Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu đánh giá thực trạng trong hệ thống pháp luật về quyền phân phối trong bối cảnh mở cửa thị trường và đưa ra giải pháp hoàn thiện chính sách phù hợp với các cam kết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 126 trang )





BỘ CÔNG THƯƠNG




BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN PHÂN PHỐI TRONG BỐI CẢNH
MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG VÀ ĐƯA
RA GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÙ HỢP
VỚI CÁC CAM KẾT

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PHẠM ĐÌNH THƯỞNG












9537

Hà Nội - 2012




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của Đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Những đóng góp mới của Đề tài 5
7. Kết cấu của Đề tài 6
Chương 1 7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI VÀ
QUYỀN PHÂN PHỐI 7
1.1 Dịch vụ phân phối 7
1.1.1 Dịch vụ phân phối và các khái niệm liên quan 7
1.1.2 Đặc điểm và cơ sở kinh tế hình thành dịch vụ phân phối 9
1.1.3 Vai trò của dịch vụ phân phối 13
1.1.4 Các loại hình dịch vụ phân phối 15
1.1.5 Xu hướng phát triển của dịch vụ phân phố
i 21
1.2 Quyền phân phối và quản lý nhà nước về phân phối 25
1.2.1 Khái niệm quyền phân phối 25
1.2.2 Quản lý nhà nước về phân phối 27
Chương 2 36

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ PHÂN PHỐI VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
QUẢN LÝ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM 36
2.1. Thực trạng dịch vụ phân phối ở Việt Nam 36
2.1.1 Quá trình phát triển dịch vụ phân phối ở Vi
ệt Nam 36
2.1.2 Các loại hình phân phối ở Việt Nam 42
2.1.3. Những đặc điểm của các loại hình phân phối ở Việt Nam 48
2.2 Hệ thống pháp luật Việt Nam về phân phối 49
2.2.1 Khái quát hệ thống pháp luật về phân phối 49
2.2.2 Các quy định pháp luật quản lý dịch vụ phân phối 54
2.3 Nội dung các cam kết quốc tế về quyền phân phối 64



2.3.1 Cam kết trong WTO 64
2.3.2 Cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do khu vực 69
2.3.3 Cam kết song phương 71
2.3.4 Đánh giá và kiến nghị 73
2.4 Những hạn chế của pháp luật hiện hành và vướng mắc trong hoạt động
quản lý nhà nước về phân phối 75
2.4.1 Hạn chế của pháp luật hiện hành 75
2.4.2 Vướng mắc trong hoạt động quản lý nhà nước về phân ph
ối 85
Chương 3 89
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
PHÂN PHỐI CỦA MỘT SỐ NƯỚC 89
3.1 Kinh nghiệm xây dựng pháp luật và quản lý nhà nước về phân phối của Mỹ
89
3.1.1 Hệ thống pháp luật về phân phối của Mỹ 89
3.1.2 Quy định pháp luật về phân phối của Mỹ 89

3.2 Kinh nghiệm xây dựng pháp luật và quản lý nhà nước v
ề phân phối của
Pháp 94
3.2.1 Hệ thống pháp luật về phân phối của Pháp 94
3.2.2 Quy định pháp luật về phân phối của Pháp 95
3.3 Kinh nghiệm xây dựng pháp luật và quản lý nhà nước về phân phối của
Thái Lan 98
3.3.1 Hệ thống pháp luật Thái Lan 98
3.3.2 Quy định pháp luật về phân phối của Thái Lan 99
3.4 Kinh nghiệm xây dựng pháp luật và quản lý nhà nước về phân phối của
Trung Quố
c 101
3.4.1 Hệ thống pháp luật Trung Quốc 101
3.4.2 Quy định pháp luật về dịch vụ phân phối của Trung Quốc 103
Chương 4 108
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ PHÂN PHỐI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 108
4.1 Bài học và giải pháp chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ phân phối 108
4.1.1 Cần chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trong hoạt
động trong lĩnh
vực phân phối 108



4.1.2 Thiết lập chính sách mới về quản lý ngành bán lẻ địa phương và quốc gia
phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, bảo vệ người tiêu dùng và
nhu cầu toàn xã hội 110
4.2 Bài học và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về phân phối 111
4.2.1 Quy định cụ thể hơn các tiêu chí quy hoạch và kiểm tra nhu cầu kinh tế
phù hợp 111

4.2.2 Quy định có hệ thống về
các phương thức tổ chức bán lẻ 115
4.2.3 Bổ sung quy định về việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong
doanh nghiệp phân phối 115
4.2.4 Sửa đổi một số quy định liên quan đến quản lý nhà nước về dịch vụ phân
phối 116
KẾT LUẬN 117





DANH SÁCH VIẾT TẮT


BTA
BILATERAL TRADE
AGREEMENT
Hiệp định thương mại Việt Nam
– Hoa Kỳ
WTO
WORLD TRADE
ORGANIZATION
Tổ chức Thương mại Thế giới
ENT
ECONOMIC NEEDS TEST Kiểm tra nhu cầu kinh tế
CPC
CENTRAL PRODUCT
CLASSIFICATION
Phân loại danh mục sản phẩm

trung tâm
PDF
PRODUCT DISTRIBUTION
FRANCHISE
Nhượng quyền phân phối sản
phẩm
BFF
BUSINESS FORMAT
FRANCHISE
Nhượng quyền phương thức
kinh doanh
M&A
MERGERS AND ACQUISITIONS Mua bán và sáp nhập
IT
INFORMATION TECHNOLOGY Công nghệ thông tin
B2B
BUSINESS – TO – BUSINESS Doanh nghiệp với doanh nghiệp
MNEs
MULTINATIONAL
ENTERPRISES
Công ty đa quốc gia
GDP
GROSS DOMESTIC PRODUCT Tổng sản phẩm quốc nội
FDI
RREIGN INVESTMENT
INVESTMENT
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GATS
GENERAL AGREEMENT ON
TRADE IN SERVICES

Hiệp định chung về Thương
mại dịch vụ
OECD
ORGANIZATION FOR
ECONOMIC CO-OPERATION
AND DEVELOPMENT
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
WFC
WORLD FRANCHISE COUNCIL Hội đồng nhượng quyền quốc tế
LPG
LIQUEFIED PETROLEUM GAS Khí dầu mỏ hóa lỏng
ASEAN
ASSOCIATION OF SOUTHEAST
ASIA NATIONS
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
AFTA
ASEAN FREE TRADE
AGREEMENT
Hiệp định thương mại tự do
Asean
FTA
FREE TRADE AGREEMENT Hiệp định thương mại tự do
AFAS
ASEAN FRAMEWORK
AGREEMENT ON SERVICES
Hiệp định khung ASEAN về
dịch vụ
VJEPA

VIETNAM – JAPAN ECONOMIC
PARTNERSHIP AGREEMENT
Hiệp định đối tác kinh tế
ASEAN – Nhật Bản
AANZ
ASEAN AUSTRALIA
NEWZEALAND
Hiệp định thành lập khu vực
thương mại tự do ASEAN-Úc-
Niu zi lân
AJEPA
ASEAN – JAPAN ECONOMIC
PARTNERSHIP AGREEMENT
Hiệp định đối tác kinh tế
ASEAN – Nhật Bản
AITISA
ASEAN – INDIA TRADE IN
SERVICES AGREEMENT
Hiệp định Thương mại dịch vụ
ASEAN - Ấn Độ



FICE
FOREIGN INVESTMENT
COMMERCIAL ENTERPRISE
Doanh nghiệp thương mại có
vốn đầu tư nước ngoài
MOFCOM
MINISTRY OF COMMERCE

PEOPLE’S REPUBLIC OF
CHINA
Bộ Thương mại Trung Quốc


DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1 Các loại quy định chính đối với hệ thống phân phối……………………32
Bảng 2.1 Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ phân theo ngành kinh tế của Việt
Nam giai đoạn 2000-2008 …………………………………………………………41
Biểu đồ 2.1 Sự phát triển của hệ thống bán lẻ, số cửa hàng bán lẻ Việt Nam 45


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Trong các cam kết quốc tế của Việt Nam, quyền phân phối là khái niệm lần
đầu tiên được đề cập trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) và
sau này là trong cam kết WTO và một số Hiệp định FTA. Tuy nhiên, chỉ khi thực
thi các cam kết WTO thì khái niệm quyền phân phối mới được đề cập trong hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật củ
a Việt Nam. Nghị định 23/2007/NĐ-CP Quy
định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động
liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam định nghĩa: Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các
hoạt động phân phối. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam
cũng không có quy định nào định ngh
ĩa thế nào là “phân phối” cũng như “các hoạt

động phân phối”. Dẫn chiếu đến quy định về hoạt động phân phối trong cam kết của
Việt Nam với WTO thì các hoạt động phân phối bao gồm: bán buôn, bán lẻ, đại lý
và nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, nếu như khái niệm đại lý và nhượng
quyền thương mại đã được định nghĩa và giải thích rõ ràng trong hệ thống pháp luật
thương mại thì khái niệ
m bán buôn và bán lẻ còn nhiều vấn đề tranh cãi và do đó
cũng dẫn đến những khó khăn trong quản lý nhà nước đối với hoạt động bán buôn
và bán lẻ. Hơn nữa, khảo sát hệ thống các quy định về bán buôn và bán lẻ của Việt
Nam cho thấy những bất cập lớn mang tính hệ thống. Cụ thể như sau:
- Thiếu các quy định về các loại hình bán buôn, bán lẻ mới;
- Các quy định về quy hoạ
ch cơ sở bán buôn, bán lẻ không có tính khả thi,
không triển khai được đồng bộ ở các địa phương;
- Chưa có quy định cụ thể về kiểm tra cầu kinh tế (ENT) để thực hiện cam
kết WTO trong nội dung này;
- Nhiều quy định về đối tượng hàng hóa, phương thức phân phối chưa phù
hợp với thực tiễn.
Bất cập trên của hệ thống pháp luật tất yếu d
ẫn đến hệ quả là những bất cập
trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phân phối, đặc biệt là bán buôn, bán lẻ.
Chính vì sự bất cập trong hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước nên Việt Nam


2


chưa có các chương trình, chiến lược phát triển và hiện đại hóa các hệ thống, cơ sở
phân phối có tính ổn định lâu dài, phù hợp với mục tiêu kinh tế tổng thể.
Xuất phát từ những lý do trên, việc rà soát và phát hiện những thiếu sót, bất
cập của các quy định về quyền phân phối và các nội dung liên quan đến quyền phân

phối và đề xuất ra các giải pháp trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế là rất c
ần
thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
a) Nghiên cứu ở nước ngoài
Một số nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan. Tuy nhiên không có đề tài nào
giải quyết mục tiêu mà nghiên cứu này đặt ra. Một số đề tài cụ thể, bao gồm :
- Razeen Sally (1999), “Developing country trade policy reform and the
WTO”, London School of Economic and Political Science.
Nghiên cứu này đề cập đến tiến trình cải cách các chính sách thương mại tại
các nước đang phát triển, từ khi các nước còn trong tiến trình cải cách trong nước,
đề ra các chính sách thương mại và ti
ến tới đồng bộ hóa với các quy định của WTO.
- Peter Drysdale and Christopher Findlay (2006), “United States and EU
trade policies and East Asia”, Australian and Japan Research Center. Pacific
Economic Papers 2006.
Nghiên cứu này đề cập đến sự thiếu ăn khớp giữa các chính sách thương mại
của Hoa Kỳ và Liên Minh Châu âu ảnh hưởng rất lớn đến các động lực của các
nước đang phát triển hoàn thành các nghĩa vụ của WTO.
- Francisco Rodriguez và Dani Rodrik (2000), “Trade policies and
Economic Growth”, Havard University.
Nghiên cứu sử dụng các thước đo, tính toán kinh tế để đo đạc
ảnh hưởng của
các chính sách thương mại lên tăng trưởng kinh tế. Cơ sở dữ liệu được tập hợp dựa
trên số liệu của hầu hết các quốc gia đã tham gia WTO và một số không tham gia
WTO, được chia thành các khu vực kinh tế tại cả 5 châu lục.
b) Nghiên cứu ở trong nước


3



Trong nước, đã có một số công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau
của chính sách thương mại nói chung và về phân phối nói riêng. Tuy nhiên chưa có
nghiên cứu nào toàn diện về hệ thống pháp luật liên quan đến phân phối, cụ thể có
một số nghiên cứu sau:
- Fred Burke (2004): “WTO và Luật Thương mại: Dịch vụ phân phối”,
Hội thảo quốc tế về hoàn thiện Luật Thương mại, Hà Nội.
Nghiên cứu đề cập đến những quy
định trong WTO và cam kết của Việt Nam
về phân phối, từ đó phân tích một số điểm trong Luật Thương mại liên quan đến
mua bán hàng hóa. Nghiên cứu đề xuất cần có khảo sát tổng thể để hoàn thiện hệ
thống pháp luật về phân phối
- Robert. Rogowsky (2010), “Bán lẻ và Phân phối: Bài học từ thị trường
toàn cầu”, Hội thảo quốc tế về hoàn thiện pháp luật về bán lẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
Nghiên c
ứu phân tích khía cạnh marketing về thị trường phân phối ở một số
nước từ đó chỉ ra xu hướng phát triển của hệ thống phân phối trên toàn cầu. Việt
Nam cũng không là ngoại lệ, xu hướng sẽ phát triển những hình thức phân phối hiện
đại và do đó cần phải có khung khổ pháp lý bảo đảm cho sự phát triển lành mạnh.
- Hoàng Thọ Xuân (2010), “Khung khổ pháp lý về dịch vụ phân phối và
những vấ
n đề đặt ra cho quản lý nhà nước ở Việt Nam”, Hội thảo quốc tế về
hoàn thiện pháp luật về bán lẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu chỉ ra khung khổ pháp lý hiện nay, chủ yếu xoay quanh Luật
Thương mại và đặt ra những vấn đề về quản lý nhà nước cần giải quyết như: chính
sách phát triển hệ thống, quy hoạch, hoàn thiện pháp luật. Nghiên cứu chỉ dừng lại ở
việ
c nêu vấn đề, chưa đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc hoàn thiện pháp luật.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của Đề tài là đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện toàn diện hệ
thống pháp luật về phân phối của Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài là:
- Hệ thống hóa lại hệ thống pháp luật trong nước về quyền phân phối và chỉ

ra những nội dung bất cập đối với cam kết cần phải được chỉnh sửa phù hợp


4


- Nghiên cứu và chỉ ra những bất cập trong công tác thực thi và quản lý việc
thực hiện quyền phân phối, trên cơ sở phân tích những bất cập này sẽ đưa ra các yêu
cầu đối với về hệ thống pháp luật;
- Khảo sát kinh nghiệm một số nước về việc pháp điển hóa quyền phân phối,
phân tích và chỉ ra những nội dung phù hợp với thực tế Việt Nam, làm cơ sở xác
định nh
ững giải pháp vừa hạn chế được khả năng kiểm soát thị trường của doanh
nghiệp nước ngoài, vừa hỗ trợ hợp pháp
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là lý luận và thực tiễn xây dựng và thực thi
quy định của pháp luật về phân phối, kinh nghiệm quốc tế trong quản lý nhà nước
đối với dịch vụ phân phối.
Phạ
m vi nghiên cứu của Đề tài:
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về xây dựng
và thực thi quản lý nhà nước về phân phối để rút ra bài học, giải pháp có thể vận
dụng cho Việt Nam.
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của một số
nước thành viên WTO phát triển trước hoặc có điều kiện tương đồng với Việt Nam,

có hệ thống pháp luậ
t và thực thi quản lý nhà nước tốt về dịch vụ phân phối, bao
gồm: Mỹ, Pháp, Thái Lan và Trung Quốc.
- Về thời gian: Thời gian khảo sát kinh nghiệm của nước ngoài chủ yếu tập
trung vào thời gian từ 1995 (năm thành lập WTO) đến năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp nghiên cứu chung được sử dụng trong khoa học
xã hội, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
• Phương pháp lịch sử
Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm các nước, do vậy cần thiết phải sử dụng
phương pháp lịch sử để tổng hợp vấn đề trong một khoảng thời gian dài. Sử dụng
phương pháp này, Đề tài sẽ sử dụng các số liệu trong quá khứ để làm rõ hơn bản
chất của vấn đề dịch vụ phân phối, quản lý nhà nước về phân phố
i.
• Nghiên cứu trường hợp (Điển cứu)


5


Để rút ra bài học kinh nghiệm, Đề tài sử dụng phương pháp này để nghiên
cứu một số trường hợp xác định các cơ sở phân phối cần quản lý ở các nước, để
tham khảo, đưa ra đề xuất có thể áp dụng ở Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của Đề tài
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
- Làm rõ các khái niệm dịch vụ phân phối, kênh phân ph
ối, mạng lưới phân
phối, hệ thống phân phối nhằm xác định rõ các vấn đề thuộc quản lý nhà nước đối
với từng hình thức, nội dung hoạt động;
- Phân tích cơ sở kinh tế hình thành dịch vụ phân phối, vai trò của dịch vụ

phân phối và xu hướng phát triển dịch vụ phân phối nhằm đề xuất ra định hướng
giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển m
ới của dịch vụ phân phối;
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của Đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm các nước, Đề tài chỉ ra những bài học và
một số giải pháp đối với xây dựng pháp luật và quản lý nhà nước về dịch vụ phân
phối, bao gồm:
- Cần chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trong hoạt động trong lĩnh vực
phân phối: Chính phủ cần có một chương trình chính sách hỗ trợ để giúp hộ kinh
doanh, doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi sang bán lẻ hiện đại.
- Thiết lập chính sách mới về quản lý ngành bán lẻ địa phương và quốc gia
phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, bảo vệ người tiêu dùng và
nhu cầu toàn xã hội: Bộ Công Thương cần phối hợp với Bộ Nông Nghiệp và Phát
triể
n nông thôn để làm việc với chính quyền địa phương nhằm thiết lập ở mỗi vùng
một uỷ ban làm việc với các công ty siêu thị để phát triển ngành phân phối và bán lẻ
theo vùng và địa phương. Mục đích chính là thúc đẩy liên kết giữa các nhà bán lẻ
lớn và chuỗi cung ứng cung cấp cho các nhà bán lẻ.
- Xây dựng cụ thể hơn các tiêu chí quy hoạch và kiểm tra nhu cầu kinh tế phù
hợp: Đề tài chỉ ra trong việc thực hiện quy hoạ
ch cần phải có cơ chế thực hiện và
quy định bắt buộc trước khi hình thành một cơ sở phân phối. Bên cạnh đó, Đề tài
phân tích và lượng hóa các tiêu chí xác định ENT để cấp phép cơ sở bán lẻ cho nhà
đầu tư nước ngoài.


6


- Xây dựng quy định về các loại hình phân phối mới phát triển: Hiện nay Việt

Nam còn thiếu các quy định về những loại hình phân phối hiện đại, mới phát triển.
Đề tài chỉ ra và nêu rõ việc cần quy định quản lý đối với các loại hình này, bao
gồm: Trung tâm mua sắm tiện lợi; Trung tâm mua sắm lân cận; Trung tâm mua sắm
cộng đồng; Trung tâm mua sắm vùng; Siêu trung tâm mua sắm vùng; Trung tâm
bán hàng của nhà sản xuất/phân phối.
7. Kết cấu của Đề
tài
Đề tài được kết cấu gồm 4 chương, bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về dịch vụ phân phối và quyền phân
phối
Chương 2: Thực trạng dịch vụ phân phối và hệ thống pháp luật quản lý dịch
vụ phân phối ở Việt Nam
Chương 3: Kinh nghiệm xây dựng pháp luật và quản lý nhà nước về dịch vụ
phân phối ở mộ
t số nước
Chương 4: Bài học kinh nghiệm về xây dựng pháp luật và quản lý nhà nước
về phân phối và một số kiến nghị



7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI VÀ
QUYỀN PHÂN PHỐI

1.1 Dịch vụ phân phối
1.1.1 Dịch vụ phân phối và các khái niệm liên quan
1.1.1.1 Dịch vụ phân phối

Dịch vụ phân phối là một trong những thành tố quan trọng nhất của chiến
lược tiếp cận thị trường tổng thể (marketing mix hay marketing 4Ps) của doanh
nghiệp
1
. Từ điển bách khoa toàn thư Brittanica
2
định nghĩa phân phối như sau:
“Phân phối sản phẩm (place) có nghĩa là việc đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ, là
thành tố thứ ba của chiến lược tiếp cận thị trường tổng thể và thường được gọi là
dịch vụ phân phối. Con đường mà thông qua nó hàng hóa, dịch vụ được lưu thông
từ nhà sản xuất, cung ứng đến người tiêu dùng được gọi là các kênh phân phối.”
N
ếu như trước đây, các nhà sản xuất thường phải tự thực hiện công việc phân
phối sản phẩm của mình thì ngày nay, sự phát triển kinh tế thị trường đã chuyên
môn hóa các công đoạn và công việc phân phối trở thành một hoạt động chuyên
biệt. Hoạt động này thường do các thương nhân phân phối thực hiện cho các nhà
sản xuất thay vì nhà sản xuất tự thực hiện. Chính vì vậy đã ra đời dị
ch vụ phân phối.
Theo từ điển kinh doanh (business dictionary)
3
, dịch vụ phân phối là “hoạt
động luân chuyển hàng hóa, dịch vụ từ nguồn – nhà sản xuất, cung ứng thông qua
các kênh phân phối, đến người tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng, đồng thời
với các khoản thanh toán đi theo hướng ngược lại đến nhà sản xuất, cung ứng dịch
vụ.”
Như vậy, cần phân biệt khái niệm phân phối và dịch vụ phân phối trong kinh
tế. Sự tách biệ
t này liên quan chặt chẽ đến việc hoạch định chính sách và ban hành
các quy định quản lý nhà nước. Nếu như mọi nhà sản xuất đều có quyền thực hiện


1
Marketing mix hay Marketing 4Ps: Product – Price – Place – Promotion là chiến lược tiếp cận thị
trường theo 4 trụ cột chính là sản phẩm (product), giá cả (price), dịch vụ phân phối (place) và
khuyến mãi – quảng cáo (promotion).
2

3



8


việc phân phối sản phẩm do mình sản xuất ra thì những thương nhân thực hiện dịch
vụ phân phối cho thương nhân khác lại bị ràng buộc hoặc thậm chí bị hạn chế bởi
những quy định của pháp luật. Có hai loại ràng buộc chủ yếu, là những điều kiện
kinh doanh trong một số lĩnh vực cụ thể và những hạn chế trong cam kết quốc tế về
d
ịch vụ phân phối. Do đó, một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất sản
phẩm ở Việt Nam thì đương nhiên có quyền phân phối sản phẩm của mình, nhưng
không bao gồm quyền phân phối sản phẩm của doanh nghiệp khác (quyền thực hiện
dịch vụ phân phối). Việc thực hiện dịch vụ phân phối sẽ tuân theo các cam kết về
dịch vụ phân phối.

1.1.1.2 Kênh phân phối, mạng lưới phân phối và hệ thống phân phối
Sự phát triển dịch vụ phân phối đã hình thành các hình thức, cách thức phân
phối sản phẩm khác nhau, được gọi là kênh phân phối và mạng lưới phân phối.
Theo từ điển bách khoa toàn thư Brittanica
4
, kênh phân phối là “tập hợp các

thương nhân trung gian trong việc đưa hàng hóa, dịch vụ giữa nhà sản xuất, cung
ứng dịch vụ đến khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối)”.
Theo từ điển thuật ngữ về kinh doanh, kênh phân phối là “con đường mà
hàng hóa, dịch vụ lưu thông từ nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ đến khách hàng cuối
cùng đồng thời với các khoản thanh toán đi theo hướ
ng ngược lại đến nhà sản xuất,
cung ứng dịch vụ. Kênh phân phối có thể là trực tiếp (người bán đến người mua
cuối) hoặc gián tiếp (thông qua các khâu trung gian có mối quan hệ khăng khít với
nhau) như các nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý.
Như vậy, kênh phân phối chỉ ra con đường mà hàng hóa sẽ đi từ nhà sản xuất
đến người tiêu dùng. Một doanh nghiệp sản xuất có thể sử dụng nhiều kênh phân
phối khác nhau, thậm chí củ
a nhiều nhà phân phối khác nhau. Tập hợp các kênh
phân phối mà một nhà sản xuất sử dụng để đưa sản phẩm của mình ra thị trường
thường được gọi là mạng lưới phân phối của nhà sản xuất hay của một loại sản
phẩm.
Như vậy, kênh phân phối là khái niệm được mô tả theo chiều dọc, còn hệ
thống phân phối được mô tả theo chiều ngang. Nếu như kênh phân phố
i có nhiều
cấp độ, từ bán buôn đến bản lẻ, từ tổng đại lý đến đại lý, từ nhà nhượng quyền đến

4
www.britannica.com/


9


nhà nhận quyền thì hệ thống phân phối cũng có thể được phân loại gồm mạng lưới
bán buôn, mạng lưới bán lẻ, mạng lưới cửa hàng, v.v.

Trên thực tế, người ta còn dùng khái niệm “hệ thống phân phối” song khái
niệm này thường bị hiểu lầm. Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch, mọi hoạt động phân
phối do nhà nước thực hiện và gọi là hệ thống phân phối (của một qu
ốc gia). Trong
nền kinh tế thị trường có nhiều nhà sản xuất, nhiều nhà cung cấp dịch vụ phân phối
(không chỉ có chính phủ) thì hệ thống phân phối phải được hiểu tương tự như mạng
lưới phân phối, là tập hợp các kênh phân phối của một nhà sản xuất hay của một sản
phẩm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu ở Việt Nam lại đề cập hệ thống phân phối

một thứ của một nước, dù rằng nó được sử dụng để nói đến là hệ thống phân phối
của một loại mặt hàng. Sự phân biệt không chuẩn xác như vậy sẽ dẫn đến hậu quả
trong việc đề ra các chiến lược, hoạch địch chính sách cho lĩnh vực dịch vụ phân
phối.
1.1.2 Đặc điểm và cơ sở kinh tế hình thành dịch vụ
phân phối
1.1.2.1 Đặc điểm kinh tế của dịch vụ phân phối
Những đặc điểm quan trọng của hệ thống phân phối thường được nhìn nhận
trên các phương diện sau:
Thứ nhất, trên phương diện kinh tế vĩ mô, hệ thống phân phối là một kênh
trung chuyển hàng hóa hiệu quả nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất từ nguồn – nơi sản
xuất, cung c
ấp đến nơi tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ với chi phí hợp lý. Tại nhiều nền
kinh tế chưa phát triển, các doanh nghiệp phải tự thiết kế một hệ thống phân phối
hàng hóa, dịch vụ phân phối của mình đến các địa bàn đa dạng từ thành phố về
nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi. Việc các doanh nghiệp tự triển khai phân
phối sản phẩm của mình làm chi phí toàn xã hội tă
ng nhanh (đồng nghĩa với lạm
phát cũng tăng nhanh), giảm sức cạnh tranh của cả nền kinh tế, phúc lợi toàn xã hội
bị suy giảm. Tựu chung lại, thiếu vắng một hệ thống phân phối hiệu quả, hiệu quả
của cả nền kinh tế bị suy giảm, làm mất cân đối vĩ mô (mất cân bằng tổng thể), lạm

phát gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chính tr
ị, kinh tế, xã hội.
Thứ hai, trên phương diện các doanh nghiệp, việc tự triển khai một hệ
thống như vậy là một gánh nặng tài chính, nhân lực, vật lực và quản lý đối với bất
cứ doanh nghiệp nào, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đơn vị hoạt
động kinh tế đông đảo nhất trong bất cứ nền kinh tế nào. Bên cạnh đó, chi phí cơ


10


hội của việc làm tất cả các khâu từ sản xuất – phân phối có thể triệt tiêu lĩnh vực
mũi nhọn của các doanh nghiệp là sản xuất, nghiên cứu chế tạo các sản phẩm mới
qua đó làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc mỗi doanh nghiệp
tự tiến hành hoạt động phân phối làm chậm quá trình chuyên môn hóa
(specialization) của cả nền kinh tế, giảm sức cạnh tranh quốc t
ế đối với chính các
doanh nghiệp đó.
Thứ ba, trên phương diện người tiêu dùng, hàng hóa, dịch vụ được lưu
thông thông qua hệ thống riêng rẽ của mỗi doanh nghiệp là một cản trở vô cùng lớn
cho người tiêu dùng trong việc tiếp cận các hàng hóa, dịch vụ đó. Cụ thể, các cản
trở này thể hiện ở các khía cạnh sau:
(i) Cản trở về mặt không gian: Không một doanh nghiệp sản xuất, cung
ứng
hàng hóa dịch vụ nào có thể tổ chức một hệ thống phân phối hàng hóa đến tất cả các
khu vực địa lý, địa bàn mà những người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ tiềm năng có
mặt do chi phí về thiết lập, duy trì, quản lý cả hệ thống là quá lớn và không khả thi
về mặt kinh tế. Trên thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể thiết lập hệ thống phân phối
trực thuộc mình tại các
địa bàn thành thị, đông dân cư, những nơi có lợi nhất cho

doanh nghiệp trên phương diện chi phí – lợi ích. Ngược lại, các địa bàn khác mà chi
phí lớn hơn lợi ích (vùng sâu, vùng xa hoặc xa hơn là trên phạm vi toàn cầu) thì các
doanh nghiệp thường không có khả năng để vươn tới. Và như vậy, người tiêu dùng
tại các nơi này không có cơ hội tiếp cận hàng hóa, dịch vụ đó.
(ii) Cản trở về thời gian: Do không thể thiết l
ập được hệ thống phân phối phủ
kín toàn bộ không gian kinh tế mà doanh nghiệp sản xuất muốn vươn tới nên hàng
hóa, dịch vụ không thể được cung cấp kịp thời đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra,
trong nhiều trường hợp, khi hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng thì bản thân
hàng hóa, dịch vụ đó đã không còn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng do
nhu cầu của người tiêu dùng đã thay đổi hay hàng hóa, dịch vụ
đó đã lỗi thời so với
đối thủ cạnh tranh.
(iii) Cản trở về thông tin: Do có các cản trở về không gian, thời gian nên
thông tin về hàng hóa, dịch vụ cũng không thể thông suốt và cập nhật. Bên cạnh đó,
khi người tiêu dùng có phản hồi về hàng hóa, dịch vụ thì các thông tin này cũng
chậm quay trở lại với nhà sản xuất. Ngoài ra, trên thị trường, có “n” hàng hóa, dịch
vụ cùng một tính năng, công dụng tương tự nhau thì ng
ười tiêu dùng không thể thu


11


nạp được “n” nguồn thông tin mà các doanh nghiệp sản xuất cung cấp đến nếu như
những thông tin này không được tập trung, so sánh.
(iv) Cản trở về sự tự do lựa chọn của người tiêu dùng: Có lẽ trong nền kinh
tế thị trường thì ưu điểm lớn nhất là tạo dựng được sự đa dạng, phong phú về hàng
hóa dịch vụ cho người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn dự
a trên các thông tin cơ bản

như giá cả, chất lượng hàng hóa, mẫu mã, tính năng. Một khi hàng hóa, dịch vụ
được doanh nghiệp tự phân phối thì khả năng tự do lựa chọn của người tiêu dùng
cũng không còn do người tiêu dùng chỉ có thể lựa chọn hàng hóa, dịch vụ do doanh
nghiệp đó cung cấp.
Tất cả các yếu tố cản trở đó trên thực tế đã làm giảm phúc lợi tổng thể của
người tiêu dùng.
1.1.2.2 Cơ sở kinh tế hình thành dịch vụ phân phối
Trong nghiên cứu khoa học về vấn đề này, những nhận định tổng quan trên
có thể tìm được câu trả lời trong nhiều môn khoa học khác nhau nhưng theo nhóm
tác giả, câu trả lời thiết thực nhất, sát nhất với thực tiễn được tìm thấy tại các nghiên
cứu cơ bản của khoa học kinh tế mà cụ thể là liên quan đến lý thuyết về doanh
nghi
ệp
5
và khái niệm “chi phí giao dịch”
6
.
“Chi phí giao dịch” là khái niệm được nhà khoa học kinh tế - được giải
Nobel về kinh tế học năm 1991, Ronald Coase đề cập trong bài báo khoa học “Bản
chất của doanh nghiệp” (1937 – Economica)
7
. Trong đó, Ronald Coase đã chứng
minh rằng: “Có vô số các chi phí giao dịch khi tham gia thị trường. Các chi phí để
có được hàng hóa và dịch vụ thông qua thị trường thường cao hơn chính chi phí để
sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ đó – giá gốc của hàng hóa, dịch vụ. Các chi phí khác
mà doanh nghiệp phải tính đến là chi phí thông tin, chi phí thương thảo việc thương
mại, chi phí cho các bí mật kinh doanh, chi phí cung ứng, phải được tính đầy đủ
trong giá thành khi cung cấp cho người tiêu dùng. Do vậy, doanh nghiệp cần tính
toán là t
ự mình chấp nhận chi trả các chi phí này hoặc tránh các chi phí đó thông

qua thị trường.”

5
Trong tiếng Anh là “theory of firms”. Xem Jean Tirole (1988). The Theory of Industrial
Organization. "The Theory of the Firm," pp. 15–60. MIT Press.
6
Trong tiếng Anh là “transaction cost”.
7
Coase, Ronald (1937). "The Nature of the Firm". Economica (Blackwell Publishing) 4 (16): 386–
405. doi:10.1111/j.1468-0335.1937.tb00002.x


12


Và khái niệm “thị trường” trong nghiên cứu của Coase là “Doanh nghiệp
càng đảm nhận nhiều giao dịch trong nội bộ (tự mình làm các công đoạn sản xuất –
kinh doanh) thì các chi phí giao dịch càng lớn. Doanh nghiệp sẽ lựa chọn hoặc tự
mình đảm nhận tất cả các công đoạn sản xuất – kinh hoặc hoặc lựa chọn các dịch
vụ có sẵn trên thị trường.”
Như vậy, trong nghiên cứu củ
a Coase (1937), doanh nghiệp trong quyết định
sản xuất, kinh doanh của mình phải đứng trước hai (02) sự lựa chọn tiên quyết: (i)
Tự tiến hành tất cả các công đoạn sản xuất – kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp
mình nếu nhận thấy chi phí sản xuất, kinh doanh đó có hiệu quả về mặt kinh tế - tức
chi phí giao dịch nội bộ thấp hơn so với chi phí sử dụng các dịch vụ tương đương
thông qua thị trường: và (ii) Không tự đảm nhiệm tất cả các nhiệm vụ mà sử dụng
các dịch vụ có sẵn trên thị trường với chi phí thấp hơn.
Trên thực tiễn, khái niệm “chi phí giao dịch” của Coase đưa đến nhiều áp
dụng vô cùng phong phú nhưng chủ yếu tập trung ở 02 áp dụng nổi bật sau:

(i) Doanh nghiệp không tự mình đảm nhiệm các công đoạn sản xuất hàng
hóa, cung ứng dịch vụ mà lự
a chọn các doanh nghiệp khác (tức là sử dụng cơ chế
thị trường) làm thay mình. Đây là một trong những phát hiện quan trọng dẫn đến
tiền đề của quá trình chuyển sản xuất từ nơi có chi phí cao sang nơi có chi phí thấp
8

của các doanh nghiệp lớn, đa quốc gia – tiền đề của toàn cầu hóa.
(ii) Và doanh nghiệp không tự kinh doanh (thương mại hóa) hàng hóa, dịch
vụ của mình mà thông qua các dịch vụ có sẵn – tức là tiền đề của dịch vụ phân phối.
Những quan điểm khác
Mặc dù khái niệm “chi phí giao dịch” được Coase khởi xướng và bảo vệ đã
nhận được sự công nhận và phát triển thêm của phần lớn các nhà kinh t
ế học
(trường phái kinh tế học hành vi hay khái niệm sản xuất theo nhóm)
9
, một số các
nhà kinh tế học khác cũng đưa ra một số quan điểm chưa thống nhất.

8
Khái niệm phổ biến là “delocalization”.
9
Kinh tế học hành vi: Behavioural economics. Xem Cyert, Richard; March,
James (1963). Behavioral Theory of the Firm. Oxford: Blackwell. ISBN 9780631174516.
Sản xuất theo nhóm: Team production. Xem Alchian, Armen A.; Demsetz,
Harold (1972). "Production, Information Costs, and Economic Organization". The American
Economic Review(American Economic Association) 62 (5): 777–795.


13



Cụ thể và mạnh mẽ nhất, Williamson (1975)
10
cho rằng chi phí giao dịch
không phải là tác nhân hàng đầu dẫn đến việc doanh nghiệp phải lựa chọn giữa việc
tự mình đảm nhận toàn bộ các khâu từ sản xuất đến kinh doanh hoặc thông qua các
dịch vụ có sẵn trên thị trường mà chính là các “chi phí về giao quyền”
11
mới chính
là nguyên nhân chính. Williamson nhận thấy việc các doanh nghiệp càng lớn thì bộ
máy hành chính càng cồng kềnh. Do bộ máy hành chính quá lớn nên việc đảm nhận
hết các công đoạn của sản xuất kinh doanh dẫn đến nhiều bộ phận, cấp độ hành
chính khác nhau và các bộ phận, cấp độ này không có động lực để phối hợp, điều
hành một cách hiệu quả cả hệ thống. Chính vì lý do này, doanh nghiệp sử dụng c
ơ
chế thị trường là để giảm sự phình to của hệ thống bộ máy hành chính.
Bên cạnh Williamson, Klein (1983) cũng khẳng định rằng dù thực hiện bên
trong doanh nghiệp nhưng nếu các giao dịch được thực hiện thông qua quan hệ hợp
đồng kinh tế thì thực chất các giao dịch đó vẫn đang sử dụng cơ chế thị trường. Nếu
hiểu như vậy, việc thực hiện công việ
c bên trong một doanh nghiệp (trong trường
hợp doanh nghiệp đa ngành và lớn) thì vẫn được coi là sử dụng cơ chế thị trường và
không làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Qua đó, doanh nghiệp hoàn toàn có
thể thiết lập cơ chế thị trường bên trong doanh nghiệp mình mà không phải thông
qua doanh nghiệp hay dịch vụ khác sẵn có.
Như các phân tích ở trên, có thể thấy tầm quan trọng và sự hiện diện của dịch
vụ phân ph
ối là một thực tiễn khách quan và có cơ sở khoa học: Dịch vụ phân phối
là một công cụ thị trường được doanh nghiệp sử dụng để giảm thiểu chi phí sản

xuất, kinh doanh dù cho đó là chi phí giao dịch hay chi phí hành chính của các
doanh nghiệp. Qua đó, khi dịch vụ phân phối được sử dụng và được sử dụng một
cách có lợi nhất, phúc lợi và sự hiệu quả tổng thể của người tiêu dùng, củ
a nền kinh
tế được đảm bảo một cách tối đa.
1.1.3 Vai trò của dịch vụ phân phối
1.1.3.1 Chức năng lưu thông hàng hóa, dịch vụ
Trên thực tế, dịch vụ phân phối cung cấp một trong những giá trị gia tăng lớn
cho các nhà sản xuất, cung ứng trong việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ với số lượng

10
Williamson, Oliver E. (1975). Markets and Hierarchies: Analysis and Antitrust Implications.
New York: The Free Press.
11
Tiếng Anh là cost of delegation.


14


lớn nhưng lại có thể bán cho người tiêu dùng với số lượng nhỏ: Các nhà cung cấp
dịch vụ phân phối có nhiệm vụ thu mua sản phẩm từ các nhà cung cấp với số lượng
lớn rồi tuyển chọn, chia nhỏ thành từng lô khác nhau phù hợp với nhu cầu của
người tiêu dùng cuối cùng.
Để có thể thực hiện tốt công tác “mua sỉ - bán lẻ”, các nhà cung cấp dịch vụ
phân phối còn thực hiện chứ
c năng kho bãi, bảo quản sản phẩm: Các nhà phân phối
là trạm trung chuyển giữa nhà sản xuất, cung ứng và người tiêu dùng theo đó đảm
bảo việc sản phẩm khi được bán đến tay người tiêu dùng có chất lượng, số lượng
không đổi cho dù có sự chênh lệnh về thời gian giữa hai công đoạn mua và bán sản

phẩm. Theo thuật ngữ kinh doanh hiện đại, công đoạn này chính là dịch vụ hậu cần
– logistic mà các nhà phân phối cung cấ
p cho cả bên bán – người sản xuất và bên
mua – người tiêu dùng.
1.1.3.2 Chức năng tín dụng
Đây là một trong những chức năng quan trọng của các nhà cung cấp dịch vụ
phân phối.
Về phía các nhà sản xuất, thay vì phải thu tiền của từng người mua cuối đối
với từng sản phẩm mà mình bán ra thì họ có thể được trả tiền một lần cho tất cả số
hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp v
ới số lượng lớn, với một khoản thời gian có
thể tiên liệu được.
Về phía người tiêu dùng, thay vì chỉ được mua hàng hóa, dịch vụ với một
khoản tiền cố định thì khi mua hàng tại các nhà phân phối, họ được hưởng các chiến
dịch khuyến mãi, thụ hưởng các dịch vụ về tín dụng tiêu dùng, trả chậm với nhiều
phương thức linh hoạt, dễ tiếp cận.
1.1.3.3 Chứ
c năng cung cấp thông tin
Đây là một chức năng mà các nhà phân phối góp phần làm giảm chi phí kinh
doanh, định hướng sản xuất cho các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ.
Về phía các nhà sản xuất, thay vì tự mình tiến hành các cuộc khảo sát, đánh
giá thị hiếu, nhu cầu của khách hàng thì các nhà sản xuất có thể nhờ các nhà phân
phối – vốn nắm số liệu thực tế thị phần, sức mua của người tiêu dùng, tổng hợ
p lại
thông tin cho mình để tiến hành lên kế hoạch sản xuất kinh doanh.


15



Về phía người tiêu dùng, thay vì phải đến từng doanh nghiệp sản xuất để
mua các mặt hàng tương tự nhau thì với các địa điểm phân phối sản phẩm, họ có thể
lựa chọn, so sánh, tiếp cận được với các thông tin tin cậy về hàng hóa, dịch vụ để
đưa ra các quyết định mua hàng.
1.1.4 Các loại hình dịch vụ phân phối
Theo hệ thống phân loại sản phẩm của Liên hợp quốc CPC, ngành phân ph
ối
bao gồm bốn loại hình dịch vụ chính: (1) dịch vụ đại lý hoa hồng, (2) dịch vụ bán
buôn, (3) dịch vụ bán lẻ và (4) dịch vụ nhượng quyền.
Tuy nhiên, mỗi loại hình dịch vụ theo hệ thống phân loại sản phẩm trên lại
có thể được chia nhỏ theo từng kênh (phương thức) khá đa dạng. Trong khuôn khổ
phần nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ giới thiệu tổng quan (có thể không bao trùm
hết) các phân loạ
i nhỏ hơn của từng loại dịch vụ nêu trên (nếu có).
a. Dịch vụ bán buôn (wholesale)
Theo định nghĩa của Vụ Thống kê Liên Hiệp Quốc, dịch vụ bán buôn là bán
lại hàng hóa, dịch vụ (chỉ bán mà thay đổi cơ bản hàng hóa, dịch vụ) cũ hoặc mới
cho các nhà bán lẻ, nhà sản xuất công nghiệp, thương mại, các nhà chuyên doanh, tổ
chức khác, hoặc cho các nhà bán buôn khác nhưng không phải là người tiêu dùng
thông thường.
12

Các nhà bán buôn thường hoạt động như những nhà trung gian, môi giới
trong việc mua, bán hàng hóa. Họ thường tập trung, phân loại, đánh giá chất lượng,
phẩm cấp của hàng hóa theo khối lượng lớn (lô lớn) sau đó đóng gói, phân phối lại
cho các nhà bán lẻ với số lượng nhỏ hơn (lô nhỏ).
Theo truyền thống, các nhà bán buôn thường ở vị trí gần với kênh phân phối
của hàng hóa mà họ cung cấp ra thị trường hơn là gần ngu
ồn cung cấp hàng hóa.
Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp nào cũng bao gồm cả hai hình thức này hoặc

nhiều hình thức khác. Vì thế, việc định nghĩa chính xác bán buôn và bán lẻ khó thực
hiện được. Thực tế là ranh giới giữa 2 ngành này ngày càng mờ nhạt.
b. Dịch vụ bán lẻ (retail)
13


12
^ UNSTATS - United Nations Statistics Division
13
Theo Krafft, Manfred; Mantrala, Murali K. (eds.) (2006). Retailing in the 21st century: current
and future trends. New York: Springer Verlag.ISBN 3540283994.


16


Trong các nghiên cứu về khoa học kinh doanh hay khoa học kinh tế, không
có một định nghĩa chuẩn cho dịch vụ bán lẻ. Tuy nhiên, trên phương diện thực tiễn
cũng như cách hiểu đã được đa số thương nhân kinh doanh trong lĩnh vực này chấp
nhận thì dịch vụ bán lẻ là “hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cố
định (như cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị, trung tâm thươ
ng mại) theo lô nhỏ (để đối
lập với lô lớn trong dịch vụ bán buôn) phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
cuối.”
Các nhà bán lẻ (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) mua lại hàng hóa với số
lượng lớn từ các nhà sản xuất, cung ứng hoặc nhà bán buôn rồi bán lại với số lượng
nhỏ hoặc rất nhỏ cho người tiêu dùng cuối là cá nhân hoặc tổ chức.
Thương mại bán rong (lư
u động) cũng là một bộ phận của bán lẻ, nó không
gắn với một địa điểm cố định hoặc một cửa hàng nhất định. Thương mại bán rong

bao gồm những người bán hàng tại nhà; những người đến tận các hộ gia đình để
giới thiệu và bán hàng; những người bán hàng ở các chợ cuối tuần, chợ tết; bán
hàng ở đường phố và các xe bán hàng chủ yếu là hàng th
ực phẩm và các hàng tươi
sống, cũng có thể các xe bán nhiều mặt hàng ở những nơi mà mạng lưới bán lẻ thưa
thớt (gọi là cửa hàng lưu động).
Ngoài thương mại bán rong, dịch vụ bán lẻ được chia theo một số kênh chủ
yếu sau:
(i) Siêu thị (supermarket) là một đơn vị bán lẻ, có diện tích bán hàng từ 400
m
2
(diện tích quy ước có thể thay đổi theo từng quốc gia) trở lên, bán các loại
lương thực, thực phẩm, kể cả hàng tươi sống (hoa quả, rau, thịt, ) cũng như các
hàng hóa khác phục vụ nhu cầu hàng ngày và tiêu dùng ngắn ngày của khách hàng
ở các khu dân cư; hàng hóa được trưng bày trên giá, bán hàng theo phương thức tự
phục vụ hoặc tự phục vụ là chủ yếu, tách biệt cửa ra và cửa vào, thực hiện thanh
toán tập trung. Căn cứ vào c
ơ cấu chủng loại hàng hóa kinh doanh, có các siêu thị
tổng hợp và siêu thị thực phẩm.
(ii) Đại siêu thị (hypermarket): Là loại hình bán lẻ thỏa mãn mọi nhu cầu
mua sắm một lần của khách hàng, bao gồm các siêu thị và những cửa hàng tổng hợp
và chuyên doanh, có kho hàng, bãi đỗ xe lớn; việc vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa
được tối ưu hóa. Đây là loại hình bán lẻ có sức cạnh tranh mạnh về giá cả dựa vào


17


tính kinh tế nhờ quy mô và hiện đại hóa. Địa điểm kinh doanh thường ở khu vực
ngoại vi hoặc ở các khu trung tâm thương mại của thành phố.

(iii) Cửa hàng tiện lợi (convenience store): là loại hình bán lẻ cung cấp sự
tiện lợi cho khách hàng; quy mô nhỏ; hàng hóa và dịch vụ kinh doanh chủ yếu là
những thứ thiết yếu nhất với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của con người; thời
gian kinh doanh dài,
(iv) Cửa hàng chuyên doanh bán mặt hàng
đặc trưng cho ngành hàng, hoặc
định hướng vào nhóm nhu cầu với phạm vi lựa chọn lớn hơn, phẩm cấp và giá cả
khác nhau với các dịch vụ bổ sung. Có thể chia cửa hàng chuyên doanh thành các
loại:
+ Cửa hàng chuyên ngành (specialty store) chuyên bán một mặt hàng hoặc
một nhóm hàng hóa, như cửa hàng giày thể thao, đồ golf, cửa hàng đồ chơi,
+ Cửa hàng đại lý độc quyền (professional/exclusive shop) chuyên bán hoặc
được uỷ quyền bán một nhãn hiệu hàng hóa chủ yếu nào
đó.
+ Ngoài ra, còn có loại hình cửa hàng chuyên doanh bán giá rẻ (dạng
“category killer”). Đây là loại cửa hàng lớn có diện tích kinh doanh từ 2.000 m
2
đến
hơn 11.000 m
2
, chuyên kinh doanh hẹp một loại hàng hóa nhưng lại cung cấp sự lựa
chọn rộng rãi với chất lượng tốt và giá rẻ nhờ mua trực tiếp với số lượng lớn từ nhà
sản xuất.
(v) Cửa hàng bách hóa (department store): là loại hình doanh nghiệp bán lẻ
có diện tích lớn, thường có nhiều tầng và bán mặt hàng vừa rộng vừa sâu thuộc
nhiều ngành hàng có yêu cầu phục vụ cao và giá cao. Chúng thường được đặ
t ở nội
thành hoặc ở các trung tâm mua sắm. Mặt hàng thường là hàng phi thực phẩm
(thuộc các ngành hàng như quần áo, đồ dệt, thể thao, dụng cụ gia đình, đồ gỗ, thiết
bị, mỹ phẩm, đồ trang sức, giải trí ), cũng có thể bao gồm cả thực phẩm. Ngoài ra,

chúng còn cung ứng các dịch vụ như nhà hàng, môi giới du lịch, dịch vụ tài chính,
Phương pháp bán hàng bao gồm từ hình thức phục vụ (như
trong nhóm hàng truyền
hình và truyền thanh), chọn trước (như trong nhóm hàng quần áo) cho đến hình thức
tự phục vụ (như trong nhóm hàng thực phẩm).
Một dạng khác của cửa hàng bách hóa là một liên hiệp các cửa hàng chuyên
doanh và chuyên ngành thuộc các ngành hàng khác nhau và các doanh nghiệp cung


18


ứng dịch vụ bổ sung (nhà hàng, giặt là ) đặt cùng nơi trong tòa nhà chung cư nhiều
tầng. Trang thiết bị và trưng bày hàng hóa của các cửa hàng phải đảm bảo hài hòa.
Một dạng khác nữa của cửa hàng bách hóa là một doanh nghiệp bán lẻ lớn
bán hàng chủ yếu dưới hình thức phục vụ và hàng hóa chủ yếu thuộc từ hai ngành
hàng trở lên, trong đó một ngành hàng có chiều sâu. Hình thức phổ biến nhất là cửa
hàng bách hóa bán đồ dệ
t, quần áo và các nhu cầu có liên quan.
(vi) Cửa hàng bán giá rẻ (discount store) bán lẻ các loại hàng hóa tiêu dùng
(kể cả hàng có nhãn hiệu nổi tiếng) với giá rẻ. Nhờ thực hiện chiến lược bán hàng
với giá thấp một cách triệt để nên luôn thu hút được đông đảo các đối tượng khách
hàng. Có 2 loại hình cửa hàng bán giá rẻ:
+ Cửa hàng dạng nhà kho (warehouse store) là loại hình cửa hàng bán giá rẻ
có kiến trúc xây dựng theo kiểu kho hàng và áp dụng chức năng của nhà kho vào
bán lẻ (d
ự trữ và bán hàng ở cùng một nơi) cho phép lợi dụng được tính kinh tế, tính
hiệu suất của nhà kho.
+ Cửa hàng hội viên dạng nhà kho “warehouse club”, là loại hình bán hàng
theo chế độ hội viên, bán lô lớn và chỉ bán hàng cho khách hàng có thẻ hội viên, kết

hợp bán lẻ với giá rẻ cho người tiêu dùng và bán buôn theo phương thức trả tiền
ngay và mang hàng về cho người mua buôn.
(vii) Chợ chuyên doanh là doanh nghiệp bán lẻ có diện tích lớn, bán mặt hàng
rộng và thường cũng rấ
t sâu cho từng ngành hàng (như chợ quần áo, chợ giầy
dép, ), hoặc cho một nhóm nhu cầu (thể thao, xây dựng, đồ gỗ và đồ gia dụng, ),
dưới hình thức trình bày hàng hóa dễ hiểu với mức giá có xu hướng từ thấp tới
trung bình. Trong chợ chuyên doanh cũng có cả các hệ thống đại lý tiêu thụ hàng
hóa hoạt động. Địa điểm ở nơi biệt lập thuận tiện cho khách hàng có sử dụng ô tô,
hoặc ở khu vự
c đang phát triển và được quy hoạch, đối với một số mặt hàng như
các hàng tạp phẩm, có thể chọn địa điểm ở trong thành phố. Quy trình bán hàng là
tự phục vụ và chọn trước, kết hợp với cung ứng các dịch vụ gắn với mặt hàng hoặc
dịch vụ du lịch, bảo hiểm,
(viii) Cửa hàng tạp hóa: là doanh nghiệp bán lẻ nhỏ, ngòai việc bán tạp hóa
còn bán nhiều nhóm hàng khác (bánh k
ẹo, sách, tạp chí, báo, văn phòng phẩm, đồ
chơi, tặng phẩm và đồ trang sức). Bên cạnh các cửa hàng tạp phẩm thường có hiệu
thuốc và nhà hàng, quán ăn nhanh và giải khát. Thông thường cửa hàng tạp phẩm là


19


một chi nhánh của doanh nghiệp bán lẻ. Một dạng khác của cửa hàng tạp phẩm là
tập hợp về không gian của các cửa hàng chuyên doanh và chuyên ngành độc lập với
nhau (chủ yếu là cửa hàng thời trang quần áo, đồ trang sức, cửa hàng sách và tạp
chí, băng đĩa, ) cũng như các nhà hàng và quán bar trong một khuôn viên có kiến
trúc đẹp.
(ix) Loại hình trung tâm mua sắm (shopping center/mall) là cơ sở bán lẻ tập

trung do chủ đầu tư xây dựng theo quy hoạch, trong
đó có bố trí nhiều loại hình bán
lẻ hàng hóa, dịch vụ ăn uống, giải trí, làm đẹp, ngân hàng, du lịch , có siêu thị
hoặc cửa hàng bách hóa, chợ chuyên doanh, làm hạt nhân, đáp ứng nhu cầu mua
sắm, vui chơi, giải trí, thể thao, của khách hàng.
Trung tâm bán hàng của nhà sản xuất (factory outlet mall/centre): là nơi tiêu
thụ hàng hóa tập trung của các nhà sản xuất theo hình thức bán lẻ theo giá bán buôn,
thường có diện tích rộng lớn, nằm cách xa trung tâm thành phố; các nhà sản xuất
bán trực tiếp s
ản phẩm cho khách hàng với giá rẻ hơn; là địa điểm kết hợp du lịch
và mua sắm cho khách hàng nội thành và khách du lịch.
c. Đại lý
14

Theo Luật Thương mại, đại lý là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại
lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá
cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để
hưởng thù lao.
Trong đó, bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc
giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ
cho đại lý cung ứng dịch vụ và bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá
để làm đại
lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng
dịch vụ.
Dịch vụ đại lý bao gồm các hình thức sau:
(i) Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán
trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao
đại lý.
(ii) Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhấ
t định


14
Điều 166 đến 169 Luật Thương mại 2005.

×