Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.9 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Gia đình là nơi trú ngụ của hạnh phúc, cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
thơ, nơi trở về sau mỗi lần vấp ngã đối với mỗi con người. Nhưng trong nhiều
trường hợp, bạo lực đang trở thành một trong những nguy cơ biến gia đình thành
“địa ngục trần gian”. Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hồn cảnh nào bạo lực
gia đinh (BLGĐ) khơng chỉ để lại hậu quả về thể chất, tinh thần mà cịn về mặt
kinh tế - xã hội. Mà đó là vấn đề nhức nhối khiến dư luận, xã hội đặc biệt quan
tâm. BLGĐ làm xói mịn các giá trị, chuẩn mực, truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, phá vỡ sự bền vững của gia đình.
Trong những năm gần đây BLGĐ đã trở thành một trong những vấn đề
được quan tâm hàng đầu trong các nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Các
nghiên cứu khoa học cho thấy BLGĐ xảy ra khá phổ biến, hầu như ở đâu cùng
có, từ xã hội phương Tây đến xã hội phương Đông, từ thành thị đến nơng thơn,
từ nhóm có trình độ văn hóa thấp đến nhóm có trình độ văn hóa cao, từ nhóm
khơng có việc làm đến nhóm có việc làm ổn định. Có thể nói BLGĐ đã trở
thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng, phổ biến và có tính tồn cầu.
BLGĐ, cho dù diễn ra dưới bất cứ hình thức nào, thì hậu quả của nó cũng
hết sức trầm trọng. Nạn nhân của BLGĐ phải chịu đựng từ bị nhục mạ, bị khủng
hoảng về tâm lý kéo dài, tổn thương tinh thần, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đến bị
thương tật, thậm chí thiệt hại đến tính mạng, tài sản. Nhiều trẻ em trong các gia
đình có bạo lực phải chịu thiệt thòi: nhiều em phải sống xa cha hoặc mẹ, hoặc cả
hai, các em phải bỏ học, lang thang, rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.
BLGD phá hủy nền tảng của gia đình. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho
BLGĐ là một trong những hiện tượng đáng lo ngại nhất của tình trạng khủng
hoảng gia đình hiện nay.
BLGĐ là một trong những hành vi vi phạm pháp luật cần được loại trừ,
nhất là trong xã hội hiện đại văn minh. Để ngăn chặn, đẩy lùi hành vi BLGĐ,
địi hỏi phải có những nghiên cứu toàn diện, sâu sắc làm cơ sở khoa học cho các
cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và từng gia đình đưa ra những giải pháp
1



tích cực phịng chống có hiệu quả BLGĐ, tiến tới xóa bỏ hồn tồn hiện tượng
nghiêm trọng này.
Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự
quan tâm tới việc phòng, chống BLGĐ và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp
và gián tiếp như: Hiến pháp, Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự,..và đặc biệt Luật phòng, chống BLGĐ 2007.
Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội
trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ. Nhưng đánh giá một cách khách quan thì
các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu
biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình
chưa có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực và thế nữa nó dần trở thành như
một hiện tượng của xã hội.
Trước thực trạng BLGĐ trên địa bàn phường ngày một diễn biến phức tạp.
tôi chọn đề tài: “Xử lý tình huống bạo lực gia đình trên địa bàn phường An
Khê” để làm đề tài cuối khóa “Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước
ngạch chuyên viên Thanh Khê năm 2019”.

2


NỘI DUNG
1/ Mơ tả tình huống
Sáng ngày 2 tháng 6 năm 2019 Phịng tiếp cơng dân ở phường có nhận được
đơn của bà Lê Thị Hiền trú tại tổ 65 phường An Khê – Quận Thanh Khê – TP
Đà Nẵng – nạn nhân của BLGĐ. Hồn cảnh gia đình chị Hiền như sau:
Chồng: Lê Đình Hữu.
Sinh năm: 1958 (61 tuổi)
Quê quán: Xã Hòa Khương – Huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng
Nơi ở hiện nay: Tổ 65 phường An Khê – quận Thanh Khê – TP Đà Nẵng

Nghề nghiệp: Hưu trí
Trình độ văn hố: 12/12
Vợ: Lê Thị Hiền
Sinh năm: 1966 (53 tuổi)
Quê quán: Xã Điện Thọ – Huyện Điện Bàn – Tỉnh Quảng Nam
Nơi ở hiện nay: Tổ 65 phường An Khê – quận Thanh Khê – TP Đà Nẵng
Nghề nghiệp: nội trợ.
Hồn cảnh gia đình: Năm 1983 hai người gặp gở và quen nhau sau 5 năm thì
tiến tới hôn nhân năm 1988. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng chuyển đến phường
Thanh Khê Tây sinh sống, đến năm 2010 thì chuyển nhà về địa bàn phường An
Khê. Nhìn vào thì gia đình rất êm ấm, 2 vợ chồng và 3 đứa con, con trai đầu sinh
năm: 1989 Đã đi làm tại: Cơng ty xây dựng, con trai nhì sinh năm: 2001 Đã đi
làm tại: Công ty thép Dana Ý, Con gái út sinh năm: 2002 hiện đang học tại:
trường THPT Lê Quý Đôn là một học sinh giỏi toàn diện.
Bạo lực bắt đầu diễn ra từ năm 2017, trước khi anh Hữu nghỉ hưu được 1
năm, lúc này cơ bản chỉ là những lời nói bóng gió ghen tuông vô cớ, đỉnh điểm
của bạo lực là năm 2018 Anh Hữu đột ngột chuyển sang uống rượu, chơi cờ bạc
những thú vui mà xưa nay khơng có. Từ đó cứ hàng tuần lại có một trận xung
đột, có khi lâu hơn thì hai ba tuần một lần. Anh Hữu vẫn yêu vợ yêu con nhưng
cứ thua cờ bạc, uống rượu vào là anh ta thượng cẳng chân hạ cẳng tay với chị
Hiền tuy hậu quả để lại không lớn chỉ là những vết bầm nhỏ ngoài da, đồng thời
chửi bới chị suốt ngày bằng những lời lẽ ngôn từ rất khó nghe và cấm khơng cho
chị đi làm và tiếp xúc với bất cứ ai, cô lập chị về kinh tế. Chị Hiền đã có lần làm

3


đơn xin ly hơn ra tịa nhưng anh Hữu khơng đồng ý ly hơn, nói mình vẫn cịn
thương vợ.
2. Phân tích ngun nhân và hậu quả

2.1. Phân tích tình huống
Căn cứ vào Luật phòng chống bạo lực năm 2007 đã quy định các hành vi
bạo lực như sau:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khỏe tính mạng.
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng.
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa
ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với
nhau.
- Cưỡng ép quan hệ tình dục.
- Cưỡng ép tảo hơn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ.
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng
tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành
viên gia đình.
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động q sức, đóng góp tài chính quá
khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình
trạng phụ thuộc về tài chính.
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Từ dó ta có thể chia thành 4 nhóm BLGĐ như sau:
Nhóm 1, nhóm hành vi bạo lực về tinh thần
Nhóm 2, hành vi bạo lực về thể chất hay thể xác
Nhóm 3, nhóm hành vi bạo lực về kinh tế
Nhóm 4, nhóm hành vi bạo lực về tình dục
4


Đối với tình huống nêu trên có thể nhận định hành vi của ơng Hữu thuộc

3 nhóm hành vi sau:
Nhóm 1, nhóm hành vi bạo lực về tinh thần: bao gồm các hành vi lăng mạ
hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc
gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản
việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ơng, bà và cháu, giữa
cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp
luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn,
ly hôn hoặc cản trở hơn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Nhóm 2, hành vi bạo lực về thể chất hay thể xác: bao gồm hành vi hành
hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính
mạng.
Nhóm 3, nhóm hành vi bạo lực về kinh tế: bao gồm chiếm đoạt, huỷ hoại,
đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên
khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép
thành viên gia đình lao động q sức, đóng góp tài chính q khả năng của họ
hoặc là kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ
thuộc về tài chính.
2.2. Ngun nhân:
Từ góc độ nhìn nhận cá nhân thì một trong những nguyên nhân được đề
cập tới ở đây hành vi BLGĐ của gia đình anh Hữu khởi phát từ lý do tình trạng
tâm lý xã hội như thái độ, nhận thức hay trải nghiệm quá khứ. Trong đó, tư duy
bất bình đẳng giới, thái độ gia trưởng, tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Có thể nói rằng chính sự bất bình đẳng sâu sắc trong quan hệ giới và tư
tưởng trọng nam khinh nữ là nguyên nhân sâu xa và xuyên suốt các vụ bạo lực
trong gia đình. Bởi lẽ, từ xưa đến nay, trong gia đình, quyền uy của người đàn
ông luôn cao hơn người phụ nữ. Dựa vào quyền ấy, nhiều ơng chồng tự cho
mình được đánh vợ, coi đánh vợ như là một sự giáo dục và thể hiện quyền lực
của kẻ bề trên đối với kẻ bề dưới. Cũng chính vì tư tưởng trọng nam khinh nữ
còn tồn tại trong tư tưởng của rất nhiều người nên rất nhiều phụ nữ bị chồng
5



đánh đập vẫn cam chịu và chấp nhận chung sống mà khơng dám đấu tranh giải
phóng cho mình.
Khơng có chứng cứ người vợ ngoại tình nhưng anh Hữu chỉ vì quá yêu
và sợ mất vợ (Đây là lời do anh Hữu nói ra) nên đối xử thiếu suy nghĩ như vậy.
Tình huống này, anh Hữu mất đi sự kiểm sốt bản thân, bên cạnh đó lại
muốn kiểm sốt chặt chẽ vợ mình bằng cách nghiêm cấm giao lưu tiếp xúc, hoặc
tỏ vẻ khó chịu bất mãn khi khơng thể nghiêm cấm được. Làm như vậy, chúng
ta chỉ làm cho vợ con thêm khó chịu, dần dà đẩy họ đến với những nơi
mà chúng ta không mong muốn.
Vậy qua đây chúng ta chắc chắn 1 điều BLGĐ xảy ra tại gia đình này
khơng phải vì vấn đề kinh tế vì anh Hữu là giám đốc một cơng ty về hưu thì
khơng lý gì nhà lại khơng có tiền, cịn về học thức thì cái này càng khơng phải
hai anh chị đều được học hành đến nơi đến chốn, kể cả con cái củng vậy. Nên có
thể đưa ra kết luận sơ bộ BLGĐ xảy ra tại nhà này là do ghen tng vơ cớ.
2.3. Hậu quả
Có thể khẳng định một điều gia đình này từ xưa đến nay rất hạnh phúc,
nhưng vì lý do khơng xác thực được đã nảy sinh mâu thuẩn làm cho tổ ấm gia
đình ngày càng tan vở tưởng chừng như không thể hàn gắn được qua đó ta có
thể nhận thấy một số hệ lụy có liên quan đến vấn đề này như sau:
Về phía chị Hiền:
Thiệt hại về mặt sức khỏe, tinh thần và kinh tế. Nếu tình trạng bạo hành
của anh Hữu đối với chị Hiền vẫn tiếp diễn thì hạnh phúc gia đình họ sẽ không
được đảm bảo. Chị Hiền sẽ phải chịu cảnh bạo hành ảnh hưỡng nghiêm trọng về
mặt thể chất và tinh thần phần lớn là do anh Hữu không hiểu rõ được bản chất
đúng sai của vấn đề vậy nên nguy cơ dẫn đến kết thúc hôn nhân là rất cao.
Ảnh hưởng đến con cái
6



Tuy các con của anh Hữu đã lớn nhưng nếu chúng cứ sống trong mơi
trường bạo hành gia đình sẽ khó phát triển tâm sinh lý một cách bình thường, do
có những nỗi đau, những khuyết tật trong tâm. Về tâm lý, chúng luôn phải sống
trong sự sợ hãi nghiêm trọng. Lúc thấy mẹ bị cha đánh đập, khuyên ngăn khơng
được chỉ cịn biết chạy vào ơm mẹ mà khóc.
Trong bạo hành gia đình, tổn hại về nhân cách, tư tưởng, tình cảm là điều
khơng thể tránh khỏi. Các con sẽ có xu hướng lánh xa người cha với thái độ ghét
bỏ. Khi cha mẹ được xem là những hung thần, chúng sẽ khơng cịn kính trọng
mà rơi vào tình trạng trầm uất, biểu hiện qua vẽ thụ động.
Về mặt xã hội:
Tình huống BLGĐ như trên làm cho quan hệ gia đình bị sứt mẻ, có thể
dẫn tới ly hơn. BLGĐ khiến cho các giá trị truyền thống của gia đình bị lung lay
và bị suy giảm. xói mịn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng đến thế
hệ tương lai. là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình.
Gia đình anh chị còn 1 đứa con còn đang học lại sống chung trong gia
đình thường xuyên chứng kiến cảnh bố hành hạ, đánh đập lăng nhục mẹ bằng
những ngôn từ phản cảm thường có những rối loạn tâm lý và sa sút trong học
tập. Nguy hiểm hơn biểu hiện như trầm cảm, buông xuôi mọi thứ và trong một
số trường hợp trẻ có những hành vi tiêu cực để chống lại sự BLGĐ đó đó là bỏ
học tìm cách lẩn trốn cha mẹ bằng cách giao du ra bên ngoài và gặp những thành
phần xấu. Từ đó đi vào con đường mà không ai mong muốn.
3. Định hướng mục tiêu cần giải quyết
Với tình huống như trên ta có thể định hướng một số mục tiêu chủ yếu
cần phải giải quyết như sau:

7


- Giúp chị Hiền giải quyết được vấn đề trong gia đình, thốt khỏi cảnh

bạo hành hiện tại.
- Giải quyết vấn đề của chị Hiền nâng cao hiệu quả quản lý của chính
quyền cũng như sức mạnh của các đơn vị đồn thể trong cơng tác quản lý nhà
nước. Nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp cho cán bộ công chức có liên quan đến
lĩnh vực hịa giải cơ sở tại địa phương.
- Giúp cho người dân trong xã hội nhận thức được rõ ràng các hành vi
BLGĐ để họ từ nhận thức đi đến hành động không tái phạm nữa.
- Giải quyết tình huống bạo hành ở gia đình chị Hiền góp phần đảm bảo
pháp chế, trật tự kỷ cương của cơ sở. Bởi bạo hành gia đình dưới nhiều hình
thức và dưới nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau đã và đang còn tồn tại rất nhiều
ở các gia đình trong xã hội. Nếu một trường hợp điển hình được giải quyết sẽ
giúp cho người dân có cơ hội hiểu rõ hơn vấn đề và nhận thức vấn đề bạo hành
một cách đúng đắn hơn, làm tăng thêm uy tín và trách nhiệm của chính quyền cơ
sở về vấn đề này.
4. Xây dựng, đánh giá, lựa chọn phương án
4.1. Xây dựng và đánh giá phương án
* Phương án 1: Xử dụng biện pháp cấm tiếp xúc
Ưu điểm và hạn chế của phương án
Ưu điểm: Nội dung của biện pháp này là cấm tiếp xúc trong một thời gian
giữa người có hành vi bạo lực và nạn nhân là cần thiết để đảm bảo sự an toàn
cho nạn nhân, để hai bên có thời gian cân nhắc về hành động và cũng là để giáo
dục người có hành vi bạo lực về tội lỗi của họ.
Hạn chế: Biện pháp này yêu cầu có sự đồng ý của nạn nhân hoặc người
giám hộ, điều này có phần chưa khả thi. Bởi vì, bản chất của những mối quan hệ
8


trong gia đình là gắn bó thân thiết và bền chặt, nếu một người có ý từ bỏ, sống ra
ngồi thì mối liên hệ giữa các thành viên thường bị cho rằng sẽ trở nên lỏng lẻo
và khó chấp nhận, Hơn nữa, với những nạn nhân của BLGĐ là phụ đặc biệt phụ

nữ lại rất gắn bó với con cái, nên dù bị đối xử tàn nhẫn nên họ vẫn có thể nín
nhịn, tiếp tục sống chung với người có hành vi bạo lực.
Phương án 2: Giải quyết cho chị Hiền và anh Hữu ly hôn
Ưu điểm và hạn chế của phương án
Ưu điểm: Giải quyết nhanh chóng tức thời tình trạng chị Hiền bị đánh
đập, chửi bới hàng ngày bởi những lý do vô lý, đồng thời tâm trạng, tâm lý thỏa
mái hơn, áp lực cuộc sống được giải tỏa, khơng cịn tâm trạng căn thẳng lo âu
mỗi khi chồng về đến nhà.
Hạn chế: Gia đình chị mỗi người một nơi, tình cảm vợ chồng khơng cịn,
sẽ khơng cịn nhà để về vì với giá cả thị trường như hiện nay muốn mua được
nhà tại địa phương đang ở sẽ rất là khó khăn, dẫn đến cơng ăn việc làm của hai
đứa lớn và việc học hành của đứa nhỏ sẽ bị ảnh hưởng. Tự nhiên dẫn đến một
kết thúc hồn tồn khơng có hậu.
*Phương án 3: Kết hợp giữa các ngành, hội đồn thể có liên quan tại địa
phương như như Cán bộ phụ trách cơng tác hịa giải cơ sở, các ngành có liên
quan, câu lạc bộ Nông Dân với pháp luật, Công an phường…. phối hợp cùng gia
đình để giải quyết. Với tư cách là thành viên câu lạc bộ Nông Dân với pháp luật
đến tư vấn cho anh Hữu về những hành vi của mình. Đồng thời cũng gợi mở cho
anh tiếp cận với Luật phòng, chống BLGĐ để cho anh nhận thấy những hành vi
anh ứng xử với vợ là sai trái và cần điều chỉnh. Nếu anh Hữu khơng có thái độ
hợp tác và khơng thay đổi hành vi của mình cần đưa ra những ví dụ điển hình
hoặc có thể cho anh biết chị Hiền có đơn kiện anh là pháp luật có thể can thiệp
ngay trong trường hợp này.
9


Sau khi anh Hữu đã nhận thức được hành vi của mình nên khuyến khích
anh tham gia các phong trào tập thể ở phường, để thay đổi hành vi rượu chè cờ
bạc, tham gia vào các hoạt động lành mạnh, tập trung vào làm ăn và quan tâm
chăm sóc gia đình.

Nếu kết quả tình cảm vợ chồng anh Hữu được cải thiện có thể nhờ anh chị
là nhân vật điển hình chia sẻ trong các buổi truyền thơng, tư vấn về BLGĐ ở địa
bàn để mọi người hiểu thêm và có thêm kiến thức kỹ năng thực tế trong việc
nhận thức và phịng, chống bạo hành gia đình. Đây sẽ là biện pháp rất hiệu quả
trong cơng tác phịng ngừa mà các đoàn thể nên áp dụng.
Ưu điểm và hạn chế của phương án:
Ưu điểm: Phạm vi giải quyết trên phương diện tình cảm, vừa có tính răn
đe lại vừa mềm dẻo tạo cơ hội cho anh Hữu sửa chữa những hành vi lệch chuẩn
của mình và hiểu được nguyên nhân của vấn đề giữa hai vợ chồng anh chị.
Giúp anh Hữu tiếp cận được với luật phòng, chống bạo hành gia đình và
nhân cơ hội này các đồn thể phát huy được vai trị của mình trong cơng tác hịa
giải, can thiệp kịp thời khi có bạo hành gia đình xảy ra.
Hạn chế: Yêu cầu sự khéo léo trong công tác ứng xử của cán bộ đến thăm
hỏi, giúp đỡ nhà anh Hữu để khơng bị mất lịng và giúp anh nhận thức đúng vấn
đề. Đồng thời, mất nhiều thời gian.
4.2. Lựa chọn phương án
Xét mức độ ưu tiên của ba phương án đề xuất em nhận thấy phương án
thứ 3, tức là phương án kết hợp họp gia đình và sự tham gia góp ý kiến của các
đồn thể ở chính quyền địa phương là tối ưu nhất trong việc giải quyết bạo hành
ở gia đình nhà chị Hiền. Phương án này vừa hợp tình, vừa hợp lý lại có tính răn
đe và sức lan tỏa cao. Vừa giúp gia đình chị Hiền giải quyết được vấn đề lại vừa
10


có sức lan tỏa ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức của người dân địa phương,
giúp họ nhận thức đúng hơn về bạo hành gia đình để người dân có những kiến
thức và kỹ năng riêng, những kinh nghiệm nhất định để giải quyết vấn đề gia
đình của mình ở mức độ nào đó. Do vậy em sẽ chọn phương án này để xây dựng
kế hoạch xử lý tình huống bạo lực xảy ra tại phường An Khê mà cụ thể là vụ
việc nhà bà Lê Thị Hiền.

5. Tổ chức thực hiện phương án

T
T

Nội dung

Ngày
3/6/2019

01

02

Thời gian

Làm
với
Hiền

5/6/2019
việc –
chị 8/6/2019

03

09/6/2019

04


Chọn địa 12/6/2019
điểm hịa
giải

Chủ thể
thực hiện

Ghi chú

Nói chuyện về việc xảy ra từ khi
Đại
diện xảy ra bạo lực đến hết ngày
CLB Nông 2/6/2019, phân tích cho chị biết về
dân
với việc mình đang bị bạo hành đồng
pháp luật
thời đề nghị chị phối hợp với cơn
quan chức năng để giải quyết.
Đại
diện
CLB Nông
dân
với
pháp luật
phối hợp
cùng cán
bộ hịa giải
cơ sở

Đem các văn bản pháp luật có liên

quan đến bạo lưc gia đình cùng
những vụ việc có liên quan đã
được giải quyết trong thời gần gần
đây (nếu có), đồng thời lập kế
hoạch phối hợp cùng gia đình chị
Hiền để tổ chức Hịa giải.

Đại
diện
CLB Nơng
dân
với
pháp luật
phối hợp
cùng cán
bộ hịa giải
cơ sở

Mời chị Hiền đến phịng tiếp cơng
dân để bàn bạc các bước trước khi
mời anh Hữu đến, xác định thành
phần mời dự hòa giải lên danh
sách cả các tổ chức lẫn gia đình
hai bên. Xác định ngày tiến hành
hịa giải

Đại
diện Tham mưu chọn địa điểm, mời
CLB Nông các thành phần có liên quan, CLB
dân

với Nơng dân với pháp luật cử người
11


pháp
phối
cùng
bộ hòa
cơ sở

luật động viên tư tưởng anh Hữu để
hợp buổi hòa giải được tiến hành tốt
cán đẹp.
giải
Anh Hữu sẽ được nghe tất cã tâm
tư tình cảm của chị Hiền, của đại
diện 2 bên gia đình, của các ngành
đồn thể, đại diện CLB Nông dân
với pháp luật sẽ thông báo sơ bộ
những văn bản pháp luật có liên
quan đến thực trạng của anh Hữu.

05

06

Tiến hành
13/6/2019
cuộc họp


Đại
diện
CLB Nông
dân
với
pháp luật
phối hợp
cùng cán
bộ hịa giải
cơ sở, các
ngành có
liên quan,
đại diện hai
bên
gia
đình

13/6/2019

30/6/2019

Đại
diện
CLB Nơng
dân
với
pháp luật
phối hợp
cùng cán
bộ hòa giải

cơ sở

Theo dõi

12

Tổng hợp các ý kiến đóng góp,
củng như những văn bản có liên
quan đến vụ việc của anh Hữu,
Phân tích cho anh Hữu thấy rõ
hành vi sai trái của mình (đánh
đập, chửi vợ vơ cớ, uống rượu,
đánh bạc …), xác lập biên bản
đồng thời đồng thời cho anh Hữu
hứa sẽ khơng tái phạm nếu có sẽ
xử theo pháp luật hiện hành, các
hội đồn thể có liên quan tuyên
truyền vận động anh Hữu vào các
tổ chức xã hội để dần dần từ bỏ
thói quen cờ bạc rượu chè. Đồng
thời chị Hiền củng phối hợp thực
hiện những yêu cầu hợp pháp từ
anh Hữu nhằm mục đích cải thiện
mối quan hệ vợ chồng củng như
cách ứng xử và những hiểu lầm
khơng đáng có từ anh Hữu
Theo dõi anh Hữu có thực hiện
đúng cam kết hay khơng, động
viên chị Hiền tiếp tục thực hiện tốt
chức năng nhiệm vụ của người vợ

để giữ gia đình ngày một êm ấm
và hạnh phúc


KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN
1, Kiến nghị
Theo báo cáo của Tòa án nhân dân Tối cao, từ 1/7/2008 đến 30/9/2017,
trong số 1.220.163 vụ ly hơn Tịa đã giải quyết thì có 1.050.687 vụ xuất phát từ
nguyên nhân BLGĐ. Những con số nêu trên nói lên tình trạng BLGĐ hiện nay
là đáng báo động qua đó em đề xuất một số kiến nghị như sau:
Tăng cường sự tham gia của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức
chính trị, xã hội, ban ngành của các địa phương vào cơng tác phịng chống
BLGĐ; xây dựng thiết chế gia đình phát triển bền vững. Vấn đề BLGĐ chỉ giảm
khi ý thức cộng đồng được nâng lên. Chính vì vậy, Nhà nước cần có chính sách
cụ thể bảo vệ phụ nữ, trẻ em. Bên cạnh đó, cần có hình thức trừng trị nghiêm
khắc đối với những người gây ra bạo lực trong gia đình.
Quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: có thể
thấy vai trị, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong phịng,
chống BLGĐ cịn rất mờ nhạt, mà ngun nhân chính là do các cơ quan này
chưa thật sự ý thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác này, cũng như
trách nhiệm, nghĩa vụ đã được pháp luật quy định cho họ. Trong khi đó, pháp
luật về phịng, chống BLGĐ cũng chưa có một quy định chặt chẽ để ràng buộc
trách nhiệm của các cơ quan này.
Tăng cường công tác tun truyền giáo dục, truyền thơng về giới, bình
đẳng và hịa nhập giới. Có thể tổ chức các hình thức truyền thơng rộng rãi dưới
nhiều hình thức cho cán bộ lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể, các báo cáo viên từ
đó truyền thơng xuống hộ gia đình và phụ nữ. Nội dung của các buổi tuyên
truyền có thể nói về bình đẳng giới và tình hình bạo lực ở Việt nam cũng như
trên thế giới; nguyên nhân, hậu quả của BLGĐ; các hoạt động của của Liên hiệp
quốc, chính phủ, phong trào phụ nữ quốc tế và các lực lượng tiến bộ trong việc

ngăn chặn BLGĐ và tuyên truyền; giáo dục pháp luật Việt Nam đối với việc xử
lý các trường hợp có hành vi BLGĐ.
13


Trong xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến tình trạng bất bình
đẳng giới, phụ nữ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi. Tư tưởng trọng nam, khinh nữ
vẫn cịn phổ biến ở nhiều địa phương. Có rất nhiều cơng việc trong gia đình mà
đáng lý cả 2 vợ chồng phải cùng gánh vác, nhưng do tính gia trưởng, định kiến
giới mà người đàn ông, người chồng như đứng ngồi cuộc, họ tự cho đó là cơng
việc của vợ. Nếu người vợ khơng hồn thành được thì họ tự cho mình “có
quyền” trách móc, sỉ nhục, thậm chí là đánh đập.
2. Kết luận
Một trong những hiện tượng đáng lo ngại nhất của tình trạng khủng hoảng
trong các gia đình hiện nay là tình trạng BLGĐ. Bước sang thế kỷ 21, BLGĐ
vẫn lan rộng và trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới và ở Việt Nam. Điều này đặt ra cho xã hội văn minh nhiệm vụ cấp
bách – tìm ra những giải pháp hữu hiệu khắc phục và đi đến xóa bỏ hồn tồn
hiện tượng này.
BLGĐ diễn ra với những hình thức mn màu mn vẻ. Đó có thể là bạo
lực vật chất hay tinh thần; bạo lực bằng vũ lực hay ngôn từ; bạo lực của người
lớn đối với người nhỏ hơn hay ngược lại… Đằng sau những tệ nạn xã hội đó có
thể là những lý do sâu xa như trình độ văn hóa thấp, tình trạng kém hiểu biết về
pháp luật hay tư tưởng trọng nam kinh nữ còn quá nặng nề… mà bản thân
những người trong cuộc cũng chưa nhận thức được.
BLGĐ đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước hết là vi
phạm nghiêm trọng đến quyền con người, đến danh dự, nhân phẩm và tính mạng
của mỗi cá nhân, làm xói mịn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng
đến thế hệ tương lai. Ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vi BLGĐ mà
khi còn nhỏ, chúng được chứng kiến, đang là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự

bền vững của gia đình Việt Nam.
BLGĐ dù ở bất kỳ hình thức nào cũng để lại những tác động tiêu cực đến
sức khỏe về thể chất, tinh thần không chỉ của nạn nhân mà cịn thành viên khác
trong gia đình; tác động tiêu cực đến lực lượng lao động, hoạt động kinh tế.
BLGĐ đặt ra yêu cầu trợ giúp vào bảo vệ nạn nhân.
14


Để góp phần ngăn chặn BLGĐ, cần phải tuyên truyền sâu rộng về luật
pháp, xây dựng mơ hình phịng chống BLGĐ ở địa phương, làm cho mỗi gia
đình hiểu rõ vai trị, trách nhiệm của mình để xây dựng gia đình ấm no, hạnh
phúc, bền vững. Cần xem đây là trách nhiệm của tồn xã hội chứ khơng của
riêng ai./.

15



×