Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu tình trạng cu zn và cd trong đất lúa và gạo ở xã thạch sơn huyện lâm thao tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 93 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------------------------

Báo cáo
LUẬN VĂN THẠC SỸ NƠNG NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG CU, ZN VÀ CD
TRONG ĐẤT LÚA VÀ GẠO Ở XÃ THẠNH SƠN,
HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: KHOA HỌC ĐẤT
Mã số

: 60.62.15

Người hướng dẫn khoa học

: TS. NGUYỄN CÔNG VINH

Người thực hiện

: NGUYỄN VĂN HIỀN

HÀ NỘI - 2010

1



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực, do tơi và nhóm dự án SAREC thực hiện, chứa sử dụng để bảo vệ một học vì
nào. Các thơng tin trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc và chính xác.

2


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này, tơi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Công Vinh,
người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi hồn thành khố luận này.
Xin thành kính gửi tới các thầy, cơ giáo Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đã
truyền đạt cho tơi những kiến thức bổ ích, q giá trong thời gian học tại trường lời
cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Viện Thổ nhưỡng Nơng hố, anh chị đang
cơng tác tại Viện Thổ nhưỡng Nơng hố, dự án SAREC, UBND xã và bà con xã
viên xã Thạch Sơn cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tơi hồn thành khoá luận.
Những điều thu hoạch được trong khoá luận này sẽ tạo tiền đề cho tôi bước tiếp vào
khoa học. Do thời gian và trình độ có hạn nên trong khố luận chắc cịn nhiều thiếu
sót, mong nhận được sự góp ý của các chuyên gia trong ngành, các thầy cô giáo và
các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Văn Hiền

3



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CEC

Dung tích hấp thu

EC

Độ dẫn diện

DO

Dissolved oxygen -lượng oxi hoà tan trong nước

COD

Chemical oxygen demand-nhu cầu ơxi hố học

BOD5

Biochemical oxygen demmand- nhu cầu ơxi sinh học

BVTV

Bảo vệ thực vật

TB

Trung bình


OECD

Hội đồng hợp tác châu Âu

EC

Các nước cộng đồng châu Âu

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

ODA

Official Development Assistance-Hỗ trợ phát triển chính

IWMI

thức
Viện Quản lý nước Quốc tế

WHO

Tổ chức y tế thế giới

PRA

Đánh giá nhanh có sự tham gia


TPCG

Thành phần cơ giới

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Hàm lượng đồng ở tầng đất mặt của một số nước trên thế giới

Bảng 2.2. Hàm lượng Cu trong 5 nhóm đất chính của Việt Nam
Bảng 2.3. Các nguồn thải và hàm lượng Cu trong đất tầng mặt ở một số nước
Bảng 2.4.Hàm lượng Cu trong đất tầng mặt ở Thanh Trì –Hà Nội
Bảng 2.5. Hàm lượng Zn ở tầng mặt của các loại đất trên thế giới
Bảng 2.6. Hàm lượng Zn trong 5 nhóm đất chính của Việt Nam
Bảng 2.7. Hàm lượng Zn trong phân bón thơng thường và thuốc BVTV
Bảng 2.8. Hàm lượng Zn ở tầng mặt trong đất ô nhiễm (ppm, đất khô)
Bảng 2.9. Hàm lượng Zn trong đất tầng mặt ở Thanh Trì –Hà Nội
Bảng 2.10. Hàm lượng Zn dư thừa trong cây của một số điểm bị ô nhiễm
Bảng 2.11. Hàm lượng Zn trong hạt ngũ cốc của một số nước (ppm, khơ)
Bảng.2.12. Hàm lượng trung bình của Zn trong một số cây thực phẩm (ppm)
Bảng 2.13. Hàm lượng Cd một số loại đất ở tầng mặt của một số nước (ppm, khơ)
Bảng 2.14. Hàm lượng Cd trong 5 nhóm đất chính của Việt Nam, (mg/kg)
Bảng 2.15. Hàm lượng Cd ở tầng mặt trong đất ô nhiễm (ppm, khô)
Bảng 2.16. Hàm lượng Cd trong đất tầng mặt ở Thanh Trì –Hà Nội
Bảng 2.17. Hàm lượng Cd trong một số cây thực phẩm (ppm)
Bảng 2.18. Hàm lượng Cd vượt quá ngưỡng của một số điểm ô nhiễm (ppm, khô)
Bảng 2.19. Hàm lượng Cd trong hạt ngũ cốc của một số nước (ppm, khô)
Bảng 2.20. Giới hạn Cd trong các loại phân lân do các nước OECD qui định

Bảng 2.21. Hàm lượng kim loại nặng trong bùn thải hố xí ở Hoa Kỳ
Bảng 4.1 Một số tính chất lý hố của nước thải ở Thạch Sơn-Lâm Thao-Phú Thọ
Bảng 4.2. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong nước tại điểm nghiên cứu
Bảng 4.3. Hàm lượng các kim loại kiềm trong nước tại điểm nghiên cứu
Bảng 4.4. Thành phần cơ giới của đất tầng mặt tại điểm nghiên
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu hoá học đất tầng mặt ở xã Thạch Sơn- Lâm Thao-Phú Thọ
Bảng 4.6. Dung tích hấp phụ và cation trao đổi của đất tầng mặt
Bảng 4.7 Hàm lượng Cu, Zn và Cd ở tầng mặt ở Thạch Sơn- Lâm Thao-Phú Thọ

5


Bảng 4.8. Thông tin phẫu diện vùng ảnh hưởng nước thải ở xã Thạch Sơn
Bảng 4.9. Thông tin phẫu diện vùng không ảnh hưởng nước thải
Bảng 4.10.Thành phần cơ giới của đất theo chiều sâu phẫu diện tại điểm nghiên cứu
Bảng 4.11. Một số chỉ tiêu hoá học của phẫu diện tại điểm nghiên cứu
Bảng 4.12. Hàm lượng các cation trao đổi của phẫu diện đất tại xã Thạch Sơn
Bảng 4.13. Hàm lượng Cu, Zn và Cd theo chiều sâu phẫu diện ở Thạch Sơn
Bảng 4.14. Hàm lượng Cu, Zn và Cd trong gạo tại xã Thạch Sơn

6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Biểu đồ 4.1. Chiều hướng của OC và Cu tổng số theo chiều sâu phẫu diện
Biểu đồ 4.2. Chiều hướng của OC và Zn tổng số theo chiều sâu phẫu diện
Biểu đồ 4.3. Chiều hướng của OC và Cd tổng số theo chiều sâu phẫu diện
Đồ thị 4.1. Mối quan hệ của OC và Cu tổng số theo chiều sâu phẫu diện
Đồ thị 4.2. Mối quan hệ của OC và Zn tổng số theo chiều sâu phẫu diện
Đồ thị 4.3. Mối quan hệ của OC và Cd tổng số theo chiều sâu phẫu diện


7


1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng cuộc đổi mới đất nước đã và đang đem lại nhiều thành tựu to lớn cho
nền kinh tế nước nhà. Những bước tiến nhảy vọt trong sản xuất nông nghiệp không
những góp phần đảm bảo an ninh lượng thực mà cịn đưa nước ta trở thành một
trong những nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó, mục tiêu phấn đấu
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đang là thách thức
cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều cánh đồng “Bờ xôi, ruộng mật” đang ngày càng
mất dần, nhường chỗ cho các khu công nghiệp. Nhiều dự án sân golf, khu đô thị,
công nghiệp đang thay thế dần cho những cánh đồng lúa. Ruộng lúa ngồi sản xuất
nơng nghiệp, nó cịn có vai trị to lớn trong việc chống úng, ổn định môi trường và
điều hịa chất lượng nước.
Cán cân phát triển nghiêng về cơng nghiệp, dịch vụ, cùng với q trình đơ thị
hóa là xu thế tất yếu của mỗi quốc gia. Do đó, các nhà hoạch định cần có tầm nhìn
vĩ mơ để sự phát triển khơng phương hại đến lợi ích của các thế hệ mai sau. Tuy
nhiên, sự phát triển thiếu quy hoạch, không chú trọng đến các nguồn xả thải đã làm
cho môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều con sơng trở thành dịng
sơng “chết”, có những làng quê mang tên “làng ung thư”, nhiều cánh đồng trở thành
bãi xả thải đó là hậu quả của của sự phát triển công nghiệp không chú trọng bảo vệ
môi trường.
Để làm rõ một trong những khía cạnh đáng quan ngại về mơi trường đối với
khả năng tích lũy một số kim loại nặng trên những cánh đồng trồng lúa hay khơng,
chúng tơi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình trạng Cu, Zn và Cd trong đất lúa và
gạo ở xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”, nhằm đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các nguồn thải này đến môi trường đất và sản phẩm nông nghiệp tại

điểm nghiên cứu.

8


1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định hàm lượng Cu, Zn và Cd trong đất ở tầng đất mặt.
- Xác định hàm lượng Cu, Zn và Cd trong các tầng theo chiều sâu phẫu diện đất.
- Xác định hàm lượng Cu, Zn và Cd trong thóc và gạo.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm bổ sung cơ sở khoa học để đánh giá tình
trạng mơi trường đất và nơng sản của khu vực nghiên cứu. Đồng thời kết quả là
nguồn tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu khác.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu để bổ sung cơ sở dữ liệu nhằm làm rõ nguyên nhân có
thể gây ra những hậu quả về sức khoẻ cho cộng động cư dân sinh sống tại xã Thạch
Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Từ đó giúp các nhà quản lý và lãnh đạo địa
phương xây dựng các phương án ứng phó có hiệu quả đối với vấn đề đang diễn ra..
1.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện tại xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ khu vực
bị ảnh hưởng nước thải từ nhà mày Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao.
- Lựa chọn các khu vực không bị ảnh hưởng các nguồn thải gần khu vực nghiên cứu
để làm đối chứng so sánh.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện: 2009-2010
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan nghiên cứu Cu, Zn, Cd trong đất và trong cây
2.1.1. Nguyên tố đồng (Cu)

- Đồng trong đất
Đồng (Cu) trong vỏ trái đất nằm trong các khoáng nguyên sinh và thứ sinh, trong tự
nhiên, khoảng 155 khoáng chất có chứa Cu. Dưới tác động của thời tiết, các khoáng

9


này bị phong hố, hồ tan và giải phóng các ion Cu đặc bệt trong mơi trường axít.
Cu trong vỏ trái đất khoảng 0,01% tính theo trọng lượng (Alina Kabata-Pendias,
2000 [70]). Hàm lượng Cu trong đất liên quan chặt chẽ đến hàm lượng Cu trong các
đá mẹ tạo thành đất. Nghiên cứu của Lindsays ,1972 [58] cho thấy trong đá lượng
Cu trung bình là 70 mg/kg. Đá bazan có hàm lượng cao nhất 79 mg/kg, thấp nhất là
đá vôi 9 mg/kg. Các đá bazơ và siêu bazơ giàu Cu hơn các đá khác (Lê Đức trích
dẫn, 2004 [6]). Trong đất hàm lượng Cu dao động từ 6-60 mg/kg, nhóm đất đỏ có
hàm lượng Cu cao nhất, thấp nhất đất cát và đất có hàm lượng chất hữu cơ cao.
Đồng là một cation rất linh động trong đất nên nó có khả năng liên kết với các hợp
chất vô cơ và hữu cơ trong đất. Ngồi ra, Cu có thể tạo thành kết tủa với các anion
khác như SO42-, CO32+, OH-. Do đó, đồng trong đất chủ yếu ở dạng ít di động.
Bảng 2.1. Hàm lượng đồng ở tầng đất mặt của một số nước trên thế giới (ppm)
Loại đất
1.Fluvisols

2. Ferrasols

3. Gleysols
4. Chernozems

Nước

Khoảng


biến

Trung

động

bình

Ai Cập

50-146

80

Ấn Độ

114-160

-

Israel

-

34*

Ba Lan

16-28,5


22

Nga

11,5-36

25

Úc

2-96

-

Trung Quốc

15-150

41

Ấn Độ

44-205

-

Israel

-


60*

Úc

38-61

-

Hà Lan

3-53

12,5

Bun-ga-ry

26-38

29

Hà Lan

6.5-53

19

Mỹ

10-70


27

Nga

16-70

27,5

10


Nguồn: Alina Kabata-Pendias, 2000
Hàm lượng Cu trong đất Ferrasols và Fluvisols của một số nước trên là cao (bảng
2.1).
Theo Alina Kabata - Pendias, 2000 [70], thì Cu thường phân bố chủ yếu trên tầng
mặt, càng xuống sâu hàm lượng Cu càng ít. Hàm lượng đồng trong đất thường phụ
thuộc vào 2 yếu tố chính là đá mẹ và q trình hình thành đất. Tuy nhiên, tỷ lệ sét
trong đất cũng đóng vai trị hết sức quan trọng đến hàm lượng Cu trong đất. Ngồi
ra, các yếu tố khác như ơxít Fe, Mn cũng ảnh hưởng đến hàm lượng Cu trong đất.
Trong giai đoạn 2001-2007, kết quả nghiên cứu xây dựng chất lượng nền môi
trường đất Việt Nam đối với nguyên tố Cu trong 5 nhóm đất chính, Phạm Quang
Hà 2009 [13] cho thấy như sau:
Bảng 2.2. Hàm lượng đồng trong 5 nhóm đất chính của Việt Nam, (mg/kg đất khơ)
Loại đất

Khoảng dao động

TB


Số mẫu

1. Đất phù sa

12,97-31,78

22,37

189

2. Nhóm đất đỏ

32,87-83,75

58,31

221

3. Nhóm đất xám

1,07-18,05

9,65

198

4. Nhóm đất cát biển

2,92-9,55


6,24

214

15,523-68,283

41,903

226

5. Nhóm đất mặn

Nguồn. Phạm Quang Hà, 2009
Khả năng hấp phụ lý học và hoá học của Cu trong đất được nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu. Tất cả các thành phần khoáng trong đất đều có khả năng hấp
phụ các ion Cu, đặc tính này phụ thuộc vào điện tích bề mặt của các thành phần
khống. Điện tích bề mặt phụ thuộc chủ yếu vào pH của đất. Theo Alina Kabata –
Pendias, 2000 [70], thì hàm lượng Cu bị hấp phụ chủ yếu do ơxít Fe, Mn, hydroxit
Fe, Al và các khống sét như montmorillonite, vermiculite, imogolite. Nghiên cứu
về khả năng hấp phụ Cu của các hợp chất hữu cơ trong đất, Stevenson và Fitch
1981 [75], thấy rằng hàm lượng Cu2+ lớn nhất mà axít humic và fulvic hấp phụ xấp
xỉ bằng hàm lượng của các axít này, dao động từ 48 đến 160 mg Cu trên 1 gam
axít humic. Trong khi đó theo Alina Kabata-Pendias, 2000 [70] thì sự hấp phụ Cu

11


của axit humic là 3,3g/1kg axít humic. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp phụ này cịn phụ thuộc
rất lớn vào tính chất lý hoá học của các chất hữu cơ trong đất. Sự liên kết của Cu
với các chất hữu cơ trong đất khơng giống các kim loại có hố trị 2 khác. Theo

Bloom và McBride, 1979 [37] thì sự hấp phụ của Cu do các nhóm chức có tính ơxi
hố của các chất hữu cơ quyết định. Đồng thời pH cũng là yếu tố có tính quyết đính
sự hấp phụ này.
Đất bị ô nhiễm Cu là do kết quả của việc sử dụng các hợp chất có chứa Cu như
phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải đơ thị cũng như sự phát thải của sản xuất công
nghiệp. Một số vùng Cu được đưa vào đất do sự ăn mòn kim loại của các vật liệu
xây dựng có chứa Cu. Khi nghiên cứu ô nhiễm đất ở các khu tái chế Cu từ khoảng
cách 1- 22km, Alina Kabata-Pendias 2000 [70], thấy rằng hàm lượng Cu ở tầng mặt
trong đất tầng mặt giảm khi khoảng cách tăng lên.
Bảng 2.3. Các nguồn thải và hàm lượng Cu trong đất tầng mặt ở một số nước
Địa điểm và nguồn thải

Nước

1. Vùng đã khai thác mỏ
2. Vùng khai thác mỏ kim loại khơng có Fe
3. Công nghiệp sắt thép

4. Các vườn cây ăn quả, các bãi đậu xe và các
vườn nhà ở đô thị

5. Nông trại sử dụng bùn thải, nước tưới và
phân bón

12

Anh
Anh
Nhật Bản
Úc

Bỉ
Bun-ga-ry
Canada
Nhật
Phần Lan
Ru-ma-ni
Ngaf
Úc
Canada
Nhật Bản
Philipin
Phần Lan
Mỹ
Nga
Hà Lan
Anh
Phần Lan
Mỹ
Đức

Khoảng hoặc TB
(ppm)
13-2000
415-733
456-2020
847
16-1089
24-2015
1400-3700a
26-206b

72-620
1387
121-4622
210
11-130
31-300
352
12-240
3-140
50-83c
265
40-800
80-1600
58-130d
187-280


Đức
Anh
Kenia

6. Sử dụng thuốc trừ nấm

273-522
60-380
883e

Nguồn: Alina Kabata-Pendias, 2000
a: Cách khu tái chế kim loại từ 3 - 6km, b: Đất ruộng lúa, c: Đất vườn nho, d: Đất trong ơ thí
nghiệm sau 9 năm bón 33-180 tấn bùn thải/ha, e: Đất các đồn điền cà phê, f: khoảng cách 10km từ

khu tái chế kim loại

Khi nghiên cứu ô nhiễm đất do nguồn thải tổng hợp tại Thanh Trì – Hà Nội, Bùi
Thị Phương Loan và cộng sự 2009 [17] cho thấy hàm lượng Cu trong đất tầng mặt
(bảng 2.4) ở địa bàn nghiên cứu nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép của Việt
Nam.
Bảng 2.4. Hàm lượng Cu trong đất tầng mặt ở Thanh Trì –Hà Nội
(Số liệu trung bình từ năm 2002-2007)
Vùng quan trắc

Cu

Số

(mg/kg) mẫu

Số điểm
quan trắc

1. Ơ nhiễm do chất thải cơng nghiệp

43,95

54

9

2. Ơ nhiễm do nước thải sinh hoạt sơng Tơ Lịch

32,06


54

9

3. Ơ nhiễm do nước thải sinh hoạt sơng Kim Ngưu

41,77

54

9

4. Ít ảnh hưởng của nguồn gây ô nhiễm

36,06

54

9

Nguồn: Phạm Thị Phương Loan và cộng sự , 2009
Sự lắng đọng từ khơng khí đối với sự phát thải Cu từ các ngành công nghiệp ở các
khu vực khác nhau là khác nhau, lớn nhất nằm ở các nước châu Âu. Hàm lượng Cu
lắng đọng từ khơng khí ở Đức là 224g/ha/năm (Heindrichs và Mayer 1980 [47]).
Đối với Cu trong đất canh tác do việc sử dụng phân bón, hố chất và các chất thải
để bón cho cây trồng đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tiller và
Merry, 1981 [77] đã nghiên cứu để xem xét lại tất cả các vấn đề của Cu trong đất ô
nhiễm và đánh giá tác động đối với mơi trường. Khi nghiên cứu các loại bùn thải
bón cho cây trồng, Mingelgrin và Biggar 1986 [67] thấy rằng, hàm lượng Cu di

động trong bùn thải có loại lên đến 1170 ppm, đây là một trong những nguyên nhân
gây tích luỹ Cu trong cây và nước ngầm ở một số vùng. Theo 2 tác giả này, trong

13


đất tầng mặt của các nơng trại trồng nho có sử dụng thuốc trừ sâu sau 50 năm đến
100 năm thì hàm lượng Cu được chiết bởi DTPA là 82,5ppm và CaCl2 là 0.23 ppm .
Khi sử dụng CuS04 để diệt nấm cho các vườn nho ở Pháp sau 100 năm thì hàm
lượng Cu trong đất tầng mặt là 100-1500ppm
Tầm quan trọng của các nghiên cứu này là đánh giá được mối quan hệ của đất
tầng mặt với sự hiện diện của Cu trong tầng này. Tuy nhiên, Cu trong đất chịu ảnh
hưởng rất lớn bởi hoạt động của các sinh vật đất, dưới các điều kiện khác nhau
chúng có thể trở thành dạng dễ tiêu cho cây trồng. Theo kết quả nghiên cứu của
Boon và cộng sự 1998 [39] khi trồng cỏ Agrostis capillaries L (loại cỏ có khả năng
chống chịu hàm lượng Cu cao trong đất) vào đất chua bị ơ nhiễm Cu (750kg Cu/ha)
thì hoạt động của các sinh vật trong đất này tăng lên.
Sự hút thu Cu của cây trồng được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên, cơ chế này vẫn chưa được làm sang tỏ. Nhiều nghiên cứu cho rằng, Cu
được hút thu một cách chủ động, nhưng những nghiên cứu gần đây thấy rằng Cu lại
được hút thu một cách thụ động, đặc biệt đất bị ô nhiễm kim loại này. Cơ chế hút
thu Cu rất phức tạp, theo Loneragan, 1981[60] thì Cu được vận chuyển đến các cơ
quan của cây dưới dạng Cu di động. Hàm lượng Cu trong các mơ mạch dao động từ
vết đến 140µM và có tương quan thuận với hàm lượng của các amino axit. Sự di
chuyển của Cu trong cây phụ thuộc vào hàm lượng Cu trong dung dịch đất. Tuy
nhiên, trong cây Cu chủ yếu tập trung ở rễ và lá, chúng tồn tại ở đó cho đến khi lá
già, chỉ có một lượng nhỏ Cu được vận chuyển lên các bộ phận non. Do đó, triệu
chứng thiếu Cu thường xuất hiện ở các lá non trước.
Sự phân bố của Cu đối với cây trồng là rất đa dạng. Trong rễ Cu chủ yếu nằm trong
vách tế bào và ít di động. Ở thời kỳ phát triển mạnh, các bộ phận non thì hàm Cu

tập trung lớn nhất. Hàm lượng Cu trong lá lúa mỳ ở các thời kỳ là khác nhau (Alina
Kabata-Pendias, 2000 [70] trích dẫn). Trong sản phẩm thu hoạch của ngũ cốc, hàm
lượng Cu tập trung lớn nhất ở trong phôi và vỏ. Theo Loneragan 1981[60] Cu trong
phôi hạt của ngũ cốc dao động từ 2-18 ppm và từ 8 – 23 ppm trong vỏ, trong khi

14


tồn bộ hạt chỉ có 4 ppm. Cu. Trong khi đó nghiên cứu của Liu và cộng sự, 1974
[58] thấy rằng hàm lượng Cu trong các bộ phận của hạt lúa mỳ là giống nhau.
Đồng có vai trị đặc biệt trong đời sống thực vật, nó khơng thể thay thể được
bằng một hoặc một số nguyên tố nào khác. Đồng tham gia vào các q trình oxi
hóa, tăng cường độ hô hấp, đồng thời Cu cùng tham gia vào quá trình trao đổi nitơ.
Vai trị trao đổi chất thiết yếu của Cu là nó có mặt trong xytocrom oxidaza. Khoảng
70% lượng Cu trong thực vật tập trung ở chlorophyl, nó có chức năng quan trọng
trong q trình đồng hóa. Thiếu hụt Cu dẫn đến sự già hóa sớm của chlorophyl làm
cho hoạt động của nó ở trong thực vật bị giảm sút.
Đồng có ảnh hưởng đến q trình quang hợp và đặc biệt đối với sự hình thành
diệp lục và đối với tính bền vững của diệp lục. Cu tham gia vào các quá trình trao
đổi gluxit và protein trong cây. Khi dinh dưỡng thừa N, dấu hiệu thiếu Cu biểu hiện
rõ rệt. Thiếu Cu làm giảm quá trình tổng hợp protein. Khi nghiên cứu vai trò của Cu
trong quá trình trao đổi nitơ trong cây, tùy thuộc vào dinh dưỡng amôn hay dinh
dưỡng đạm nitrat cho thấy: thiếu Cu làm xuất hiện những rối loạn trao đổi đạm khác
nhau. Khi cây dinh dưỡng nitrat, ảnh hưởng của tình trạng thiếu Cu chậm hơn so
với khi dinh dưỡng amôn. Dinh dưỡng thừa đạm đã đẩy mạnh nhu cầu Cu của cây
và làm cho những triệu chứng thiếu Cu thêm gay gắt, điều này cũng cho thấy vai trò
của Cu trong việc trao đổi nitơ trong cây. Đồng và mangan làm tăng hàm lượng
diệp lục, tăng q trình tích lũy nitơ trong lá và trong hạt lúa. Hàm lượng Cu trong
thực vật dao động trung bình trong giới hạn từ 5-52,5 g/kg.
Trong quá trinh sinh trưởng và phát triển, cây trồng khơng những được cung cấp

Cu đầy đủ mà cịn phải cân đối với các nguyên tố khác. Mối quan hệ giữa Cu với
các nguyên tố khác trong trong thực vật được rất nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu.
 Cu – Zn: Hai nguyên tố này có cùng cơ chế hút thu nên chúng cạnh tranh
nhau để ngăn chặn sự hút thu của rễ đối với các nguyên tố khác.

15


 Cu – Fe: Nếu hàm lượng Cu trong cây cao sẽ làm giảm lượng Fe trong lục
lạp. Ngược lại, hàm lượng Fe cao sẽ làm giảm sự hút thu Cu của thực vật từ
dung dịch đất. Tỷ lệ cân đối của Cu: Fe của các cây trồng là khác nhau.
 Cu – Mo: Tỷ lệ Cu:Mo có mối quan hệ chặt chẽ với sự chuyển hoá nitơ trong
cây. Cu cản trở chức năng của Mo trong sự khử enzyme của NO 3- nên khi
bón phân đạm dạng NO3- sẽ gây nên sự thiếu hụt Mo trong cây trồng. Một số
loại rau nếu trồng ở đất có hàm lượng Cu cao sẽ làm cho cây thiếu Mo. Một
số khác nếu bón nhiều Mo sẽ làm tặng sự thiếu Cu trong cây.
 Cu-Cd: Hai nguyên tố này vừa có mối quan hệ đối kháng vừa tương trợ lẫn
nhau trong việc hút thu các nguyên tố khác của rễ.
 Cu-P: Hàm lượng lân ở trong đất cao sẽ làm giảm sự hút thu Cu của cây
trồng. Ngược lại, hàm lượng Cu trong đất cao sẽ làm giảm hàm lượng lân dễ
tiêu.
 Cu-Ca: Sự ảnh hưởng lẫn nhau của Cu và Ca phụ thuộc vào pH của mơi
trường đất. Nếu đất có mơi trường kiềm hoặc có muối CaCO 3 tự do sẽ làm
cho cây trồng thiếu Cu.
Hàm lượng Cu cân đối trong cây là rất quan trọng đối với cây trồng. Nghiên cứu
500 từ 1000 điểm ở Phần Lan, hàm lượng Cu trong hạt ngũ cốc là 3,7 ppm, khoai
tây 4,5 ppm và trong cỏ 5,5 ppm (Alina Kabata-Pendias, 2000 [70]). Theo Wolnik
và cộng sự, 1980 [80] ở Mỹ hàm lượng Cu trung bình trong khoai tây là 0,9ppm,
trong hạt ngơ ngọt là 0,45 ppm. Ở Châu Âu khoảng 30% lượng Cu được người lớn

ăn vào cơ thể hàng ngày từ ngũ cốc và khoai tây nên nhiều nghiên cứu được thực
hiện gần đây về hàm lượng Cu trong cây lương thực. Nguồn dẫn đến ngộ độc Cu
của con người có thể là do: uống nước thông qua hệ thống ống dẫn nước bằng Cu,
ăn thực phẩm có chứa lượng Cu cao như Chocolate, nho, nấm, tơm…, bơi trong các
hồ bơi có sử dụng thuốc diệt tảo (Algaecides) có chứa Cu để làm vệ sinh hồ. Đối
với người 1gCu/1kg thể trọng đã gây tử vong, từ 60 -100 mgCu/1kg gây buồn nôn.
Cu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ do sự thiếu hụt cũng như dư thừa. Cu

16


thiết yếu cho việc sử dụng sắt (Fe), bệnh thiếu máu do thiếu hụt Fe ở trẻ em đôi khi
cũng được kết hợp với sự thiếu hụt Cu.
2.1.2. Nguyên tố kẽm (Zn)
- Kẽm trong đất
Hàm lượng Zn trong các loại đất rất đa dạng, chúng phụ thuộc vào nguồn
gốc đá mẹ. Hàm lượng Zn phân bố trong đá macma tương đối giống nhau, ở đá
macma bazơ (Gabrô) hàm lượng Zn dao động từ 80-120 mg/kg và đá mắcma axit
(Granit) từ 40-60 mg/kg. Do đó, đất phát triển trên các đá kiềm tính thường giàu
kẽm hơn đất phát triển trên macma chua. Đối với đá trầm tích, hàm lượng Zn trong
đá phiến sét biến động trong khoảng 80-120 mg/kg. Trong khi đó đá cát kết và đá
vơi hàm lượng Zn chỉ dao động từ 10-30 mg/kg (Alina Kabata- Pendias, 2000 [70]).
Bảng 2.5. Hàm lượng Zn ở tầng mặt của các loại đất trên thế giới, ppm (đất khô)
Loại đất

Nước

Úc
1. Đất Podzols và đất cát
Niu Di-Lân

Phần Lan
Ru-ma-ni
Mỹ
Nga
Đức
Bun ga ry
2. Đất phù sa
Anh
Niu Di-Lân
Phần Lan
Nga
3. Đất đỏ
Trung Quốc
Israel
Úc
4. Đất lầy thụt
Anh
Niu Di-Lân
Phần Lan
Nga
5. Đất Sô-lô-chát và Sô-lô- Bun-ga-ry
nét
Niu Di-Lân
Phần Lan
Nga

Khoảng
39-86
14-146
5-220

25-188
5-164
3,5-57
40-76
67-180
53-67
55-124
34-49
20-600
200-214
31-62
60-84
13-98
26,5-79
39-63
25-100
54-68
44-155

Nguồn: Alina Kabata-Pendias, 2000

17

Trung bình
42
24
61
40
31
62

125
60
84,5
42
180
54
73
50,5
52,5
62
100


Kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Hà, 2009 [13] từ 2001-2007 để xây dựng
chất lượng nền môi trường đất của Việt Nam cho Zn với 5 nhóm đất chính, cho thấy
như sau:
Bảng 2.6. Hàm lượng Zn trong 5 nhóm đất chính của Việt Nam (mg/kg)
Loại đất

Khoảng dao động

Trung bình

Số mẫu

1. Đất phù sa

31,63-121,65

76,64


190

2. Nhóm đất đỏ

7,48-190,63

99,05

215

3. Nhóm đất xám

4,92-40,78

22,85

198

<47,21

18,99

211

63,729-103,202

83,466

229


4. Nhóm đất cát
biển
5. Nhóm đất mặn

Nguồn. Phạm Quang Hà, 2009
Zn trong đất tồn tại chủ yếu ở dạng tự do và phức chất, một số khác tồn tại ở dạng
ion di động như Zn2+, ZnO2-, ZnO22-, [ZnCl3]- …v.v. Các yếu tố ảnh hưởng đến
dạng di động của Zn cũng giống như Cu, nghiên cứu của Landsay 1979 [59] cho
thấy sét và hợp chất mùn trong đất có khả năng giữ Zn rất lớn do đó sự hồ tan của
Zn trong đất thấp hơn khi tồn tại ở dạng Zn(OH)2, ZnCO3 và Zn(PO4). Theo Alina
Kabata-Pendias 2000 [70] trích, có 2 cơ chế hấp phụ Zn: trong mơi trường axít liên
quan đến các cation trao đổi và trong môi trường kiềm liên quan đến hấp phụ hoá
học của các hợp chất mùn. Sự hấp phụ của Zn2+ có thể bị giảm trong môi trường pH
thấp (pH<7) do sự cạnh tranh của các cation khác nên trong đất chua có thành phần
cơ giới nhẹ thì sự sự di động và thấm lọc của Zn tăng lên. Nghiên cứu của Shukla
và cộng sự 1980[74] chỉ ra trật tự sự hấp phụ Zn của các cation trong đất ngập nước
như sau: H < Ca ≤ Mg < K < Na. Trong đất chua, đất cát các ơxít và hyđrơxít Fe, Al
và Mn chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với hấp phụ Zn, trong khi các hợp chất mùn
được xem đóng vai trị chủ đạo. Hàm lượng Zn trong dung dịch đất dao động từ 4270µg/l, phụ thuộc vào loại đất và phương pháp chiết rút. Theo Itoh và cộng sự

18


1979 [52], đất ô nhiễm, hàm lượng Zn lớn nhất đạt 17000 µg/l, trong khi đất chua
(pH<4) hàm lượng Zn trong dung dịch đất trong binh đạt 7137 µg/l.
Nguồn gây ô nhiễm Zn cho đất dưới tác động của con người là từ công
nghiệp luyện kim và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động sản xuất công
nghiệp, Zn nằm trong phế thải của các ngành như công nghiệp luyện kim màu, sản
xuất ơ tơ, cơng nghiệp hóa chất. Trong sản xuất nơng nghiệp, sử dụng phân bón khi

sử dụng bùn thải có chứa Zn bón cho cây trồng như bùn thải của nhà máy sơn tổng
hợp, trong các cặn thải sơn sau khi sử dụng, trong bụi từ các khu công nghiệp, trong
bùn thải các khu đô thị. Ngoài ra, trong một số loại thuốc trừ sâu, phân bón có chứa
Zn cũng làm tích luỹ Zn trong đất. Chính vì lượng này mà Tổ chức cộng đồng
chung Châu Âu (OECD) đã đưa ra tiêu chuẩn quy định hàm lượng Zn trong các loại
phân không vượt quá 250 mg/kg phân và đất đó chưa bị ơ nhiễm Zn.
Bảng 2.7. Hàm lượng Zn trong phân bón thơng thường và thuốc BVTV
Nguồn

Zn (ppm)

1. Phân chuồng

15-250

2. Phân lân

50-1450

3. Vôi

10-450

4. Đạm

1-42

5. Thuốc BVTV

1,3-25


6. Bùn thải hố xí

700-49000
Nguồn: Alina Kabata-Pendias, 2000

Các hoạt động của con người đã làm cho hàm lượng Zn trong đất của một số khu
vực là rất cao. Nguồn gây ô nhiễn Zn lớn nhất là ngành cơng nghiệp sau đó đến các
hoạt động của sản xuất nông nghiệp.

19


Bảng 2.8. Hàm lượng Zn ở tầng mặt trong đất ô nhiễm (ppm, đất khô)
Khu vực và nguồn gây ô nhiễm

Nước

1. Khu vực mỏ đã khai thác.
2. Khu vực khai thác mỏ kim loại không
chứa sắt

Anh
Anh
Mỹ
Nga
Canada
Bỉ
Hà Lan
Hy Lạp

Nhật Bản
Phần Lan
Mỹ
Ru-ma-ni
Zăm-bi-a
Canada
Anh
Hà Lan
Mỹ
Anh
Hung-ga-ri
Đức
Hà lan
Thuỷ Điển
Mỹ

3. Công nghiệp luyện kim

4. Vườn ở đô thị và vườn cây ăn quả

5. Nơng trại bón bùn thải

Zn (TB hoặc
khoảng)
455-810
185-4500
500-80000
400-42-45
185-1397
66-180000

915-3626
550-16000
132-5400
1665-13800
155-12400
3000
180-3500
30-117
250-1800
15-99
20-1200
217-525
100-360
190-1485
234-757a
369
345-764

Nguồn: Alina Kabata-Pendias, 2000
a: Bón 6 và 16 tấn bùn thải khô/ha/năm, trong 5 năm

Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu Bùi Thị Phương Loan và cộng sự 2009 [17] khi
quan trắc đất có nguy cơ ơ nhiễm tổng hợp tại Thanh Trì- Hà Nội cho thấy, hàm
lượng Zn trong tầng đất mặt (bảng.2,8) tại điểm nghiên cứu chưa vượt quá tiêu
chuẩn cho phép của Việt Nam.

20


Bảng 2.9. Hàm lượng Zn trong đất tầng mặt ở Thanh Trì –Hà Nội

(Số liệu trung bình từ năm 2002-2007)
Vùng quan trắc

Zn

Số

Số điểm

(mg/kg)

mẫu

quan trắc

1. Ơ nhiễm do chất thải cơng nghiệp

147,33

54

9

2. Ơ nhiễm do nước thải sinh hoạt sơng

86,48

54

9


133,89

54

9

102,62

54

9

Tơ Lịch
3. Ơ nhiễm do nước thải sinh hoạt sơng
Kim Ngưu
4. Ít ảnh hưởng của nguồn gây ô nhiễm

Nguồn: Bùi Thị Phương Loan Và cộng sự 2009
Hàm lượng Zn đất bị ô nhiễm Zn ảnh hưởng rất lớn sự tích luỹ Zn trong các
bộ phận của cây trồng (bảng 2.9). Nếu được trồng vào khu vực đất bị ơ nhiễm Zn
thì hàm lượng kim loại này tập trung chủ yếu ở rễ và củ. Ngược lại, nguồn ô nhiễm
do sự lắng đọng từ khơng khí thì hàm lượng của ngun tố này lại tập trung chủ yếu
ở các bộ phận trên của cây (Alina Kabata- Pendias, 2000 [70]).

21


Bảng 2.10. Hàm lượng Zn dư thừa trong cây của một số điểm bị ô nhiễm
Địa điểm và


Cây hoặc bộ

TB hoặc khoảng

nguồn ô nhiễm

phận cây

(ppm, khô)

1. Khu vực mỏ đã khai thác

65-350

Anh

2. Vùng khai thác kim loại Củ hành

39-710

Anh

khơng có sắt

Lá rau diếp

55-530

Lá rau diếp


316

Úc

Củ khoai tây

74-80

Phần Lan

Củ cà rốt

201-458

Phần Lan

Củ cải

27-708

Anh

Hạt lúa

21

Nhật Bản

5 Nơng trại bón bùn thải, Rễ lúa


4510

Nhật Bản

phân bón và có tưới

Lá dậu tương

156

Mỹ

Hạt dậu tương

114

Mỹ

Củ khoai tây

36

Đức

3. Công nghiệp luyện kim
4. Khu vườn thành thị

Cỏ


Nước

Nguồn: Alina Kabata-Pendias, 2000
Lượng Zn được hút phụ thuộc vào từng loại cây và thời kỳ phát triển. Tuy nhiên,
hàm lượng Zn trong các cây thực phẩm và hạt các cây ngũ cốc khác nhau không
lớn.

22


Bảng 2.11. Hàm lượng Zn trong hạt ngũ cốc của một số nước (ppm, khơ)
Nước
1.Áp–ga-nít-tan
2. Úc
3. Canada
4. Ai Cập
5. Đức
6. Anh
7. Nhật Bản
8. Na Uy
9. Phần Lan
10. Thuỷ Điển
11. Mỹ
12. Nga

Cây trồng
Lúa mạch
Lúa mỳ
Yến mạch
Lúa mỳ

Lúa mỳ
Lúa mạch
Lúa (thóc)
Lúa mạch
Lúa mỳ
Lúa mỳ
Lúa
Lúa mạch đen

Khoảng
16-35
19-29
6-40
16-49
15-51
23-38
20-40
20-23
-

Trung bình
20
22
37
25
23
30
21
29
27

34
22
19

Nguồn: Alina Kabata-Pendias, 2000
Bảng.2.12. Hàm lượng trung bình của Zn trong một số cây thực phẩm (ppm)
(Số liệu tổng hợp từ nhiều tác giả)
Cây trồng
1. Ngô ngọt
3. Bắp cải
4. Rau diếp
5. Cà rốt
6. Cây cải đường
7. Hành
8. Khoai tây
9. Cà chua
10. Táo
11. Cam
12. Chè (Trung Quốc)

Bộ phận
Hạt


Củ
Củ
Củ
Củ
Quả
Quả

Quả


Tươi
18,5
2,2
11,7
2,6
1,7
3,4
1,4
0,9
-

Khơ
36
26
44
24
28
22
10
17
1,2
5,0
32

Nguồn: Alina Kabata-Pendias, 2000
Ngồi ra, sự có mặt của một số nguyên tố dinh dưỡng trong đất làm tăng sự thút
thu Zn của cây trồng. Theo Alina Kabata-Pendias, 2000 [70], thì sự có mặt của Ca

trong dung dịch đất có vai trò quan trong đối với sự hút Zn của cây trồng. Đối với
các cây ngũ cốc, tỷ lệ Ca/Zn ảnh hưởng đến sự hút Zn, tỷ lệ này càng thấp thì sự hút

23


thu Zn càng lớn và ngược lại. Hàm lượng Zn được hút ở tỷ lệ Ca/Zn bằng 10 được
xem là tốt nhất đối với các loại cây ngũ cốc. Đối với cây lúa mạch trồng ở đất có pH
cao (7,2-7,8) thì hàm lượng Zn hút có mối tương quan thuận với hàm lượng Zn có
trong dung dịch đất. Tuy nhiên, hàm lượng Zn được vận chuyển vào hạt của cây lúa
mạch lại không tăng theo khi hàm lượng Zn trong đất vượt quá 50ppm mà tập trung
nhiều trong thân lá. Điều này được lý giải lá do sự ngăn cản của trạm “barie” sinh
học đã cản trở lượng Zn hút vào cây (Alina Kabata-Pendias 2000 [70]). Vấn đề hút
Zn của cây trồng chủ động hay bị động, sự hút thu Zn hầu như do hoạt động trao
đổi chất của cây trồng đảm nhận. Kẽm được cây trồng hút chủ yếu ở dạng hyđrat Zn
và Zn2+ (Alina Kabata-Pendias 2000 [70]). Ngoài ra các ion Zn ở dạng phức hoặc
tạo “che lát” với hợp chất mùn cũng được rễ cây hút. Kẽm đóng vai trị quan trọng
trong q trình trao đổi chất của cây trồng, đặc biệt là hoạt động của các enzyme
như dehydrogenases, proteinases, peptidases và phosphohydrolases. Do đó, Zn có
mối liên quan đến phản ứng sinh hoá học với một số nguyên tố khác.
 Mối quan hệ Zn-Cd: Khi có mặt của Zn sẽ làm tăng sự hoà tan Cd trong
dung dịch đất và sự vận chuyển Cd từ rễ lên các bộ phận của cây lúa
(Kitagishi và Yamae,1981 [56]). Điều này cũng được Wallace và cộng sự
,1980 [79] phát hiện khi pH thấp và hàm lượng Zn trong dung dịch đất cao
thì hàm lượng Cd trong rễ cao.
 Zn-Cu: Sự có mặt nguyên tố này sẽ cạnh trạnh sự hút thu của nguyên tố
khác. Điều đó chứng tỏ 2 nguyên tố này có cùng một cơ chế hút thu đối với
cây trồng
 Zn-Fe: Hai nguyên tố này có quan hệ đối kháng với nhau. Alina KabataPendias 2000 [70] cho rằng, có 2 cơ chế cạnh tranh giữa Fe và Zn: cạnh
tranh trong quá trình hút và cản trở sự vận chuyển Fe lên các bộ phận của

cây trồng. Theo Olsen 1972 [69] cho rằng, sự đối kháng của Zn đến sự hút
và vận chuyển Fe trong cây lớn hơn sự đối kháng của nó với Cu và Mn. Mặt
khác Fe cũng làm giảm sự hút và độc của Zn đối với cây trồng. Tuy nhiên,
Zn và Fe cũng có mối tương trợ lẫn nhau, đặc biệt khi bón phân lân, khi hàm

24


lượng lân và kẽm trong rễ cao sẽ làm tăng sự hút Fe do sự kết tủa của FePO4
trong các mô rễ.


Zn-As: Quan hệ giữa 2 nguyên tố này là quan hệ đối kháng lẫn nhau. Khi
hàm lượng As trong đất cao, bón Zn sẽ làm giảm độ độc của As (Shkolnik
,1983 [73]).

 Zn-P: Mối quan hệ giữa Zn và P đã được nhiều nghiên cứu đề cập đặc biệt
các thí nghiệm về bón lân và vơi để xác định mối quan hệ này. Zn-P trên đất
kiềm thấy rằng hàm lượng Zn2+ trong dung dịch đất rất nhỏ sau khi bón
phân lân vào (Alina Kabata- Pendias 2000 [70]). Thơng thường, ảnh hưởng
đối kháng của P đến hàm lượng Zn nhiều hơn ảnh hưởng của Zn đến hàm
lượng P trong dung dịch đất. Tỷ lệ Zn: P tối ưu nhất đối với cây ngô là 100,
nếu thấp hơn hoặc cao hơn sẽ làm giảm năng suất ngô (Alina Kabata-Pendias
,2000 [70]) .
 Zn-N: Ni tơ làm tăng sự hút Zn của cây trồng. Theo Olsen,1972 [69] cho
rằng hàm lượng Zn trong các bộ phận của cây tăng lên là do mối liên kết của
protein và các amino axít trong rễ liên kết với Zn.
 Zn-Ca và Zn-Mg: Mối quan hệ đối kháng hay tương hỗ lẫn nhau của Zn với
Ca và Mg phụ thuộc chủ yếu vào pH của đất.
Đối với con người Zn là một nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, nếu thiếu hụt hoặc

dư thừa Zn sẽ gây ra một số chứng bệnh. Trong cơ thể con người, Zn thường tích tụ
chủ yếu là trong gan. Trong máu, 2/3 Zn được kết nối với Albumin và hầu hết
các phần còn lại được tạo phức chất với λ -macroglobin. Zn còn có khả năng
gây ung thư đột biến, gây ngộ độc hệ thần kinh, ảnh hưởng đến sự sinh sản, gây độc
cho hệ miễn nhiễm. Sự thiếu hụt Zn trong cơ thể gây ra các triệu chứng như bệnh
liệt dương, teo tinh hoàn, mù màu, viêm da, bệnh về gan và một số triệu chứng
khác.
2.1.3. Nguyên tố Cadimi (Cd)
Cd là một trong những kim loại có tính độc cao, nó có ảnh hưởng bất lợi đối với các
hoạt động sinh học trong đất, sự trao đổi chất của cây trồng, cho con người và động

25


×