Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa lai ở vùng bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực miền Trung lúa lai chiếm tới trên 40% diện tích lúa lai cả nước, nhưng tập
trung chủ yếu vào 2 tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An. Năng suất bình quân lúa lai ở các địa
phương trên đạt khoảng 6,3– 6,6 tấn/ ha, cao hơn so với năng suất bình quân chung.
Phát triển lúa lai ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, sản xuất giống mới đáp ứng
được 20 - 25% nhu cầu, còn lại phải nhập nội từ Trung Quốc. Thực trạng về lượng giống
lúa lai đáp ứng cho sản xuất trong cả nước nói chung và cho vùng Bắc Trung bộ nói riêng
đang còn là vấn đề nan giải. Bắc Trung bộ cần có những tổ hợp lúa lai năng suất cao, chất
lượng tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ thâm canh của địa phương.
Hạn chế trên có nguyên nhân quan trọng là do chưa chủ động về giống, thiếu những tổ hợp
lúa lai năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh được chọn tạo ở trong nước. Chất
lượng giống sản xuất trong nước chưa ổn định, trình độ công nghệ chế biến hạt lai thấp, giá
thành hạt lai cao. Bên cạnh đó do tập quán canh tác, trình độ dân trí, v.v dẫn đến chậm tiếp
cận, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật và giống lúa mới và làm hạn chế phát triển sản xuất lúa lai
thương phẩm ở vùng Bắc Trung bộ, trong khi đó tiềm năng diện tích phát triển lúa lai còn
rất lớn.
Để mở rộng diện tích lúa lai ở Bắc Trung bộ, việc nghiên cứu thực trạng sản xuất,
đánh giá hiệu quả của lúa lai, nghiên cứu tuyển chọn giống và các biện pháp kỹ thuật thâm
canh tăng năng suất là vấn đề cấp thiết đặt ra. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cần thiết
về cơ chế chính sách và kỹ thuật canh tác nhằm mở rộng diện tích lúa lai góp phần tăng
cường an ninh lương thực cho vùng. Với mục tiêu trên, đề tài “Nghiên cứu thực trạng sản
xuất và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa lai ở vùng Bắc Trung bộ” là rất cần thiết.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Đánh giá thực trạng, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển lúa lai. Nghiên cứu
biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả của lúa lai ở Bắc Trung bộ, góp
phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và đảm bảo an ninh lương thực.
2.2 Yêu cầu
- Đánh giá mọi mặt tình hình sản xuất lúa lai ở vùng Bắc Trung bộ, so sánh hiệu quả
kinh tế của sản xuất lúa lai, từ đó rút ra những bài học và định hướng phát triển giúp cho sản


xuất nông nghiệp bền vững.
- Nghiên cứu khảo nghiệm một số tổ hợp lúa lai triển vọng để chọn ra giống có khả
năng thích nghi điều kiện sinh thái vùng Bắc Trung bộ.
- Xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp đối với các giống lúa lai phục vụ
mở rộng diện tích lúa lai ở Bắc Trung bộ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Những đóng góp mới của luận án
- Đánh giá được thực trạng sản xuất, những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản
xuất lúa ưu thế lai ở vùng Bắc Trung bộ.
- Tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất được 03 giống lúa lai: Nhị ưu 725, Dưu 725
và Thiên ưu 998 phù hợp với cơ cấu vụ Xuân và Hè Thu tại Bắc Trung bộ; 01 giống lúa lai
Thiên ưu 128 cho vụ Hè Thu và Mùa ở Bắc Trung bộ.
- Xác định các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất các tổ hợp lúa lai.
3.2. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu giải quyết những vấn đề khoa học phục vụ sản xuất lúa lai trong
vùng Bắc Trung bộ đạt hiệu quả hơn, trên cơ sở phát huy lợi thế, khắc phục các mặt còn hạn
chế trong sản xuất lúa lai của vùng Bắc Trung bộ.
1
- Cung cấp những luận cứ khoa học, giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa lai tại
Bắc Trung bộ.
3.3. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua đánh giá thực trạng và xác định tiềm năng mở rộng sản xuất lúa lai thương
phẩm, đề tài đóng góp cho việc định hướng phát triển lúa lai ở Bắc Trung bộ. Các kết quả
nghiên cứu về tuyển chọn giống lúa lai mới góp phần làm phong phú bộ giống, kèm theo là
các biện pháp kỹ thuật canh tác góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lúa lai thương
phẩm và thúc đẩy phát triển, mở rộng sản xuất lúa lai tại Bắc Trung bộ một cách bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiện trạng sản xuất lúa ưu thế lai và lúa thuần tại vùng Bắc
Trung bộ trong những năm qua. Những bộ giống lúa đang được sử dụng phổ biến tại các

tỉnh thuộc Bắc Trung bộ và những giống lúa ưu thế lai triển vọng.
4.2 Phạm vi và địa điểm nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sản xuất lúa lai trong các hộ nông dân Bắc Trung bộ: điều kiện
kinh tế, trình độ dân trí, tập quán canh tác và khả năng tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật; Tình hình sản xuất, cung ứng hạt giống lúa ưu thế lai; Hoạt động khuyến nông đối với
sản xuất lúa ưu thế lai,
- Nghiên cứu, thử nghiệm khả năng thích ứng, tính ổn định về năng suất, cũng như các
kỹ thuật canh tác một số tổ hợp lúa ưu thế lai tại vùng sinh thái Bắc Trung bộ.
- Nghiên cứu tại 6 tỉnh Bắc Trung bộ gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.
- Thời gian thực hiện đề tài từ năm 2006 đến năm 2012.
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Luận án đã tham khảo và tổng kết 51 tài liệu trong nước và 77 tài liệu nước ngoài với
các nội dung liên quan bao gồm: (1) Nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới; (2)
Nghiên cứu và sản xuất lúa lai ở Trung Quốc; (3) Nghiên cứu lúa lai của IRRI và các quốc
gia khác; (4) Nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam.
Với các dẫn liệu thu thập được, các kết quả phân tích đã khẳng định lúa lai có vai trò,
vị trí quan trọng trong việc nâng cao năng suất và tăng sản lượng lương thực của các quốc
gia trồng lúa. Hiện nay trên thế giới đã có hơn 20 nước tiến hành nghiên cứu lúa lai. Hàng
năm có khoảng 1,3 triệu ha được gieo cấy lúa lai tại Việt Nam, Ấn Độ, Philippin,
Bangladesh, Myanma, Indonexia, Lúa lai đã góp phần tăng thu nhập, tạo thêm việc làm
cho nông dân thông qua sản xuất hạt giống và sản xuất lúa lai thương phẩm. Lúa lai đã góp
phần đảm bảo an ninh lương thực và mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia.
Hiện nay nghiên cứu lúa ưu thế lai đã hoàn thiện công nghệ về hệ thống lúa lai ba
dòng, lúa lai hai dòng. Hai hệ thống này đang được phát triển mạnh mẽ trên thế giới, tuy
nhiên còn có những hạn chế không thể khắc phục được trong công nghệ sản xuất hạt lai F1.
Mô hình lúa lai siêu cao sản nhằm phá vỡ rào cản về năng suất trần của các tổ hợp lai hai,
ba dòng đang được nghiên cứu. Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế đặt mục tiêu chọn tạo “kiểu
cây mới” hay siêu lúa từ những năm 1989. Mô hình lúa lai “một dòng” cố định ưu thế lai

thành công sẽ là đóng góp to lớn, đảm bảo an ninh lương thực ở các quốc gia trồng lúa và
thế giới.
Thành tựu về lúa lai đầu tiên phải kể đến Trung Quốc, quốc gia khởi đầu sử dụng lúa
lai trong sản xuất đại trà từ năm 1976, cho đến nay lúa lai đã phổ biến rộng rãi khắp cả
nước. Hiện nay hệ thống lúa lai 3 dòng, 2 dòng vẫn đang giữ vai trò chủ lực trong sản xuất ở
2
Trung Quốc. Trung Quốc cũng đạt được thành tựu trong việc tạo giống siêu lúa lai. Trung
Quốc đã hình thành hệ thống nghiên cứu lúa lai đến tận các tỉnh, đào tạo đội ngũ cán bộ
nghiên cứu và kỹ thuật viên đông đảo, xây dựng hệ thống sản xuất, kiểm tra kiểm nghiệm,
khảo nghiệm và chỉ đạo thâm canh lúa lai thương phẩm. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu
phát triển lúa lai của Trung Quốc còn gặp một số hạn chế như: thiếu các tổ hợp lai ngắn
ngày, có năng suất cao; ƯTL của các tổ hợp lai Japonica không cao, độ thuần thấp gây khó
khăn trong sản xuất hạt lai F1 hệ 2 dòng.
Từ năm 1979 Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đã tiến hành nghiên cứu về lúa lai.
Mục tiêu nghiên cứu lúa lai ở IRRI là để nâng cao tiềm năng năng suất của lúa dựa trên việc
cải tiến các giống thuộc dạng hình bán lùn, năng suất cao thông qua việc khai thác ưu thế
lai. Công nghệ hạt giống lai cho vùng nhiệt đới đã được phát triển tại IRRI phối hợp với các
chương trình quốc gia.
Ở Việt Nam Chương trình nghiên cứu lúa lai sớm được Bộ Nông nghiệp và PTNT
quan tâm tạo điều kiện. Từ năm 1992, nhờ sự giúp đỡ của FAO, Việt Nam đã nhập được
một số dòng bố mẹ để tổ chức sản xuất hạt lai F1 trong nước. Các tổ hợp lai được sản xuất
F1 thời kỳ đầu đều nhập bố mẹ từ Trung Quốc, gần đây được bổ sung các tổ hợp mới chọn
tạo công nhận tại Việt Nam. Sau hơn 20 năm nghiên cứu, Việt Nam đang phát triển các
giống lúa lai thuộc hệ 3, 2 dòng, tuy nhiên số lượng các tổ hợp lúa lai 3 dòng, 2 dòng chọn
tạo trong nước còn quá ít ỏi. Sản xuất hạt lai mới chỉ đáp ứng 20-25% nhu cầu của sản xuất.
Việc chọn ra những tổ hợp lúa lai có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và
dễ sản xuất hạt lai là yêu cầu bức thiết nhất để góp phần đạt mục tiêu tự túc 70% nhu cầu
giống lúa lai của Việt Nam.
Việt Nam từ một nước thiếu lương thực phải nhập khẩu đã trở thành quốc gia xuất
khẩu gạo đứng hàng thứ 3 trên thế giới từ năm 1989, năm 2012 đạt 7,7 triệu tấn gạo. Trong

những năm gần đây diện tích gieo cấy lúa lai thương phẩm đạt từ 530 – 630 ngàn ha, năng
suất bình quân tăng cao hơn lúa thuần từ 15-20%. Về địa bàn phát triển, ngoài 31 tỉnh phía
Bắc, lúa lai đến nay đã được mở rộng ra các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam
bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Bắc Trung bộ có tỷ lệ diện tích lúa lai cao nhất, vụ Đông
Xuân 2010 cả nước gieo cấy 376.668 ha lúa lai trong đó Bắc Trung bộ luôn dẫn đầu
(138.862 ha, chiếm 36,27% so với cả nước).
Thành tựu trên là nhờ phần đóng góp không nhỏ của công tác nghiên cứu và sản xuất
lúa lai trong nước những năm qua. Sự tham gia của các giống lúa lai vào cơ cấu giống lúa
đã góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lúa ở các tỉnh phía Bắc và đóng góp tích cực
vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của nhiều tỉnh nông nghiệp.
Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển lúa lai ở Việt Nam trong thời
gian qua, nhưng mức độ phát triển lúa lai không đồng đều ở các vùng sinh thái và ngay
trong cùng một vùng sinh thái. Năng suất lúa Việt Nam vẫn khác biệt rất lớn so với các
nước phát triển. Sự khác biệt lớn về năng suất chủ yếu do 4 nguyên nhân: Sâu bệnh, bón
phân mất cân đối, không đủ nước tưới và môi trường bị thoái hóa do sử dụng vật tư nông
nghiệp kém phẩm chất và không đúng hướng dẫn.
Vùng Bắc Trung bộ có tỷ lệ diện tích lúa lai cao nhưng phát triển không đồng đều,
thiếu cân đối và còn nhiều tiềm năng để mở rộng diện tích lúa lai. Nguyên nhân hạn chế liên
quan đến điều kiện khí hậu, đất đai, tập quán, điều kiện kinh tế, cơ chế chính sách cho lúa
lai ở một số tỉnh chưa được quan tâm một cách thấu đáo. Bên cạnh đó việc thiếu vắng các
giống lúa lai ngắn ngày năng suất cao và biện pháp kỹ thuật canh tác chưa phù hợp cũng
làm hạn chế phát triển lúa lai ở Bắc Trung bộ.
3
CHƯƠNG 2.
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu bao gồm các giống lúa (nhóm giống lúa thuần, các giống lúa lai
nhập nội và được sản xuất trong nước), trên chân đất cát pha trồng lúa vùng Bắc Trung bộ.
Các giống lúa mới đưa vào khảo nghiệm gồm 4 giống lúa lai 3 dòng nhập nội: Nhị ưu
725, Dưu 725, Thiên ưu 128 và Thiên ưu 998.

Các thí nghiệm về mật độ cấy và phương thức cấy cải tiến gồm các giống: TBR1; Dưu
725; Nhị ưu 725; HYT 83, Khải phong 1, Thiên ưu 128, Thiên ưu 998.
Các thí nghiệm về phân bón sử dụng 7 giống ở vụ Xuân (Khải phong, Nhị ưu 838, Nhị
ưu 725, D ưu 725 và HYT 83, Khang dân 18, TBR1); vụ Hè Thu gồm các giống: Khải
Phong 1, Nhị ưu 725, Dưu 725, Thiên ưu 128, Thiên ưu 998, Khang dân 18 và TBR1.
Thí nghiệm thời vụ gồm các giống: Nhị ưu 838, Nhị ưu 725, D ưu 725, Thiên ưu 128
và Thiên ưu 998.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lúa và lúa lai tại Bắc Trung bộ
2.2.2. Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa lai năng suất cao phù hợp với khí hậu và đất
đai vùng Bắc Trung bộ
2.2.3. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp cho lúa lai trên vùng đất
cát pha trồng lúa vùng Bắc Trung bộ, nhằm đạt năng suất và hiệu quả tối đa
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra:
Các phương pháp điều tra: đánh giá nhanh nông thôn (RRA); đánh giá nông thôn có sự
tham gia (PRA); phân tích điểm mạnh - yếu, cơ hội - thách thức (SWOT); và phương pháp
phỏng vấn những người am hiểu sự việc (KIP).
2.3.2.Thu thập số liệu qua các cơ quan nghiên cứu và phát triển lúa lai ở trung ương và
địa phương.
2.3.3. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
- Các thí nghiệm nghiên cứu cơ bản được bố trí theo các kiểu gồm: khối ngẫu nhiên
hoàn chỉnh (RCBD), phân ô chính ô phụ (Split Plot Design) và chia băng (Strip Plot). Các
thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản theo quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của
giống lúa (10TCN558 - 2002).
- Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất và sâu bệnh hại theo tiêu
chuẩn ngành 10TCN340-98.
- Các chỉ tiêu theo dõi (theo Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn cây lúa, Viện Nghiên cứu
lúa Quốc tế –IRRI 1996)
- Phân tích chất lượng gạo theo TCVN1643-1992 và 10TCN425- 2000.

- Kết quả được xử lý trên máy tính bằng các chương trình mẫu thống kê IRRISTAT5
và EXCEL.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng sản xuất lúa và lúa lai tại các tỉnh Bắc Trung bộ
3.1.1. Cơ cấu diện tích, mùa vụ sản xuất lúa và lúa lai tại 6 tỉnh Bắc Trung bộ
Tỉnh Thanh Hóa trung bình hàng năm có gần 256 nghìn ha gieo cấy lúa. Năm 2009-
2010 năng suất lúa trung bình đạt 56,4 tạ/ha, sản lượng lúa đạt hơn 1,66 triệu tấn, tăng 1,5
lần so với năm 2000, diện tích lúa lai từ 20% lên hơn 44%. Vụ Xuân 2008 và 2009, Thanh
4
Hóa gieo trồng được 121 nghìn ha, trong đó diện tích lúa lai đạt gần 79 nghìn ha (chiếm
65,3%). Lúa lai vụ Hè Thu 2009 có 135 nghìn ha lúa trong đó lúa lai 47,5 nghìn ha (chiếm
35,2%) còn có thể mở rộng tương đương vụ Xuân. Như vậy lúa lai đã làm tăng năng suất và
sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa là tỉnh duy nhất ở Bắc Trung bộ có diện tích
sản xuất hạt lai F1 lớn, năm 2010 đạt sản lượng 1.349 tấn. Tuy nhiên, sản xuất còn gặp một
số khó khăn do giống bố mẹ nhập nội nên không chủ động, giống nhập nội cạnh tranh gay
gắt với giống sản xuất trong nước.
Nghệ An, trung bình hàng năm có khoảng 184.000 ha gieo cấy lúa, năng suất đạt trung
bình 47 tạ/ha, sản lượng 830 nghìn tấn. Vụ lúa Xuân diện tích lúa lai gieo cấy được 62,3
nghìn ha (chiếm 79% diện tích gieo cấy), năng suất bình quân đạt 57 tạ/ha, sản lượng đạt
359 nghìn tấn. Mặc dù diện tích lúa lai trong vụ Xuân tại Nghệ An chiếm chủ yếu, nhưng về
năng suất nhiều nơi chưa cao vượt trội so với lúa thuần. Nghệ An sử dụng chủ yếu là các
giống lúa lai nhập nội từ Trung Quốc. Về cơ cấu giống vụ Hè Thu, lúa lai chưa chiếm ưu
thế, diện tích lúa lai đạt 17.000 ha (chiếm 17,3%), năng suất đạt 52 tạ/ha. Vụ Hè Thu diện
tích lúa lai không tăng có nguyên nhân cơ bản là bộ giống lúa lai không phong phú, chưa có
giống có ưu điểm vượt trội có thể thay thế Nhị ưu 838 và giống lúa thuần Khang dân.
Chứng tỏ lúa lai có thể mở rộng vụ Hè Thu là rất lớn.
Hà Tĩnh, diện tích lúa cả năm khoảng 101.000 ha (vụ Đông Xuân xung quanh 54.500
ha, vụ Hè Thu là 39.000 ha và vụ Mùa là 7.500 ha), năng suất đạt 47 tạ/ha, sản lượng
470.000 tấn. Diện tích lúa lai vụ Đông Xuân khoảng 3.200 ha, chiếm khoảng 6%. Diện tích
lúa lai Hè Thu là 4.130 ha chiếm 10,61% tổng diện tích lúa Hè Thu, chủ yếu các giống: Nhị

ưu 838, Q.ưu 1, Thụy Hương 308 Định hướng của tỉnh lúa lai tăng 20% diện tích tương
đương 19 nghìn ha.
Quảng Bình diện tích gieo trồng lúa cả năm xung quanh 50.000 ha, năng suất bình
quân 47,8 tạ/ha, sản lượng 240.066 tấn Đối với trà Xuân muộn, cơ cấu lúa lai Nhị ưu 838,
KD18, Nếp IJ 352 vào vùng thâm canh. Do tập quán gieo sạ nhiều, nông dân thường sử
dụng giống lúa thuần để sạ, giống lúa lai giá cao, lại phải đầu tư thâm canh mới cho năng
suất cao, không gieo sạ được cũng là nguyên nhân hạn chế đến việc mở rộng diện tích lúa
lai. Quảng Bình có kế hoạch cho lúa lai là 15 nghìn ha đến năm 2020.
Tỉnh Quảng Trị (các năm 2008-2010), diện tích gieo trồng lúa hàng năm khoảng
47.000 ha, năng suất 49 tạ/ha, sản lượng lúa cả năm đạt 220.000 tấn Năng suất lúa cả 2 vụ
thấp hơn bình quân cả nước do chưa đầu tư thâm canh và nông dân chưa mặn mà với lúa lai.
Để đảm bảo an ninh lương thực, tỉnh Quảng Trị cần phát triển khoảng 27 nghìn ha lúa lai
trong tương lai.
Thừa Thiên Huế (2008-2010) cho thấy diện tích lúa hàng năm là 50.799 ha. Năng suất
lúa bình quân cả năm đạt 54 tạ/ha. Vụ Hè Thu chủ yếu sử dụng giống cực ngắn, trong đó
Khang dân chiếm trên 67,8% diện tích gieo cấy… Giống lúa lai Nhị ưu 838 năng suất đạt
được cao hơn các giống lúa đang sử dụng từ 10- 15 tạ/ha nhưng diện tích không đáng kể.
Tỉnh cần đưa diện tích lúa lai tương đương lúa chất lượng khoảng 15 nghìn ha.
Tóm lại qua nghiên cứu về thực trạng sản xuất cho thấy trong cùng điều kiện thời tiết
khí hậu, đất đai và kinh tế xã hội, nhưng phát triển lúa lai ở các tỉnh không cân đối về mùa
vụ và không đồng đều về diện tích, 2 tỉnh lúa lai chiếm 60 - 70% diện tích gieo cấy, còn lại
4 tỉnh diện tích lúa lai chưa đáng kể, nguyên nhân là do cơ chế chính sách còn bất cập, chưa
khuyến khích người dân trồng lúa lai. Địa bàn Bắc Trung bộ rộng, các tỉnh cũng đã có định
hướng cho lúa lai, do đó tiềm năng mở rộng diện tích lúa lai tại Bắc Trung bộ còn rất lớn.
Ngoài diện tích gieo trồng lúa lai hiện tại trên 198 nghìn ha, có thể mở rộng lúa lai ở cả
vùng là 136 nghìn ha/vụ (Thanh Hóa khoảng 30 nghìn ha, Nghệ An 30 nghìn ha, Hà Tĩnh
5
19 nghìn ha, Quảng Bình 15 nghìn ha, Quảng Trị 27 nghìn ha, Thừa Thiên Huế 15 nghìn
ha)
3.1.2. Diễn biến về sử dụng giống và diện tích lúa lai ở Bắc Trung bộ và Nghệ An trong

thời gian qua
Nghệ An là tỉnh có diện tích sản xuất lúa lai lớn và ổn định ở khu vực Bắc Trung bộ
(trên 70% diện tích gieo cấy hàng năm, cao hơn Thanh Hóa). Theo điều tra năng suất lúa lai
toàn tỉnh qua các năm không biến động lớn, nhưng diện tích có biến động giảm xuống dưới
70 nghìn ha vào năm 2008 do vụ Đông Xuân rét hại, lúa chết không có giống dự phòng,
diện tích lúa lai tăng cao trên 80 nghìn ha vào năm 2009 (Hình 3.1). Một số giống chủ lực
được duy trì khá lâu, tuy nhiên tốc độ thay đổi giống diễn ra khá nhanh, thường là một
giống sau khi xuất hiện từ 3 đến 4 năm đã bị thay bằng giống khác, do giống đó không còn
phù hợp hoặc do quảng cáo quá mức để bán giống mới (Bảng 3.1), đây là một trong những
khó khăn cho sản xuất, cần phải có cơ chế chính sách thích hợp.
Hình 3.1 Sản xuất lúa lai ở Nghệ An trong những năm qua
Nghệ An không có tên trong danh sách các tỉnh sản xuất hạt lai F1 mà vẫn đang ở giai
đoạn thăm dò mô hình, do khó khăn về thời tiết, năng suất F1 không ổn định và chưa có tổ
hợp lai tốt, toàn bộ giống đều phải nhập từ bên ngoài.
Bảng 3.1. Diễn biến sử dụng một số giống lúa lai chủ lực tại Nghệ An qua các năm
(2006-2010)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
DT NS DT NS DT NS DT NS DT NS
Nhị ưu 838 35,1 62,5 35,7 66,7 14,8 67,6 7,9 66,9 5,8 67,0
Khải phong 1 25,8 71,1 26,6 73,9 26,9 74,5 23,5 74.1 20,8 74,6
Nhị ưu 986 2,0 83,7 11,4 80,9 18,1 84,5 29,5 84,2 28,3 84,8
Nhị ưu 63 5,5 63,5 2.5 64,0 1,0 64,7 0,5 63,8 - -
Q.ưu 6 - - 1,0 67,4 1,5 68,8 1,0 65,5 - -
Q.ưu 1 - - 2,0 64,7 5,2 65,2 7,0 64,5 2,1 64,0
Syn 6 - - - - - - 6,3 63,9 8,8 63,4
VL20 - - - - - - 0,3 42,5 0,5 40,7
TH3-3 - - - - - - 0,3 44,7 0,4 41,9
Ghi chú: DT= Diện tích tính 1000 ha; NS= Năng suất tính bằng tạ/ha.
Nguồn: Số liệu khảo sát – Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ, 2006-2010
6

3.1.3. Những trở ngại trong việc mở rộng lúa lai tại Bắc Trung bộ
3.1.3.1. Ý kiến của nông dân trồng lúa vùng Bắc Trung bộ
Qua điều tra phỏng vấn, kết quả thu thập các ý kiến của nông dân ở các địa phương
trong vùng về khó khăn trong sản xuất lúa lai được phản ánh chi tiết ở bảng 3.2.
+ Hầu hết ý kiến người dân cho rằng giá giống đắt (có 46/50 ý kiến, chiếm 92%).
+ Chất lượng giống không ổn định (có 23/50 ý kiến, chiếm 46%)
+ Lúa lai có giá trị thương phẩm kém (có 20/50 ý kiến, chiếm 40%)
+ Lúa lai chưa đạt hiệu quả kinh tế cao (có 12/50 ý kiến, chiếm 24%)
+ Thiếu vốn đầu tư vào sản xuất lúa lai (có 26/50 ý kiến, chiếm 52%)
+ Mua giống khó khăn, thiếu chủ động trong sản xuất (có 13/50 ý kiến, chiếm 26%)
+ Kỹ thuật trồng lúa lai phức tạp, khó thực hiện (có 9/50 ý kiến, chiếm 18%)
+ Các giống lúa lai dễ bị nhiễm sâu bệnh (có 8/50 ý kiến, 16%)
Bảng 3.2. Tổng hợp ý kiến của nông dân được hỏi về khó khăn trong sản xuất lúa lai
Tỉnh và số nông
dân được hỏi
Giá
giống
đắt
Chất
lượng
giống
kém
Giá trị
thương
phẩm
kém
Hiệu
quả
đầu tư
thấp

Thiếu
vốn
đầu

Khó
mua
giống
Kỹ
thuật
khó
khăn
Dễ
nhiễm
sâu
bệnh
Thanh Hóa: 11 10 5 5 1 4 2 1 2
Nghệ An: 11 9 6 5 3 5 2 2 2
Hà Tĩnh: 10 10 5 6 3 7 4 2 1
Quảng Bình: 8 7 5 2 2 5 2 3 1
T.T. Huế: 8 8 2 2 1 4 2 2
Quảng Trị: 2 2 2 1 1 1
Tổng số người
dân có ý kiến
46/50 23/50 20/50 12/50 26/50 13/50 9/50 8/50
Tỷ lệ (%) 92 46 40 24 52 26 18 16
3.2.2. Ý kiến của các nhà nghiên cứu lúa lai.
Ý kiến của các nhà nghiên cứu xung quanh những khó khăn hạn chế của việc mở rộng
lúa lai hiện nay tập trung vào những vấn đề chính sau đây:
+ Chưa có tổ hợp lai tốt (16/17 ý kiến, chiếm 92%)
+ Sản xuất giống trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu (có 17/17 ý kiến, 100%)

+ Việc quản lý chất lượng giống còn nhiều bất cập (15/17 ý kiến, 88,2%)
+ Thiếu kinh phí khảo nghiệm và nghiên cứu lúa lai (có 10/17 ý kiến, 58,8%)
+ Lực lượng cán bộ chuyên sâu về lúa lai còn thiếu (12/17 ý kiến, 70,5%)
+ Thiếu nguyên vật liệu tạo giống, thiếu thông tin cập nhật (11/17 ý kiến, 64,7%)
3.2.3. Ý kiến của cán bộ khuyến nông
+ Giống lúa phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài.
+ Chất lượng hạt giống không ổn định, chưa có biện pháp quản lý tốt.
+ Thiếu các tổ hợp lai có chất lượng gạo tốt, chống chịu được với sâu bệnh.
+ Thiếu kinh phí và phương tiện chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.
3.2.4. Ý kiến của các nhà sản xuất, kinh doanh và cung ứng giống lúa.
+ Quản lý việc nhập giống chưa tốt.
+ Sản xuất giống trong nước còn nhiều khó khăn.
+ Nông dân chưa tin tưởng vào giống sản xuất trong nước.
3.1.3.5. Tổng hợp những ý kiến đề xuất giải pháp phát triển lúa lai ở Bắc Trung bộ
- Đẩy mạnh việc sản xuất giống trong nước để chủ động cung cấp giống tốt cho nông
dân với giá hợp lý.
7
- Tăng cường quản lý chất lượng hạt giống, tránh tổn thất cho nông dân và ảnh hưởng
xấu đến định hướng mở rộng lúa lai ở các địa phương vùng Bắc Trung bộ.
- Tiếp tục thực hiện việc trợ giá giống cho nông dân ở những nơi lúa lai mới được đưa
vào, nơi nông dân đã quen thuộc với canh tác lúa lai cho nông dân vay vốn ưu đãi để đầu tư
vào việc phát triển lúa lai.
- Nhà nước cần đầu tư nhiều kinh phí vào việc nghiên cứu và phát triển lúa lai.
-Tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế về nghiên cứu lúa lai.
3.1.4. Hiệu quả của sản xuất lúa lai so với lúa thuần
3.1.4.1. Những ưu điểm của lúa lai
Đa số các ý kiến khi cho rằng lúa lai ít bị các loại sâu bệnh. Năng suất lúa lai ở một số
địa phương Bắc Trung bộ chưa vượt trội so với lúa thuần, nguyên nhân do công tác giống,
phổ biến kỹ thuật và đầu tư thâm canh còn chưa được quan tâm đúng mức (theo điều tra).
3.1.4.2. Hiệu quả đầu tư sản xuất lúa lai thương phẩm so với lúa thuần

So sánh hiệu quả đầu tư cho sản xuất lúa lai và lúa thuần kết quả ghi ở bảng 3.3. Hiệu
quả đầu tư thâm canh lúa lai tăng rõ rệt so với trồng lúa thuần. Chi phí đầu vào cho sản xuất
lúa lai cao hơn chi phí cho lúa thuần 13,5%, đổi lại năng suất lúa lai (được tính bình quân cả
2 vụ Đông Xuân 71 tạ/ha và Hè Thu 65 tạ/ha) cao hơn lúa thuần đến 26% dẫn đến tổng thu
từ lúa lai tăng, sau khi trừ chi phí, lãi ròng từ lúa lai cao hơn so với lúa thuần là 3,88 triệu
đồng/ ha/vụ tương đương với 20,3%.
Bảng 3.3. So sánh hiệu quả đầu tư thâm canh tính cho 1 ha/vụ năm 2009 - 2010
TT Khoản mục chi Giống lúa lai Giống lúa thuần
1 Tổng chi phí đầu tư (đồng) 21.250.000 18.730.000
Giống, phân bón, thuốc cỏ và thuốc
BVTV, thuế, thủy lợi phí, (đồng)
10.650.000 8.130.000
Công lao động (đồng)** 9.100.000 9.100.000
Làm đất (đồng) 1.500.000 1.500.000
2 Tổng thu (ha/vụ) 44.200.000 37.800.000
Năng suất (tạ/ha) 68 54
Đơn giá thóc ăn (đồng/kg) 6500 7000
3 Lãi ròng (đồng/ha) 22.950.000 19.070.000
(**) Cùng phương thức cấy cho cả loại lúa lai và lúa thuần
3.2. Nghiên cứu tuyển chọn bộ giống lúa lai năng suất cao phù hợp với khí hậu Bắc
Trung bộ.
3.2.1. Đặc điểm khí hậu, thời tiết giai đoạn 2006-2010 tại Nghệ An liên quan đến sản
xuất lúa
Khí hậu khá khắc nghiệt, vụ Xuân gieo cấy lúa vào tháng 1, bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ
thấp, đến thời kỳ trỗ chín gặp gió lào. Vụ Hè Thu, Mùa gieo cấy vào tháng 5, 6 thường gặp
hạn hán do ít mưa và lượng bốc hơi cao (số ngày liên tục không mưa đến 17 ngày), do đó
bắt buộc phải tưới. Đến cuối vụ lại dễ gặp ngập lụt do lượng mưa tăng đột biến vào tháng 9,
10 hàng năm, do đó rất cần giống chín sớm, năng suất cao.
3.2.2. Khảo sát bộ giống lúa lai triển vọng tại Bắc Trung bộ
Từ vụ Xuân 2006, tiến hành khảo sát tập đoàn các giống lúa lai triển vọng tại Viện

Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ. Kết quả cho thấy: Năng suất thực thu cao
gồm có các giống Nhị ưu 725, Dưu 725, HYT83, Thiên ưu 998. Giống đạt năng suất cao
8
nhất là giống Khải phong 1 đạt ( 67,9 tạ/ha) cao hơn cả 2 giống đối chứng Nhị ưu 838 và
TH3-3 lần lượt là 8,1 và 6,3 tạ/ha, tiếp đến là các giống Nhị ưu 725, Dưu 725, Thiên ưu 998
và HYT83. Giống đạt năng suất thấp nhất là HYT103 chỉ đạt (53,9 tạ/ha).
3.2.3. Tuyển chọn giống lúa lai cho vụ Xuân tại Bắc Trung bộ
3.2.3.1. Đặc điểm nông sinh học của các giống lúa
Các giống lúa khảo nghiệm đều thuộc dạng hình thâm canh, trỗ tập trung, cứng cây,
chống đổ tốt (điểm 1), độ thoát cổ bông khá. Trong vụ Xuân, thời gian sinh trưởng của các
giống dao động từ 127 – 130 ngày, thuộc nhóm Xuân muộn. Giống Dưu 725 và Nhị ưu 725
có TGST ngắn hơn giống đối chứng Nhị ưu 838 là 2 ngày. Thời gian sinh trưởng của các
giống trong vụ Hè Thu từ 109 đến 116 ngày.
3.2.3.2. Đánh giá mức độ sâu bệnh hại và chống chịu lạnh
Trong Vụ Xuân các giai đoạn sinh trưởng, sâu bệnh gây hại chủ yếu ở bộ phận thân và
lá lúa. Giống Dưu 725 và Nhị ưu 725 có mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính đều ở mức thấp
nhất trong các giống lúa lai. Các giống Nhị ưu 725, Khải phong và Dưu 725 chịu lạnh tốt
hơn so với giống đối chứng. Trong vụ Hè Thu, hầu hết các giống thí nghiệm bị nhiễm bạc
lá, giống đối chứng Nhị ưu 838 bị nhiễm cao nhất. Nhị ưu 725 và Dưu 725 có khả năng
chống chịu sâu bệnh tốt hơn các giống khác trong thí nghiệm.
3.2.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
Bảng 3.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa lai qua các vụ
Xuân 2007, Hè Thu 2007 và Xuân 2008 tại Nghệ An.
TT Tên giống
Số bông/
m2
Số hạt
chắc/
bông
KL

1000
hạt (g)
Tỷ lệ
lép (%)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Vụ Xuân 2007
1 Nhị ưu 838(đ/c) 243 126 27,5 15,0 85,7 68,6
2 Nhị ưu 725 277 135 25,0 13,5 93,5 74,8
3 Dưu 725 274 132 25,6 14,5 92,6 74,1
4 Khải phong 1 278 130 25,5 15,7 92,2 73,7
5 HYT 83 264 146 23,0 16,9 88,7 70,9
CV % 3,7
LSD 0,05 4,0
Vụ Hè Thu 2007
1 Nhị ưu 838 (đ/c) 234 110 27 29.5 69.5 52.1
2 Nhị ưu 725 275 129 25,0 20,8 86,9 65,2
3 Dưu 725 275 125 25,4 23,1 85,9 64,5
4 Khải phong 1 272 126 25,2 26,3 82,9 62,2
5 HYT 83 259 128 22,9 30,7 74,9 56,2
CV% 5,0
LSD 0,05 4,6
Vụ Xuân 2008
1 Nhị ưu 838 (đ/c) 251 131 27 23,2 88,7 68,1
2 Nhị ưu 725 242 148 25 12,0 89,5 73,4
3 Dưu 725 244 139 26 14,5 88,2 73,8
4 Khải phong 1 257 139 27 17,0 96,5 75,3
5 HYT83 261 152 23 19,0 91,2 67,6

CV % 5,7
LSD 0,05 4,1
9
Theo bảng 3.4: vụ Xuân 2007, năng suất thực thu của các giống thí nghiệm từ 68,6 -
74,8 tạ/ha, trong đó các giống Nhị ưu 725, Dưu 725 và Khải phong 1 có năng suất cao hơn
hẳn giống đối chứng Nhị ưu 838 ở mức đáng tin cậy (α=0,05).
Vụ Hè Thu 2007: Trừ giống HYT83, còn lại năng suất lý thuyết và năng suất thực thu
của các giống đều cao hơn giống đối chứng Nhị ưu 838.
Vụ Xuân 2008: các giống lúa thí nghiệm cho năng suất thực thu từ 67,6 - 75,3 tạ/ha,
trong đó các giống Nhị ưu 725, Dưu 725 và Khải phong 1 cao hơn hẳn giống đối chứng Nhị
ưu 838 và HYT83 ở mức sai khác có ý nghĩa α=0,05.
Trong điều kiện thâm canh cao, tất cả các giống thí nghiệm có năng suất lý thuyết cao
trên 100 tạ/ha. Như vậy khoảng cách giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực tế còn khá
xa, do đó cần tiếp tục nghiên cứu để khai thác tối đa tiềm năng của lúa ưu thế lai.
Tóm lại qua 3 vụ khảo nghiệm cho thấy: Giống lúa Nhị ưu 725 và Dưu 725 có khả
năng sinh trưởng tốt. TGST của giống Nhị ưu 725 và Dưu 725 trong vụ xuân 127-128 ngày,
trong vụ Hè Thu 106 - 107 ngày, nhiễm bệnh bạc lá và khô vằn thấp hơn Nhị ưu 838, kháng
rầy tốt hơn giống Nhị ưu 838 và HYT83. Hai giống Nhị ưu 725 và Dưu 725 có năng suất lý
thuyết và năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng Nhị ưu 838, rất phù hợp cho cơ cấu vụ
Xuân và Xuân muộn tại Bắc Trung bộ.
3.2.3.4. Khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất 2 giống Nhị ưu 725 và Dưu 725
Giống Nhị ưu 725 được đưa đi khảo nghiệm sản xuất tại nhiều điểm ở Nghệ An, Bắc
Ninh, Nam Định và Hà Giang, Tại Nghệ An trong các năm 2007, 2008 và 2009, năng suất
đạt 75-85 tạ/ha. Thời gian sinh trưởng 135 – 140 ngày vụ Xuân và 110 – 115 vụ Mùa. Năng
suất cao ổn định: vụ Xuân 75-85 tạ/ha, vụ Hè Thu 70-75 tạ/ha cao hơn đối chứng Nhị ưu
838 từ 10-15 %, ít nhiễm bạc lá, có thể gieo trồng cả hai vụ Xuân và Hè Thu.
Giống Dưu 725 đưa đi khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất tại Phú Thọ,
Tuyên Quang, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Kết quả cho thấy:
Giống Dưu 725 có thời gian sinh trưởng 125 – 135 ngày vụ Xuân, 110 – 117 ngày vụ Hè
Thu. Năng suất bình quân của Dưu 725 tại 9 điểm khảo nghiệm ở nhiều vùng sinh thái phía

Bắc đạt 76,8 tạ/ha, tăng 11% so với Nhị ưu 838 (chỉ đạt 69,7 tạ/ha).
3.2.4. Tuyển chọn giống lúa lai cho vụ Hè Thu tại Bắc Trung bộ
Bộ giống khảo nghiệm gồm: Việt lai 20, HYT106, HYT109, TH3-3, Việt lai 24, Thiên
ưu 128 và Thiên ưu 998, đối chứng là giống Nhị ưu 838.
3.2.4.1. Đặc điểm hình thái nông học của các giống khảo nghiệm
Các giống lúa lai đều thuộc loại thấp và cứng cây, có khả năng chống đổ tốt, trỗ tập
trung, độ thoát cổ bông cao, bộ lá xanh bền. Đặc biệt 2 giống Thiên ưu 128 và Thiên ưu 998
được đánh giá kiểu hình gọn, phiến lá dày cứng, xanh bền.
Trong điều kiện vụ Xuân 2009 các giống thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng từ
121-133 ngày, trong đó Thiên ưu 128 là giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (121
ngày). Trong vụ Hè Thu 2009: Giống Thiên ưu 128 vẫn giữ được bộ lá xanh bền, đây là
giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn (96 ngày), ngắn hơn giống đối chứng Nhị ưu
838 (13 ngày), trong sản xuất đang rất cần để sản xuất Hè Thu và trà Xuân muộn để né
tránh rủi ro do thời tiết.
3.2.4.2. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lúa tham gia khảo nghiệm
Các giống HYT106, Thiên ưu 128 và Thiên ưu 998 chống chịu bệnh đạo ôn và bạc lá
tốt (điểm 0-1), các giống còn lại trong thí nghiệm nhiễm nhẹ với các bệnh nói trên. Hầu hết
các giống nhiễm cao với bệnh khô vằn trong vụ xuân 2009, chỉ có 2 giống: Việt lai 20 và
HYT 106 nhiễm nhẹ. Hầu hết các giống thí nghiệm có khả năng chống chịu tốt với sâu đục
thân, sâu cuốn lá và rầy nâu trừ 2 giống HYT 106 Thiên ưu 128 nhiễm rầy nâu trung bình.
3.2.4.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa
10
Bảng 3.5 trình bày số liệu về năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của các giống
khảo nghiệm.
Bảng 3.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống lúa lai qua các vụ
Xuân 2009, Hè Thu 2009 và 2010
TT Tên giống Độ
thuần
(đ)
Số

bông /
m
2
Số hạt
chắc
/bông
Tỷ lệ
lép
(%)
P 1000
hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Vụ Xuân 2009
1 Nhị ưu 838(đ/c) 1 240 142 18,3 28 95,4 68,1
2 Việt lai 20 1 230 128 18,4 27 79,5 65,7
3 HYT 106 1 255 145 22,7 25,8 95,4 70,2
4 HYT 109 1 265 158 22,5 23,2 97,1 69,5
5 TH 3-3 1 235 152 25,2 23,4 83,6 65,1
6 Việt lai 24 1 245 137 25,2 25 83,9 63,6
7 Thiên ưu128 1 290 133 16,0 27 104,1 71,9
8 Thiên ưu998 1 305 153 16,1 25,4 118,5 75,8
CV% 5,0
LSD0,05 5,08
Vụ Hè Thu 2009
1 Nhị ưu 838 (đ/c) 1 230 131 18,2 27,7 83,5 55,7
2 Việt lai 20 1 220 127 18,4 26,5 74,0 51,8
3 HYT 106 1 240 141 22,7 25 84,6 58,2

4 HYT 109 1 245 146 22,5 23 82,3 57,4
5 TH 3-3 1 215 146 25,2 23 72,2 51,5
6 Việt lai 24 1 225 143 25,2 24,7 79,5 54,6
7 Thiên ưu128 1 265 129 20,7 26,8 91,6 63,8
8 Thiên ưu998 1 280 137 19,7 25,2 96,7 67,3
CV%

6,9
LSD0,05

5,8
Vụ Hè Thu 2010
1 Nhị ưu 838 (đ/c) 1 256 123 17,0 27,9 87,9 55,9
2 Việt lai 20 1 238 122 18,4 27,4 80,0 60,7
3 HYT 106 1 243 125 20,7 25,8 78,1 62,2
4 HYT 109 1 252 126 20,5 23,2 73,4 59,6
5 TH 3-3 1 243 127 23,1 24,4 75,2 56,5
6 Việt lai 24 1 243 123 22,2 25,4 75,9 56,8
7 Thiên ưu128 1 256 120 19,0 25,4 78,1 63,5
8 Thiên ưu998 1 261 130 20,4 25,6 86,7 65,4
CV% 4,1
LSD0,05 3,6
Theo bảng 3.7 ở vụ Xuân 2009: Các giống tham gia thí nghiệm có độ thuần đồng
ruộng cao. Giống Thiên ưu 998 có năng suất thực thu (75,8 tạ/ha) cao hơn đối chứng Nhị ưu
838 ở mức tin cậy 95%, các giống còn lại cao hơn đối chứng không đáng kể. Có 3 giống
Thiên ưu 998, Thiên ưu 128 và HYT106 năng suất thực thu cao hơn giống TH3-3 là giống
đang trồng phổ biến vụ Hè Thu.
Vụ Hè Thu 2009: Các giống có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng Nhị ưu
838 ở mức tin cậy 95% gồm: Thiên ưu 998, Thiên ưu128.
11

Vụ Hè Thu 2010: Tiếp tục thảo nghiệm 8 giống lúa lai triển vọng, cho thấy 2 giống
Thiên ưu 128 và Thiên ưu 998 luôn đạt năng suất cao ổn định, cao hơn giống đối chứng Nhị
ưu 838 một cách chắc chắn.
3.2.4.4. Khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất giống lúa Thiên ưu 128 và
Thiên ưu 998 tại Bắc Trung bộ
Trong các vụ Đông Xuân 2009, Hè Thu 2009 và 2010, đồng thời với khảo nghiệm cơ
bản, 2 giống Thiên ưu 128 và Thiên ưu 998 được gửi đi khảo nghiệm sinh thái và khảo
nghiệm sản xuất tại các địa phương trong vùng Bắc Trung bộ: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Trị và Thừa Thiên Huế. Qua khảo nghiệm rút ra kết luận: Giống Thiên ưu 128 có TGST cực
ngắn ngày trong vụ Hè Thu (97 ngày), cứng cây, lá đứng, đẻ nhánh tập trung, cổ bông dài.
Năng suất bình quân 68 – 71 tạ/ha vụ Xuân, 60 - 67 tạ/ha vụ Hè Thu. Giống Thiên ưu 998
cứng cây, bông dài, chống chịu sâu bệnh, năng suất cao 72-77 tạ/ha, phù hợp với trà Xuân
chính vụ và Xuân muộn. Các giống trên có khả năng chịu hạn, chịu úng, chống chịu sâu
bệnh tốt, đặc biệt là đạo ôn và rầy nâu. Hai giống lúa Thiên ưu 128 và Thiên ưu 998 có thể
gieo trồng cả hai vụ thay thế dần các giống lúa Khang dân 18 và Nhị ưu 838, … Đặc biệt vì
giống có thời gian sinh trưởng ngắn nên rất thích hợp đưa vào cơ cấu mùa vụ tránh lụt, bão
và gió nóng Tây Nam (gió Lào).
3.2.5. Phân tích chất lượng thương phẩm một số giống lúa lai
Tiến hành phân tích chất lượng nông sản của các giống lúa lai triển vọng và một số
giống lúa lai đang phổ biến ngoài sản xuất tại Phòng thí nghiệm phân tích - Đại học Vinh,
kết quả cho thấy chất lượng gạo các giống Nhị ưu 725, Dưu 725, Thiên ưu 128 và Thiên ưu
998 cao hơn hẳn Nhị ưu 838, các giống này có độ bạc bụng thấp, hàm lượng Amyloza trung
bình (21 - 23,0% trong khi Nhị ưu 838 là 24%). (Bảng 3.6).
Bảng 3.6. Chỉ tiêu về chất lượng gạo của một số giống lúa
TT Tên giống
Tỷ lệ
gạo
lật
(%)
Tỷ lệ

gạo
xay
xát
(%)
Tỷ lệ
gạo
nguyên
(%)
Chiều
dài hạt
gạo
(mm)
Tỷ lệ
dài
/rộng
hạt
gạo
Amy-
loza
(%)
Điểm
bạc
bụng
Độ
ẩm
hạt
(%)
1 Nhị ưu 838 81,5 71,6 53,5 6,31 2,62 24,0 1,8 13,5
2 Thiên ưu 128 79,5 70,3 53,2 6,50 3,00 22,0 1,7 12,8
3 Thiên ưu 998 82,0 69,5 52,0 6,30 2,80 21,0 1,6 13,4

4 D.ưu 725 80,3 68,1 41,5 6,81 2,90 23,0 1,6 12,8
5 Nhị ưu 725 80,1 69,4 54,0 6,00 2,44 22,0 1,5 13,5
6 Khải phong 1 80,0 65,5 45,3 6,75 2,85 21,0 2,1 12,5
3.3. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa tại Bắc Trung bộ
3.3.1. Nghiên cứu về mật độ cấy
3.3.1.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất các giống lúa lai triển vọng
Vụ Xuân 2007 tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ khác nhau đến
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, kết quả ở bảng 3.7 cho thấy: năng suất thực thu
của các giống cao nhất ở mật độ M2 (45 khóm/m
2
), tiếp đến là mật độ M3 (55 khóm/m
2
).
Cụ thể ở mật độ M2, năng suất thực thu của giống Nhị ưu 725 cao nhất (79,5 tạ/ha) và cao
hơn năng suất của giống này ở các mật độ M1 và M4 một cách chắc chắn. Giống Dưu 725 ở
mật độ M2 có năng suất thực thu cao hơn tất cả các mật độ còn lại một cách chắc chắn.
Trong điều kiện vụ Hè Thu 2007 thí nghiệm mật độ được lặp lại, số liệu ở bảng 3.10
cũng cho kết quả tương tự, mật độ M2 các giống có năng suất cao nhất, giống Nhị ưu 725
12
mật độ M2 có năng suất thực thu cao nhất (76,1 tạ/ha), cao hơn ở mật độ M1 ở mức đáng
tin, cao hơn các mật độ khác không đáng tin (Bảng 3.8).
Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở các mật độ cấy trong vụ
Xuân 2007
Mật độ Chỉ tiêu
Giống
Số
bông /
m
2
Số hạt

chắc
/bông
Tỷ lệ
lép
(%)
Khối
lượng
1000 hạt
(g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
M1 (35
khóm)
Nhị ưu 838 236 136 22,6 27,5 88,3 68,7
Dưu 725 245 135 20,5 25,7 85,0 70,3
Nhị ưu 725 240 139 19,5 26,5 88,4 69,6
M2 (45
khóm)
Nhị ưu 838 249 130 27,4 28,0 90,6 75,5
Dưu 725 281 132 21,1 25,8 95,7 77,6
Nhị ưu 725 280 136 19,4 26,1 99,4 79,5
M3 (55
khóm)
Nhị ưu 838 261 131 23,2 27,0 92,3 73,8
Dưu 725 273 127 24,3 25,0 86,7 71,4
Nhị ưu 725 289 129 24,8 26,0 96,9 77,5
M4 (65
khóm)

Nhị ưu 838 273 127 24,5 27,5 95,3 66,7
Dưu 725 289 119 28,2 25,7 88,4 70,2
Nhị ưu 725 297 122 24,8 26,6 96,4 74,1
CV(%) 5,7
LSD
0,05
4,9
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở các mật độ cấy trong vụ Hè
Thu 2007
Mật độ
Chỉ tiêu
Giống
Số
bông /
m
2
Số hạt
chắc
/bông
Tỷ lệ
lép
(%)
Khối
lượng
1000 hạt
(g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)

M1 (35
khóm)
Nhị ưu 838 210 140 18,5 27,4 80,6 60,8
Dưu 725 220 145 20,5 25,5 81,3 65,3
Nhị ưu 725 223 149 19,5 26,4 87,7 68,7
M2 (45
khóm)
Nhị ưu 838 250 133 24,3 27,6 91,8 72,8
Dưu 725 268 135 21,1 25,6 92,6 74,4
Nhị ưu 725 276 136 22,7 26,3 98,7 76,1
M3 (55
khóm)
Nhị ưu 838 273 121 30,6 27,5 90,8 71,6
Dưu 725 276 127 24,6 25,2 88,3 71,4
Nhị ưu 725 287 129 23,9 26,2 97 72,6
M4 (65
khóm)
Nhị ưu 838 305 118 24,5 27,5 99 68,7
Dưu 725 299 121 28,2 25,7 93 70,4
Nhị ưu 725 301 119 30,7 26,5 94,9 71,9
CV(%) 5,1
LSD
0,05
5,2
3.3.1.2 Áp dụng mật độ cấy cải tiến ở nền thâm canh cao
13
Thí nghiệm được bố trí 3 mật độ cấy theo 3 phương pháp, diện tích ô lớn không lặp
lại. Bộ giống gồm: TBR1, Khải phong 1, Dưu 725, HYT83 và Nhị ưu 725.
+ Khả năng đẻ nhánh và tăng trưởng chiều cao cây ở các mật độ. Kết quả cho thấy
Hiệu quả của phương pháp cấy khác nhau, giống khác nhau và tác động phối hợp giữa

phương pháp cấy và giống khác nhau đã cho kết quả số dảnh hữu hiệu khác nhau có ý nghĩa
thống kê cao. Mật độ cấy càng thưa thì khả năng đẻ nhánh càng nhiều. Nhìn chung trong cả
3 phương pháp cấy, giống đẻ nhánh nhiều nhất là HYT83, đẻ nhánh ít nhất là giống lúa
thuần TBR1. (Hình 3.2).
Hình 3.2. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm mật độ trong vụ Xuân 2007
+ Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong thí nghiệm về phương pháp
cấy (Bảng 3.9) Mật độ cấy, giống khác nhau dẫn đến năng suất thực thu của các giống khác
nhau, phương pháp cấy II cho năng suất thực thu cao nhất, tiếp đến phương pháp I và cuối
cùng là phương pháp III. Giống Khải phong 1 có năng suất cao hơn các giống khác ở
phương pháp III (tin cậy 95%), vì hiệu suất quang hợp qua các giai đoạn của giống này cao
hơn hẳn các giống khác.
Bảng 3.9. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa vụ Xuân 2007
Phương
pháp
Chỉ tiêu
Giống
Số
bông /m
2
Số hạt
chắc /bông
Tỷ lệ lép
(%)
KL 1000
hạt (g)
NSTT
(tạ/ha)
I
(Hàng rộng
hàng hẹp,

50
khóm /m
2
)
TBR1 258,50 159,96 13,09 24,02 88,51
Khải phong1 295,65 136,69 18,34 27,46 85,31
Dưu 725 288,00 132,85 16,58 27,38 85,34
HYT83 327,15 156,91 21,22 23,86 88,82
Nhị ưu 725 301,50 113,18 14,10 29,28 89,27
II
(Cụm tam
giác, 60
khóm /m
2
)
TBR1 277,80 160,47 14,13 25,72 95,25
Khải phong1 292,20 122,30 15,73 29,36 93,16
Dưu 725 277,80 137,86 14,48 28,32 93,75
HYT83 319,80 154,43 21,94 23,36 92,81
Nhị ưu 725 312,00 109,27 13,48 30,42 92,25
III
(Ô vuông,
16
khóm /m
2
)
TBR1 164,80 192,82 9,13 25,88 77,54
Khải phong1 188,80 153,80 16,58 28,28 92,81
Dưu 725 181,92 156,45 14,66 28,82 75,08
HYT83 249,12 199,49 18,17 23,28 75,16

Nhị ưu 725 219,20 124,04 8,87 30,04 77,54
CV% 4,7
LSD
0,05
5,8
14
3.3.2. Nghiên cứu về phân bón cho lúa lai ở Bắc Trung bộ
3.3.2.1. Nghiên cứu mức phân bón thích hợp cho giống lúa lai triển vọng
Từ vụ Xuân 2007, các thí nghiệm về mức phân đạm đã được tiến hành nhằm xác định
liều lượng phân bón thích hợp cho các giống lúa lai triển vọng. Xây dựng công thức phân
bón tại Bắc Trung bộ, trên nền phân chuồng là 10 tấn gồm các công thức sau: Công thức 1
(P1): 80N + 90 P
2
O
5
+ 90 K
2
O; Công thức 2 (P2): 100N + 90 P
2
O
5
+ 90 K
2
O; Công thức 3
(P3): 120N + 90 P
2
O
5
+ 90 K
2

O; Công thức 4 (P4): 140N + 90 P
2
O
5
+ 90 K
2
O.
Theo bảng 3.10: Nhìn chung năng suất thực thu có xu hướng tăng từ mức P1, P2 và
cao nhất ở mức phân P3, nhưng ở mức phân P4 với lượng phân đạm cao, năng suất thực thu
của các giống lúa có chiều hướng giảm. Năng suất thực thu của các giống lúa ở mức phân
P4 giảm có thể giải thích bởi lý do tỷ lệ lép tăng ở mức phân này. Các giống lúa Nhị ưu 725,
Dưu 725 và Nhị ưu 838 có năng suất thực thu cao nhất ở nền phân P3 và cao hơn tất cả các
nền phân còn lại ở mức xác suất α=0,05.
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống lúa thí nghiệm phân
bón vụ Xuân 2007
Tên giống
Mức
phân
bón
Số
bông /
m
2
Số hạt
chắc
/bông
Tỷ lệ
lép (%)
Khối
lượng

1000 hạt
(g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Nhị ưu 838 P1 243 135 20,2 27,3 89,6 61,2
P2 244 140 19,5 27,4 93,6 64,5
P3 246 145 18,8 27,5 98,1 74,9
P4 246 137 21,2 27,1 91,3 65,9
Nhị ưu 725 P1 257 127 30,3 26,5 86,5 68,1
P2 259 131 29,9 26,4 89,6 67,6
P3 260 143 26,7 26,8 99,6 77,2
P4 264 129 36,8 26,6 90,6 69,5
Dưu 725 P1 261 128 28,7 25,8 86,2 67,8
P2 257 134 24,1 26,1 89,9 69,7
P3 259 138 25,5 26,5 94,7 76,4
P4 262 137 35,5 26,2 94,0 70,4
CV(%) 5,6
LSD
0,05
3,6
Theo số liệu bảng 3.11: Năng suất thực thu của các giống ở nền phân P3 và P4 cao hơn
nền phân P1 một cách chắc chắn (α=0,05). Ngoài ra giống Nhị ưu 725 và Nhị ưu 838 có
năng suất thực thu ở mức phân P2 cao hơn năng suất thực thu ở mức phân P1 chắc chắn
(α=0,05). Trong cùng 1 giống, năng suất thực thu ở các mức phân P2, P3 và P4 sai khác
nhau không đáng kể.
Tiếp tục thí nghiệm cùng các mức phân bón trong vụ Xuân 2008, kết quả thể hiện
trong bảng 3.12, cho thấy: Giống Nhị ưu 725 có năng suất thực thu ở mức phân bón P3 cao
hơn mức P2 và P4 chắc chắn; giống Dưu 725 ở mức phân P3 có năng suất thực thu cao hơn

tất cả các mức phân còn lại; Giống Nhị ưu 838 có năng suất thực thu ở P3 cao hơn P1 và P2
chắc chắn.
Tóm lại qua các vụ Xuân 2007, Hè Thu 2007 và Xuân 2008 nghiên cứu ảnh hưởng của
các mức phân bón khác nhau đến năng suất 3 giống lúa Nhị ưu 725, Dưu 725 và Nhị ưu
838, rút ra kết luận như sau: Khi lượng phân lân và kali không đổi, lượng phân đạm tăng thì
năng suất lúa tăng, đến mức phân bón P3: 10 tấn phân chuồng + 120 N + 90 P
2
O
5
+ 90 K
2
O
15
cho năng suất cao hơn hầu hết các mức phân còn lại đối với cả 3 giống. Sang mức phân P4
với lượng đạm bón cao nhất, năng suất có tăng nhưng thể hiện mối tương quan không chắc
chắn, đồng loạt năng suất thực thu của cả 3 giống lúa thí nghiệm có chiều hướng giảm.
Bảng 3.11. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống lúa thí nghiệm phân
bón vụ Hè Thu 2007
Tên giống
Mức
phân
bón
Số
bông /
m
2
Số hạt
chắc
/bông
Tỷ lệ

lép (%)
Khối
lượng
1000 hạt
(g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Nhị ưu 838 P
1
234 136 18,5 27,5 87,5 61,5
P
2
250 141 19,6 27,4 96,6 67,3
P
3
252 143 19,8 27,4 98,7 69,3
P
4
251 143 21,8 27,6 99,1 70,2
Nhị ưu 725 P
1
225 134 19,1 26,5 79,9 63,9
P
2
248 140 24,3 26,4 91,7 70,4
P
3
250 142 20,5 26,8 95,1 74,8

P
4
249 142 23,5 26,5 93,7 71,5
Dưu 725 P
1
239 131 18,7 25,8 80,8 65,6
P
2
252 138 22,1 26,1 90,8 69,6
P
3
255 139 24,5 26,2 92,9 72,3
P
4
250 139 21,7 26,1 90,7 70,3
CV(%) 5,4
LSD
0,05
5,3
Bảng 3.12. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống lúa thí nghiệm phân
bón vụ Xuân 2008
Tên giống
Mức
phân
bón
Số bông
/m
2
Số hạt
chắc

/bông
Tỷ lệ
lép
(%)
KL 1000
hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Nhị ưu 838 P1 251 131 26,2 27,1 89,1 71,3
P2 249 132 22,4 27,2 89,4 70,5
P3 262 135 23,3 27,4 96,9 77,5
P4 268 130 23,3 27,5 95,8 73,6
Nhị ưu 725 P1 259 141 26,8 26,7 97,5 76,3
P2 261 135 22,6 26,8 94,4 72,5
P3 267 139 21,7 26,8 99,5 79,6
P4 261 134 21,4 26,5 92,7 73,2
Dưu 725 P1 255 123 25,1 25,9 81,2 64,9
P2 256 136 20,6 26,2 91,2 68,9
P3 265 138 20,9 26,4 96,5 77,2
P4 256 138 20,8 26,1 92,2 70,7
CV (%) 5,1
LSD0,05 5,46
Để đánh giá khả năng thâm canh của giống lúa Thiên ưu 128 và 998, vụ Hè Thu 2009
tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất của các giống lúa lai Thiên ưu
128 và Thiên ưu 998, các mức phân bón cho 1 ha như sau: P1: 10 tấn phân chuồng + 80N +
16
90 P
2

O
5
+ 90 K
2
O; P2: 10 tấn P /C + 100N + 90 P
2
O
5
+ 90 K
2
O; P3: 10 tấn P /C + 120N +
90 P
2
O
5
+ 90 K
2
O; P4: 10 tấn P /C + 140N + 90 P
2
O
5
+ 90 K
2
O.
Bảng 3.13. Thời gian sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
giống lúa lai thí nghiệm phân bón vụ Hè Thu 2009
Tên giống Mức
phân
bón
TGST

(ngày)
Số
bông/
m
2
Số hạt
chắc
/bông
Tỷ lệ
lép
(%)
P1000
hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(ta/ha)
Nhị ưu 838
(đ/c)
P1 116 243 145 16,9 27,4 96,5 58,0
P2 116 234 143 18,3 27,5 92,0 58,0
P3 116 243 124 17,8 27,6 83,2 64,0
P4 116 239 130 20,6 27,5 85,4 54,0
Bình quân 58,5
Thiên ưu998 P1 115 239 143 12,3 25,8 88,2 59,8
P2 115 275 135 14,2 25,8 95,8 66,8
P3 115 288 134 16,3 25,8 99,6 69,7
P4 115 248 127 23,5 25,8 81,3 62,8
Bình quân 64,78
Thiên ưu128 P1 103 234 116 17,6 26,5 71,9 58,7

P2 103 261 133 12,9 26,5 92,0 69,0
P3 103 216 121 15,7 26,5 69,3 58,7
P4 103 234 123 18,9 26,5 76,3 64,4
Bình quân 62,7
CV(%) 5,5
LSD0,05 4,98
Nguồn: Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ năm 2009.
Theo bảng 3.13: Thời gian sinh trưởng của giống lúa Thiên ưu 128 ngắn hơn giống lúa
đối chứng Nhị ưu 838 là 7 ngày. Năng suất bình quân cao nhất là giống Thiên ưu 998 đạt
64,78 tạ/ha cao hơn giống Nhị ưu 838 là 6,3 tạ/ha, tiếp đến là giống lúa Thiên ưu 128 đạt
62,7 tạ/ha. Giống Thiên ưu 998 ở mức phân P3 (10 tấn PC + 120N + 90 P
2
O
5
+ 90 K
2
O) cho
năng suất thực thu cao nhất (69,7 tạ/ha), cao hơn mức P1 và P2 một cách đáng tin. Giống
Thiên ưu 128 cho năng suất tốt nhất ở mức phân P2 (10 tấn P/C + 100N + 90 P
2
O
5
+ 90
K
2
O), đạt 69 tạ/ha, sai khác có ý nghĩa so với mức phân P1 và P3.
3.3.2.2. Ảnh hưởng của mức thâm canh cao đến các giống lúa tại Bắc Trung bộ
Ảnh hưởng của phân bón ở mức thâm canh cao trong vụ Xuân 2007. Theo khuyến cáo
và dựa trên đặc điểm loại đất trồng lúa chiếm diện tích lớn tại Bắc Trung bộ là đất cát pha,
có độ phì tự nhiên thấp, khả năng giữ nước, giữ phân kém, để nâng cao hiệu lực phân bón

cần bổ sung hữu cơ cho đất là phương án hữu hiệu, trên cơ sở đó xây dựng 3 mức phân hữu
cơ khác nhau trên cùng nền NPK thâm canh, cụ thể:
P1: 170N + 85 P
2
O
5
+ 130K
2
O + 10 tấn phân chuồng (đối chứng).
P2: 170N + 85 P
2
O
5
+ 130K
2
O + 15 tấn phân chuồng
P3: 170N + 85 P
2
O
5
+ 130K
2
O + 20 tấn phân chuồng
Số liệu bảng 3.14 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm dao
động trong khoảng 123 – 131 ngày. Trừ 2 giống Khải phong 1 và Khang dân 18, còn lại các
17
giống ở mức phân bón P2 và P3 có năng suất thực thu cao hơn mức P1 là đáng tin. Giống
Dưu 725 mức phân P3 có năng suất thực thu cao nhất (72,4 tạ/ha), tiếp đến là giống Nhị ưu
725 (71,2 tạ/ha, mức phân P3), cao hơn chắc chắn mức phân đối chứng P1.
Bảng 3.14. Thời gian sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các

giống lúa thí nghiệm phân bón vụ Xuân 2007
Tên giống
Nền
phân
TGST
(ngày)
Số
bông
/m
2
Số hạt
chắc
/bông
P
1000
hạt
(g)
Tỷ lệ
lép
(%)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Nhị ưu 838


P
1 (đ/c)
124 223 140 23,3 10,2 72,7 58,2

P
2
123 224 142 25,4 8,5 80,8 64,5
P
3
124 226 145 25,5 8,8 83,6 65,9
Dưu 725


P
1 (đ/c)
130 234 128 26,4 28,7 79,1 61,9
P
2
130 237 135 27,4 22,1 87,7 70,1
P
3
131 239 138 27,5 35,5 90,7 72,4
Nhị ưu 725


P
1 (đ/c)
125 236 117 28,1 32,3 77,6 62,1
P
2
125 239 129 28,4 35,0 87,6 70,2
P
3
126 241 131 28,4 36,8 89,7 71,2

HYT 83


P
1 (đ/c)
127 221 141 22,2 26,2 69,2 54,4
P
2
127 230 143 23,4 43,5 77,0 60,3
P
3
128 235 146 24,2 42,3 83,0 65,4
Khải phong 1


P
1 (đ/c)
128 217 133 26,9 29,5 77,6 58,3
P
2
128 233 135 27,1 28,6 85,2 58,1
P
3
127 237 136 27,7 27,3 89,3 70,6
Khang dân 18


P
1 (đ/c)
129 243 141 17,6 25,2 60,3 51,5

P
2
128 245 154 17,8 22,9 67,2 53,0
P
3
128 247 159 17,9 23,2 70,3 53,8
TBR1


P
1 (đ/c)
129 219 145 25,3 20,7 80,3 57,0
P
2
129 222 147 25,4 24,1 82,9 65,3
P
3
131 230 157 25,6 19,8 92,4 66,7
CV% 5,9 5,2
LSD
0,05
5,5 4,6
Vụ Xuân 2008 tiếp tục thí nghiệm phân bón với cùng mức phân đã áp dụng ở vụ Xuân
2007 gồm các giống: TBR1, Khang dân 18, Khải phong 1, Dưu 725 và Nhị ưu 725. Kết quả
cho thấy: Phân bón khác nhau, giống khác nhau đã ảnh hưởng đến năng suất thực tế của các
giống. Năng suất thực thu của hầu hết các giống ở mức phân P3 cao hơn hẳn mức phân P1
một cách chắc chắn.
Tóm lại nghiên cứu ảnh hưởng của mức phân bón thâm canh cao đến các giống lúa thí
nghiệm qua 2 vụ Xuân 2007, 2008 cho thấy: Trên đất cát trồng lúa tại Bắc Trung bộ, phân
hữu cơ tăng đã làm tăng năng suất lúa. Tác dụng tăng năng suất của phân hữu cơ thể hiện rõ

với hầu hết các giống lúa lai. Nền phân hữu cơ cao cho năng suất cao, cụ thể là phân P3
(170N + 85 P
2
O
5
+ 130K
2
O + 20 tấn phân chuồng) cho năng suất cao nhất tiếp đến nền phân
P2 (170N + 85 P
2
O
5
+ 130K
2
O + 15 tấn phân chuồng) và thấp nhất là nền P1 đối chứng
(170N + 85 P
2
O
5
+ 130K
2
O + 10 tấn phân chuồng). Tác động riêng rẽ các nền phân bón và
18
các giống lúa khác nhau đã cho năng suất khác nhau, tuy nhiên tác động tương hỗ giữa mức
phân bón và giống không rõ qui luật chung.
Ảnh hưởng của phân bón ở mức thâm canh cao trong vụ Hè Thu 2008. Sử dụng cùng
bộ giống trong vụ Xuân 2008, gồm 4 giống trong đó 1 giống lúa thuần và 3 giống lúa lai để
tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón trong vụ Hè Thu 2008.
Theo bảng 3.15: Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm dao động trong
khoảng 110 -115 ngày, ngắn nhất là giống Khang dân 18 (110 ngày), dài hơn là các giống

lúa Nhị ưu 725 và Dưu 725 (115 ngày).
Bảng 3.15. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm
vụ Hè Thu 2008
Tên giống
Nền
phân
TGST
(ngày)
Số
bông /
m
2
Số hạt
chắc
/bông
Khối
lượng
1000

hạt (g)
Tỷ
lệ
lép
(%)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Dưu 725 P1 115 265 117 26,9 35 83,4 52,4
P2 115 275 128 27 32 95,0 64,6

P3 115 276 129 27,2 29 96,8 67,7
Nhị ưu 725 P1 115 273 120 27,6 33 90,4 57,8
P2 115 279 127 27,8 30 98,5 68,9
P3 115 278 129 27,8 30 99,7 69,7
Khải
phong 1
P1 113 261 110 27,5 36 79,0 49,6
P2 113 275 120 27,6 32 91,1 61,9
P3 113 276 125 27,8 30 95,9 67,1
Khang
dân 18
P1 110 261 108 20,2 46 56,9 45,2
P2 110 268 115 20,3 30 62,6 43,8
P3 110 269 125 20,2 26 67,9 50,2
CV(%) 5,0 3,9
LSD
0,05
6,1 5,7
Phân bón khác nhau, giống khác nhau ảnh hưởng đến năng suất thực thu, cụ thể là nền
phân P3 cho năng suất cao hơn P2 và thấp nhất là nền P1 (trừ giống Khang dân 18), sự sai
khác này là đáng tin cậy (α=0,05). Qua xử lý thống kê chứng minh tác động tương hỗ giữa
phân và giống đến năng suất thực thu là rõ ràng, cụ thể giống Nhị ưu 725 có năng suất cao
hơn các giống khác ở cả 3 nền phân và tăng dần từ nền P1 lên P3 lần lượt là 57,8 tạ/ha; 68,9
tạ/ha và 69,7 tạ/ha. Các giống khác cũng theo qui luật tương tự, trừ giống Khang dân 18 nền
phân P2 không theo qui luật này, như vậy giống lúa thuần này chịu thâm canh kém hơn các
giống lúa lai.
Như vậy trong điều kiện thâm canh cao qua các vụ Xuân 2007, 2008 và Hè Thu 2007
cho thấy: Năng suất thực thu có sự chênh lệch giữa các giống trong cùng mức phân hữu cơ
và khác mức phân hữu cơ. Hầu hết các giống có năng suất thực thu cao nhất ở nền phân P
3

,
tiếp đến là nền phân P
2
và thấp nhất là nền phân P
1
. Tác động tương hỗ giữa phân chuồng và
giống biểu hiện rõ theo qui luật ở vụ Hè Thu 2008 đối với các giống thí nghiệm, trừ giống
lúa thuần Khang dân 18.
So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mức phân bón và giữa lúa lai với lúa thuần.
Số liệu bảng 3.16 là hạch toán hiệu quả đầu tư thâm canh cho các giống lúa thí nghiệm
phân bón qua 2 năm 2007 và 2008. Thu nhập từ lúa lai cao hơn so với lúa thuần từ 10,4%
nền phân P1 đến 16,4% nền phân P2. Lãi thuần nền phân P2 đạt cao nhất (10,99 triệu đồng)
và cao hơn lãi ròng của lúa thuần cùng nền phân là 38,2%.
19
Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế giữa các nền phân và giữa lúa lai và lúa thuần tính theo
đơn giá năm 2007 và 2008
ĐVT: 1000đ
TT Hạng mục
Lúa thuần Lúa lai
ĐVT
Số
lượng
Giá
Thành
tiền
Số
lượng
Giá
Thành
tiền

I Chi phí
1 Vật tư
- Giống kg 40 12 480 30 35 1050
- Phân chuồng tấn P
1
: 10 200 2000 P
1
: 10 200 2000
tấn P
2
: 15 200 3000 P
2
: 15 200 3000
tấn P
3
: 20 200 4000 P
3
: 20 200 4000
- Đạm Urê kg 370 6 2220 370 6 2220
- Lân kg 520 1,5 780 520 1,5 780
- Kali kg 220 11 2420 220 11 2420
- Thuốc BVTV kg 3 500 1500 4 500 2000
2 công lao động 8150 8650
- Cấy công 40 50 2000 40 50 2000
- Chăm sóc công 60 50 3000 70 50 3500
- Gặt công 40 50 2000 40 50 2000
- Tuốt sào 20 20 400 20 20 400
- Phơi công 15 50 750 15 50 750
3 Chi khác 1600 1600
- Làm đất, điện,

thuế
1600 1600
II Năng suất tạ/ha P1:57,4 P1: 66
(Tính bình quân tạ/ha P2:59,8 P2: 73
qua 2 năm, 4 vụ) tạ/ha P3:63,1 P3: 74
III Chi phí 1000đ P1: 19.150 P1: 20.720
1000đ P2: 20.150 P2: 21.720
1000đ P3: 21.150 P3: 22.720
IV Thu nhập 1000đ P1: 4,7 26.978 P1: 4,5 29.790
(IIx giá thóc) 1000đ P2: 4,7 28.106 P2: 4,5 32.715
1000đ P3: 4,7 29.657 P3: 4,5 33.300
V Lãi thuần 1000đ P1: 7.828 P1: 9.070
(IV-III) 1000đ P2: 7.956 P2: 10.995
1000đ P3: 8.507 P3: 10.580
Tóm lại nền phân P3 cho thu nhập cao nhất, nhưng để đạt hiệu quả kinh tế cao thì nền
phân P2 có hiệu quả kinh tế cao nhất. So sánh hiệu quả đầu tư cũng cho thấy sản xuất lúa lai
cho thu nhập và lãi cao hơn lúa thuần.
3.3.3. Nghiên cứu thời vụ gieo cấy lúa ở Bắc Trung bộ
3.3.3.2. Nghiên cứu thời vụ gieo cấy lúa Xuân ở Bắc Trung bộ
Ở Bắc Trung bộ nghiên cứu khung thời vụ thích hợp cho mỗi giống lúa là yếu tố quan
trọng để đảm bảo được mùa. Từ vụ Xuân 2007 tiến hành nghiên cứu thời vụ phù hợp cho
các giống lúa triển vọng Nhị ưu 725, Dưu 725 và giống đối chứng Nhị ưu 838. Thí nghiệm
được bố trí 4 thời vụ, mỗi thời vụ cách nhau 10 ngày, tại Khu thí nghiệm của Viện Khoa
20
học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ, đất cát pha, trên chân đất vàn cao, các công thức
cụ thể như sau:
Thời vụ 1 (TV1): Gieo ngày 7 tháng 1; cấy ngày 5 tháng 2 (tuổi mạ 30 ngày)
Thời vụ 2 (TV2): Gieo ngày 17 tháng 1; cấy ngày 15 tháng 2 (tuổi mạ 30 ngày)
Thời vụ 3 (TV3): Gieo ngày 27 tháng 1; cấy ngày 25 tháng 2 (tuổi mạ 30 ngày)
Thời vụ 4 (TV4): Gieo ngày 6 tháng 2; cấy ngày 7 tháng 3 (tuổi mạ 30 ngày)

Theo bảng 3.17 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của các giống từ 125 ngày (Giống Nhị
ưu 725), đến 129 ngày (Dưu 725). Giống Nhị ưu 838 có năng suất thực thu ở các thời vụ
hơn kém nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống Nhị ưu 725 có năng suất thực thu ở
thời vụ TV3 và TV4 cao hơn thời vụ TV1 và TV2 một cách chắc chắn.
Bảng 3.17. Thời gian sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các
giống lúa thí nghiệm thời vụ vụ Xuân 2007
Tên giống
Thời
vụ
TGST
(ngày)
Số
bông /
m2
Số hạt
chắc /
bông
Tỷ lệ
lép
(%)
KL
1000
hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Nhị ưu 8
38
(đ/c)

TV1 126 238 135 25,2 27,7 89 66,2
TV2 126 232 130 21,5 27,5 82,9 61,3
TV3 126 235 135 20,6 27,8 88,2 65,5
TV4 126 231 138 21,2 27,4 87,3 64,8
Nhị ưu 725 TV1 125 242 127 29,8 26,7 82,1 66,6
TV2 125 241 131 25,9 26,2 82,7 64,2
TV3 125 247 147 26,7 26,7 96,9 73,5
TV4 125 251 129 18,9 26,7 86,5 74,2
Dưu 725 TV1 129 258 128 28,7 26,5 87,5 70,1
TV2 129 242 134 24,1 26,2 85 68,3
TV3 129 244 138 22,5 26,4 88,9 65,1
TV4 129 259 117 25,7 26,3 79,7 70,7
CV(%) 5,7
LSD
0,05
5,5
Tiếp tục thí nghiệm thời vụ vào vụ Xuân 2009, với các công thức sau:
Thời vụ 1 (TV1): Gieo ngày 5 tháng 1; cấy ngày 3 tháng 2 (tuổi mạ 30 ngày)
Thời vụ 2 (TV2): Gieo ngày 15 tháng 1; cấy ngày 14 tháng 2 (tuổi mạ 30 ngày)
Thời vụ 3 (TV3): Gieo ngày 25 tháng 1; cấy ngày 23 tháng 2 (tuổi mạ 30 ngày)
Thời vụ 4 (TV4): Gieo ngày 4 tháng 2; cấy ngày 5 tháng 3 (tuổi mạ 30 ngày)
Kết quả thu được cho thấy: Năng suất thực thu của của các giống ở thời vụ TV3 là cao
nhất, cao hơn thời vụ TV1 ở xác suất thống kê α=0,05. Thời vụ TV4 năng suất thực thu
không hơn thời vụ TV2 xét về mặt thống kê. Giống Nhị ưu 838 có năng suất thực thu ở các
thời vụ TV2, TV3, TV4 cao hơn TV1 một cách chắc chắn. Giống Nhị ưu 725 và Dưu 725
có TV3 và TV4 có năng suất thực thu cao hơn TV1 một cách chắc chắn, có ý nghĩa thống
kê ở mức xác xuất α=0,05.
Như vậy qua các thí nghiệm xác định thời vụ ở vụ Xuân tại Nghệ An, có thể tổng kết
như sau: Thời vụ gieo cấy ở vụ Xuân dao động trong khoảng từ 5/1 đến 6/2 (khoảng 30
ngày), tuy nhiên đối với các giống lúa lai triển vọng trong thí nghiệm, thời vụ thích hợp nhất

là gieo xung quanh 25 tháng 1.
3.3.3.2. Nghiên cứu thời vụ gieo cấy lúa Hè Thu ở Bắc Trung bộ
21
Vụ Hè Thu 2009 tiến hành các thí nghiệm thời vụ nhằm xác định khung thời vụ thích
hợp nhất tại vùng Bắc Trung bộ. Mỗi thời vụ cách nhau 7 ngày, tuổi mạ 21 ngày, cụ thể như
sau:
Thời vụ 1: gieo ngày 25 tháng 5; cấy ngày 16 tháng 6 (Tuổi mạ 21 ngày)
Thời vụ 2: gieo ngày 2 tháng 6; cấy ngày 23 tháng 6 (Tuổi mạ 21 ngày)
Thời vụ 3: gieo ngày 10 tháng 6; cấy ngày 1 tháng 7 (Tuổi mạ 21 ngày)
Các giống lúa thí nghiệm gồm: Thiên ưu 128, Thiên ưu 998, HYT102, Bác ưu 527 và
Khang dân 18 làm đối chứng. Theo bảng 3.18, thời vụ khác nhau ảnh hưởng rất rõ đến năng
suất, năng suất thực thu của các giống ở thời vụ TV1 cao hơn thời vụ TV2, năng suất của các
giống ở thời vụ TV3 thấp nhất, sự sai khác này là đáng tin cậy. Như vậy năng suất thực thu của
các giống ở các thời vụ có chiều hướng giảm dần theo hướng gieo cấy muộn. Điều đó cho thấy
ở Bắc Trung bộ, vụ Hè Thu gieo cấy sớm sẽ có năng suất cao hơn, nhưng nếu muộn quá khi thu
hoạch sẽ gặp mưa lụt ở cuối vụ Hè Thu, đặc biệt là ở những vùng trũng và những vùng bán sơn
địa. Chứng tỏ nhu cầu về giống lúa ngắn ngày năng suất cao cho vụ Hè Thu là rất cần thiết.
Bảng 3.18. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm
thời vụ ở vụ Hè Thu 2009
Tên giống
Thời
vụ
Số
bông /
m
2
Số hạt
chắc
/bông
Tỷ lệ

lép
(%)
KL 1000
hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Bác ưu 527 TV1 238 110 27,7 29,8 78,5 62,8
TV2 227 101 35,2 29,8 68,6 54,9
TV3 223 98 35,2 29,8 65,4 52,3
HYT102 TV1 278 138 21,4 23,1 88,8 68,1
TV2 274 112 22,1 23,1 71,2 56,8
TV3 274 100 33,2 23,1 63,3 50,6
Khang dân 18 TV1 243 162 30,4 17,9 70,7 56,5
TV2 243 142 21,6 17,9 62 49,6
TV3 238 130 20,1 17,9 55,6 44,5
Thiên ưu128 TV1 270 131 20,4 26,1 91,9 73,5
TV2 265 125 18,7 26,1 87 66,8
TV3 270 107 17,7 26,1 75,5 60,4
Thiên ưu998 TV1 247 151 30,5 25,5 95,2 76,1
TV2 263 130 24,6 25,5 87,9 70,4
TV3 261 117 21,7 25,5 78,1 62,5
CV(%) 7,6
LSD
0,05
6,5
3.3.4. So sánh giữa hai phương pháp gieo thẳng và cấy
Số liệu ở bảng 3.19 cho thấy: Năng suất thực thu so sánh giữa 2 phương pháp gieo
thẳng và cấy khác nhau không đáng tin. Tuy nhiên giữa các giống có sự hơn kém nhau đáng

tin cậy về năng suất thực thu. Năng suất thực thu của các giống biến động từ 63,2 tạ/ha
(Giống HYT102 gieo thẳng) đến 74,4 tạ/ha (Giống thiên ưu 998 gieo thẳng. Giống Thiên ưu
998 và Thiên ưu 128 có năng suất thực thu cao hơn hẳn giống HYT102 ở cả 2 phương pháp
gieo thẳng và cấy.
Tuy lượng giống sử dụng ở phương pháp gieo thẳng nhiều hơn phương pháp cấy,
trong từng điều kiện, gieo thẳng không làm giảm năng suất mà còn rút ngắn thời gian sinh
22
trưởng xuống khoảng 1 tuần so với phương pháp cấy và giảm được một số chi phí sản xuất
như công làm mạ và công cấy.
Bảng 3.19. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa tham gia mô
hình vụ Hè Thu 2009
Phương
pháp
Tên giống
Số
bông /
m
2
Số hạt
chắc
/bông
Tỷ lệ
lép
(%)
P
1000
hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT

(tạ/ha)
Gieo
thẳng
HYT102 279,0 122,7 23,5 23,1 79,0 63,2
Thiên ưu128 290,7 120,4 22,3 26,1 91,1 70,8
Thiên ưu998 295,2 123,3 17,4 25,5 93,0 74,4
Cấy HYT102 235,3 133,3 29,2 23,1 72,4 57,8
Thiên ưu128 270,3 124,9 17,5 26,1 88,0 70,4
Thiên ưu998 271,8 130,4 24,1 25,5 90,6 72,5
CV % 5,6
LSD0,05 5,7
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
1. Thực trạng sản xuất lúa lai ở Bắc Trung bộ phản ánh:
- Diện tích lúa lai ở các tỉnh Bắc Trung bộ có khoảng 200 nghìn ha, chiếm trên 40%
của cả nước, tập trung chủ yếu vào 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Trong đó lúa lai vụ Đông
Xuân 140 nghìn ha, chiếm đến trên 70% diện tích gieo cấy, vụ Hè Thu lúa lai khoảng 60
nghìn ha, chiếm 18% diện tích gieo cấy. Năng suất lúa lai ở Bắc Trung bộ cao hơn năng
suất lúa bình quân của vùng rất rõ góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Đến nay đã đưa
vào sản xuất thành công nhiều tổ hợp từ nguồn nhập nội và sản xuất trong nước.
- Ngoài diện tích gieo trồng đang có, có thể mở rộng lúa lai thêm 136 nghìn ha/vụ ở
nơi có điều kiện thâm canh (Thanh Hóa khoảng 30 nghìn ha, Nghệ An 30 nghìn ha, Hà Tĩnh
19 nghìn ha, Quảng Bình 15 nghìn ha, Quảng Trị 27 nghìn ha, Thừa Thiên Huế 15 nghìn
ha). Cần tăng tối đa diện tích lúa lai trong vụ Đông Xuân ở nơi có điều kiện. Diện tích lúa
lai vụ Hè Thu còn thấp, có thể mở rộng diện tích. Tăng tỷ lệ lúa lai là giải pháp hữu hiệu để
tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.
- Những khó khăn chính về phát triển lúa lai ở Bắc Trung Bộ hiện nay là: Chưa chủ
động về giống, giống nhập nội không ổn định, giá giống cao so với khả năng chi trả của
nông dân, tốc độ thay đổi giống khá nhanh do tác động của cơ chế thị trường; Sản xuất cần
các tổ hợp lai tốt, đặc biệt các tổ hợp lúa lai năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn cho

vụ Hè Thu, Mùa ở Bắc Trung bộ; Nghiên cứu về lúa lai chưa đáp ứng được yêu cầu về tốc
độ phát triển của sản xuất.
2. Đã xác định được một số giống triển vọng rất phù hợp, cụ thể như sau:
Hai giống lúa lai Nhị ưu 725 và Dưu 725 có triển vọng, có thời gian sinh trưởng ngắn
(127-130 ngày trong vụ Xuân, 110-113 ngày trong vụ Hè Thu), có năng suất cao trên 70
tạ/ha, thâm canh theo kỹ thuật mới có thể đạt trên 100 tạ/ha. Nhị ưu 725 và Dưu 725 chống
chịu sâu bệnh tốt, thích ứng rộng, thích ứng với cả 2 vụ Xuân và Hè Thu (Mùa). Tuy nhiên
với điều kiện của Bắc Trung bộ, rất phù hợp với cơ cấu vụ Xuân và Xuân muộn.
Giống Thiên ưu 128 có TGST cực ngắn ngày trong vụ Hè Thu (97 ngày), cứng cây, lá
đứng, đẻ nhánh tập trung, cổ bông dài. Năng suất bình quân 68 – 71 tạ/ha vụ Xuân, 60 - 67
tạ/ha vụ Hè Thu. Giống Thiên ưu 998 cứng cây, bông dài, chống chịu sâu bệnh, năng suất
23
cao 72-77 tạ/ha, phù hợp với trà Xuân chính vụ và Xuân muộn. Các giống trên có khả năng
chịu hạn, chịu úng, chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt là đạo ôn và rầy nâu. Hai giống lúa
Thiên ưu 128 và Thiên ưu 998 có thể gieo trồng cả hai vụ thay thế dần các giống lúa Khang
dân 18 và Nhị ưu 838, … Đặc biệt giống Thiên ưu 128 có thời gian sinh trưởng ngắn nên rất
thích hợp đưa vào cơ cấu mùa vụ tránh lụt, bão và gió nóng Tây Nam.
3. Quy trình canh tác thích hợp cho giống lúa lai như sau:
- Đối với các giống lúa lai, vụ Xuân thời vụ tốt nhất là xung quanh 25/1, tuy nhiên tùy
điều kiện khung thời vụ có thể gieo từ 5/1 – 6/2. Vụ Hè Thu gieo 15/5 – 5/6, vùng chạy lụt
có thể gieo sớm hơn; Mật độ thích hợp nhất là 45 khóm/m
2
và mức phân bón là 10 tấn phân
chuồng + 120 N + 90 P
2
O
5
+ 90 K
2
O/ha.

Trong điều kiện thâm canh cao có sử dụng SRI, có thể bón mức 170N + 85 P
2
O
5
+
130K
2
O và 15tấn phân chuồng/ha đạt hiệu quả nhất, áp dụng mật độ cấy cải tiến hình tam
giác 60 khóm/m
2
. Trường hợp không có đủ lượng phân chuồng có thể thay thế bằng phân
hữu cơ sinh học, theo tỷ lệ: 1 tấn phân chuồng = 0,1 tấn phân hữu cơ sinh học.
Đề nghị
- Cần đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao kỹ thuật về lúa lai cho nông dân các tỉnh
Bắc Trung bộ theo các hình thức huấn luyện, xây dựng mô hình trình diễn, tham quan đầu
bờ, biên soạn và phổ cập các tài liệu về lúa lai, đặc biệt ở những vùng mới.
- Cần tiếp tục chọn ra các tổ hợp lai ngắn ngày có năng suất và chất lượng cao làm
phong phú bộ giống. Khảo nghiệm nhanh những tổ hợp lai mới, phù hợp với trình độ canh
tác và khí hậu ở từng nơi, từng vụ, để đưa ra mở rộng trong sản xuất.
- Các đơn vị, tổ chức liên quan cần sớm hoàn thiện các thủ tục công nhận chính thức
các giống lúa lai Nhị ưu 725, Dưu 725, Thiên ưu 128 và Thiên ưu 998, nhằm phục vụ nhu
cầu của nông dân, đặc biệt là bổ sung vào bộ giống lúa lai năng suất cao cho vùng Bắc
Trung bộ.
24

×