Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện ân thi tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 140 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN ðỨC HÙNG

NGHIÊN CỨU ðẨY MẠNH ÁP DỤNG CƠ GIỚI HOÁ
TRONG SẢN XUẤT LÚA TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN ÂN THI
TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số

: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ðÌNH THAO

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được sử dụng hoặc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn

Nguyễn ðức Hùng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

i


LỜI CẢM ƠN
ðể thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngồi sự nổ lực của bản thân,
tơi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của
nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa
Kinh tế & Phát triển nông thôn và Bộ mơn Phân tích định lượng, Viện ðào
tạo sau ðại học, trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tơi học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
ðặc biệt, tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Trần ðình Thao đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận
văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các ban ngành của tỉnh Hưng Yên, huyện
Ân Thi ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tơi
hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, ñồng nghiệp và người thân
ñã ñộng viên, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên
cứu.
Một lần nữa tơi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn ðức Hùng


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục biểu đồ

ix


1

ðẶT VẤN ðỀ

1

1.1

Tính cấp thiết của ñề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1

Mục tiêu chung

3

1.2.2

Mục tiêu cụ thể

3


1.2.3

Câu hỏi nghiên cứu

3

1.3

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1

ðối tượng nghiên cứu

3

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu

4

2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI

5


2.1

Cơ sở lý luận của ñề tài

5

2.1.1

Một số khái niệm cơ bản

5

2.1.2

Các khâu sản xuất lúa

6

2.1.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình cơ giới hóa trong sản xuất lúa

2.1.4

Các chủ trương chính sách của ðảng và Nhà nước về cơ giói hóa

14

trong sản xuất lúa


16

2.2

Cơ sở thực tiễn của đề tài

21

2.2.1

Kinh nghiệm cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở một số nước trên

2.2.2

thế giới

21

Kinh nghiệm cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại Việt Nam

26

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

iii


2.2.3


Bài học từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và ở Việt Nam

31

2.3

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ñến ñề tài

33

2.3.1

Chiến lược quốc gia sau thu hoạch lúa, ngơ, đậu tương và lạc đến
năm 2020

2.3.2

33

Giải pháp tài chính nhằm phát triển lĩnh vực sau thu hoạch trong
chiến lược cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn

34

2.3.2

Tài liệu tập huấn công nghệ sau thu hoạch lúa gạo

35


3

ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

36

3.1

ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu

36

3.1.1

ðiều kiện tự nhiên

36

3.1.2

ðiều kiện kinh tế xã hội

40

3.2

Phương pháp nghiên cứu

46


3.2.1

Khung phân tích

46

3.2.2

Phương pháp thu thập số liệu

46

3.2.3

Phương pháp phân tích số liệu

47

3.3

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

48

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

50


4.1

Thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn
huyện Ân Thi

50

4.1.1

Tình hình sản xuất lúa ở huyện Ân Thi

50

4.1.2

Thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa huyện Ân Thi

54

4.1.3

Tình hình áp dụng cơ giới hóa trong hộ nơng dân

62

4.1.4

Ưu nhược điểm của việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa
trên địa bàn huyện Ân Thi


4.2

71

Các yếu tố ảnh hưởng ñến áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất
trên địa bàn huyện Ân Thi.

75

4.2.1

ðiều kiện sản xuất lúa.

77

4.2.2

Lao ñộng trong canh tác lúa

80

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

iv


4.2.3

Ảnh hưởng của vốn trong nông hộ.


83

4.2.4

Ảnh hưởng của liên kết trong sản xuất.

85

4.2.5

Sự phát triển của dịch vụ cơ giới .

88

4.3.7

Mức ñộ quan tâm của người dân trong các khâu cơ giới hóa.

98

4.3

Giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên
địa bàn huyện Ân Thi.

99

4.3.1

Phân tích SWOT


99

4.3.2

ðịnh hướng chung.

101

4.3.3

Lộ trình thực hiện.

102

4.3.4

Các giải pháp cụ thể.

103

5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

120

5.1

Kết luận


120

5.2

Kiến nghị

121

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

123

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BB:
BQ:
CG:
CGH:
CV:
GðLH:
GS:
GV:
HTX:
LC:

Lð:
LðNN:
NN:
PTNT:

Bắc bộ
Bình qn
Cơ giới
Cơ giới hóa
Mã lực
Gặt ñập liên hợp
Gieo sạ
Gieo vãi
Hợp tác xã
Lúa cấy
Lao ñộng
Lao ñộng nông nghiệp
Nông nghiệp
Phát triển nông thôn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng


Trang

3.1

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Ân Thi năm 2009 – 2011

3.2

Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế huyện Ân Thi năm
2009 – 2011

3.3

39
41

Tình hình dân số - lao động huyện Ân Thi qua các năm 2009
- 2011

45

4.1

Tình hình sản xuất lúa huyện Ân Thi qua các năm

50

4.12

Số lượng máy cơ giới trong sản xuất lúa tại huyện Ân Thi tính

đến thời diểm cuối năm 2011

57

4.2

Diện tích cơ giới hóa các khâu sản xuất lúa huyện Ân Thi năm 2011

61

4.3

ðặc ñiểm của hộ điều tra

63

4.4

Diện tích cơ giới hóa các khâu sản xuất lúa trong hộ nơng dân

63

4.5

So sánh năng suất lao động trong các hình thức gieo cấy lúa

64

4.7


So sánh chi phí ñoạn thu hoạch

69

4.8

Ảnh hưởng của phương pháp thu hoạch ñến tổn thất thu hoạch

69

4.9

Năng suất lúa ñối với các loại hình sản xuất lúa khác nhau

70

4.10

ðánh giá tổng hợp hiệu quả cơ giới

70

4.11

Diện tích ruộng canh tác lúa tại các hộ ñiều tra

77

4.12


Số lượng lao ñộng tại các hộ ñiều tra

81

4.13

Ảnh hưởng lao động nơng nghiệp của hộ và tỷ lệ áp dụng cơ giới
hóa trong sản xuất lúa

81

4.14

Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ cơ giới hóa

85

4.15

Số lượng máy cơ giới và tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong khâu
gieo cấy va thu hoạch phân theo khu vực

89

4.16

Chi phí và tình hình hoạt ñộng của máy GðLH

90


4.17

Hiệu quả ñầu tư máy GðLH 2.0

93

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

vii


4.18

Hiệu quả ñầu tư máy GðLH 1.3

4.19

Năng suất thu hoạch của máy GðLH trong các ñiều kiện thu
hoạch khác nhau

4.20

96

Mức ñộ qua tâm của người dân trong việc áp dụng cơ giới hóa
trong các khâu sản xuất lúa

4.21

94


Phân tích SWOT

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

98
100

viii


DANH MỤC BIỂU ðỒ
STT
4.1

Tên biểu ñồ

Trang

Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong các khâu gieo cấy, thu hoạch của
các nhóm ruộng có diện tích khác nhau

78

4.2

ðặc điểm bề mặt ruộng khi thu hoạch tại các hộ ñiều tra

79


4.3

Ảnh hưởng của vốn vay tới quyết ñịnh áp dụng cơ giới hóa khâu

4.4

gieo cấy và khâu thu hoạch trong nhóm hộ điều tra

84

Chi phí cơ giới hóa thu hoạch lúa cho 1 đơn vị diện tích

95

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

ix


1. ðẶT VẤN ðỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn là một chủ
trương lớn của ðảng và Nhà nước ta, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo
cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, tạo tiền ñề ñể giải
quyết hàng loạt các vấn ñề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, đưa nơng
thơn phát triển văn minh hiện đại.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn là một q trình
lâu dài, cần được thực hiện theo tuần tự, khơng nóng vội và nhất là không thể
tùy tiện bao gồm nhiều khâu như cơ giới hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa,… có
mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau. Với xuất phát điểm của nước ta là một

nước có nền kinh tế lạc hậu, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong ngành kinh
tế. Phương thức sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu và ở trình độ thấp, cơ sở vật chất kỹ
thuật lạc hậu, sản xuất cịn mang nặng tính tự cung tự cấp, thu nhập của người
nông dân ở khu vực nông thôn thấp.
Tuy nhiên, trong những năm qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới trong thâm canh lúa ñược ñẩy mạnh như việc áp dụng các tiến bộ
về giống lúa mới, các loại phân bón đa lượng, phân vi lượng, phân hỗn hợp
mới, các loại thuốc ñiều tiết sinh trưởng, thuốc bảo vệ cây trồng thế hệ mới và
nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác. Chúng ta ñã sản xuất ñược một
khối lượng lương thực lớn khơng những đảm bảo an ninh lương thực mà còn
tham gia xuất khẩu. Lượng xuất khẩu gạo hàng năm liên tục tăng, năm 2010
xuất khẩu ñạt 6.88 triệu tấn, kim ngạch 3.23 tỷ đơ la mỹ, tăng 15,4% về lượng
và 21,2% về giá trị so với năm 2009.
Với ñặc ñiểm là một huyện thuần nông, nông nghiệp luôn chiếm một tỷ
trọng cao trong cơ cấu phát triển kinh tế của tồn huyện. Sản xuất nơng
nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng ln được huyện cũng như tỉnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

1


chú trọng và quan tâm. Việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong
chọn tạo giống lúa mới trên thế giới cũng như trong nước vào trong sản xuất
lúa tại tỉnh Hưng Yên cũng như huyện Ân Thi ñã ñạt ñược nhiều thành công,
nhiều giống lúa mới thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh, chống
ñổ tốt, năng suất cao, chất lượng gạo tốt ñược phổ biến trong sản xuất. Bên
cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Hưng n nói chung, huyện Ân Thi nói riêng đã
được đầu tư hệ thống thủy nơng khá hồn chỉnh, tưới tiêu chủ ñộng. Tại một
số nơi, người dân ñã chủ ñộng dồn điền đổi thửa với nhau tạo ra những ruộng

có điện tích lớn hơn, khơng cịn nhiều ruộng manh mún nhỏ lẻ như trước.
Cùng với đó là việc thực hiện chủ trương của tỉnh trong việc cơng nghiệp hố
hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn, đưa các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong
sản xuất giúp người nông dân giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩn nơng sản đầu ra. Trong những năm qua, đã có rất nhiều
các chương trình, dự án về cơ giới hố trong sản xuất lúa được triển khai trên
địa bàn tỉnh Hưng n, trong đó có huyện Ân Thi. Các kết quả từ các dự án
cơ giới trong khâu làm ñất, gieo cấy và khâu thu hoạch ñã ñạt ñược những
thành công nhất ñịnh, giúp người dân tại các khu vực có dự án triển khai giảm
áp lực lao ñộng trong mùa vụ, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lúa, thúc
ñẩy sản xuất lúa theo hướng hàng hóa tập trung. ðây là tiền đề cho việc áp
dụng cơ giới hóa trong trong sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nơng nghiệp
nói chung qua đó giảm cơng lao động, giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả
đầu ra, đảm bảo tính thời vụ cho bà con nơng dân.
Tuy nhiên, với ñiều kiện ñồng ñất hiện tại của Hưng n nói chung và
huyện Ân Thi nói riêng thì việc đưa máy móc vào sản xuất qua đó từng bước
cơ giới hố một phần và tồn phần trong sản xuất lúa nói chung và sản xuất
nơng nghiệp nói riêng vẫn cịn nhiều việc phải bàn tới. Do vậy, tơi thực hiện
tiến hành nghiên cứu ñề tài “Nghiên cứu ñẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá
trong sản xuất lúa trên ñịa bàn huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên”.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và ñề ra những giải pháp nhằm ñẩy mạnh áp dụng
cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của cơ giới hóa trong sản xuất lúa.
ðánh giá thực trạng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện Ân Thi.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả ứng dụng cơ
giới hóa trong sản xuất lúa trên ñịa bàn huyện Ân Thi.
ðề ra các giải pháp nhằm ñẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa
trên địa bàn huyện Ân Thi.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Cơ giới hóa trong sản xuất lúa ñược áp dụng ở những khâu nào và tỷ lệ
áp dụng trong từng khâu?
Hiệu quả của việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa?
Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển cơ giới hóa trong sản
xuất lúa của ðảng và Nhà nước?
Những yếu tố nào ảnh hưởng ñến việp áp dụng cơ giới hóa và trong sản
xuất lúa của hộ nơng dân?
Giải pháp nào để đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn
huyện Ân Thi?
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các hộ nông dân sản xuất lúa
và các chủ máy nơng nghiệp trên địa bàn huyện Ân Thi.
Ngồi ra đề tài cịn tiến hành nghiên cứu các chính sách của ðảng và
Nhà nước về cơ giới hóa trong sản xuất lúa, kinh nghiệm cơ giới hóa trong
sản xuất lúa một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

3



1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Nội dung
- Nghiên cứu thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa
bàn huyện Ân Thi, các chính sách của ðảng và Nhà nước về cơ giới hóa trong
sản xuất lúa, kinh nghiệm cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên thế giới và ở
Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu quả áp dụng cơ giới hóa trong sản
xuất lúa, các giải pháp ñẩy mạnh và nâng cao hiệu quả áp dụng cơ giới hóa
trong sản xuất lúa trong các khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch.
- Trên cơ sở đó đề tài tiến hành điều tra 60 hộ nông dân sản xuất lúa và
các chủ máy nơng nghiệp trên địa bàn 3 xã của huyện.
b. Khơng gian
ðề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Ân Thi tỉnh Hưng n.
c. Thời gian
ðề tài được chúng tơi tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
tháng 5/2011 ñến tháng 10/2012.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

4


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý luận của ñề tài
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm cơ giới hóa trong nơng nghiệp
Hiện nay, khái niệm có giới hóa trong nơng nghiệp nói chung và cơ
giới hóa trong sản xuất lúa nói riêng đã khơng cịn xa lạ và thường được nêu
trong các hội thảo và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Về cơ bản, cơ
giới hóa nơng nghiệp là việc thay thế công cụ thô sơ bằng công cụ cơ giới, lao
động thơ sơ bằng lao động cơ giới, thay thế phương pháp sản xuất lạc hậu

bằng phương pháp sản xuất tiên tiến.
Cơ giới hóa nơng nghiệp là q trình sử dụng máy móc vào sản xuất
nơng nghiệp thay thế một phần hoặc toàn bộ sức người hoặc súc vật nhằm
tăng năng suất lao ñộng và giảm nhẹ cường độ lao động. Cơ giới hóa nơng
nghiệp có các mức độ khác nhau từ cơ giới hóa từng cơng việc riêng lẽ (cày
ñất, gieo hạt, ñập lúa) ñến việc cơ giới hóa liên hồn đồng bộ một quy trình
sản xuất một cây trồng, một vật nuôi, một sản phẩm nơng nghiệp (Từ điển
Bách Khoa Nơng Nghiệp, 1991).
* Khái niệm cơ giới hóa trong sản xuất lúa
Sản xuất lúa là một lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp, việc áp dụng
cơ giới hóa trong sản xuất lúa chính là việc ñưa các máy móc, tiến bộ kỹ thuật
vào trong các khâu làm đất, tưới tiêu, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch và sau
thu hoạch. Trong đó, các khâu làm đất, gieo cấy và thu hoạch chiếm nhiều
cơng sức lao động hơn so với các khâu còn lại.
Như vậy, cơ giới hóa trong sản xuất lúa là q trình sử dụng máy móc
vào trong sản xuất lúa nhằm thay thế một phần hoặc tồn bộ sức người hoặc
súc vật qua đó tăng năng suất lao ñộng và giảm nhẹ cường ñộ lao ñộng trong
các khâu sản xuất lúa như làm ñất, tưới tiêu, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch,
sau thu hoạch.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

5


Cũng như q trình cơ giới hóa trong nơng nghiệp, cơ giới hóa trong
sản xuất lúa được tiến hành từ cơ giới hóa bộ phận (từng khâu riêng lẻ) tiến
lên cơ giới hóa tổng hợp rồi tự động hóa.
Cơ giới hóa bộ phận (từng khâu riêng lẻ) trong sản xuất lúa trước hết
được thực hiện ở những cơng việc năng nhọc tốn nhiêu sức lao ñộng và dễ

dàng thực hiện như làm đất, tuốt lúa, vận chuyển,… ðặc q trình cơ giới hóa
này mới sử dụng các chiếc máy riêng lẻ cho từng khâu.
Cơ giới hóa tổng hợp trong sản xuất lúa là sử dụng liên tiếp các hệ
thống máy móc vào tất cả các giai đoạn của q trình sản xuất. ðặc trưng của
quá trình này là việc áp dụng hệ thống máy móc trong sản xuất lúa, đó là
những tổng thể máy bổ sung lẫn nhau và hoàn thành liên tiếp tất cả các q
trình lao động sản xuất sản phẩm như Máy gặt ñập liên hợp. Hiện nay ở một
số ñịa phương nước ta ñã và ñang áp dụng mơ hình cơ giới hóa tổng hợp
trong sản xuất lúa và ñã ñạt ñược những kết quả rất khả quan.
Tự động hóa là giai đoạn cao nhất của việc áp dụng cơ giới hóa trong sản
xuất lúa. Quá trình này sử dụng hệ thống máy móc với phương tiện tự động để
hồn thành liên tiếp tất cả các q trình sản xuất từ lúc chuẩn bị đến lúc kết thúc
cho sản phẩm. ðặc trưng của quá trình này là một phần lao động chân tay với lao
động trí óc, con người giữ vai trị giám đốc, giám sát, điều chỉnh q trình sản xuất
nơng nghiệp. Thơng thường Tự ñộng hóa chỉ ñược áp dụng trong các khu sản xuất
nơng nghiệp cơng nghệ cao của một số nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế
giới như Mỹ, Hà Lan, Israel,... Hiện tại chưa có cơ giới hóa tự động hóa trong sản
xuất lúa (GS.TSKH Lê Dỗn Diên, 2006)
2.1.2. Các khâu sản xuất lúa
2.1.2.1. Làm ñất
Làm ñất là việc dùng các cơng cụ lao động tác động vào đất với các
cơng đoạn cày, bừa, làm phẳng mặt ruộng để tạo ra một môi trường thuận lợi
cho cấy lúa phát triển. Trải qua quá trình lịch sử phát triển của ngành sản xuất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

6


lúa nước ở nước ta, khâu làm ñất ñã ñược dần chuyển lao động thơ sơ, thủ cơng

sử dụng sức người hoặc sức gia súc kéo sang sử dụng các máy móc chun
dùng trong làm đất nơng nghiệp như máy cày, máy lồng, máy phay,… Hiện
nay, theo thống kê của Cục Chế biến, Thương mại NLTS&NM tính đến năm
2011 cơ giới hóa sản xuất lúa trong khâu làm đất của cả nước ta ước đạt 75%
(Trung tâm Khuyến nơng Quốc gia, 2010)
Làm đất thủ cơng là cơng là cơng đoạn tốn nhiều sức lao động nhất
trong sản xuất lúa. Thơng thường các cơng cụ sử dụng trong làm đất thủ công
canh tác lúa bao gồm cuốc, cào, hoặc cầy, bừa và có thể có thêm bàn trang.
Cơ giới hóa khâu làm đất là đưa máy móc cơng nghiệp có cơng suất
cao vào thay thế các cơng cụ lao động thơ sơ và thay thế cho sức người, sức
gia súc kéo trong làm ñất canh tác lúa.
Các loại máy làm ñất trong sản xuất lúa hiện nay chủ yếu là các loại
máy có cơng suất nhỏ (dưới 15 mã lực) và các loại máy cỡ trung (từ 15-50 mã
lực), liên hợp 2 hoặc 3 chức năng cầy, bừa và lồng. Các loại máy này có ưu
điểm là nhỏ gọn, dễ vận hành, bảo trì, sửa chữa, có nhiều tính năng. Tuy
nhiên, nó chỉ thích hợp đối với sản xuất nhỏ lẻ do có năng suất làm việc thấp
và đặc biệt là khơng sử dụng được đối với các ruộng canh tác lúa có bề mặt bị
chai, lỳ khi sử dụng máy gặt ñập liên hợp trong thu hoạch lúa. Trong trường
hợp này và ñặc biệt là khi chuyển qua sản xuất với quy mơ lớn cần phải sử
dụng đến các loại máy làm đất có cơng suất cao hơn, chun dụng hơn.
San phẳng mặt ruộng là một cơng việc có nhiều lợi ích trong canh tác
lúa nhưng trong một thời gian dài cơng đoạn này thường ít được quan tâm so
với cơng đoạn cày, bừa. ðể áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa có hiệu
quả cao thì việc có những mảnh ruộng bằng phẳng với diện tích lớn là một
yếu tố quan trọng và cần thiết.
Việc san phẳng ruộng để có một diện tích đất canh tác lúa lớn bằng
phẳng đã được các nước có nền nơng nghiệp hiện ñại áp dụng. Phương pháp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..


7


san phẳng thường ñược sử dụng là san phẳng mặt ruộng ñiều khiển bằng laser.
Một hệ thống san phẳng mặt ruộng điều khiển bằng laser bao gồm 3 phần chính:
đầu kéo có điều khiển thủy lực, gầu san và bộ thu phát tín hiệu laser. Ưu điểm
của phương pháp này là giúp tiết kiệm nước khi sản xuất lúa, tăng diện tích đất
canh tác hữu hiệu lên vì khơng cần bờ, tạo ra những mảnh ruộng mẫu lớn bằng
phẳng thích hợp cho việc áp dụng cơ giới hóa trong các khâu tiếp theo trong sản
xuất lúa (Phan Hiếu Hiền, 2006)
2.1.2.2. Tưới tiêu
Trong sản xuất lúa nước thì tưới tiêu ln là một việc quan trọng hàng
ñầu, quyết ñịnh ñến sự thành cơng hay thất bại của cả q trình sản xuất lúa.
Khâu tưới tiêu cũng như khâu chăm sóc được thực hiện liên tục từ khi làm ñất
cho ñến khi thu hoạch lúa.
“Hệ thống tưới – tiêu” là một công trình nhân tạo, sử dụng chủ yếu cho
nơng nghiệp, nhằm mục đích giúp cho con người chủ động cung cấp nước ñầy
ñủ theo nhu cầu phát triển của cây trồng, ñồng thời hệ thống cũng giúp cho
việc tiêu thoát nước hợp lý giúp cho cây trồng không bị nguy hại do ngập úng
(TS.Lê Anh Tuấn, 2009).
Tưới tiêu giữ một vai trị quan trọng và có ảnh hưởng tới việc áp dụng
cơ giới hóa trong các khâu làm đất, gieo cấy và khâu thu hoạch. Hiện nay,
theo các phương pháp canh tác lúa tiên tiến thì trong từng giai đoạn sinh
trưởng và phát triển của cây lúa cần tưới hoặc tiêu nước trong ruộng ra để cây
lúa có thể sinh trưởng phát triển tốt nhất. Mặt khác, việc tiêu nước ñể có được
một mặt ruộng cứng khi thu hoạch lúa là một yếu tố hàng ñầu ảnh hưởng ñến
hiệu quả của cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa.
Việc tưới nước trong những năm trước ñây khi hệ thống thủy lợi chưa
phát triển thường được bà con nơng dân sử dụng các phương tiện thơ sơ như
gầu sịng, gầu dây,… dùng sức người hoặc sức gia súc kéo ñể ñưa nước từ các

kênh mương lên ñồng ruộng. Hiện nay, việc kiên cố hóa kênh mương đã và

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

8


đang được ðảng và Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư thì các cơng
đoạn tưới tiêu tại một số địa phương dần được cơ giới hóa một phần hoặc tồn
phần. Các nơi khác việc cơ giới hóa khâu tưới tiêu cũng ñược triển khai bằng
việc áp dụng các loại máy bơm nước cỡ nhỏ.
2.1.2.3. Gieo cấy
Theo phương thức sản xuất lúa thủ cơng truyền thống thì khâu gieo cấy
bao gồm các cơng đoạn: chuẩn bị xử lý ngâm ủ thóc giống, làm dược mạ, gieo
mạ, nhổ mạ, chăm sóc mạ và cấy mạ. Cấy mạ là phương pháp sản xuất thủ
cơng truyền thống được áp dụng rộng rãi trong sản xuất lúa trên cả nước trong
một thời gian dài. Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm lớn đó là
tốn thời gian và tốn cơng lao ñộng. Tại một số ñịa phương, ñặc biệt là ở đồng
bằng sơng Cửu Long thì cịn phổ biến phương pháp gieo vãi, so với gieo cấy
thủ cơng thì gieo vãi bớt cơng lao động hơn nhưng mật độ gieo thường khơng
đều, lượng giống gieo thường bị hao lớn do đó gây ảnh hưởng đến năng suất
và chất lượng thóc khi thu hoạch.
Hiện nay, tại các tỉnh thành trên cả nước, việc cơ giới hóa trong khâu
gieo cấy đang được đẩy nhanh áp bằng việc sử dụng công cụ gieo sạ thẳng
hàng. Các cơng đoạn gieo sạ bằng cơng cụ sạ hàng bao gồm: chuẩn bị xử lý
ngâm ủ thóc giống, gieo sạ. Ưu ñiểm của phương pháp này là dễ thực hiện,
lượng mạ gieo đều, thẳng hàng, chi phí thấp và tốn ít thời gian (20p/1 sào bắc
bộ, so với cấy thủ công truyền thống là 1 công/1 sào bắc bộ). Tuy nhiên khi
sử dụng công cụ sạ hàng cũng có một số nhược điểm do hạt giống khơng
xuống sâu trong ñất nên cây lúa dễ ñổ, dễ bị chim chuột phá hoại, làm đất tốn

cơng hơn so với cấy lúa thơng thường.
Ngồi phương pháp gieo sạ, việc cơ giới hóa trong khâu gieo cấy cũng
được tiến hành thơng qua việc sử dụng máy cấy lúa. Các cơng đoạn khi sử
dụng máy cấy lúa trong khâu gieo cấy về cơ bản giống gieo cấy theo phương
pháp truyền thống, tuy nhiên cơng đoạn cấy đã được cơ giới hóa bằng máy,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

9


mạ khi cấy phải là mạ gieo khay hoặc mạ sân. Ưu ñiểm của máy cấy là năng
suất lao ñộng cao, thao tác đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp nhưng vẫn có
những ưu điểm của phương pháp gieo cấy thủ cơng đối với q trình sinh
trưởng và phát triển của cây lúa.
2.1.2.4. Chăm sóc
Mặc dù chăm sóc lúa là khâu tốn ít cơng lao động trong canh tác lúa,
tuy nhiên nó cần nhiều chi phí và thời gian (chăm sóc là khâu cần phải thực
hiện trong suốt quá trình canh tác lúa). Các cơng đoạn chăm sóc lúa bao gồm:
làm cỏ, sục bùn, bảo vệ thực vật, bón phân. Hiện nay các cơng đoạn trên ở
nước ta đa phần sử dụng lao động thủ cơng, chưa có máy móc thay thế. Việc
sử dụng thuốc trừ cỏ khơng được bà con nơng dân sử dụng vì nó làm hại mơi
trường và thêm vào đó việc làm cỏ sẽ kết hợp thêm công việc sục bùn làm
cho bộ rễ của cây lúa phát triển tốt hơn. Tại một số ít ñịa phương việc phun
thuốc trừ sâu ñã ñược cơ giới hóa một phần bằng các máy phun thuốc cơng
suất nhỏ tuy nhiên chưa nhiều.
2.1.2.5. Thu hoạch lúa
Thu hoạch là quá trình thu hạt từ đồng lúa. ðây là khâu cuối trong q
trình canh tác cây trồng trên đồng. Có nhiều quan điểm khác nhau về các cơng
đoạn trong khâu thu hoạch lúa. Theo nghĩa hẹp, thu hoạch lúa chỉ bao gồm:

cắt gặt lúa, thu gom và tách hạt (tuốt ñập), làm sạch và vận chuyển. Còn hiểu
theo nghĩa rộng, thu hoạch lúa bao gồm các cơng đoạn: cắt gặt lúa, thu gom,
tuốt đập, phơi sấy, làm sạch và vận chuyển.
Cơng ñoạn cắt gặt thời gian trước năm 2000 tại Miền Bắc vẫn chủ yếu
được thực hiện bằng thủ cơng hoặc cơ khí nhỏ ở trình độ thấp. Thực tế tại thời
điểm này, với nguồn lao động dư thừa tại nơng thơn, người nơng dân vẫn duy
trì tập qn sử dụng các cơng cụ cầm tay. Trong những năm gần đây, các máy
cắt lúa xếp dãy và máy gặt ñập liên hợp ñã ñược ñưa vào sử dụng, ñặc biệt là
ở ñồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên máy gặt xếp dãy có rất nhiều hạn chế

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

10


như: chỉ cắt được lúa đứng, khơng ngập nước, người sử dụng phải có sức
khỏe, thêm vào đó là việc cắt lúa sát gốc đã gây khó cho việc tuốt hạt, tốn
cơng thu gom nên tính tới thời điểm hiện tại máy gặt xếp dãy khơng được
người dân ưa chuộng, thay vào đó là sử dụng máy gặt đập liên hợp, vấn ñề
này sẽ ñược nêu cụ thể hơn ở phần dưới.
Cơng đoạn vận chuyển, thu gom trong một thời gian dài được thực hiện
bởi các cơng cụ thơ sơ, lạc hậu, chủ yếu là gồng, gánh, xe thồ hoặc trâu bò
kéo (chủ yếu tại Miền Bắc và Miền Trung) hoặc ghe, thuyền nan (vùng
ðBSCL). ðây là khâu nặng nhọc, vất vả nhất của nhà nông, vừa hao tổn sức
lực, vừa gây tổn thất lớn. Thông thường theo số liệu thống kê của IRR khâu
này gây tổn thất từ 2,5-3,2 % tổng sản lượng lúa. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển của cơng nghệ sau thu hoạch, cơng đoạn này ngày càng được đơn giản
hóa với việc sử dụng các máy phụt lúa, máy gặt đập liên hợp. Thay vì phải
vận chuyển, thu gom một khối lượng lớn, cồng kềnh bao gồm rơm rạ và hạt,
người nơng dân đã giảm bớt được cơng lao động khi chỉ vận chuyển thóc với

khối lượng nhỏ và gọn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi sản xuất tập trung quy
mơ lớn thì việc cơ giới hóa cơng đoạn vận chuyển bằng các phương tiện vận
tải tiên tiến cũng phải được chú trọng đầu tư.
Cơng ñoạn tách hạt và làm sạch khởi nguồn là việc tuốt bơng thóc hoặc
đập thóc trên nền cứng, sau đó sẩy thóc hoặc rê thóc trước gió để làm sạch thóc,
tiếp theo là dùng máy tuốt đạp chân để tách hạt. Với các hình thức tách hạt và làm
sạch như vậy rất tốn công sức và thời gian. Thời kỳ 2001 - 2005 là thời kỳ có
nhiều chuyển biến trong cơng đoạn tách hạt và làm sạch với sự xuất hiện của các
loại máy phụt lúa và sau này là máy gặt đập liên hợp. Tính đến thời điểm cuối
năm 2005, trên 95% sản lượng lúa cả nước ñược tuốt đập bằng máy.
Cơng đoạn phơi sấy ở Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại vẫn đang
được cơ giới hóa ở mức ñộ thấp, so với ñồng bằng Bắc Trung bộ thì ðBSCL
có khá hơn nhưng số lượng người dân tự mua máy sấy, chưa thực sự tin tưởng
vào chất lượng máy sấy, đa phần chỉ tìm đến các dịch vụ máy sấy khi có mưa

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

11


kéo dài. Các hộ nông dân thường áp dụng phương pháp phơi sấy thủ công trên
nền cứng hoặc trên lưới cước. Tuy nhiêu so với dùng máy sấy, phơi sấy thủ
cơng do khơng điều tiết được nhiệt độ, độ ẩm hạt thóc khi phơi nên có những
nhược điểm sau: là chất lượng gạo khơng đều, hao hụt khi phơi sấy từ 3,3 –
3,9 %, lẫn nhiều tạp chất, dễ gãy vỡ khi xay xát do đó rất khó để sản xuất lúa
hàng hóa, đặc biệt là trong sản xuất lúa xuất khẩu.
Hiện nay ở nước ta, phương pháp thu hoạch thu hoạch lúa có thể phân
loại theo phương pháp thu hoạch nhiều giai ñoạn hoặc phương pháp thu hoạch
một giai ñoạn.
Phương pháp thu hoạch nhiều giai ñoạn là phương pháp thu hoạch

phổ biến từ lúc con người biết canh tác.Tuỳ theo trình độ phát triển, phương
pháp này dùng lao động thủ cơng, cơ giới từng phần hoặc cơ giới hồn tồn
(thu hoạch bán cơ giới). Với lúa, các cơng đoạn cắt gặt, gom lúa, ñập tách hạt,
làm sạch tiến hành riêng lẻ hoặc chỉ kết hợp một vài cơng đoạn (kết hợp hai
khâu ñập, làm sạch; phối hợp ba khâu gom, đập, làm sạch hạt…).
Thu hoạch thủ cơng (gặt bằng lao động thủ cơng, gom, đập tuốt hạt bằng
các cơng cụ cầm tay hoặc với bồ đập lúa) chỉ cịn tồn tại những vùng sản xuất
nhỏ lẻ, "tự sản, tự tiêu" ở các vùng cao, vùng sâu. Tại các vùng sản xuất lúa có
diện tích tương đối tập trung hầu như khơng cịn dùng phương pháp này.
Thu hoạch bán cơ giới là phương pháp dùng phổ biến hiện nay ở nước
ta với nhiều quy trình khác nhau.
Qui trình

Gặt

Gom

Tách hạt

Làm sạch

1

Thủ cơng

Thủ cơng

Máy tuốt hạt

Thủ cơng


2

Thủ cơng

Thủ cơng

Máy đập, làm sạch

3

Máy gặt xếp dãy

Thủ cơng

Máy đập, làm sạch

4

Máy gặt xếp dãy

Máy liên hợp gom, đập và làm sạch

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

12


Trong các quy trình trên, gom đống sau khi gặt có thể tiến hành ngay
hoặc phơi lúa để giảm khối lượng và làm mềm rơm rạ, giảm ẩm hạt sau khi gặt

sau đó gom đưa vào máy phụt (máy đập tách hạt). Phơi sau khi gặt là biện pháp
làm giảm ẩm hạt và thân dùng phổ biến khi thu hoạch lúa vụ ðơng Xn.
Qui trình 4 (thu hoạch hai giai ñoạn) vừa ñược sử dụng thử nghiệm
cuối năm 2006 tại ðBSCL. Việc gom, ñập và làm sạch sử dụng máy gom, đập
và làm sạch. Quy trình này tuy làm giảm cơng phơi hạt, chủ ruộng có thể bán
lúa ngay sau ñập tách hạt và làm sạch hạt nhưng còn nhiều yếu tố khơng
thuận lợi khác (chủ yếu do chi phí ñầu tư tương ñương với một máy thu hoạch
liên hợp) nên khơng phát triển.
Phương pháp thu hoạch một giai đoạn ñược thực hiện trên một máy
thu hoạch liên hợp (máy gặt ñập liên hợp) với các bộ phận cắt, gom, vận
chuyển lúa, ñập (tuốt) hạt, làm sạch, ñưa lúa ra khỏi máy tiến hành liên tục.
Thời gian một phần tử hạt, rơm di chuyển qua dưới 10 giây. ðây là phương
pháp thu hoạch tiên tiến, ñược sử dụng phổ biến tại các nước có nền nơng
nghiệp tiên tiến. Tuy nhiên cũng cần một số điều kiện về tình trạng mặt đồng
ruộng nhưng nhìn chung có khả năng thu hoạch trên nhiều địa bàn, nhiều hình
thái thảm lúa khác nhau.
Như vậy có thể hiểu máy gặt đập liên hợp là sự tổng hợp của 3 loại
máy: máy gặt xếp dãy, máy gom lúa, máy phụt lúa. Việc sử dụng máy gặt ñập
liên hợp trong thu hoạch lúa trong thời gian qua ñã cho thấy những ưu ñiểm
sau: giảm áp lực lao ñộng khi mùa vụ tới, giảm công lao ñộng, giảm chi phí
đầu vào, giảm tổn hao trên đồng ruộng, thích hợp với cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.
Trong khn khổ của đề tài chỉ nghiên cứu khâu thu hoạch theo nghĩa
hẹp, tức là bao gồm các công ñoạn: cắt lúa, thu gom, tuốt ñập, làm sạch, vận
chuyển.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

13



2.1.2.6. Sau thu hoạch
Sau thu hoạch ñược bắt ñầu sau khi tách sản phẩm khỏ môi trường hoặc
nơi sản xuất, có nghĩa là sau khi cơng việc thu hoạch đã ñược hoàn thành (sau
khi thu hoạch xong). Nhưng hiểu theo cách phổ biến ở hầu hết các nước hiện
nay thì sau thu hoạch bao gồm cả hoạt ñộng thu hoạch và thời điểm bắt đầu
của sau thu hoạch được tính từ khi hoạt động thu hoạch bắt đầu. (GS.TSKH
Lê Dỗn Diên, 2006).
Hiểu theo nghĩa rộng, sau thu hoạch bao gồm các cơng đoạn: thu hoạch
(cắt gặt/thu hái), tuốt (tách hạt), phơi sấy (làm khô), làm sạch, phân loại, thu
mua, vận chuyển, bảo quản, chế biến và các hoạt ñộng quản lý, hoạt động
mang tính kinh tế, xã hội đưa hạt thóc từ đồng ruộng đến người tiêu dùng.
Tuy nhiên trong phạm vi ñề tài, sau thu hoạch là khâu tiếp theo khi
cơng việc thu hoạch đã được hồn thành và kết thúc khi thóc được xay xát
thành gạo để tiêu dùng. Như vậy, sau thu hoạch bao gồm các công ñoạn vận
chuyển, phơi (sấy), bảo quản và chế biến. Thực tế tại nước ta thì cơng đoạn
chế biến đã hầu như cơ bản được cơ giới hóa bằng việc phát triển các máy xay
xát nhỏ hoặc tổ hợp nhà máy xay xát lớn hiện đại phục vụ xuất khẩu. Các
cơng ñoạn còn lại như phơi, bảo quản thường ñược tiến hành thủ cơng, chỉ
một số ít địa phương có các lị sấy và việc bảo quản thóc trong các xilo hiện
đại hầu như khơng có.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình cơ giới hóa trong sản xuất lúa
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến q trình áp dụng cơ giới hóa trong sản
xuất lúa, những yếu tố chính là:
- Quá trình, phương pháp và kỹ thuật canh tác: Quy trình, phương pháp
và kỹ thuật canh tác lúa khác có ảnh hưởng rất lớn tới q trình đưa cơ giới
hóa vào trong sản xuất lúa, đặc biệt là trong khâu thu hoạch. Sâu bệnh, cỏ dại
sẽ làm thay ñổi thành phần hỗn hợp khi thu hoạch: Lá bị ủ mục làm tăng lực
cản, hạt khó phân ly khi đập tách hạt; hạt cỏ là thành phần khó phân loại khi


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

14


làm sạch…. Với kỹ thuật canh tác phù hợp (ví dụ “1 phải 5 giảm”; san phẳng
mặt đồng) sẽ góp phần làm thân cây cứng vững; dễ phòng và diệt sâu bệnh, cỏ
dại; lúa ít bị ngã đổ.
- ðiều kiện ñồng ruộng: Thực tế cho thấy rằng tại những nơi ruộng
bằng phẳng, diện tích canh tác mỗi thửa ruộng lớn thì tại đó q trình cơ giới
hóa được điễn ra một cách mạnh mẽ và có hiệu quả cao. Bởi vì điều kiện
đồng ruộng thường gây ảnh hưởng lớn đến khâu làm ñất, tưới tiêu và ñặc biệt
là khâu thu hoạch lúa. Với ruộng bằng phẳng có thể dễ dàng áp dụng các biện
pháp canh tác thích hợp để đưa các máy móc nơng nghiệp vào trong từng giai
đoạn sản xuất lúa ñặc biệt là với máy Gặt ñập liên hợp phương pháp canh tác
thích hợp nhất là rút nước làm khơ ruộng trong từng giai đoạn canh tác, rút
nước triệt ñể trước khi thu hoạch sẽ giúp máy vào thu hoạch dễ dàng.
- Giống: Cơ giới hóa trong sản xuất lúa gắn liền với quá trình sinh học,
bởi vì ñối tượng sản xuất là cây lúa. Các loại lúa khác nhau có chu kỳ sinh
tưởng phát triển cũng như các đặc điểm sinh học khác nhau. Thơng thường
các giống lúa có đặc điểm đứng cây, ít ngã đổ, chống chịu sâu bệnh tốt dễ áp
dụng cớ giới hóa trong sản xuất hơn các giơng lúa khác.
- Khí hậu, thủy văn: Khí hậu, thủy văn khơng chỉ ảnh hưởng lớn ñến
năng suất, chất lượng lúa gạo mà còn gây ra ảnh hưởng khơng nhỏ đến q
trình cơ giới hóa trong sản xuất lúa, ñặc biệt là trong khâu thu hoạch. Vụ
Hè thu kéo dài từ tháng 3 ñến tháng 8, ñây cũng là thời ñiểm diễn ra mùa
mưa (tháng 5 ñến tháng 8) do vậy trong thời gian này vào cuối vụ khi thua
hoạch lúa ruộng thường ẩm ướt, sình lầy gây khó khăn cho cơ giới hóa
khâu thu hoạch.
- Phương pháp, máy móc, trang thiết bị sử dụng: ðây là yếu tố rất quan

trọng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình áp dụng cơ giới hóa vào trong
sản xuất lúa. Chọn phương pháp, máy móc và trang thiết bị phù hợp làm giảm
cơng lao động, giảm lượng hạt giống gieo trồng, giảm tổn hao trên ñồng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

15


×