Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn thạc sĩ hiện trạng cu pb zn trong đất nông nghiệp và nước mặt làng nghề đúc đồng xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 100 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

BÙI THỊ MINH NGUYỆT

HIỆN TRẠNG Cu, Pb, Zn, TRONG ðẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ NƯỚC MẶT LÀNG NGHỀ ðÚC ðỒNG XÃ ðẠI BÁI
HUYỆN GIA BÌNH - TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: KHOA HỌC ðẤT
Mã số: 60.62.15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU THÀNH

HÀ NỘI - 2009


LỜI CAM ðOAN
ðể tiến hành nghiên cứu ñề tài "Hiện trạng Cu, Pb, Zn trong đất nơng
nghiệp và nước mặt làng nghề đúc đồng xã ðại Bái huyện Gia Bình tỉnh Bắc
Ninh”, tơi đã thu thập tài liệu từ nguồn sách, báo, tạp chí, báo cáo của xã ðại Bái,
qua các phiếu điều tra và tiến hành phân tích. Kết quả nghiên cứu trong báo cáo
này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.



Tác giả luận văn

Bùi Thị Minh Nguyệt

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
ðể hồn thành được luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự cố gắng của bản
thân, tơi ln nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của Ban chủ nhiệm khoa, các
thầy cô giáo trong khoa Tài nguyên & Môi trường - Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội, cùng sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè trong q
trình học tập.
ðể có được kết quả ngày hơm nay là nhờ sự quan tâm sâu sắc, giúp đỡ
tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Thành. Xin trân trọng gửi tới
thầy lịng biết ơn và kính trọng.
Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ phịng thí nghiệm JICA - Khoa
Tài nguyên và Môi trường - Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã nhiệt
tình giúp đỡ tơi trong thời gian thực tập và hồn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo Viện đào tạo Sau
đại học, Khoa Tài ngun & Mơi trường, Bộ mơn Khoa học đất đã quan tâm
chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi có nhiều cơ hội nâng cao kiến thức
về mọi mặt.
Xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới ðảng uỷ - UBND xã ðại Bái,
huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm, giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi
trong thời gian thực tập tại ñịa phương.

Tác giả luận văn


Bùi Thị Minh Nguyệt

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ vit tt

v

Danh mc bng

vi

1.

mở đầu


i

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích yêu cầu

2

1.3

Đối tợng và phạm vi nghiên cứu

3

2.

Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

4

2.1

Thực trạng môi trờng


4

2.2

Nghiên cứu đặc tính của một số nguyên tố kim loại nặng

14

2.3

Nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới và Việt Nam

18

3.

Nội DUNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU

47

3.1

Nội dung nghiên cứu

47

3.2

Phơng pháp nghiên cứu


47

4.

KếT QUả NGHIÊN CứU

53

4.1

Điều kiện tự nhiên, Kinh tế - X hội của làng nghề Đại Bái.

53

4.1.1

Điều kiện tự nhiên

53

4.1.2

Đặc điểm kinh tế - x hội

54

4.2

Hiện trạng hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của làng
nghề đúc đồng x Đại Bái


56

4.2.1

Hoạt động sản xuất công nghiệp

56

4.2.2

Hoạt động sản xuất nông nghiệp

58

4.3

Một số tính chất của đất nghiªn cøu

61

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


4.4

Hàm lợng kim loại nặng Cu, Pb, Zn trong đất nông nghiệp
x Đại Bái huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

64


4.4.1

Hàm lợng Cu, Pb, Zn tổng số trong đất nông nghiệp x Đại Bái

64

4.4.2

Hàm lợng Cu, Pb, Zn dễ tiêu trong đất nông nghiệp x Đại Bái

67

4.5

Hàm lợng kim loại nặng Cu, Pb, Zn trong nớc mặt x Đại Bái huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh

4.6

69

Đánh giá mức độ ô nhiễm KLN Cu, Pb, Zn trong đất nông nghiệp
và nớc mặt x Đại Bái huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

72

4.6.1

Đánh giá mức độ ô nhiễm KLN Cu, Pb, Zn trong đất nông nghiệp


72

4.6.2

Đánh giá mức độ ô nhiễm KLN Cu, Pb, Zn trong nớc mặt

73

4.7

Dự báo nguy cơ ô nhiễm

73

4.8

Đề xuất một số biện pháp khắc phục

74

4.8.1

Biện pháp tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trờng

74

4.8.2

Biện pháp quy hoạch


74

4.8.3

Biện pháp khoa học kỹ thuật

75

4.8.4

Biện pháp hành chính

76

4.8.5

Biện pháp tổ chức thực hiện

76

5.

KếT LUậN

78

TàI LIệU THAM KHảO

79


Phụ lục

85

Trng i hc Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5

Nhu cầu oxi sinh học

COD

Nhu cầu o xi hố học

CEC

Dung tích hấp thụ của đất

lđl

li ñương lượng

NXB

Nhà xuất bản

OC


Cac bon hữu cơ

ppm

Một/ triệu

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TPCG

Thành phần cơ giới

HCBVTV

Hoá chất bảo vệ thực vật

TW

Trung ương

KLN

Kim loại nặng

CNH – HðH

Cơng nghiệp hố - hiện đại hố


KCN

Khu cơng nghiệp

T.P

Thành phố

DTTN

Diện tích tự nhiên

UBND

ủy ban nhân dân

KTXH

Kinh tế xã hội

ðBSH

ðồng bằng sông Hồng

ðBSCL

ðồng bằng sông Cửu Long

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v



DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1.

Hàm lượng của một số kim loại nặng trong một số loại đất đá

20

2.2.

Sự phát thải tồn cầu của một số nguyên tố KLN

21

2.3.

Trị số trung bình KLN trong bùn cống rãnh thành phố

22

2.4.

Kết quả trung bình của Cu, Zn và chất rắn lơ lửng


23

2.5.

Nồng ñộ thường thấy của các KLN trong một số loại chế phẩm
nông nghiệp

24

2.6.

Ước tính hàm lượng kim loại đưa vào đất do phân bón

25

2.7.

Hàm lượng cực đại của ngun tố vết đưa vào ñất canh tác

26

2.8.

Hàm lượng tối ña cho phép (MAC) của các KLN ñược xem là
ñộc ñối với thực vật trong đất nơng nghiệp.

2.9.

27


Giá trị nền của một số ngun tố vết ở tầng ñất mặt bang Florida
và so sánh kết quả nghiên cứu trước đó.

27

2.10.

Hàm lượng KLN ở tầng ñất mặt trong một số loại ñất ở Việt Nam.

33

2.11.

Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất nơng nghiệp ở một số
vùng của Việt Nam (mg/kg)

2.12.

Hàm lượng kim loại nặng trong đất tại khu vực cơng ty Pin Văn
ðiển và Orionel-Hanel

2.14.

34
36

Hàm lượng một số kim loại nặng trong ñất tầng mặt vùng đất bị
ơ nhiễm nước thải tại quan trắc 1998.

38


2.15.

Hàm lượng các kim loại nặng trong ñất ở Văn Môn

40

2.16.

Hàm lượng một số kim loại nặng trong các sản phẩm dùng làm
phân bón trong nơng nghiệp

2.17.

42

Hàm lượng một số kim loại nặng trong các loại phân bón án trên
thị trường vùng đồng bằng sơng Cửu Long

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi

43


2.18.

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu kim loại nặng trong đất nơng nghiệp

44


3.1.

Một số thơng tin chung về mẫu đất nghiên cứu

48

3.2.

Một số thơng tin chung về mẫu nước nghiên cứu

50

4.1.

Mức độ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho cây lúa
của xã ðại Bái năm 2008

4.2.

Liều lượng phân bón ngành nơng nghiệp khuyến cáo áp dụng cho
lúa

4.3.

59
59

Mức độ sử dụng phân bón, thuốc BVTV cho các loại cây rau,
màu ở xã ðại Bái


60

4.4.

Một số ñặc ñiểm lý, hoá học của ñất nghiên cứu

63

4.5.

Tiêu chuẩn cho phép của một số kim loại trong ñất

64

4.6.

Hàm lượng Cu, Pb, Zn tổng số trong đất nơng nghiệp Xã ðại
Bái huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

4.7.

Hàm lượng dạng dễ tiêu của Cu, Pb, Zn trong đất nơng nghiệp
xã ðại Bái huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

4.8.

65
68

Hàm lượng Cu, Pb, Zn hoà tan trong nước mặt xã ðại Bái huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh


Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii

70


1. MỞ ðẦU
1.1

Tính cấp thiết của đề tài
ðất là một bộ phận hợp thành của môi trường. Việc sử dụng hợp lý đất

sẽ góp phần điều hịa mối quan hệ người - ñất trong tổ hợp với các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, đồng thời mang lợi ích lớn về mặt kinh tế - xã hội cũng
như bảo vệ môi trường.
Trong quá trình sinh hoạt, sản xuất hầu hết các phế thải đều quay trở lại
mơi trường đất, nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Sự tích lũy kim loại
nặng trong đất nơng nghiệp nói chung, đặc biệt là đất nơng nghiệp tại các làng
nghề ñã và ñang là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học.
Hiện nay khu vực ñồng bằng sơng Hồng có 203 làng nghề thủ cơng
truyền thống ñược khôi phục và phát triển, 523 làng nghề mới ñược hình
thành nhưng sự phát triển của các làng nghề trong thời gian qua cịn mang
tính tự phát, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các cơ sở sản
xuất ngày càng gia tăng.
Tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề thủ cơng truyền thống trong đó có làng
nghề ñúc ñồng ðại Bái là một trong ba thôn thuộc xã ðại Bái. ðây là một
làng nghề truyền thống với các nghề chính như: ðúc đồng, đúc nhơm, dát
mỏng kim loại, gia cơng cơ khí, kim khí hồn chỉnh các chi tiết, chạm khắc
kim loại, ghép tam khí...
ðại Bái có tên cổ là làng Bưởi Nồi, cách thủ đơ Hà Nội khoảng 35km,

cách trung tâm tỉnh Bắc Ninh khoảng 20km (bên bờ nam sơng ðuống) và
cách huyện lỵ Gia Bình 3km có tỉnh lộ 282 chạy qua. Xã ðại Bái có tổng diện
tích tự nhiên là 689,38ha, trong đó đất nơng nghiệp là 426,0ha (chiếm 61,8%),
đất chun dùng là 109,65 ha (chiếm 15,9%), ñất dân cư là 36,22 ha (chiếm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


5,3%),đất chưa sử dụng 117,51ha(chiếm 17%). Tồn xã là 8.611 khẩu với
2090 hộ, khoảng 800 hộ (chủ yếu ở thôn ðại Bái) làm nghề ñúc ñồng truyền
thống và các loại hình dịch vụ phụ trợ như vận tải, thu gom vật liệu, trưng bày
sản phẩm… góp phần giải quyết cho 2.000 lao ñộng ñịa phương và những
vùng phụ cận [38].
Cũng như các làng nghề khác làng ðại Bái phải ñối mặt với những
thách thức như thiếu vốn, khan hiếm lao động có tay nghề cao, ý thức bảo vệ
mơi trường của dân làng nghề chưa cao, sản xuất chạy theo lợi nhuận và kinh
tế, bất chấp ñộc hại, nguy hiểm gây ơ nhiễm mơi trường, thiếu các chính sách
đồng bộ từ các cơ quan quản lý trung ương tới ñịa phương về hỗ trợ sản xuất
và quản lý môi trường tại làng nghề.
Tất cả các mặt hạn chế nêu trên ñã tác ñộng không chỉ tới sự phát triển
chung của làng nghề mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng mơi
trường và sức khỏe cộng đồng. Mặt khác, do sản xuất quy mơ nhỏ nằm rải rác
trên khắp địa bàn xã đã tạo nên những nguồn thải nhỏ, khó tập chung và hầu
như chưa ñược sử lý nên ñã tác động tới mơi trường tồn vùng. Vì vậy, để
góp thêm tư liệu phân tích đánh giá hiện trạng mơi trường ñất ở các làng nghề
tại tỉnh Bắc Ninh, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiện trạng Cu, Pb,
Zn, trong đất nơng nghiệp và nước mặt làng nghề ñúc ñồng xã ðại Bái Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh”
1.2

Mục đích u cầu


1.2.1 Mục đích
- Xác định hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) trong ñất và nước
mặt tại làng nghề ñúc ñồng xã ðại Bái - Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh.
- ðánh giá mức ñộ ô nhiễm Cu, Pb, Zn trong ñất và nước mặt tại xã ðại
Bái - Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


- ðề xuất các giải pháp khắc phục.
1.2.2 Yêu cầu
- Lấy mẫu đất nơng nghiệp và nước mặt tại các thơn trên địa bàn xã ðại
Bái - huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh.
- Tập trung lấy mẫu ở khu vực làng nghề
1.3

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu: đất nơng nghiệp và nước mặt
- Phạm vi nghiên cứu: xã ðại Bái - Gia Bình - Bắc Ninh.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU
2.1

Thực trạng môi trường

2.1.1 Thực trạng chung mơi trường tồn cầu
Trong những năm qua, cộng ñồng quốc tế ñã nỗ lực hướng tới bảo vệ
mơi trường và được thể hiện qua nhiều văn bản chính sách như Tun bố và

chương trình hành động Stockholm (Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường
con người, 1972), Chiến lược bảo tồn thế giới (Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên
thế giới IUCN, 1980), Báo cáo” Tương lai chung của chúng ta” (Ủy ban Thế
giới về Môi trường và phát triển WCED, 1987), Tuyên bố Rio và chương
trình nghị sự 21 (Hội nghị thượng ñỉnh Trái ñất về Môi trường và Phát triển,
1992), Tuyên bố và kế hoạch thực hiện Johannesburg (Hội nghị Thượng ñỉnh
Thế giới về phát triển bền vững, 2002). Nhiều tổ chức công cộng, tư nhân
cũng như phi chính phủ về bảo vệ mơi trường cũng ra đời. Phát triển bền
vững và tiêu chuẩn mơi trường ñã trở thành ñề tài ñược ñề cập thường xuyên
trong các chương trình nghị sự của các hội thảo, hội nghị. Vai trị của xã hội
dân sự được nâng cao với các hoạt động bảo vệ mơi trường ngày càng hiệu
quả.
Tuy nhiên, thế giới vẫn ñang phải ñối mặt với các thách thức về mơi
trường và được thể hiện thơng qua một số vấn đề chủ yếu:
- Vấn đề suy thối đất ngày càng trầm trọng. Việc khai thác ñất quá
mức ñể thoả mãn nhu cầu về lương thực ngày càng tăng cùng với những
phương thức canh tác không hợp lý, sự mất rừng…đã làm đất bị suy thối
nhanh chóng.
- Diện tích rừng bị mất trên tồn thế giới trong những năm 1990 là
khoảng 94 triệu ha (tương ñương 2,4% tổng diện tích rừng), trong đó gần
70% diện tích rừng bị mất đã được chuyển thành đất nơng nghiệp. Nguyên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


nhân chủ yếu của việc mất và suy thoái rừng là do mở rộng diện tích đất nơng
nghiệp, khai thác q mức tài ngun rừng, cháy rừng…
- Tính đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu bị suy giảm với tốc ñộ
lớn. Nguyên nhân là do việc chuyển ñổi sử dụng đất, thay đổi khí hậu, ơ
nhiễm, khai thác không bền vững tài nguyên thiên nhiên, sự phá huỷ và biến
ñổi sinh cảnh, việc ñưa vào hệ sinh thái bản địa các lồi xâm lấn.

- Tình trạng thiếu nước quá mức do khai thác các nguồn nước mặt cũng
như nước ngầm ngày càng trở lên phổ biến. Khoảng 80 nước, chiếm 40% số
dân thế giới bị thiếu nước trầm trọng vào giữa những năm 90. Khoảng 1,2 tỷ
người thiếu nước sạch để dùng hàng năm, có khoảng 3 - 5 triệu người chết vì
các bệnh liên quan đến nước.
- Sự phát thải của hầu hết các khí nhà kính ñang tiếp tục tăng. Tác ñộng
tổng hợp của nồng ñộ ơzon, khói và bụi mịn ở tầng khơng khí, mặt ñất ñã tạo
ra mối nguy cơ về sức khoẻ, làm tăng các bệnh đường hơ hấp và tim mạch.
- Suy thối mơi trường biển và ven bờ vẫn tăng. Ngun nhân là do sự
gia tăng dân số, đơ thị hố, cơng nghiệp hố, hoạt động du lịch, nước thải từ
đất liền và do việc thải bỏ chất thải vào ñại dương.
- Mưa a xit là một trong những vấn ñề nổi cộm trong các thập kỷ qua,
ñặc biệt tại Châu Âu, Bắc Mỹ và gần ñây là Trung Quốc.
- Dân số đơ thị tăng nhanh dẫn đến tăng tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói,
thiếu các dịch vụ đơ thị, sự q tải của hạ tầng kỹ thuật đơ thị và suy thối
mơi trường. Ước tính 1/4 dân số đơ thị sống dưới mức nghèo khổ. Sự thu gom
rác không ñầy ñủ và các hệ thống quản lý chất thải yếu kém là ngun nhân
chính của ơ nhiễm tại các ñô thị, nhất là ở các nước ñang phát triển.
- Ơ nhiễm mơi trường sống đang tăng lên với tốc độ nhanh, phạm vi
lớn hơn trước. Khơng khí, đất, nước tại các đơ thị, khu cơng nghiệp và vùng
nơng thơn, vùng sản xuất nơng nghiệp, ven biển, biển đang ngày càng bị ơ
nhiễm, nhất là tại các nước đang phát triển thu nhập thấp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


- Con người và mơi trường đang chịu tác động ngày càng tăng của thiên
tai. Nhiều vùng của trái ñất ñang phải chịu tác ñộng nặng nề của các dòng
chảy nóng, lũ lụt, hạn hán và các điều kiện thời tiết bất thường khác [34].
2.1.2 Thực trạng môi trường Việt Nam
a. Dân số và môi trường

Về mặt dân số, Việt Nam xếp thứ 13 thế giới, là nước đơng dân ở Châu
Á, ñã từng qua thời kỳ bùng nổ dân số với mức tỉ lệ bình quân 3,2%. Mặc dù
tỉ lệ tăng dân số cả nước ñang chuyển sang giai ñoạn giảm dần và hiện nay là
1,47% nhưng dự báo ñến năm 2010, nước ta có khoảng 95 - 100 triệu dân, sau
những năm 2020 dân số sẽ phát triển ổn ñịnh ở mức 120 - 130 triệu người [2].
Mật ñộ dân cư phân bố không ñều, ở các tỉnh miền núi dân cư còn khá thưa
thớt như Lai Châu chỉ có 38 người/km2, trong khi đó ở vùng đồng bằng sơng
Hồng là 1.192 người/km2, đồng bằng sơng Cửu Long 425 người/km2, Hà Nội
3.265 người/km2, thành phố Hồ Chí Minh 2.651 người/km2…
Sự gia tăng dân số và mật ñộ phân bố khơng đều cùng với sự đói
nghèo, thiếu việc làm… ñã, ñang và sẽ làm mất cân ñối về sức tải nhân khẩu,
tạo sức ép lớn với ñất ñai, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về mơi trường.
b. Suy thối mơi trường do biến động tài ngun rừng
Trong mấy thập kỷ qua diện tích và các kiểu rừng đều bị suy giảm
nhanh, năm 1943 cả nước có khoảng 14,3 triệu ha rừng (chiếm 43,5% DTTN),
đến năm 1990 chỉ cịn 9,3 triệu ha (mất đi gần 5 triệu ha), trong đó rừng trồng
chưa ñược 1 triệu ha, ñộ che phủ chỉ đạt 28%, diện tích đất trống đồi núi trọc
cịn trên 10 triệu ha. Nhiều vùng rừng xung yếu ñộ che phủ rừng ở mức báo
ñộng như Sơn La 10%, Lai Châu 13%, Cao Bằng 12%....
Từ năm 1990 ñến nay, tuy cơng tác trồng và bảo vệ rừng đã được chú
trọng, ñộ che phủ rừng toàn quốc năm 2000 ñã tăng lên 35,16 % ñạt 37,33%
vào năm 2003 nhưng vẫn chưa ñáp ứng ñược ñòi hỏi của nhiệm vụ bảo vệ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


mơi trường là 50 - 60% (đối với vùng đồi núi có độ dốc lớn là 80 - 90%, các
vùng ñầu nguồn sông suối là 100%), ñặc biệt ñối với các vùng đồi núi dốc, tỉ
lệ này cịn khoảng cách khá xa so với mức an toàn cần thiết (Miền núi trung
du Bắc bộ 41,44%, Bắc Trung Bộ 44,87%).
Việc suy giảm về diện tích cũng như chất lượng rừng đã và đang gây ra

nhiều hậu quả xấu, khơng chỉ đe doạ ñến sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân mà cịn làm giảm tính đa dạng sinh học và làm mất ñi nhiều tác dụng
phục vụ sinh thái vốn có của rừng như: điều hồ và bảo vệ nguồn nước, làm
sạch khơng khí và điều hồ khí hậu, bảo vệ đất đai chống xói mịn, rửa trơi …
c. Ơ nhiễm mơi trường do phát triển đơ thị
Trong 63 tỉnh thành của nước ta hiện nay có trên 650 đơ thị lớn nhỏ với
dân số đơ thị chiếm 25,80% tổng dân số cả nước (trên 20 triệu người). Hệ
thống đơ thị gồm 2 đơ thị đặc biệt (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh), 3 thành phố
trực thuộc trung ương (Hải Phịng, ðà Nẵng, Cần Thơ), 80 đơ thị loại 4
(thành phố, thị xã thuộc tỉnh) và khoảng 579 đơ thị loại 5 (thị trấn).
Q trình đơ thị hố nhanh sẽ kéo theo sự tăng trưởng mạnh dân cư đơ
thị. Theo dự báo đến năm 2010, tỷ lệ dân số đơ thị của nước ta ñạt khoảng 35
- 48 % (từ 35 - 38 triệu người) [2]. Việc phát triển, mở rộng nhanh đơ thị sẽ
tạo ra nhiều sức ép về sử dụng tài nguyên ñất, nguồn nước sinh hoạt, rừng ñể
lấy gỗ xây dựng …. Bên cạnh ñó, các ñiều kiện sống cần thiết cho dân cư đơ
thị (nhà ở, dịch vụ cơng cộng…) khơng được đáp ứng kịp thời, ñồng bộ cùng
với lưu lượng lớn chất thải sinh hoạt sẽ làm giảm sút môi trường sống, gây ô
nhiễm môi trường đơ thị (mơi trường nước, khơng khí, tiếng ồn…).
d. Nơng thơn và vấn đề ơ nhiễm mơi trường
Việt Nam là nước nơng nghiệp với 75% dân số đang hoạt ñộng trong
lĩnh vực nông nghiệp và sinh sống ở nông thơn. Trình độ dân trí và mức sống

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


thấp, sức ép ra tăng dân số, sự phát triển chậm về kinh tế, các phương thức
canh tác nông nghiệp lạc hậu ñã và ñang là những nguyên nhân gây suy thối
mơi trường nơng thơn, huỷ hoại tài ngun ở nhiều vùng.
Diện tích đất trung bình theo đầu người ngày càng giảm, đặc biệt là
diện tích đất nơng nghiệp. ðiều này dẫn đến tình trạng khai thác tài ngun

mạnh hơn để tăng sản lượng, gây suy thối mơi trường đất. Ở các vùng miền
núi, tình trạng nghèo đói và dư thừa lao ñộng ñã và ñang làm nảy sinh các
luồng di dân tự do vào các thành thị hay các vùng núi phía Nam phá rừng để
làm ăn sinh sống, gây nên những tình trạng căng thẳng về mơi trường.
Ở nông thôn nhất là vùng núi, nước sạch là một vấn đề cấp bách. Tỉ lệ
nơng dân được sử dụng nước sạch ở vùng ven biển là 18%, vùng ñồng bằng
25%, Trung du 28% và miền núi 9%, còn lại ña phần là sử dụng nước tự
nhiên không qua xử lý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng ñến sức khoẻ cộng đồng
nói riêng cũng như mơi trường sống nói chung [2].
e. Ơ nhiễm mơi trường do hoạt động cơng nghiệp, giao thơng, dịch vụ- du lịch
Ngành cơng nghiệp nước ta đang hình thành theo xu thế phát triển các
khu cơng nghiệp lớn, khu chế xuất, khu công nghệ cao và tập trung thành 3
vùng kinh tế trọng điểm: phía Bắc (Hà Nội- Hải Phòng - Hạ Long), miền
Trung (ðà Nẵng - Dung Quất - Quảng Ngãi) và phía Nam (T.P Hồ Chí Minh
- ðồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu).
Cho đến nay cả nước có khoảng 60 khu cơng nghiệp tập trung được
hình thành với hàng trăm nhà máy đi vào hoạt ñộng. Tuy nhiên, ngoại trừ các
nhà máy mới ñược xây dựng gần ñây, phần lớn các thiết bị trong ngành cơng
nghiệp đã lạc hậu, nhiều nhà máy khơng có thiết bị xử lý hoặc xử lý chưa triệt
ñể các chất thải trước khi thải ra ngồi, gây ơ nhiễm nghiêm trọng mơi trường
nước, đất, khơng khí …

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


Hoạt động giao thơng vận tải nhất là ở các ñô thị, các khu vực ven quốc
lộ tỉnh lộ ñã gây ra ơ nhiễm mơi trường khơng khí, tiếng ồn. Mỗi năm 1 chiếc
ô tô chạy sẽ thải ra khoảng 100 - 250 kg hrocacbon làm nhiễm bẩn khơng
khí và khi xăng cháy đã tạo ra một số khí độc như oxítcacbon, sunfurơ …
Cùng với nền đường khơng được phun nước khi xe chạy kéo theo một lượng

bụi khá lớn đưa vào khơng khí làm ảnh hưởng đến dân cư hai bên đường….
Nhìn từ góc độ mơi trường hoạt động dịch vụ - du lịch là “nạn xâm
lăng không tiếng súng”. Dịch vụ - du lịch phát triển kéo theo việc đơ thị hố,
tập trung dân cư làm sơi động môi trường khu vực, cây cối bị chặt phá, thay
vào đó là các khách sạn, cơng trình dịch vụ … tạo nguồn rác thải lớn gây ô
nhiễm và các tác hại khác cho mơi trường tự nhiên.
f. Ơ nhiễm mơi trường do chất thải
Chất thải, ñặc biệt là chất thải rắn và chẩt thải độc hại từ các đơ thị, khu
cơng nghiệp đang là vấn đề bức xúc ở Việt Nam. Các loại chất thải cơng
nghiệp (đặc biệt cơng nghiệp dệt, nhuộm, cơng nghệ giấy, phân hố học,
thuốc trừ sâu), rác thải từ bệnh viện và chất thải từ các khu dân cư thường
chứa hàm lượng các hoá chất với nồng độ cao hoặc độc hại nhưng hầu như
khơng được phân loại từ nguồn thải hoặc xử lý thích đáng, dẫn đến tình trạng
ơ nhiễm nguồn nước, mơi trường đất, phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng xấu tới
sự phát triển bền vững của cộng đồng xã hội.
g. Ơ nhiễm mơi trường do sử dụng hố chất trong nơng nghiệp.
* Ơ nhiễm do phân hố học
Theo Báo cáo Hiện trạng Mơi trường (BCHTMT) Việt Nam năm 2005,
ở Việt Nam, 80% phân hố học dành cho lúa, lượng NPK bón cịn thấp. Năm
2000 tồn bộ phân bón cả nước qui ra đơn vị dinh dưỡng nguyên chất là
211.000 tấn, ñến năm 2005 dự kiến khoảng 2.708.000 tấn. Nếu tính trên mỗi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


ha: Năm 2000 tổng lượng NPK đã bón là 171,5 kg/ha (tỷ lệ N: P2O5: K2O = 1:
0,38: 0,31); bình qn năm từ 2001 - 2003 đã bón 172,6 kg/ha (tỷ lệ N: P2O5:
K2O = 1: 0,55: 0,36); dự kiến giai đoạn 2004 - 2005 bón khoảng hơn 300 kg/ha
(tỷ lệ N: P2O5: K2O = 1: 0,58: 0,37) so với bình qn thế giới cịn thấp. Lượng
phân bón bình qn sử dụng cho 1 ha gieo trồng rất thấp, ñặc biệt ở vùng trung
du và miền núi (khoảng 80 - 90 kg/ha), thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc, Nhật

Bản và Trung Quốc. Tuy chưa gây ra những tác ñộng ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, nhưng việc bón phân vô cơ ñơn ñộc, liên tục ñã ảnh hưởng tới sự
chua hố ở tầng đất canh tác. Một số vùng sử dụng đạm nhiều có liên quan tới
sự tích luỹ NO3- trong nước [35].
* Ơ nhiễm do hố chất bảo vệ thực vật
Việc lạm dụng hoá chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nơng nghiệp,
canh tác khơng đúng kỹ thuật đang gây ơ nhiễm và suy thối nhiều vùng đất
trên phạm vi cả nước. Kết quả quan trắc cho thấy, một số vùng đất nơng
nghiệp bị ơ nhiễm như là ở vùng rau thành phố Hồ Chí Minh, hàm lượng CO
tầng ñất mặt dao ñộng từ 9,9 - 15 mg/kg, vượt ngưỡng cho phép về an tồn
nơng phẩm; Crom (Cr) tầng ñất mặt ñạt 23 - 59 mg/kg, vượt ngưỡng an tồn;
vùng rau Hóc Mơn hàm lượng chì (Pb) trong tầng ñất mặt ñạt 89 mg/kg, vượt
ngưỡng cho phép; vùng Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội) bị phú dưỡng nitơ
(NH4 dao ñộng từ 30,29 - 102,2 mgN/kg; NO3 6,49 - 7,7 mgN/kg). Ở gần Nhà
máy Phân lân Văn ðiển có sự phú dưỡng phốt pho, các KLN như Cd, Cu, Pb
và Zn ñều xấp xỉ và vượt ngưỡng cho phép [35].
ða số các hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) phân huỷ trong nước
rất chậm (từ 6 - 24 tháng), tạo ra dư lượng ñáng kể ở trong ñất. Trung bình
có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun đã rớt xuống đất và lơi cuốn
vào chu trình đất - cây - ñộng vật - người. Theo Lichtenstein (1961), 1 năm
sau khi phun DDT còn 80%, Lindan còn 60%, Aldrin cịn 20%; sau 3 năm
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


DDT còn 50%, Aldrin còn 5%. Clo hữu cơ tồn tại trong ñất từ 4 - 15 năm,
cacbonat từ 1 - 2 năm [35].
h. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Chất lượng khơng khí tại một số đơ thị, các khu công nghiệp và các khu
vực gần trục lộ giao thông ñang ngày càng bị nhiễm bẩn, nhiều nơi bị ô nhiễm
một cách nghiêm trọng, hầu hết các chỉ tiêu chất lượng, nồng ñộ bụi ñều vượt

quá nhiều lần giới hạn cho phép. Trong đó, một số nơi ơ nhiễm bụi khá
nghiêm trọng như: khu vực nhà máy xi măng Hải Phịng, khu cơng nghiệp
Biên Hồ cũ, khu cơng nghiệp Bến Lức (Long An).
Các khí độc như SO2, NO2 hiện đang là nguy cơ đe doạ ở một số khu
cơng nghiệp. Nồng độ SO2 của khu cơng nghiệp Biên Hồ cũ vượt 3 - 4 lần tiêu
chuẩn cho phép; nhà máy xi măng Hải Phịng và khu cơng nghiệp Thượng ðình
(Hà Nội) bị ơ nhiễm khí NO2 với nồng độ gấp 1,8 lần tiêu chuẩn cho phép.
i. Ô nhiễm do chất độc hố học
Theo thống kê của chính phủ Mỹ, gần 50% diện tích rừng và đất canh
tác ở miền Nam Việt Nam đã bị rải chất độc hố học từ 1 lần trở lên. Mỹ đã sử
dụng 72 triệu lít chất làm rụng lá và diệt cỏ có nồng độ cao, trong đó chất độc
màu da cam có chứa dioxin chiếm 60%, chất trắng chiếm 13% và chất xanh
chiếm 27%. Cùng với 15 triệu tấn bom ñạn cũng ñược thả xuống ñã huỷ diệt
hàng triệu ha rừng và ñất trồng trọt, nhiễm ñộc nhiều nguồn nước, gây tổn hại
nghiêm trọng về số lượng và chủng loại các sinh vật, về chế độ khí hậu thuỷ
văn dịng chảy, đặc biệt gây hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ con người [35].
k. Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và nước ven bờ ngày càng trở nên rõ rệt
ở Việt Nam. Hạ lưu các con sơng chính có chất lượng nước xấu, trong khi đó
các ao, hồ, kênh mương nội thị thì đang nhanh chóng biến thành các bể chứa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


nước thải. Các tầng chứa nước dưới đất cũng có dấu hiệu ô nhiễm và nhiễm
mặn ở một vài nơi. Nước ven bờ cũng bị ô nhiễm do các nguồn ô nhiễm trên
ñất liền, các hoạt ñộng xây dựng cảng, sự cố tràn dầu và xói lở bờ biển.
* Ơ nhiễm nguồn nước mặt
Nhìn chung chất lượng nước ở thượng lưu các con sơng cịn khá tốt,
nhưng vùng hạ lưu phần lớn đã bị ơ nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng.
Nguyên nhân là do nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải

sinh hoạt khơng được xử lý ñã và ñang thải trực tiếp ra các dịng sơng. Chất
lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4+, tổng N,
tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Mạng quan trắc môi trường quốc gia đã tiến hành quan trắc ở 4 con
sơng chảy qua các khu đơ thị chính của Việt Nam là sơng Hồng (Hà Nội),
sơng Cấm (Hải Phịng), sơng Hương (Huế) và sơng Sài Gịn (TP. Hồ Chí
Minh). Kết quả cho thấy, giá trị đo được của 2 thơng số ơ nhiễm cơ bản là
amơni (NH4+ ) và BOD dao động khá nhiều và vượt mức TCCP về chất
lượng nước loại A của Việt Nam một vài lần [35]. Tình trạng ô nhiễm càng
trở nên trầm trọng hơn vào mùa khô, khi mà các dịng chảy sơng ngịi hạ
thấp. Ngày càng có nhiều các kênh, ngịi, mương và ao hồ ở nội đơ trở
thành nơi chứa nước thải cơng nghiệp và sinh hoạt. Hầu hết các hồ ở Hà
Nội có lượng BOD rất cao. Tương tự, 4 sông nhỏ ở nội ñô Hà Nội và 5 con
kênh ở thành phố Hồ Chí Minh có nồng độ DO rất thấp (0 - 2 mg/l), và
nồng ñộ BOD ở mức cao (50 - 200 mg/l).
* Ô nhiễm nguồn nước ngầm
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, nông
nghiệp và cơng nghiệp. Chất lượng nước ngầm vẫn cịn tốt, tuy vậy nhiều nơi
đã có dấu hiệu bị ơ nhiễm. Một nghiên cứu ở Hà Nội ñã cảnh báo về tình hình

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


ô nhiễm amôni trong nước ngầm ở phía Nam Hà Nội. Nồng độ amơni trong
nước đã qua xử lý của 3 nhà máy nước cao hơn TCCP 2 - 8 lần. Các nhà khoa
học ước tính với mức khai thác 700.000 m3/ngày như hiện nay sẽ dẫn ñến
nguy cơ hạ thấp mực nước ngầm kéo theo sự lún mặt ñất và hiện tượng ô
nhiễm nguồn nước ngầm sẽ phổ biến ở Hà Nội.
Việc hạ thấp mực nước ngầm ñã làm tăng sự xâm nhập của nước mặn,
nước thải sinh hoạt và nước thải cơng nghiệp, thậm chí gây ra lún ñất. Ở vùng

ñồng bằng Sông Hồng (ðBSH), nồng ñộ nhiễm mặn cao hơn 3% ñã thâm
nhập vào sâu hơn 60 km trong đất liền kéo đến tận phía Bắc Hải Dương và
Nam tỉnh Nam ðịnh. Ở vùng đồng bằng Sơng Cửu Long (ðBSCL), nước bị
nhiễm mặn ñã ñược ghi nhận trên một nửa diện tích cả vùng.
Suy thối và ơ nhiễm nước ngầm xảy ra mạnh mẽ ở các khu vực đơ thị,
nhất là ở các thành phố lớn, các KCN, khu trồng cây công nghiệp cần nhiều
nước sinh hoạt và nước tưới. Ở vùng ñồi núi, mặc dù mức độ ơ nhiễm về nguồn
nước cịn chưa đáng lo ngại, nhưng đang có xu thế giảm dần trữ lượng và hạ
thấp mực nước ngầm do mất rừng.
* Ô nhiễm nước biển và ven biển
Nước biển Việt Nam đã bị ơ nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (cao nhất là
vùng ðBSH và ðBSCL), nitrat, nitrit, coliform (chủ yếu là khu vực ðBSCL),
dầu và kim loại kẽm.
Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm rất lớn ñến các vùng biển ven bờ, khoảng
30% hàng hoá cập tại các bến cảng là dầu. Các hoạt động khai thác ngồi khơi
cũng tăng lên hàng năm. Từ năm 1996 đến năm 2002, sản xuất dầu thơ tăng
từ 8,8 lên 17 triệu tấn/năm. Mỗi năm có khoảng 772.000 tấn dầu bị rị rỉ ra
vùng biển ðơng từ các hoạt ñộng khai thác dầu. Trong giai ñoạn 1995 - 2002
có ít nhất 35 vụ tràn dầu lớn đã xảy ra trên biển. Uớc tính có khoảng 92.000

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


tấn dầu từ các sự cố tràn dầu này chảy ra mơi trường biển và ven biển.
2.2

Nghiên cứu đặc tính của một số nguyên tố kim loại nặng

2.2.1 ðặc tính của ngun tố đồng (Cu)
ðồng là kim loại thuộc nhóm 1B trong bảng tuần hồn các ngun tố

hố học, có thể gặp đồng dưới 4 mức o xi hố (Cu, Cu+,Cu 2+,Cu 3+) nhưng
thơng thường là đồng có hố trị II, Cu2+. ðồng có thể bị thải vào mơi trường
do cơng nghiệp, nhuộm, ngành điện, luyện chì, kim hồn. Cơng nghiệp hố
chất, thuốc chống nấm, phân bón động vật cũng thải ra mơi trường rất nhiều
đồng. Do đó cùng với kẽm, nguyên tố ñồng ñược ñặc biệt chú ý khi ñánh giá
chất lượng ñất [12].
ðồng ñược phân bố rộng rãi trong đất và trong khống, khống chứa
đồng quan trọng nhất là chacolite Cu2S và chacopyrite CuFeS2. Trong các loại
ñất thiếu ñồng, Cu tổng số chỉ có 2 - 3 ppm, có một số đất dư đồng có thể đến
200 ppm. Trong đất, Cu có trong nhiều loại khống khác nhau và có khả năng
được giữ trong các sản phẩm tồn dư của thực vật nhờ quá trình “tạo phức
càng cua”. Cu có khả năng trao đổi trong các loại đất chua và ñược cố ñịnh
dưới dạng phức chất trong ñất kiềm. Hàm lượng Cu trong đất ít, nếu đất bị ô
xi hoá và ẩm ướt lâu, một số khoáng bị phong hố và đặc biệt chất hữu cơ bị
phân huỷ thì Cu có thể bị hồ tan [39].
Trong đất Cu là nguyên tố vi lượng, ở một mức ñộ vừa phải Cu cũng có
ý nghĩa hết sức quan trọng và đặc biệt trong đời sống thực vật, khơng có một
ngun tố nào khác có thể thay thế được đồng. Khi thiếu đồng trong mơi
trường dinh dưỡng, cây khơng phát triển và chết. Tuy nhiên trong mơi trường
đất ngun tố đồng nếu thừa sẽ trở nên rất độc vì nó cản trở rất mạnh hoạt
động dị hố của tập đồn vi sinh vật đất, ngăn cản chu trình tuần hồn hữu cơ.
ðối với thực vật cũng phát hiện ñược sự nhiễm ñộc gây ra ngay từ nồng ñộ 50
mg Cu/kg ñất khơ đối với các loại thực vật lấy lá, các loại cây họ kim và một
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


số lồi khác. ðối với động vật các bệnh đường ruột, vàng da, buồn ngủ thấy
rõ nhất trong thức ăn chứa nhiều đồng hoặc ở các bãi cỏ có sử dụng thuốc
chống nấm. Ảnh hưởng của nhiễm ñộc ñồng ñối với sức khoẻ con người rất
lớn, ñặc biệt gây ra các bệnh tim mạch và hệ thống thần kinh [12].

Theo Tyler (1976) [51] trong khi các nguyên tố Hg, Cd, As ñược xếp
vào loại ñộc nhất ñối với vi sinh vật tham gia q trình khống hố đạm thì
đồng được coi là nguyên tố ñộc mạnh ñối với vi sinh vật tham gia q trình
khống hố phosphat.
Theo Doemam (1986) [42] với hàm lượng khoảng 100mg Cu/kg trong
một số trường hợp bắt đầu có khả năng ức chế các q trình hơ hấp của vi
sinh vật đất, ức chế q trình khống hố đạm và q trình nitrat hố khi hàm
lượng Cu đạt khoảng 1000 mg/kg thì các q trình này sẽ hoàn toàn bị ức chế.
Klobe (1979) [44] và rất nhiều tác giả khác cho rằng hàm lượng 100 mg/kg
Cu là ngưỡng độc của ngun tố này. Tiêu chuẩn mơi trường của EEC quy
định ngưỡng tối đa cho phép bón rác thải là 50 mg Cu/kg.
2.2.2 ðặc tính của nguyên tố Chì (Pb)
Chì là một kim loại nặng màu sáng, chuyển thành xẫm khi tiếp xúc với
khơng khí. Chì có khối lượng phân tử 207, nóng chảy ở nhiệt độ 327,500C và
sơi ở 17400C. Chì ngun chất hồ tan rất kém, trong tự nhiên Chì tồn tại
dưới nhiều dạng o xi hố và thường gặp với kẽm. Trong đất ơ nhiễm chì
thường cao ở tầng mặt do bụi chì rơi từ khơng khí xuống tạo nên các hợp chất
tương đối bền vững với hữu cơ: Pb = f (pH, CEC, PO43-, hữu cơ). Trong nhiều
trường hợp bón phân hữu cơ, bón lân có tác dụng cố định chì tạm thời [12].
Chì gây ơ nhiễm mơi trường là do một chất chứa trộn lẫn vào xăng có
tên gọi là Tetraethyl chì Pb(C2H5). Chất này ñược ñốt cháy cùng với xăng tạo
thành khí PbCl2, PbBr2, và một ít PbO, sau đó thải ra ngồi gây ơ nhiễm
khơng khí, sau khi rơi xuống ñất làm ô nhiễm ñất. Càng gần ñường giao thông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


thì đất ơ nhiễm chì càng nhiều. Phần lớn chì phóng ra trong phạm vi 33cm kể
từ lề đường. Càng xuống sâu tỉ lệ chì càng giảm, chứng tỏ độ hoạt hố của chì
rất kém. Trong mơi trường trung tính hoặc kiềm chì tạo thành PbCO3 hoặc
Pb3(PO4)2 ít hồ tan, cây khó hút vì vậy trong đất có phản ứng cacbonat hoặc

trong đất trung tính vấn đề ơ nhiễm chì khơng đáng kể. Kết quả nghiên cứu
cho thấy khả năng hấp phụ chì của keo sét cao hơn 2 - 3 lần hấp phụ can xi.
Chất hữu cơ cũng hấp phụ chì rất mạnh vì tính linh động của chì kém nên bị ơ
nhiễm có lẽ do chì trong khơng khí là chủ yếu [36].
Chì là một chỉ tiêu nhạy cảm về kim loại nặng. Ngun tố chì rất độc ở
trong mơi trường đất, nếu thừa nó sẽ cản trở rất mạnh đến hoạt động của quần
thể sinh vật: Pb2+có thể gây ñộc trực tiếp qua màng tế bào sinh vật. ðối với
hoạt ñộng của vi sinh vật: Pb2+ gây rối loạn q trình tuần hồn nitơ (giảm
nitrat hố, phản nitrat hố và khống hố đạm hữu cơ). ðối với cây trồng
nhiều tác giả cho rằng Pb bắt ñầu gây ñộc ở mức 100 - 200 mg/kg. Trên thực
tế, với ñặc tính sinh lý khác nhau, các cây trồng sẽ phản ứng rất khác nhau tuỳ
theo mức ñộ Pb trong ñất, tuy nhiên việc thống nhất về ngưỡng ñộc của cây
của rất nhiều tác giả là cơ sở rất tốt cho việc đánh giá mức độ ơ nhiễm trong
điều kiện quan trắc ở Việt Nam. Một số nghiên cứu chứng tỏ ảnh hưởng tích
cực của chì với hàm lượng nhỏ (kích thích) nhưng trong trường hợp bị độc chì
sẽ làm giảm quá trình quang hợp, lá vàng xuất hiện cùng với nhiều chấm ñen
ở các lá nhỏ, nồng ñộ 50 mg Pb/kg đất khơ, năng suất giảm 11% so với đối
chứng. ðối với vật ni: bị con hấp thụ 7,7 mg Pb/kg/ngày giảm trọng lượng
13%. ðối với sức khoẻ con người: nhiễm độc chì gây ra các bệnh tai - mũi họng, máu, gan, xương và các bệnh ngoài da [12].
2.2.3 ðặc tính của kẽm (Zn)
Theo CCME (1979) [53], nguyên tố kẽm là một kim loại chuyển tiếp
thuộc nhóm IIB chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hố học, có

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16


khối lượng phân tử 65,38. ở trạng thái nguyên chất Zn nóng chảy ở nhiệt độ
4190C và sơi ở 9070C. Thơng thường Zn bị o xi hố và mang 2 điện tích
dương, ion Zn có ái lực cao đối với các hợp chất khống cũng như hữu cơ đặc
biệt là các a xit mùn humic và fulvic trong ñất. Các dạng o xit kẽm, hay muối

cacbonat, photphat hay silicat kẽm đều khó hồ tan. Trong khi đó muối Zn
với sunphat hay clo đều rất dễ hồ tan. Thơng thường kẽm có trong cơng nghệ
hàn và các cơng nghệ luyện kim thiếc và chì, cơng nghệ pin, cơng nghệ điện
tử và cơng nghệ cao su. Khi thải trong mơi trường đất kẽm trở lên rất linh
hoạt dưới dạng ion kẽm hóa trị II. I on này có thể nằm trong các thành phần
hữu cơ hay hấp phụ trong các khoáng sét của ñất hay các muối photphat. Cân
bằng kẽm trong ñất phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó nổi bật là hàm lượng
hữu cơ, khả năng khống hố, điện thế ơ xi hố khử và pH của đất.
Kẽm trong đất có ở trong các khống ngun sinh và trong sét, kẽm
được chất hữu cơ và sét hấp phụ chặt, ngồi ra một ít kẽm ở dạng kết tủa dưới
dạng hydroxit hoặc các muối phot phat, cacbonac và silicat ở các loại đất chua
nhẹ đến kiềm. Trong đó có các loại ñất lượng kẽm hoà tan trong nước chỉ
khoảng phần tỉ, trong dung dịch amon axetat cũng rất thấp, ngoại trừ trường
hợp các tác nhân như EDTA diphenyl thiocacbazon (dithizone) [39].
Kẽm có trong thành phần của các khống vật như: biotit, amphibol,
pyroxen. Phong hố đá và khống vật chuyển kẽm thành hợp chất hoà tan và
hấp phụ ở dạng Zn2+. Trong đất có phản ứng a xit thì tính linh động của Zn2+
tăng và ñộ dễ tiêu cũng tăng. Hiện tượng thiếu kẽm biểu hiện ở đất có pH>6
và nghèo chất hữu [11].
Theo Kabata - Pendia, Pendias (1991) [41] với hàm lượng khoảng
100mg/kg trong một số trường hợp Zn có khả năng ức chế q trình hơ hấp
của vi sinh vật đất, q trình khống hố đạm, q trình nitrat hố và các q
trình này sẽ hồn tồn bị ức chế khi Zn ñạt hàm lượng 1000mg/kg. So với
các kim loại nặng khác, Zn được coi là ngun tố ít độc hơn đối với cây trồng.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17


×