Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Tìm hiểu mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt số 18, moshav faran, arava, israel của ông ben david boaz

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.8 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

VŨ VĂN HIỆP
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU MƠ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA NÔNG TRẠI TRỒNG ỚT NGỌT SỐ 18,
MOSHAV FARAN, ARAVA, ISRAEL CỦA ÔNG BEN
DAVID BOAZ

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2015 – 2019


Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương

Thái Nguyên, năm 2020
i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển Nơng thơn, Phịng Đào tạo trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị
kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn Trung Tâm Đào Tạo và phát triển quốc tế
trường Đại học Nông Lâm (ITC), trung tâm Arava International Center for
Agriculture Training (AICAT) đã giúp đỡ em trong suốt quá trình em học tập và
nghiên cứu để em hoàn thành đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ông chủ nông trại Ben David Boaz, công nhân,
những người bạn cùng nông trại và trên trường học đã giúp đỡ để em thực hiện
tốt đề tài này.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.S Nguyễn Thị
Hiền Thương, đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình để em hồn thiện khóa luận này.
Do thời gian và năng lực cịn hạn chế, khóa luận khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên có những ý kiến
đóng góp để đề tài hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày ... tháng .... năm 20....
TÁC GIẢ

Vũ Văn Hiệp


ii


MỤC LỤC
Trang bìa........................................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT...........................................................vii
Phần 1: MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát...................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện..............................................................4
1.3.1. Nội dung thực tập........................................................................................4
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập.......................................................................7
Phần 2: TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP................................................8
2.1. Mơ tả tóm tắt về cơ sở thực tập......................................................................8
2.1.1. Những thông tin khái quát về nông trại của ông Ben David Boaz.............8
2.1.2. Mơ hình tổ chức mơ hình sản xuất kinh doanh của nông trại.....................8
2.2. Mô tả công việc tại nông trại nơi thực tập................................................... 10
2.3. Những quan sát, trải nghiệm được trong quá trình thực tập........................12
2.3.1. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của nơng trại...............12
2.3.2. Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của nông trại............................. 16
2.3.3. Đánh giá kỹ thuật công nghệ được áp dụng trong sản xuất của nông trại 20


2.3.4. Quy trình kỹ thuật trồng ớt ngọt học được từ trải nghiệm tại nơng trại....24
2.3.5. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông trại................................26
2.3.6 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trại............................... 28
iii


2.3.6.1. Chi phí xây dựng và trang thiết bị cơ bản của nông trại:.......................28
Phần 3: Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP...................................................................33
3.1. Giá trị cốt lõi của ý tưởng............................................................................ 33
3.2. Khách hàng.................................................................................................. 33
3.3. Hoạt động chính...........................................................................................35
3.4. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận.........................................................37
3.5. Phân tích thể mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ....................................... 41
3.6. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng/dự án và biện pháp giảm
thiểu rủi ro...........................................................................................................42
3.7. Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện.........................43
Phần 4: KẾT LUẬN............................................................................................45
4.1. Các chi tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ớt của nơng trại ƠNG BEN DAVID

BOAZ..................................................................................................................45
4.2. Các kết quả dự kiến đạt được của dự án kinh doanh:.................................. 46

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nội dung công việc được giao tại nông trại nơi thực tập...................11
Bảng 2.2. Kế hoạch tiến độ sản xuất cụ thể của nông trại..................................17
Bảng 2.3. Chi phí xây dựng cơ bản của nơng trại...............................................28
Bảng 2.4. Chi phí hàng năm của nơng trại..........................................................30

Bảng 2.5. Sản lượng và doanh thu của ớt........................................................... 31
Bảng 2.6. Hiệu quả sản xuất ớt trên 1 ha của nông trại năm 2018- 2019...........32
Bảng 3.1: Chi phí xây dựng cơ bản của chăn ni gà.........................................38
Bảng 3.2: Chi phí xây dựng cơ bản của trồng chanh đào................................... 38
Bảng 3.3. Chi phí dự tính giống gà ban đầu:...................................................... 39
Bảng 3.4. Chi phí dự tính giống chanh đào ban đầu:..........................................39
Bảng 3.5.Chi phí hàng năm cho chăn ni gà.................................................... 39
Bảng 3.6. Doanh thu của nông trại từ chăn ni gà............................................40
Bảng 3.7. Chi phí hàng năm cho trồng chanh đào..............................................40
Bảng 3.8. Doanh thu của nông trại từ chanh đào................................................41
Bảng 3.9. Bảng phân tích SWOT........................................................................41
Bảng 3.10. Những rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro....................................42

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Tổ chức của nông trại.......................................................................... 9
Sơ đồ 2.2. Dây chuyền phân loại bán tự động.................................................... 22
Sơ đồ 2.3. Dây chuyền phân loại ớt tự động.......................................................22
Sơ đồ 2.4. Kênh tiêu thụ của nông trại................................................................27

vi


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt


1

BVTV

2

GAP

3

GO

4

GTSX

5

TSCĐ

vii


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp nhỏ bé, lạc hậu.
Sau gần 30 năm đổi mới và phát triển, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Năm 2017, kinh tế Việt Nam đã có bước đột phá với mức

tăng trưởng GDP 6,81% cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây (Theo nguồn
tapchicongsan.org.vn). Đóng góp vào sự thành cơng đó, ngành nơng nghiệp
chiếm 15, 34% trong tổng GDP của cả nước, phát triển theo hướng của nền nơng
nghiệp hàng hóa, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực. Tuy nhiên,
trong xu hướng tồn cầu hóa ngày càng mở rộng, mức độ hội nhập càng sâu, nếu
khơng có những bước tiến mới, nơng nghiệp nước ta sẽ dễ dàng bộc lộ những
điểm yếu trong sự cạnh tranh của thị trường. Trong cơ cấu ngành nơng nghiệp,
mặc dù đã có sự chuyển dịch, song sự chuyển dịch còn chưa cao, ngành trồng
trọt vẫn là ngành chủ đạo. Bên cạnh đó, chăn ni mới chỉ chiếm khoảng hơn
1/4 trong cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp, dịch vụ nơng nghiệp vẫn cịn khá
yếu. Như vậy, có thể nhận thấy hạn chế lớn nhất của ngành nông nghiệp là việc
chuyển dịch cơ cấu ngành còn chậm, điều này phản ánh khả năng khai thác tài
nguyên kết hợp với khoa học - cơng nghệ trong sản xuất cịn hạn chế, khiến cho
GTSX của ngành còn thấp, chưa tạo nên bước đột phá trong sản xuất và xuất
khẩu nông sản.
Những hạn chế của nơng nghiệp Việt Nam cần có các giải pháp phù hợp
và được thực hiện đồng bộ để được khắc phục, và đặc biệt cần học hỏi kinh
nghiệm của các các quốc gia có nền nơng nghiệp tiên tiến hàng đầu như khu vực
Trung Đông hay Tây Âu, phải kể đến đầu tiên đó là quốc gia Israel. Đây là một
trong những nước hàng đầu thế giới về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao
vào sản xuất nông nghiệp đáng học hỏi.
Israel là một trong những quốc gia hạn hán, khơ cằn nhất thế giới. Israel
có diện tích khiêm tốn, chỉ 22.072 km 2 tương đương với tỉnh Nghệ An của Việt
Nam. Bất chấp điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, Israel vẫn phát triển nông nghiệp
1


một cách thần kỳ. Quốc gia này dường như hội tụ tất cả những yếu tố bất lợi để
làm nông nghiệp, xong Israel đã tự cung cấp cho mình đến 95% lượng lương
thực thực phẩm, và đóng góp khơng nhỏ vào GDP của đất nước này. Điều kì

diệu ở đất nước này là khí hậu vơ cùng khắc nghiệt, càng thiếu nước, Israel càng
ứng xử thơng minh với nước. Chính phủ xây dựng một bộ luật quản lý mức tiêu
thụ nước ngọt và đầu tư hệ thống xử lý nước thải thuộc hàng hiện đại nhất thế
giới với tỷ lệ tái chế lên tới 75%. Trở thành một nước xuất khẩu lớn của thế giới
về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ cao trong nông nghiệp. Mỗi năm,
Israel xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD nông sản. Từ nhiều năm nay, Israel vững vàng
ở ngôi vị nhà cung cấp nông sản số một cho Liên minh châu Âu (EU).
Trong quá trình thực tập nghề nghiệp tại Israel, được tiếp cận và học hỏi
thực tế một nền nông nghiệp công nghệ cao từ nông trại trồng ớt số 18, Moshav
Faran, Arava, Israel ông Ben David Boaz đã giúp em củng cố thêm về chuyên
môn và trưởng thành hơn về nhận thức. Tuy nhiên, một vấn đề em rất muốn làm
rõ là ngồi cơng nghệ tiên tiến thì các yếu tố con người, cách thức tổ chức có
ảnh hưởng như thế nào đến sự thành công trong sản xuất nông nghiệp tại nơng
trại trồng ớt số 18, moshav Faran, Arava nói riêng và nên nơng nghiệp Israel nói
chung. Xuất phát từ vấn đề quan tâm trên của bản thân và được sự nhất trí của
khoa KT&PTNT đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Th.S Nguyễn Thị
Hiền Thương, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu mơ hình tổ chức sản
xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt số 18, Moshav Faran, Arava, Israel của
ông Ben David Boaz”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Thông qua nghiên cứu thực tế, học tập và trải nghiệm tại nông trại trồng
ớt số 18, moshav Faran, Arava, Israel của ông Ben David Boaz giúp người học
tăng cường hiểu biết, có kinh nghiệm về mơ hình tổ chức sản xuất kinh doanh tại
nông trại, rèn luyện những kỹ năng chuyên môn và tăng cường ý thức kỷ luật
trong lao động. Ngoài ra, người học cịn đánh giá được những thành cơng và hạn
chế của nơng trại, phân tích để làm rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc
2



phát triển kinh tế nông trại nơi thực tập. Qua đó, có thêm cơ sở lý luận và thực
tiễn nhằm đề xuất được các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh nông trại tại Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn
-

Đánh giá được thực trạng hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh từ thực

tế hoạt động của nông trại trồng ớt số 18, moshav Faran, Arava.
- Phân tích đánh giá được về thực trạng các nguồn lực cần thiết cho
hoạt
động sản xuất kinh doanh của nông trại.
-

Học tập được các kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc tại một nông trại

công nghệ cao của một đất nước có nền nơng nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.

-

Rút ra được những bài học kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh

từ thực tế trải nghiệm tại nông trại.
-

Đề xuất một được số giải pháp về mặt tổ chức sản xuất kinh doanh quy

mô nông trại trong phát triển nông nghiệp tại Việt Nam những năm tới.
1.2.2.2. Về thái độ


-

-

Tạo mối quan hệ thân thiện, hịa nhã với mọi người trong nơng trại.

-

Có trách nhiệm và nghĩa vụ hồn thành tốt mọi cơng việc được giao.

Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người trong

nơng trại để hồn thành tốt các cơng việc chung bên cạnh đó cũng tự khẳng định
được năng lực của một thực tập sinh Việt Nam.
1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
* Kỹ năng sống
-

Biết thích nghi với cuộc sống của một nền văn hóa khác, sống hịa đồng,

vui vẻ và tơn trọng sự khác biệt của mọi người tại nông trại nơi thực tập.
-

Xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, sự cộng tác chia sẻ hỗ trợ với

chủ nông trại và những người lao động trong nông trại nơi thực tập.
- Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác
- Giao tiếp ứng xử trung thực, lịch sự nhã nhặn, luôn giữ thái độ khiêm
nhường và cầu thị.

3


* Kỹ năng làm việc
-

Biết cách tổ chức, thực hiện các công việc tại nông trại theo kế hoạch,

khoa học và chuyên nghiệp. Tuân thủ giờ giấc hoạt động của nơng trại.
-

Có được khả năng quan sát, theo dõi những vấn đề phát sinh để cùng với

ông chủ, người quản lý nơng trại có biện pháp can thiệp kịp thời hạn chế thiệt hại.

-

Thông qua hoạt động thực tế tại nông trại tạo cho sinh viên tác phong

nhanh nhẹn, tự chịu trách nhiệm và chịu được áp lực cao trong công việc.
-

Học hỏi và thực hành tỉ mỉ các công việc kỹ thuật đã được giao, sinh

viên nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các kỹ thuật trồng trọt
nói chung và trồng ớt nói riêng tại nơng trại.
- Có khả năng quản lý cơng việc và làm việc nhóm hiệu quả.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
-


Tìm hiểu hệ thống tổ chức sản xuất của nông trại trồng ớt số 18,

moshav Faran, Arava, Israel, của ông Ben David Boaz.
- Tham gia vào hoạt động sản xuất tại nơng trại.
-

Phân tích việc quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực cho sản xuất tại

nông trại trồng ớt số 18, moshav Faran, Arava, Israel.
-

Phân tích thuận lợi khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản

xuất của nơng trại.
-

Đánh giá việc ứng dụng những kỹ thuật công nghệ đã được áp dụng

trong sản xuất kinh doanh nông trại trồng ớt số 18, moshav Faran, Arava, Israel.
-

Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt số 18,

moshav Faran, Arava, Israel và bước đầu phân tích thị trường đầu ra.
- Bước đầu đề xuất một ý tưởng khởi nghiệp cho bản thân.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn

đề nghiên cứu của đề tài đã được cơng bố chính thức trên các trang thông tin
4


mạng, tài liệu học tập liên quan trong quá trình thực tập tại nông trại, thu thập số
liệu qua sách báo,...
* Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ nông trại của ông Ben David
Boaz trên địa bàn nghiên cứu thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn nông trại. Để
thu thập số liệu sơ cấp, khóa luận sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ nông trại:
Điều tra những thơng tin cơng nhân tình hình cơ bản của nơng trại như:
Họ tên, tuổi, giới tính, số điện thoại, diện tích, các loại cây trồng, sản lượng,..
Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nơng trại như:
Tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị. Các yếu tố sản
xuất như: Vốn sản xuất, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường.
+ Phương pháp tiếp cận có sự tham gia:
Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của nông trại như: Dọn dẹp, làm
đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, phân loại và đóng gói sản phẩm. Từ đó đánh giá
được những thuận lợi, khó khăn mà nơng trại gặp phải trong q trình phịng
bệnh cho cây trồng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trại.
+ Phương pháp quan sát:
Tiến hành quan sát trực tiếp nông trại, cách quản lý điều hành, kỹ thuật
sản xuất khi tham gia các hoạt động trồng, chăm sóc, thu hoạch cây trồng của
nơng trại nhằm có cái nhìn tổng quát về nông trại, đồng thời cũng là những tư
liệu để kiểm tra chéo thông tin nhằm đảm bảo độ chính xác.
+ Phương pháp thảo luận:
Cùng với chủ nơng trại, người quản lý thảo luận về những vấn đề phát
sinh, những điểm chưa rõ trong quá trình sản xuất của nơng trại. Ngồi ra, việc
thảo luận để học hỏi, chia sẻ giữa những người lao động tại nông trại giúp gắn

kết và tăng hiểu biết về nhau và về nơng trại.
1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin

5


*

Phương pháp xử lý thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập được tổng

hợp, đồng thời được xử lý thơng qua chương trình Excel. Việc xử lý thơng tin là cơ

sở cho việc phân tích.
*

Phương pháp phân tích thơng tin: Tồn bộ số liệu thu thập được tổng

hợp, tính tốn từ đó phân tích hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết
quả sản xuất kinh doanh của nơng trại (vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý).
Hạch toán các khoản chi, các khoản thu của nông trại làm cơ sở cho việc đưa ra
những nhận định, kết luận, bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của kinh tế
nông trại.
* Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của nông trại như: giá trị
sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là:
+ Giá trị sản xuất (Gross Output): là giá trị bằng tiền của sản phẩm sản xuất
ra

ở nông trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường
sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản lượng của từng

sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm. Chỉ tiêu này được tính như sau:
GO = ∑ Pi.Qi
Trong đó:
GO: giá trị sản xuất
Pi: giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i
Qi: lượng sản phẩm thứ i
+

Chi phí trung gian (Intermediate Cost) là tồn bộ các khoản chi phí vật

chất bao gồm các khoản chi nguyên vật liệu, giống, chi phí dịch vụ th ngồi.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
IC = ∑ Cij
Trong đó:
IC: là chi phí trung gian
Cij: là chi phí thứ i cho sản phẩm thứ j
+ Giá trị gia tăng (Value Added) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho
các ngành sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:
6


VA=GO–IC
Trong đó:
VA : giá trị gia tăng
GO: giá trị sản xuất
IC : chi phí trung gian
* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
+ GO/IC
+ VA/IC
+ VA/GO

* Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường
thẳng:

+

Khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị của TSCĐ bị hao mịn trong q trình

sản xuất ra sản phẩm phải được trích rút để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm
và được xác định theo công thức.
Nguyên giá tài sản cố định
Mức trích khấu hao hàng năm =
Thời gian trích khấu hao
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
-

Thời gian: Từ ngày 25/07/2018 đến ngày 18/06/2019.

Địa điểm: Nông trại trồng ớt số 18, moshav Faran, Arava, Israel, Israel

của ông Ben David Boaz.

7


Phần 2
TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập
2.1.1. Những thơng tin khái quát về nông trại của ông Ben David Boaz
- Tên cơ sở thực tập: Nông trại số 18, Movshap Paran, Arava, Israel
- Địa chỉ: Nông trại số 18, Movshap Paran, Arava, Israel

-

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Nông trại trồng và kinh doanh các sản

phẩm về ớt đỏ.
- Bộ máy tổ chức: Người chủ nông trại, 2 người quản lý và 12 cơng
nhân.
2.1.2. Mơ hình tổ chức mơ hình sản xuất kinh doanh của nông trại
Trong sản xuất kinh doanh cần xây dựng rõ được mơ hình tổ chức sao cho
phù hợp nhất, để mỗi bộ phận của tổ chức phát huy tốt trách nhiệm của mình
trong cơng việc. Trong một tổ chức mọi công việc cần được phân công rõ ràng,
cụ thể để khi tiến hành công việc sẽ đạt hiệu quả cao tránh trường hợp đùn đẩy
trách nhiệm trong nội bộ.
Tại nông trại của ông Ben David Boaz gồm 14 nhân sự trong đó có 2 người
quản lý, 12 công nhân (05 công nhân Thái Lan, 03 sinh viên Myanmar và 04 sinh
viên thực tập của Việt Nam). Cách thức tổ chức tại nông trại theo sơ đồ sau:

8


Chủ nông trại
(1)

Người quản lý
(2)

Công nhân
(12)

Công nhân người

Thái Lan: (5)
Sơ đồ 2.1. Tổ chức của nông trại
-

Người chủ nông trại: Là nhà đầu tư, người lãnh, chỉ đạo và giám sát

mọi hoạt động của nông trại. Chủ nông trại bàn bạc kế hoạch công việc tại nông
trại với những người quản lý, không trực tiếp hướng dẫn công việc cho từng
người cơng nhân. Chủ nơng trại chủ động đi tìm kiếm thị trường, ký kết các hợp
đồng giao dịch mua bán với các công ty, các siêu thị bán lẻ hoặc hợp tác với các
chủ nông trại khác thành một nhóm để cùng nhau bán nơng sản.
-

Người quản lý: Có trình độ ngoại ngữ tốt, trung thực; có hiểu biết về hệ

thống nhà lưới, nhà kính và hệ thống tưới nhỏ giọt để khắc phục khi có sự cố.
Biết vận hành máy móc, trang thiết bị kĩ thuật trong sản xuất, thu hoạch, phân
loại, đóng gói.
Là người được người chủ tin tưởng giao nhiệm vụ quản lý các công việc
trong nông trại, quản lý công nhân. Cùng chủ bàn bạc về các công việc cần làm
trong từng giai đoạn, đồng thời cố vấn các biện pháp sản xuất hiệu quả.
Người quản lý có trách nhiệm phân cơng, báo cáo lại tình hình cơng
việc của mỗi cơng nhân và tiến độ công việc hàng ngày cho người chủ. Đồng 9


thời là người thông báo các kế hoạch và công việc của người chủ đến với từng
công nhân. Người quản lý chịu tồn bộ trách nhiệm về tiến độ cơng việc hàng
ngày được người chủ giao.
-


Công nhân và thực tập sinh: Đi làm theo sự phân cơng và hồn thiện

cơng việc theo yêu cầu của người quản lý. Trong quá trình làm việc phải nắm
được nội dung từng cơng việc cụ thể. Cơng nhân cần phải có sự trung thực, hăng
hái và chăm chỉ trong mọi cơng việc để hồn thành tốt công việc được bàn giao
trong khoảng thời gian quy định.
Q trình trải nghiệm tại nơng trại, xét về mặt tổ chức sản xuất kinh
doanh của họ bản thân em thấy rằng, để mọi công việc diễn ra đúng kế hoạch và
đạt hiệu quả thì cần chú ý những điểm sau:
+ Mọi công việc của nông trại đều được lập kế hoạch từ trước cụ thể, đi
cùng với kế hoạch là công tác chuẩn bị chi tiết, đầy đủ các yếu tố nguồn lực như:
tài chính, máy móc, vật tư và đặc biệt là con người.
+

Chủ nông trại thường xuyên trao đổi với người quản lý về các hoạt động

của nơng trại. Trên cơ sở đó, những người quản lý chủ động trong điều hồnh
mọi cơng việc tại nơng trại và chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng.
+ Có sự phân cơng, phân cấp và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đối
tượng
lao động tại nông trại hàng ngày, hàng tuần.
+ Người lao động tại nông trại được quan tâm chu đáo về đời sống, nhưng
trong công việc đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm kỷ luật lao động và có chế độ
thưởng phạt rất rõ ràng dựa trên kết quả cơng việc được giao.
+ Tinh thần đồn kết, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ nhau vì mục tiêu hiệu quả
tốt nhất cho nông trại giữa những người lao động là một trong những yếu tố đảm
bảo tiến độ và chất lượng công việc.
2.2. Mô tả công việc tại nông trại nơi thực tập
Thời gian học tập và trải nghiệm tại đất nước Israel từ ngày 25/07/2018
đến ngày 18/06/2019 được chia ra làm hai phần:

- Phần 1: Học tập, nghiên cứu và tìm hiểu về đất nước và con người, về
nông nghiệp của Israel:
10


+
Học tập trên lớp về lịch sử hình thành và phát triển đất nước Israel, về
tổ chức quản lý kinh tế, về marketing, về kỷ luật lao động,…
+ Tham quan các địa danh nổi tiếng của đất nước Israel.
+
Thăm quan các trung tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp, các mơ
hình nơng nghiệp cơng nghệ cao như: Trung tâm nghiên cứu giống mới, lai tạo
giống cây trồng; trung tâm nghiên cứu công nghệ tưới tiết kiệm nước,… thăm
quan một số nông trại công nghệ cao.
+
Tiếp cận trao đổi học hỏi cùng với các Thầy cô giáo, các nhà khoa học,
các chuyên gia, các nhà quản lý nông nghiệp.
- Phần 2: Học tập, trải nghiêm thực tế tại nông trại số 18 của ông Ben
David Boaz, Paran, Arava, Israel. Đây là giai đoạn thực tập sinh được trải
nghiệm thông qua thực tế tham gia các hoạt động tại nông trại. Trước khi tham
gia thực hiện các công việc tại nông trại, các thực tập sinh được bố trí nơi ăn ở,
giới thiệu về nông trại và hướng dẫn những kiến thức và kỹ năng cơ bản. Công
việc cụ thể tùy thuộc vào từng nông trại, vào sự phân công của người quản lý
nông trại. Công việc cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Nội dung công việc được giao tại nông trại nơi thực tập
Giai
đoạn
1

2


nhỏ giọt, tạo lỗ và trồ

3


phân bón,…

4 Tham gia thực hiện k

sử dụng các cơn trù

ích (Bio) phục vụ sản
ớt ngọt.
5 Tham gia vào việc

hoạch ớt ngọt và phân
đóng gói ớt ngọt.

6 Tham gia thu dọn nô
.

sau thu hoạch.

2.3. Những quan sát, trải nghiệm được trong quá trình thực tập
2.3.1. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của nông trại
Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nông trại, người chủ phải
luôn biết cách quản lý tốt nhất các nguồn lực hiện có của mình một
cách hợp lý nhất. Sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả để có
thể phát huy được tất cả tiềm năng trong sản xuất kinh doanh. Chủ

trang trại luôn biết cách tận dụng những lợi thế so 12


sánh, những nguồn lực của xã hội, những hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nước một cách
triệt để.

Nguồn lực
chủ yếu
Nguồn tài
chính

Quản lý
nguồn
nhân lực


Nguồn
năng
lượng

Quản lý
đất đai

Kĩ thuật
cơng nghệ

Trang
thiết bị
máy móc



Hệ thống
tứới tiêu

Tận dụng
được các
chính
sách hỗ
trợ của
Nhà nước


những bài học kinh nghiệm sau:
+

Quản lý và sử dụng các nguồn lực của mỗi nông trại cho

sản xuất phải cụ thể, chi tiết và bám sát vào quy hoạch, kế hoạch
quản lý và sử dụng nguồn lực chung của nhà nước.
+

Khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến áp dụng cho sản

xuất đều được nhà nước tổ chức triển khai thực hiện hoặc hợp
đồng đặt hàng với các công ty, các trung tâm nghiên cứu, các nhà
khoa học. Các chủ nơng trại được khuyến khích áp dụng và được
chuyển giao khi có nhu cầu như: Giống mới, phân bón, cơng nghệ
tưới tiết kiệm nước, nhà lưới nhà kính, hệ thống tận dụng năng
lượng mặt trời, cơng nghệ phịng trừ sâu bệnh hại, công nghệ làm
đất, thu hoạch,…

+ Những khâu khó khăn bản thân nơng trại khó thực hiện
đều được nhà nước giúp đỡ như: Rà phá bom mìn, san đầm đất
tạo mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ sở như đường điện, đường ống
cấp nước, giao thông và vốn vay ưu đãi.
+

Bản thân mỗi nông trại cần phải nỗ lực và có ý thức trong

việc quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình và
của quốc gia sao cho tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất.
+

Trong sử dụng nguồn lực con người cần có kế hoạch

công việc cụ thể, phân công, giao trách nhiệm và hướng dẫn chi
tiết. Có chế độ khuyến khích sự chăm chỉ, sáng tạo đi cùng với
chế tài phạt tài chính khi khơng hồn thành cơng việc do lỗi chủ
quan của người lao động.
+

Nhân sự trong nông trại được tổ chức thành từng nhóm,

tự giám sát, hướng dẫn và giúp đỡ nhau trong cơng việc.
2.3.2. Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của nông trại
Kế hoạch công việc, kế hoạch tài chính và nhân sự của nơng trại được xây
dựng bám sát vào kế hoạch tiến độ sản xuất kinh doanh cụ thể của nông trại.
16


Bảng 2.2. Kế hoạch tiến độ sản xuất cụ thể của nông trại.

Thời gian

Từ tháng 6 – 7

Tháng 8

Tháng 9 -10

Tháng 11

Tháng 12
Tháng 1 năm sau
Tháng 2 – 3
năm sau
Tháng 4 năm sau
Tháng 5- 6
năm sau
(Nguồn: Kế hoạch sản xuất của nông trại 2018-2019) Khoảng thời gian từ tháng
6- tháng 7 là khoảng thời gian nóng nhất trong năm, nên người ta chọn tiến hành
ủ nhiệt đất trồng bằng ni lơng để xử lý cỏ, sâu
bệnh có trong đất từ vụ trước.


17


×