Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn thạc sĩ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho huyện ngeun tỉnh sayaboury CHDCND lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 106 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------

SOMPHANH PHENGSIDA

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI,
LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ
CHO HUYỆN NGEUN, TỈNH SAYABOURY, CHDCND LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: KHOA HỌC ĐẤT
Mã số :

60.62.15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HỒ QUANG ĐỨC

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Somphanh PHENGSIDA

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết cho tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn
của tôi là PGS. TS. Hồ Quang Đức đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận văn. Đồng thời tôi cũng vô cùng biết ơn các
thầy cô đã trực tiếp giảng dạy tơi trong q trình học tập. Tơi xin cảm ơn sự
góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường,
Viện đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều
kiện cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Viện Thổ nhưỡng Nơng
hóa và các cán bộ thuộc Bộ môn Phát sinh học và Phân loại đất (Viện Thổ
nhưỡng Nơng hóa - CHXHCN Việt Nam); Ban Giám đốc và tồn thể cán bộ Sở
Nơng Lâm nghiệp tỉnh Sayaboury, Phịng Nơng Lâm nghiệp huyện Ngeun CHDCND Lào, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn. Tơi xin cảm ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp gần xa, những
người đã luôn giúp đỡ, khích lệ, động viên tơi trong cơng việc nghiên cứu. Tơi
xin cảm ơn gia đình và những người thân đã ln chia sẻ những khó khăn và
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học tập và làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa và
dự án hợp tác giữa Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa - CHXHCN Việt Nam và Sở
Nông Lâm nghiệp tỉnh Sayaboury - CHDCND Lào đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, hỗ trợ và ủng hộ kinh phí để cho tơi đã được học tập tại Việt Nam
và hồn thành bản luận văn của tơi.


Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2012
Tác giả

Somphanh PHENGSIDA

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

iii

Danh mục bảng

vii

Danh mục sơ đồ

viii


Danh mục hình

viii

1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1

1

1.2. Mục đích của đề tài

3

1.3. Yêu cầu của đề tài

3

1.4. Ý nghĩa của đề tài

4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất ở nước ngoài

5

5


2.1.1. Sự cần thiết phải đánh giá đất đai

5

2.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước về đánh giá đất đai

6

2.1.3. Phương pháp đánh giá đất theo chỉ dẫn của FAO

13

2.1.4. Mục đích của đánh giá đất đai theo FAO

15

2.1.5. Yêu cầu đạt được trong đánh giá đất đai theo FAO

15

2.1.6. Nguyên tắc đánh giá đất đai theo FAO

15

2.1.7. Đánh giá khả năng thích hợp

16

2.1.8. Các phương pháp thực hiện quy trình đánh giá đất đai theo FAO


17

2.1.9. Quy trình của đánh giá đất đai theo FAO

18

2.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong đánh giá đất đai theo FAO

20

2.2.1. Khái niệm về bản đồ đơn vị đất đai

20

2.2.2. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

21

2.3. Tình hình nghiên cứu phân hạng đất ở Việt Nam

23

2.4. Tình hình nghiên cứu đất đai ở CHDCND Lào

28

3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

iii


3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

31

3.2. Nội dung nghiên cứu

31

3.3. Phương pháp áp dụng trong nghiên cứu

32

3.3.1. Điều tra, thu thập, xử lý các tài liệu số liệu đã có

32

3.3.2. Điều tra thực địa

32

3.3.3. Xây dựng các bản đồ đơn tính

32


3.3.4. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

33

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu

34

34

4.1.1. Vị trí địa lý

34

4.1.2. Địa hình

34

4.1.3. Địa chất

36

4.1.4. Đặc điểm khí hậu

37

4.1.5. Tài nguyên nước, thủy văn

39


4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

39

4.2.1. Dân số và nguồn nhân lực

39

4.2.2. Thực trạng kết cấu hạ tầng

40

4.2.3. Y tế, giáo dục

42

4.2.4. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp

43

4.3. Nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ngeun

45

4.3.1. Thuận lợi

45

4.3.2. Những khó khăn chủ yếu


45

4.4. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ngeun

46

4.5. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ngeun

50

4.5.1. Lựa chọn phân cấp chỉ tiêu các yếu tố

50

4.5.2. Xây dựng các bản đồ đơn tính

54

4.6. Mơ tả các đơn vị đất đai

74

4.6.1. Nhóm đất phù sa (FL)

74

4.6.2. Nhóm đất nâu tím (NT)

74


4.6.3. Nhóm đất tầng mỏng (LP)

75

4.6.4. Nhóm đất tích vơi (CL)

75

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

iv


4.6.5. Nhóm đất xám (AC)

75

4.6.6. Nhóm đất đen (LV)

78

4.6.7. Nhóm đất mới biến đổi (CM)

78

4.6.8. Nhóm đất cát (AR)

79


4.7. Định hướng sử dụng đất và các giải pháp cơ bản về sử dụng đất

81

4.7.1. Vùng đất bằng và lượn sóng

81

4.7.2. Vùng đất dốc

82

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

85

PHỤ LỤC

89

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASL

Above Sea Level - Độ cao so với mặt nước biển

BS

Độ no bazơ

CNNN

Cơng nghiệp ngắn ngày

CEC

Dung tích hấp thu

DEM

Digital Elevation Model

DTĐT

Diện tích điều tra

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐGĐĐ


Đánh giá đất đai

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

FAO
GIS

Food and Agriculture Organization - Tổ chức Nông Lương
Thế giới
Geographic Information System - Hệ thống Thông tin Địa lý

LMU

Land mapping unit - Đơn vị bản đồ đất đai

LUT

Land use type - Loại hình sử dụng đất

NN

Nơng nghiệp

OC

Cacbon hữu cơ

SXNN


Sản xuất nông nghiệp

UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc)
WRB
World Reference Base for Soil Resources (Tham chiếu Tài
nguyên đất Thế giới)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn phân loại đánh giá đất đai của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

11

Bảng 4.1. Cơ cấu 5 loại đất chính

46

Bảng 4.2. Diện tích và cơ cấu đất nơng nghiệp

47

Bảng 4.3. Diện tích các loại đất lâm nghiệp


48

Bảng 4.4. Phân chia các cấp thành phần cơ giới theo FAO

52

Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu phân cấp và đánh giá độ phì nhiêu tầng mặt

53

Bảng 4.6. Các loại đất dùng trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

56

Bảng 4.7. Diện tích các cấp độ dốc

58

Bảng 4.8. Các cấp độ dày tầng đất hữu hiệu

60

Bảng 4.9. Diện tích các cấp thành phần cơ giới huyện Ngeun

62

Bảng 4.10. Diện tích các mức độ đá lẫn

63


Bảng 4.11. Diện tích các cấp độ phì nhiêu tự nhiên

66

Bảng 4.12. Diện tích khả năng tưới

67

Bảng 4.13. Thống kê diện tích và các thuộc tính đơn vị đất đai

71

Bảng 4.13 (tiếp theo). Thống kê diện tích và các thuộc tính đơn vị đất đai

72

Bảng 4.14. Các kiểu sử dụng đất trên các đơn vị đất đai

80

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Quy trình đất giá đất đai của FAO

18


Sơ đồ 2.2. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

21

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Địa hình huyện Ngeun thể hiện dạng 3 chiều

35

Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng huyện Ngeun 2011

49

Hình 4.2. Bản đồ đất huyện Ngeun

57

Hình 4.3. Bản đồ độ dốc huyện Ngeun

59

Hình 4.4. Bản đồ độ dày tầng đất mịn huyện Ngeun

61

Hình 4.5. Bản đồ thành phần cơ giới huyện Ngeun

64


Hình 4.6. Bản đồ mức độ đá lẫn huyện Ngeun

65

Hình 4.7. Bản đồ độ phì nhiêu tự nhiên huyện Ngeun

68

Hình 4.8. Bản đồ khả năng cung cấp nước tưới huyện Ngeun

69

Hình 4.9. Bản đồ đơn vị đất đai huyện Ngeun

73

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

viii


1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Khác với tài nguyên khác, đất trồng là một loại tài nguyên đặc biệt quý
hiếm trong sản xuất nông nghiệp đối với hầu hết các nước trên thế giới. Sử
dụng đất đai hợp lý, hiệu quả và bền vững là vấn đề hết sức quan trọng cho
đời sống nhân loại không những đối với hiện tại mà còn cả trong tương lai.
Đất đai còn là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là đối tượng
lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất đai đóng vai trò to lớn đối

với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là cơ sở tự nhiên và là tiền
đề cho mọi quá trình sản xuất.
Để sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên đất đai một cách có
hiệu quả thì đánh giá đất đai là một cơng tác có vai trị rất quan trọng. Đánh
giá đất đai làm cơ sở cho việc phát huy tối đa tiềm năng của đất đai, đồng
thời cải tạo hạn chế, sử dụng có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá
này. Tuy có nhiều trường phái, quan điểm và phương pháp nghiên cứu khác
nhau, song nhìn chung, cơng tác nghiên cứu và đánh giá đất đai đã đạt được
nhiều kết quả to lớn góp phần tích cực trong việc sử dụng, quản lý cũng như
bảo vệ một cách hệ thống nguồn tài nguyên đất ở các cấp hành chính khác
nhau.
Để xây dựng một nền nơng nghiệp ổn định và bền vững (theo quan điểm
sinh thái và phát triển bền vững) thì cơng tác đánh giá đất đai là cơng việc mở
đầu mang tính chất nền tảng. Trong đánh giá đất đai, việc xây dựng các đơn vị
đất đai (Land unit) và bản đồ đơn vị đất đai là một bước vơ cùng quan trọng.
Để hịa nhập với sự phát triển của ngành khoa học đất trên thế giới và khu
vực cũng như hợp tác và phát triển kỹ thuật phục vụ cho các chiến lược phát
triển ngắn, trung và dài hạn trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Từ những năm

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

1


1990 trở lại đây các nhà khoa học đất ở nước ta đã và đang nghiên cứu, ứng
dụng phương pháp đánh giá đất của FAO theo điều kiện riêng của Việt Nam.
Trong quản lý tài nguyên, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới
đã ứng dụng công nghệ thông tin như là một công cụ lưu trữ, quản lý, phân
tích và hỗ trợ giải pháp có hiệu quả cao. Hệ thống thông tin địa lý
(Geographic Information System - GIS) là một cơng nghệ máy tính tổng hợp

tuy mới chỉ ra đời vào thập niên 70 nhưng cho tới nay đã được ứng dụng rộng
khắp trên toàn thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong những năm gần
đây, GIS đã được nhiều cơ quan, tổ chức đã ứng dụng trong việc nghiên cứu
nông nghiệp và đặc biệt là trong đánh giá đất đai, trong đó sử dụng cơng cụ
GIS để chồng xếp, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là một khâu quan trọng
trong quy trình này.
Huyện Ngeun là một trong 11 huyện của tỉnh Sayaboury, huyện Ngeun
cách thị xã của tỉnh khoảng 139 km, là huyện miền núi với địa hình đa dạng
từ thấp đến cao, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sayaboury, có nhiều tiềm năng
trong sản xuất nơng nghiệp với tổng diện tích tự nhiên (DTTN) là 75.840 ha;
trong đó diện tích đất nơng nghiệp có 5.238,53 ha, chiếm 6,91 % của DTTN.
Khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp, khả năng
khai thác đất đai còn khá lớn là ưu thế cho phát triển nghề rừng, trồng cây
công nghiệp và cây ăn quả. Huyện Ngeun đã hình thành vùng ngun liệu sản
xuất nơng nghiệp hàng hóa, cây ăn quả nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa cung
cấp cho thị trường trong nước và một số xuất khẩu ra nước ngồi. Nhân dân
các dân tộc huyện Ngeun có truyền thống lao động cần cù, chịu khó. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc sử dụng đất đai trong nơng
lâm nghiệp cịn thiếu quy hoạch, bố trí cơ cấu cây trồng cịn manh mún, đầu
tư chăm sóc còn chưa hợp lý. Mặt khác, cho đến nay, huyện vẫn chưa có cơ
sở dữ liệu khoa học về đánh giá tài nguyên đất, mức độ thích hợp đất đai và
quy hoạch sử dụng đất đai theo phương pháp của FAO để làm cơ sở cho việc

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

2


hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế, nhất là phát triển một nền sản
xuất nơng nghiệp hàng hóa có hiệu quả và bảo vệ mơi trường sinh thái, giúp

cho việc khai thác tối đa nguồn nội lực về tài nguyên và gọi vốn đầu tư nước
ngoài trong hợp tác quốc tế.
Chính vì vậy, việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai nhằm đánh giá chính
xác quỹ đất cả về số lượng lẫn chất lượng, làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông
nghiệp hợp lý và làm cho việc đánh giá chất lượng đất đai cho huyện Ngeun là
rất cấp thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, làm
cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho huyện Ngeun, Tỉnh
Sayaboury, CHDCND Lào” đã được lựa chọn để thực hiện.
1.2. Mục đích của đề tài
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1:50.000 cho huyện Ngeun.
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên các đơn vị đất đai.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Trong điều kiện và khả năng cho phép, yêu cầu đạt được của đề tài như sau:
- Điều tra, tổng hợp các điều kiện sinh thái và đặc điểm, tính chất đất có
liên quan tới việc xác định các đơn vị bản đồ đất đai của huyện Ngeun.
- Xác định các chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Xây dựng các bản đồ đơn tính.
- Chồng xếp, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở tỷ lệ 1:50.000 cho huyện
Ngeun theo chỉ dẫn của FAO.
- Thống kê, mô tả các đơn vị đất đai theo nhóm các yếu tố.
- Từ kết quả xác định bản đồ đơn vị đất đai huyện Ngeun, đưa ra một số
định hướng, làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Ngeun.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

3


1.4. Ý nghĩa của đề tài

* Ý nghĩa khoa học:
- Đánh giá đất đai, góp phần làm rõ về cơ sở khoa học việc sử dụng đất
đai hợp lý của huyện.
- Các đơn vị đất đai là cơ sở khoa học tin cậy cho việc định hướng bố trí
cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu các tiểu vùng trong
huyện.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở địa phương trong kế hoạch
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai ở địa phương.
- Mang lại hiệu quả cao trong sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân,
góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương, đồng thời cải tạo, sử dụng hợp lý
và bảo vệ tài nguyên đất đai.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất trên thế giới
2.1.1. Sự cần thiết phải đánh giá đất đai
Đất đai luôn gắn chặt chẽ với con người trong hoạt động kinh tế xã hội.
Dân số ngày càng tăng đã gây sức ép lớn đến việc sử dụng nguồn tài nguyên
đất đai rất quý hiếm của nhân loại. Đất đai đóng vai trị quyết định cho sự tồn
tại và phát triển của xã hội loài người, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Một
mặt, đất đai phải dành cho sản xuất nông nghiệp, đủ bảo đảm nhu cầu lương thực
và thực phẩm nuôi sống con người. Mặt khác, khi dân số tăng, nhu cầu về đất ở
và các hạ tầng cơ sở phục vụ sinh hoạt cũng phải tăng theo nên làm giảm diện
tích đất canh tác. Đánh giá đất đai theo quan điểm sinh thái xuất phát từ quan

điểm phát triển nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống
sản xuất có chọn lọc, đa dạng những cân bằng về sinh thái một cách tự nhiên,
trong đó các yếu tố tác động một cách tương hỗ cùng tồn tại và phát triển, đem
lại hiệu quả kinh tế cao, môi trường trong lành [5, 15].
Đến nay trên thế giới có khoảng 3,3 tỷ ha đất nơng nghiệp, trong đó đã
khai thác được 1,5 tỷ ha; còn lại đa phần là đất xấu, đất sản xuất nơng nghiệp
gặp nhiều khó khăn [2]. Mặt khác hàng năm có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nơng
nghiệp bị loại bỏ do thối hóa và xói mịn. Để giải quyết được nhu cầu về
lương thực không ngừng gia tăng, con người phải tiến hành thâm canh tăng
vụ, nâng cao năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nơng nghiệp [15].
Bên cạnh đó, việc ngăn chặn những suy thoái về tài nguyên đất do sự thiếu
hiểu biết của con người gây ra và hướng tới việc sử dụng đất có hiệu quả
trong tương lai thì cơng tác nghiên cứu về đánh giá đất là rất cần thiết.
Thuật ngữ “đánh giá đất đai” được sử dụng từ năm 1950 tại Hội nghị
Khoa học đất thế giới ở Amsterdam (kể từ đây, tên địa danh và tên người

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

5


nước ngoài xin được phiên Âm theo tiếng Anh).
Theo A. Young: đánh giá đất đai là q trình đốn định tiềm năng của
đất đai cho một hoặc một số loại sử dụng đất đai được đưa ra để lựa chọn
(FAO, 1976) [35].
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape Ecology), đất đai
được coi là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Eco-System). Trong đánh giá
phân hạng đất đai được định nghĩa như sau: “Một vạt đất xác định về mặt địa
lý là một diện tích bề mặt trái đất với những thuộc tính ổn định hoặc thay đổi
có tính chất chu kỳ có thể dự đốn được của sinh quyển bên trên, bên trong

và bên dưới nó như là: khơng khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật
và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở
chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc sử
dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai” (Brinkman R. and
Smyth A. J. Land, 1973) [33].
Hiện nay công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều quốc gia
và trở thành một khâu quan trọng trong việc quản lý tài nguyên đất và quy
hoạch sử dụng đất (FAO, 1994). Đánh giá đất đai là nội dung nghiên cứu
không thể thiếu cho hướng phát triển một nền nông nghiệp bền vững [40].
2.1.2. Một số nghiên cứu trên thế giới về đánh giá đất đai
Từ những thập niên 50 của thế kỷ XX, việc đánh giá khả năng sử dụng
đất được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc
điểm đất. Xuất phát từ những nỗ lực riêng lẻ của từng quốc gia, về sau
phương pháp đánh giá đất đai (ĐGĐĐ) được nhiều nhà khoa học hàng đầu
trên thế giới và các tổ chức quốc tế quan tâm. Do vậy đã trở thành một trong
những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng và đặc biệt gần gũi với những
nhà quy hoạch, người hoạch định chính sách đất đai và người sử dụng (Viện
Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1995) [24].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

6


Mấy chục năm gần đây đánh giá đất đai đã được nhiều nhà khoa học của
nhiều nước trên thế giới quan tâm, tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra những
cơ sở khoa học cho công tác ĐGĐĐ. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng
của công tác ĐGĐĐ trong việc quản lý, sử dụng, cải tạo và bảo vệ được
nguồn tài nguyên đất, từ những năm 70 của thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học
của nhiều nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu nhằm xây dựng một

phương pháp ĐGĐĐ chung, có tính khoa học cao, đồng thời khắc phục được
tình trạng chưa thống nhất trên thế giới về công tác đánh giá đất đai. Năm
1972, đề cương ĐGĐĐ đã được phác thảo và được công bố vào năm 1973.
Sau đó, năm 1975 tại Hội nghị ở Rome đề cương ĐGĐĐ năm 1973 đã được
các chuyên gia hàng đầu về ĐGĐĐ bổ sung, biên soạn lại và hình thành nội
dung phương pháp ĐGĐĐ đầu tiên của FAO được công bố năm 1976 và sau
đó liên tục được bổ sung, chỉnh sửa và từng bước hồn thiện.
Nhìn chung cơng tác ĐGĐĐ trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn trong công tác nghiên cứu khoa học cũng như áp dụng ngồi thực tế sản
xuất nơng, lâm nghiệp. Hiện nay, những kết quả và thành tựu về ĐGĐĐ đã
được tổng kết trong phạm vi hoạt động của các tổ chức Liên hợp quốc và coi
đó như tài sản trí thức chung của nhân loại. Có thể khái quát một số phương
pháp ĐGĐĐ của một số nước trên thế giới như sau:
2.1.2.1. Tình hình đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ):
Ở Liên Xô cũ việc phân hạng và đánh giá đất đai đã bắt đầu xuất hiện từ
trước thế kỷ 19, tuy nhiên đến những năm 60 của thế kỷ 20, việc phân hạng
và đánh giá đất đai mới được quan tâm và triển khai trên cả nước theo quan
điểm đánh giá đất đai của Docuchaev (1846 - 1903). Quy trình đánh giá đất
đai này bao gồm: đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng, khả năng sản xuất của đất đai
và kinh tế sử dụng đất. Phương pháp ĐGĐĐ của Liên Xô (cũ) được ứng dụng
theo 2 hướng là đánh giá chung và riêng. Đơn vị ĐGĐĐ là các chủng, loại

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

7


đất. Quy định đánh giá đất có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm,
đất trồng cỏ thâm canh và cỏ chăn thả [19].
Nguyên tắc đánh giá mức độ sử dụng đất thích hợp là phân chia khả

năng sử dụng đất đai trên toàn lãnh thổ theo các nhóm và các lớp thích hợp.
- Nhóm đất thích hợp được phân chia theo điều kiện vùng sinh thái đất
đai tự nhiên trên phạm vi vùng rộng lớn.
- Lớp đất thích hợp là những vùng được tách ra theo sự khác biệt về loại
hình thổ nhưỡng như: điều kiện địa hình, mẫu chất, thành phần cơ giới và chế
độ nước. Trong cùng một lớp sẽ có sự tương đồng về điều kiện sản xuất, khả
năng ứng dụng kỹ thuật cũng như các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
Quy trình ĐGĐĐ này bao gồm 3 bước: đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng,
khả năng sản xuất của đất đai và kinh tế sử dụng đất.
- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính
chất tự nhiên).
- Đánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố được xem xét kết hợp với
yếu tố khí hậu, độ ẩm, địa hình).
- Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện
tại của đất).
Phương pháp này quan tâm nhiều đến khía cạnh tự nhiên của đất đai,
chưa xem xét kỹ các khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất.
Quan điểm ĐGĐĐ của Dokuchaev là áp dụng phương pháp cho điểm
các yếu tố, đánh giá trên cơ sở thang điểm đã được xây dựng thống nhất.
Ngoài những ưu điểm trên, phương pháp ĐGĐĐ của Dokuchaev vẫn còn một
số hạn chế như: quá đề cao khả năng tự nhiên của đất, hay đánh giá khơng
dung hịa quy luật tối thiểu với phương pháp tổng hợp các yếu tố riêng biệt.
Mặt khác, phương pháp cho điểm cụ thể chỉ đánh giá được đất hiện tại mà
không đánh giá được trong tương lai, tính linh động kém vì chỉ tiêu ĐGĐĐ ở
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

8


các vùng cây trồng khác nhau là khác nhau, do đó khơng thể chuyển đổi việc

ĐGĐĐ giữa các vùng khác nhau (Nguyễn Văn Thân, 1995) [20].
2.1.2.2. Tình hình đánh giá đất đai ở Bungari:
Bungari tiến hành đánh giá đất đai theo từng loại cây trồng (lúa mỳ,
khoai tây…). Đối với mỗi loại cây trồng, các tính chất có ảnh hưởng đến
năng suất cây trồng được xác định (thành phần cơ giới đất, mức độ mùn và
độ dày tầng mùn, độ dày tầng đất, tính chất lý, hố học của đất…), trên cơ sở
đó xác định các u cầu thích hợp cho từng loại cây trồng thông qua các
thang điểm đánh giá (tối đa là 100 điểm) thuộc 5 nhóm: rất tốt; tốt; trung bình;
xấu và khơng sử dụng được.
2.1.2.3. Tình hình đánh giá đất đai ở Anh:
Ở Anh có 2 phương pháp đánh giá đất đai là: dựa vào sức sản xuất thực
tế của đất đai và dựa vào sức sản xuất tiềm tàng của đất.
+ Đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất: cơ sở của
phương pháp này là dựa vào năng suất bình quân nhiều năm so với năng suất
thực tế trên đất được lấy làm chuẩn. Việc xác định khả năng trồng cây nơng
nghiệp của đất phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố chính đó là: nhóm các yếu tố tự
nhiên của đất; nhóm các yếu tố địi hỏi các biện pháp đầu tư lớn mới khắc
phục được; nhóm các yếu tố đòi hỏi người sử dụng đất thực hiện các biện
pháp thông thường như cải tạo độ chua, cung cấp chất dinh dưỡng để khắc
phục đất.
+ Đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm năng của đất: phương
pháp này chia đất thành các hạng, mỗi hạng được mô tả trong quan hệ và tác
động giữa các yếu tố hạn chế của đất với sử dụng đất trong sản xuất nông
nghiệp.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

9



2.1.2.4. Tình hình đánh giá đất đai ở Mỹ:
Ở Mỹ, ngay từ đầu thế kỷ XX đã chú ý tới cơng tác phân hạng đất, nhằm
mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xây dựng được
một phương pháp đánh giá phân hạng đất đai có tên là “Đánh giá tiềm năng đất
đai”. Đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên các yếu tố hạn chế khá phổ biến như:
độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, xói mịn, tính thấm, khí hậu và các
yếu tố khác để phân chia đất đai thành các cấp, cấp phụ và đơn vị.
Ở Mỹ sử dụng hai phương pháp đánh giá đất đai:
+ Phương pháp đánh giá đất đai tổng hợp: phương pháp này chia lãnh
thổ thành các tổ hợp đất (đơn vị đất đai) và tiến hành đánh giá đất theo năng
suất bình quân của cây trồng trong nhiều năm (thường lớn hơn 10 năm) và
chú ý đánh giá đất cho từng loại cây trồng (thường chọn lúa mỳ là đối tượng
chính), qua đó xác định mối tương quan giữa đất và các giống lúa mỳ và đề ra
các biện pháp tăng năng suất.
+ Phương pháp đánh giá đất đai từng yếu tố: cách tiến hành là thống kê
các yếu tố tự nhiên của đất (thành phần cơ giới, dinh dưỡng, địa hình…) để
xác định tính chất và phương pháp cải tạo đất, qua đó xác định hạng đất đồng
thời cũng thống kê các yếu tố kinh tế chi phối tới sản xuất (chi phí sản xuất,
tổng lợi nhuận, lợi nhuận thuần tuý…) lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm (hoặc
100%) để làm mốc so sánh lợi nhuận ở các loại đất khác nhau.
Chính vì vậy, việc phân hạng đất đai của Hoa Kỳ mới chỉ tập trung vào
các loại cây trồng chính mà chưa đưa ra được những yêu cầu của các loại
hình sử dụng đất cụ thể nào đang được ứng dụng trong sản xuất. Tuy nhiên
phương pháp này rất quan tâm đến những yếu tố hạn chế trong quản lý và sử
dụng đất có tính đến vấn đề mơi trường. Đây chính là điểm mạnh của phương
pháp nhằm mục đích duy trì và sử dụng đất bền vững.

Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

10



Hệ thống phân loại đánh giá đất đai theo tiềm năng đất đai của Hoa Kỳ đã
được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đề xuất vào những năm 1961. Hệ
thống tiêu chuẩn đánh giá đất đai được trình bày ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn phân loại đánh giá đất đai của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
I
Loại sử dụng đất

1. Các loại cây trồng
2. Đồng cỏ
3. Bãi cỏ chăn thả
4. Trồng cây lấy gỗ
5. Dành cho thú
hoang dã

II

III

IV

V

VI

VII

VIII


Thích hợp đối với trồng

Khơng thích hợp cho

trọt

trồng trọt

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

+

+

+

+

+

(Nguồn: Klingebiel & Mongomery, 1961.)

Cơ sở đánh giá tiềm năng sử dụng đất dựa vào các yếu tố hạn chế trong
sử dụng đất, chúng được phân ra thành hai nhóm sau:
- Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn bao gồm những hạn chế không dễ
dàng thay đổi và cải tạo được như: độ dốc, độ dày tầng đất, lũ lụt và khí hậu
khắc nghiệt.
- Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời có khả năng khắc phục được
bằng các biện pháp cải tạo trong quản lý đất đai như: độ phì, thành phần dinh
dưỡng và những trở ngại về tưới, tiêu.
Đánh giá phân loại về mức độ khả năng sử dụng đất đai chủ yếu được
xác định dựa trên cơ sở những yếu tố hạn chế vĩnh viễn. Nguyên tắc chung
của phương pháp là các yếu tố nào có mức độ hạn chế lớn và khả năng chi
phối mạnh đến sử dụng là yếu tố quyết định mức độ thích hợp mà khơng cần
tính đến những khả năng thuận lợi của các yếu tố khác có trong đất. Đánh giá
Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

11



khả năng sử dụng đất đã chia đất đai trong lãnh thổ Hoa Kỳ ra thành 8 nhóm
khác nhau, trong đó:
- Bốn nhóm đầu (từ I đến IV) là thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp.
- Bốn nhóm sau (từ V đến VIII) là những nhóm khơng thích hợp cho sản
xuất nơng nghiệp được dùng vào các mục đích sử dụng khác.
2.1.2.5. Tình hình đánh giá đất đai ở Ấn Độ và một số nước nhiệt đới ẩm châu Phi:
Ấn Độ và một số nước nhiệt đới ẩm châu Phi thường áp dụng phương
pháp tham biến, có tính đến sự phụ thuộc của một số tính chất đất đối với sức
sản xuất. Các tác giả đi sâu phân tích về các đặc trưng thổ nhưỡng có ảnh
hưởng đến sức sản xuất của đất. Các mối quan hệ trong đánh giá đất được thể
hiện bằng phương trình tốn học. Kết quả phân hạng đánh giá đất thể hiện ở
dạng cho điểm, hoặc phần trăm (%) điểm (dẫn theo Đào Châu Thu, Nguyễn
Khang, 1998) [19].
* Nhận xét về đánh giá đất đai ở một số nước trên thế giới
ĐGĐĐ làm cơ sở cho cơng tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả và bền
vững. Mỗi phương pháp ĐGĐĐ ở nước ngoài đều có sự khác nhau về mức độ
chi tiết, phương thức và hệ thống phân vị. Tuy nhiên các phương pháp ĐGĐĐ
của các nước đều có những điểm giống nhau như sau:
- Đều nhằm mục đích chung là hướng tới quản lý và sử dụng đất đai hợp
lý, hiệu quả và lâu bền.
- Hệ thống phân vị khép kín cho phép ĐGĐĐ từ khái quát đến chi
tiết, trên quy mô lãnh thổ quốc gia, vùng, các đơn vị hành chính và cơ sở
sản xuất [2].
- Mỗi phương pháp đánh giá đều có những thích ứng linh hoạt trong
việc xác định các đặc tính và các yếu tố hạn chế có liên quan trong q trình
ĐGĐĐ. Do đó có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
vùng, từng địa phương [8].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


12


- Đối tượng ĐGĐĐ là toàn bộ quỹ đất với các mục đích sử dụng khác
nhau. Các phương pháp đánh giá đều coi đất đai là một vật thể tự nhiên gồm
các yếu tố: thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu và động, thực vật.
Việc nhấn mạnh những yếu tố bất lợi của đất và xác định các biện pháp
bảo vệ đất theo phương pháp đánh giá đất của Hoa Kỳ là rất có ý nghĩa trong
việc tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng đất bền vững.
2.1.3. Phương pháp đánh giá đất theo chỉ dẫn của FAO
Theo FAO, đánh giá đất đai (Land Evaluation) là quá trình so sánh, đối
chiếu những tính chất vốn có của vạn vật, khoanh đất cần đánh giá với những
tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có. Khi tiến hành đánh
giá đất đai cụ thể cho các đối tượng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tuỳ
thuộc vào yêu cầu, điều kiện của vùng, khu vực nghiên cứu để lựa chọn mức
độ đánh giá đất đai sơ lược, bán chi tiết hoặc chi tiết.
Trước tình hình suy thoái đất diễn ra mạnh mẽ và ngày một tăng, tổ chức
Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp Quốc (FAO) đã có q trình thử
nghiệm ĐGĐĐ tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới và đã thu được kết quả
nhất định. Từ những năm 70, nhiều quốc gia trên thế giới đã cố gắng phát
triển hệ thống ĐGĐĐ của họ nhằm có những giải pháp hợp lý trong sử dụng
đất trên phạm vi toàn cầu. Kết quả là Uỷ ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất
của tổ chức FAO được thành lập tại Rome (Ý) đã phác thảo về đánh giá đất
đai lần đầu tiên vào năm 1972.
Thấy rõ được tầm quan trọng của công tác đánh giá và phân hạng đất, tổ
chức FAO với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đã tổng hợp kinh
nghiệm ở nhiều nước để xây dựng lên bản “Đề cương đánh giá đất đai”
(FAO. 1976) [35].
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia về đất đã nhận thấy cần có

những cuộc thảo luận quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa

Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

13


các phương pháp. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của ĐGĐĐ làm cơ sở cho
công tác quy hoạch sử dụng đất đai, FAO đã tổng hợp các kết quả và tổng
hợp kinh nghiệm của nhiều nước, đề ra phương pháp ĐGĐĐ dựa trên cơ sở
Phân loại Thích hợp Đất đai (Land Suitability Classification). Cơ sở của
phương pháp này là so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn
với phân tích các khía cạnh về kinh tế - xã hội, môi trường để lựa chọn
phương án sử dụng đất tối ưu. Đó chính là đề cương đánh giá đất đai được
công bố năm 1976 [35].
Tài liệu này được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và đã được
chấp nhận và công nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất
đai. Tiếp theo đó, FAO đã xuất bản hàng loạt các tài liệu hướng dẫn về
ĐGĐĐ trên từng đối tượng cụ thể:
- ĐGĐĐ cho nông nghiệp nhờ nước trời (FAO - 1983) [36].
- ĐGĐĐ cho vùng nông nghiệp được tưới (FAO - 1985) [37].
- ĐGĐĐ cho đất rừng (FAO – 1985) [38].
- ĐGĐĐ cho đồng cỏ (FAO - 1989) [39].
- ĐGĐĐ và phân tích hệ thống canh tác cho việc quy hoạch sử dụng đất
(FAO - 1994) [40].
Theo hướng dẫn của FAO, việc ĐGĐĐ cho các vùng sinh thái và các vùng
lãnh thổ khác nhau nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp
lý. Như vậy, ĐGĐĐ phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không
gian, thời gian và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đặc điểm ĐGĐĐ của FAO
là những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng, định lượng được. Cần

thiết có sự lựa chọn chỉ tiêu ĐGĐĐ thích hợp, có vai trị tác động trực tiếp và có
ý nghĩa tới đất đai của vùng/khu vực nghiên cứu. Khi tiến hành ĐGĐĐ cụ thể
cho từng đối tượng sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp thì tùy thuộc vào yêu cầu,
điều kiện của vùng, khu vực nghiên cứu để lựa chọn mức độ đánh giá đất đai ở
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

14


các mức sơ lược, bán chi tiết và chi tiết.
2.1.3.1. Mục đích của đánh giá đất đai theo FAO
Đánh giá đất đai nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết về phương pháp
ĐGĐĐ trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm tăng cường lương
thực cho một số nước trên Thế giới và giữ gìn nguồn tài nguyên đất khơng bị thối
hóa, sử dụng đất được lâu bền (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [19].
2.1.3.2. Yêu cầu đạt được trong đánh giá đất đai theo FAO
+ Thu thập được những thông tin phù hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội của khu vực nghiên cứu.
+ Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất đó với các mục tiêu sử dụng
khác nhau theo mục tiêu và nhu cầu của con người.
+ Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm
vi quy hoạch là toàn quốc, tỉnh, huyện hay cơ sở sản xuất.
+ Mức độ thực hiện đánh giá đất đai phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ.
(Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [19].
2.1.3.3. Nguyên tắc đánh giá đất đai theo FAO
+ Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại
sử dụng đất cụ thể.
+ Việc đánh giá khả năng thích hợp đất đai yêu cầu có sự so sánh giữa
lợi nhuận với đầu tư cần thiết trên các loại đất khác.
+ Yêu cầu có một quan điểm tổng hợp, có sự phối hợp và tham gia đầy

đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế - xã hội học.
+ Việc ĐGĐĐ phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của vùng.
+ Khả năng thích hợp đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở sử dụng đất

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

15


bền vững.
+ ĐGĐĐ có liên quan tới so sánh các loại hình sử dụng.
(Hội Khoa học Đất, 1999) [10].
2.1.3.4. Đánh giá khả năng thích hợp
Theo FAO khả năng thích hợp đất đai là thước đo phản ánh mức độ
thích hợp như thế nào, của một ĐVĐĐ đối với một loại hình sử dụng đất
được xác định. Khả năng này có thể xem xét ở điều kiện hiện tại hoặc trong
tương lai, sau khi đã áp dụng các biện pháp cải tạo đất đai [13].
Cấu trúc phân loại khả năng thích hợp đất đai theo FAO dùng 4 cấp
phân vị trong ĐGĐĐ, gồm: Bộ (Order), Lớp (Class), Lớp phụ (Subclass) và
Đơn vị (Unit) thể hiện trong bảng cấu trúc (sơ đồ 2.1).
* Bộ thích hợp - gồm 3 lớp thích hợp
S1- Thích hợp cao (Highly Suitable): đặc tính đất đai khơng thể hiện
những yếu tố hạn chế hoặc chỉ thể hiện ở mức độ nhẹ, rất dễ khắc phục và
không ảnh hưởng đến năng suất của các loại sử dụng đất. Sản xuất trên các
hạng đất này dễ dàng, thuận lợi và cho năng suất cao.
S2- Thích hợp trung bình (Moderately Suitable): đặc tính đất đai có thể
hiện một số yếu tố hạn chế ở mức độ trung bình, có thể khắc phục được bằng
các biện pháp kỹ thuật hoặc tăng mức đầu tư. Sản xuất trên các hạng đất này
khó khăn hơn hoặc đầu tư tốn kém hơn S1 nhưng vẫn có thể cho năng suất khá.

S3- Ít thích hợp (Marginally Suitable): đặc tính đất đai đã thể hiện nhiều
yếu tố hạn chế hoặc một yếu tố hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục. Sản
xuất trên các hạng đất này khó khăn hơn hoặc đầu tư tốn kém hơn S2 nhưng
vẫn có thể cho năng suất và có lãi.
* Bộ khơng thích hợp - gồm 2 lớp
N1- Khơng thích hợp hiện tại (Currently not Suitable): đặc tính đất

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

16


×