Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Luận án tiến sĩ nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 189 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NN VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NHIỆP
……………o0o…………….

NCS. VÕ ĐÌNH TUN

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NN VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NHIỆP
……………o0o…………….

NCS. VÕ ĐÌNH TUN

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Điều tra và Quy hoạch rừng
Mã số: 62.62.60.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
HƯỚNG DẪN 1: PGS.TS. VŨ NHÂM


HƯỚNG DẪN 2: PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Hà Nội - Năm 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan cơng trình nghiên cứu khoa học này là của bản thân tơi. Cơng
trình được thực hiện trong thời gian từ năm 2007 đến 2011. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong các
cơng trình nào khác, nếu sai tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2012
Người viết cam đoan

Võ Đình Tuyên


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam theo
chương trình đào tạo nghiên cứu sinh khóa 16 (2007 - 2011). Trong quá trình thực
hiện và hồn thành luận án, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Lãnh
đạo trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Đào tạo Sau đại học, khoa Lâm học - Trường
Đại học Lâm nghiệp, Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ Phát triển rừng – Tổng
cục Lâm nghiệp, Lãnh đạo Văn phịng Chính phủ, Vụ Kinh tế ngành – Văn phịng
Chính phủ. Nhân dịp này tác giả xin cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tác giả bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến PGS.TS. Vũ

Nhâm, PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, những người hướng dẫn khoa học đã dành
nhiều thời gian và cơng sức giúp đỡ tác giả hồn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các nhà quản lý đã giúp đỡ tác giả
và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận án.
Xin chân thành cảm ơn các Sở NN & PTNT, Chi cục Kiểm lâm, UBND
huyện, phòng NN & PTNT các huyện, các hạt Kiểm lâm, các công ty Lâm nghiệp,
các Ban quản lý dự án 661, UBND các xã, các thôn, bản,... thuộc các tỉnh Sơn La,
Bắc Giang, Thừa Thiên - Huế và Đắk Nông đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tác giả triển khai thu thập số liệu ngoại nghiệp.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn người thân trong gia đình, bạn bè gần xa đã động
viên giúp đỡ tơi hồn thành luận án này.

Nghiên cứu sinh

Võ Đình Tun


iii

MỤC LỤC
Trang
BẢNG KÊ CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1
Ở ngoài nước
1.1.1
Khái niệm cộng đồng và QLRCĐ

1.1.2
Cơ sở khoa học của QLRCĐ
1.1.3
Khái quát về QLRCĐ ở một số nước trên thế giới
1.1.4
Những kinh nghiệm và bài học quản lý bền vững rừng cộng đồng trên thế giới
1.2
Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam
1.2.1
Khái quát quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam
1.2.2
Hệ thống chính sách về QLRCĐ ở Việt Nam
1.2.3
Các hoạt động nghiên cứu liên quan đến quản lý rừng cộng đồng
1.2.4
Những kinh nghiệm và bài học quản lý rừng cộng đồng
1.3
Những kết luận rút ra phục vụ đề tài nghiên cứu
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1
Nội dung nghiên cứu
2.2
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1
Quan điểm và cách tiếp cận
2.2.2
Phương hướng giải quyết vấn đề
2.2.3
Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
2.2.4

Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Chương 3: ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng các thôn nghiên cứu
3.1.1
Điều kiện tự nhiên
3.1.2
Đất đai tài nguyên rừng
3.2
Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1
Bản Lằn
3.2.2
Thôn Rõng
3.2.3
Thôn A Sách
3.2.4
Thôn Phú Lợi
3.3
Đánh giá đặc điểm cơ bản của các điểm nghiên cứu
3.3.1
Thuận lợi
3.3.2
Hạn chế
3.3.3
Cơ hội và thách thức
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1
Thực trạng quản lý rừng cộng đồng tại các vùng nghiên cứu
4.1.1

Thực trạng rừng cộng đồng ở các vùng nghiên cứu

v
vii
ix
01
05
05
05
07
13
17
19
19
21
24
26
28
30
30
31
31
35
35
37
43
43
43
45
49

49
50
50
51
51
51
52
53
54
54
54


iv

56
Nội dung QLRCĐ ở các tỉnh nghiên cứu
59
Thực trạng quản lý rừng cộng đồng tại các điểm khảo sát
59
Thực trạng RCĐ tại các điểm khảo sát
Hoạt động lập kế hoạch QLRCĐ
64
79
Thảo luận
Hưởng lợi và hiệu quả quản lý rừng cộng đồng khi được Dự án
79
4.3
lâm nghiệp cộng đồng hỗ trợ
79

4.3.1
Hưởng lợi từ tài nguyên rừng và hỗ trợ của Dự án
93
4.3.2
Hiệu quả quản lý rừng cộng đồng
4.3.3
Đánh giá chung về QLRCĐ tại các điểm nghiên cứu
99
109
4.3.4
Thảo luận
Áp dụng các tiêu chuẩn và tiêu chí để đánh giá quản lý rừng
109
4.4
cộng đồng bền vững
Cơ sở áp dụng tiêu chuẩn quản lý rừng cộng đồng bền vững
110
4.4.1
Tiêu chuẩn và tiêu chí quản lý rừng của Việt nam áp dụng cho quản
110
4.4.2
lý rừng cộng đồng bền vững
Những tiêu chí trong Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt
Nam được lược bớt khi áp dụng xây dựng Tiêu chuẩn quản lý rừng 118
4.4.3
cộng đồng bền vững
120
4.4.4
Thảo luận
Đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý rừng

121
4.5
cộng đồng
121
4.5.1
Giải pháp về chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng
123
4.5.2
Giải pháp về tổ chức
127
4.5.3
Nâng cao năng lực quản lý cho cộng đồng
128
4.5.4
Xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng
Xây dựng cơ chế quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng
128
4.5.5
đồng
130
KẾT LUẬN, HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
130
Hạn chế
132
Khuyến nghị
132
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
134
ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
135
PHỤ LỤC
4.1.2
4.2
4.2.1
4.2.2
4.2.3


v

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Từ viết tắt

Giải nghĩa

BQL

Ban Quản lý (dự án)

BQLLNCĐT
BQLDA
BQLDALN
BVPTR
BVPTRBV
CHXHCN
CDM

CFM


Ban quản lý lâm nghiệp cộng đồng thôn
Ban quản lý dự án
Ban quản lý các dự án lâm nghiệp
Bảo vệ và phát triển rừng
Bảo vệ và phát triển rừng bền vững
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Cơ chế phát triển sạch
(Commune) cộng đồng
(Community Forest Management) Quản lý rừng cộng đồng
Công ước quốc tế về cấm buôn bán động vật hoang dã quý
hiếm
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
Cục Lâm nghiệp
Quản lý tài nguyên sở hữu chung (Common Property Resource
Management)
Dịch vụ môi trường rừng
Đội khai thác rừng thôn
Tổ chức hợp tác Châu âu
Tổ chức Nông lương thế giới
Chứng chỉ rừng bền vững
(Văn phòng) Đối tác ngành lâm nghiệp
Forest User Groups - Nhóm sử dụng rừng
Giao đất giao rừng
Hộ gia đình
Cơng ước quốc tế về Lao động
Thỏa thuận quốc tế về gỗ nhiệt đới
(Joy Forestry Management) đồng quản lý rừng
Trung tâm xúc tiến Lâm nghiệp Quốc tế Nhật Bản
Dự án do Ngân hàng tái thiết Đức tài trợ

Lâm nghiệp
Lâm nghiệp cộng đồng
Lâm nghiệp xã hội
Lâm sản ngồi gỗ
Mơi trường rừng

CITES
CHXHCNVN
CLN
CPRM
DVMTR
ĐKTRT
EC
FAO
FSC
FSSP
FUGs
GĐGR
HGĐ
ILO
ITTA
JFM
JIPRO
KFW
LN
LNCĐ
LNXH
LSNG
MTR



vi

NGO
NHCSXH
NN
NN&PTNT
PTF
QCQLRCĐ
QLR
QLRCĐ
QLLNCĐ
QLBV&PTR
QLRBV
QƯBV&PTR
REDD
SDC
SGP
TBVRT
ToT
TW
UBND
UNDP
VN
VPTV

Tổ chức phi chính phủ
Ngân hàng chính sách xã hội
Nhà nước
Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn

Chương trình lâm nghiệp nhiệt đới
Quy chế quản lý rừng cộng đồng
Quản lý rừng
Quản lý rừng cộng đồng
Quản lý lâm nghiệp cộng đồng
Quản lý bảo vệ và phát triển rừng
Quản lý rừng bền vững
Quy ước bảo vệ và phát triển rừng
(Reducing emissions from deforestation and ecosystem
degradation) Giảm thiểu khí phát thải từ mất rừng và suy giảm
các hệ sinh thái rừng.
Dự án phát triển lâm nghiệp cộng đồng của Thụy Sỹ
Chương trình các dự án nhỏ
Tổ bảo vệ rừng thôn
Tập huấn tiểu giáo viên
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Chương trình phát triển liên hợp quốc
Việt Nam
Văn phòng tư vấn


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu
Nội dung
bảng
1.1 Đặc điểm của bốn chế độ sở hữu tài nguyên


Trang
08

1.2

Tổng hợp đặc điểm về quản lý rừng cộng đồng ở một số nước
thuộc khu vực châu Á

16

2.1

Số hộ gia đình cần được phỏng vấn

40

3.1

Cơ cấu đất đai các điểm nghiên cứu

46

3.2

Đặc điểm tài nguyên rừng các điểm nghiên cứu

47

3.3


Đặc điểm kinh tế-xã hội chủ yếu các điểm nghiên cứu

49

4.1

Thực trạng rừng cộng đồng ở các vùng nghiên cứu

54

4.2

Nội dung quản lý rừng cộng đồng ở các tỉnh nghiên cứu

57

4.3

Kết quả quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã và giao rừng cho
cộng đồng trong các tỉnh nghiên cứu

58

4.4

Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 năm

58

4.5


Kế hoạch khai thác rừng tự nhiên của cộng đồng

59

4.6

Diện tích tài nguyên rừng giao cho cộng đồng quản lý

60

4.7

Tổng hợp KH Bảo vệ rừng các điểm nghiên cứu

65

4.8

Tổng hợp KH nuôi dưỡng rừng các điểm nghiên cứu

68

4.9

Kế hoạch chặt nuôi dưỡng thôn Rõng

69

4.10


Tổng hợp kế hoạch khai thác gỗ các điểm nghiên cứu

72

4.11

Tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ các điểm nghiên cứu

73

4.12

Kế hoạch khai thác lồ ô thôn Phú Lợi

75

4.13

Kế hoạch trồng rừng thôn Phú Lợi

76

4.14

Tổ chức thực hiện Quản lý RCĐ

78

4.15


Hiện trạng tài nguyên rừng giao cho bản Lằn

79

4.16

Hiện trạng tài nguyên rừng cộng đồng thôn Rõng

81

4.17

Hiện trạng tài nguyên rừng thôn A Sách

82

4.18

Hiện trạng tài nguyên rừng thôn Phú Lợi

83

4.19

Tổng hợp số cây, khối lượng gỗ khai thác rừng cộng đồng bản Lằn

86



viii

4.20

Khối lượng gỗ, củi chặt nuôi dưỡng thôn Rõng

86

4.21 Tổng hợp số cây, khối lượng gỗ khai thác rừng cộng đồng thôn A Sách

87

4.22 Tổng hợp số cây, khối lượng gỗ khai thác rừng cộng đồng thôn Phú Lợi

87

4.23

Khai thác lâm sản ngoài gỗ bản Lằn

88

4.24

Khai thác lâm sản ngoài gỗ thơn Rõng

89

4.25


Khai thác lâm sản ngồi gỗ thơn A Sách

89

4.26

Khai thác lâm sản ngồi gỗ thơn Phú Lợi

89

4.27

Phân bổ kinh phí tính theo tỷ lệ cho các hoạt động quản lý rừng thơn
Rõng

91

4.28

Phân bổ kinh phí tính theo tỷ lệ cho các hoạt động quản lý rừng bản
lằn

92

4.29

Phân bổ kinh phí tính theo tỷ lệ cho các hoạt động quản lý rừng thơn
A Sách

92


4.30

Phân bổ kinh phí tính theo tỷ lệ cho các hoạt động quản lý rừng thôn
Phú Lợi

93

4.31

Kết quả tính chi phí, thu nhập thơn Rõng

95

4.32

Chi phí và khối lượng khai thác theo kế hoạch hàng năm thơn Rõng

95

4.33

Kết quả tính chi phí, thu nhập bản Lằn

96

4.34

Chi phí và khối lượng khai thác theo kế hoạch hàng năm bản Lằn


96

4.35

Kết quả tính chi phí, thu nhập thơn A Sách

96

4.36

Chi phí và khối lượng khai thác theo kế hoạch hàng năm thơn A
Sách

97

4.37

Kết quả tính chi phí, thu nhập thơn Phú Lợi

97

4.38

Chi phí và khối lượng khai thác theo kế hoạch hàng năm thôn Phú
Lợi

97

4.39


Tổng hợp trên các địa điểm

98

4.40

Tác động xã hội

98

4.41

Tác động môi trường

99

4.42

Tiêu chuẩn quản lý rừng cộng đồng

119

4.43

Hệ thống văn bản hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng

121

4.44


Phân bổ tỷ lệ chi phí đề xuất cho các hoạt động quản lý rừng

124

4.45

Khung chia điểm đánh giá tình hình quản lý rừng cộng đồng

124


ix

4.46

Khung chia điểm đánh giá tính pháp lý quản lý rừng cộng đồng

125

4.47

Khung chia điểm đánh giá cơ cấu Ban quản lý rừng cộng đồng

125

4.48

Kế hoạch hoạt động của Ban quản lý rừng cộng đồng

126


4.49

Quản lý quỹ của Ban quản lý rừng cộng đồng

127

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Số hiệu
hình

Nội dung

Trang

1.1

Sơ đồ khái niệm Cộng đồng của FAO

6

2.1

Sơ đồ nội dung nghiên cứu

31

4.1


Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng bản Lằn

81

4.2

Bản đồ hiện trạng rừng cộng đồng thông Rõng

82

4.3

Bản đồ hiện trạng rừng thôn A Sách

83

4.4

Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng thôn Phú Lợi

85


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần và chuyển hướng
chiến lược lâm nghiệp, từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp nhân dân đã có
ảnh hưởng lớn khơng những tới sự duy trì và phát triển tài nguyên rừng mà còn tác

động sâu sắc tới sản xuất, đời sống của người dân và cộng đồng cư dân sống phụ
thuộc vào rừng. Đồng thời, cũng chính trong q trình chuyển đổi này đã và đang
xuất hiện nhiều nhân tố mới, đặc biệt là đa dạng hóa các phương thức quản lý tài
nguyên rừng để phù hợp với điều kiện sinh thái - nhân văn của từng địa phương và
vùng lãnh thổ.
Quản lý rừng cộng đồng hiện đang tồn tại như một xu thế khách quan và
ngày càng có vị trí quan trọng trong quản lý tài nguyên rừng. Ở Việt Nam, rừng
cộng đồng đã tồn tại từ lâu, gắn liền với sự sinh tồn và văn hoá của các cộng đồng
dân cư sống dựa vào rừng. Thực tế ở nhiều địa phương đã cho thấy có rất nhiều
cộng đồng thơn, bản đang quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả mà khơng địi hỏi nhiều
về đầu tư kinh phí của Nhà nước.
Quản lý tài nguyên rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức
quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng
đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh
nghiệm cho cộng đồng và các bên có liên quan, nhằm quản lý các nguồn tài nguyên
bền vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của các cộng
đồng dân tộc sống trong và gần rừng. Xu hướng phát triển rừng cộng đồng là yếu tố
quan trọng trong phát triển lâm nghiệp ở nhiều quốc gia nhằm thu hút sự quan tâm
của các cộng đồng để đóng góp vào tiến trình quản lý rừng bền vững.
Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi (2004) [61] đã được Quốc hội khố XI
kỳ họp thứ 6 thơng qua, trong đó qui định cộng đồng dân cư thơn bản là một trong
những đối tượng được Nhà nước giao rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển nhằm
giúp người dân sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng được hưởng lợi thành quả từ
hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.


2

Theo số liệu thống kê, đến năm 2010 diện tích rừng đã giao cho cộng đồng là
258 ngàn héc ta rừng và đất lâm nghiệp. Từ năm 2011 đến 2015, diện tích rừng dự

kiến giao cho cộng đồng quản lý xấp xỉ 2 triệu héc ta. Việc giao rừng cho cộng
đồng và công nhận cộng đồng là một chủ thể quản lý rừng đã đưa phương thức quản
lý rừng cộng đồng ở nước ta lên một tầm cao mới.
Mặc dù phương thức quản lý rừng cộng đồng dựa nhiều vào nguyện vọng, kinh
nghiệm và năng lực quản lý của cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận và nhà nước hỗ
trợ, nhưng nó vẫn chưa được hiểu biết một cách đầy đủ và có hệ thống. Cụ thể là:
+ Chưa hệ thống hóa được tình hình và thực trạng của các đối tượng rừng
cộng đồng.
+ Chưa làm rõ được các mô hình quản lý rừng cộng đồng.
+ Chưa đánh giá đầy đủ các nguồn hưởng lợi từ rừng cộng đồng.
+ Chưa làm rõ các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hiệu quả của quản lý rừng
cộng đồng.
+ Còn thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng.
Để góp phần giải quyết vấn đề trên, luận án “Nghiên cứu các giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam” đã được thực hiện. Phương
hướng của luận án là đánh giá thực trạng về hệ thống và tình hình quản lý rừng
cộng đồng, xác định các nguồn hưởng lợi và cơ chế hưởng lợi từ rừng cộng đồng, từ
đó xây dựng các tiêu chuẩn và tiêu chí dùng để đánh giá hiệu quả quản lý của rừng
cộng đồng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng
đồng. Vì thời gian và nguồn lực nghiên cứu có hạn, luận án chỉ thực hiện nghiên
cứu điểm tại bốn địa phương là bốn thôn tại bốn vùng sinh thái.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả quản
lý rừng cộng đồng cũng như cung cấp các luận cứ cho việc xây dựng các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam.


3


2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài cung cấp những dẫn liệu về các hoạt động quản lý rừng cộng đồng, về
tình hình hưởng lợi cũng như về các mối quan hệ cơ bản và các công cụ điều chỉnh
hành vi trong quản lý rừng cộng đồng.
Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng do đề tài đề xuất
là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách trong việc sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu về lý luận
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam.
3.2. Mục tiêu thực tiễn
- Đánh giá được hiện trạng công tác quản lý rừng cộng đồng và vấn đề
hưởng lợi trên một số điểm nghiên cứu điển hình ở Việt Nam.
- Đề xuất được những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam.
- Đề xuất các tiêu chuẩn, tiêu chí Quản lý rừng bền vững (QLRBV) phù hợp
với điều kiện Việt Nam.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Xác định được vấn đề hưởng lợi là vấn đề cốt lõi hiện nay trong quản lý
rừng cộng đồng đồng thời cũng đã định hướng được chính sách hưởng lợi và hỗ trợ
của Nhà nước để cộng đồng có thể tổ chức quản lý rừng được giao tương ứng với
trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng mà Nhà nước giao cho.
- Bước đầu đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí QLRBV trong quản lý
rừng cộng đồng, phù hợp với đặc thù và điều kiện của rừng cộng đồng ở Việt nam
nhằm hướng tới quản lý rừng bền vững.


4


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động và nhân tố ảnh hưởng tới công tác
quản lý rừng của các cộng đồng được Nhà nước giao quản lý và sử dụng rừng lâu
dài, gồm rừng tự nhiên phòng hộ hoặc sản xuất.
5.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
- Luận án tiến hành nghiên cứu tổng quan về lý luận, bài học kinh nghiệm quản
lý rừng cộng đồng trên thế giới và Việt Nam (từ các chương trình/dự án về lâm nghiệp
cộng đồng) và khn khổ chính sách quản lý rừng cộng đồng hiện tại ở nước ta.
- Nghiên cứu điểm (case study): Luận án chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu
một số cộng đồng tham gia quản lý rừng ở các vùng trong nước Việt Nam thông
qua điều tra, đánh giá các cộng đồng đang tham gia quản lý rừng có dự án hỗ trợ và
khơng có dự án hỗ trợ... được tiến hành trên địa bàn 4 thôn đại diện thuộc 4 tỉnh
(Sơn La, Bắc Giang, Thừa Thiên - Huế và Đắk Nông) ở 4 vùng của cả nước (Tây
Bắc, Đông Bắc, Trung Bộ và Tây Nguyên).
Các số liệu được thu thập trong thời gian 4 năm (2007 - 2011).
6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tồn tại, khuyến nghị, luận án được bố cục
thành 4 chương.
Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu trình bày về các khái niệm,
lý thuyết về cộng đồng và quản lý rừng cộng đồng, kinh nghiệm tổ chức quản lý và
chia sẻ lợi ích trong quản lý rừng cộng đồng trên thế giới, hiện trạng và chính sách
quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam;
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Đặc điểm khu vực nghiên cứu;
Chương 4: Trình bày tình hình hoạt động Quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ)
ở các vùng nghiên cứu, kết quả nghiên cứu điểm tại 4 mơ hình quản lý rừng cộng
đồng, trên cơ sở đó đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí quản lý rừng bền vững
và các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả QLRCĐ ở Việt Nam.



5

Chương 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Ở ngoài nước
1.1.1. Khái niệm cộng đồng và QLRCĐ
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến lâm nghiệp cộng đồng về
các khía cạnh, cải tiến chính sách, thể chế tiếp cận, phát triển công nghệ trên cơ sở
kiến thức bản địa để phát triển quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Đây là những kinh
nghiệm tốt có thể kế thừa và vận dụng một cách thích hợp vào điều kiện Việt Nam.
Sau đây là điểm qua các khía cạnh liên quan từ khái niệm, thể chế chính sách, giải
pháp lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng đã được phản ánh, nghiên cứu tổng kết ở
nhiều nước trên thế giới.
1.1.1.1. Cộng đồng (Commune)
Từ cộng đồng gần đây thường được sử dụng rộng rãi trong lâm nghiệp nói
riêng cũng như trong phát triển nơng thơn nói chung. Theo Darcy Davis Case (1990)
thì “Cộng đồng là nhóm người sống trên cùng một khu vực có ranh giới xác định và
thường cùng nhau chia sẻ các mục tiêu chung, các luật lệ xã hội chung và hoặc có
quan hệ gia đình với nhau”. Cịn theo Tổ chức Nơng Lương thế giới FAO (1990)
[71] thì cộng đồng được hiểu là “những người sống tại một chỗ trong một tổng thể
hoặc là một nhóm người sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung”.
Theo các định nghĩa này thì trong một cộng đồng thường tồn tại và chia sẻ
những đặc điểm chung và có đặc trưng về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống.
Nhiều học giả khác như Chamber (1983), Ascher (1995), Thomson và
Freudenberger (1997) cho rằng mặc dù trong một cộng đồng có thể sự đồng nhất ở
mức độ nào đó về tín ngưỡng, văn hóa nhưng ngay trong một cộng đồng thường có
nhiều nhóm người khác nhau với điều kiện kinh tế và quyền lực khác nhau (dẫn
theo Tuân et al. 2011) [91].

Khi nghiên cứu về quản lý rừng công cộng trên thế giới cũng cần phân biệt 3
khái niệm liên quan đến thuật ngữ cộng đồng là “tập thể”, “cộng đồng ” và “thơn
bản”. Các hình thức “cộng đồng” và “thơn bản” về mặt quản lý đều là những hình


6

thức “tập thể” nhưng giữa chúng có những khác biệt rõ. Trong khi từ “cộng
đồng” ẩn dụ một nhóm người “tập hợp/tổng thể” sống tại một vị trí hoặc cùng với
nhau theo cách nào đó xét trên mối quan hệ xã hội là chính, thì từ “thơn bản” đề cập
tới tập hợp người/cộng đồng sinh sống trong phạm vi ranh giới trong không gian
xác định, tức là xét theo ranh giới hành chính. Như vậy, trong ranh giới của một
thơn/bản có thể có một hoặc nhiều cộng đồng cùng sinh sống. Ngược lại, một cộng
đồng (đặc biệt là theo dòng họ) thì có thể bao gồm các thành viên sống chỉ trong
một thơn/bản hoặc có thể một số thơn bản gần nhau. Sự phân biệt giữa cộng đồng
và thôn bản khá quan trọng khi tiến hành nghiên cứu những ai có quyền tham gia
tiếp cận và hưởng thụ tài nguyên rừng, và sản phẩm được phân bố như thế nào. Các
chế độ quản lý rừng cộng đồng được đề cập đến ở đây dựa trên giả thiết sẽ có một
sự phân bổ công bằng về tài nguyên rừng được giao giữa các thành viên trong tồn
bộ nhóm. Cịn việc quản lý rừng theo thơn bản, thì mặc dù việc phân bổ là tương
đối cơng bằng trong từng nhóm cụ thể, nhưng có thể vẫn có sự khơng cơng bằng
trong cộng đồng, bởi vì những “người ngồi cuộc” bị loại ra, tuy họ vẫn sống trong
cùng thôn bản như là bạn bè hoặc xóm giềng. Theo FAO (1996) [72] khái niệm trên
có thể phân biệt theo sơ đồ sau:
Tập thể
( Nhóm các người)

Cộng đồng theo nghĩa rộng

Quản lý theo cộng đồng

thôn/bản
(Tất cả thành viên của cộng đồng
một thơn là một nhóm)

Quản lý TN (sở hữu) cộng đồng
(Một nhóm xác định là tập con của
một cộng đồng thôn/bản)

Sơ đồ 1.1: khái niệm cộng đồng của FAO


7

1.1.1.2. Quản lý rừng cộng đồng (Community Forest Management-CFM).
Là một phương thức nhằm duy trì và phát triển rừng cũng như giải quyết vấn
đề đói nghèo ở vùng cao, một nguyên nhân gốc rễ làm suy giảm tài nguyên rừng ở
các quốc gia. Quản lý rừng cộng đồng dựa trên quan điểm “Con người trước và lâm
nghiệp bền vững sẽ theo sau đó”, nó trao cho các cộng đồng quyền và trách nhiệm
trực tiếp quản lý và hưởng lợi từ tài nguyên rừng (Dern, 2001) [84].
Quan điểm này cho thấy quản lý rừng cộng đồng đề cập đến việc phân cấp
quản lý rừng một cách mạnh mẽ trong đó nhấn mạnh đến giao quyền quản lý các
khu rừng và cơ hội cho người dân cộng đồng có được hưởng lợi từ rừng. Khi mà
các vấn đề đói nghèo và mất công bằng trong tiếp cận nguồn tài nguyên được giải
quyết thì các cộng đồng thơn, bản sẽ nhận ra trách nhiệm của chính họ trong việc
bảo vệ, quản lý rừng, điều này đã được nhiều chính phủ, tổ chức phi chính phủ nhận
thức rõ ràng và từ đó đã thúc đẩy cho tiến trình này phát triển ở nhiều cộng đồng
sống phụ thuộc vào rừng.
Theo quan điểm kinh tế, thể chế nêu trên thì QLRCĐ thực chất là việc quản
lý tài nguyên rừng dưới chế độ sở hữu cộng đồng bởi một cộng đồng hay một nhóm
các người sử dụng cho các lợi ích chung của cộng đồng hoặc nhóm.

1.1.2. Cơ sở khoa học của quản lý rừng cộng đồng
1.1.2. 1. Lý thuyết về quản lý tài nguyên chung
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tài nguyên chung có thể quản lý ở một
trong bốn chế độ sở hữu dưới đây (Bảng 1.1). Trên thực tế, các loại tài nguyên có giá
trị như thủy sản, đồng cỏ và rừng ít khi ở dạng vô chủ mà thường được quản lý dưới
chế độ sở hữu cộng đồng (Arnol et al., 1987) [77], (Agrawal và Goyal, 2001) [80].
Trong hầu hết các lý thuyết về kinh tế tài nguyên và kinh tế, thể chế trước
đây khơng có sự phân biệt rõ sự khác biệt giữa chế độ sở hữu cộng đồng và chế độ
vô chủ. Hardin (1968) [86] và nhiều nhà kinh tế sau này đều cho rằng quản lý tài
nguyên dưới chế độ cộng đồng là không bền vững. Quan điểm này đã dẫn đến chính
sách tư nhân hóa hoặc quốc hữu hóa việc quản lý nhiều loại tài nguyên ở nhiều quốc
gia, bao gồm cả các loại tài nguyên đã được các cộng đồng quản lý theo truyền


8

thống từ nhiều thế hệ. Thực ra lý thuyết của Hardin chỉ hồn tồn đúng trong trường
hợp tài ngun vơ chủ chứ khơng hồn tồn đúng đối với tài ngun được quản lý
dưới chế độ sở hữu cộng đồng. Vì lý thuyết của Hardin xem xét tài nguyên mở cho
tất cả mọi đối tượng tiếp cận và khơng ai có quyền và nghĩa vụ quản lý xác định.
Trong nghiên cứu của Hardin, tài nguyên đó thực chất là tài nguyên vô chủ và
“thảm họa tài nguyên chung” xảy ra là tất yếu.
Mặt khác, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng khơng một chế độ
sở hữu nào có thể đảm bảo việc quản lý tài nguyên chung là bền vững và hiệu quả.
Bằng việc phân tích khả năng loại trừ và kiểm soát tài nguyên, Arnol et al. (1987)
[77] đã chỉ ra rằng vấn đề suy giảm tài nguyên chung có thể xảy ra ở bất cứ chế độ
sở hữu tài ngun nào và khơng có một chế độ sở hữu nào được coi là duy nhất và
tốt nhất.
Bảng 1.1. Đặc điểm của bốn chế độ sở hữu tài nguyên
Chế độ sở hữu

1. Vô chủ
(open -access)
2. Sở hữu tư
nhân (private
regime)

Đặc điểm
Không xác định các quyền
sở hữu một cách cụ thể
Cá nhân nắm giữ các
quyền sở hữu (quyền sử
dụng: tiếp cận và khai
thác; quyền kiểm soát
(quản lý, loại trừ và
chuyển nhượng)

3. Sở hữu nhà
nước (state
regime)

Chính phủ nắm giữ các - Hiệu quả khi
quyền sở hữu và kiểm đủ mạnh và
soát
trong sạch

4. Sở hữu cộng
đồng
(communal
regime)


Quyền sử dụng được nắm - Có thể quản lý
giữ và kiểm sốt bởi một có hiệu quả
cộng đồng hay một nhóm
người xác định.

Ưu điểm

Hiệu quả cao về
kinh tế trong
nền kinh tế thị
trường
cạnh
tranh hoàn hảo

Vấn đề
-Tài nguyên sẽ bị mất
là điều tất yếu
-Chỉ quan tâm đến kinh tế,
ít đến mơi trường và xã hội
- Một số trường hợp, chi
phí loại trừ sự tiếp cận của
người ngồi rất cao
-Một số trường hợp cộng
đồng không công nhận
- Nếu thiếu nguồn lực
quản lý, tài ngun có
thể trở thành vơ chủ
hoặc biến tướng sang
chế độ khác
- Tốn kém

- Cần có hành động tập
thể lâu dài

(Nguồn: chỉnh sửa theo Arnol et al.(1987) và Tuân (2011))


9

Hanna và cộng sự (1995) (dẫn theo Tuân et al., 2011) [91] nhấn mạnh rằng
việc gán quyền sở hữu cho tài nguyên chung để quản lý là cần thiết nhưng chưa đủ.
Vấn đề khai thác quá mức và suy giảm tài ngun vẫn có thể xảy ra nếu các quyền
khơng được đảm bảo. Ông nhấn mạnh rằng bất cứ chế độ quản lý nào cũng cần phải
giải quyết được hai vấn đề cơ bản: một là ngăn chặn hữu hiệu được sự xâm phạm của
người ngoài và hai là quản lý điều khiển được các thành viên của chủ thể quản lý.
Gần đây, nhiều nghiên cứu lý thuyết (dựa vào lý thuyết trò chơi - game theory)
và thực nghiệm đã chứng minh rằng tài nguyên chung có thể được quản lý một cách
bền vững không chỉ ở chế độ tư nhân hay ở chế độ nhà nước mà có thể ở cả chế độ sở
hữu cộng đồng. Các thành viên của một cộng đồng hay một nhóm người có liên hệ
lẫn nhau có thể quản lý tài nguyên chung của họ một cách bền vững cho lợi ích chung
của họ (Berkes et al. 1989; Ostrom 19901; Thomson 1992; Baland và Platteau 1996).
Nhiều cộng đồng địa phương đã phát triển và điều chỉnh nhiều hình thức quản lý để
quản lý hiệu quả tài nguyên chung (dẫn theo Tuân et al., 2011) [91].
Agrawal (2001) [78], Ostrom và Agrawal (2001) [79] khi nghiên cứu về quản
lý rừng cộng đồng ở Nepal đã rút ra kết luận quan trọng là cộng đồng có thể được
quản lý một cách bền vững tài nguyên rừng nếu họ có đủ 4 quyền sử dụng cơ bản
(tiếp cận, sử dụng, quản lý và loại trừ) chứ không cần cả quyền chuyển nhượng. Như
vậy, có thể khẳng định rằng không giống như quan niệm về kinh tế truyền thống là
chủ thể phải có quyền sở hữu đầy đủ (cả 5 quyền) mới có thể quản lý rừng bền vững,
chỉ cần có 4 quyền nêu trên đầy đủ là có thể tạo động lực và cơ sở tốt để quản lý. Kết
luận này rất có ý nghĩa với việc quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung và quản lý

tài nguyên rừng nói riêng, khi mà theo pháp luận hiện hành của nước ta thì quyền sở
hữu đất đai là thuộc Nhà nước và Nhà nước chỉ giao quyền sử dụng cho các chủ thể
quản lý.
Như vậy, về mặt cơ sở lý thuyết và thực nghiệm có thể thấy rằng tài nguyên
chung có thể được quản lý bền vững dưới chế độ sở hữu cộng đồng.
1

Elior Ostrom là giáo sư về chính sách quản lý tài nguyên hàng đầu thế giới, công tác tại đại học Indian
(Mỹ), nhận giải Nobel về kinh tế năm 2009 về những đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu về quản lý tài
nguyên cộng đồng (chủ yếu là tài nguyên nước và rừng).


10

1.1.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội và lợi ích từ rừng cộng đồng
- Verm, D.P.S (1998) [92] đã có một nghiên cứu điểm ở một khu rừng trồng
4 ha được tạo lập năm 1974 trên đất chăn thả của cộng đồng thôn Dhanori bang
Gujarat, theo kế hoạch rừng làng của Nhà nước. Trong 4 năm liền việc cắt cỏ để bán
ra ngoài bị cấm. Cây cối được chặt vào năm 1983 - 1984 và lợi nhuận được phân bổ
theo gia đình hội đồng panchayat thơn, chỉ số lợi nhuận nội bộ của gỗ, củi và cỏ
được tính tới 35%. Dân làng được hưởng củi gỗ nhỏ để làm nhà và sửa lại nhà cửa,
có thêm cơng ăn việc làm. Thành cơng đó đã giúp thơn tự tổ chức được một hội
trồng cây và tiếp tục trồng thêm vào năm 1984 - 1986. Kết quả của việc trình diễn
của khu rừng đã đem lại thêm 200 ha rừng trồng ở khu này.
- Lam Tom Linson (1994) [88] cho rằng, nếu chúng ta nhận thức sự mất rừng
có liên quan đến các yếu tố kinh tế, xã hội thì việc cần thiết để có thể đảm bảo được
sự thành cơng trong cơng tác quản lý rừng. Chính là mối quan tâm và sự tham gia
của cộng đồng địa phương vào các hoạt động đó, phải chú trọng đến mối quan tâm
của người dân trong cộng đồng đó là vấn đề sinh kế.
- Cgokkalingaman Ravindranath (2001) [83] cho rằng rất nhiều chương trình

dự án tham gia quản lý rừng, phục hồi rừng đã thiếu sự chú trọng dài hạn tới cả hai
yếu tố sinh thái - kinh tế xã hội. Chúng thường khởi đầu với sự nhiệt tình trong việc
đầu tư kinh phí cũng như phổ biến kỹ thuật cho cộng đồng địa phương nhưng ở giai
đoạn cuối của dự án, sự chú trọng này bị giảm sút hoặc thậm chí mất đi với một
ngun nhân khơng rõ ràng. Chính thực tế này đã làm giảm sự quan tâm của cộng
đồng và kết quả của việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng không được như mong đợi.
Như vậy, các tác giả trong các nghiên cứu cho rằng vì thiếu nghiên cứu vấn
đề kinh tế - xã hội một cách đầy đủ, cụ thể thích hợp mà những biện pháp kỹ thuật
thường không được áp dụng hoặc áp dụng một cách hình thức nên khơng đạt kết
quả như mong đợi.
Những vấn đề kinh tế - xã hội nhạy cảm với quản lý rừng thường liên quan đến
chính sách về quyền sở hữu, sử dụng rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng, hưởng lợi và nhu
cầu của cộng đồng, thuế tài nguyên, sự tham gia của cộng dồng trong quản lý rừng. Đôi


11

khi các vấn đề về kinh tế - xã hội liên quan đến cả những nhận thức và kiến thức, tơn
giáo và tín ngưỡng, phong tục và tập qn. Trong một số nghiên cứu người ta đã coi
những giải pháp kinh tế - xã hội là có “trọng lượng hơn”. Vì vậy, phần lớn các nghiên
cứu đưa ra giải pháp để quản lý rừng cộng đồng thì cùng với việc áp dụng biện pháp kỹ
thuật đúng đắn cần xây dựng và thực hiện những giải pháp về mặt kinh tế - xã hội,
thậm chí phải đưa chúng vào chương trình hoạt động của mỗi quốc gia.
Tóm lại: Vấn đề quản lý tài nguyên rừng có rất nhiều tác giả, nhiều chương
trình, dự án tham gia nghiên cứu đã chỉ ra được:
+ Việc đổi mới, sửa đổi lại chính sách lâm nghiệp đã chú trọng đến các khía
cạnh, vị trí, kinh tế, xã hội, môi trường cùng với việc hỗ trợ cộng đồng để duy trì vai trị
sản xuất của rừng, khuyến khích tham gia và đóng góp ý kiến có giá trị của người dân
địa phương trong lập kế hoạch quản lý rừng là thành công rất to lớn ở các nước này.
+ Họ đã thử nghiệm khá thành công cách tiếp cận có sự tham gia của người

dân, chú ý đến tiến trình phát huy kiến thức bản địa, nâng cao năng lực của các cộng
đồng thiểu số để xây dựng các mơ hình quản lý rừng cộng đồng.
+ Các nghiên cứu đã phản ánh được nhu cầu phát triển phương thức quản lý
dựa vào cộng đồng ở các quốc gia và đưa ra được các vấn đề cần quan tâm để phát
triển lâm nghiệp cộng đồng trong khu vực: Phân cấp và chuyển giao quyền sở hữu
trong sử dụng tài nguyên rừng cho cộng đồng; Xây dựng các mơ hình hợp tác giữa
các cộng đồng và các bên liên quan để phát triển lâm nghiệp cộng đồng; Phát triển
một hệ thống chính sách đồng bộ hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở tất
cả các lĩnh vực; Phát triển các cách tiếp cận đơn giản về kỹ thuật lâm sinh trong
quản lý tài nguyên để xây dựng các kế hoạch quản lý bền vững dựa vào cộng đồng.
Đây là những kinh nghiệm tốt có thể kế thừa và vận dụng một cách sáng tạo phù
hợp với điều kiện của Việt Nam.
1.1.2.3. Về chính sách
- Arnold, et al. (1987) [77] đã kết luận rằng mặc dù có sự suy thoái về rừng
cộng đồng và quản lý tài nguyên sở hữu chung (Common Property Resource
Management - CPRM), chúng vẫn cịn đóng một vai trị rất quan trọng trong hệ


12

thống lâm nghiệp và trong đời sống dân nghèo. Để tiến hành tới việc quản lý CPRM
bền vững cần dành ưu tiên cao cho việc sửa đổi chính sách, sự yếu kém và sai sót
của luật lệ hiện đang phá hủy các tổ chức CPRM hoặc đang khuyến khích việc
tiếp tục tư nhân hoá.
- Basu, N.G (1987) [81] cho rằng các vấn đề lâm nghiệp được phân tích
dựa trên quan điểm của những cộng đồng sống tại rừng. Tác giả đề nghị một
chính sách lâm nghiệp mới để ngăn chặn q trình phát triển đồi trọc và để lơi
cuốn nhân dân tham gia vào quá trình quản lý rừng.
- Theo Dern (2001) [84]: Mặc dù chính sách lâm nghiệp cộng đồng đã có
ở nhiều quốc gia, tuy vậy việc thực hiện chính sách cũng thường gặp các trở

ngại: Thiếu sự cam kết và mất công bằng trong phân bổ ngân sách; Tiếp cận từ
trên xuống và thiếu linh hoạt; Quyền sử dụng đất và tài nguyên không ổn định;
Hệ thống quản lý, kỹ thuật lâm nghiệp chưa tương thích với kiến thức và năng
lực của cộng đồng trong quản lý rừng; Nhân viên kỹ thuật lâm nghiệp thiếu kỹ
năng thúc đẩy để quản lý rừng dựa vào cộng đồng có sự tham gia vào tiến trình
ra các quyết định ở địa phương; Thiếu các khung pháp lý để hỗ trợ lâm nghiệp
cộng đồng; Nhận thức chưa đầy đủ của một đại bộ phận và nhân viên lâm nghiệp
về chính sách lâm nghiệp cộng đồng hiện hành và tổ chức thực hiện nó; Thiếu
cơng bằng và rõ ràng trong phân bổ lợi ích từ rừng.
Quản lý rừng cộng đồng cũng địi hỏi có sự thay đổi trong tiến trình ra
quyết định trong quản lý kinh doanh, trong đó giải pháp tiếp cận có sự tham gia
của người dân được chú trọng và tạo ra cơ sở cho phát huy dân chủ. Ngoài ra,
việc đào tạo nhân lực đã được nhiều quốc gia quan tâm đưa vào chương trình
giảng dạy, chuẩn bị cho một đội ngũ cán bộ có thái độ và quan điểm dùng trong
tiếp cận quản lý tài nguyên rừng cộng đồng.
Nhân tố cốt lõi của cải cách thể chế, chính sách để hỗ trợ lâm nghiệp cộng
đồng là nâng cao tính dân chủ, sự tham gia lập kế hoạch, các quyết định giám sát
và phát triển nguồn nhân lực.


13

1.1.3. Khái quát về QLRCĐ ở một số nước trên thế giới
1.1.3.1. Khái quát về QLRCĐ một số nước khu vực châu Á
Quản lý rừng cộng đồng trên thế giới đã có từ lâu đời, với nhiều hình thức và
thể chế quản lý khác nhau ở mỗi nước. Phần này trình bày một số nét khái quát về
hình thức và cơ chế chia sẻ trong quản lý rừng cộng đồng ở một số nước thuộc khu
vực châu Á, nơi mà quản lý rừng cộng đồng đã đạt được những thành tựu khá nổi
trội và có nhiều nét tương đồng, gần gũi với quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam.
Nepal

Năm 1957, Chính phủ quốc hữu hố rừng. Hệ thống luật pháp và chính sách
những năm 60 chủ yếu nhằm bảo vệ rừng và tập trung hoá quyền quản lý rừng cho
nhà nước. Quản lý rừng cộng đồng được thực hiện trên cơ sở các hệ thống quản lý
rừng bản địa trên các vùng đồi núi ở Nepal từ những năm 1970 và đã được coi như là
biểu tượng và hình mẫu về quản lý rừng trên thế giới. Đến năm 2000 đã có khoảng
trên 12.000 nhóm sử dụng rừng (FGUs) (NSCFP, 2001) [90] đã được đăng ký ở
Nepal. Năm 1978, chính sách lâm nghiệp cộng đồng được ban hành, trong đó qui
định các cộng đồng được quyền quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vị trí
lãnh thổ của họ nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng (Agrawal và Ostrom, 2001)
[79]. Luật pháp qui định chức năng, nhiệm vụ cho các nhóm sử dụng như sau:
Giao hồn tồn các khu rừng có thể phân cho nhóm sử dụng (Forest User
Groups - FUGs) khơng kể biên giới hành chính, tăng quyền hạn và ưu tiên đào tạo
để quản lý rừng nhằm phục vụ nhu cầu từ rừng của họ.
Theo Duhugen, Shrestha, Pokharel (2010) (dẫn theo NSCFP, 2011) [90], các
nhóm sử dụng rừng được bầu chọn và thay đổi Ban điều hành bất kể thời gian nào
và có quyền trừng phạt các thành viên khơng tn thủ quy ước. Phịng lâm nghiệp
huyện là cơ quan phê duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng quản và có quyền thu hồi
rừng nếu nhóm hoạt động sai với kế hoạch được phê duyệt. Về mặt cơ chế chia sẻ
lợi ích, các nhóm sử dụng được hưởng tất cả các khoản thu nhập từ nguồn tài
nguyên. Các nhóm sử dụng rừng có quyền tạo quỹ từ việc bán các sản rừng theo giá


14

của thị trường tự do, tự lập tài khoản và quản lý quỹ. Hàng năm được tiến hành khai
thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ theo kế hoạch được phê duyệt.
Ấn Độ
Năm 1951, Ấn Độ tiến hành quốc hữu hoá các tài nguyên rừng và thực hiện
luật cải cách ruộng đất. Vào đầu những năm 1970, chính phủ ban hành nhiều chính
sách nhằm khuyến khích phát triển trên đất lâm nghiệp. Do các chương trình lâm

nghiệp xã hội (LNXH) khơng mang lại kết quả như mong đợi, từ năm 1988, chính
phủ ban hành chính sách mới về đồng quản lý rừng (joint forest management- JFM)
trên đất lâm nghiệp. Mục tiêu cơ bản là lơi kéo và khuyến khích người dân và cộng
đồng của họ tham gia vào quá trình quản lý tài nguyên rừng trên đất lâm nghiệp của
Nhà nước. Người dân và các cộng đồng của họ được hưởng các sản phẩm phụ và
một phần sản phẩm gỗ tuỳ theo điều kiện của các bang (Arnol et al., 1987) [77].
Chương trình LNXH được thực hiện trên đất của làng bản và tư nhân. Mục
tiêu của chương trình nhằm giảm sức ép đối với các khu rừng công nghiệp do chính
phủ quản lý. Chính phủ huy động nơng dân, trường học và các tổ chức xã hội tham
gia vào trồng rừng gỗ nhiên liệu. Chương trình JFM (Joy Forestry Management) do
chính phủ và cộng đồng cùng quản lý các khu rừng trên đất lâm nghiệp của nhà
nước. Hiện nay đã có tới 100,000 làng bản tham gia theo chương trình JFM và hiện
đang quản lý khoảng 22 triệu ha rừng (khoảng 28% tổng diện tích rừng của Ấn Độ)
đối với tất cả các loại rừng (trừ khu bảo tồn thì không được khai thác).
Theo các quy định pháp luật ban hành, người dân được sử dụng 100 % các
sản phẩm phụ từ rừng như gỗ củi, lâm sản ngoài gỗ, gỗ nhỏ từ tỉa thưa để sửa chữa
nhà cửa và 10-25% giá trị sản phẩm gỗ từ khai thác chính (tỷ lệ này khác nhau theo
các bang) (Basu, 1987) [81].
Thái Lan
Từ những năm 1968, chính phủ ban hành chính sách khuyến khích người dân
định canh định cư trên các vùng đất đã bị tàn phá nặng nề do đốt nương làm rẫy và
khai thác gỗ. Chính sách lâm nghiệp năm 1985 đã chỉ rõ:


×