Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Ảnh hưởng của phân hữu cơ trong việc cải thiện tính chất vật lý và năng suất của đất trồng lúa thâm canh ở Cầu Kè – Trà Vinh và Mộc Hóa – Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.85 KB, 52 trang )

TÓM LƯỢC
Thí nghiệm được thực hiện qua 5 năm tương ứng với 5 chu kỳ bón phân hữu cơ cho
kết quả cải thiện tính chất vật lý đất và năng suất lúa tốt hơn so với đất không bón hữu cơ.
* Thí nghiệm Cầu Kè – Trà Vinh:
Dung trọng được cải thiện tốt hơn khi bón phân hữu cơ. Ở tầng mặt dung trọng của
nghiệm thức có bón hữu cơ là 1,03g/cm
3
, không bón hữu cơ là 1,17g/cm
3
. Lần lượt ở các
tầng còn lại dung trọng cũng thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Độ xốp của nghiệm thức
có bón hữu cơ cũng cao hơn nghiệm thức không bón hữu cơ. Tầng 0 – 10cm nghiệm thức
có bón hữu cơ độ xốp là 58,5%, nghiệm thức không bón hữu cơ là 52,4%. Tầng 10
– 20cm, 20 – 40cm độ xốp nghiệm thức có bón hữu cơ độ xốp lần lượt là 45,3% và 43,9%,
độ xốp nghiệm thức không bón hữu cơ là 39,7% và 39,8%.
Nhờ bón phân hữu cơ nên tính bền cũng được cải thiện đáng kể. Nghiệm thức có
bón hữu cơ có tính bền 132,6 còn tính bền của nghiệm thức không bón hữu cơ là 98,8.
Năng suất lúa cải thiện đáng kể. Nghiệm thức có bón hữu cơ năng suất lúa đạt 3,53
tấn/ha còn ở nghiệm thức không bón hữu cơ năng suất đạt 2,52 tấn/ha.
* Thí nghiệm Mộc Hóa – Long An:
Tương tự như kết quả của Cầu Kè, dung trọng đất tầng 0 – 10cm ở Mộc Hóa của
nghiệm thức không bón hữu cơ (1,27g/cm
3
) cao hơn dung trọng của nghiệm thức có bón
hữu cơ (1,16g/cm
3
). Nhờ tác dụng của phân hữu cơ nên đất cũng được tơi xốp hơn. Độ xốp
nghiệm thức có bón hữu cơ (51,7%) cao hơn nghiệm thức không bón hữu cơ (50,1%) (tầng
0 – 10cm).
Tính bền của đất cũng được cải thiện tốt hơn nhờ vào bón phân hữu cơ. Tính bền
của nghiệm thức có bón hữu cơ (69,7%) cao hơn nghiệm thức không bón hữu cơ (60,9%)


(tầng 0 – 10cm).
Năng suất lúa của đất có bón hữu cơ (6,32 tấn/ha) cao hơn so với đất không bón
phân hữu cơ (5,00 tấn/ha).
1
MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản và là tư liệu quan trọng, chủ yếu sản xuất ra các
sản phẩm cây trồng. Hầu như toàn bộ các sản phẩm thu được trong quá trình sản xuất nông
nghiệp đều phải thông qua đất. Đất được hình thành, phát triển và thoái hóa theo thời gian
dưới tác động của điều kiện tự nhiên và các hoạt động sản xuất của con người. Hiện nay,
việc ít hoặc không sử dụng phân hữu cơ đã làm cho độ phì của đất dần bị thoái hoá, đất trở
nên chai cứng, nén dẽ, mất cấu trúc dẫn đến hạn chế sự phát triển của rễ, giảm lượng nước
hữu dụng, giảm sự thoáng khí trong đất và cuối cùng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Đồng Bằng Sông Cửu Long lấy nông nghiệp làm nền tảng để phát triển kinh tế và
vấn đề năng suất cây trồng được quan tâm hàng đầu. Ngày nay, cùng với tiến bộ khoa học
kỹ thuật, thâm canh tăng vụ được thực hiện phổ biến và rộng rãi nhằm nâng cao thu nhập
và chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, thâm canh liên tục trong nhiều năm có
thể ảnh hưởng đến chất lượng của đất đai và năng suất cây trồng. Vì vậy, để bảo vệ đất đai
trong quá trình canh tác lâu dài cần phải có một chế độ quản lý phù hợp chất dinh dưỡng
của đất, trong đó chất hữu cơ đặc biệt được quan tâm.
Chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ phì nhiêu của đất do nó có
ảnh hưởng đến các đặc tính lý, hóa, sinh học và là nguồn dinh dưỡng của đất. Hiện nay, ở
các nước công nghiệp phát triển đã bón quá nhiều phân hóa học khiến môi trường bị suy
thoái, chất lượng sản phẩm giảm sút người ta trở lại chú ý đến phân hữu cơ và cổ vũ cho
việc ra đời nền nông nghiệp hữu cơ. Vì vậy đề tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ trong
việc cải thiện tính chất vật lý và năng suất của đất trồng lúa thâm canh ở Cầu Kè – Trà
Vinh và Mộc Hóa – Long An” được thực hiện nhằm mục tiêu sau:
• Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ tới chất lượng đất thông qua việc
nghiên cứu sự biến động của một số chỉ tiêu vật lý đất.
• Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ tới năng suất lúa.
• Đưa ra những khuyến cáo canh tác và quản lý đất phù hợp.

2
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1.ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1.1.Long An
1.1.1.1.Vị trí địa lý
Long An là tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Long An
nằm ở tọa độ 10°21' - 12°19' Bắc và 105°30' - 106°59' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
và Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km, phía Nam giáp tỉnh Tiền
Giang, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông giáp Thành Phố Hồ Chí Minh.
Long An có diện tích tự nhiên khoảng 4.491,87 km². Trong đó:
• Đất ở: 99000.7 ha
• Đất nông nghiệp: 331.286 ha
• Đất lâm nghiệp: 45.374 ha
• Đất chuyên dùng: 28.574 ha
• Đất chưa sử dụng: 32.985 ha
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Long An
3
1.1.1.2.Khí hậu
Long An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
• Lượng mưa trung bình: 1620 mm
• Nhiệt độ trung bình: 27,4°C.
1.1.1.3.Địa hình
Tuy xếp vào vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng thật ra Long An là phần đất
chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên địa hình có xu hướng thấp dần từ
đông bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Đông Bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là
vùng đồng bằng và phía Tây Nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu
rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha với nhiều loại động vật đang được bảo vệ như cò, sếu
đầu đỏ, rùa, rắn, ong mật.
Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với

tổng chiều dài lên tới 8.912 km, trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông chảy qua. Long
An có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ,
cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.
Mặc dù vậy, Long An vẫn là vùng nông nghiệp từ lâu đã nổi tiếng với gạo Tài
Nguyên, gạo Nàng Hương, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, lạc Đức Hòa, mía Thủ Thừa.
1.1.2.Trà Vinh
1.1.2.1.Vị trí địa lý
Trà Vinh là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL); vị trí địa lý giới
hạn từ: 9
0
31

46
’’
đến 10
0
04

5
’’
vĩ độ Bắc và 105
0
57

16
’’
đến 106
0
26


04
’’
kinh độ Đông.
• Phía Bắc, Tây – Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long.
• Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre và sông Cổ Chiên.
• Phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng với sông Hậu.
• Phía Nam, Đông – Nam giáp biển Đông với hơn 65km bờ biển.
Tổng diện tích tự nhiên là: 22.515,03 ha. Trong đó:
• Đất nông nghiệp: 180.004,31ha
• Đất chưa sử dụng: 22.242,94 ha.
4
Hình 2. Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Trà Vinh
1.1.2.2.Khí hậu
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6
0
C, biên độ nhiệt tối cao: 35,8
0
C, nhiệt
độ tối thấp: 18,5
0
C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp: 6,4
0
C. Nhìn chung nhiệt độ tương
đối điều hòa và sự phân chia 4 mùa trong năm không rõ, chủ yếu 2 mùa mưa nắng.
Bức xạ: Toàn tỉnh có tổng số giờ nắng cao: 7,7 giờ/ngày, bức xạ quang hợp dồi dào:
82.800cal/năm, cho phép cây trồng phát triển quanh năm.
Ẩm độ: Tỷ lệ ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80 – 85%, mùa khô đạt 79%,
mùa mưa đạt 88%.
Gió: Toàn tỉnh có 2 hướng gió chính:
• Gió mùa Tây Nam: từ tháng 5 – 10 DL, gió thổi từ biển Tây vào mang nhiều hơi

nước gây ra mưa.
• Gió chướng (gió mùa Đông Bắc hoặc Đông Nam): thịnh hành nhất từ tháng 11 năm
trước đến tháng 3 năm sau có hướng song song với các cửa sông lớn.
Mưa: Tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp (1.588 – 1.227 mm), phân bố không
ổn định và phân hóa mạnh mẽ theo thời gian và không gian. Lượng mưa giảm dần từ Bắc
xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Trà Vinh; thấp nhất ở Cầu Ngang và Duyên Hải.
Theo số liệu thống kê 10 năm, với tần suất 75% thời gian mưa của các huyện như sau:
5
Bảng 1 Thời gian mưa trên các huyện ở Trà Vinh
Huyện Bắt đầu mưa Kết thúc mưa
Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè 15/5 – 16/5 26/10 – 7/11
Châu Thành, Trà vinh 15/5 – 16/5 26/10 – 7/11
Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải 22/5 – 27/5 24/10 – 26/10
Hạn: Hạn hàng năm thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không
mưa liên tục từ 10 – 18 ngày. Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là các huyện ít bị hạn. Huyện
Tiểu Cần hạn đầu vụ (tháng 6,7) là quan trọng trong khi các huyện còn lại: Châu Thành,
Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ (tháng 7,8) thường xuyên nghiêm trọng hơn.
1.1.1.1.Địa hình
Địa hình Trà Vinh mang tính chất vùng đồng bằng ven biển có các giồng cát, chạy
liên tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển. Càng về phía biển, các giồng cát
này càng cao và rộng lớn.
1.2.MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ CƠ LÝ ĐẤT
1.2.1.Khái niệm chung về tính chất vật lý và cơ lý đất
Độ phì đất được các nhà khoa học định nghĩa là: khả năng cung cấp nước, chất dinh
dưỡng và các yếu tố khác cần thiết cho cây trong một thời gian sinh trưởng (Nguyễn Thế
Đặng, 1999).
Những tính chất này đặc biệt là dung trọng, tỷ trọng, độ xốp, tính dính, tính dẻo, độ
chặt, sức cản… là những chỉ tiêu phản ánh được chế độ nước, chế độ không khí, chế độ
nhiệt độ đất và nó thường được quyết định bởi các thành phần khoáng vật (nguyên sinh,
thứ sinh), thành phần các cấp hạt (cát, thịt, sét), thành phần chất hữu cơ có trong đất và tính

liên kết giữa các thành phần trên để tạo ra kết cấu của đất (Trần Văn Chính, 2006). Nước
và không khí trong đất tồn tại với số lượng nhiều hay ít, tỷ lệ phù hợp hay không, ngoài ảnh
hưởng của nguồn cung cấp nước như mưa, tưới thì độ xốp của đất, tỷ lệ giữa khe hở mao
quản và phi mao quản có vai trò quyết định. Do có ảnh hưởng đến chế độ nước và không
khí đất, nên tính chất vật lý và cơ học đất cũng chi phối sự phân bố các loại vi sinh vật đất
như: vi sinh vật yếm khí, háo khí và từ đó qui định các quá trình chuyển hóa chất dinh
6
dưỡng trong đất, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây (Nguyễn Thế Đặng,
1999).
Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, những tính chất vật lý và cơ lý luôn là những
yếu tố chi phối trực tiếp đến quá trình canh tác như khả năng làm đất, cày, bừa, xới xáo,
sức kéo của máy móc công cụ làm đất…
Nghiên cứu về các tính chất cơ lý đất như tính dính, tính dẻo, tính trương co là cơ sở
cho việc xây dựng chế độ làm đất hợp lý như: xác định thời gian làm đất, số lần làm đất và
năng lượng cần thiết cho làm đất. Ngoài ra nắm được tính trương co của đất sẽ giúp cho
việc hạn chế các tác hại của trương co tới sự sinh trưởng của rễ cây, khả năng mất nước và
chất dinh dưỡng do rửa trôi (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
1.2.2.Một số tính chất vật lý cơ bản của đất
1.2.2.1.Tỷ trọng của đất
Là tỉ lệ khối lượng của thể rắn đối với khối lượng của nước có cùng thể tích. Hoặc
có thể định nghĩa như sau: tỷ trọng là khối lượng của đất trên một đơn vị thể tích. Đất ở
trạng thái khô kiệt và không tính đến thể tích các lỗ rổng trong đất (g/cm
3
). Tỷ trọng ký
hiệu là ρ
p
(Dương Minh Viễn, 2003).
Để tính tỷ trọng ta áp dụng công thức:
ρ
p

= M
sp
/Vw=(M
s
– M
e
)/(M
s
- M
e
) – (M
sw
– Mw)
Trong đó: ρ
p
: Tỷ trọng của đất
M
sp
: Khối lượng các hạt đất khô, g.
Vw: Thể tích nước trong bình pycnometer được thay bởi mẩu đất, cm
3
hoặc m
3
.
M
e
: Khối lượng bình pycnometer (sạch và khô) có nắp, g.
M
s
: Khối lượng đất khô + bình pycnometer có nắp, g.

M
sw
: Khối lượng bình pycnometer chứa đầy nước khử khoáng + đất, g.
Mw: Khối lượng bình pycnometer chứa đầy nước khử khoáng, g.
Đất được hình thành trên các loại đá mẹ có thành phần khoáng khác nhau, có tỷ
trọng khác nhau. Các loại đất khác nhau có tỷ trọng rất khác nhau (Nguyễn Thế Đặng,
1999).
7
Bảng 2 Tỷ trọng (g/cm
3
) của một số loại khoáng điển hình
Loại khoáng Tỷ trọng
Thạch anh 2,65
Phenpat 2,54 – 2,57
Micaden 2,70 – 3,10
Ogit 2,9 – 3,4
Limonit 3,5 – 3,95
Kaolinit 2,6 – 2,65
Monmorilonit 2,0 – 2,2
Mica trắng 2,76 – 3,0
Tỷ trọng đất lớn hay nhỏ còn phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng chất hữu cơ trong
đất. Bởi vì tỷ trọng của chất hữu cơ rất nhỏ chỉ khoảng 1,2 – 1,4 g/cm
3
cho nên các loại đất
giàu mùn có tỷ trọng nhỏ hơn đất nghèo mùn. Vì thế tỷ trọng của lớp đất mặt nhỏ hơn tỷ
trọng của các lớp đất dưới (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau có tỷ trọng khác nhau (Trần Văn
Chính, 2006):
Bảng 3 Tỷ trọng của một số loại đất
Loại đất Tỷ trọng

Đất cát 2,65
Đất cát pha 2,70
Đất thịt 2,70
Đất sét 2,74
Dựa vào tỷ trọng đất, Katrinski đã đưa ra mức đánh giá chung khi xác định tỷ trọng
của đất trồng như sau (Trần Văn Chính, 2006):
Bảng 4 Thang đánh giá tỷ trọng
Ý nghĩa thực
tiễn: Tỷ trọng đất
được sử dụng trong
các công thức tính toán độ xốp, công thức tính tốc độ, thời gian sa lắng của các cấp hạt đất
(cát, thịt, sét) trong phân tích thành phần cơ giới. Thông qua tỷ trọng đất người ta cũng có
Tỷ trọng Loại đất
< 2,5 Đất có lượng mùn cao
2,5 – 2,66 Đất có lượng mùn trung bình
> 2,7 Đất giàu sắt Fe
2
O
3
8
thể đưa ra được những nhận xét sơ bộ về hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng sét hay tỷ lệ
sắt, nhôm của một loại đất cụ thể nào đó (Trần Văn Chính, 2006).
1.2.2.2.Dung trọng của đất
Dung trọng là trọng lượng một đơn vị thể tích đất khô không bị phá vỡ cấu trúc và
được tính bằng g/cm
3
(Ngô Ngọc Hưng, 2004).
Dung trọng được tính bằng công thức:
ρ
b

= W
ov
– W
r
/ V
r
Trong đó:
ρ
b
: Dung trọng khô, (g/cm
3
).
W
ov
: Khối lượng mẩu đất và ring ngay sau khi sấy khô ở 105
0
C (g).
W
r
: Khối lượng của ring (g).
V
r
: Thể tích ban đầu của dụng cụ lấy mẫu (cm
3
).
Như vậy dung trọng của đất thường nhỏ hơn so với tỷ trọng vì thể tích đất khô kiệt
được xác định ở đây bao gồm cả các hạt đất rắn và các khe hở tự nhiên trong đất.
Dung trọng của đất phụ thuộc vào cấp hạt cơ giới, độ chặt và kết cấu của đất. Các
loại đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ và mùn thường có dung trọng nhỏ và ngược lại những
loại đất chặt, bí, kém tơi xốp và nghèo chất hữu cơ thường có dung trọng lớn. Trong phẫu

diện đất của phần lớn các loại đất, dung trọng có chiều hướng tăng dần khi xuống tầng đất
dưới sâu, vì càng xuống sâu hàm lượng mùn của đất càng giảm, mặt khác do quá trình tích
tụ sét và các vật liệu mịn bị rửa trôi từ trên xuống lấp đầy các khe hở và bị nén đã làm cho
đất bị chặt hơn các tầng trên (Trần Văn Chính, 2006).
Bảng 5 Thang đánh giá dung trọng đất, g/cm
3
theo N.A.Karchinski, 1965 (trích
trong Bài giảng Phì Nhiêu Đất và Phân Bón của Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Dung trọng Đánh giá
<0,1 Đất giàu chất hữu cơ
1,0 – 1,1 Đất mới được xới
>1,2 Đất bị nén dẻ
1,3 – 1,4 Đất chặt, bị nén dẻ mạnh
1,4 – 1,6 Đất rất chặt, thường thấy ở tầng đế cày
1,6 – 1,8 Quá chặt, thường thấy ở tầng tích tụ
9
Nghiên cứu dung trọng đất cho phép ta sơ bộ đánh giá được chất lượng của đất, đặt
biệt là đất cho cây trồng cạn. Các loại đất có dung trọng thấp thường là những loại đất có
kết cấu tốt, hàm lượng mùn cao. Do đó những loại đất này cũng sẽ có chế độ nước, nhiệt,
không khí và dinh dưỡng phù hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển (Nguyễn Thế
Đặng, 1999).
Ý nghĩa: Dung trọng của đất được sử dụng trong việc tính độ xốp của đất, tính khối
lượng đất canh tác trên 1 ha để xác định trữ lượng các chất dinh dưỡng, lượng vôi cần bón
cho đất hay trữ lượng nước có trong đất…( Trần Văn Chính, 2006).
Dựa vào đặt tính nén dẻ của đất, dung trọng còn được dùng để kiểm tra chất lượng
các công trình thủy lợi, đê, bờ mương máng…để đảm bảo độ vững của các công trình trên
đòi hỏi dung trọng cần đạt được tối thiểu phải lớn hơn 1,5 g/cm
3
(Trần Văn Chính, 2006).
1.2.2.3.Độ xốp của đất

Là tổng số các tế khổng trong đất và biểu thị bằng % thể tích đất. Độ xốp của đất
phụ thuộc vào cấu trúc, thành phần cơ giới, dung trọng và tỷ trọng đất. Khả năng thoáng
khí, khả năng giữ nước phụ thuộc rất lớn vào độ xốp đất (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Độ xốp của đất được tính theo công thức (Nguyễn Mỹ Hoa, 2007):
E
p
= 100*(1- ρ
b
/ ρ
p
)
Trong đó:
E
p
: Độ xốp của đất
ρ
b
: Dung trọng (g/cm
3
)
ρ
p
: Tỷ trọng (g/cm
3
hoặc kg/m
3
)
Bảng 6 Đánh giá độ xốp đất theo N.A.Karchinski, 1965 (trích trong trong Bài giảng
Phì Nhiêu Đất và Phân Bón của Đỗ Thị Thanh Ren, 1999)
Tế khổng Đánh giá

>70% Đất quá xốp, đất quá khô
65 – 55 % Đất xốp (lớp đất cày xới tầng mặt)
55 – 50% Trung bình cho lớp đất mặt
<50% Đất chặt, không đạt yêu cầu
40 – 25% Đất quá chặt (các tầng dưới)
10
Ý nghĩa thực tiễn: Độ xốp của đất rất có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp và các
loại cây trồng vì nước và không khí di chuyển được trong đất là nhờ vào những khoảng
trống hay độ xốp của đất. Các chất dinh dưỡng của đất có thể huy động được cho cây trồng
, các hoạt động của vi sinh vật đất chủ yếu cũng diễn ra ở đây, chính bởi vậy mà người ta
nói độ phì đất phụ thuộc đáng kể vào độ xốp của đất. Ngoài ý nghĩa trên chúng ta cũng dễ
dàng nhận thấy nếu đất tơi xốp thì làm đất cũng dễ dàng, rễ cây phát triển tốt, khả năng
thấm, thoát nước và trao đổi không khí diễn ra cũng hết sức thuận lợi và nhanh chóng.
Vùng đồi núi nếu đất có độ xốp cao thì phần lớn nước mưa được thấm xuống sâu, hạn chế
hiện tượng nước chảy tràn trên mặt đất và do đó hạn chế được xói mòn trên bề mặt (Trần
Văn Chính, 2006).
Bảng 7 Dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của một số loại đất ở Việt Nam (Trần Văn
Chính, 2006).
Loại đất (theo phát sinh)
Dung trọng
(g/cm
3
)
Tỷ trọng Độ xốp (%)
Đất cát biển 1,48 – 1,55 2,62 – 2,65 41 – 44
Đất mặn 0,97 – 1,22 2,43 – 2,65 54 – 61
Đất phèn 0,64 – 1,07 2,3 – 2,4 55 – 73
Đất lầy và than bùn 0,12 – 0,74 1,66 – 2,63 72 – 92
Đất phù sa 0,79 – 1,40 2,41 – 2,75 40 – 69
Đất bạc màu 1,20 – 1,31 2,52 – 2,66 51 – 53

Đất đen nhiệt đới 0,80 – 1,18 2,45 – 2,54 53 – 68
Đất đỏ vàng Feralit 0,76 – 1,30 2,50 – 2,90 51 – 74
11
1.2.1.Một số tính chất cơ lý đất
1.2.1.1.Tính liên kết của đất
Tính liên kết của đất là sự dính kết giữa các phần tử đất với nhau (khi đất khô tính
chất này biểu hiện rõ) những loại đất có tính liên kết lớn thường tạo thành trong đât những
kiểu kết cấu tảng cục lớn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tính liên kết của đất là: thành phần cơ giới, độ ẩm đất,
cấu trúc của đất, hàm lượng mùn và thành phần cation hấp phụ trong đất.
Đất có thành phần cơ giới nặng do chứa nhiều sét nên tính liên kết của chúng rất
lớn, ngược lại đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát, do có tỷ lệ các hạt cát cao nên có
tính liên kết kém. Độ ẩm đất chi phối đến khả năng liên kết của đất, ở những loại đất có
tính liên kết lớn như đất sét nếu đất càng khô thì tính liên kết của đất thể hiện càng mạnh.
Hàm lượng mùn cao trong đất có tác động dung hòa rất tốt đến tính liên kết của một số loại
đất có kết cấu kém hoặc không có kết cấu như đất cát và đất sét nặng (Trần Văn Chính,
2006).
Ý nghĩa thực tiễn: Tính liên kết của đất ảnh hưởng rất lớn đến việc làm đất và áp
dụng các biện pháp canh tác. Đất có kết cấu tốt (như dạng kết cấu viên) lực liên kết giữa
các hạt đất không lớn, do đó rất dễ cày, bừa. Ngược lại ở những loại đất sét có kết cấu tảng
lớn thì việc làm đất rất khó khăn, đặt biệt là khi đất bị khô vừa phải cày bừa và vừa phải
đập cho đất vỡ vụn ra (Trần Văn Chính, 2006).
1.2.1.2.Tính dính của đất
Là tính dính khi tiếp xúc với các vật khác từ bên ngoài như cày, bừa, các dụng cụ
làm đất. Nó sẽ làm tăng lực ma sát, và gây khó khăn khi làm đất. Tính dính được xác định
bởi lực cần để dứt đất ra khỏi bảng kim loại (g/cm
2
). Tính dính thường xuất hiện ở gần giới
hạn dưới ẩm độ đồng ruộng và tăng dần cho đến khi đất vượt độ ẩm giới hạn động ruộng
(Dương Minh Viễn, 2003).

Giống như tính liên kết của đất, tính dính phụ thuộc thành phần các cấp hạt trong
đất, kết cấu và độ ẩm đất. Những loại đất có tỷ lệ các cấp hạt sét cao với các thành phần
khoáng sét càng cao thì tính dính của chúng càng lớn, trong các thành phần khoáng sét thì
montmorilonit, ililite có tính liên kết và tính dính cao hơn hẳn các khoáng sét kaolinit và
12
các hydroxyt sắt. Ngược lại với tỷ lệ sét, khi đất có hàm lượng mùn càng lớn thì càng làm
giảm tính dính của đất. Hầu hết đất bắt đầu có tính dính cao khi độ ẩm trong đất đạt 60
– 80% độ trữ ẩm cực đại (Trần Văn Chính, 2006).
1.2.1.3.Tính dẻo của đất
Tính dẻo của đất là chỉ khả năng của đất có thể biến dạng mà không bị vỡ vụn ra khi
có lực tác động từ bên ngoài vào. Như vậy tính dẻo được hình thành chính do sức hút lẫn
nhau của các phân tử đất (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Tính dẻo phụ thuộc vào hàm lượng sét và độ ẩm. Khi đất quá ướt sẽ bị chảy hoặc
khô trở nên mất tính dẻo.
Giới hạn trên của tính dẻo: là độ ẩm mà ở đó đất bắt đầu chảy, được xác định là ẩm
độ khi đầu hình chóp nón để đo lực cản có trọng lượng 76g có thể tự chìm đến độ sâu 10
cm.
Giới hạn dưới của tính dẻo: là độ ẩm mà ở đó đất có thể vê thành sợi có đường kính
3 cm mà không bi nứt nẻ.
Chỉ số dẻo là hiệu của giới hạn trên và dưới hạn dưới.
Ý nghĩa thực tiễn: Đất có tính dẻo cao thường có những ảnh hưởng không tốt đến
việc làm đất vì ở trạng thái ẩm, ướt khi cày bừa đất sẽ tạo thành tảng lớn chứ không tơi vỡ
tạo ra các kết cấu thích hợp cho cây trồng. Còn ngược lại ở trạng thái đất khô thì lại cứng,
làm tăng lực cản của đất đối với các công cụ làm đất và làm tiêu tốn nhiều năng lượng làm
đất (Trần Văn Chính, 2006).
1.3.CÁC KHÁI NIỆM, ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐẤT
1.3.1.Khái niệm về đất thâm canh
Đất thâm canh là vùng đất được hiểu như là để chỉ mức độ đầu tư lao động, vật tư,
khoa học kỹ thuật cho đơn vị diện tích hay đơn vị sản phẩm có lời ở các mức khác nhau để

sản xuất lúa cho năng suất lúa cao. Dựa trên sự kết hợp điều kiện tự nhiên với đặc tính đất
đai, khí hậu thuận lợi (Nguyễn Thị Ngọc Uyên, 2001).
13
Theo các chuyên gia tư vấn cho rằng, để được xếp vào loại hệ thống thâm canh, một
hệ thống canh tác phải sản xuất ít nhất 8 tấn/ha/năm qui ra lúa, với tốc độ quay vòng của
đất ít nhất là hai. Lượng và phẩm chất các vật tư nông nghiệp phải được theo dõi cẩn thận
để giám định tốc độ tăng trưởng sản lượng (Võ Tòng Xuân, 1999).
1.3.2.Ảnh hưởng của thâm canh lúa liên tục đến năng suất
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chiếm và ctv (1999) về ảnh hưởng của
thâm canh lúa ở 3 nhóm ruộng có thời gian canh tác 3 vụ lúa khác nhau (nhóm dưới 8 năm,
nhóm 8 – 15 năm và nhóm trên 15 năm) thì năng suất có xu hướng giảm dần theo thời gian
canh tác ở cả 3 vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông. Kết quả cũng cho thấy rằng muốn
tăng năng suất phải tăng lượng phân bón.
Cassman (1992), kết luận rằng năng suất lúa giảm từ 50 – 240 kg/ha mỗi năm theo
thời gian canh tác liên tục trong gần 30 năm ở những thí nghiệm thâm canh lúa ở
Philippines và Ấn Độ.
1.3.3.Ảnh hưởng của thâm canh lúa liên tục lên tính chất vật lý đất
Theo Ponnam Peruma (1985), trong ruộng thâm canh 2 – 3 vụ/năm thì nước được
giữ ngập liên tục. Qua khảo sát đánh giá một số đặc tính hóa lý trên vùng đất thâm canh 3
vụ lúa tại Tiền Giang của Nguyễn Văn Thảo (2002), ghi nhận rằng tầng đất mặt do ngập
nước liên tục có hiện tượng lầy thục. Độ phì vật lý của đất được đánh giá thuộc loại trung
bình. Tầng B có xu hướng bị tích tụ sét và nén dẽ theo thời gian. Đa số nông dân chuẩn bị
đất cơ giới và độ cày sâu mỏng 10 – 15cm nên sự nén chặt càng mạnh. Nông dân chuẩn bị
đất trong lúc đất ngập nước nên tiến trình trực di trong đất càng mạnh, chiều dày của tầng
đế cày tăng theo thời gian canh tác. Tầng đế cày làm tăng khả năng giữ nước trên ruộng lâu
hơn, kiểm soát cỏ dại dễ hơn, phân bón vào đất ít bị rữa trôi xuống tầng bên dưới, nhưng độ
dày tầng đế cày ngày càng gia tăng làm hạn chế sự phát triển của bộ rễ cây trồng, nhất là
cây trồng cạn trồng trên đất lúa. Vì vậy nên thay đổi độ sâu làm đất khi trồng các loại cây
trồng cạn.
Theo Huỳnh Hiệp Thành (1997), trên vùng đất thâm canh 2 – 3 vụ lúa tại huyện Chợ

Mới, An Giang thì nông dân không sử dụng phân hữu cơ cho lúa và rơm rạ bị lấy đi hoặc
14
đốt ngoài đồng sau thu hoạch. Nếu chỉ bón phân khoáng và canh tác độc canh, không chú ý
tới bón phân hữu cơ thì trong vòng 20 – 50 năm đất sẽ bị bạc màu, mất cấu trúc, rời rạc và
năng suất cây giảm mạnh. Chất hữu cơ giúp đất tơi xốp, giúp bộ rễ phát triển mạnh hút
được nhiều chất dinh dưỡng làm tăng năng suất cây trồng, làm tăng khả năng trao đổi của
keo đất, là môi trường cho vi sinh vật đất sống và phát triển nhanh chóng.
1.4.TỔNG QUAN VỀ CHẤT HỮU CƠ
1.4.1.Khái niệm về chất hữu cơ
Chất hữu cơ là một thành phần cơ bản kết hợp với các sản phẩm phong hóa từ đá mẹ
để tạo thành đất. Chất hữu cơ là một đặc trưng để phân biệt đất với đá mẹ và là nguồn
nguyên liệu để tạo nên độ phì của đất. Số lượng và tính chất của chất hữu cơ quyết định
đến nhiều tính chất hóa lý và sinh học của đất. (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Chất hữu cơ là bộ phận của đất có thành phần phức tạp và có thể chia làm hai phần:
Chất hữu cơ chưa bị phân giải và những tàn tích hữu cơ như: thân, rễ, lá thực vật, xác động
vật, xác vi sinh vật. Phần thứ hai là những chất hữu cơ đã phân giải. Trong phần chất hữu
cơ đã phân giải này chia làm hai nhóm:
 Nhóm những hợp chất hữu cơ ngoài mùn.
 Nhóm những hợp chất mùn.
Nhóm những hợp chất trong đất ngoài mùn chiếm tỷ lệ thấp trong toàn bộ chất hữu
cơ thường không vượt quá 10 – 15% (trừ than bùn hoặc đất dưới rừng có tầng thảm mục
dày). Nhóm chất hữu cơ này gồm các chất hữu cơ thông thường có trong động vật, thực vật
và vi sinh vật như: hydrat, cacbon, protein, linhin, lipit, andehyt,…(Nguyễn Thế Đặng,
1999).
Nhóm hợp chất mùn là những hợp chất cao phân tử có cấu tạo phức tạp. Chúng
chiếm tỷ lệ cao trong chất hữu cơ (khoảng 85 – 90%).
Sự có mặt của chất hữu cơ làm cho đất có một tính chất đặc biệt đó là độ phì, bao
gồm những đặc tính về lý, hóa học và môi trường sống của vi sinh vật trong đất (Dương
Minh Viễn, 2003).
15

1.4.2.Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất
Nguồn gốc nguyên thủy của chất hữu cơ trong đất là mô thực vật: thân, rễ, lá cây
sau khi chết đi sẽ bị mục nát, hoa màu sau khi thu hoạch thì phần còn lại như: Lá hay rễ
cũng bị phân hủy để cung cấp chất hữu cơ cho đất. Ngoài ra động vật cũng là nguồn cung
cấp chất hữu cơ cho đất (Thái Công Tụng, 1969). Cụ thể chất chữu cơ được bổ sung vào
đất từ các nguồn sau đây:
Xác sinh vật (còn gọi là tàn tích sinh vật): Đây là nguồn hữu cơ chủ yếu. Sinh vật đã
lấy thức ăn từ đất để tạo nên cơ thể chúng và khi chết đi để lại những tàn tích hữu cơ cho
đất. Trong xác sinh vật có đến 4/5 là từ thực vật. Tính trung bình hàng năm đất được bổ
sung từ thực vật 5 – 18 tấn thân, rễ và lá trên ha (Nguyễn Thế Đặng, 1999). Ngoài thực vật
thì xác vi sinh vật và động vật đất đã cung cấp chất hữu cơ một phần hết sức đáng kể, mặc
dù khối lượng không lớn nhưng có chất lượng tốt.
Phân hữu cơ đối với đất đang canh tác thì lượng chất hữu cơ do con người bón vào
đất là nguồn hữu cơ đáng kể. Những nơi thâm canh cao người ta có thể bón tới 80 tấn hữu
cơ trên ha. Nguồn phân hữu cơ bao gồm: phân chuồng, phân xanh, phân rơm rác, bùn ao,…
tùy thuộc vào loại phân hữu cơ khác nhau mà chất lượng khác nhau. (Nguyễn Thế Đặng,
1999).
1.4.3.Vai trò của chất hữu cơ trong đất
1.4.3.1.Đối với quá trình thành lập đất
Trong chất hữu cơ, đặc biệt là acid mùn có đặc tính chelate sẽ tham gia tích cực
trong quá trình phong hóa đá và các khoáng vật. Humic acid phân giải các khoáng vật thuộc
nhóm silicate và alumino silicate (Trần Kim Tính, 2000). Chất hữu cơ còn liên kết với sét
tạo nên lớp phủ, một dấu hiệu quan trọng về các tiến trình thành lập đất đã hoặc đang xảy
ra. Lớp phủ là chất hữu cơ thường có màu tối, thường không nhẳn và không cứng. Lớp phủ
gồm chất hữu cơ và sét thường hiện diện ở những đất có hàm lượng Na cao. Chất hữu cơ
kết hợp với phần trăm Na trao đổi, chúng rời ra tạo nên các hạt đất nhỏ làm cho đất khô rất
nhanh. Trên đất phù sa có hàm lượng sét cao, chất hữu cơ là một trong những biến số làm
thay đổi sức căng của đất. Do đó, chất hữu cơ đóng một vai trò khá quan trọng trong quá
trình hình thành và ổn định cấu trúc đất.
16

Trong đất, chất hữu cơ được đánh giá như sau:
Bảng 8 Đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất (Theo I.V.Chiurin, 1951, 1972).
CHC trong đất ( %) Đánh giá
<1,0 Rất nghèo
1,1 – 3,0 Nghèo
3,1 – 5,0 Trung bình
5,1 – 8,0 Khá
>8,1 Giàu

Tuy nhiên theo Lê Văn Tiềm, 1998, phần lớn đất trồng của chúng ta nghèo chất hữu
cơ theo phân cấp:
Chất hữu cơ dưới 1%: rất nghèo.
Chất hữu cơ từ 1 – 2%: nghèo.
Chất hữu cơ từ 2 – 3%: trung bình.
Chất hữu cơ từ 3 – 5%: khá.
Chất hữu cơ trên 5%: giàu.
1.4.1.1.Đối với sự tăng trưởng cây trồng
Chất hữu cơ có chứa các nguyên tố như N, P, K, Mg và các nguyên tố vi lượng cần
thiết cho cây trồng. Cây có thể hút trực tiếp một lượng nhỏ chất đạm hữu cơ dưới dạng
amino acid như: Alanine, Glycine; còn thông thường cây hút các chất dinh dưỡng dưới
dạng muối khoáng có được từ sự khoáng hóa chất hữu cơ. Ví dụ: cây lúa hút 80% chất đạm
từ sự khoáng hóa chất hữu cơ trong đất, ngay cả khi đất được bón phân (Ponnamperuma,
1984 trong Đỗ Thị Thanh Ren, 1993). Bón kết hợp thích đáng giữa phân hóa học và phân
hữu cơ sẽ có tác dụng tăng năng suất cây trồng.
1.4.1.2.Đối với đất canh tác nông nghiệp
Tác dụng cải tạo và bảo vệ đất: giúp đất ít bị rửa trôi, chất hữu cơ có tác dụng như
keo giữ lại các hạt đất nhỏ, nếu chất mùn trong đất tăng lên thì các chất dinh dưỡng do ta
bón cho cây ít bị rửa trôi hay bay hơi. Ngoài ra, nhờ vào đặc tính keo của chất mùn mà chất
hữu cơ làm tăng tính đệm của đất. Thông qua hoạt động của vi sinh vật, chất hữu cơ bị
phân hủy thành mùn và mùn có khả năng liên kết những hạt đất phân tán làm cho đất có

17
cấu trúc tốt, thoáng khí dễ cày bừa, giữ nước và giữ phân tốt hơn (Đỗ Thi Thanh Ren,
1993).
Ảnh hưởng đến tiến trình hóa học đất: hầu hết các loại đất nếu bón phân đạm lâu
ngày sẽ có xu hướng giảm pH đất. Chất hữu cơ sẽ có tác dụng đệm. Nếu độ chua của đất do
nhôm có thể chữa trị bằng cách tạo hợp chất hữu cơ với nhôm. Chất hữu cơ có thể tạo
thành các phức chất với Fe, Al từ phosphate của chúng và sự tạo thành CO
2
từ sự phân hủy
chất hữu cơ có thể làm xuất hiện dạng lân liên kết với Ca (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Sự
hiện diện của các ligand hữu cơ trong các chuỗi polymer của mùn sẽ tạo một số cation đặc
biệt là các kim loại chuyển tiếp. Việc tạo phức theo cách này không giống như việc hấp phụ
các ion trên màng kép, các cation trong phức thì không trao đổi với các cation khác. Sự
hiện diện của các cation trong phức sẽ làm giảm CEC của chất hữu cơ trong đất. Chất hữu
cơ là nguồn cung cấp nguyên tố vi lượng cho đất, nhưng chúng cũng có thể làm giảm độ
hữu dụng của một số nguyên tố vi lượng, chẳng hạn như sự cố định Cu trên đất than bùn vì
những phức chất được tạo ra từ ion Cu
2+
và chất hữu cơ thì ổn định trong một khoảng pH
rất rộng (Lê Anh Tuấn, 2003).
1.4.2.Sự chuyển hóa chất hữu cơ trong đất
Sự biến đổi và chuyển hóa các xác hữu cơ trong đất là một quá trình sinh hóa phức
tạp, được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của vi sinh vật và của động vật, ôxy không khí
và nước.
Xác sinh vật tồn tại trên mặt đất hoặc trong các tầng đất, trong quá trình phân giải
chúng mất cấu tạo hình dạng, còn các hợp chất cấu tạo nên xác sinh vật thì bị chuyển đổi
thành những hợp chất linh hoạt hơn, dễ tan hơn. Một phần hợp chất này được khoáng hóa
hoàn toàn để tạo ra sản phẩm cuối cùng là CO
2
và H

2
O. Trong quá trình khoáng hóa một số
hợp chất trung gian đơn giản là dinh dưỡng cho vi sinh vật, động vật và thực vật. Một phần
sản phẩm của quá trình khoáng hóa được vi sinh vật dùng để tổng hợp nên protit, lipit,
gluxit, và một loạt hợp chất mới. Xây dựng cơ thể chúng và khi chết đi được phân hủy tiếp
tục. Phần thứ ba của quá trình chuyển hóa chất hữu cơ là tạo thành những hợp chất cao
phân tử có cấu tạo phức tạp đó là những axit mùn. Những hợp chất mùn này có thể lại tiếp
tục bị khoáng hóa để giải phóng dinh dưỡng cho cây trồng (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
18
Như vậy xác hữu cơ trong đất, chịu sự tác động của hai trình song song tồn tại, tùy
thuộc điều kiện ngoại cảnh, hệ vi sinh vật là loại xác hữu cơ mà quá trình này hay quá trình
kia chiếm ưu thế (Nguyễn Thế Đặng, 1999). Hai quá trình ấy là:
-Quá trình khoáng hóa chất hữu cơ.
-Quá trình mùn hóa chất hữu cơ.
Mùn hóa khoáng hóa nhanh
Khoáng hóa từ từ
Hình 3. Sơ đồ chuyển hóa chất hữu cơ
1.5.PHÂN HỮU CƠ
1.5.1.Khái niệm phân hữu cơ
Phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ
như dư thừa thực vật, phân chuồng, phân xanh, chất thải thực vật, các phế phẩm nông
nghiệp và công nghiệp vùi trực tiếp vào đất hay ủ thành phân. Sau khi phân giải có khả
năng cung cấp dinh dưỡng cho cây. Quan trọng hơn nữa là có khả năng tái tạo lớn. Đây là
nguồn phân quý, không những tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu
lực của phân hóa học, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
19
Xác hữu cơ
Các hợp chất khoángCác hợp chất mùn
Kinh nghiệm trong quá trình sử dụng, nghiên cứu phân bón cho thấy để đảm bảo
năng suất cao và ổn định, việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng chỉ dựa vào phân vô cơ

là không đủ, mà phải có phân hữu cơ ít nhất 25% trong tổng số dinh dưỡng.
Chất hữu cơ có tỷ lệ C/N cao được vùi trực tiếp vào đất không qua chế biến, chức
năng chủ yếu là cải tạo đất thì được gọi là chất hữu cơ cải tạo đất. Chất hữu cơ thông qua
chế biến hay không thông qua chế biến có tỷ lệ C/N thấp thì gọi là phân hữu cơ.
1.5.2.Vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp
1.5.2.1.Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp
Phân bón, yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng
Qua thực tiễn của nền văn minh lúa nước nông dân Việt Nam đã thấy rõ vai trò của
phân bón đối với sản xuất và năng suất lúa qua câu ca dao “ Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì
phân”. Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát
triển . Nếu chỉ lấy từ đất thì cây trồng hoàn toàn không đủ chất dinh dưỡng mà phải lấy
thêm phần lớn từ phân bón. Phân bón chính là thức ăn nuôi sống cây trồng. Điều tra tổng
kết ở khắp nơi trên thế giới đều cho thấy trong số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, bón
phân luôn là biện pháp có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cây trồng (Nguyễn Đăng
Nghĩa, 2005).
Tưới đủ ẩm mà không bón phân, do cây huy động được nhiều thức ăn trong đất hơn,
làm đất chóng kiệt mau hơn. Khi gặp hạn cây được tưới thêm nước, bón thêm phân cho
năng suất cao hơn. Người ta nói phân giúp cho cây tiết kiệm nước hơn hay cũng có thể nói
nước đã phát huy hiệu lực của phân (Vũ Hữu Yêm, 2005).
Tổng kết trên phạm vi toàn thế giới, 1989 tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc
(FAO) đưa ra nhận xét : “Mỗi tấn chất dinh dưỡng sản xuất được mười tấn ngủ cốc“. Nhận
xét này khẳng định vai trò hàng đầu của phân bón đối với việc sản xuất lương thực trên thế
giới.
Phân bón ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Cây trồng hút chất dinh dưỡng từ trong đất và phân bón, kết hợp với sản phẩm của
quá trình quang hợp tạo thành sản phẩm của mình. Cho nên sản phẩm thu hoạch phản ánh
20
tình hình đất đai và việc cung cấp thức ăn cho cây. Bón phân cân đối và hợp lý còn làm
tăng chất lượng nông sản, cụ thể làm tăng hàm lượng chất khoáng, protein, đường và
vitamin cho sản phẩm. Tuy nhiên, nếu thiếu chất dinh dưỡng, hoặc bón quá nhiều và không

cân đối cũng có thể làm giảm năng suất và chất lượng nông sản (Nguyễn Đăng Nghĩa,
2005).
Ngoài ra, phân bón còn làm tăng khả năng chống chịu của cây. Ảnh hưởng gián tiếp
do cải thiện được sức sinh trưởng của cây để chống chịu với các yếu tố khí hậu, sâu bệnh
và các loài gây hại (Lê Văn Tri, 2001).
Bón phân là một biện pháp cải tạo môi trường
Bón phân làm tăng độ phì nhiêu của đất, đất tốt hơn, cân đối hơn, đặc biệt phân hữu
cơ và vôi là biện pháp cải tạo đất rất hữu hiệu. Ở những đất có độ phì nhiêu ban đầu thấp,
tức là đất xấu thì việc bón phân càng có tác dụng rõ. Tuy vậy, bón phân không hợp lý,
không đúng kỹ thuật có thể làm cho đất xấu đi hoặc gây ô nhiễm môi trường. Phân hữu cơ
có thể tạo ra nhiều các chất CH
4
, CO
2
, NH
3
, NO
3
, phân vô cơ tạo ra nhiều đạm ở thể khí
làm đất trở nên độc với cây trồng và ô nhiễm không khí, nguồn nước (Nguyễn Đăng Nghĩa,
2005).
1.5.2.2.Vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp
Cải tạo hóa tính và bồi dưỡng đất
Theo Vũ Hữu Yêm (1995) và Nguyễn Ngọc Nông (1999) cho rằng: Phân hữu cơ khi
bón vào đất sau khi phân giải sẽ cung cấp thêm các chất khoáng làm phong phú thêm thành
phần thức ăn cho cây và sau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi của đất. Đặc biệt là
các humic aicd trong phân có tác dụng khoáng hóa đạm rất tốt trong đất. Tương tự, theo
Jones và Jarvis (1982) cho rằng trong quá trình phân hủy, chất hữu cơ tạo ra nhiều dinh
dưỡng cung cấp cho cây trồng, làm giảm sự cố định K, P trong đất và có khả năng tạo phức
với các kim loại. Chất mùn có khả năng tạo phức với Al làm giảm Al trao đổi và Al hoà tan

trong dung dịch đất, do đó hạn chế khả năng gây độc của Al đối với cây trồng (Hargrove và
Thomas, 1981; Bell và Edwards, 1987). Ảnh hưởng gián tiếp trong việc cung cấp dinh
dưỡng từ bón phân hữu cơ là nâng cao khả năng trao đổi cation của đất. Ngoài ra, do chất
21
hữu cơ có khả năng trao đổi cation lớn hơn 2 đến 3 lần so với khoáng sét cùng khối lượng
và chứa nhiều các nguyên tố đa lượng nên dễ dàng phóng thích dinh dưỡng cho cây trồng
khi xảy ra quá trình khoáng hóa (Brady và Well, 1996).
Hữu cơ còn là nhân tố tích cực tham gia vào chuyển hóa lân trong đất từ dạng khó
tiêu sang dạng dễ tiêu, hữu dụng cho cây trồng (Nguyễn Thị Thúy và ctv, 1997). Mặt khác,
chất hữu cơ còn có tác dụng đệm trong hầu hết các loại đất (Đỗ Thị Thanh Ren, 1998), hay
tạo phức chất hữu cơ – khoáng để khắc phục các yếu tố độc hại trong đất (Lê Văn Khoa và
ctv, 1996). Theo Lê Duy Phước (1968), tăng cường bồi dưỡng đất bằng phân hữu cơ kết
hợp sử dụng vôi, phân hóa học hợp lý để cải tạo thành phần lý – hóa của đất, cải tạo nhanh
chóng đất bạc màu. Bên cạnh đó, chất hữu cơ còn phát huy tác dụng của các chất điều hòa
tăng trưởng sinh ra trong đất (Hoàng Minh Châu, 1998).
Theo Lê Huy Bá (2000), cây trồng chỉ hấp thu 50-56% chất dinh dưỡng từ phân đạm
vô cơ năm đầu, trong khi đó phân hữu cơ chỉ khoảng 20-30%. Do đó, liều lượng và thời
gian bón rất quan trọng, nếu sử dụng phân khoáng liên tục mà không chú trọng bón phân
hữu cơ thì làm cho đất chua dần, đất chai cứng, giảm năng suất cây trồng. Đối với cây lúa,
Nguyễn Ngọc Hà (2000) kết luận rằng bón hoàn toàn rơm rạ sẽ tăng năng suất lúa 16% so
với hoàn toàn không bón phân. Bên cạnh đó, bón kết hợp phân hữu cơ với phân hoá học sẽ
tăng năng suất lúa 22%. Ngoài ra, kết quả ghi nhận của Bùi Đình Dinh (1984) cho thấy để
đảm bảo năng suất ổn định thì phân hữu cơ chiếm ít nhất là 25% trong tổng số dinh dưỡng
cung cấp cho cây trồng.
Cải tạo lý tính của đất
Chất hữu cơ có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất vật lý của đất. Một trong những ảnh
hưởng quan trọng là hình thành cấu trúc và duy trì độ bền cấu trúc đất (Cochrane và
Aylmore, 1994; Thomas và ctv., 1996). Khi trộn chất hữu cơ vào đất làm tăng độ ổn định
kết cấu đất, giúp làm đất tơi xốp do hoạt động của vi sinh vật đất và tạo lớp phủ bề mặt đất.
Phân hữu cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn nước trong đất làm cho nước thấm vào đất thuận lợi,

khả năng giữ nước của đất cao, việc bốc hơi bề mặt ít đi, ngoài ra còn hạn chế đóng váng
bề mặt. Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1998), thông qua hoạt động của vi sinh vật chất hữu cơ
phân hủy biến thành mùn, mùn có khả năng kiên kết những hạt đất phân tán làm cho đất có
22
cấu trúc tốt, thoáng khí, tăng độ xốp, đất dễ cày bừa, giữ phân và giữ nước tốt hơn. Khi bón
phân hữu cơ một cách có hệ thống sẽ cải thiện những tính chất lý – hóa cũng như sinh học,
chế độ nước, chế độ nhiệt của đất (Lê Văn Khoa và ctv, 1996). Đất có cấu trúc làm cho đất
thoáng khí và điều hòa nhiệt độ đất, do đó giúp rễ cây trồng phát triển, trao đổi khí được tốt
hơn (Hamblin, 1985), đồng thời giảm dung trọng và lực cản của đất (Sparovek và ctv.,
1999; Carter, 2002). Ngược lại, sự suy giảm chất hữu cơ trong đất đưa đến giảm độ xốp đất
và tăng dung trọng đất (Tisdall và Oades, 1982).
Bênh cạnh đó chất hữu cơ làm tơi xốp đất do hoạt động của vi sinh vật và tạo lớp
phủ bề mặt cho đất (Hoàng Minh Châu,1998). Mặt khác khi bón phân hữu cơ thì nước
ngấm vào đất thuận lợi hơn, khả năng giữ nước của đất cao hơn, việc bốc hơi bề mặt ít đi
và hạn chế đóng váng bề mặt (Vũ Hữu Yêm, 1995 và Nguyễn Ngọc Nông, 1999). Ngoài ra,
phân hữu cơ còn đóng vai trò quan trong trong việc phục hồi và nâng cao độ phì nhiêu đất
thoái hóa, khối lượng phân hữu cơ vùi vào đất càng lớn thì độ phì nhiêu hồi phục càng
nhanh (Lê Hông Tịch, 1997).
Tác dụng đến đặc tính sinh học của đất
Sau khi vùi phân hữu cơ vào đất thì tập đoàn sinh vật đất phát triển rất nhanh, làm
phong phú thêm tập đoàn sinh vật đất có ích cũng như có hại. Chất hữu cơ là môi trường tốt
cho vi sinh vật sống và phát triển nhanh chóng, chất mùn từ phân chuồng làm tăng hiệu quả
cố định đạm của Rhirobium và Azobacter và khả năng nitrate của đất cũng tăng lên (Đỗ Thị
Thanh Ren và ctv, 1993). Nó cũng là sản phẩm năng lượng, là nguồn thức ăn đối với vi
khuẩn đất và cũng là nguồn sinh vật cung cấp cho đất (Lê Văn Khoa và ctv, 1996).
Tác dụng trực tiếp đến cây trồng
Theo Hoàng Minh Châu (1998): nhờ các aicd humic trong phân hữu cơ mà nó giúp
cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, các chất hữu cơ cũng là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho
cây do mùn bị phân hủy và hòa tan các chất vô cơ trong đất. Chất hữu cơ không chỉ là
nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng mà còn giúp đạt năng suất cao nhất, nhờ

con đường khoáng hóa và cải tạo tính chất lý – hóa đất. Cũng theo Nguyễn Lân Dũng
(1968) nguồn đạm bổ sung cho đất chủ yếu dựa vào nguồn phân hữu cơ và sự cố định đạm
23
của các vi sinh vật sống trong đất. Ngoài ra, bản thân phân hữu cơ có chứa các nguyên tố
N, P, K, Ca, Mg và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng (Trần Thành Lập,
1998 ).
24
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1.PHƯƠNG TIỆN
2.1.1.Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: đề tài được thực hiện lấy mẫu và phân tích từ 2/2007 đến 7/2007.
- Địa điểm nghiên cứu:
• Thí nghiệm 1: tại Mộc Hóa – Long An.
• Thí nghiệm 2: tại Cầu Kè – Trà Vinh.
2.1.2.Các phương tiện vật tư hổ trợ đề tài
- Khoan lấy mẩu đất, khoan mô tả, ring, hệ thống đo pF, cân điện tử, tủ sấy mẩu, hệ
thống hút chân không, bình hút ẩm.
- Máy tính và chương trình thống kê MSTATC được sử dụng để tính toán, thống kê
và đánh giá số liệu.
- Các trang thiết bị trong phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa học đất và QLĐĐ dùng
để phân tích các đặc tính lý hoá học đất .
- Phân bón: hữu cơ (phân chuồng ủ mục tự nhiên).
2.2.PHƯƠNG PHÁP
2.2.1.Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức và bắt đầu thực
hiện từ vụ Đông Xuân 2002.
*Mộc Hóa:
1. Lúa - lúa
2. Lúa - lúa (bón 10 tấn phân chuồng/ha vào đầu vụ Đông Xuân)

Diện tích lô: (9x7)m = 63m
2
.
25

×