Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Huong dan thuc hien CNTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.99 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND TỈNH HÀ GIANG
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>
Số: 737/SGĐ-GDTrH


V/v Hướng dẫn triển khai ứng dụng
CNTT trong giảng dạy và quản lý


trường học năm học 2011-2012.


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>

<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>



<i>Hà Giang, ngày 18 tháng 08 năm 2011</i>


Kính gửi: - Phịng GD&ĐT các huyện, Thành phố.


- Các trường THPT, cấp 2,3 trong tỉnh.



Căn cứ Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020;


Căn cứ Chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12/08/2011 về nhiệm vụ trọng tâm
của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục
chuyên nghiệp năm học 2011-2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chỉ thị số
55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng
dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn
2008-2012; công văn số 10227/PTTH ngày 11/9/2001 của BGD&ĐT hướng dẫn đánh giá,
xếp loại giờ dạy ở bậc trung học;


Thực hiện công văn số:4960/BGDĐT-CNTT ngày 27/07/2011 của Bộ GD&ĐT
V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011 - 2012; số 684/SGD-GDTrH


ngày 03/08/2011 của Sở GD&ĐT Hà Giang v/v Hướng dẫn nhiệm vụ GDTrH năm
học 2010-2012; Kế hoạch số 50/KH-SGD ngày 06/10/2010 của Sở GD&ĐT Hà Giang
v/v ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường;


Nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng
CNTT một cách thiết thực, hiệu quả trong công tác quản lý của nhà trường, Sở
GD&ĐT hướng dẫn việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) năm học
2011-2012 như sau:


<b>I. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM</b>


<b>1. Quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT</b>


Quán triệt tinh thần công tác ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT
là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục, tiếp tục phát huy các kết quả
đạt được trong các năm qua.


Các đơn vị tổ chức quán triệt và nâng cao nhận thức, trách nhiệm đến toàn thể
cán bộ, giáo viên trong ngành, trước hết cho lãnh đạo các đơn vị, các cơ sở giáo dục và
đào tạo về tinh thần và nội dung của các văn bản quan trọng nêu trong công văn số:
4960/BGDĐT-CNTT ngày 27/07/2011 của Bộ GD&ĐT V/v Hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ CNTT năm học 2011 - 2012.


Chấm dứt hẳn việc sử dụng các phần mềm quản lý giáo dục, văn bản hành
chính và giáo án,… chứa phơng chữ TCVN3 (ABC); Thống nhất sử dụng phông chữ
tiếng Việt của bộ mã unicode theo tiêu chẩn TCVN 6909:2001 trong toàn ngành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương
pháp dạy và học; Khuyến khích giáo viên chủ động tự soạn giáo án, bài giảng và tài
liệu giảng dạy để ứng dụng CNTT trong các môn học, tăng cường khả năng tự học, tự


tìm tịi của người học. Tiếp tục triển khai cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng
e-Learning” do Bộ GDĐT và Quỹ Laurence S. Ting tổ chức, với khẩu hiệu chung
“Trong mỗi học kỳ, mỗi giáo viên xây dựng ít nhất một bài giảng điện tử” <i>(Sở</i>
<i>GD&ĐT thông báo sau khi Bộ GDĐT có hướng dẫn chi tiết).</i>


Sở GD&ĐT thống nhất một số nội dung cơ bản sau:


- Ứng dụng CNTT trong dạy-học không phải là một phương pháp mới mà chỉ là
sự hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy-học bằng các công cụ, phương tiện CNTT. Do đó
điều cần tránh là tuyệt đối khơng thể đồng nhất việc thực hiện tiết dạy có ứng dụng
CNTT với bài trình chiếu powerpoint đơn thuần.


- Cần tránh việc lạm dụng ứng dụng CNTT mà không xem xét kĩ những nội
dung nào cần thiết và khi nào cần thiết, hoặc loại bỏ hẵn những phương tiện khác.


- Cần tránh việc chuyển từ “đọc-chép” sang “nhìn-chép”.


- Việc ứng dụng CNTT trong một tiết dạy-học khơng có nghĩa là thời lượng
tồn bộ tiết dạy-học chỉ dành duy nhất cho ứng dụng CNTT. Giáo viên cần linh hoạt
sử dụng phương tiện CNTT hay phương tiện truyền thống khác trong tiết dạy-học khi
nào xét thấy cần thiết và hiệu quả.


- Cho phép mọi giáo viên có đủ khả năng về CNTT đảm bảo đáp ứng được yêu
cầu công việc thực tế được: soạn giáo án trên máy vi tính, sử dụng bài giảng điên tử
(đảm bảo theo đúng hướng dẫn mục 2.4 nhiệm vụ GDTrH số 684/SGD-GDTrH).


<b>Khơng</b> áp dụng theo hình thức kiểm tra việc có hay khơng có chứng chỉ tin học ứng
dụng A, B, C.


- Sở GD&ĐT Hà Giang quy định tạm thời các tiêu chí đánh giá soạn – giảng có


ứng dụng CNTT để định hướng cho việc sử dụng CNTT trong dạy học ở trường trung
học như sau: <i>(chi tiết xem tại phụ lục 1).</i>


<b>3. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục</b>


Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác điều hành chuyên môn và quản lý
hành chính tại Sở GD&ĐT, các Phịng GD&ĐT và các trường học. Cụ thể:


- Khuyến khích các trường ứng dụng CNTT trong việc phân công chuyên môn,
xếp TKB, quản lý thư viện, quản lý tài sản,…


- Triển khai tin học hóa quản lý trong trường trung học, từ năm học 2011-2012
áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh hệ thống phần mềm quản lý trường học trực tuyến
– SAP (những trường chưa có internet phải dùng bản chạy trên máy đơn - SA có cùng
cơ sở dữ liệu (CSDL) với bản trực tuyến). Hệ thống phần mềm được quản lý và chạy
tập trung trên 01 máy chủ duy nhất nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và nhân lực quản trị
hệ thống.


- Mỗi Phòng GD&ĐT sẽ được cấp miễn phí 01 phiên bản quản lý cấp Phịng để
quản lý CSDL chung các trường trong toàn huyện.


- Sở GD&ĐT sử dụng phiên bản quản lý cấp Sở quản lý trực tiếp các trường
trực thuộc và ghép dữ liệu của các Phịng GD&ĐT để có CSDL chung trong tồn tỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Phòng GD&ĐT các huyện lập danh sách đăng ký các trường THCS có khả
năng triển khai (Trong năm học 2011-2012 bắt buộc với các trường đạt chuẩn Quốc
gia, trường PTDT Nội trú, trường ở trung tâm các huyện, thị trấn). Riêng đối với các
trường Tiểu học đăng ký sử dụng tự nguyện và được hỗ trợ 100% kinh phí duy trì các
dịch vụ liên quan trong năm học 2011-2012 và cư chuyên viên phụ trách quản trị hệ
thống.



- Các đơn vị trường trực thuộc Sở GD&ĐT phải sử dụng 100% (trừ Trung tâm
KTHN-TH).


- Công tác chuẩn bị triển khai:


+ Đăng ký dánh sách sử dụng: Phòng GD&ĐT lập danh sách các đơn vị trực
thuộc trên địa bàn huyện; Các trường THPT, cấp 2,3 đăng ký trực tiếp về Sở GD&ĐT
<i>(theo phụ lục 2 kèm công văn này)</i>. Danh sách gửi về Phòng GDTrH - Sở GD&ĐT
bằng văn bản và email: , hạn cuối ngày 30/08/2011.


+ Các trường học ra quyết định cử giáo viên có khả năng về CNTT quản trị
phần mềm. Sở GD&ĐT giao cho Hiệu trưởng trường học căn cứ tình hình thực tế
giảm 2 đến 3 tiết/tuần cho giáo viên kiêm nhiệm quản trị, điều hành trực tiếp phần
mềm (theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD&ĐT v/v Quy
định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thơng).


+ Kinh phí hoạt động: Bản quyền phần mềm được <b>miễn phí</b>; phí thuê máy chủ
internet (gọi là dịch vụ web) do các trường trực tiếp sử dụng chi trả, kinh phí được
trích từ nguồn kinh phí chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục hoặc các nguồn thu
hợp pháp khác.


+ Tập huấn sử dụng: Phòng GD&ĐT lập danh sách các trường trực thuộc; các
trường THPT đã được tập huấn năm 2009 nếu có nhu cầu tập huấn lại thì đăng ký
danh sách tham dự <i>(Theo phụ lục 2 kèm công văn này, kế hoạch tập huấn sẽ có thơng</i>
<i>báo sau)</i>. Kinh phí do các đơn vị tự chi trả.


<b>4. Tiếp tục triển khai dạy tin học trong nhà trường và nâng cao kỹ năng sử</b>
<b>dụng CNTT cho học sinh phổ thông.</b>



<b>5. Tổ chức họp giao ban, hội thảo, giảng dạy, tập huấn qua mạng</b>


a) Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, tập huấn và họp qua web (web
conference) và qua điện thoại (audio conference) giữa sở GD&ĐT, các phòng
GD&ĐT với các đơn vị, cơ sở giáo dục và đào tạo trực thuộc.


Sở GD&ĐT đã có hệ thống tập trung để họp và dạy học qua mạng tại địa chỉ
để cung cấp miễn phí phịng họp/dạy học ảo qua web
cho các phòng giáo dục và đào tạo, các trường học (Phịng GD&ĐT có nhu cầu đăng
ký về Sở GD&Đ để trình Cục CNTT – Bộ GD&ĐT cấp riêng cho từng Phòng GD).


Các cơ sở giáo dục cần lưu ý khơng đầu tư phịng họp theo mơ hình video
(video conference) vì chi phí rất cao, cần đầu tư thiết bị chuyên dụng, cần đường
truyền riêng nên đắt tiền và hiệu quả thấp.


b) Sở GD&ĐT và các phòng GD&ĐT chủ động khai thác tối đa hệ thống họp
qua mạng giáo dục do Cục CNTT cung cấp cho các hoạt động sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Tạo lớp học ảo e-Learning.


c) Triển khai ứng dụng công nghệ phát truyền hình trực tiếp qua mạng giáo dục
trong các hoạt động tuyên truyền, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ để các trường học có
thể theo dõi sự kiện qua mạng.


<b>II. CÔNG TÁC THI ĐUA VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO </b>


Sở GD&ĐT tổ chức đánh giá, xếp hạng và khen thưởng các đơn vị, cơ sở giáo
dục, các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng CNTT, sau khi Bộ Giáo
dục và Đào tạo tổ chức hướng dẫn công nhận danh hiệu “Giáo viên giỏi ứng dụng
CNTT”, có giá trị tương đương như danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi”.



Các đơn vị chấp hành chế độ báo cáo, thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn theo
quy định tại Kế hoạch thời gian năm học.


<b>III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>


Yêu cầu lãnh đạo các đơn vị triển triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học về
CNTT, xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ CNTT theo Quyết định
698/QĐ-TTg, Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT, 4960/BGDĐT-CNTT và theo hướng
dẫn tại văn bản này.


Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo kịp thời về
Sở GD&ĐT qua phòng GDTrH, số ĐT 02193.867.733, email: hoặc
ông Bùi Biên Cương số ĐT 0983.606.845 để phối hợp giải quyết./.


<i><b>Nơi nhận:</b></i>
- Như kính gửi;


- Cục CNTT – Bộ GD&ĐT;
- Ban Giám đốc Sở;


- Thanh tra Sở;
- Phòng KHTC;
- Website Sở;


- Lưu: VT, GDTrH. (45).


<b> KT.GIÁM ĐỐC</b>


<b>PHĨ GIÁM ĐỐC</b>




<b>Đã ký</b>


<b> Hồng Bình Dựng</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>QUY ĐỊNH TẠM THỜI </b>


<b>CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG CNTT TRONG SOẠN - GIẢNG</b>


<i>(Kèm theo công văn số: 737/SGĐ-GDTrH ngày 18/08/2011 của Sở GD&ĐT Hà Giang v/v Hướng dẫn</i>
<i>triển khai ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý trường học năm 2011-2012)</i>


<b>I. Một số thuật ngữ thường dùng</b>
<b> </b> <b>1. Giáo án điện tử </b>


<b>- Giáo án điện tử là</b>: giáo án truyền thống của giáo viên nhưng thể hiện ở dạng
dữ liệu được số hóa (trên máy tính). Khi giáo án truyền thống được đưa vào máy tính
thì những ưu điểm, thế mạnh của CNTT sẽ phát huy.


Giáo án điện tử khơng bao hàm có hay không việc ứng dụng CNTT trong tiết
học mà giáo án đó thể hiện.


<b> </b> <b> 2. Bài giảng và bài giảng điện tử </b>


- <b>Bài giảng</b> là tiến trình giáo viên triển khai giáo án của mình ở trên lớp.


- <b>Bài giảng điện tử</b> là bài giảng của giáo viên được thể hiện trên lớp nhờ sự hỗ
trợ của các thiết bị điện tử và phương tiện CNTT.


<b>II. Đánh giá việc ứng dụng CNTT trong soạn bài giảng điện tử (Chỉ xét ở</b>
<b>khía cạnh ứng dụng CNTT trong soạn bài)</b>



Tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT của <b>bài soạn:</b>


<b>1. Tính dễ sử dụng: </b>Học sinh dễ dàng tiếp cận và tự di chuyển nội dung dễ
dàng trong bài học.


<b>2. Nội dung bài học:</b> Bài học có đủ nội dung cơ bản theo chuẩn KTKN, được
tổ chức hợp lý, thứ tự và trình bày rõ ràng, có tính sư phạm, học sinh ghi chép được
bài.


<b>3. Sử dụng đa phương tiện (multimedia)</b>: Xem xét hiệu quả của các phương
tiện multimedia (text, graphic, audio, animation, video,..) trong việc hỗ trợ học tập
(minh họa, mơ phỏng, so sánh,..).


<b>4. Sự tương tác: </b>Ngồi việc xem nội dung, cần bảo đảm yêu cầu tương tác với
bài học thông qua các bài tập, bài thực hành nhỏ (kỹ năng kéo thả, điền vào chỗ trống,
chọn câu trả lời,..), đồng thời có phản hồi kết quả nhanh.


<b>5. Tính hấp dẫn:</b> Việc trình bày và tương tác có hấp dẫn, kích thích việc học
và rèn luyện kỹ năng.


<b>6. Đáp ứng mục đích, yêu cầu:</b> Các nội dung và hoạt động của bài giảng đáp
ứng được các mục tiêu đề ra.


<b>7. Đánh giá chung:</b> Đánh giá chung về hiệu quả của bài giảng so với việc sử
dụng phương tiện truyền thống.


<b>III. Đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT (Xem xét tổng thể tiết dạy có</b>
<b>ứng dụng CNTT, vừa sử dụng các phương tiện, thiết bị khác)</b>



Trong thực tiễn dạy học ở các trường phổ thông hiện nay, có nhiều ý kiến khác
nhau về đánh giá chất lượng giờ dạy có ứng dụng CNTT. Nhiều tiết học sử dụng cơng
cụ trình chiếu powerpoint rất hấp dẫn, nhưng hiệu quả sư phạm không cao. Học sinh
chỉ theo dõi các hình ảnh chiếu trên màn hình, chưa kết hợp ghi chép vở và tất nhiên
khơng có các hoạt động dạy - học tích cực,...


Sở GD&ĐT Hà Giang quy đinh tạm thời các tiêu chí đánh giá tiết dạy có ứng
dụng CNTT để định hướng cho việc sử dụng CNTT trong dạy học ở trường trung học
như sau:


<b>A.</b> <b>Việc đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn, 10 tiêu chí</b> (Mỗi tiêu chí tối đa 2
điểm).


<b>1. Tiêu chuẩn 1: Nội dung</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Tiêu chí 2: </b>Đủ nội dung cơ bản và đáp ứng đầy đủ mục tiêu bài học; có tính hệ
thống; nhấn mạnh đúng trọng tâm.


<b>Tiêu chí 3:</b> Liên hệ thực tế phù hợp và có tính giáo dục; có sử dụng tài liệu, tư
liệu minh họa cho bài giảng điện tử (đa phương tiện (multimedia): văn bản, phim, âm
thanh, phần mềm hỗ trợ…) chính xác, có ý nghĩa, sát với nội dung bài học, đúng lúc,
thời lượng hợp lý.


<i>Yêu cầu cụ thể</i>: Đánh giá việc lựa chọn chủ đề để ứng dụng CNTT có sử dụng
phương tiện multimedia minh họa:


- Trong toàn bộ chương trình, khơng phải bất cứ chủ đề nào, bài học nào cũng
phải ứng dụng CNTT. Trong trường hợp chủ đề dạy học chỉ cần tới các thiết bị truyền
thống thì dứt khốt khơng sử dụng CNTT, việc sử dụng CNTT sẽ khơng chỉ tốn kém
mà có khả năng làm giảm chất lượng tiết dạy. Tiết dạy được lựa chọn phải có tình


huống dạy học ứng dụng CNTT hiệu quả.


- Ngồi các slide, có các phần mềm dạy học, các phương tiện multimedia như:
video-clip, hình ảnh, âm thanh, graphic… làm rõ và thể hiện được sinh động nội dung
bài học, dễ hiểu, đạt hiệu quả cao cho minh hoạ, giúp học sinh khám phá, hệ thống hóa
và khắc sâu kiến thức.


- Có thể có các siêu liên kết (hyperlink) ghép nối giữa các slide, các phần mềm
dạy học, các video-clip,… khéo léo, phù hợp trình tự bố cục bài giảng, làm cho bài
giảng dễ hiểu, logic và không mất thời gian tìm kiếm.


- Tùy bài mà chọn dùng phần mềm dạy học và các slide chữ, hình (hình động
hoặc hình tĩnh), slide sơ đồ cho phù hợp. Nội dung và dữ liệu trong các slide phải đảm
bảo minh họa, khắc sâu và chốt lại hoặc hệ thống hóa được kiến thức (đặc biệt phần
trọng tâm bài), hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá bài học.


Phương tiện multimedia, phần mềm ứng dụng sát nội dung bài học, không lạm
dụng, đạt hiệu quả cao và sinh động trong thể hiện kiến thức và dẫn dắt học sinh xây
dựng bài học.


<b>2. Tiêu chuẩn 2: Phương pháp</b>


<b> </b> <b> Tiêu chí 4:</b> Phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung
của kiểu bài lên lớp.


<b> </b> <b> Tiêu chí 5:</b> Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy và học; kết hợp
tốt việc ứng dụng CNTT với các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung của kiểu
bài lên lớp.


<i> </i> <i> Yêu cầu cụ thể</i>: Xem xét sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc sử dụng phương


pháp đặc thù của bộ môn; tránh việc xem ứng dụng CNTT là một phương pháp dạy
học mới bởi vì ứng dụng CNTT chỉ giúp hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy-học. Ví dụ
có nhiều trường hợp cần tới tổ chức hoạt động học tập cá nhân và nhóm thì giáo viên
lại trình chiếu powerpoint theo kiểu dạy học đồng loạt.


<b>3. Tiêu chuẩn 3:Phương tiện và kỹ thuật</b>


<b> </b> <b>Tiêu chí 6:</b> Kết hợp tốt việc sử dụng phương tiện cho bài giảng điện tử và các
phương tiện, thiết bị dạy học khác phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp (khi cần
thiết).


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Xem xét việc kết hợp phương tiện dạy học truyền thống với phương tiện CNTT
và kĩ thuật thiết kế các slide.


Xác định xem có phải tình huống dạy học chỉ cần phương tiện truyền thống
đơn giản rẻ tiền, mà giáo viên vẫn dùng phương tiện CNTT.


Xác định việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương tiện dạy học truyền thống và
phương tiện CNTT trong những tình huống cụ thể (khi cần thiết sử dụng các phương
tiện này) vì việc sử dụng phương tiện CNTT (mỗi phương tiện multimedia và phần
mềm dạy học) phải có mục đích, ý đồ riêng.


Xác định xem giáo viên có biết thao tác tốt các slide với các phương tiện
multimedia và phần mềm dạy học (PMDH) sử dụng; giáo viên có biết tổ chức cho học
sinh ghi chép khi trình chiếu các slide của powerpoint hoặc trình bày bài giảng bằng
phần mềm dạy học khác.


Trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm, kích thích được sự hưng phấn, tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; không làm học sinh mất tập trung vào bài học
bằng những phương tiện multimedia khơng cần thiết, chỉ thuần trang trí.



<i>u cầu cụ thể:</i>


+ Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa các
slide với lời giảng, giữa hoạt động của thầy - trị với tiến trình bài dạy. Dù trên bài
giảng điện tử có bố trí những slide; hoặc trên những slide có bố trí những chỗ để trình
bày nội dung chính cho học sinh ghi, nhưng bảng cũng phải là nơi để giáo viên minh
họa, mở rộng thêm những điều khơng có trong sách giáo khoa hoặc giải thích những
thắc mắc của học sinh, là nơi để học sinh trình bày bài tập của mình


+ Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu
của phần đông học sinh. Học sinh theo dõi kịp và ghi vở kịp.


+ Hình và chữ phải rõ, nét; cỡ chữ đủ lớn để học sinh cuối lớp cũng xem được;
gọn lời, trình bày đẹp và có tính trực quan, thể hiện nổi bật được kiến thức.


+ Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có
mức độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không quá tải đối với học sinh, không gây nhiễu
loạn làm mất tập trung vào bài học. Các hiệu ứng không làm học sinh phân tán chú ý,
khơng q nhiều, sử dụng có cân nhắc đến ảnh hưởng bất lợi của nó.


Ví dụ: <b>Không nên làm</b> con chữ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm,
vòng vèo, chậm chạp; các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc rời rạc, lừ đừ; màu
sắc sặc sỡ, loè loẹt; âm thanh ồn ào chói tai khi chuyển slide hoặc đánh dấu trắc
nghiệm. Phối màu khơng khoa học khiến các dịng chữ mờ nhạt, khó nhìn; Hình ảnh
và màu sắc làm nền sặc sỡ/ chữ màu vàng nhạt; hoặc nền màu vàng nhạt / chữ màu
vàng / nâu, khó thấy chữ.


+ Giáo viên làm chủ được kỹ thuật, thao tác nhuần nhuyễn, trình chiếu khơng
trục trặc.



+ Khoa học trong cách thiết kế, trình bày. Các slide khơng q nhiều (trung
bình thường ≤ 30 slide/1tiết), được thiết kế khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ mơn,
có tác dụng giúp học sinh suy nghĩ, tìm tịi, khám phá, luyện tập. Có phương tiện
multimedia nào khơng thật sự cần thiết khơng?


+ Có bố trí những slide để trình bày nội dung cho học sinh ghi. Các slide này
thường được thiết kế với màu nền, màu chữ khác với các slide khác.


<b>4. Tiêu chuẩn 4: Tổ chức lớp học </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Tiêu chí 9</b>. Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động phù hợp
với nội dung của kiểu bài; đảm bảo tính tương tác giáo viên-học sinh, học sinh-giáo
viên, học sinh-học sinh.


Đánh giá sự phân phối thời gian hợp lý giữa các bước lên lớp, các nội dung
(chính, phụ), các khâu (ôn, giảng, luyện).


Đánh giá việc tổ chức học sinh học tập tích cực.


Đánh giá bài giảng bảo đảm sự tương tác giữa học sinh với bài học, sự đáp ứng
với tính cá thể trong bài học, có thể giúp học sinh tự học mọi lúc, mọi nơi.


Tổ chức hợp lý việc trình chiếu, minh họa với việc tổ chức hoạt động học tập,
rèn luyện theo tổ, nhóm; điều khiển học sinh đóng góp xây dựng bài; tạo điều kiện cho
học sinh tương tác với bài giảng điện tử.


Có các câu hỏi tương tác với bài học thơng qua bài tập thực hành: Các câu hỏi
được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm
lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động.



Nguồn tư liệu phong phú liên quan đến bài học, tài liệu, website tham khảo để
người học tự chủ đọc thêm (nếu có), nhưng trích dẫn có liều lượng thích hợp.


<b>5. Tiêu chuẩn 5: kết quả, hiệu quả </b>


<b>Tiêu chí 10</b>. Việc ứng dụng CNTT giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động dạy
học, tạo hứng thú trong học tập của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
Học sinh ghi được bài, đa số học sinh hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng
kiến thức.


Đây là tiêu chí đánh giá hết sức quan trọng. Tiêu chí yêu cầu phải xác định là
hiệu quả của tiết dạy học. Học sinh hứng thú học tập hơn, thực sự hoạt động tích cực
trong học tập. Kiến thức, kĩ năng đạt được qua tiết dạy học có ứng dụng CNTT phải
tốt hơn khi chỉ dạy bằng các phương tiện truyền thống.


<i>Yêu cầu:</i>


- Thực hiện được mục tiêu bài học.


- Học sinh ghi chép được bài, hiểu bài và hứng thú học tập.
- Học sinh tích cực, chủ động tìm ra bài học.


- Học sinh được thực hành, luyện tập.


- Phát huy được tác dụng nổi bật của CNTT mà bảng đen và các đồ dùng dạy học
khác khó đạt được.


<b>B. Cách xếp loại </b>



1. Loại giỏi:


a. Tổng điểm đạt từ 17-20.


b. Các tiêu chí: 1,4,6,9 phải đạt 2 điểm và tiêu chí 10 phải đạt từ 1,5 điểm trở
lên.


2. Loại khá:


a. Tổng điểm đạt từ 13 – 16,5.


b. Các tiêu chí 1, 4, 9 phải đạt 2 điểm và tiêu chí 10 phải đạt từ 1,0 điểm trở lên.
3. Loại trung bình:


a. Tổng điểm đạt từ 10 – 12,5.


</div>

<!--links-->
Thuyết minh và hướng dẫn thực hiện định mức lao động trong xây dựng cơ bản - P4
  • 8
  • 1
  • 3
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×