lưới giao thơng, đơ thị
hố…đã làm cho mơi trường bị ơ nhiễm nghiêm trọng. Trước vấn đề cấp bách
đó nhiều nhà khoa học trên thế giới đã và đang tiến hành những cơng trình
nghiên cứu về sự ô nhiễm của một số kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cr) đối với
mơi trường đất
Nghiên cứu về ơ nhiễm Cu
Sự ơ nhiễm đất do ngun tố Cu là hậu quả của việc sử dụng các vật
liệu chứa kim loại này như các chất thải sinh ra từ các hoạt ñộng công nghiệp
và ñô thị, cũng như từ các hoạt động nơng nghiệp…Nguồn ơ nhiễm Cu chính

là từ các nhà máy luyện kim màu, các làng nghề tái chế kim loại, trong đó
hàm lượng Cu trên lớp đất mặt giảm dần theo khoảng cách.
Biểu hiện quan trọng nhất của ô nhiễm Cu là sự tích luỹ kim loại này
trên lớp ñất bề mặt. Hậu quả của sự tích luỹ là hàm lượng Cu trong đất sẽ
được tích tụ lại đến một giá trị nồng ñộ cực lớn khoảng 3.500 ppm ñối với các

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


nguồn thải cơng nghiệp và khoảng 1.500 đối với các nguồn phát sinh từ các
hoạt động nơng nghiệp. ðặc tính của sự phân bố Cu trong phẫu diện là sự tích
luỹ của nó trên tầng mặt, hàm lượng Cu trong ñất hầu hết ñều vượt giá trị 100
ppm. Trong một vài loại ñất ở xứ Wales, Italia, Mỹ hàm lượng Cu có giá trị
lần lượt là 323 ppm, 200 ppm, 300 ppm [33].
Trong các đất đã và đang có nguy cơ bị ơ nhiễm thì hàm lượng Cu trên
bề mặt ñất có thể dao ñộng rất lớn từ vài ppm đến hàng nghìn ppm tuỳ vào vị
trí cũng như đặc điển của nguồn ơ nhiễm [32] (bảng 2.10).
Bảng 2.10: Ơ nhiễm Cu của ñất mặt tại một số nước trên thế giới
ðơn vị: ppm
Vị trí, đặc điểm nguồn
ơ nhiễm
Khai thác mỏ cũ

Quốc gia

Hàm lượng Cu trong ñất

Vương quốc Anh

13 – 2.000


Mỏ kim loại màu

Nhật Bản

456 – 2.020

Bỉ

16 – 1.089

Quá trình luyện kim công Bungari
nghiệp

Canada
Romania

24 – 2.015
1.400 – 3.700
1.387

(Nguồn: Kabata – Pendias Alina, Pendias Henryk, 1991) [32].
Nghiên cứu về ô nhiễm Pb
Hàm lượng Pb trong ñất phụ thuộc vào ñá mẹ, nhưng do việc ô nhiễm Pb là
hiện tượng phổ biến nên nhiều loại ñất khá nhiều Pb, ñặc biệt là ở lớp đất mặt.
Pb phát thải từ các nguồn ơ nhiễm có khuynh hướng tích luỹ một cách tự
nhiên trong lớp đất mặt. Kết quả nghiên cứu về ơ nhiễm Pb trong ñất mặt tại
một số nước trên thế giới ñược thể hiện trong bảng 2.11. Từ kết quả bảng 2.11
ta thấy tại các kho mỏ kim loại và các vùng khai khống thì hàm lượng Pb
trong đất mặt rất cao. Ở Mỹ hàm lượng Pb trong ñất mặt tại vùng mỏ kim loại


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16


màu là 13.000 ppm và ở vùng xí nghiệp sản xuất pin và vùng khai khoáng
hàm lượng Pb lên tới 135.000 ppm.
Bảng 2.11: Ơ nhiễm Pb của đất mặt tại một số nước trên thế giới
ðơn vị: ppm
Vị trí, đặc ñiểm nguồn
Quốc gia
ô nhiễm
Khu khai thác mỏ cũ
Vương quốc Anh
Mỏ kim loại màu

51 – 21.546

Vương quốc Anh

170 – 4.563

Mỹ

15 – 13.000

Q trình luyện kim Bỉ
cơng nghiệp

Hàm lượng Pb trong đất


Hi Lạp

Xí nghiệp sản xuất pin Ba Lan

137 – 14.000
1.250 – 18.500
93 – 3.800

và vùng khai khống

Mỹ

ðất ven đường

Ba Lan

167 – 2.115

Mỹ

960 – 7.000

135.000

(Nguồn: Kabata – Pendias Alina, Pendias Henryk, 1991) [32].
Q trình đốt cháy nhiên liệu hố thạch đã đưa vào mơi trường bụi khói có
chứa nhiều KLN, theo ước tính hàm lượng Pb trong nhiên liệu lên đến 0,4 g/l.
Hàng năm việc phát tán Pb do con người gây ra khoảng trên 450.000 tấn, 61%
trong số này là do đốt cháy nhiên liệu động cơ. Ngồi ra Pb cịn được phát tán tự
nhiên vào khí quyển do q trình xói mịn đất và hoạt động núi lửa với khoảng

25.000 tấn/năm [31].
Ngồi ra các hoạt động sản xuất cơng nghiệp, làng nghề và sản xuất nơng
nghiệp cũng góp phần đáng kể gây ơ nhiễm KLN. Bụi chì và các ion kim loại
trong các chất thải rắn, trong nước thải ñược thải ra các con sơng, mương thải,
cánh đồng đang ngày càng làm suy thối tài ngun đất và nước.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17


×