Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu đánh giá thực thi chính sách tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ THÚY THẢO

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC THI CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG VÀ PHÁT TRIỂN
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ THÚY THẢO

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC THI CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chun ngành: Chính sách cơng và phát triển
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG VÀ PHÁT TRIỂN
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN SONG TÙNG



XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của ngƣời
khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo
đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách
báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thuý Thảo


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chƣơng trình khóa học và đề tài luận văn, ngoài sự nỗ
lực của bản thân, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các giảng viên,
chuyên viên Khoa Kinh tế phát triển - Trƣờng ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội
cùng các giảng viên đang công tác tại các Khoa, Viện và các cơ quan, tổ chức
ngoài Trƣờng ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội tham gia giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ giảng viên, chuyên viên các Khoa,
Viện và phòng đào tạo - Trƣờng ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội đã tạo mọi điều

kiện tốt nhất về thời gian, cơ sở vật chất, hỗ trợ nhiệt tình để học viên hồn
thành khóa học và thực hiện đề tài luận văn.
Đặc biệt, tơi xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn và lời cảm ơn chân thành nhất
tới cô TS Nguyễn Song Tùng. Là giảng viên hƣớng dẫn luận văn, Cơ đã tận
tình chia sẻ kinh nghiệm, hƣớng dẫn phƣơng pháp và hỗ trợ rất lớn cho học
viên từng bƣớc từ lựa chọn đề tài, xây dựng đề cƣơng và hoàn thành các mục
tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và nhất là các
thành viên lớp cao học Chính sách cơng và phát triển đã luôn ủng hộ, đồng
hành và hỗ trợ học viên trong suốt khóa học. Một lần nữa, học viên xin chân
thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2021
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thuý Thảo


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Th Thảo
Chun ngành: Chính sách cơng và phát triển

Mã số: Thí điểm

Niên khóa: 2019 - 2021
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Song Tùng
Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá thực thi chính sách tài chính ứng phó với
BĐKH tại thành phố Cần Thơ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, cùng với các tỉnh khác của ĐBSCL, thành phố Cần

Thơ đang phải chịu những tác động nặng nề do biến đổi khí hậu. Để ứng phó
với BĐKH tại ĐBSCL nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng, trong thời
gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền thành phố đã xây dựng,
ban hành nhiều cơ chế chính sách mang tính đặc thù, gắn kết trực tiếp và gián
tiếp đến tài chính ứng phó BĐKH. Tuy nhiên, dù đã nhận đƣợc sự quan tâm
chỉ đạo từ Chính phủ hằng năm cho cơng tác phịng, chống thiên tai và ứng
phó với BĐKH, nhƣng tình hình nƣớc biển dâng, sạt lở bờ sông, bờ kè, xâm
nhập mặn ở thành phố Cần Thơ vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, gây thiệt
hại lớn về ngƣời và tài sản. Một trong những hạn chế lớn trong thực hiện ứng
phó hiện nay là vấn đề về tài chính. Do đó, việc thực hiện luận văn “Nghiên
cứu đánh giá thực thi chính sách tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu tại
thành phố Cần Thơ” là hết sức cần thiết.
2. Các phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng
Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, thu thập số liệu thứ cấp; phƣơng pháp phỏng
vấn sâu thu thập dữ liệu sơ cấp; phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp đánh giá
chính sách và phƣơng pháp swot phân tích để đánh giá tình hình thực thi chính
sách tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ.


3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn về chính sách tài
chính ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá thực trạng thực thi các chính sách
này và đề xuất giải pháp hồn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tại
thành phố Cần Thơ.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN, THỰC TIỄN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ THỰC THI

CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ................ 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5
1.1.1. Các nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến đề tài..................................... 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc liên quan đề tài.................................. 8
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................... 10
1.2. Cơ sở lý luận, thực tiễn về thực thi chính sách tài chính ứng phó với biến
đổi khí hậu ....................................................................................................... 11
1.2.1. Khái niệm về ứng phó với biến đổi khí hậu .......................................... 11
1.2.2. Khái niệm liên quan đến thực thi chính sách tài chính ứng phó với biến
đổi khí hậu ....................................................................................................... 13
1.2.3. Phân loại chính sách tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu ............... 17
1.2.4. Quy trình thực thi chính sách tài chính ứng phó với BĐKH ................ 18
1.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực thi chính sách tài chính ứng phó với
BĐKH.............................................................................................................. 22
1.2.6. Các tiêu chí đánh giá thực thi chính sách tài chính ứng phó với BĐKH
......................................................................................................................... 24
1.2.7. Kinh nghiệm về thực thi chính sách tài chính cho ứng phó với BĐKH
của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho thành phố Cần Thơ ............ 25
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 40
1.3.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 40
1.3.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu ............................................... 40
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ỨNG
PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................. 42
2.1 Diễn biến của BĐKH tại thành phố Cần Thơ ........................................... 42


2.1.1. Hạn hán và xâm nhập mặn .................................................................... 42
2.1.2. Ngập lụt ................................................................................................. 43
2.1.3. Giơng, lốc xốy ..................................................................................... 43
2.1.4. Xói lở bờ sông ....................................................................................... 44

2.1.5. Lún mặt đất............................................................................................ 44
2.2. Những ảnh hƣởng của BĐKH đến thành phố Cần Thơ ........................... 45
2.2.1. Ảnh hƣởng đến tài nguyên nƣớc ........................................................... 45
2.1.2 Tác động đến sản xuất nông nghiệp ....................................................... 46
2.1.3. Tác động đến nuôi trồng thủy sản ......................................................... 47
2.1.4. Tác động đến dân cƣ và cơ sở hạ tầng .................................................. 47
2.1.5. Tác động đến sức khỏe con ngƣời ........................................................ 48
2.3. Tình hình thực thi chính sách tài chính cho ứng phó với BĐKH ở Việt Nam
......................................................................................................................... 49
2.3.1. Huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH ....................... 49
2.3.2. Phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH ........... 52
2.3.3. Cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát nguồn lực tài chính........................ 53
2.4. Thực thi chính sách tài chính cho ứng phó với BĐKH tại thành phố Cần
Thơ .................................................................................................................. 54
2.4.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách tài chính ứng phó với
BĐKH.............................................................................................................. 54
2.4.2. Phân cơng, phối hợp trong thực thi chính sách tài chính ứng phó với
BĐKH.............................................................................................................. 58
2.4.3. Huy động, phân bổ nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH ........ 61
2.4.4. Kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách tài chính ứng phó với
BĐKH.............................................................................................................. 70
2.5. Đánh giá việc thực thi chính sách tài chính ứng phó với BĐKH tại thành
phố Cần Thơ .................................................................................................... 73
2.5.1. Tính hiệu lực ......................................................................................... 73
2.5.2. Tính hiệu quả......................................................................................... 76


2.5.3. Tính phù hợp ......................................................................................... 78
2.5.4. Tính đồng bộ và đồng hƣớng ................................................................ 79
2.5.5. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực thi chính sách ................. 80

CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC THI CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ .............................................................. 82
3.1. Bối cảnh mới và các vấn đề đặt ra cho việc hồn thiện chính sách ứng
phó với biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ............................................. 82
3.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tài chính ứng phó với
biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ .......................................................... 84
3.3. Giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tài chính ứng
phó với biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ............................................. 85
3.3.1 Nhóm các giải pháp chung ..................................................................... 85
3.3.2. Giải pháp đối với thực hiện tài chính thích ứng phó với BĐKH .......... 85
3.3.3. Giải pháp đối với thực hiện tài chính giảm nhẹ BĐKH........................ 87
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 92


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Nguyên nghĩa

Ký hiệu

1

BĐKH

Biến đổi khí hậu


2

KNK

Khí nhà kính

3

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

4

KT-XH

Kinh tế - xã hội

5

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

6

TN&MT

Tài nguyên và môi trƣờng


7

KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu Tƣ

i


DANH MỤC BẢNG
STT
1

Bảng
Bảng 2.1

2

Bảng 2.2

3

Bảng 2.3

4

Bảng 2.4

5


Bảng 2.5

6

Bảng 2.6

7

Bảng 2.7

Nội dung

Ban hành văn bản chính sách liên quan đến
tài chính cho ứng phó với BĐKH ở thành phố
Cần Thơ
Tổng hợp kinh phí thực hiện nhiệm vụ, dự án
ứng phó BĐKH giai đoạn 2010-2015
Tổng hợp các dự án ứng phó BĐKH tại thành
phố Cần Thơ có sự hỗ trợ kinh phí của quốc
tế giai đoạn 2010-2015
Tổng hợp các dự án trong Hợp phần BĐKH
thuộc CTMT ứng phó với BĐKH và tăng
trƣởng xanh giai đoạn 2016-2020 tại thành
phố Cần Thơ
Cơ cấu nguồn vốn cho ứng phó BĐKH tại
thành phố Cần Thơ 2016-2017
Danh sách 10 dự án có mức chi lớn nhất năm
2016-2017 tại thành phố Cần Thơ
Cơ cấu nguồn vốn cho 10 dự án lớn nhất năm
2016-2017 của Cần Thơ


ii

Trang
58

61
62

64

66
67
69


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

STT
1
2
3

4

Hình
Hình 2.1
Hình 2.2
Biểu đồ 2.1


Biểu đồ 2.2

Nội dung

Các nguồn tài chính có thể huy động cho ứng
phó với BĐKH
Quy trình lập kế hoạch ngân sách cho BĐKH
Vốn đầu tƣ cho BĐKH và TTX theo kế
hoạch trung hạn 2016-2020 của các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long
Các lĩnh vực đầu tƣ cho BĐKH theo Kế
hoạch trung hạn 2016-2020 của thành phố
Cần Thơ

iii

Trang
51
60
66

70


PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu và của những
thành phần liên quan gồm đại dƣơng, đất đai, bề mặt Trái đất, và băng quyển
nhƣ tăng nhiệt độ, băng tan, và nƣớc biển dâng. Chính sách tài chính ứng phó
với BĐKH là những quyết định, quy định của Nhà nƣớc trong việc huy động,

phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính để ứng phó với BĐKH trong từng
thời kỳ nhất định.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hƣởng nặng nề bởi biến
đổi khí hậu. Theo đánh giá hàng năm về những nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng
nhất bởi các hiện tƣợng thời tiết cực đoạn giai đoạn 1997-2016, Việt Nam
đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu tồn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi
ro khí hậu dài hạn (CRI). Những diễn biến của BĐKH tại Việt Nam bao gồm
các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và
thƣờng khó dự đốn. Những kỷ lục mới nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, mực nƣớc
biển dâng liên tục đƣợc thiết lập mỗi năm. Theo khuyến cáo của Ủy ban Liên
chính phủ về BĐKH (IPCC), khi mực nƣớc biển dâng lên 100cm, diện tích
đất bị mất đi của Việt Nam sẽ lên tới 40.000 km2, chiếm 12,1% tổng diện tích
đất hiện có, kéo theo hệ quả 17,1 triệu ngƣời sẽ mất đi nơi sinh sống, chiếm
23,1% dân số tại thời điểm báo cáo.
Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Với những ƣu đãi về điều kiện tự nhiên, vị trí
địa lý, theo quy hoạch đến năm 2025, thành phố Cần Thơ sẽ trở thành trung
tâm công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo, khoa học - công
nghệ, y tế, văn hoá của vùng ĐBSCL, đồng thời là đầu mối quan trọng về
giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế. Những năm qua, cùng với các
tỉnh khác của ĐBSCL, thành phố Cần Thơ đang phải chịu những tác động

1


nặng nề do biến đổi khí hậu, thể hiện ở nhiệt độ tăng cao, hạn hán khốc liệt,
xâm nhập mặn, triều cƣờng và sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến phức tạp.
Để ứng phó với BĐKH tại ĐBSCL nói chung, thành phố Cần Thơ nói
riêng, trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền thành
phố đã xây dựng, ban hành nhiều cơ chế chính sách mang tính đặc thù, gắn

kết trực tiếp và gián tiếp đến tài chính ứng phó BĐKH. Đặc biệt, ngày
17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về Phát triển bền
vững đồng bằng sơng Cửu Long thích ứng với BĐKH. Nghị quyết đã góp
phần kiến tạo một tầm nhìn phát triển dài hạn, bền vững cho vùng ĐBSCL,
trong đó có thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, dù đã nhận đƣợc sự quan tâm chỉ
đạo từ Chính phủ hằng năm cho cơng tác phịng, chống thiên tai và ứng phó
với BĐKH, nhƣng tình hình nƣớc biển dâng, sạt lở bờ sơng, bờ kè, xâm nhập
mặn ở thành phố Cần Thơ vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, gây thiệt hại lớn
về ngƣời và tài sản. Một trong những hạn chế lớn trong thực hiện ứng phó
hiện nay là vấn đề về tài chính. Việc huy động và sử dụng nguồn tài chính cho
ứng phó với BĐKH vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập, thể hiện ở các khía cạnh
nhƣ: các kênh huy động tài chính chƣa đa dạng, chủ yếu dựa vào ngân sách
nhà nƣớc và vốn ODA; việc lập và phê duyệt dự tốn cịn lúng túng; phân bổ
tài chính cho các dự án chƣa hợp lý; tỷ lệ giải ngân vốn thấp… Do đó, việc
thực hiện luận văn “Nghiên cứu đánh giá thực thi chính sách tài chính ứng
phó với biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ” là hết sức cần thiết.
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu
Đánh giá đƣợc thực trạng thực thi chính sách tài chính ứng phó với
BĐKH tại thành phố Cần Thơ; có căn cứ khoa học đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tài chính ứng phó
với BĐKH, khắc phục những tác động tiêu cực của thiên tai, BĐKH góp phần
phát triển bền vững thành phố Cần Thơ.
2


1.2.2. Nhiệm vụ cụ thể
Để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra, luận văn đã thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, làm rõ cơ
sở lý luận về thực thi chính sách tài chính cho ứng phó với BĐKH.

- Phân tích thực trạng thực thi chính sách tài chính ứng phó với BĐKH
tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010-2019.
- Đánh giá thành tựu, hạn chế của việc thực hiện chính sách tài chính
ứng phó với BĐKH tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010-2019.
- Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện, nâng cáo hiệu quả thực thi
chính sách tài chính cho ứng phó với BĐKH tại thành phố Cần Thơ trong
giai đoạn tới.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: việc thực thi chính sách tài chính cho ứng
phó với BĐKH tại thành phố Cần Thơ.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: thành phố Cần Thơ.
Về thời gian: giai đoạn từ 2010-2019.
Về nội dung: Thực thi chính sách tài chính cho ứng phó với BĐKH
đƣợc giới hạn trong phạm vi: (i) Ban hành văn bản thực hiện chính sách; (ii)
Huy động nguồn lực tài chính; (iii) Phân bổ và sử dụng nguồn tài chính cho
ứng phó với BĐKH; (iv) Phân cơng phối hợp thực hiện chính sách; (v) Cơ
chế quản lý, giám sát nguồn lực tài chính cho BĐKH.
1.4. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: phần mở đầu, 4 chƣơng, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, và phụ lục.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn,
phƣơng pháp nghiên cứu về thực thi chính sách tài chính ứng phó với biến đổi
khí hậu

3


Chƣơng 2: Thực trạng thực thi chính sách tài chính ứng phó với biến đổi
khí hậu tại thành phố cần thơ

Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính
sách tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố cần thơ

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ
THỰC THI CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Hoàng Văn Hoan (2016) cho rằng nhận thức rõ những tác động nghiêm
trọng của BĐKH đến sự phát triển bền vững của đất nƣớc, Chính phủ Việt
Nam đã sớm có các chính sách ứng phó, trong đó có chính sách tài chính ứng
phó với BĐKH. Chính phủ đã có những ƣu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách
nhà nƣớc, huy động vốn vay ƣu đãi cũng nhƣ khai thác các nguồn hỗ trợ
khơng hồn lại từ các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nƣớc cho ứng phó với
BĐKH. Tuy nhiên, các chính sách tài chính cho ứng phó BĐKH tại Việt Nam
hiện nay vẫn còn nhiều bất cập nhƣ chƣa huy động đƣợc nguồn lực từ doanh
nghiệp và cộng đồng; việc huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính quốc
tế, chính phủ nƣớc ngoài chƣa hiệu quả; các cơ chế tài chính có tầm chiến
lƣợc, dài hạn chƣa đƣợc thiết lập để đón đầu, thu hút nguồn lực tài chính và
sự hỗ trợ cơng nghệ từ đối tác về ứng phó với BĐKH.
Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2015) về ngân sách ứng phó
cho BĐKH ở Việt Nam, ứng phó với BĐKH tập trung vào các dự án cơ sở hạ
tầng quy mô lớn để tăng cƣờng khả năng chống chịu, tuy nhiên ngân sách
phân bổ cho các hoạt động tiến tới giảm phát thải cácbon đang gia tăng. Việc
phân bổ ngân sách chi thƣờng xuyên rất quan trọng để thực hiện các hành
động giảm nhẹ cũng nhƣ tăng cƣờng năng lực khoa học, công nghệ, quản trị...

Cần lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH trở thành trọng tâm của kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội để bảo đảm nguồn ngân sách xây dựng kế hoạch
hành động liên quan đến ứng phó BĐKH.
5


Trần Hữu Hiệp và cộng sự (2015) đã nhấn mạnh, để tồn tại, phát triển an
toàn, trù phú và bền vững trong tƣơng lai, phải có hành động khẩn cấp, nhƣng
trên cơ sở định hƣớng, tầm nhìn dài hạn, tiếp cận tài chính đa ngành, tiếp cận
vùng, liên vùng và quốc gia. Trong đó cần nghiên cứu một các kỹ lƣỡng trong
việc thực thi các giải pháp cơng trình, ƣu tiên nguồn lực tài chính cho các biện
pháp phi cơng trình, để đảm bảo ngun tắc “khơng hối tiếc” trƣớc một tƣơng
lai không chắc chắc.
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2019), đã cho thấy việc triển khai các
nhiệm vụ, giải pháp phát triển bền vững ĐBSCL đã đạt đƣợc một số kết quả
quan trọng, một số cơ chế chính sách đã đƣợc rà soát, bổ sung; quy hoạch tổng
thể phát triển bền vững vùng ĐBSCL đang đƣợc khẩn trƣơng xây dựng; sinh
kế của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc chuyển đổi theo hƣớng thích ứng bền vững
với BĐKH. Hạ tầng cơ sở đƣợc quan tâm đầu tƣ, xây dựng, tăng cƣờng kết nối
liên vùng, nhất là hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy, các cụm tuyến
dân cƣ vƣợt lũ.
Bùi Văn De (2019) chỉ ra những hạn chế yếu kém trong cơng tác lãnh đạo
ứng phó với biến đổi khí hậu ở các tỉnh ĐBSCL, trong đó thiếu sự phối hợp,
liên kết giữa các tỉnh trong vùng.
Trần Thị Thanh Tú (2020) nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc huy
động nguồn vốn từ hệ thống tài chính xanh để phát triển nền kinh tế xanh. Hệ
thống tài chính xanh bao gồm huy động nguồn tài chính xanh để sử dụng trong
các hoạt động đầu tƣ xanh thông qua kênh thị trƣờng tài chính xanh và các
trung gian tài chính xanh; chính phủ có vai trị tạo điều kiện để hoạt động của
hệ thống diễn ra trôi chảy, thông suốt.

Hà Huy Ngọc và Ngô Vĩnh Bạch Dƣơng (2013) chỉ ra: trong giai đoạn
2008-2013 ảnh hƣởng của thiên tai và BĐKH đến đời sống, kinh tế-xã hội của
ngƣời dân địa phƣơng rất lớn. Nhƣng các giải pháp ứng phó với thiên tai,
6


BĐKH hiện nay chỉ đƣợc tiến hành đơn lẻ, trong nội bộ của địa phƣơng. Dựa
trên cơ sở đó các tác giả đƣa ra kiến nghị UBND và sở của các địa phƣơng cần
đƣa ra những sáng kiến về xây dựng các mơ hình tài chính cho sinh kế bền
vững trong chia sẻ rủi ro và phân bổ lợi tích để ứng phó với thiên tai, BĐKH
(mơ hình bảo hiểm nơng nghiệp, tín dụng vĩ mơ thơn bản, nhà vƣợt lũ, tôm sinh
thái, bảo vệ rừng ngập mặn....).
Vũ Thị Mai (2016) đã xác lập đƣợc cơ sở khoa học về mặt lý luận xây
dựng mơ hình tài chính thích ứng với BĐKH trong đó xác định rõ: bộ tiêu chí
mơ hình tài chính thích ứng xâm nhập mặn, phân tích các mơ hình tài chính
thích ứng với xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đánh giá, dự báo
tác động xâm nhập mặn ở địa phƣơng, nhấn mạnh các cơ hội và thách thức từ
xâm nhập mặn để phát triển kinh tế - xã hội. Khẳng định tính cấp thiết phải
chuyển đổi sang mơ hình tài chính thích ứng với xâm nhập mặn ở địa phƣơng.
Trần Thị Diễm Sƣơng, Nguyễn Minh Quang (2020) nhấn mạnh, trong bối
cảnh nguồn lực ứng phó với BĐKH cịn hạn chế, Việt Nam cần xem xét lại
thực trạng gắn kết các chính sách trong q trình hành động. Thiếu gắn kết
trong chính sách khí hậu dẫn đến lãng phí nguồn lực tài chính, nhân lực, làm
giảm hiệu quả trong nỗ lực ứng phó BĐKH.
Lê Khắc Cơi (2013) phân tích các chính sách ứng phó với BĐKH ở cấp
Trung ƣơng và 5 tỉnh Tây Nam Bộ gồm An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà
Mau, Bạc Liêu. Cần xây dựng đƣợc kế hoạch ứng phó với BĐKH từ cấp Trung
ƣơng đến địa phƣơng gắn với kế hoạch ngân sách ứng phó với BĐKH ở các
cấp; thiết lập cơ chế điều phối, hợp tác, chia sẻ thơng tin giữa các quốc gia, các
tỉnh trong ứng phó với BĐKH.

Chƣơng trình quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP) (2016) nhận định,
nguồn tài chính cho BĐKH của các địa phƣơng hiện nay phụ thuọc lớn vào
nguồn ngân sách trung ƣơng và thƣờng vƣợt quá khả năng hỗ trợ. Trong khi
7


đó, quy trình phân cấp dự án đầu tƣ cơng thƣờng rất phức tạp, phải qua nhiều
giai đoạn và tốn nhiều thời gian, dẫn đến hệ luỵ xấu là phân cấp ngân sách
theo cơ chế xin - cho, hoặc là bình quân giữa các địa phƣơng.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước liên quan đề tài
Biến đổi khí hậu cũng nhƣ huy động, sử dụng hiệu quả tài chính cho biến
đổi khí hậu đã đƣợc các nhà khoa học quốc tế quan tâm, nghiên cứu trong một
thời gian dài:
UNFCCC (1992) đã chỉ ra rằng, nguồn huy động tài chính chủ yếu hỗ
trợ các nƣớc đang phát triển ứng phó với BĐKH trong Thỏa thuận Cancun
trong COP 16, là từ các nƣớc phát triển với nhận thức rằng các quốc gia này
gây ra phần lớn khí thải dẫn đến BĐKH. Bên cạnh đó cịn một số khoản viện
trợ với tiêu chí ƣu tiên cho các nƣớc kém phát triển nhất và Châu Phi. Do bản
chất nguồn tài chính này tƣơng tự nhƣ khoản viện trợ phát triển, do đó cơ chế
quản lý nhƣ giám sát, báo cáo, thẩm tra tài chính tƣơng đối nhạy cảm. Dẫn đến
đặc thù và cơ chế phân bổ tài chính cho nguồn này hiện cịn chƣa thống nhất.
Van Melle và các cộng sự (2011) cho rằng phải đa dạng hố nguồn huy
động tài chính cho BĐKH rất đa dạng: từ khu vực công, tƣ, hợp tác song
phƣơng, đa phƣơng, và có thể từ nguồn tài chính tiềm năng cho đổi mới thay
thế, với cơ chế phân bổ dự kiến thơng qua Quỹ khí hậu xanh (nhƣ thuế các
bon, phí năng lƣợng (nhƣ trong ngành điện), nhiên liệu hóa thạch..., thuế giao
dịch tài chính và phí giao thơng vận tải tồn cầu, và hiện nay nguồn thu tiềm
năng có thể từ thị trƣờng carbon, tuy nhiên cịn phụ thuộc vào thỏa thuận toàn
cầu về giá, hạn ngạch cũng nhƣ tính thanh khoản của thị trƣờng. Hay nguồn
huy động tài chính tƣ nhân có thể từ vốn của tổ chức, thị trƣờng các bon, đầu

tƣ hợp tác, đầu tƣ mạo hiểm và tổ chức từ thiện.
Godefroy Grosijean (2014) đã tập trung phân tích các cuộc tranh luận
nên hay khơng nên cải cách huy động tài chính thơng qua việc mua bán hạn
ngạch thƣơng mại phát thải giữa các quốc gia ở EU. Để làm rõ hơn nhận
8


định trên, Jos Delbeke và Peter vis (2016) đã giải thích các chính sách về
khí hậu của EU, phƣơng pháp tiếp cận, đánh giá cũng nhƣ cách lựa chọn
các công cụ tài chính, mức độ hiệu quả của chính sách để thích ứng với
những thách thức phía trƣớc.
Honkaniemi (2011) phân tích các cơng cụ tài chính chủ yếu sử dụng cho
ứng phó với BĐKH bao gồm: khoản vay, tài trợ, và quyền lợi. Các công cụ
này đƣợc sử dụng cho các dự án, chƣơng trình, hỗ trợ kỹ thuật. Cơ chế tài
chính đƣợc áp dụng tùy thuộc vào mỗi loại dự án. Nếu là dự án giảm nhẹ
BĐKH thì ban đầu nguồn tài chính đƣợc phân bổ dƣới dạng khoản vay ƣu đãi
hay tài trợ, cho đến khi dự án hoạt động tốt thì các ƣu đãi sẽ dần dỡ bỏ. Cịn
đối với dự án thích ứng BĐKH thì chủ yếu đƣợc tài trợ dƣới dạng khơng hồn
lại hay khoản vay ƣu đãi, từ các nƣớc giàu với lý do là phần lớn phát thải là
do các nƣớc này gây nên.
Takuya (2013) phân tích việc thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH
của Nhật Bản, theo đó, Chính phủ Nhật Bản đã chú trọng xây dựng một xã
hội cácbon thấp thông qua việc giảm phát thải trong giao thông, xây dựng các
tòa nhà xanh, sử dụng năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng xanh.
World Bank (2014) cho rằng, thành phố Cần Thơ cần xây dựng cơ chế tài
chính phải đủ sức đƣơng đầu với những biến động quy mô lớn về nguồn thu
hay các khoản chi cần thiết không lƣờng trƣớc thơng qua các cơ chế dự phịng
và phân bổ ngân sách linh hoạt. Thành phố phải xây dựng đƣợc một mơi
trƣờng đầu tƣ ổn định, có thơng tin đầy đủ, tạo điều kiện cho các thành phần
tham gia và khuyến khích áp dụng cách tiếp cận tổng thể trong ngân sách, bảo

đảm quá trình phân bổ nguồn lực phản ánh đúng ƣu tiên của cộng đồng.
IMF (2019) nhận định giá carbon và các chính sách tài khóa có vai trị
then chốt trong việc giảm khí thải và huy động các nguồn lực tài chính quốc
gia. Hệ thống tài chính có thể huy động các nguồn lực cần thiết cho giảm nhẹ
BĐKH (giảm khí thải nhà kính) và tăng cƣờng khả năng thích ứng với BĐKH
thơng qua các chính sách điều hành về giá, nhƣ giá carbon.
9


Ward và các cộng sự (2010) thông qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn các
quốc gia trên thế giới đã nhấn mạnh 3 yếu tố chính để tăng cƣờng hiệu quả
huy động và sử dụng tài chính cho ứng phó với BĐKH đặc biệt từ khu vực tƣ
nhân, là: sự chặt chẽ của chính sách; hồn thiện thể chế chính sách chặt chẽ,
hiệu quả; giảm thiểu rủi ro.
Jessica Brown và Leo Peskett (2011) xem xét trƣờng hợp của Indonesia,
một quốc gia điển hình trong thu hút và sử dụng tài chính ứng phó với
BĐKH: Chính phủ Indonesia đã tạo ra một cơ chế tài chính mới, đặc biệt
trong đó là quỹ ủy thác biến đổi khí hậu Indonesia (ICCTF); Indonesia cũng
rất thành công trong việc kêu gọi đƣợc nguồn tài trợ lớn của các quốc gia phát
triển và các tổ chức phi chính phủ.
Smita Nakhooda và cộng sự (2013) nhận định hệ thống tài chính ứng phó
BĐKH rất phức tạp và đang phát triển. Việc huy động tài chính qua nhiều kênh
nhƣ: các kênh đa phƣơng trong và ngoài cơ chế tài trợ của UNFCCC, các kênh
song phƣơng, quỹ biến đổi khí hậu ở các quốc gia tiếp nhận… Điều này khiến
cho điều phối nguồn tài chính gặp nhiều khó khăn, địi hỏi nỗ lực tăng tính tồn
diện và đơn giản hóa việc tiếp cận nguồn tài chính.
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Qua tổng quan các cơng trình nghiên cứu về chính sách tài chính cho
biến đổi khí hậu cho thấy:
Thứ nhất, các tài liệu nghiên cứu về chính sách tài chính ứng phó với

BĐKH là rất đa dạng, phong phú, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đây là
nguồn tƣ liệu quan trọng cho xây dựng khung lý thuyết cho luận văn.
Thứ hai, các nghiên cứu đều cho thấy tầm quan trọng của việc huy động
đa dạng và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính trong việc ứng phó với biến đổi
khí hậu ở thế giới cũng nhƣ Việt Nam.
Các cơng trình nghiên cứu về tài chính ứng phó BĐKH mới chỉ tập trung
vào nghiên cứu quy trình lập kế hoạch, huy động, phân bổ. Tuy nhiên, việc
10


nghiên cứu dƣới góc độ thực thi chính sách tài chính ứng phó với BĐKH ở
tỉnh Cần Thơ vẫn cịn chƣa có. Do đó, chƣa có đƣợc giải pháp mang tính đột
phá để giúp tỉnh Cần Thơ ứng phó hiệu quả với BĐKH.
1.2. Cơ sở lý luận, thực tiễn về thực thi chính sách tài chính ứng phó với
biến đổi khí hậu
1.2.1. Khái niệm về ứng phó với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu ngày nay khơng cịn là nguy cơ mà đã trở thành vấn đề
hiện hữu đối với mọi quốc gia trên thế giới. Đứng trƣớc những hiểm hoạ và
thách thức của BĐKH đối với nhân loại, Liên Hợp quốc thấy rằng cần phải
xây dựng một cơ sở pháp lý để thế giới đối phó với những tác động tiêu cực
của BĐKH. Công ƣớc khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu
(UNFCCC) đã đƣợc ra đời và đƣợc chấp nhận ngày 9/5/1992 tại trụ sở của
Liên Hợp quốc ở New York. Tháng 6/1992, tại Hội nghị Môi trƣờng và Phát
triển ở Rio de Janeiro, 155 lãnh đạo các nƣớc trên thế giới đã cùng ký vào
Cơng ƣớc này, trong đó có Việt Nam. Theo UNFCCC, “BĐKH là sự biến đổi
của khí hạu do hoạt đọng của con nguời gây ra mọt cách trực tiếp hoạc gián
tiếp làm thay đổi thành phần của khí quyển tồn cầu và do sự biển đọng tự
nhiên của khí hạu quan sát đuợc trong những thời kỳ có thể so sánh đuợc”.
Theo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu do
Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng ban hành, “Biến đổi khí hậu là sự biến đổi

trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì
trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi
khí hậu có thể là do các q trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên
ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển hay trong khai thác sử dụng đất”. “Ứng phó với biến đổi khí hậu là các
hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu”.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu là:
11


- Nhiệt độ trung bình, tính biến thiên và dị thƣờng của thời tiết, khí hậu
tăng lên;
- Lƣợng mƣa thay đổi;
- Mực nƣớc biển dâng lên do sự tan băng ở các cực và các đỉnh núi cao;
- Thiên tại và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão,
lũ lụt, hạn hán…) xảy ra với tuần suất, độ bất thƣờng và có thể cả cƣờng độ
tăng lên. (Nguyễn Song Tùng, 2017, tr.24-25)
Trƣớc những tác động của BĐKH, có hai hƣớng ứng phó với biến đổi
khí hậu, đó là:
Thứ nhất, thích ứng với biến đổi khí hậu: là sự điều chỉnh trong hệ
thống tự nhiên hoặc nhân tạo để ứng phó với các tác nhân của khí hậu cả hiện
tại và trong tƣơng lai, nhƣ làm giảm thiệt hại của những tác động bất lợi của
khí hậu hoặc tận dụng các cơ hội mà biến đổi khí hậu mang lại. Mục đích của
thích ứng với biến đổi khí hậu là làm giảm sự tổn thƣơng, tăng khả năng đối
phó, quản lý, và giảm rủi ro do tác động của khí hậu tới cuộc sống cũng nhƣ
sinh kế của ngƣời dân (Nguyễn Song Tùng, 2017).
Có nhiều biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo cách phân loại
phổ biến, có thể chia ra thành 8 nhóm phƣơng pháp thích ứng là (Nguyễn
Song Tùng, 2017): chấp nhận tổn thất; chia sẻ tổn thất; làm thay đổi nguy cơ;
ngăn ngừa các tác động; thay đổi cách sử dụng; thay đổi địa điểm; nghiên cứu

áp dụng các công nghệ mới, phƣơng pháp mới để thích ứng; tuyên truyền,
giáo dục, khuyến khích thay đổi hành vi để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thứ hai, giảm nhẹ biến đổi khí hậu: là sự can thiệp của con ngƣời làm
giảm nguồn và cải thiện bể chứa các khí nhà kính (KNK); là việc giảm tốc độ
của biến đổi khí hậu thơng qua quản lý các tác nhân gây ra (nhƣ phát thải khí
nhà kính từ q trình đốt cháy nhiên liệu hố thạch, từ nông nghiệp, sản xuất
xi măng… (Nguyễn Song Tùng, 2017, tr.44)
12


Để giảm phát thải khí nhà kính, đặc biệt là khí CO2, có 3 nhóm cơng cụ
cơ bản đƣợc sử dụng là: Nhóm các cơng cụ kinh tế liên quan đến việc xác
định giá cả của phát thải khí nhà kính, cụ thể là CO2; Nhóm các cơng cụ pháp
lý bắt buộc việc cắt giảm khí thải trong sản xuất - kinh doanh; Nhóm các cơng
vụ tuyền truyền về vai trị của cắt giảm KNK.
Trên thực tế, thích ứng và giảm nhẹ là hai mặt của ứng phó với biến đổi
khí hậu, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu làm tốt giảm nhẹ nhƣ giảm việc
sử dụng nhiên liệu hoá thạch, giảm phát thải CO2, sẽ giảm bớt đƣợc tình trạng
nóng lên của trái đất, từ đó làm giảm đi các hiện tƣợng thời tiết tiêu cực, khí
hậu bớt khắc nghiệt, giảm nhẹ tình trạng tổn thƣơng do biến đổi khí hậu ở các
khu vực. Do đó, việc thích ứng với biến đổi khí hậu cũng sẽ dễ dàng hơn.
1.2.2. Khái niệm liên quan đến thực thi chính sách tài chính ứng phó
với biến đổi khí hậu
1.2.2.1 Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu
Có nhiều khái niệm khác nhau liên quan đến chính sách. Theo Đại từ
điển tiếng Việt, “chính sách là chủ trƣơng và các biện pháp của một đảng
phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội”.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, chính sách là “những chuẩn tắc cụ
thể để thực hiện đƣờng lối, nhiệm vụ. Chính sách đƣợc thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, phƣơng

hƣớng, nội dung của chính sách tuỳ thuộc tính chất, nhiệm vụ chính trị, kinh
tế, văn hố…”.
Theo cách tiếp cận của khoa học chính sách, “Chính sách là một tập hợp
biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý
đưa ra trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào
động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một
mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội.”
13


×