Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Luận án tiến sĩ nghiên cứu tính chất đất mặn trồng lúa một số tỉnh đồng bằng sông cửu long và đề xuất hướng sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN QUANG HUY

NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ĐẤT MẶN TRỒNG LÚA MỘT
SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ ĐỀ XUẤT
HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN QUANG HUY

NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ĐẤT MẶN TRỒNG LÚA MỘT
SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ ĐỀ XUẤT
HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ

CHUYÊN NGÀNH


: Khoa học đất

MÃ SỐ

: 9.62.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƢỜI HƢỚNG DẪN:
1. PGS.TS. Phạm Quang Hà
2. TS. Hoàng Dƣơng Tùng

Hà Nội, 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả,
số liệu, nội dung nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực. Một số kết
quả nghiên cứu được Nghiên cứu sinh và đồng nghiệp cơng bố trong q trình
thực hiện luận án theo qui định hiện hành (danh sách ở mục các cơng trình cơng
bố liên quan). Những kết quả cịn lại là hoàn toàn mới chưa từng được tác giả
nào cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào trước đây. Các tài liệu, số
liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, hồn thành luận án của các tác giả,
các nhà khoa học, các cơng trình nghiên cứu liên quan đã được trích dẫn rõ
nguồn gốc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2020

Tác giả Luận án

Nguyễn Quang Huy

i


LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả luận án xin trân trọng cám ơn tới PGS.TS
Phạm Quang Hà; TS. Hoàng Dương Tùng đã trực tiếp định hướng nghiên cứu,
hướng dẫn nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Tác giả được các quý thầy
truyền cảm hứng, lòng đam mê nghiên cứu khoa học, động viên tinh thần vững
tin, tự giác, để ngày càng hồn thiện hơn trong cơng tác nghiên cứu khoa học.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới các Thầy, các Cô, Lãnh đạo Viện Khoa
học Nông nghiệp Việt Nam, tập thể cán bộ đã và đang công tác tại Ban Thông
tin và Đào tạo, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tạo các điều kiện
thuận lợi trong q trình học tập, nghiên cứu, hồn thành luận án.
Tác giả xin cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Môi trường Nông nghiệp, lãnh đạo
và tập thể cán bộ Bộ mơn Hố Mơi trường, Viện Mơi trường Nơng nghiệp và
Cục Kiểm sốt hoạt động bảo vệ mơi trường; Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc,
Tổng cục Môi trường, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ, động viên, quan tâm, chia sẻ cùng tác giả trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thành luận án.
Tác giả xin chân thành cám ơn Ban chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu diễn
biến và giải pháp hạn chế, phục hồi mơi trường đất trồng lúa bị suy thối vùng
đồng bằng sông Cửu Long” , đề tài “quan trắc và phân tích mơi trường đất Việt
Nam” đã tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh tham gia thực hiện đề tài, và sử dụng

một số kết quả mà nghiên cứu sinh đã tham gia trực tiếp như là đóng góp của đề
tài về kết quả tham gia đào tạo.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè đồng nghiệp,
tới những người thân yêu trong gia đình đã tận tình giúp đỡ, động viên về vật
chất, tinh thần để tác giả luôn yên tâm nghiên cứu và hoàn thành luận án./.
Tác giả Luận án

Nguyễn Quang Huy

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. x
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án .............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 4
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................... 4
3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 4
4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 5
1.1. Khái niệm, nguồn gốc, phân loại đất mặn, ............................................................... 5
1.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 5

1.1.2. Nguồn gốc đất mặn ................................................................................................ 6
1.1.3. Phân loại đất mặn .................................................................................................. 7
1.2. Diện tích và phân bố đất mặn trên thế giới và ở Việt Nam ...................................... 9
1.3 Tính chất đất mặn .................................................................................................. 14
1.3.1 Tính chất hóa lý đất mặn ...................................................................................... 14
1.3.2. Đặc điểm vi hình thái đất mặn ............................................................................. 16
1.4. Quản lý, sử dụng đất mặn và một số giải pháp canh tác ........................................ 16
1.4.1. Kinh nghiệm thế giới ........................................................................................... 17
1.4.2. Kinh nghiệm Việt Nam ....................................................................................... 20
1.5. Nguy cơ thoái hoá đất mặn và một số biện pháp quản lý và cải tạo đất mặn ..... 41
1.5.1. Những nguy cơ suy thối đất sản xuất nơng nghiệp do mặn hố ........................ 41
1.5.2. Một số biện pháp quản lý và cải tạo đất mặn: ..................................................... 43

CHƢƠNG 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...45
2.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 45
2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 45
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................ 45
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 45
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 46
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .......................................................... 46
iii


2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa ......................................................................... 47
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu vật lý, hóa học đất và đánh giá
chất lượng đất............................................................................................................. 47
2.3.4 Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng ............................................................... 56
2.3.5 Phương pháp xử lý thống kê ............................................................................. 58

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 59

3.1. Hiện trạng sản xuất, phân bố đất lúa vùng ĐBSCL ............................................ 60
3.1.1. Hiện trạng đất và đất mặn trồng lúa vùng ĐBSCL ............................................. 60
3.1.2. Hiện trạng kỹ thuật canh tác áp dụng trong trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu
Long ............................................................................................................................... 66
3.2. Đánh giá tính chất đất mặn vùng đồng bằng sơng Cửu Long ............................ 75
3.2.1. Hiện trạng một số chỉ tiêu vật lý đất mặn vùng ĐBSCL ..................................... 78
3.2.2. HiERLINK \l "_Toc56505798"ỉ tiêu vật lý đất mặn vùng ĐBSCLgvùng đồng bằng83
3.3. Một số yếu tố, mức độ và nguyên nhân chính gây suy thối đất mặn trồng lúa
vùng đồng bằng sơng Cửu Long ................................................................................... 94

3.3.1. Yếu tố và mức độ suy thoái đất mặn trồng lúa vùng ĐBSCL ............... 94
3.3.2. Nhận định một số ngun nhân chính gây suy thối mơi trường đất mặn
trồng lúa vùng ĐBSCL ...................................................................................... 102
3.4. Kết quả nghiên cứu giải pháp kỹ thuật hạn chế tác động của mặn trong canh tác
lúa vùng ĐBSCL ...................................................................................................... 104
3.4.1. Kết quả thí nghiệm trên đất mặn ....................................................................... 104
3.4.2. Kết quả thực hiện mơ hình trên diện rộng ......................................................... 113
3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế và phục hồi môi trường đất mặn trồng lúa
vùng ĐBSCL............................................................................................................ 119
3.5.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch ............................................................................ 119
3.5.2. Nhóm giải pháp thuỷ lợi và cơng trình .............................................................. 120
3.5.3. Nhóm giải pháp về kỹ thuật............................................................................... 124

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 132
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN TIẾN SĨ ........................................................................................... 141
PHỤ LỤC............................................................................................... 142

iv



DANH MỤC BẢNG
STT bảng

Tên các bảng

Số
trang
8

Bảng 1.1

So sánh các hệ phân loại cho nhóm đất mặn

Bảng 1.2.

Diện tích đất mặn ở một số châu lục trên thế giới

9

Bảng 1.3

Đất mặn vùng Đồng bằng sơng Cửu Long

10

Bảng 1.4

Biến động diện tích đất mặn vùng ĐBSCL qua các thời kỳ


11

Bảng 1.5

Biến động tính chất mặn của đất mặn sú, vẹt, đước

24

Bảng 1.6

Đánh giá độ chua của đất mặn sú, vẹt, đước vùng ĐBSCL

25

Bảng 1.7
Bảng 1.8.
Bảng 1.9
Bảng 1.10

Đánh giá tính chất dinh dưỡng của đất mặn, sú, vẹt đước
ĐBSCL
Đánh giá hàm lượng Ca2+, Mg2+, CEC của đất mặn sú, vẹt, đước
ĐBSCL
Đánh giá biến động tính chất mặn của đất mặn nhiều vùng
ĐBSCL
Đánh giá biến động thành phần cơ giới của đất mặn nhiều vùng
ĐBSCL

27

30
32
33

Bảng 1.11

Đánh giá độ chua (pH) của đất mặn nhiều vùng ĐBSCL

34

Bảng 1.12

Đánh giá tính chất dinh dưỡng của đất mặn nhiều vùng ĐBSCL

35

Bảng 1.13
Bảng 1.14
Bảng 1.15
Bảng 1.16

Đánh giá hàm lượng chất dễ tiêu của đất mặn nhiều vùng
ĐBSCL
Đánh giá hàm lượng Ca2+, Mg2+, CEC của đất mặn nhiều vùng
ĐBSCL
Đánh giá tính chất dinh dưỡng của đất mặn trung bình và ít
vùng ĐBSCL
Đánh giá hàm lượng Ca2+, Mg2+, CEC của đất mặn trung bình
và ít vùng ĐBSCL


36
37
38
40

Bảng 1.17

Diện tích đất bị mặn hóa theo loại sử dụng (ha)

42

Bảng 2.1

Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích đất

48

Bảng 2.2

Phân cấp độ chua đất theo pHKCl

49

Bảng 2.3

Phân cấp chất hữu cơ tổng số trong đất (OM)

50

Bảng 2.4


Phân cấp hàm lượng N tổng số trong đất

50

Bảng 2.5

Phân cấp lân tổng số trong đất (% P2O5)

50

v


Bảng 2.6

Phân cấp kali tổng số trong đất (% K2O)

50

Bảng 2.7

Phân cấp P dễ tiêu theo phương pháp Bray II P2O5 (mgP/kg)

51

Bảng 2.8

Phân cấp K trao đổi (cmol/kg đất)


51

Bảng 2.9

Phân cấp Ca trao đổi (cmol/kg đất)

51

Bảng 2.10

Phân cấp Mg trao đổi (cmol/kg đất)

51

Bảng 2.11

Phân cấp dung tích cation trao đổi CEC (cmol/kg đất)

52

Bảng 2.12

Phân cấp độ no bazơ

52

Bảng 2.13

Phân cấp độ mặn theo % muối trong đất


52

Bảng 2.14

Phân cấp độ mặn theo EC (ds.m-1)

52

Bảng 2.15

Phân cấp đánh giá đất bị chua hoá theo giá trị pH

53

Bảng 2.16

Phân cấp đánh giá đất bị suy giảm chất hữu cơ tổng số (OM%)

53

Bảng 2.17

Phân cấp đánh giá đất bị suy giảm dung tích hấp thu (CEC)

54

Bảng 2.18

Phân cấp đánh giá đất bị suy giảm Nitơ tổng số


54

Bảng 2.19

Phân cấp đánh giá đất bị suy giảm phốt pho tổng số (P2O5%)

54

Bảng 2.20

Phân cấp đánh giá đất bị suy giảm kali tổng số

55

Bảng 2.21

Phân cấp đánh giá đất bị suy giảm độ phì

55

Bảng 2.22

Phân mức đánh giá đất bị mặn hoá, phèn hoá

55

Bảng 2.23
Bảng 2.24

Phân bón sử dụng trong các cơng thức thí nghiệm vụ đơng xn

và hè thu năm 2016/2017
Phân bón sử dụng trong các cơng thức thí nghiệm vụ thu đơng
2016/2017

57
57

Bảng 2.25

Kết quả phân tích đất trước thí nghiệm

58

Bảng 3.1

Quy mơ sử dụng đất lúa theo nhóm đất ở ĐBSCL

60

Bảng 3.2
Bảng 3.3

Diễn biến các loại hình sử dụng đất trồng lúa vùng ĐBSCL giai
đoạn 1980 - 2015
Diện tích các loại đất và đất mặn trồng lúa vùng ĐBSCL phân
theo đơn vị hành chính năm 2016

62
64


Bảng 3.4

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa vùng ĐBSCL

65

Bảng 3.5

Các giống lúa phổ biến vùng đồng bằng sơng Cửu Long

66

Bảng 3.6
Bảng 3.7

Trung bình lượng phân bón sử dụng trên đất mặn và các loại đất
trồng lúa vùng ĐBSCL

69

Các hoạt chất thuốc BVTV được sử dụng phổ biến trong sản
xuất lúa
vi

69
72


Bảng 3.8
Bảng 3.9

Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21
Bảng 3.22
Bảng 3.23
Bảng 3.24

Tỷ lệ các hoạt chất thuốc trừ cỏ được người nông dân sử dụng
trong vụ lúa hè thu năm 2015 ở ĐBSCL
Trung bình số lần xử lý thuốc diệt cỏ và sâu bệnh vùng ĐBSCL
Trung bình số lần xử lý thuốc BVTV cho cây lúa vùng ÐBSCL
theo từng loại đất
Lượng thuốc BVTV sử dụng trong vụ hè thu năm 2015 ở
ĐBSCL
Diễn biến mặn tại các cửa sông vùng Đồng bằng sông Cửu
Long (4/2016)
Giá trị trung bình thành phần đồn lạp bền trong đất mặn trồng
lúa vùng ĐBSCL
Một số tính chất vật lý của phẫu diện đất mặn trồng lúa ở Tiền
Giang (lưu vực sơng Tiền).
Một số tính chất vật lý của phẫu diện đất mặn trồng lúa ở Long

An (lưu vực sông Vàm Cỏ)
Một số tính chất vật lý của phẫu diện đất mặn trồng lúa ở Sóc
Trăng (lưu vực sơng Hậu) 81
Một số tính chất vật lý của phẫu diện đất mặn trồng lúa ở Bạc
Liêu (lưu vực sông Cái Lớn)
Giá trị thống kê các chỉ tiêu độ mặn của vùng đất mặn trồng lúa
chịu ảnh hưởng của các lưu vực sông vùng ĐBSCL năm 2016
Diễn biến hàm lượng EC, TSMT, Cl trong đất mặn trồng lúa
vùng ĐBSCL qua các thời kỳ
Diễn biến hàm lượng TSMT (%) trong đất mặn trồng lúa chịu
ảnh hưởng của các lưu vực sơng chính vùng ĐBSCL
Giá trị Cl, TSMT, EC theo cơ cấu lúa trên đất mặn trồng lúa
vùng ĐBSCL
Hàm lượng các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất mặn trồng lúa chịu
ảnh hưởng của các lưu vực sông vùng ĐBSCL năm 2016
Diễn biến hàm lượng Nts, P2O5 ts, K2O ts của đất mặn trồng
lúa vùng ĐBSCL qua các thời kỳ từ 1990 - 2016
Hàm lượng OC, Nts, P2O5 ts, K2O theo cơ cấu trong đất mặn
trồng lúa vùng ĐBSCL
vii

73
74
74
75
77
78
78
79
81

82
84
85
86
88
89
89
91


Dung tích hấp thu và hàm lượng các cation trao đổi trong đất
Bảng 3.25

mặn trồng lúa chịu ảnh hưởng của các lưu vực sơng vùng

92

ĐBSCL năm 2016
Bảng 3.26

Dung tích hấp thu và hàm lượng các cation trao đổi trong đất
mặn trồng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long

93

Đánh giá mức độ suy thoái về một số chỉ tiêu đất mặn trồng lúa
Bảng 3.27

chịu ảnh hưởng các lưu vực sơng chính ở vùng đồng bằng sông


96

Cửu Long
Đánh giá mức độ mặn hóa theo chỉ tiêu tổng số muối tan
Bảng 3.28

(TSMT) đất mặn trồng lúa chịu ảnh hưởng các lưu vực sơng

97

chính ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 3.29
Bảng 3.30
Bảng 3.31

Đánh giá mức độ về một số chỉ tiêu đất mặn trồng lúa theo mùa
vụ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất lúa tại Long Phú, Sóc Trăng năm 2016
Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của thí nghiệm tại
Long Phú, Sóc Trăng năm 2016

98
98
106

Bảng 3.32

Diễn biến hàm lượng (N, P2O5, K2O) trong đất thí nghiệm


107

Bảng 3.33

Diễn biến pHH2O và hàm lượng OC trong đất thí nghiệm

109

Bảng 3.34
Bảng 3.35
Bảng 3.36

Diễn biến pH H2O và hàm lượng Ca 2+, Na+, TSMT trong đất
thí nghiệm
Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất mơ hình lúa diện rộng
tại Long Phú, Sóc Trăng
Tính chất đất trồng lúa sau triển khai mơ hình

111
114
115

Ảnh hưởng của bón phân hữu cơ sinh học và CaO tới hàm
Bảng 3.37

lượng của một số yếu tố dinh dưỡng trong đất mặn trong mơ
hình ứng dụng quy trình kỹ thuật so với đối chứng (Nơng dân)

117


tại Long Phú, Sóc Trăng
Bảng 3.38

Hiệu quả kinh tế của nơng dân và mơ hình canh tác lúa trên đất
mặn nhiều tại Sóc Trăng

viii

118


DANH MỤC HÌNH
STT Hình
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17

Hình 3.18
Hình 3.19

Nội dung
Sơ đồ vị trí và các đơn vị hành chính vùng Đồng bằng sơng
Cửu Long
Diễn biến tình hình sử dụng phân bón (N, P2O5, K2O) cho lúa
ở BSCL qua các giai đoạn (1991 - 2016).
Bản đồ đất mặn trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Bản đồ xâm nhập mặn trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu
Mô tả phẫu diện (PD-TG01), đất mặn nhiều trồng 2 vụ lúa tại
Ấp 7, xã Bình Xn, huyện Gị Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang
Mô tả phẫu diện (PD_LA 01) đất mặn nhiều trồng lúa 2 vụ
tại xã hạnh Phú, huyện Thạnh Hố, tỉnh Long An (lưu vực
sơng Vàm Cỏ):
Mơ tả phẫu diện (ST_01) đất mặn nhiều trồng lúa 2 vụ tại Xã
Lưu Tú, Huyện Trần Đề, Tỉnh Sóc Trăng (lưu vực sông Hậu).
Mô tả phẫu diện (BL_01) đất mặn nhiều trồng lúa 3 vụ tại Xã
Vĩnh Mỹ B, Huyện Hồ Bình, Tỉnh Bạc Liêu (lưu vực sông
Cái Lớn).
Diễn biến pHKCl trong đất mặn trồng lúa vùng đồng bằng
sông Cửu Long (1975-2016) và theo lưu vực hệ thống sơng
chính vùng ĐBSCL
Diễn biến hàm lượng Cl (%), trong đất mặn trồng lúa vùng
ĐBSCL từ 1975-2016
Diễn biến hàm lượng TSMT (%) trên đất mặn trồng lúa chịu
ảnh hưởng của các lưu vực sông vùng ĐBSCL giai đoạn
2001-2016
Diễn biến hàm lượng Nts, P2O5 ts, K2O ts trong đất mặn
trồng lúa vùng ĐBSCL giai đoạn 1990 - 2015

Diễn biến hàm lượng N (%) trong đất mặn trồng lúa chịu ảnh
hưởng của các lưu vực sông vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 2016
Diễn biến hàm lượng P2O5 (%) trên đất mặn trồng lúa chịu
ảnh hưởng của các lưu vực sông vùng ĐBSCL giai đoạn
1990 - 2016
Diễn biến hàm lượng K2O (%) trên đất mặn trồng lúa chịu
ảnh hưởng của các lưu vực sông vùng ĐBSCL giai đoạn
1990 - 2016
Diễn biến hàm lượng OC (%) trong đất mặn trồng lúa chịu
ảnh hưởng của các lưu vực sông vùng ĐBSCL giai đoạn
1990 - 2016
Diễn biến Na+, Ca2+ và TSMT trong đất ở các cơng thức thí
nghiệm
Diễn biến pHH2O và OC trong đất ở các cơng thức thí nghiệm
Diễn biến Na+, Ca2+ và TSMT trong đất ở các cơng thức thí
nghiệm
ix

Số
trang
59
71
76
77
79
80
81
82

87

87
87
90
90

90

90

91
94
110
111


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Giải nghĩa

1

ANLT

An ninh lương thực

2


BĐCM

Bán đảo Cà Mau

3

BĐKH-NBD

Biến đổi khí hậu - nước biển dâng

5

Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

7

BVTV

Bảo vệ thực vật

8

ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

9

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

10

ĐTM

Đồng Tháp Mười

11

FAO

Food and Agriculture Organization of the United
Nations
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

12

GLASOD

Global Assessment of Soil Degradation
Chương trình đánh giá thối hóa đất tồn cầu

13


UNCCD

United Nation Convention to Combat Desertification
Văn phịng thực hiện Cơng ước của Liên hiệp quốc về
chống sa mạc hóa

14

KHCN

Khoa học cơng nghệ

15

KHKT

Khoa học kỹ thuật

16

KTXH

Kinh tế xã hội

17

KTTV

Khí tượng thủy văn


18

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

19

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

20

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

21

TNMT

Tài nguyên Môi trường
x


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Việt Nam có khoảng một triệu ha đất mặn (Bộ TN & MT, 2014)[7], hầu
hết nằm ở các tỉnh Đồng bằng Sơng Cửu Long (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre,
Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh) và một ít diện tích ở ven biển đồng bằng Sông
Hồng và ven biển miền Trung (Quảng Ninh, Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định,
Ninh Bình, Thanh Hóa…) đó là nhóm đất mặn hình thành do tác động của nước
biển. Đất mặn là đất chứa nhiều muối hịa tan (1-1,5%) hoặc lớn hơn. Các muối
mặn có nguồn gốc lục địa, biển hoặc nguồn gốc vi sinh vật, nhưng nguồn gốc
nguyên thủy là các thành phần khoáng của đá núi lửa. Trong q trình phong
hóa đá các khống được hịa tan và trơi về những địa hình trũng, khó thốt nước.
Sự hình thành nên đất mặn có thể theo thời gian được tích tụ từ sự nhiễm mặn
hàng năm do tác động của dòng chảy mặn và sự xâm thực của nước biển khi lưu
lượng nước ngọt của các dịng sơng khơng đủ mạnh so với triều cường. Việc sử
dụng nước từ các kênh mương bị nhiễm mặn bởi triều cường cho tưới tiêu hoặc
nuôi trồng thủy sản, hoặc do các dòng chảy gầm di chuyển lên mặt đất cũng gây
nên q trình mặn hóa.
Ngồi ra có một diện tích rất ít đất mặn lục địa do điều kiện khơ hạn, sự
thốt hơi nước mạnh ở khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận. Các loại đất mặn
ven biển có yếu tố phù sa bị nhiễm mặn, có độ phì nhiêu tự nhiên cao nếu khắc
phục được các yếu tố hạn chế thì sẽ phục vụ tốt cho sản xuất nơng nghiệp nói
chung và trồng trọt nói riêng. Trong thực tiến sản xuất nông nghiệp hiện nay đất
mặn đã cho những sản phẩm nơng nghiệp rất có giá trị hàng hoá và kinh tế cao
như: các loại gạo đặc sản, trái cây và đặc biệt là nguồn lợi từ thủy sản. Đối với
khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. Trong
vài chục năm trở lại đây, do thâm canh lúa nước đã đạt đến trình độ rất cao, Việt
Nam khơng những đã trở thành một quốc gia đủ gạo ăn, bảo đảm an ninh lương
thực mà còn là một trong những cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Phần lớn lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam xuất phát từ Đồng Bằng Sông Cửu
1



Long. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, lúa được trồng nhiều nhất trên đất phù sa,
đất phèn và đất mặn. Theo thống kê của Bộ TN & MT (2014)[7], quy mô sử
dụng đất lúa ở ĐBSCL tổng số vào khoảng 1.927.200 ha, trong đó nhóm đất
mặn là 326.000 ha chiếm 16,9% (chỉ sau nhóm đất phèn 41,6% và đất phù sa
35,8%). Mỗi một nhóm đất, tùy theo tính chất đất, độ phì nhiêu tự nhiên và các
yếu tố hạn chế yêu cầu biện pháp canh tác lúa khác nhau phụ thuộc vào điều
kiện thời tiết, mùa vụ và yêu cầu năng suất. Đối với đất mặn thì diễn biến tình
trạng mặn là quan trọng nhất, thể hiện sự khác biệt về đất mặn và các đất khác.
Thực tế cho thấy những năm gần đây các nghiên cứu về đất lúa chủ yếu
thực hiện trên nhóm đất phù sa, cịn các nghiên cứu trên đối tượng đất mặn đất
phèn lại còn ít. Các nghiên cứu tính chất đất thường lại dựa trên yếu tố phát sinh,
thực tế chưa có nghiên cứu chuyên sâu đối với tính chất đất mặn trồng lúa trong
mười năm trở lại đây. Do tính chất xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt, nước
biển dâng, nước ngọt từ các dịng sơng về bị ngăn ở thượng nguồn nên diễn biến
tính chất đất đã rất khác nhau. Tính chất đất mặn nói chung và tính mặn đặc
trưng nói riêng luôn chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: biện pháp thủy lợi, chế
độ canh tác, bồi đắp phù sa, chuyển đổi sử dụng đất và đặc biệt là biến đổi khí
hậu, nước biển dâng nên rất dễ biến động kể cả về chất lượng và diện tích. Theo
báo cáo của Bộ tài nguyên và Môi trường và nhiều nghiên cứu, Việt Nam là một
trong những nước sẽ chịu nhiều tác động do sự biến đổi khí hậu, đặc biệt nước
biển dâng, xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng ven biển nước ta.
Nếu mực nước biển dâng từ 0,2 - 0,6 m, sẽ có 100 - 200 ngàn ha đất bị ngập,
nếu nước biển dâng 1,0 m sẽ làm ngập khoảng 0,3 - 0,5 triệu ha tại ĐBSH và 3,5
đến 3,8 triệu ha tại ĐBSCL (Bộ Tài Nguyên và MT, 2009, 2014)[5][7]. Thực tế,
những năm gần đây vấn đề xâm nhập mặn, nhiễm mặn đối với các vùng đất ven
biển nổi lên ngày càng khốc liệt đặc biệt là đợt hạn hán và xâm thực nước biển
vào sâu đất liền năm 2015-2016 và 2019 - 2020 đã gây ra những hậu quả khá
nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL.

2



Văn phịng Thường trực Ủy ban sơng Mê Cơng Việt Nam [8] cho biết lưu
lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông về vùng ĐBSCL những năm gần
đây thấp hơn nhiều so với trung bình 10 năm gần nhất, lưu lượng bình quân
tháng 2, 3 năm 2020 thấp hơn so với trung bình nhiều năm và thấp hơn so với
năm 2016. Nguồn nước cho vùng ĐBSCL được dự báo thiếu nghiêm trong đối
với sản xuất nông nghiệp, đặt ra nhiều thách thức cho sản xuất trồng trọt nói
chung và trồng lúa trên đất mặn nói riêng ở đồng bằng Sơng Cửu Long. Theo dự
báo nếu mực nước biển dâng cao 75 cm. Đồng Bằng Sơng cửu Long có thể ngập
sâu hàng triệu ha và tính nhiễm mặn hàng năm vì thế ngày càng khốc liệt và
trầm trọng.
Các nghiên cứu điều tra, phân tích về đất đai trong những năm qua ở đồng
bằng sơng Cửu Long có khá nhiều tuy vậy chủ yếu liên quan đến bản đồ, phân
loại đất. Các nghiên cứu tập trung nhiều vào nhóm đất phù sa, một ít về đất phèn
và rất ít về đất mặn. Đặc biệt chưa có nghiên cứu về đất mặn theo kiểu sử dụng
đất lúa và ảnh hưởng tính mặn theo lưu vực sông (quan hệ của lượng nước ngọt
và xâm thực của nước biển, hạn, mặn, nước biên dâng, ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu). Các biểu hiện về mặn hóa đất đai, và xu thế thối hóa đất lúa cũng đã
xuất hiện ngày càng nhiều. Việc trồng lúa nhiều nơi, nhiều vùng đã tỏ ra không
phù hợp. Nhu cầu chuyển đổi cơ cây cây trồng và kiểu sử dụng đất ngày càng
cao ngay cả ở đồng bằng Sông cửu Long. Sự hiểu biết tính chất đất mặn trồng
lúa một cách hệ thống sẽ là cơ sở khoa học để sử dụng bền vững đất đai, thâm
canh lúa có hiệu quả, mặt khác sẽ có biện pháp thay đổi cơ cấu cây trồng phù
hợp nếu tính chất mặn khơng cịn thích hợp cho canh tác lúa nước.
Đề tài: “Nghiên cứu tính chất đất mặn trồng lúa một số tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long và đề xuất hướng sử dụng hợp lý” do đó được thực hiện là rất
cần thiết để làm cơ sở cho việc sử dụng đất mặn hợp lý, bền vững có hiệu quả về
kinh tế, xã hội và mơi trường vừa có ý nghĩa khoa học vừa đáp ứng yêu cầu thực
tiễn cấp bách.


3


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được biến động một số tính chất đất mặn ở các kiểu sử dụng đất
lúa khác nhau tại một số tỉnh ĐBSCL và theo lưu vực sơng.
- Xác định được ngun nhân chính và yếu tố tác động đến sự thay đổi tính
chất đất mặn trồng lúa ở đia bàn nghiên cứu.
- Đề xuất hướng sử dụng hợp lý đất mặn cho trồng lúa hoặc chuyển đổi nếu
không phù hợp.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cập nhật, cung cấp cơ sở khoa học chỉ tiêu chất lượng đất mặn ĐBSCL về
cả tính chất mặn và độ phì, xu thế biến động chất lượng và nguyên nhân đối với
các kiểu sử dụng đất mặn trồng lúa
- Hệ thống các tác động canh tác lúa và mơi trường dẫn đến thay đổi tính
chất hoặc suy thối mơi trường đất mặn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch đất
sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, sử dụng hợp lý đất mặn, thay đổi cơ cấu cây
trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, ứng phó xâm nhập
mặn vào nội địa ngày càng khốc liệt và thường xuyên.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Xác định rõ và định lượng sự thay đổi chất lượng đất mặn ĐBSCL qua
các giai đoạn 2000-2005 và 2015-2020, bao gồm tính mặn và các tính chất độ
phì theo kiểu sử dụng đất lúa và theo lưu vực sơng.
- Xác định được những ngun nhân chính và yếu tố tác động đến đặc
điểm, thay đổi chất lượng mơi trường đất mặn trồng lúa, từ đó đề xuất những
giải pháp sử dụng đất hợp lý trong canh tác lúa và sản xuất nông nghiệp bền

vững tại một số tỉnh ĐBSCL.
- Đề xuất giải pháp và một số phương thức canh tác cho một số kiểu sử
dụng đất mặn trồng lúa có hiệu quả tùy theo tính chất mặn vùng ĐBSCL.

4


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm, nguồn gốc, phân loại đất mặn,
1.1.1. Khái niệm
Tất cả các loại đất đều có chứa một lượng muối tan nhất định. Trong số
đó có nhiều loại muối là các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Theo quan
điểm dinh dưỡng cây trồng, nếu hàm lượng muối hịa tan có trong đất vượt quá
một giá trị nhất định sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, năng suất, chất lượng của
hầu hết các loại cây trồng thì đất đó gọi là đất mặn (Hội Khoa học đất Việt Nam
(2000)[24], Cục Trồng trọt, 2015[13]). Thường sử dụng giá trị tổng số muối tan
hoặc độ dẫn điện EC trong dung dịch đất để xác định tính mặn của đất. Các nhà
phân loại đất, xác định rằng đất mặn thường có độ dẫn điện EC > 4 mS/cm (4
mmho cm-1 hay 4 dS/m) trong dung dịch đất bão hòa ở 25 oC; hàm lượng tổng số

muối tan TSMT thường cao; có pH trung tính và có độ no bảo hịa kiềm cao.
Trong khi đó xác định độ mặn trong nước thường tính theo phần ngàn (tổng số
muốn tan/lít nước). Nước bị coi là nhiễm mặn nếu TSMT > 4 %0.
Trong thực tế cần phân biệt đất mặn (saline soil) với đất bị nhiễm mặn
(salt affected soil). Đất mặn là đất có tính mặn với các chỉ tiêu đặc trưng mặn do
sự hình thành đất mà có, tuân thủ đầy đủ qui luật phát sinh học đất (đá mẹ, địa
hình, khí hậu, thời gian và hoạt động của con người). Cịn đất nhiễm mặn là đất
vốn khơng bị mặn nay bị nhiễm một lượng lớn muối tan mà trở nên mặn trong
một khoảng thời gian ngắn. Cũng cần phân biệt đất mặn với đất phèn (acid

sulfate soil). Thơng thường các muối hịa tan trong đất mặn là muối trung tính,
trong khi đất phèn các muối hịa tan là các muối axit. Trong đất phèn là các
muối sắt, nhơm, trong khi đó đất mặn chủ yếu là các muối Na, Ca, Mg trong đó
nhiều nhất là muối Na. Những loại muối tan thường gặp trong đất mặn là NaCl,
Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3.

5


1.1.2. Nguồn gốc đất mặn
Sự hình thành đất mặn do nhiều nguyên nhân có quan hệ mật thiết với
nhau. Tuy nhiên, sự phong hóa các đá và khống vật của vỏ trái đất là nguồn
cung cấp muối tan chủ yếu cho đất và cho biển. Nguồn gốc các muối của một
khu vực nào đó có thể do một hoặc một số yếu tố sau đây:
- Các q trình phong hóa: Muối được hình thành trong đất do các quá
trình phong hóa. Trong các điều kiện ẩm ướt muối trong đất theo nước di
chuyển ra suối, sông, biển và đại dương, do đó hiếm khi thấy ở các vùng khí hậu
ẩm ướt có đất mặn lục địa. Trong điều kiện khơ hạn và bán khơ hạn, các sản
phẩm phong hóa tích tụ tại chỗ và hình thành nên đất mặn và đất mặn kiềm.
- Tưới bằng nước mặn: Một hiện tượng thường thấy ở các vùng khí hậu
khơ hạn và bán khơ hạn là sự có mặt của nước ngầm chứa muối. Việc khai thác
nước ngầm để tưới ngày càng tăng lên do thiếu nguồn nước mặt và đây chính là
nguyên nhân làm cho đất bị mặn.
- Mực nước ngầm nông: Do việc quản lý tưới tiêu chưa tốt, sau khi tưới
mực nước ngầm dâng lên, ở một số khu vực mực nước ngầm thậm chí dâng lên
với tốc độ rất cao: 1 - 2 m/năm. Nước ngầm chứa muối leo lên theo mao quản
làm cho đất bị mặn. Sự bốc hơi vùng đọng nước cũng có thể đưa lượng muối
đáng kể lên mặt đất.
- Muối hóa thạch: Sự tích lũy muối trong đất tại vùng khô hạn thường bao
gồm cả “muối hóa thạch” có nguồn gốc từ các trầm tích hoặc dung dịch bị giữ

lại trong các trầm tích biển trước đây. Sự giải phóng muối có thể xảy ra một
cách tự nhiên hoặc do các hoạt động của con người.
- Chuyển động của muối: Các muối hịa tan có xu hướng di chuyển từ nơi
cao đến nơi thấp, từ nơi ẩm đến nơi khô hơn, từ ruộng được tưới đến ruộng
khơng được tưới,… Muối cũng có thể tích tụ ở những nơi mà việc tiêu nước hạn
chế do việc xây dựng hệ thống thủy lợi và các hoạt động khác.
- Xâm nhập nước biển: Ở các vùng ven biển, đất bị nhiễm mặn thông qua
các con đường: (i) khi thuỷ triều lên làm ngập đất, (ii) nước biển đi vào đất liền
6


qua các sơng, (iii) dịng nước ngầm, (iv) các thể khí chứa muối, có thể di chuyển
vào sâu trong đất liền, sau đó được mưa đưa xuống đất. Sau một thời gian dài,
sự tích lũy này có thể làm cho đất bị mặn.
- Phân bón hóa học: Việc sử dụng phân bón hóa học trong nơng nghiệp
ngày càng tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến tích lũy muối trong đất khơng đáng
kể, song tác động gián tiếp có thể làm tăng thêm tốc độ nhiễm mặn của đất.
1.1.3. Phân loại đất mặn
Căn cứ vào q trình phát sinh, tính chất, đặc điểm, mối quan hệ với sự
sinh trưởng của cây trồng và theo yêu cầu của sử dụng và cải tạo đất, đất mặn
được chia thành hai loại chính.
(1) Đất mặn: Là đất chứa muối tan trung tính, có hại đối với sự sinh
trưởng của hầu hết các loại cây trồng. Các muối tan chủ yếu là natri clorua và
natri sun phát. Tuy nhiên, trong đất mặn cũng chứa canxi, magiê clorua và
canxi, magiê sun phát. Có một số tiêu chí để phân loại đất mặn như sau:
- Theo thành phần và tỷ lệ giữa các loại muối: Đất mặn clorua, đất mặn
sun phát, đất mặn clorua - sun phát và đất mặn sun phát - clorua, (Hồ Quang
Đức và nnk, 2010)[23], (Lê Huy Bá, 2003)[27].
- Theo mức độ mặn: Đất mặn ít, đất mặn trung bình và đất mặn nhiều (Lê
Huy Bá, 2003)[27], hoặc mặn nhẹ, mặn vừa, mặn nặng theo qui định về phân

cấp độ mặn theo % của muối trong đất ( Bộ NN &PTNT, 2007)[1]. Đất được gọi
là không mặn khi tổng số muối tan, TSMT <0,15%.
- Theo nguồn gốc muối: Đất mặn lục địa, đất mặn ven biển (Hồ Quang
Đức và nnk, 2010)[23].
- Theo nguyên nhân gây mặn: Đất mặn nguyên sinh (do mẫu chất chứa
nhiều muối, do nước ngầm ở nông…) và đất mặn thứ sinh (do tác động của con
người gây nên: tưới lượng nước quá lớn làm dâng mực nước ngầm mặn, dùng
nước lợ, nước mặn để tưới vào đồng ruộng,…) (Hồ Quang Đức và nnk,
2010)[23].

7


- Theo pHKCl: Đất mặn trung tính, đất mặn kiềm (Hồ Quang Đức và nnk,
2010)[23].
(2) Đất mặn kiềm: Trước đây gọi là đất kiềm (Alkali), là đất chứa các
muối natri thủy phân kiềm, chủ yếu là Na2CO3. Đất mặn kiềm khác đất mặn về
tính chất hóa học, phân bố địa lý, địa hóa và sinh học. Trong tự nhiên, các loại
muối natri khơng xuất hiện tách biệt nhau hồn tồn. Trong hầu hết các trường
hợp, hoặc các muối trung tính, hoặc muối thủy phân kiềm đóng vai trị quyết
định trong q trình hình thành đất và tính chất của chúng (Lê Phúc Chi Lăng,
Trần Thị Tuyết Mai, 2012)[28].
Đất mặn kiềm thối hóa: Được coi là một giai đoạn phát triển của đất do
kết quả của sự trơi muối, có xu hướng làm cho chất hữu cơ và sét chuyển xuống
dưới phẫu diện, hình thành một lớp chặt có màu sẫm, mặt trên có ranh giới rõ
rệt. Loại này có diện tích lớn ở miền Tây Canada, Australia và Mỹ (Abrol I.
P.,[86]; Yadav J. S. P. and Massoud F. I, 1986[115]; Donald, Wang, Fraser,
Lelyk, 1998[94]; Lickacz J, 1993[104]; Bremen N. V. and L. J. Pons, 1987[89).
Trên thế giới hiện có 3 trường phái phân loại đất chính, đó là: Phân loại theo
nguồn gốc phát sinh, phân loại định lượng theo FAO-UNESCO và Soil Taxonomy

(Bộ NN và PTNT, 1984[2]; B. A. Keating 2003[88]; (FAO, 2011. Chapter 1)[101].
Bảng 1.1. So sánh các hệ phân loại cho nhóm đất mặn
Việt Nam

FAO-UNESCO

Soil Taxonomy

Nhóm đất mặn

Salic Fluvisols

Aquents/Fluvents

1. Đất mặn sú, vẹt, đước

Gleyi- Salic Fluvisols

Epiaquents

2. Đất mặn nhiều

Hapli- Salic Fluvisols

Hydraquents

3. Đất mặn trung bình và ít Molli- Salic Fluvisols

Fluvaquents


Hồ Quang Đức, Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa, 2010[22]

8


1.2. Diện tích và phân bố đất mặn trên thế giới và ở Việt Nam
Szabolls I., 1979 [109] đã đưa ra bản đồ phân bố đất mặn trên thế giới với
tổng diện tích 351,5 triệu ha, phân bố ở hầu hết các châu lục, nhiều nhất là châu
Á với 195 triệu ha; ít nhất là châu Âu với 7,8 triệu ha (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Diện tích đất mặn ở một số châu lục trên thế giới
Đơn vị tính (triệu ha)
TT

Châu lục

Diện tích
(triệuha)
195,0

Tỷ lệ (%)

1

Châu Á

2

Châu Mỹ

77,6


22,1

3

Châu Phi

53,5

15,2

4

Châu Đại Dương

17,6

5,0

5

Châu Âu

7,8

2,2

351,5

100,0


Tổng cộng:

55,5

Theo FAO - WRB, 2014, đất mặn có diện tích khoảng 260 triệu ha, đất
mặn kiềm có diện tích 135 triệu ha.
Theo kết quả xây dựng Bản đồ đất Thế giới của FAO/UNESCO, trên Thế
giới có khoảng 397 triệu ha đất mặn và 434 triệu ha đất kiềm, không phải tồn
bộ diện tích trên thuộc đất trồng trọt nhưng nó bao trùm toàn bộ đất bị ảnh
hưởng của muối ở mức độ toàn cầu. Trong tổng số 230 triệu ha đất có tưới, có
45 triệu ha bị mặn (chiếm 19,5% và trong gần 1.500 triệu ha đất trồng cây trồng
cạn thì có 32 triệu ha bị mặn (chiếm 2,1% ở các mức độ khác nhau (Vũ Thắng
và nnk, 2010, 2011[84], Hà Mạnh Thắng và nnk, 2018[20]).
Ở Việt Nam có khoảng trên 1 triệu ha đất mặn (có nguồn gốc biển), phân
bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre,...; các tỉnh vùng đồng bằng
sông Hồng như: Quảng Ninh, Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình
và các tỉnh giáp biển miền Trung. Ngồi ra cịn có một ít đất mặn nội địa gọi
là đất mặn kiềm, phân bố ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Đất mặn ở Việt Nam
được chia thành các loại sau (Đỗ Thu Hà và nnk, 2012, 2013)[18].
9


- Đất mặn sú, vẹt, đước: Có khoảng 180 ngàn ha, tập trung ở ven biển,
nhưng diện tích lớn nhất là ven biển Nam bộ (Cà Mau, Bến Tre, Sóc Trăng...).
Thành phần những quần hợp trong rừng đước, vẹt phụ thuộc vào độ dày, độ
chặt, độ mặn và chu kỳ ngập mặn của nước.
- Đất mặn nhiều: Có khoảng 300 ngàn ha, tập trung ven biển đồng bằng
sông Hồng như: Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,... và đồng bằng sơng Cửu

Long như: Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau,... Nguyên nhân mặn là do
nước muối biển với tổng số muối hịa tan cao, trên 1,0%.
- Đất mặn trung bình và ít: Có khoảng 700 ngàn ha, tập trung chủ yếu ở
các tỉnh ven biển như: Bạc Liêu, Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Nam Định,
Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh Hịa,... Đặc điểm cơ bản của
loại đất này là độ mặn thấp hơn, khả năng trồng trọt và cho năng suất cao hơn.
- Đất mặn kiềm: Có khoảng 200 ha, phân bố ở một số vùng thuộc tỉnh
Ninh Thuận và Bình Thuận, nhân dân địa phương gọi là đất Cà giang do có cây
cà giang có khả năng phát triển tốt trên loại đất này.
Đối với ĐBSCL, diện tích bị nhiễm mặn trong phạm vi 4

bao trùm tồn

bộ bán đảo Cà Mau và phía sơng Vàm Cỏ lên qua Tân An. Trên các cửa sơng
chính, ranh giới mặn 4

chỉ cách biển khoảng 50 - 60 km, diện tích bị nhiễm

mặn khoảng 1.350.000 ha (trong mùa cạn). Với đặc trưng của vùng là lũ lụt về
mùa mưa và xâm nhập mặn, bốc phèn về mùa khô đều ảnh hưởng trực tiếp đến
phát triển kinh tế - xã hội trong vùng nói chung và phát triển nơng nghiệp nói
riêng, để hạn chế vấn đề trên, cần có quy hoạch cụ thể về thuỷ lợi, tích trữ nguồn
nước ngọt, phát triển các giống cây trồng và vật nuôi phù hợp, xây dựng cơ sở
hạ tầng, nhà ở trong điều kiện sống chung với lũ.
Bảng 1.3. Đất mặn vùng Đồng bằng sơng Cửu Long
Loại đất
Ký hiệu Diện tích(ha)
Tỷ lệ
Đất mặn
M

744.547
19,89
(ha)
(%)
1. Đất mặn sú, vẹt, đước
Mm
56.022
so với
2. Đất mặn nhiều
Mn
102.103
diện
3. Đất mặn trung bình
M
148.934
tích tự
4. Đất mặn ít
Mi
437.488
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2005[76]
nhiên
10


Đất mặn (M) ở Đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích 744.547 ha; chiếm
19,89% diện tích điều tra (3.742.875 ha - 100%). Đất mặn phân bố dọc theo
vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan, chịu ảnh hưởng của xâm nhập nước
biển vào hệ thống kênh rạch. Đất mặn ở ĐBSCL được hình thành từ trầm tích
trẻ, tuổi Holocene, có nguồn gốc sơng, biển hoặc sơng-biển hỗn hợp từ những
sản phẩm phù sa của hệ thống sông Cửu Long lắng đọng trong mơi trường nước

biển, do trầm tích biển hoặc ảnh hưởng của nước mặn tràn hoặc mặn mạch ven
biển cửa sông và do muối NaCl, khi trong đất có tổng số muối tan > 0,25 %
(tương đương với > 0,05 % Cl) sẽ xếp vào đất mặn. Đất có đặc tính mặn và
khơng có tầng sulfidic, cũng như tầng sulfuric trong phẫu diện đất. FAO UNESCO xếp vào đơn vị đất phù sa nhiễm mặn (Salic Fluvisols). Nhóm đất
mặn được chia thành 3 đơn vị đất: Đất mặn sú, vẹt, đước (Mm); Đất mặn nhiều
(Mn) và Đất mặn trung bình và ít (Mi).
- Đất mặn sú, v t, đước Mm : Phân bố chủ yếu dưới rừng ngập mặn ở
Đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích 56.022 ha; chiếm 1,50% diện tích đất
điều tra, phân bố ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, TP. Cần
Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Loại đất này
thường bị ngập nước triều mặn (nhiều nhất t Bến Tre đến Cà Mau). Đất thường
ở dạng chưa thuần thục hoặc bán thuần thục, đang trong quá trình bồi lắng, dạng
bùn lỏng, lầy ngập nước triều, bão hịa NaCl, glây mạnh. Về hình thái, đất mặn
sú, vẹt, đước có kiểu hình thái A-Cg hoặc A-C. Tồn bộ cột đất là những lớp sét
khơng hoặc bán thuần thục. Phẫu diện ở dạng chưa thuần thục, tầng mặt thường
ở dạng bùn lỏng bão hòa muối NaCl, nhiều hữu cơ, glây mạnh. Hình thái phẫu
diện có màu nâu ở tầng mặt, xuống sâu các tầng dưới, có màu xám nâu hoặc
xám đen có tích lũy xác hữu cơ.
Hàm lượng Cl- của đất mặn sú, vẹt, đước có giá trị trung bình 1,33%; Hàm
lượng TSMT 2,61% nằm ở ngưỡng đất rất mặn; EC có trị số 6,57 mS/cm. Đất có
thành phần cơ giới là thịt pha sét và cát, tỷ lệ cấp hạt limon 30,33%, cấp hạt sét
11


35,60%, cát thô 2,87% và cát mịn là 31,20%. Độ dày tầng đất > 120 cm, độ xốp ở
mức trung bình (58,49%). Dung trọng đất thấp (1,01 g/cm3). Đất mặn sú, vẹt, đước
có phản ứng trung tính pHH2O: 6,35; pHKCl: 5,77. Dung tích hấp thu trong đất ở mức
trung bình, dao động từ 12,64 - 25,48 meq/100 g đất, trung bình là 18,80 meq/100 g
đất. Tổng các cation kiềm trao đổi tương đối cao, trung bình 12,90 meq/100 g đất.
Hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số ở mức trung bình đến cao, dao động từ 1,20 7,36% OC. Đạm tổng số đạt mức trung bình, bình quân 0,14% N. Lân tổng số ở

mức trung bình đến giàu (0,06 - 0,11% P2O5), nhưng lân dễ tiêu ở mức nghèo 6,49
mg P2O5/100 g đất. Hàm lượng kali tổng số ở mức trung bình (1,84% K2O), hàm
lượng kali dễ tiêu ở mức giàu (78,67 mg K2O/100 g đất).
Yếu tố mặn và khả năng cơ lý yếu là hạn chế chính của đất mặn sú, vẹt,
đước, những đặc tính trên khơng cho phép sản xuất nông nghiệp trên các loại đất
này. Trồng rừng ngập mặn phịng hộ ở những khu vực cửa sơng và ven biển kết
hợp với nuôi trồng thủy sản nước lợ ở những nơi thích hợp là phương án sử
dụng tối ưu các loại đất mặn sú, vẹt, đước. Hiện nay, việc phục hồi và phát triển
đai rừng phòng hộ trên loại đất mặn này là yêu cầu cấp thiết nhằm ổn định và
chống xói lở bờ biển, đồng thời bảo vệ và duy trì hệ sinh thái rừng ngập mặn có
giá trị sinh học cao. Mặc dù vậy, hiện nay việc khai thác rừng ngập mặn bừa bãi
để lấy gỗ hoặc làm bãi ni trồng thủy sản (tơm, nghêu, sị,…) vẫn diễn ra vượt
quá phạm vi đã quy hoạch, ảnh hưởng lớn đến chương trình phục hồi rừng
phịng hộ ven biển.
- Đất mặn nhiều Mn : Phân bố ở địa hình thấp, ven biển, cửa sơng, với cao
trình từ 0,5 - 0,8 m. Mùa mưa luồng nước mưa, nước ngọt từ thượng nguồn đẩy
nước mặn ra xa làm ngọt tầng đất mặt, nên lúa mùa phát triển ra đến sát biển. Vì
vậy có thể gọi là đất mặn thời vụ, như vậy xác định được đất mặn chính xác phải
thực hiện trong thời kỳ khô hạn nhất. Đất mặn nhiều có diện tích 102.103 ha,
chiếm 2,73 % diện tích đất điều tra, phân bố tập trung ở các tỉnh Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
12


Theo Hồ Quang Đức và nnk (2010) [22], đất mặn nhiều vùng ĐBSCL
hình thành trên trầm tích biển hoặc sơng - biển hỗn hợp, phân bố trong khu vực
còn chịu ảnh hưởng của thủy triều mặn ngập tràn và có độ mặn trong đất cao. Về
hình thái phẫu diện, tồn bộ cột đất là những lớp sét dẻo, dính, thường ít hữu cơ,
khơng thuần thục đến bán thuần thục, có hình thái phẫu diện kiểu A-C hoặc ABw-BC. Theo phân loại của WRB, đất mặn nhiều tương đương với đơn vị đất
Hypersalic Fluvisols. Hàm lượng Cl- của đất mặn nhiều có giá trị từ 0,31 - 1,96

%; Hàm lượng TSMT 0,51 - 6,50% nằm ở ngưỡng đất rất mặn; EC có giá trị
4,42 mS/cm. Nhìn chung đất mặn nhiều có thành phần cơ giới là thịt pha sét, tỷ
lệ cấp hạt limon 29,24%; cấp hạt sét 38,39%; cát thô 3,53% và cát mịn là
28,84%. Độ dày tầng đất > 120 cm, độ xốp trung bình đạt 52,20 %. Dung trọng
đất dao động trong khoảng 0,84 - 1,36 g/cm3 ở mức đất xốp đến hơi chặt. Đất
mặn nhiều có hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số dao động từ trung bình đến cao:
2,21 - 2,60% (Trung bình 2,41 % OC). Đạm tổng số cũng ở mức trung bình
(0,13% N). Lân tổng số giàu: 0,11 - 0,13%, lân dễ tiêu trung bình: 7,02 - 9,15
mg P2O5/100 g đất. Kali tổng số giàu: 1,97 - 2,13% và dễ tiêu đạt mức giàu đến
rất giàu: 64,64 - 81,14 mg K2O/100 g đất.
Phần lớn diện tích đất mặn nhiều hiện đang được sử dụng để ni tơm,
phần cịn lại là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng mà phần lớn là nằm trong vành đai
rừng phòng hộ ven biển. Đây là một loại đất khá thích hợp cho ni tơm nước
mặn. Vì vậy, ngồi khu vực rừng phịng hộ ven biển ra, nên bố trí cho chun
ni tơm hoặc kết hợp mơ hình tơm rừng; ở những khu vực sâu trong nội đồng
nếu có điều kiện ngăn mặn, ngọt hóa, đất cũng thích hợp cho chun canh lúa
hoặc lúa+cá.
- Đất mặn trung b nh và ít: Đất mặn trung bình và ít có tổng diện tích là
586.422 ha, chiếm 15,67 % diện tích đất điều tra, phân bố ở Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tp. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng,
Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
13


×