Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tổng quan về các tính chất vật lý và hóa học của đất Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.67 KB, 16 trang )

Tổng quan về các tính chất vật lý và hóa học của đất Việt Nam
I.
Đất vùng đồng bằng và ven biển Việt Nam
Đặc điểm chung
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có các mạng lưới sông dày
đặc với nhiều lưu vực sông kết hợp với trầm tích biển đã tạo ra những vùng đồng bằng
lớn nhỏ khác nhau. Đặc tính và tính chất ở các vùng đaồng bằng thay đổi tùy thuộc vào
bản chất phù sa của các hệ thống sông khác nhau.
Một số đặc điểm chung của đất vùng đồng bằng:
- Đất thường có địa hình bằng phẳng, dễ dàng canh tác và điều tiết nước, thích hợp
với nhiều loại cây trồng nơng nghiệp và là nơi tập trung dân cư đông đúc và có lịch sử
canh tác khá lâu đời, đất được thục hóa qua tác động định hướng của con người, có độ phì
nhiêu thực tế cao.
- Q trình rửa trơi khơng xảy ra hoặc rất yếu, trong khi q trình tích tụ xảy ra khá
phổ biến làm đất có độ phì tự nhiên cao.
- Đất có mực nước ngầm nơng do đó thường xuất hiện q trình glây hóa trong các
tầng đất ẩm thường xuyên ở bên dưới. Hiện tượng glây làm đất có màu xanh xám hoặc
xanh nhạt do màu được tạo bởi Fe 2+ trong điều kiện yếm khí kết hợp với sét, silic và
nhôm... thường xuất hiện ở địa hình trũng đồng bằng. Quá trình glây mạnh làm đất bị mất
cấu trúc và chứa nhiều chất độc gây ra các ảnh hưởng xấu đối với cây trồng.
- Quá trình bồi tụ phù sa do hoạt động của các dịng sơng tn theo quy luật lắng
đọng những hạt có kích thước lớn trước rồi đến những hạt có kích thước nhỏ và mịn, từ
đầu nguồn xuống hạ nguồn, từ vị trí gần đến xa sơng. Quy luật lắng đọng đã chi phối rõ
đến thành phần cơ giới đất ở những vị trí khác nhau của lưu vực sơng.
- Tùy thuộc vào cấu tạo địa chất, địa hình, mẫu chất phù sa của từng lưu vực hệ
thống sông khác nhau đã hình thành ra các loại đất ở đồng bằng có thành phần khống
vật, tính chất vật lý và hóa học khác nhau.
- Những vùng ven biển ảnh hưởng của các quá trình mặn và phèn (hay chua mặn) đã
chi phối mạnh mẽ tới các tính chất đất ở đây.
1. Đất phù sa (Fluvisols)
Nhóm đất phù sa gồm những loại đất được bồi tụ từ những sản phẩm phù sa của sơng


khơng chịu ảnh hưởng của các q trình mặn hóa hay phèn hóa. Về mặt hình thái nhóm
đất phù sa mang đặc tính xếp lớp (Fluvic ptoperties), Tên gọi theo hệ thống phân loại
FAO – UNESCO là Fluvisols (FL).
Do đặc điểm cấu tạo về địa chất và địa hình của nước ta những nhóm đất được bồi tụ phù
sa thường hình thành về phía biển. Theo các hệ thống sơng chính đất phù sa được hình
thành và phân bố thành hai đồng bằng châu thổ lớn là Đồng bằng châu thổ sông Hồng và
Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, ngồi ra cịn một dải đồng bằng hẹp ở vùng ven biển
miền Trung.
 Đất phù sa hệ thống sông Hồng


- Đất phù sa hệ thống sơng Hồng là nhóm đất phù sa thuộc đồng bằng Bắc Bộ được
hình thành do sự bồi tích phù sa của hệ thống sơng Hồng. Diện tích khoảng 600.000 ha.
Phân bố tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội,
Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Hải Phịng...
- Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình, mùa hạ nóng và mưa nhiều
(tháng 4 – 10), mùa đông lạnh và khô hanh đầu mùa nhưng cuối mùa thì ẩm ướt do mưa
phùn (tháng 11 – 4). Địa hình vùng đồng bằng sơng Hồng khá bằng phẳng, hơi nghiêng từ
Tây Bắc sang Đông Nam.
- Thủy chế sơng thất thường, mùa mưa có lưu lượng nước khoảng 30.000 m 3/s, chứa
900 – 1300 g cặn phù sa/m3 nước; mùa khô lưu lượng chỉ khoảng 460 m 3/s và trong mỗi
mét khối nước chỉ chứa khoảng 500g cặn phù sa. Việc đắp đê chống lũ làm cho đồng bằng
mang tính chất được bồi đắp dở dang, cũng do đó hàng năm một lượng lớn phù sa được
đổ ra biển nên các cửa sông mỗi năm đất có thể lấn ra biển hàng trăm mét. Dải đất ngoài
đê năm nào cũng được phù sa bồi đắp nên được trẻ hóa và màu mỡ.
- Thành phần hóa học của cặn phù sa ở đây rất phong phú với các chất tổng số: SiO 2
= 55 - 65%, R2O3 = 25 – 30%, N = 0,2 – 0,3%, P 2O5% = 0,4 – 0,6%, Na2O + K2O = 2 –
3%, CaO + MgO% = 2 – 2,5%, pH = 7 – 7,5%.
 Đất phù sa hệ thống sông Cửu Long
- Đất phù sa sơng Cử Long có diện tích khoảng 850.000 ha (lơn thứ hai sau diện tích

đất phèn ở đồng bằng Nam Bộ). Phân bố dọc hai bên bờ sông Tiền Giang và sông Hậu
Giang. Đây là lớp phù sa trẻ nhất của đồng bằng nước ta, do ở Đồng bằng sơng Cửu Long
khơng có dê nên mùa mưa lũ ngập tràn trên phần lớn diện tích vùng đồng bằng.
- Hàm lượng phù sa trong nước sông Cửu Long thấp hơn sông Hồng, trong mùa
mưa lũ cũng chỉ đật khoảng 250 g/m3, tuy nhiên, với tổng lượng nước chảy qua sông hàng
năm rất lớn khoảng 1400 tỷ m3 nên tổng lượng phù sa bồi đắp hàng năm ở đây cũng rất
lớn (khoảng 1 – 1,5 tỷ m 3) lượng phù sa này được lan tỏa theo các hệ thống kênh, rạch
chằng chịt dài hơn 3000 km ở đây.
- Khí hậu của vùng đồng bằng sơng Cửu Long mang tính chất khí hậu nhiệt đới điển
hình với hai mùa mưa và khô phân chia rõ rệt. Đặc bieeyj, mùa khơ ở đây kéo dài đã chi
phối đến hình thái đất khá rõ, phần lớn các phẫu diện đất phù sa sơng Cửu Long có tầng
loang lổ đỏ vàng đặc trưng.
- Do phù sa thường xuyên bồi đắp và lan tỏa khá đều trên toàn bộ bề mặt của đồng
bằng nên bề mặt đất đai ở đây bằng phẳng hơn so với đồng bằng châu thổ sông Hồng. Ở
đây đất có thành phân cơ giới nặng do nằm cuối hệ thống sông dài, thành phần cơ giới từ
thịt nặng cho đến sét và thành phần cơ giới không biến động theo chiều sâu. Do những tác
động kiến tạo, quy luật bồi đắp phù sa và môi trường ngập mặn... đã làm cho lớp phủ thỗ
nhưỡng Đồng bằng sông Cửu Long có những đặc điểm riêng, đất phù sa thường có sự xen
kẽ khá phức tạp với những vùng đất phèn và đất mặn.
 Đất phù sa của hệ thống sông ngắn miền Trung


- Phần lớn các con sông ở miền Trung nước ta đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn như
sông Mã, sông Chu, sông Lam, sông Gianh, Nhật Lệ... những con sơng này có đặc điểm
chung là ngắn, dốc, chảy qua những vùng mẫu chất nghèo dinh dưỡng hơn nên chúng
thường có độ phì nhiêu thấp hơn đất phù sa sơng Hồng và sông Cửu Long: màu sắc của
đất ở đây thường thiên về màu xám hay nâu xám đặc trưng chứ khơng có màu nâu hay
nâu đỏ như đất phù sa sông Hồng và sông Cửu Long.
- Đất ở đây có thành phần cơ giới nhẹ cát pha, thịt nhẹ do các mẫu chất phù sa chủ
yếu được hình thành từ các loại đá mẹ macma axit, độ dốc của các sơng thường lớn nên

tốc độ dịng chảy mạnh, lũ lụt lên xuống nhanh nên khả năng lắng đọng các hạt mịn thấp.
a) Đất phù sa trung tính ít chua (Fle)
- Tên theo phân loại FAO – UNESCO: Eutric Fluvisols (FLe), phân bố chủ yếu ở
vùng trung tâm châu thổ sơng Hồng và sơng Cửu Long, diện tích 225.987 ha.
- Đất phù sa trung tính ít chua là đơn vị đất phù sa màu mỡ, có dung tích hấp thu và
mức độ bão hòa bazơ cao, do đặc điểm mẫu chất của hệ thống, điều kiện địa hình và chế
độ nước chủ động tưới tiêu.
- Về thời gian hình thành thì đây là đơn vị đất cịn khá trẻ, chưa phân hóa rõ và cịn
giữ được những bản chất rất đặc trưng của đất phù sa như: đất thường có thành phần cơ
giới từ thịt trung bình đến sét nhẹ (tỷ lệ sét trong khoảng 20 – 30%), có màu nâu tươi đặc
trưng, đất có phản ứng trung tính (pH KCl dao động chủ yếu: 6,5 – 8), độ no bazơ của đất
cao (BS% > 70%), hàm lượng hữu cơ trong đất khá (OC%: 1,5 – 2,0%); đạm tổng số
trung bình khá (N%: 0,12 – 0,15%); lân và kali khá (P2O5%: 0,11 – 0,15%; K2O%: 1,6 –
2,2%), các chất dễ tiêu trong đất nhìn chung đều đạt ở mức trung bình đến khá, giàu.
- Đất phù sa trung tính ít chua là loại đất có độ phì cao và có tiềm năng sử dụng đa
dạng có thể trồng được 2 hoặc 3 vụ/năm với nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, đậu đỗ,
khoai tây, khoai lang, các loại rau hoặc các loại cây ăn quả dài ngày...
b) Đất phù sa chua (FLd)
- Tên theo phân loại FAO – UNESCO: Dystric Fluvisols (FLd), phân bố từ Bắc vào
Nam và chiếm đại bộ phận diện tích đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung, ở
đồng bằng châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long đất phù sa chua thường phân
bố bao quanh đất phù sa trung tính ít chua nằm ở phần trung tâm, diện tích 1.665.892 ha.
- Đất có độ bão hịa bazơ thấp hơn 50% (ít nhất ở độ sâu từ 0 – 20 hoặc 0 – 50 cm)
và trong hình thái phẫu diện đất từ bề mặt đất cho đến độ sâu 125 cm không thấy xuất
hiện tầng phèn tiềm tàng hay phèn hoạt động. Đất thường có màu nâu hơi nhạt. Đất có
phản ứng chua toàn phẫu diện (pH = 4,5 – 5). Hàm lượng nhôm di động khá cao (8 – 12
mg/100g). Hàm lượng hữu cơ của đất trung bình đến khá (OC%: 1 – 3%); hàm lượng đạm
trung bình (N%: 0,01 – 0,02%); lân tổng số và lân dễ tiêu ở mức trung bình đến nghèo
(P2O5% < 0,07% và P2O5DT: 1 – 5 mg/100g theo Oniani); hàm lượng kali tổng số trung



bình và hàm lượng kali trao đổi từ trung bình đến giàu tùy đặc điểm phù sa của từng
vùng.
- Đất phù sa chua là loại đất chiếm diện tích lớn trong nhóm đất phù sa (đặc biệt phù
sa vùng Duyên hải, Trung Bộ). Đất được sử dụng cho canh tác rất đa dạng từ trồng các
loại hoa màu, lúa và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
c) Đất phù sa có tầng đốm gỉ (FLb)
- Tên theo phân loại FAO – UNESCO: Cambic Fluvisols (FLb), phân bố chủ yếu ở
vùng có địa hình hơi cao hoặc cao, vị trí xa sơng trên tồn bộ vùng đồng bằng, diện tích
khoảng mấy chục ngàn ha.
- Đất phù sa có tầng đốm gỉ gặp có đặc điểm tầng mặt có phản ứng chua mạnh, ở các
tầng bên dưới ít chua hơn. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất từ trung bình đến giàu, đất có
hàm lượng đạm từ trung bình đến khá, kali trung bình, song phần lớn lân trong đất ở mức
độ nghèo đến rất nghèo cả về hàm lượng tổng số lẫn dễ tiêu.
2. Nhóm đất cát biển (Arenosols)
Nhóm đất cát biển có tổng diện tích hơn 442.570 ha, có mặt trên 120 huyện, 28 tỉnh,
chiếm khoảng 1,61% diện tích tự nhiên của cả nước. Tên gọi theo hệ thống phân loại FAO
– UNESCO là Arenosols (AR).
Phân bố ven biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên –
Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận...
Điều kiện hình thành đất: do phạm vi phân bố của đất cát biển trải dài từ Bắc Trung
Bộ cho tới Nam Trung Bộ cho nên các yếu tố hình thành đất ở đây như các điều kiện khí
hậu, thảm thực vật cũng có sự thay đổi nhất định theo từng vùng. Ở phía Bắc có lượng
mưa lớn tập trung vào các tháng 7, 8, 9 và càng đi dần vào nam càng muộn dần. Lượng
mưa trung bình trên 2000 mm/năm. Đặc biệt dải đất từ Ninh Thuận đến Bình Thuận có
điều kiện khí hậu khá đặc thù với nhiệt độ trung bình/ngày cả năm cao và lượng mưa thấp
hơn nhiều so với lượng bốc hơi điều kiện ở đây đã góp phần tạo ra một loại cát có màu
đỏ.
Thực vật tự nhiên chủ yếu là các loại thực vật chịu hạn như: cây bắt mồi (Drosera
burmani Vohl), cây nắp ấm (Nepenthes anamensis), sim (Rhodomyrtustomentosa), mua

đất, cả gừng, cỏ dầy, dứa gai... Trên những vùng có điều kiện tưới, nơng dân có thể trồng
được lúa và một số cây hoa màu như khoai lang, lạc, thuốc lào, đậu đỗ, vừng, kê, ớt, năng
suất tùy thuộc vào lượng nước mưa và lượng nước tưới hàng năm.
Quá trình hình thành: theo kết quả nghiên của một số nhà khoa học, sự hình thành đất
cát biển Việt Nam liên quan mật thiết đến các hoạt động địa chất trong khu vực. Phan
Liêu (1978) cho rằng đất cát biển rất trẻ (từ kỷ đệ tứ đến hiện đại). Đất cát biển được hình
thành từ hai q trình chính đó là quá trình hoạt động địa chất của biển, vận động nâng


lên của thềm biển cũ và quá trình bồi tụ tạo lập đồng bằng của hệ thống các con sông
ngắn ở miền Trung. Do hệ thống sông miền Trung thường ngắn do phần lớn thường được
bắt nguồn từ phía Đơng của dãy Trường Sơn chảy thẳng ra biển nên có độ dốc lớn, dịng
chảy ở các con sơng này rất mạnh do đó các sản phẩm lắng đọng lại thường là những hạt
vật liệu thô chủ yếu là các hạt cát có kích thước khác nhau. Ngồi ra, về cấu tạo địa chất ở
khu vực đầu nguồn phần lớn có cấu tạo đá mẹ khó phong hóa như các loại đá granit,
riolit, cát kết... nên chất liệu của các sản phẩm phong hóa cũng thường rất thơ.
a) Đất cồn cát trắng và vàng (Cc)
- Tên theo phân loại FAO – UNESCO: Luvic Arenosols (AR), phân bố từ Quảng
Bình tới Bình Thuận, 149.754 ha.
- Nhìn chung đất cồn cát trắng và vàng chủ yếu là những hạt thạch anh (SiO 2 >
95%), tơi xốp, khơng có kết cấu, thấm thốt nước nhanh. Đất ít chua, có độ phì nhiêu rất
thấp, khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng kém, toàn bộ các chất dinh dưỡng N, P, K
và các cation trao đổi đều rất nghèo, hàm lượng CEC của đất thấp nhất trong các loại đất
ở Việt Nam do tỷ lệ sét trong đất gần như khơng có, nhìn chung CEC chỉ đạt được ở mức
xấp xỉ 1 lđl/100g đất. Hàm lượng OC% ở trong đất rất thấp, thường < 1% (thậm chí thấp
hơn cả đất bạc màu), do điều kiện thống khí đất có q trình khống hóa mạnh.
- Đất cồn cát trằng và vàng hiện nay phần lớn được trồng phi lao, trồng rừng để chắn
gió và có định cát, chống cát bay và di động.
b) Đất cồn cát đỏ (Cd)
- Tên theo phân loại FAO – UNESCO: Rhodic Arenosols (ARs), phân bố chủ yếu

vùng ven biển của các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, 80.000 ha.
- Đất cồn cát đỏ thường cố dịnh hơn so với đất cồn cát trắng và vàng, chúng tập
trung thành dải cao (có khi tới 200 m). Cịn cát đỏ có tỷ lệ sét và limon cao hơn ở các cồn
cát trắng vàng (sét vật lý khoảng trên 10%). Đất thường ít chua đến chua. Các chất dinh
dưỡng tổng số N, P, K đều ở mức nghèo đến rất nghèo. Hàm lượng các chất dễ tiêu đạt ở
mức rất nghèo; nghèo cation trao đổi (Ca2+, Mg2+); CEC của đất thấp, tuy nhiên đất có BS
% vào loại khá. Đất nhiều cát nên dễ bị xói mịn, khả nawg giữ dinh dưỡng và nước kém.
- Hiện nay mới chỉ có một phần diện tích đất cịn cát đỏ đang được trồng ccas loại
hoa màu, hạt điêu, cây rừng... Đối với những còn cát di dộng phải trồng phi lao ngăn sự di
chuyển của cát, còn ở vùng đồi cao, dốc phải trồng rừng bảo vệ phịng hộ.
c) Đất cát biển điển hình (C)
- Tên theo phân loại FAO – UNESCO: Haplic Arenosols (ARs), phân bố chủ yêu
dọc ven bờ biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, dải rác dọc ở ven biển Trung
và Nam Trung Bộ, 197.802 ha.
- Đất cát biển điển hình có thành phần cơ giới từ cát pha đến cát pha sét, rời rạc, kết
cấu kém gặp mưa thường bị lắng rẽ như đất bạc màu. Đất nghèo mùn (OC% < 1%), chất
hữu cơ phân giải mạnh (C/N < 5). Nghèo N%: 0,03 – 0,08%, P 2O5%: 0,02 – 0,04%, K2O
%: 0,3 – 0,5%. Các chất dễ tiêu trong đất cũng đều ở mức nghèo đến rất nghèo, CEC


trong đất rất thấp (<9 lđl/100g đất). Phản ứng của đất biến động trong phạm vi trung tính
đến hơi kiềm (pH: 7,5 – 8); khả năng giữ phân và nước của đất yếu.
- Đất cát điển hình đang được sử dụng để tròng một số loại cây hoa màu như ngơ,
khoai, đậu, lạc, mía và một số cây lâu năm khác.
3. Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols)
Nhóm đất mặn ở Việt Nam có diện tích 971.356 ha, chiếm khoảng 3% diện tích tự
nhiên của cả nước. Có tên theo FAO – UNESCO là Salic Fluvisol (FLS).
Điều kiện hình thành:
- Đất mặn được hình thành ở gần các cửa sơng nơi có địa hình thấp chủ yếu ≤ 1m,
nơi cao nhất cũng chỉ khoảng 2m so với mực nước biển, trên nền mẫu chất kết hợp giữ

phù sa sông và phù sa biển; phù sa biển trầm tích ở bên dưới và phù sa song được phủ lên
trên. Phù sa biển thường thơ cịn phù sa sơng nhỏ mịn, chủ yếu sét vật lý. Các hạt phù sa
dạng huyền phù do được vận chuyển ra cửa sơng sau đó gặp điều kiện hóa lý thay đổi của
mơi trường biển sẽ lắng đọng tạo thành lớp bùn mịn có khi dày tời vài mét.
- Thực vật ở đây gồm những cây ưa nước và chịu được mặn như sú (Acgicera
magas) gặp nhiều ở miền Bắc. Vẹt (Bruguiera gymnorhiza), đước (Rhizophora apiculata)
và một số cây khác như cói, dừa nước, cà giang... phở biến ở vùng ven biển Nam Bộ.
Quá trình hình thành: đất mặn là nhóm đất phù sa ven biển được hình thành do trầm
tích sơng và biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mặn biển theo thủy triều tràn vào
hoặc gián tiếp do nước mạch mặn từ biển ngấm vào. Như vậy, hình thành nhóm đất mặn ở
Việt Nam chủ yếu do q trình hóa mặn ở các vùng đất ven biển do tác động của nước
biển. Đất mặn ở Việt Nam được xác định là đất có đặc tính mặn (salic properties) nhưng
khơng có tầng sunfidic cũng như tầng sufuric từ bề mặt đất xuống độ sâu 125 cm.
a) Đất mặn sú vẹt đước (FLSg)
- Tên theo phân loại FAO – UNESCO: Gleyi Salic Fluvisols (FLSg), phân bố chủ
yếu ven biển đồng bằng Nam Bộ như Cà Mau, Bến Tre, 180.000 ha.
- Đất mặn sú, vẹt, được chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển khi thủy triều dâng,
đất thường ở dạng bùn lỏng, lầy hoặc cát rất mặn, pH trung tính đến kiềm. Quần hợp của
rừng sú, vẹt, đước phát triển tùy thuộc vào độ dày, độ chặt của đất, độ mặn và chu kì ngập
mặn. Ngồi tác dụng chắn sóng cung cấp gỗ củi rừng sú, vẹt, đước cịn góp phần cố định
đất tạo điều kiện cho việc lấn biển. Đất mặn sú, vẹt, đước rất mặn, có phản ứng trung tính
đến kiềm. Hàm lượng mùn trong đất cao do tàn tích thực vật tích lũy nhiều, hàm lượng N
% từ khá đến giàu. P2O5 trung bình, K2O% khá đến giàu, cation trao đổi trung bình đến
khá... Vấn đề hạn chế lớn nhất trong sử dụng đất ở đây là độ mặn quá cao và thường bị
ngập nước thủy triều nên đất này chỉ có thể sử dụng cho sản xuất lâm nghiệp phát triển
diện tích rừng sú, vẹt, đước.
- Hiện nay, đất mặn sú, vẹt, đước được khai thác sử dụng nuôi trồng thủy sản, trồng
rừng chắn gió, chắn sóng, cung cấp củi, gỗ...
b) Đất mặn nhiều (FLSh)



- Tên theo phân loại FAO – UNESCO: Hapli Salic Fluvisols (FLSh), phân bố tập
trung ở ven biển đồng bằng Bắc Trung Bộ như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình... và
đồng bằng Nam Bộ như Trà Vinh, Tiền Giang, Bạc Liêu..., 300.000 ha.
- Đất mặn nhiều thường có tổng số muối tan > 1%, trong đó lượng Cl - > 0,25% và
độ dẫn điện EC thường lớn hơn 4 dS/cm ở 25 oC. Đất mặn thường chứa các chất dinh
dưỡng từ mức trung bình đến khá. Đất mặn ở miền Bắc thường có thành phần cơ giới
nặng từ sét đến limon hay thịt pha sét. Đất mặn ở miền Bắc thường có thành phần cơ giới
trung bình, ở độ sâu 50 – 80 cm thường gặp lớp cát xám xanh và có xác vỏ sị, ốc biển.
c) Đất mặn trung tính và ít (FLSm)
- Tên theo phân loại FAO – UNESCO: Molli Salic Fluvisols (FLSm), có tới 75%
loại đất này phân bố tập trung ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long, phân bố tiếp giáp
đất phù sa, bên trong vùng đất mặn nhiều, 300.000 ha.
- Kết quả phân tích nhiều mẫu đất mặn trung bình và ít cho thấy: mức độ Cl - <
0,25% và EC < 4 mS/cm. Đất có phản ứng trung tính ít chua pH KCl: 6 – 8, càng xuống sâu
pH càng có chiều hướng tăng do nồng độ muối cao hơn, tỷ lệ Ca 2+/Mg2+ <1. Nhìn chung,
về tính chất nơng hóa đất mặn trung bình và ít có hàm lượng mùn, đạm trung bình (N%:
0,09 – 0,18%), lân tổng số ở mức trung bình đến nghèo (P 2O5%: 0,05 – 0,17%) và kali
trung bình đến giàu (K2O%: 1,5 – 2,5%). Tuy nhiên đất có hàm lượng lân dễ tiêu nghèo
đến rất nghèo. Các tính chất nơng hóa của đất mặn có sự thay đổi khá rõ tùy theo từng
khu vực, tuy nhiên về mặt sử dụng thì các tính chất nơng hóa thơng thường không phải là
yêu tố quyết định mà hàm lượng muối và thành phần muối mới là những yếu tố chi phối
chính vì đất có giàu mùn và N, P, K cao đến mấy song cũng khơng có khả năng sử dụng
nếu như đất ở đấy có hàm lượng muối tan cao.
d) Đất mặn kiềm (SNg)
- Tên theo phân loại FAO – UNESCO: Gleyic Solonetz (SNg), phân bố ở một số
vùng thuộc tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận với diện tích nhỏ, diện tích khoảng 200 ha.
- Trong loại đất mặn này có chứa nhiều Na 2CO3 và NaHCO3 đất có pH khá cao
(pH>8), nhân dân địa phương gọi là đất Cà giang do trên loại đất này có loại cây cà giang
có khả năng chịu mặn tốt vẫn phát triển được ở đây. Có hai loại đất: cà giang muối và cà

giang dầu. Cà giang muối: khi trời khô hanh, nắng, muối bốc thành những đốm trắng xóa
trên mặt. Các đốm trắng trên mặt đất là do trong cà giang muối chứa nhiều Na 2CO3 làm
thành những đốm trắng xóa, nổi trên mặt đất khi trời khô nắng hoặc tạo thành các váng
trắng nên còn được gọi là vùng “cát lồi”. Cà giang dầu: có màu đen hay xám đen do chứa
nhiều chất hữu cơ, pH cũng thường cao hơn 9.
4. Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols)
Nhóm đất phèn cịn được gọi là đất chua mặn Việt Nam có khoảng 2 triệu ha, chiếm
khoảng 6,5% diện tích tự nhiên của cả nước. Tên gọi theo hệ thống phân loại FAO –
UNESCO là Thionic Fluvisols (FLt).


Phân bố tập trung nhiều nhất ở đồng bằng Nam Bộ, các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An
Giang, Kiên Giang... ở đồng bằng Bắc Bộ có một số ít diện tích ở Hỉa Phịng, Thái Bình...
ngồi ra cịn gặp rải rác ở một số tỉnh thuộc miền Trung.
Đất phèn thường được hình thành và phát triển ở những vùng địa mạo đầm lầy, rừng
ngập mặn, cửa sơng có địa hình trững khó thốt nước. Do sản phẩm bồi tụ phù sa kết hợp
với vật liệu sinh phèn (xác sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh) và muối phèn. Đất phèn nằm
sâu vào đất liền hơn so với đất mặn. Ở đồng bằng sơng Cửu Long đất phèn có sự xen kẽ
rất phức tạp với đất mặn và đất phù sa. Trong đất xảy ra các q trình mặn hóa, chua hóa,
glây và sét hóa làm cho đất có thành phần cơ giới nặng. Tuy nhiên, trong đất phèn hai quá
trình mặn hóa và chua hóa diễn ra rất mạnh và chúng quyết định các đặc tính của đất
phèn.
- Q trình mặn hóa: Hình thành do trong đất có chứa một số lượng muối tan nhất
định như mưới NaCl, Na2SO4. Các muối này có nguồn gốc từ nước biển, trải qua thời gian
lượng muối NaCl giảm nhờ tính hịa tan cao, cịn lại muối Na 2SO4 được tích lại ở đất
phèn. Trong đất phèn do có ion Cl - dễ bị rửa trơi khi ion SO42- lại thường xun được bổ
sung, tích lũy bởi q trình phèn hóa trong q trình phân hủy các xác hữu cơ (sú, vẹt,
đước) do đó tỷ lệ Cl-/SO42- < 1. Hàm lượng Cl- và SO42- có chiều hướng tăng dần theo
chiều sâu phẫu diện.
- Quá trình chua hóa: Đất bị chua và có chứa nhiều muối phèn, nguyên nhân làm cho

đất chua là do lưu huỳnh có nguồn gốc từ nước biển tích lũy lại theo 2 con đường. Con
đường thứ nhất là do những phản ứng hóa học thuần túy như kiểu các muối sunphat ít tan
khi nồng độ tăng lên kết tủa lại sinh ra nhiều SO 42- làm đất hóa chua. Con đường thứ hai,
qua tích lũy sinh học từ các thực vật rừng ngập mặn (phổ biến là các cây sú, vẹt, đước...).
Trong quá trình sống các loại cây này hấp thụ và tích lũy S ở dạng hữu cơ, sau khi chết đi
xác của chúng được phân giải ở điều kiện yếm khí, các hợp chất chứa lưu huỳnh bị biến
đổi thành S2- chủ yếu ở dạng pyrite (FeS2) và sunphua hydro (H2S), hợp chất FeS2 trong
đất khi gặp điều kiện oxy hóa chúng sẽ biến đổi tạo ra SO 42-. Nước ruộng ở vùng đất phèn
thường trong do các hydroxyt sắt, nhôm tạo ra các hạt keo đất âm sẽ bị kết tủa tạo ra lớp
váng có màu nâu vàng hoặc trắng.
Đặc điểm chung đất phèn có thành phần cơ giới nặng (sét > 50%), đất rất chua (pH KCl:
3 – 4,5). Hàm lượng hữu cơ trong đất khá (OC%: 2 – 4%); hàm lượng lân nghèo đến rất
nghèo cả tổng số và dễ tiêu (P 2O5% < 0,06%; P2O5 dễ tiêu < 6 mg/100g đất, có nơi chỉ
thấy vệt); hàm lượng kali từ khá đến giàu (K 2O5: 1,5 – 2,0%). Hàm lượng S% tương
đương hoặc lớn hơn 0,75%. Hàm lượng nhôm di động Al 3+ trong tầng sinh phèn cao (có
chỗ lên đến >50 mg/100g đất).
a) Đất phèn tiềm tàng (FLtp)
- Tên theo phân loại FAO – UNESCO: Protothionic Gleysols (FLtp), tập trung chủ
yếu ở ven biển đồng bằng Nam Bộ, diện tích khoảng 600 ha.


- Đất được hình thành do sự có mặt của tầng sinh phèn (Sulfidic Horizon), đây cũng
chính là tầng vật liệu chứa phèn (Sulfidic Materials), gồm tầng sét và tầng hữu cơ ngập
nước, thường ở trạng thái yếm khí có chứa SO3 trên 1,7% (tương đương với 0,75% S).
- Đất phèn tiềm tàng hiện đang được khai thác trồng lúa, ni tơm, ở những vùng
ngập mặn sú, vẹt, đước có một số diện tích phèn nhiều đặc thù hiện đang được bảo vệ để
bảo tồn những đàn chim quý hiếm.
b) Đất phèn hoạt động (FLto)
- Tên theo phân loại FAO – UNESCO: Orthithionic Fluvisols (FLto), tập trung chủ
yếu ở đồng bằng Nam Bộ và một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, diện tích khoảng 1,4 triệu

ha.
- Đất phèn hoạt động được hình thành do có tầng phèn (Sulfuric Horizon), là một
dạng tầng B xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển từ đất phèn tiềm tàng, tập
trung khống Jarrosite dưới dạng đốm vệt vàng rơm có màu 2,5Y đây cũng chính là tầng
chỉ thị của đất phèn hoạt động; pH của đất thường dưới 3,5.
- Đất này thường được sử dụng trồng lúa.
5. Nhóm đất glây (GL) và than bùn (T)
Theo phân loại đất phát sinh của Việt Nam năm 1976, nhóm đất này có tên gọi chung
là nhóm đất lầy và đất than bùn. Sau khi áp dụng hệ thống phân loại đất của FAO –
UNESCO; WRB (tỷ lệ 1/1000.000) chúng được tách ra thành hai nhóm đất glây cà đất
than bùn, trong đó nhóm đất glây gồm có 2 đơn vị là đất glây chua và đất lầy cịn nhóm
đất than bùn được tách riêng.
a) Đất glây (GL)
Nhóm đất glây ở Việt Nam có diện tích 450.000 ha, có tên theo FAO – UNESCO là
Gleysols (GL). Đất được hình thành ở những nơi đất thấp trũng, ứ đọng nước hoặc có
mực nước ngầm nơng gần sát mặt đất. Ở Đồng bằng sông Hồng loại đất này được tập
trung chủ yếu ở các khu vực thấp trũng nhất của đồng bằng thuộc các tỉnh Ninh Bình
(Hoa Lư), phân bố rải rác xen với các dải đất khác thuộc các tỉnh Hà Nội (Sóc Sơn, Mê
Linh, Thanh Oai), Hải Dương (Ninh Thanh, Nam Thanh), Hải Phòng (Thủy Nguyên, Tiên
Lãng), một số diện tích khác rải rác ở miền Đơng Nam Bộ.
Đất glây được hình thành từ những vật liệu không gắn kết , trừ các vật liệu trầm tích
có các đặc tình phù sa. Do q thừa nước và điều kiện phân hủy yếm khí là nguyên nhân
chính tạo nên các loại đất glây. Những nơi có biểu hiện đặc tính glây mạnh ở độ sâu từ 0 –
50 cm do đất bị ngập nước liên túc, các hạt phù sa mịn lắng đọng trên tầng đất mặt bị
phân tán mạnh tạo thành một lớp bùn nhão. Dưới tầng bùn nhão là một lớp glây, bí chặt,
sắt xám anh có chứa nhiều chất khử độc, phẫu diện từ trên xuống là tầng bùn nhão màu
xám đen tiếp đến là tầng glây có chứa nhiều sản phẩm hữu cơ bán phân giải và các chất
khử nên có mùi hơi tanh.
Tính chất vật lý: thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt nặng đến sét, tỷ lệ limon và
sét thường chiếm >80% cấp hạt cơ giới. Kết cấu đất tầng mặt kếm hoặc khơng có vì khi



ngập nước là lớp bùn nhão, đất bị phân tán mạnh, cánh tác khó khăn. Khi rút nước hết lớp
đất mặt khô bị chặt cứng, nứt nẻ, rễ cây phát triển khó. Nhìn chung đất bị yếm khí mạnh,
khó thốt nước, bất lợi cho sinh trưởng của các loại cây trồng.
Tính chất hóa học: Do điều kiện yếm khí nên q trình khử chiếm ưu thế, xác hữu cơ
tích lũy cao ở dạng bán phân giải nên tuy hàm lượng chất hữu cơ và mùn khá đến giàu
(OC: 2 – 4%) nhưng chất lượng mùn kém (chủ yếu là mùn thô, axit fulvic > axit humic);
tỷ lệ N khá cao (> 0,2%) điều này chứng tỏ đất có độ phì tiềm tàng khá. Đất chua (pH KCl:
4,2 – 5,5); nghèo cation Ca2+, Mg2+ và các nguyên tố vi lượng. Đặc biệt, đất này có hàm
lượng lân tổng số và dễ tiêu nghèo đến rất nghèo (P 2O5% < 0,06%), lân dễ tiêu nghèo
(P2O5Dt < 10 mg/100g đất); kali tổng số cao (K2O%: 1,5 – 2,0%)gây nên hiện tượng mất
cân đối nghiêm trọng về N, P, K trong đất. Đất nghèo nguyên tố vi lượng hơn đất phù sa
sông Hồng.
b) Đất lầy (Glu)
Nhóm đất lầy ở Việt Nam có diện tích 43.000 ha, có tên theo FAO – UNESCO là
Umbric Gleysols (GLu), phân bố tập trung nhiều nhất ở khu IV cũ.
Đất lầy thường ngập úng quanh năm nên trong phẫu diện đất khơng có tầng A, đất
khơng có cấu trúc và glây mạnh xảy ra trên toàn phẫu diện.
Đất lầy thường giàu hữu cơ và mùn (OM% thường đạt 3 – 4%), tuy nhiên đây chủ yếu
là dạng mùn thô do các xác sinh vật thủy sinh tích đọng và phân hủy và do q trình
khống hóa diễn ra rất chậm ở đây. Đất có phản ứng rất chua (pH KCl < 4,4). Trong đất có
chứa nhiều các chất khử như Fe2+, H2S... đất nghèo đến rất nghèo lân và kali.
c) Đất than bùn
Diện tích đất than bùn ở Việt nam không quá lớn khoảng 35.000 ha, tập trung nhiều
nhất ở vùng U Minh (Cà Mau và Kiên Giang), ngoài ra, đất than bùn còn phân bố rải rác
ở một số vùng trung du đồi núi.
Đất than bùn được hình thành do xác các loại thực vật (chủ yếu là thực vật thủy sinh)
tích lũy lại ở điều kiện ngập nước, có q trình khử hồn tồn chiếm ưu thế tạo nên.
Hình thái phẫu diện đất than bùn từ trên xuống: trên mặt có lớp xác thực vật bán phân

giải màu nâu đen, tơi xốp; lớp than bùn màu đen có lẫn xác thực vật, phèn tiềm tàng hoặc
phèn hoạt động; tầng sét tích lũy phèn tiềm tàng.
Hàm lượng cacbon trong than bùn khá cao, phần lớn trên 20%. Hàm lượng đạm tổng
số thay đổi tùy theo chất lượng của than bùn, trung bình 0,2 – 0,8% có khi > 1%, lân tổng
số nghèo < 0,05%.
II.
Đất vùng đồi núi Việt Nam
Vùng đồi núi Việt Nam chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của cả nước, phân bổ từ Bắc vào
Nam, có điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng. Các yếu tố hình thành đất thay đổi
theo từng vùng địa lý thể hiện rõ về các mặt: Ðá mẹ và mẫu chất, thảm thực vật, khí hậu,
địa hình,... mặt khác, vùng đồi núi nước ta đã chịu những tác động rất sâu sắc của con
người. Nhiều tác động xấu như khai thác rừng không đúng kế hoạch, phá rừng, đốt rừng


làm nương rẫy, không thực hiện tốt các biện pháp chống xói mịn... dẫn đến hậu quả là
nhiều diện tích đất bị thoái hoá nghiêm trọng. Thống kê gần đây cho thấy ở vùng đồi núi
hiện có nhiều triệu hecta đất tầng mỏng, đất trống đồi núi trọc. Những quá trình chính làm
cho đất bị thối hố xói mịn, rửa trơi, hố chua, hình thành đá ong và sa mạc hố (khơ
cằn hố).
1. Nhóm đất xám (AC)
Tên theo FAO - UNESCO: Acrisols (AC). Diện tích 19.970.642 ha. Phân bố: Nhóm
đất này rất phổ biến ở vùng đồi núi, ngoài ra còn gặp ở vùng giáp ranh giữa đồi núi với
đồng bằng (vùng bán sơn địa) và vùng phù sa cũ.
Nhóm đất xám được hình thành do sự tác động của một số q trình: rửa trơi, tích luỹ
Fe, Al; tích luỹ chất hữu cơ và mùn, hoá chua.
a) Đất xám bạc màu (ACh)
Tên theo FAO - UNESCO: Haplic Acrisols (ACh). Diện tích: 1.791.021 ha. Phân bố:
gặp ở trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ.
Mẫu chất và đá mẹ gồm phù sa cổ, đá cát và macma axit (granít). Lớp đất trên mặt
(tầng canh tác) có màu trắng hoặc xám trắng là tầng đặc trưng của đất xám bạc màu, tầng

này cón có tên gọi là tầng bạc màu. Tầng bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém
hoặc khơng có kết cấu, rất nghèo các chất dinh dưỡng, chua và thường bị khơ hạn.
Tính chất lý hố học: Nhìn chung, tầng đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu
kém, dễ bị chặt, bí, thường bị khơ hạn. Ðất có phản ứng chua ít đến rất chua, pH KCl biến
động từ 3,0 - 4,5, chủ yếu từ 4,0 - 4,5, hàm lượng Ca 2+, Mg2+ trao đổi rất thấp. Các chất
dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu rất thấp, hàm lượng mùn trong đất thấp, tầng mặt thay đổi
từ 0,5 -1,5 %, mức độ khoáng hoá diễn ra mạnh (tỷ lệ C/N<10). Tầng B đạt các tiêu chuẩn
chủ yếu của B.Argic: có ít nhất 8% sét, hàm lượng sét ở tầng B.Argic lớn hơn tầng trên 12 lần...
Nhược điểm chính của đất xám bạc màu là chua, nghèo chất dinh dưỡng, thường
xuyên khô hạn. Hướng sử dụng: trồng các loại cây chịu hạn như ngô, khoai, sắn, lúa cạn,
điều, cao su, các cây họ đậu.
b) Đất xám có tầng loang lổ (ACp)
Tên theo FAO - UNESCO: Plinthic Acrisols (ACp). Phân bố: chủ yếu gặp ở vùng giáp
ranh giữa đồng bằng với vùng trung du Bắc Bộ, đất được hình thành chủ yếu trên phù sa
cổ. Các địa phương gặp nhiều loại đất này là Sóc Sơn, Ðơng Anh, Mê Linh - Hà Nội, Việt
Yên, Tân Yên, Hiệp Hoà - Bắc Giang...
Về hình thái, lớp đất mặt có màu xám trắng hoặc xám, tầng B có các vệt loang lổ
vàng, vàng đỏ, có đặc tính plinthic điển hình. Thành phần cơ giới thay đổi rất rõ theo
chiều sâu phẫu diện, tầng mặt là cát pha hoặc thịt pha cát, tầng B thường là thịt mịn hoặc
thịt pha sét. Tầng canh tác cũng thường nghèo các chất dinh dưỡng và chua ở các mức độ
khác nhau.
c) Đất xám glây (ACg)


Tên theo FAO - UNESCO: Gleyic Acrisols (ACg). Diện tích: 101.471 ha. Phân bố:
gặp ở các huyện Ðơng Anh, Sóc Sơn, Mê Linh - Hà Nội, Việt Yên - Bắc Giang...
Ðất xám glây được hình thành từ đất xám bạc màu và được sử dụng gieo trồng lúa
nước trong thời gian dài. Tầng đất mặt có màu xám trắng khi khơ, tầng B của phẫu diện
có các đặc tính gleyic và plinthic, đặc tính gleyic chiếm ưu thế. Ðất có thành phần cơ giới
nhẹ ở tầng canh tác (cát pha thịt hoặc thịt pha cát), khơng có kết cấu hay kết cấu kém bền,

các tầng phía dưới có thành phần cơ giới nặng, kết cấu cục hoặc tảng.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất nghèo, đất có phản ứng chua hoặc rất chua.
Nếu so với 2 đơn vị ACh và ACp thì đơn vị ACg có hàm lượng chất hữu cơ trong đất có
khá hơn, tuy vậy ACg cũng là đơn vị đất có nhiều tính chất kém ở nước ta.
d) Đất xám Feralit (ACf)
Tên theo FAO - UNESCO: Ferralic Acrisols (ACf). Diện tích: 14.789.505 ha. Phân bố:
gặp ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi nước ta.
Ở miền Bắc, đất xám Feralít gặp ở độ cao từ 25 m đến 900 m, miền Nam ở độ cao từ
50 - 900 m, vùng cao nguyên gặp ở độ cao 1000 m, những giới hạn về độ cao là tương
đối. Ở phạm vi độ cao nêu trên, bất kỳ đá mẹ nào cũng bị phá huỷ để hình thành nên đất
xám Feralit, do vậy đất xám Feralit có tính chất biến động mạnh tuỳ thuộc vào đá mẹ.
Ðất xám Feralit được hình thành là kết quả của một số quá trình hình thành và biến đổi
diễn ra trong đất như: Q trình tích luỹ chất hữu cơ và mùn; q trình rửa trơi, q trình
tích luỹ tương đối Fe, Al.
 Ðất xám Feralit phát triển trên đá phiến sét (Xfs):
Diện tích: 6.876.430 ha. Phân bố: Việt Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên... Ðá
mẹ: đá sét, đá phiến biến chất, gnai, phiến mica... Ðây là đơn vị phụ có diện tích lớn nhất
trong đất xám Feralit.
Ðất này có thành phần cơ giới trung bình và nặng, thường có kết cấu cục, lớp đất mặt
khá tơi xốp. Ðộ dốc thay đổi từ 15-30 o, tầng dầy xung quanh 1m. Hàm lượng mùn khá,
nhưng các chất dinh dưỡng khác như lân và kali tổng số và dễ tiêu ở mức nghèo, riêng đất
trên phiến thạch mica có hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu ở mức khá. Phản ứng của đất
chua và rất chua, độ no bazơ < 50 %.
 Ðất xám Feralit phát triển trên đá macma axit (Xfa)-Ferralic Acrisols:
Diện tích: 4.464.747 ha. Phân bố: gặp ở nhiều tỉnh như: Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh
Phúc, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Tây Nguyên... Ðá mẹ: chủ yếu là granit, riolit,
phoocphia thạch anh.
Ðất này có thành phần cơ giới nhẹ, thường có kết cấu kém hoặc khơng có kết cấu, tầng
đất mỏng do dễ bị rửa trôi. Hàm lượng mùn thấp, P2O5 tổng số và dễ tiêu thấp, K2O tổng
số và trao đổi thấp, đất có phản ứng chua và rất chua, đơn vị đất này kém hẳn đơn vị Xfs.

 Ðất xám Feralit phát triển trên đá cát (Xfq) - Ferralic Acrisols (ACf):
Diện tích: 2.651.337 ha. Phân bố: Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng
Bình, các tỉnh Tây Nguyên... Ðá mẹ: cát kết các loại, quăczit, phiến silic.


Ðơn vị đất này có một số tính chất chung như sau: thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát
trong đất cao, đất khơng có kết cấu hoặc kết cấu rất kém. Tầng đất mỏng, độ dày thường
<1 m.
Hàm lượng mùn thấp, xấp xỉ 1% ở lớp đất mặt, P 2O5 tổng số và dễ tiêu rất thấp (0,02
-0,06% và 0,5 - 8,4 mg/100g đất), K2O tổng số và trao đổi thấp và trung bình. Ðất có phản
ứng rất chua, pHKCl từ 3,8 - 4,3. Tóm lại đất xám Feralit phát triển trên đá cát có nhiều
tính chất khá giống đất xám Feralit phát triển trên đá macma axit.
 Ðất xám Feralit phát triển trên phù sa cổ (Xfp) - Ferralic Acrisols (ACf):
Diện tích: 455.402 ha. Phân bố: Nơi tiếp giáp giữa đồng bằng với trung du và miền
núi. Phía Bắc gặp ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây... Phía Nam gặp ở Ðông Nam Bộ như
tỉnh Ðồng Nai, Tây Nguyên gặp ở Ðắc Lắc.
Ðất có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém hoặc khơng có kết cấu, tầng đất mặt dễ bị
rửa trơi hay xói mịn nên hàm lượng cấp hạt sét ở tầng dưới cao hơn tầng đất mặt. Ðất có
phản ứng chua, độ no bazơ thường <50 %. Hàm lượng mùn thấp xấp xỉ 1%, P 2O5 tổng số
và dễ tiêu rất thấp, K2O tổng số và trao đổi cũng rất thấp.
e) Đất xám mùn trên núi (ACu)
Tên theo FAO - UNESCO: Humic Acrisols (ACu) Diện tích: 3.139.285 ha. Phân bố:
Gặp ở độ cao >700-2000 m. Ðá mẹ chủ yếu là macma axit, đá phiến các loại và cát kết...
Ở độ cao >700 m, cường độ của quá trình Feralit giảm dần theo độ cao, tuy nhiên ở
tầng B vẫn diễn ra q trình tích luỹ sẽt khá điển hình dể tạo nên tầng B.Argic. Mặt khác,
khi độ cao tăng thì nhiệt độ giảm và độ ẩm tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích luỹ
mùn. Kết quả của những quá trình trên hình thành đất xám mùn trên núi.
Tính chất đất: Thay đổi thuỳ thuộc vào đá gốc và vị trí khác nhau. Nếu đá mẹ là phiến
sét thì đất có thành phần cơ giới nặng, nếu là đá macma axit đất có thành phần cơ giới
trung bình và nhẹ. Hàm lượng mùn trong đất cao, lân tổng số cao, lân dễ tiêu giàu, kali

tổng số và trao đổi thay đổi tuỳ thuộc vào đá mẹ. Ðất phát triển trên đá phiến philit có
hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu rất cao. Phản ứng chua và chua ít.
Ðất xám mùn trên núi hiện được sử dụng trồng rừng là chủ yếu, ngoài ra có thể trồng
một số cây trồng nơng nghiệp như lúa nương, ngô, các loại cây ăn quả hoặc trồng cỏ để
chăn ni. Chú ý chống xói mịn, bảo vệ đất.
2. Đất đỏ (FR)
Tên theo FAO - UNESCO: Ferralsols (FR). Diện tích 3.014.594 ha. Phân bố: Nhóm
đất này gặp ở nhiều vùng đồi núi nước ta trong khung độ cao giống như đất xam Ferralit.
Ðất đỏ được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau như bazan, điabaz, gabro, đá
vôi... Ðất đỏ gặp ở nhiều dạng địa hình khác nhau: cao nguyên lượn sóng, dốc thoải, dốc
và chia cắt mạnh.
Những q trình chính hình thành nên đất: q trình tích luỹ chất hữu cơ và mùn; q
trình rửa trơi; q trình tích luỹ tương đối Fe, Al. Q trình tích luỹ sắt nhơm diễn ra rất
điển hình, các hợp chất sắt ở tầng A át cả màu đen của mùn làm cho đất có màu đỏ, đỏ


nâu, nâu đỏ suốt phẫu diện. Tầng B tích luỹ sét những có các đặc tính của B Ferralic nên
đất nằm trong nhóm Ferralsols theo phương pháp phân loại định lượng của FAOUNESCO.
Những tính chất điển hình của đất đỏ là màu nâu đỏ, đỏ nâu suốt phẫu diện, tầng đất
dày và rất dày, thành phần cơ giới nặng, nghèo lân và kali dễ tiêu, chua...
a) Đất nâu đỏ (FRr)
Tên theo FAO - UNESCO: Rhodic Ferralsols (FRr). Diện tích: 2.425.288 ha. Phân bố:
Các tỉnh Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hoá, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Hà Giang, Sơn La... Ðá mẹ: Chủ yếu là đá bazan (trong phân loại đất theo phát sinh
là đất nâu đỏ trên đá bazan). Ngồi ra trong đơn vị đất này cịn có đất đỏ nâu phát triển
trên đá vơi.
 Ðất nâu đỏ trên đá bazan
Thành phần cơ giới nặng, kết cấu hạt và viên, độ xốp cao, dung trọng bé. Ðất có tầng
dày và rất dày, độ dốc nhỏ.
Phản ứng của đất chua và rất chua, pH KCl biến động từ 3,5-5,0. Ðộ no bazơ thấp, phần

lớn < 50%, cation kiềm trao đổi thấp. Hàm lượng mùn trong đất trung bình và khá. P 2O5
tổng số cao nhưng P2O5 dễ tiêu nghèo. K2O tổng số và trao đổi trung bình và nghèo.
Ðất nâu đỏ trên đá bazan được đánh giá là đơn vị đất vào loại tốt nhất so với các đơn
vị đất khác ở vùng đồi núi Việt Nam. Những ưu điểm nổi bật của đất là độ dốc nhỏ, tầng
đất dày, tơi xốp, chứa khá nhiều các chất dinh dưỡng. Nhược điểm chính của đất này là
thường bị hạn, đặc biệt trong mùa khô. Ðơn vị đất này hiện được trồng nhiều loại cây
trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, chè, cam, hồ tiêu, mía...
 Ðất đỏ nâu trên đá vơi
Gặp ở các tỉnh có núi đá vơi như Sơn La, Lai Châu, Hồ Bình, Cao Bằng, Bắc Cạn,
Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hố...
Thành phần cơ giới nặng, kết cấu tơi xốp. Ðất có phản ứng chua cho thấy q trình rửa
trơi chất kiềm trong đất diễn ra rất mạnh trong điều kiện nhiệt đới ẩm, pHKCl 4,5-6,0.
Hàm lượng mùn trong đất khá. Ðất thường xuyên khô hạn và nhiều đá lộ đầu, đá ngầm...
Ðất chủ yếu trồng ngô, đậu tương, khoai lang, sắn, lúa nương, mía, bơng, gai. Chú ý
chống xói mịn và bón phân bổ sung cho đất.
b) Đất nâu vàng (FRx)
Tên theo FAO – UNESCO: Xanthic Ferralsols (FRx). Diện tích: 421.159 ha. Phân bố:
Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Nghệ An, Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ. Ðất phát triển trên
sản phẩm phong hố của đá macma bazơ, macma trung tính và đá vơi trong điều kiện
nhiệt đới ẩm, mưa nhiều.
Ðất có thành phần cơ giới nặng, kết cấu viên khá tơi xốp. Phản ứng chua, độ no bazơ
thấp. Hàm lượng mùn trung bình, P 2O5 tổng số khá nhưng dễ tiêu thấp, K 2O tổng số và
trao đổi thấp.
c) Đất mùn vàng đỏ trên núi (FRu)


Tên theo FAO – UNESCO: Humic Ferralsols (FRu). Diện tích: 168.247 ha. Phân bố:
Nằm ở vùng núi, trong độ cao tuyệt đối từ 700-900m đến 2000m. Khí hậu lạnh và ẩm,
nhịêt độ bình quân trong năm từ 15-20 oC. Thảm rừng xanh tốt. Ðây là loại đất feralit phát
triển trên đá macma bazơ, trung tính hoặc đá vơi có tầng A tích luỹ nhiều mùn.

Ðất có thành phần cơ giới nặng, tảng lớn hoặc cục, đất khá tới xốp ở tầng mặt. Phản
ứng đất chua, đất giàu mùn. Các chất dinh dưỡng khác trung bình, riêng lân dễ tiêu và kali
trao đổi thấp.
Ðất này nên để trồng rừng hoặc rừng tự nhiên phát triển.
3. Đất nâu vàng vùng bán khô hạn (LX)
Tên theo FAO - UNESCO: Lixisols (LX). Diện tích 42.330 ha. Phân bố:gặp chủ yếu ở
hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Q trình rửa trơi - xói mịn các chất coi như không xảy ra, các chất kiềm, sắt, nhơm
được tích luỹ trong đất làm cho đất có màu nâu vàng. Ðá mẹ chủ yếu là granit, thứ đến là
anderit và mẫu chất phù sa cổ. Thảm thực vật tự nhiên đặc trưng cho vùng bán khô hạn
gồm các trảng cỏ, cây bụi, rừng thưa với các cây thân giả như cây chim chích, các cây họ
dầu...
Ðất có phản ứng hơi chua ở tầng mặt, các tầng dưới có phản ứng kiềm yếu. Các chất
dinh dưỡng như mùn, N, P2O5, K2O trao đổi khá, P2O dễ tiêu rất cao. Độ no bazơ cao.
4. Đất tích vơi (CL)
Tên theo FAO - UNESCO: Calcisols (CL). Diện tích 5.527 ha. Phân bố:gặp chủ yếu ở
vùng có đá vơi như Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La...
Ðất được hình thành ở thung lũng đá vơi, nguồn canxi thường xun được cung cấp
do q trình phong hố hố học được tích luỹ trong đất ở dạng kết von trứng cá hoặc từ
vôi, nếu nhỏ HCl 10 % đất sủi bọt.
Ðất có thành phần cơ giới nặng, kết cấu cục. Ðất có phản ứng trung tính hoặc kiềm
yếu. Hàm lượng mùn khá, Ca2+ trao đổi lớn và chiếm tỷ trọng chủ yếu của CEC.
5. Đất đen (LV)
Tên theo FAO - UNESCO: Luvisols (LV). Diện tích 112.939 ha. Phân bố:gặp chủ yếu
ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Hịa Bình, Nghệ An, Gia Lai...
Ðất đen được hình thành ở những nơi có địa hình thuận lợi cho sự tích luỹ các chất
kiềm và các chất hữu cơ, vì vậy thường gặp ở vùng chân các dãy núi đá vôi, các đá giàu
chất kiềm như đá bazơ và siêu bazơ.
Tổng hợp kết quả nghiên cứu đất đen ở nhiều địa phương cho thấy: hàm lượng chất
hữu cơ trong tầng đất mặt rất cao, mùn từ 7-8%. Hàm lượng lân tổng số trung bình và

khá. Ðất có phản ứng trung tính và hơi kiềm.Thành phần cơ giới trung bình và nặng. Ðất
thường có kết cấu viên tơi xốp, ở các tầng phía dưới có thể gặp kết von CaCO 3 thứ sinh.
6. Đất đá bọt (AN)
Tên theo FAO - UNESCO: Andosols (AN). Diện tích 171.402 ha. Phân bố:gặp chủ
yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nghệ An...


Ðất hình thành trên đá bọt bazan, là loại đá macma bazơ điển hình có cấu tạo xốp,
nhiều lỗ hổng, nhẹ và rất dễ bị phá huỷ. Hàm lượng các chất kiềm trong đá cao, riêng
CaO (%) + MnO(%) xấp xỉ 20%. Q trình phá huỷ đá giải phóng nhiều Ca, Mg được
tích luỹ ở địa hình thuận lợi cùng với các tàn tích hữu cơ tạo thành màu đen của đất.
Đất đá bọt tầng mặt giàu mùn, CEC khá, V% cao, trong thành phần CEC thì Ca 2+,
Mg2+ cao, hàm lượng P2O5 và và K2O tổng số và dễ tiêu ở mức trung bình và khá, sét có
chiều hướng tăng theo độ sâu.
7. Đất mùn alit núi cao (AL)
Tên theo FAO - UNESCO: Alisols (AL). Diện tích 280.714 ha. Phân bố:gặp ở độ cao
trên 2000 m, thường nằm ở các đỉnh núi như Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh, Chư Yang Sin.
Nhiệt độ bình quân năm < 150C, một số ngọn núi ở phía Bắc mùa đơng nước bị đóng
băng. Thực vật đặc trưng cho khí hậu ơn đới như đỗ quyên, trúc và một số cây lá kim ôn
đới. Ðá bị phá huỷ yếu, tầng đất mỏng lẫn nhiều mảnh đá vụn ngun sinh. Q trình tích
luỹ mùn và than bùn diễn ra mạnh hình thành lớp mùn thơ hoặc than bùn trên núi.
Nhóm đất này có ba đơn vị:
- Ðất mùn alit trên núi cao (A)- Humic Alisols (ALh).
- Ðất mùn alit núi cao glây - Gleyic Alisols (Alg).
- Ðất mùn thô than bùn trên núi cao (AT) - Histic Alisols (ALu).
Phản ứng đất chua, pHKCl 4,0-4,5, độ no bazơ thấp. Ðất rất giàu mùn nhưng chủ yếu là
mùn thô, C/N > 15. Trong mùn axit fulvic chiếm ưu thế, Fe 2O3 trong đất nhỏ hơn nhiều
lần Al2O3. Ðất này chủ yếu dành cho lâm nghiệp.
8. Đất tầng mỏng (LP)
Tên theo FAO - UNESCO: Leptosols (LP). Diện tích 495.727 ha. Phân bố:gặp ở các

tỉnh ở Tây Nguyên, Khu Bốn cũ, duyên hải Nam Trung Bộ, các tỉnh trung du và miền núi
Bắc Bộ.
Vùng đất trống đồi núi trọc hoặc thảm thực vật rừng nghèo nàn, thưa... quá trình xói
mịn diễn ra mạnh. Gặp phổ biến ở đỉnh núi, đồi hoặc khu vực xung quanh gần đỉnh, các
rãnh đất bị xói mịn mạnh làm trơ sỏi đá gốc hoặc tầng C lẫn nhiều mảnh đá gỗ. Nhóm
này có một đơn vị đất là đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá (E) - Lithic Leptosols (LPq).
Tầng đất rất mỏng, xung quanh 10cm, lẫn nhiều mảnh đá gốc đang phong hoá, khơng
có tầng B, chỉ có tầng A tơi mềm. Trồng rừng, ví dụ cây thơng để phủ xanh đất trống, hạn
chế dần sự xói mịn đất.



×