Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

de tai 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.17 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I. TÊN ĐỀ TÀI : “GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CÁC MÔN HỌC” II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là : Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông ; việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như : Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIV/AIDS, giáo dục An toàn giao thông, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích, giáo dục nguy cơ bom mìn,… Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường học, giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo. Từ những yêu cầu trên, giáo dục tiểu học nói chung, học sinh lớp năm nói riêng, ngoài việc trang bị cho các em những kiến thức, kĩ năng cơ bản của nội dung chương trình, giáo viên còn phải trang bị cho các em khả năng thích ứng với thực tế, có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Việc giáo dục kĩ năng sống ở tiểu học được thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động lao động bảo vệ môi trường, các hoạt động Đội, các hoạt động giáo dục mà cụ thể qua các tiết học trên lớp, các em thể hiện được khả năng ứng xử, xử lí tình huống của nội dung bài học để rút ra bài học cho chính bản thân và cuộc sống. Để hưởng ứng Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm xây dựng thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, trang bị cho các em những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của xã hội, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi cũng thực hiện việc giáo dục kĩ năng sống.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> cho học sinh bằng những kiến thức từ nội dung chương trình giảng dạy qua đề tài : “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 qua các môn học”. 1. Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Số 1 Duy Nghĩa 2. Phạm vi nghiên cứu : Chương trình Tiếng Việt và Đạo đức lớp 5 III. CƠ SỞ LÍ LUẬN : Từ những năm 1995 - 1996, thuật ngữ kĩ năng sống đã xuất hiện trong các trường phổ thông Việt Nam, thông qua Dự án “Giáo dục Kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV / AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện. Từ đó đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đã tiến hành giáo dục kĩ năng sống gắn với giáo dục các vấn đề xã hội như : phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tai nạn bom mìn, bảo vệ môi trường… Giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI : Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống mà thực chất là một cách tiếp cận kĩ năng sống. Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường học, giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo. Theo quan niệm của các tổ chức Y tế thế giới (WTO), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những con người phát triển toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng. Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong Luật Giáo dục năm 2005. Theo Luật Giáo dục 2005, Điều 2 đã xác định : Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp ; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN : Kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách ; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp ; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại, người không có kĩ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống. Do đó, kĩ năng sống không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân và gia đình, cộng đồng và Tổ quốc ; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. Giáo dục kĩ năng sống còn là một trong những nhiệm vụ thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : 1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống : Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị , thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực ; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. 2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dựa trên các nguyên tắc : a. Tương tác : b. Trải nghiệm : c. Tiến trình : d. Thay đổi hành vi : e. Thời gian - môi trường giáo dục : 3. Nội dung giáo dục kĩ năng sống : Nội dung giáo dục kĩ năng sống trong các trường phổ thông gồm 21 kĩ năng cơ bản. Các kĩ năng này không đứng độc lập trong một mà nó có.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong một tình huống nhất định. Trước một vấn đề được đặt ra, học sinh thể hiện nhiều kĩ năng như : kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ kĩ năng hợp tác, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin… 4. Biện pháp thực hiện : Thông thường, một bài giáo dục kĩ năng sống thường được thực hiện theo 4 bước / giai đoạn sau : Bước 1 : Khám phá Bước 2 : Kết nối Bước 3 : Thực hành / Luyện tập Bước 4 : Vận dụng Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các môn học cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như ; thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức các hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,… thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,… học sinh có cơ hội được rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng cần thiết. Theo yêu cầu của chương trình phổ thông hiện nay, dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh cũng là một trong các nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Qua các hoạt động tự tìm kiếm, thu thập thông tin, lắng nghe tích cực, giao tiếp, thảo luận nhóm, các trò chơi học tập, các nội dung được lồng ghép, học sinh cũng đã được bộc lộ các kĩ năng sống cơ bản dù ở mức độ đơn giản của học sinh tiểu học. Với điều kiện của lớp chủ nhiệm, sự phân công của nhà trường hiện nay, bản thân tôi đã nghiên cứu việc lồng ghép, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp mình chủ nhiệm qua một số tiết học trong chương trình hai môn học Tiếng Việt và Đạo đức lớp 5. Trong phạm vi đề tài này, ngoài việc giáo dục các kĩ năng như đã nói ở trên, tôi rèn luyện cho các em các kĩ năng xử lí thông tin, bày tỏ thái độ của mình trước một vấn đề. Sau đây là một số nội dung được giáo dục kĩ năng sống cụ thể cho các em. 5. Nội dung cụ thể : Các tiết học, bài học trong chương trình tiểu học nói chung, lớp năm nói riêng đều có nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở mọi tình huống, mọi vấn đề. Song, theo sự phân công của chuyên môn, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi xin giới thiệu một số ví dụ điển hình về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua 2 môn Tiếng Việt và Đạo đức. 5.1. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt :.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bài Thư gửi các học sinh : Câu hỏi 3 : Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ? (Học sinh thể hiện sự tự tin : cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn, phấn đấu rèn luyện để xây dựng đất nước). Bài Lòng dân : Học sinh thể hiện kĩ năng xác định giá trị : biết nhận xét về tính cách của các nhân vật trong câu chuyện ; thể hiện kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đóng vai thể hiện các nhân vật trong câu chuyện. Bài Những con sếu bằng giấy : Thể hiện sự cảm thông : chia sẻ, cảm thông vói những nạn nhân của phóng xạ nguyên tử, nhất là cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki ; thể hiện kĩ năng giao tiếp qua câu hỏi 4 : Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xaxa-cô ? (chúng tôi luôn ở bên bạn ; chúng tôi muốn thế giới này không có chiến tranh, mãi mãi hòa bình). Bài Một chuyên gia máy xúc : Thể hiện kĩ năng giao tiếp : đóng vai, thể hiện sự thân mật giữa hai người bạn đồng nghiệp. Bài Sự sụp đổ của chế độ a-pac-thai : Học sinh thể hiện kĩ năng cảm thông : thông cảm với những khổ cực, nghèo đói của người dân châu Phi, thể hiện kĩ năng tư duy phê phán : tỏ rõ sự bất bình với chế độ a-pac-thai : dã man, tàn bạo ; xác định giá trị : tôn trọng Nen-xơn Man-đê-la, vị Tổng thống đầu tiên, người đã từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ a-pac-thai ; kĩ năng tìm kiếm thông tin : tìm hiểu các thông tin để giới thiệu về vị Tổng thống của Nam Phi qua hệ thống câu hỏi của bài. Bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít : HS thể hiện kĩ năng xác định giá trị qua câu hỏi 2 : (Nhà văn Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá là nhà văn quốc tế) ; chia sẻ cảm xúc ở câu hỏi 4 : coi thường những tên phát xít, coi họ là những tên cướp. Bài Tập làm văn Luyện tập làm đơn (tuần 6): Học sinh thể hiện kĩ năng xử lí thông tin : biết được số lượng chất điô-xin do Mĩ rải xuống Việt Nam và những ảnh hưởng đối với con người và môi trường sống ở Việt Nam ; kĩ năng thể hiện sự cảm thông : thông cảm và chia sẻ những nỗi đau do chất độc màu da cam đem lại ; kĩ năng ra quyết định : làm đơn gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ những nạn nhân bị chất độc màu da cam. Bài Những người bạn tốt :.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thể hiện kĩ năng xác định giá trị : tôn trọng sự tài ba của A-ri-ôn và đàn cá heo thông minh, tốt bụng ; thể hiện kĩ năng chia sẻ cảm xúc : bất bình trước sự độc ác, tham lam của đám thủy thủ qua câu hỏi 4 : nêu được sự đối lập tính cách của đàn cá heo (loài vật) và đám thủy thủ (con người), vận dụng câu nói của người xưa : “Cứu vật, vật trả ân, giúp nhân, nhân trả oán”. Bài Kể chuyện Cây cỏ nước Nam : Qua câu chuyện giáo dục HS kĩ năng xác định giá trị : tôn trọng những danh y đã dày công tìm các phương thuốc chữa bệnh cứu người lúc chiến tranh ở trong thiên nhiên ; kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : nêu được những loại cây thuốc và giá trị chữa bệnh của nó ngay trong vườn nhà để vận dụng vào thực tế cuộc sống. Bài Tập làm văn : Luyện tập thuyết trình, tranh luận : Học sinh thể hiện kĩ năng kiên định : nhận thức được cái gì là quý nhất và và lí do để bảo vệ ý kiến của mình ; kĩ năng tự tin : thuyết trình vấn đề mình muốn nói ; kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ : tìm đến bạn bè và thầy cô giáo nhờ sự đồng tình, ủng hộ và xây dựng chắc chắn cho lập luận của mình. Bài Chuyện một khu vườn nhỏ : HS thể hiện kĩ năng nhận thức : biết được đặc điểm của từng loài cây ; thay đổi hành vi : không nên bắt phá tổ chim vì nơi chim đến đậu chính là vườn. Bài Người gác rừng tí hon : HS thể hiện kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (chia sẻ trách nhiệm : ba ốm, em đi theo lối ba vẫn đi tuần ; kĩ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định (gọi nhờ diện thoại về báo công an, khi xe trộm gỗ khởi động em lao ra). Bài Chuỗi ngọc lam : HS thể hiện kĩ năng tự nhận thức (bé Gioan biết được chị đã thay mẹ nuôi mình nên quan tâm đến chị trong ngày Giáng sinh) ; kĩ năng ra quyết định (đập con lợn đất để mua chuỗi ngọc lam) ; kĩ năng giao tiếp (xây dựng mối quan hệ mới giữ người chị và Pi-e, chia sẻ những không may trong cuộc sống). Bài Tập làm văn Lập chương trình hoạt động : HS thể hiện kĩ năng hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động) ; kĩ năng tự tin (phân công công việc cho các thành viên trong lớp) ; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm… Bài Tiếng rao đêm : Thể hiện kĩ năng xác định giá trị (tôn trọng công việc chân chính của mọi người) ; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (có trách nhiệm với cộng đồng) Bài Lập làng giữ biển :.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Thể hiện kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (có trách nhiệm với quê hương, đất nước) ; kĩ năng thương lượng (phân tích, giải thích cho mọi người hiểu rõ lợi ích của việc lập làng mới ở vùng biển đảo của Tổ quốc) Bài Tập làm văn : Tập viết đoạn đối thoại : Thể hiện kĩ năng tư duy sáng tạo (viết lời cho nội dung một đọan đối thoại ngắn), kĩ năng hợp tác (thảo luận nhóm, hoàn thành đoạn đối thoại) ; kĩ năng tự tin (đóng vai, thể hiện nhân vật). Bài Ôn tập giữa kì 2 (Lập bảng thống kê) : Thể hiện kĩ năng thu thập, xử lí thông tin (lập được bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể) ; kĩ năng hợp tác (làm việc theo nhóm, hoàn thành bảng thống kê) ; tự tin (trình bày nội dung bảng thống kê). Bài Một vụ đắm tàu : Thể hiện kĩ năng giao tiếp (ửng xử khi gặp bạn mới) ; kĩ năng tự nhận thức (nhận thức về bản thân) ; kĩ năng kiểm soát cảm xúc (khi gặp tai họa) ; kĩ năng ra quyết định (chọn phương án nhường bạn xuống xuồng của Ma-riô). Bài Con gái : Thể hiện kĩ năng tự nhận thức (nhận thức về bản thân, sự bình đẳng nam nữ) ; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (con sẽ thay đứa con trai trong nhà cho mẹ) ; kĩ năng ra quyết định (cứu thằng Hoan) … 5.2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Đạo đức : Bài Em là học sinh lớp 5 : HS thể hiện kĩ năng tự nhận thức (mình là học sinh lớp 5) ; kĩ năng xác định giá trị (giá trị của học sinh lớp năm : lớn nhất trường, gương mẫu để HS các lớp dưới noi theo). Bài Có chí thì nên : Thể hiện kĩ năng thể hiện sự cảm thông (chia sẻ hoàn cảnh khó khăn của Trần Bảo Đồng) ; kĩ năng đặt mục tiêu (phải học thật giỏi để sau này có thể đỡ đần mẹ, chăm sóc ba cùng các em). Bài Tình bạn : Thể hiện kĩ năng tư duy phê phán (phê phán, đánh giá những hành vi ứng xử không đúng : bỏ bạn lúc nguy hiểm) ; kĩ năng giao tiếp (ứng xử phù hợp) ; kĩ năng ra quyết định (lúc nguy hiểm) ; kĩ năng thể hiện sự cảm thông. Bài Kính già, yêu trẻ : Thể hiện kĩ năng giao tiếp (khi gặp người già và trẻ em) ; kĩ năng ra quyết định (nhường đường hoặc dắt qua đường khi đông người hoặc qua đường lầy lội). Bài Hợp tác với những người xung quanh :.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Thể hiện kĩ năng tư duy phê phán (phê phán sự ích kỉ, cá nhân) ; kĩ năng hợp tác (hợp tác với bạn bè xung quanh : đông tay thì vỗ nên kêu) ; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (cùng chia sẻ với các bạn để hoàn thành trách nhiệm) ; kĩ năng ra quyết định (quyết định phù hợp để có hiệu quả). Bài Em yêu hòa bình : Thể hiện kĩ năng xá định giá trị (yêu tổ quốc và tự hào về Tổ quốc) ; kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin (thu thập và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam) ; kĩ năng hợp tác (làm việc theo nhóm) ; kĩ năng tự tin (trình bày những hiểu biết về đất nước và con người Việt Nam). 5.3. Bài soạn minh họa : Tập đọc : CHUỖI NGỌC LAM I. MỤC TIÊU : - Biết đọc diễn cảm bài văn ; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện tính cách nhân vật. - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC : 1. Kĩ năng tự nhận thức (bé Gioan biết được chị đã thay mẹ nuôi mình nên quan tâm đến chị trong ngày Giáng sinh) 2. Kĩ năng ra quyết định (đập con lợn đất để mua chuỗi ngọc lam) 3. Kĩ năng giao tiếp (xây dựng mối quan hệ mới giữ người chị và Pi-e, chia sẻ những không may trong cuộc sống) III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 1. Phương pháp phân tích 2. Thảo luận nhóm 3. Đóng vai VI. ĐDDH : Hình minh hoạ SGK. V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ : Trồng rừng ngập mặn. - 3 em. 2. Bài mới : - Mở SGK. a. Giới thiệu tranh chủ đề : (Khám - Quan sát, nêu nội dung tranh và phá) chủ đề: Giới thiệu bài : Con người sống - Nghe. phải biết quan tâm chăm sóc nhau. Bài học hôm nay nói về 3 hoàn cảnh khác nhau nhưng biết quan tâm nhau trong ngày Giáng sinh. b. Luyện đọc : (Kết nối) - Cá nhân, đồng thanh. - Từ Pi-e, Gioan, Nô-en, giáo - Lộc, Duyên. đường. - Đọc, thể hiện ngữ đoạn. - Đọc mẫu :.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Câu : “Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người anh yêu - Đọc nối tiếp quí.” Đoạn 1 : Từ đầu … người anh yêu quý. Đoạn 2 : đoạn còn lại. - Đọc truyền điện. - Nghe và đọc thầm theo. - Đọc mẫu thể hiện tính cách nhân vật qua các lời thoại. c. Tìm hiểu bài : (Thực hành) - Đọc thầm đoạn 1 và trả lời CH 1. Câu 1 : Cô bé mua chuỗi ngọc để Cô bé mua chuỗi ngọc để tặng chị tặng ai ? Em có đủ tiền mua chuỗi gái đã nuôi mình. Cô bé không đủ ngọc không ? Chi tiết nào cho biết tiền mua. Chi tiết : nắm xu. điều đó ? Hỏi : Tiền ở đâu em bé đi mua chuỗi … em bé quyết định đập con lợn ngọc ? đất mà em đã dành dụm. + Để biết ơn người đã nuôi mình, em bé đã quyết định dành dụm tiền để mua chuổi ngọc tặng chị. *Tìm từ đồng nghĩa với từ “tặng” : ... từ biếu Hỏi thêm : Vì sao chú Pi-e gỡ mảnh ... chú tế nhị, sợ cô bé ngại. giấy ghi giá tiền ? Đọc tiếng đoạn 1. Đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 2, 3. Câu 2 : Chị của cô bé tìm gặp Pi-e ... để xác định có phải cô bé mua để làm gì ? chuỗi ngọc không, ngọc thật hay giả, giá tiền bao nhiêu. Câu 3 : Vì sao Pi-e nói rằng em bé ... vì em bé mua chuỗi ngọc bằng đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc ? toàn bộ số tiền mà em có. Giải thích : giáo đường Câu 4 : Em nghĩ gì về những nhân - Nhóm 4, thảo luận và nêu (Điểm vật trong câu chuyện này ? chung : mọi người đều biết quan tâm đến nhau, cô bé Gioan : biết ơn đến người chị đã thay mẹ nuôi mình, người chị : thật thà ngay thẳng luôn quan tâm đến em gái không để em mắc sai lầm vì tuổi nhỏ ; chú Pi-e : tế nhị, thân mật, biết quan tâm đến mọi người. - Đọc phân vai theo nhóm, thể hiện tính cách của mỗi người và trình bày.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3. Củng cố : (Vận dụng) Nội dung của bài văn : a. Sống vì mình. b. Sồng vì mọi người. c. Sống vì mọi người, hãy biết quan tâm, chăm sóc nhau. 4. Dặn dò : Đọc thể hiện giọng hội thoại.. trước lớp. - Sử dụng thẻ.. - Viết bài.. Tập làm văn : TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI I. MỤC TIÊU : - Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2). - Biết phân vai để đọc lại màn kịch. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : 1. Kĩ năng tư duy sáng tạo (suy nghĩ và viết lời phù hợp với tính cách nhân vật) 2. Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn thành đoạn kịch) 3. Kĩ năng tự tin (đối thoại tự nhiên, thể hiện tính cách nhân vật) III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG : 1. Phân tích, gợi mở 2. Thảo luận nhóm 3. Đóng vai IV. ĐDDH : Tranh minh họa, phần đầu truyện Thái sư Trần Thủ Độ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Khám phá : 1. Bài cũ : Nhắc tên các nhân vật - 2 em. trong đoạn 1 câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ. 2. Bài mới : - Mở SGK. a. H.động 1 : (Kết nối) - Cả lớp, đọc thầm đoạn trích và - Nêu nội dung đoạn trích : TLCH : ... một phú nông, người nhà của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ Thái sư muốn xin làm chức câu đương, TTĐộ đồng ý nhưng bảo chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác, người đó hoảng sợ van xin ông tha cho. - Đoạn trích có mấy nhân vật ? Đó ... có 2 nhân vật : Trần Thủ Độ và là ai ? Thái độ của mỗi người ? phú nông. Trần Thủ Độ nghiêm khắc,.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> dứt khoát ; phú nông khúm núm, ít hiểu biết. b. H.động 2 : (Thực hành) : Viết - Nhóm 4, đọc đề, nêu yêu cầu, TL và tiếp đoạn đối thoại : viết tiếp đoạn kịch theo gợi ý và trình bày : c. H.động 3 : (Vận dụng) Phân vai - Gọi bất kì để đóng vai. biểu diễn : 3. Dặn dò : Hoàn thành đoạn đối - Viết bài. thoại, chuẩn bị viết tiếp đoạn còn lại. Đoạn mẫu : ............................. (SGK) Phú nông : Bẩm, chính con ạ ! TTĐộ : Ta nghe phu nhân nói ngươi muốn làm chức câu đương phải không ? Phú nông : Dạ, lạy Đức Ông, xin Đức Ông thương tình ạ ! TTĐộ : Ngươi biết chức câu đương là làm gì không ? Phú nông : Dạ bẩm Đức Ông, là ... là ... thu thuế và bắt tội phạm ạ ! TTĐộ : À, ra là thế ! Thôi được, nể tình phu nhân ta cho ngươi làm chức câu đương, song phải chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác. Phú nông : Dạ ... dạ ... Đức Ông nói gì ạ ? TTĐộ : Ngươi tưởng phép nước là chuyện đùa chăng ? Phú nông : Bẩm Đức Ông, con đã biết tội con rồi, xin Đức Ông nể tình phu nhân mà tha cho con ạ ! TTĐộ : Ta đã nể tình rồi đó, chỉ là chặt một ngón chân thôi mà ! Phú nông : Thôi, con không dám xin chức câu đương, mong Đức Ông tha tội cho ! TTĐộ : Vậy thì được, ngươi hãy làm một người dân tốt ! Phú nông : Xin đa tạ Thái sư ! Đa tạ Đức Ông ! Đạo đức : CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH I. MỤC TIÊU : - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. - Khi làm việc sai trái, biết nhận và sửa chữa. - Biết ra ý kiến quyết định và kiên định việc làm của mình. - Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác. II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC : 1. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết cân nhắc trước việc làm của mình, phân biệt đó là việc làm đúng hay sai. 2. Kĩ năng ra quyết định và kiên định (suy nghĩ không được trốn tránh trách nhiệm và tìm cách giải quyết) 3. Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những việc làm sai trái, vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ TRONG BÀI : 1. Phân tích 2. Thảo luận nhóm 3. Xử lí tình huống IV. ĐDDH : Hình vẽ SGK. V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Tiết 1 : 1. Bài cũ : (Khám phá) - 3 em. Nêu những việc làm để nêu gương cho HS các lớp dưới ? - Mở SGK. 2. Bài mới : - Cả lớp. a. H.động 1 : GT : Các em là HS lớp 5, là HS lớn nhất trường, phải làm tấm gương tốt cho HS các lớp dưới noi theo. Đồng thời, với mỗi việc làm của mình, các em phải suy nghĩ và thực hiện đúng, phải biết có trách nhiệm về việc làm của mình. b. H.động 2 : (Kết nối) - Nhóm 4 : Đọc câu chuyện và thảo Tìm hiểu về : “Chuyện của bạn Đức”. luận các câu hỏi SGK. - Đức đã gây ra chuyện gì ? … vô tình đá bóng trúng vào bà Doan. - Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm … hối hận muốn nói với bố mẹ thấy thế nào ? những không đủ can đảm. - Theo em, Đức nên giải quyết việc … đến xin lỗi bà Doan (đó là sự vô này như thế nào cho tốt ? Vì sao ? tình) ; thú nhận với ba mẹ và nhờ ba mẹ đến xin lỗi bà Doan (người lớn nói với nhau dễ hơn) ; im lặng và không nói gì cả (không ai biết). Đức vô ý đá bóng vào bà Doan. Nhưng Đức đã tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết thích hợp nhất,. Các em tìm giúp bạn ấy cách giải quyết có tình, như vậy, với mỗi việc làm, chúng ta cần phải có thái độ ... phải có trách nhiệm về việc làm như thế nào ? của mình. Đọc Ghi nhớ SGK. c. H.động 3 : (Thực hành) - Nhóm 2 : thực hiện BT1 SGK. Xác định những việc làm của người có trách nhiệm : Các p/án a, b, d, g là những biểu hiện.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> của người sống có trách nhiệm : biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi, làm việc đến nơi đến chốn. Chúng ta cần phải học tập. d. H.động 4 : Biết tán thành và không tán thành. 3. Củng cố : 4. Dặn dò : Chuẩn bị liên hệ thực tế. Tiết 2 : a. Hoạt động 1 : Biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp : Phân công các nhóm xử lí các tình huống đã nêu.. + Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết, người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh. b. H.động 2 : Liên hệ bản thân : (Vận dụng) Gợi ý : Chuyện xảy ra thế nào ? Lúc đó em làm thế nào ? Bây giờ, em cảm thấy thế nào ? *Khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. Ngược lại, khi làm một việc thiếu trách nhiệm, dù không ai biết, ta cũng cảm thấy áy náy trong lòng. Người có trách nhiệm là người làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp ; khi làm hỏng việc hoặc có lỗi, họ dám nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt. 3. Củng cố :. - Cả lớp : sử dụng thẻ màu để bày tỏ thái độ. - Đọc ghi nhớ SGK. - Viết bài. - Nhóm 4, xử lí tình huống : a. Đến thư viện trình bày thật với cô phụ trách thư viện, nếu sách rách nhiều, cần hoàn trả để bổ sung sách vào thư viện. b. Nếu không đi được, em cần sớm báo cho các bạn để các bạn đến lấy thuốc phục vụ cắm trại. c. Cần phải thực hiện tốt việc trang trí cho Đại hội, sau đó mới nhắc nhở bạn vì sự thiếu trách nhiệm. d. Nói thật và xin lỗi mẹ.. - Cá nhân : suy nghĩ và nêu các tình huống đã gặp ; kể một việc làm của mình và tự rút ra bài học.. - Đọc Ghi nhớ..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 4. Dặn dò : Biết nhận lỗi và xin lỗi - Viết bài khi làm một việc ảnh hưởng không tốt đến mọi người. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : Qua quá trình nghiên cứu, vận dụng việc giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy trong các môn học, dưới sự hướng dẫn, gợi mở bằng những phương pháp dạy học tích cực, học sinh đã biết thể hiện được các kĩ năng sống trong một số hoạt động thông thường như tự giác học tập, cùng hợp tác làm việc với nhau để hoàn thành nhiệm vụ của một nhóm học tập, tự tin trình bày một vấn đề, biết xử lí, ứng xử một số tình huống cụ thể. Ngoài ra, kĩ năng sống còn được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày trong giao tiếp, trong cách ứng xử thông thường. Sau đây là chất lượng môn Tiếng Việt và Đạo đức cuối học kì của lớp 5B : Thời điểm. Môn. Cuối kì Tiếng Việt I Đạo đức. Giỏi SL. Khá TL. SL. 12. 42,9. 15. 17. 60,7. 11. T bình. TL 53,6. SL 1. TL 3,6. T bình ↑ SL 28. TL 100.0. 39,3. VII. KẾT LUẬN : Nền kinh tế tri thức - Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, đất nước ngày càng phát triển, cuộc sổng kinh tế của đại bộ phận nhân dân cũng đi lên. Đó là những tín hiệu vui, song bên cạnh đó không ít những mặt trái. Trẻ em có nhiều điều kiện để học tập, tiếp thu những sản phẩm do khoa học kĩ thuật - công nghệ thông tin đem lại, có nhiều cơ hội để tiến vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều bậc cha mẹ học sinh vì kinh tế nên ít quan tâm đến con cái hơn, mặc dù việc đầu tư cho sự học của con mình cũng rất nhiều. Việc giáo dục con cái thường phó mặc cho nhà trường bởi các em thường học ở trường gần 2 buổi/ngày từ khi còn mẫu giáo. Do đó trẻ em hiện nay tuy tiếp xúc nhiều với thông tin đại chúng, biết rất nhiều nhưng rất ít kinh nghiệm sống (kĩ năng sống). Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm cần thiết để xây dựng các em trở thành một con người có đủ trí tuệ, đạo đức và thẩm mĩ như mục tiêu của giáo dục phổ thông. Hơn nữa, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường học, giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo. Giáo dục kĩ năng sống giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Ngoài việc giáo dục kĩ năng sống qua các môn học, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi cũng thường xuyên giáo dục các em từ những hành vi đơn giản, thông thường như giao tiếp với mọi người, bảo vệ của công, giữ vệ sinh cá nhân, trường, lớp, bảo vệ môi trường công cộng, tham gia tích cực các hoạt động ngoài giờ lên lớp… giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân và gia đình, cộng đồng và Tổ quốc. VIII. ĐỀ NGHỊ : Nhằm trang bị cho các em những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của xã hội, trang bị cho các em khả năng thích ứng với thực tế, có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày, việc giáo dục kĩ năng sống là một việc làm thường xuyên và được duy trì ở mọi nơi, mọi lúc. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không chỉ là việc làm của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên đứng lớp mà đó là trách nhiệm của tất cả các bộ phận trong và ngoài nhà trường. Công tác chăm sóc các di tích lịch sử, tham quan dã ngoại được du lịch đến các danh lam thắng cảnh, đến các di tích lịch sử văn hóa cũng là những bài học có hiệu quả về việc giáo dục kĩ năng sống. Trên đây là một số kinh nghiệm và bài tập mà bản thân tôi đã thực hiện trong năm học qua góp phần vào việc tuyên truyền, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, biết sống đẹp và biết xử lí các tình huống trong cuộc sống để các em vững tin trong giao tiếp. Đồng thời, qua đề tài này, cùng với sự chung tay góp sức của mọi ngành, mọi người và toàn xã hội, tôi mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn bởi sự ứng xử văn minh, văn hóa nhất là thế hệ trẻ. Kính mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp ! Tác giả. Lê Thị Huệ. IX. PHỤ LỤC : Sau đây là một số sản phẩm thể hiện của học sinh qua môn học Tiếng Việt và Đạo đức :.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> X. TÀI LIỆU THAM KHẢO :. TT. Tên tác giả. Tên tài liệu. 1. Hoàng Hòa Bình. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học. Nhà xuất bản. Năm xuất bản 2010. Nhà XB GD. 2. Nguyễn Danh Bình. Báo Giáo dục và thời đại số 240. 3. Nguyễn Minh Thuyết. Tiếng Việt lớp 5 tập 1 (SGK). Nguyễn Minh Thuyết. Tiếng Việt lớp 5 tập 2 (SGK). Nguyễn Minh Thuyết. Tiếng Việt lớp 5 tập 1 (SGV). Nguyễn Minh Thuyết. Tiếng Việt lớp 5 tập (SGV). 7. Lưu Thu Thủy. Đạo đức lớp 5 (SGK). Nhà XB GD. 2006. 8. Lưu Thu Thủy. Đạo đức lớp 5 (SGV). Nhà XB GD. 2006. 4. 5. 6. Cơ quan của Bộ GD. 01/12/2012 2009. Nhà XB GD 2009 Nhà XB GD 2006 Nhà XB GD 2006 Nhà XB GD.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> MỤC LỤC STT. Nội dung. Trang. 1. Tên đề tài. 1. 2. Lí do chọn đề tài. 1. 3. Cơ sở lí luận. 2. 4. Cơ sở thực tiễn. 3. 5. Nội dung nghiên cứu. 3. 6. Kết quả nghiên cứu. 14. 7. Kết luận. 14. 8. Đề nghị. 15. 9. Phụ lục. 15. 10. Tài liệu tham khảo. 16. 11. Mục lục. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến, giải pháp, đề án, thời gian, cấp có thẩm quyền công nhận : - Tên sáng kiến : “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 qua các môn học”. - Giải pháp, đề án : giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm trang bị những kĩ năng tự quản lí bản thân và xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. - Thời gian thực hiện : năm học 2012 – 2013. - Cấp có thẩm quyền công nhận : Hội đồng thi đua Trường Tiểu học số 1 Duy Nghĩa 2. Mô tả sáng kiến, giải pháp, đề án : - Sáng kiến nêu những kĩ năng cần giáo dục trong nội dung các bài học của 2 môn Tiếng Việt và Đạo đức nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. - Giải pháp : vận dụng nhiều phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như ; thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức các hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,… thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai… học sinh có cơ hội được rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng cần thiết. - Thuyết minh tính mới : đề tài khai thác những tình huống trong nội dung bài học để hướng dẫn giáo dục cho học sinh những kĩ năng ứng xử phù hợp. b. Khả năng áp dụng : sáng kiến có thể áp dụng trong toàn huyện. c. Hiệu quả áp dụng của sáng kiến, giải pháp, đề án trong thực hiện nhiệm vụ, công tác : qua thời gian áp dụng sáng kiến, học sinh biết tự tin, tự giác học tập, cùng hợp tác làm việc với nhau để hoàn thành nhiệm vụ của một nhóm học tập, tự tin trình bày một vấn đề, biết xử lí, ứng xử một số tình huống cụ thể. Ngoài ra, kĩ năng sống còn được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày trong giao tiếp, trong cách ứng xử thông thường..

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×