Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Luận văn thạc sĩ khảo sát tập đoàn dòng ngô nếp tự phối và đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng có triển vọng tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.39 MB, 130 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

TRẦN ðỨC THIỆN

KHẢO SÁT TẬP ðỒN DỊNG NGƠ NẾP TỰ PHỐI VÀ
ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA MỘT SỐ DỊNG
CĨ TRIỂN VỌNG TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THẾ HÙNG

HÀ NỘI - 2009


LỜI CAM ðOAN
- Tơi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Trần ðức Thiện

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng đã
tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành cơng trình nghiên
cứu này.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô Viện ðào
tạo Sau đại học, khoa Nơng học, bộ mơn Cây lương thực, TS Lê Quý Kha cùng
các cán bộ, công nhân viên bộ môn Chọn tạo giống Viện nghiên cứu Ngô đã
tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tơi hồn thành luận văn.
Luận văn này được hồn thành cịn có sự giúp đỡ tận tình của nhiều
bạn bè, cùng với sự động viên khuyến khích của gia đình trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2009
Tác giả

Trần ðức Thiện

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i


Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

viii

1.

MỞ ðẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của ñề tài


1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngơ trên thế giới và Việt Nam

3

2.2

Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô nếp trên thế giới và Việt

Nam

7

2.3

Cơ sở khoa học của ñề tài

15

3.

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26

3.1

Vật liệu nghiên cứu

26

3.2

Nội dung nghiên cứu

26

3.3


ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

26

3.4

Phương pháp bố trí thí nghiệm

28

3.5

Quy trình thí nghiệm

29

3.6

Các chỉ tiêu theo dõi

30

3.7.

Phương pháp xử lý số liệu

34

4.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

35

4.1

Kết quả khảo sát các dịng ngơ thí nghiệm (vụ Thu ðơng năm 2008)

35

4.1.1

ðặc điểm thời gian sinh trưởng và phát triển của các dịng ngơ

35

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


4.1.2

Một số đặc trưng về hình thái cây và bắp của các dịng ngơ

38

4.1.3. Các đặc trưng hình thái bắp

41

4.1.4. Màu sắc và hình dạng hạt


43

4.1.5. Các đặc trưng sinh lý của cây ngơ

43

4.1.6. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính và khả năng chống đổ của các
dịng ngơ

49

4.1.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các
dịng ngơ thí nghiệm
4.1.8. Chỉ số chọn lọc và các đặc trưng chính của một số dịng ngơ
4.2.

52
55

Kết quả khảo sát các tổ hợp lai và xác ñịnh khả năng kết hợp của
các dịng ngơ bằng phương pháp lai ñỉnh (vụ Xuân năm 2009)

57

4.2.1. Các giai ñoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp ngô nếp lai

57

4.2.2. ðộng thái tăng trưởng của các tổ hợp ngô nếp lai vụ Xuân năm 2009


58

4.2.3. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá qua các thời kỳ của các tổ hợp lai

62

4.2.4. Các đặc trưng hình thái cây và bắp của các tổ hợp lai

65

4.2.5. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại chính và khả năng chống đổ của các
tổ hợp ngô nếp lai

67

4.2.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai

68

4.2.7. Một số chỉ tỉêu chất lượng của các tổ hợp ngơ nếp lai

71

4.2.8. Kết quả xác định khả năng kết hợp trên một số tính trạng về năng
suất của các dịng ngơ thí nghiệm

73

5.


KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

77

5.1.

Kết luận

77

5.2

ðề nghị

78

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IMMYT

: Trung tâm cải lương giống ngơ và lúa mì quốc tế

CS

: Cộng sự

CV%


: Hệ số biến động

DTL

: Diện tích lá

KNKH

: Khả năng kết hợp

LAI

: Chỉ số diện tích lá

M1000

: Khối lượng 1000 hạt

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

TGST

: Thời gian sinh trưởng


THL

: Tổ hợp lai

ƯTL

: Ưu thế lai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


DANH MỤC BẢNG
STT
2.1:

Tên bảng

Trang

Diện tích, năng suất và sản lượng ngơ trên thế giới giai đoạn
2000 - 2007

4

2.2:

Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007

6


2.3:

Một số đặc tính chất lượng của ngơ nếp so với ngô thường

8

2.4:

Năng suất một số tổ hợp ngô nếp ưu thế lai ñược nghiên cứu ở
Achentina giai ñoạn 2001 - 2002

10

3.1:

Một số đặc điểm của các dịng ngơ (Vụ Thu ðông năm 2008)

27

3.2:

Bảng ký hiệu các tổ hợp ngô nếp lai (Vụ Xuân năm 2009)

28

4.1:

Thời gian sinh trưởng của các dịng ngơ (Vụ Thu ðơng năm 2008
tại Gia Lâm - Hà Nội) - ðơn vị: ngày


37

4.2:

Một số đặc trưng hình thái cây của các dịng ngơ

40

4.3:

Một số đặc trưng hình thái bắp của các dịng ngơ

42

4.4:

Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các dịng ngơ thí nghiệm

45

4.5:

Một số chỉ tiêu về bông cờ và khả năng phun râu của các dịng
ngơ (Vụ Thu ðơng năm 2008 tại Gia Lâm - Hà Nội)

48

4.6: Mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại chính và khả năng chống đổ của các
dịng ngơ (Vụ Thu ðông năm 2008 tại Gia Lâm - Hà Nội)

4.7:

50

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các
dịng ngơ thí nghiệm (Vụ Thu ðơng năm 2008 tại Gia Lâm - Hà
Nội)

4.8:

Chỉ số chọn lọc và các chỉ tiêu về hình thái, năng suất của 10
dịng ngơ tốt nhất

4.9:

53
56

Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô nếp lai
(vụ Xuân năm 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi

58


4.10:

ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô nếp lai
(vụ Xuân năm 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội) - ðơn vị: cm


4.11:

ðộng thái tăng trưởng số lá của các tổ hợp ngô nếp lai (vụ Xuân
năm 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội) - ðơn vị: lá

4.12:

63

Một số chỉ tiêu hình thái cây và bắp của các tổ hợp ngô nếp lai
(vụ Xuân năm 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội)

4.14:

61

Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngơ nếp lai (vụ
Xuân năm 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội)

4.13:

59

65

Mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại chính và khả năng chống ñổ của các
tổ hợp ngô nếp lai (Vụ Xuân năm 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội)

68


4.15: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô
nếp lai (vụ Xuân năm 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội)
4.16:

70

Một số chỉ tiêu chất lượng của các tổ hợp ngô nếp lai (vụ Xuân
năm 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội)

72

4.17:

Khả năng kết hợp chung một số tính trạng của các dịng bố mẹ

74

4.18:

Khả năng kết hợp riêng theo tính trạng năng suất hạt

76

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


DANH MỤC HÌNH
STT


Tên hình

Trang

1:

Diện tích lá của một số dịng ngơ qua các thời kỳ

46

2:

Chỉ số diện tích lá của một số dịng ngơ qua các thời kỳ

46

3:

Năng suất lý thuyết của một số dịng ngơ

54

4:

ðồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số tổ hợp
ngô nếp lai

60

5:


ðồ thị tốc ñộ tăng trưởng số lá của một số tổ hợp ngơ nếp lai

62

6:

ðồ thị diện tích lá của một số tổ hợp ngô nếp lai

64

7:

ðồ thị chỉ số diện tích lá của một số tổ hợp ngơ nếp lai

64

8:

ðồ thị năng suất của các tổ hợp ngô nếp lai so với đối chứng

69

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii


1. MỞ ðẦU
1.1

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ các loại ngơ thực phẩm

(ngơ đường, ngơ nếp, ngơ rau) tăng nhanh trên thế giới nên diện tích trồng
ngày càng được mở rộng. Theo thống kê của FAO, năm 2000 diện tích ngơ
thực phẩm khoảng 1,0 triệu ha, năng suất 83,8 tạ/ha, tổng sản lượng 8,6 triệu
tấn đến năm 2007 diện tích trồng ngơ thực phẩm trên toàn thế giới khoảng 1,1
triệu ha, năng suất ñạt 88,3 tạ/ha, tổng sản lượng thu hoạch là 9,2 triệu tấn
(FAOSTAT, 2009) [43].
Xuất khẩu hạt giống và các sản phẩm từ ngơ thực phẩm đã mang lại thu
nhập khá cao cho người sản xuất. Hàng năm, lượng ngô thực phẩm xuất khẩu
khoảng 125,8 nghìn tấn, thu về 105,2 triệu đơ la, trong đó ngơ nếp chiếm 36,2
nghìn tấn, ñạt giá trị 82,4 triệu ñô la [43]. Nhiều giống ngô nếp lai cho năng
suất cao và chất lượng tốt ñã ñược tạo ra. Do nhiều nguyên nhân mà năng suất
hạt giống thấp nên giá hạt giống ngô nếp lai thường cao. Chẳng hạn, giống
nếp lai ở Hàn Quốc ñược bán với giá 40 USD/kg nhưng vẫn ñược người sản
xuất chấp nhận vì thu nhập từ sản xuất ngơ thực phẩm vẫn cao hơn nhiều cây
trồng khác. Ví dụ, người nông dân ở Hàn Quốc luân canh ngô nếp với bắp cải
cho thu nhập 16.228 USD/ha. Gần ñây Trung Quốc, Thái Lan cũng ñã tạo
ñược hàng loạt giống nếp lai cho năng suất cao và chất lượng tốt. (Lê Quí
Kha, 2009)[12].
Ở Việt Nam, diện tích ngơ thực phẩm cũng khơng ngừng gia tăng trong
thời gian qua. Ngô thực phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông
dân, nhất là những vùng có điều kiện sản xuất vụ đơng. Trong đó, phát triển
mạnh nhất là ngơ nếp. Hiện nay, ngơ nếp thụ phấn tự do đã chiếm tỷ lệ
khoảng 10% về diện tích trồng ngơ cả nước. Theo thơng tin từ các công ty sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


xuất hạt giống lớn (Công ty CP giống cây trồng Miền Nam, Cơng ty Lương
Nơng, Cơng ty Nơng Tín, Cơng ty CP giống cây trồng Trung ương…), mỗi

năm cung cấp cho thị trường khoảng 1.500 tấn nếp giống, chủ yếu là giống
thụ phấn tự do, một số giống ngô lai không quy ước, một số giống ngô nếp lai
nhập từ nước ngoài với giá hạt giống rất cao. Chẳng hạn, ngơ nếp Wax 44 của
Cơng ty Syngenta có giá 240.000 đ/kg.
Trước tình hình đó, nước ta cần phải tập trung phát triển, chọn tạo ra
các giống ngơ nếp lai có năng suất cao, chất lượng tốt ñáp ứng nhu cầu về hạt
giống của sản xuất, góp phần chủ động nguồn hạt giống và hạ giá thành hạt
giống (giá hạt giống sản xuất trong nước chỉ bằng 1/2 - 2/3 so nhập từ nước
ngồi)
ðể góp phần giải quyết những vấn đề trên, chúng tơi tiến hành nghiên
cứu đề tài:
“Khảo sát tập đồn dịng ngơ nếp tự phối và đánh giá khả năng kết
hợp của một số dịng có triển vọng tại Gia Lâm - Hà Nội”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát các dịng, tổ hợp lai và xác định khả năng kết hợp

của các dòng, chọn lọc ra một số dòng và tổ hợp lai ưu tú phục vụ cho công
tác chọn tạo giống ngô nếp lai.
1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
ðề tài góp phần cung cấp các dẫn liệu về: ñặc ñiểm sinh trưởng, phát

triển, khả năng chống chịu và năng suất của các dịng, tổ hợp ngơ nếp lai cũng
như việc xác định khả năng kết hợp của các dịng ngơ nếp có triển vọng theo
phương pháp lai ñỉnh tại Gia Lâm - Hà Nội.
Kết quả thí nghiệm sẽ xác định được khả năng kết hợp của các dịng ngơ
thí nghiệm, chọn lọc ra các dòng và tổ hợp lai ưu tú làm nguồn vật liệu phục

vụ công tác chọn tạo giống ngô nếp lai.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngơ trên thế giới và Việt Nam

2.1.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngô trên thế giới
Ngô (Zeamays L.) là một trong ba cây lương thực quan trọng trong nền
kinh tế tồn cầu. Cây ngơ góp phần ni sống gần 1/3 số dân trên toàn thế
giới. Tất cả các nước trồng ngơ đều sử dụng ngơ làm lương thực - thực phẩm
ở các mức độ khác nhau tuỳ vào trình ñộ phát triển, ñiều kiện tự nhiên và
phong tục tập quán: Các nước ở Trung Mỹ, Nam Á và châu Phi sử dụng ngơ
làm lương thực chính; các nước ðơng Nam Phi sử dụng 85% sản lượng ngô
làm lương thực cho người, Tây Trung Phi 80%, Bắc Phi 42%, Tây Á 27%,
Nam Á 75%, ðơng Nam Á và Thái Bình Dương 39%, ðông Á 30%, Trung
Mỹ và vùng Caribe 61%, Nam Mỹ 12%, ðông Âu và Liên Xô cũ 4%. (Ngơ
Hữu Tình, 2003)[20].
Ngơ khơng những là lương thực, thực phẩm cho người mà còn là thức
ăn gia súc quan trọng (một phần lớn lượng ngơ được sử dụng làm thức ăn gia
súc). Hầu như 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngơ và điều này là
phổ biến trên toàn thế giới. Theo Trung tâm Cải lương giống Ngơ và Lúa mì
quốc tế (CIMMYT - Centro International de Mejoramiento de Maiz Trigo):
Lượng ngơ tồn thế giới sử dụng làm thức ăn cho gia súc chiếm khoảng 66%
tổng sản lượng ngơ, đặc biệt ở các nước cơng nghiệp phát triển thường sử
dụng 70% - 90% sản lượng ngô cho chăn ni như: Pháp: 90%; Mỹ: 89%...
(CIMMYT, 2001)[35]. Ngồi việc cung cấp thức ăn tinh, cây ngơ cịn là thức
ăn xanh và ủ chua lí tưởng cho đại gia súc; là nguồn cung cấp nguyên liệu cho

các nhà máy công nghiệp (người ta ñã sản xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác
nhau từ ngô như: Cồn, tinh bột, dầu, bánh kẹo…) (Ngơ Hữu Tình, 2003)[20].
Chính nhờ vai trị quan trọng ñấy mà hàng năm cây ngô không ngừng
tăng trưởng cả về diện tích, năng suất và sản lượng (Bảng 2.1).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng ngơ
trên thế giới giai đoạn 2000 - 2007
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

( triệu tấn)

2000

138,4

42,8

592,6

2001


139,1

44,2

614,5

2002

138,7

42,4

602,6

2003

142,3

43,1

637,4

2004

147,0

49,0

721,4


2005

147,2

47,2

694,6

2006

146,7

47,7

699,3

2007

158,0

50,1

791,8

Năm

Nguồn: FAOSTAT 2009 [43].
Ngành sản xuất ngô thế giới trong những năm gần ñây ñã ñạt ñược
những thành tựu hết sức to lớn: Theo số liệu của FAO, năm 2007 diện tích

ngơ tồn thế giới là 158,0 triệu ha, năng suất trung bình 50,1 tạ/ha, sản lượng
791,8 triệu tấn; còn năm 2000 các số liệu tương ứng là 138,4 triệu ha, 42,8
tạ/ha và 592,6 triệu tấn. Sau 8 năm diện tích tăng 14,1%, năng suất tăng
16,1% và sản lượng tăng 32,5%. Kết quả trên gắn liền với việc mở rộng quy
mô ứng dụng các thành tựu trong chọn giống ưu thế lai (ƯTL) và các biện
pháp canh tác phù hợp với cây ngơ.
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng ngơ làm thực phẩm (ngơ đường,
ngơ nếp, ngơ rau) ngày càng tăng. Xuất khẩu hạt giống và các sản phẩm từ
ngơ thực phẩm đã mang lại thu nhập khá cao cho người sản xuất. Theo thống
kê của FAO, năm 2006 các nước trên thế giới ñã xuất khẩu 36,2 nghìn tấn ngơ
nếp, thu khoảng 82,4 triệu USD (FAO, 2009)[43]. Trên thị trường Chicago
giá ngô nếp ở mức 10 - 25 đơla/ giạ (1giạ = 36 lít) đây là mức giá khá cao so
với các sản phẩm nông nghiệp khác (Jackson, JD, Stinard, P, Zimmerman,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


2002)[56]. Ngơ nếp được trồng nhiều nhất ở Mỹ. Hiện nay diện tích ngơ nếp
của Mỹ khoảng trên 500 nghìn ha và có thể tăng lên khoảng 700 nghìn ha
trong một vài năm tới (Nguyễn Thế Hùng, 2006)[10], phần lớn ngơ nếp được
trồng tập trung ở miền trung Illois và Indiana, phía bắc Iowa, phía nam
Minnesota và Nebraska (U.S and Council, 2001))[65]. Mỹ trồng đa số là các
giống ngơ nếp vàng, gần đây có một phần diện tích nếp trắng.
Năng suất ngơ nếp ở Hoa Kỳ cũng biến động tuỳ thuộc vào từng loại
giống, đất trồng và điều kiện khí hậu... Một số giống nếp lai điển hình cho
năng suất cao hơn những giống ngô tẻ lai nhưng năng suất của ngơ nếp thơng
thường đạt khoảng 65-75% so với ngơ tẻ.
Các nước ở châu Á như Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc,
Việt Nam, Lào…lại trồng phổ biến các giống nếp có đặc điểm dẻo, thơm
ngon (Lê Q Kha, 2009)[12].
Ngơ nếp được dùng vào các mục đích khác nhau: ăn tươi, đóng hộp,

chế biến tinh bột... Ở Mỹ và các nước phát triển phần lớn sản lượng ngơ nếp
được dùng ñể chế biến tinh bột. Tinh bột ngô nếp ñược sử dụng phổ biến
trong công nghiệp chế biến thức ăn, bánh kẹo, keo dán, cơng nghiệp giấy,
ngồi ra nó cịn ñược sử dụng như một dạng sữa ngô làm ñồ gia vị cho món
salad. Ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì ngơ nếp được
dùng làm thực phẩm, ăn tươi là chính.
2.1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngơ ở Việt Nam
Cây ngơ được du nhập và Việt Nam cách ñây khoảng 300 năm do Trần
Thế Vinh - người huyện Tiên Phong, Sơn Tây sang sứ nhà Thanh lấy được
giống ngơ đem về nước (ðinh Thế Lộc và Cộng sự, 1997)[13]. Do truyền
thống sản xuất lúa nước lâu đời nên những năm trước cây ngơ chưa ñược chú
trọng phát triển mà mãi ñến năm 1973 mới có những định hướng phát triển
ngơ ở Việt Nam (Trần Hồng Uy, 2001)[28]. Thời gian gần đây nhờ có các
chính sách khuyến khích của Nhà nước cũng như việc áp dụng nhiều tiến bộ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà cây ngô ở Việt Nam đã có những bước tiến
dài cả về diện tích, năng suất và tổng sản lượng. Cho đến nay, ở nước ta cây
ngô là cây lương thực chiếm vị trí thứ 2 sau cây lúa nước.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(Tạ/ha)


(1000 tấn)

2000

730,2

27,5

2.005,9

2001

729,5

29,6

2.161,7

2002

816,0

30,8

2.511, 2

2003

912,7


34,4

3.136,3

2004

991,1

34,6

3.430,6

2005

1.052,6

36,0

3.787,1

2006

1.033,1

37,3

3.854,6

2007


1.067,9

38,5

4.107,5

Năm

Nguồn: Tổng Cục Thống kê, 2009[35]
Năm 2007 diện tích trồng ngơ của cả nước đạt 1.067,9 nghìn ha, với
năng suất 38,5 tạ/ha và sản lượng là 4.197,5 nghìn tấn (Bảng 2.2). Tỷ trọng
ngơ trong sản lượng lương thực có hạt tăng từ 5,8% năm 2000 lên 10,3% năm
2007. Trong sản xuất, giống ngô lai chiếm 83% diện tích trồng ngơ của cả
nước, phần lớn sử dụng giống ngơ lai đơn có ƯTL cao. So với năm 2000,
năm 2007 ñã tăng trưởng 1,46 lần về diện tích; 1,4 lần về năng suất và 2,05
lần về sản lượng. Tăng trưởng bình qn/năm giai đoạn 2000 – 2007 đạt 5,8%
về diện tích; 5,0% về năng suất và 13,1% về sản lượng, ñều cao hơn nhiều so
với mức trung bình chung của thế giới (Phan Xuân Hào, 2006)[5].
Nhìn chung năng suất ngơ của Việt Nam năm 2007 (38,5 tạ/ha) vẫn còn
thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của thế giới (50,1 tạ/ha) và thấp hơn rất
nhiều so với năng suất ngô ở các nước phát triển (89,0 tạ/ha) [35].
Diện tích trồng ngơ của nước ta trong những năm gần ñây tăng mạnh
hơn năng suất, ñiều này có liên quan đến hai nhân tố có tính quyết định đó là
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


“Sản xuất ngơ ðơng trên đất hai lúa ở ðồng bằng Bắc Bộ” và “Sự bùng nổ
ngô lai ở các vùng trồng ngơ trong cả nước” (Ngơ Hữu Tình, 2003)[20].
Trong đó diện tích ngơ nếp chiếm khoảng 10% diện tích trồng ngơ của cả

nước, chủ yếu là giống ngơ địa phương, thụ phấn tự do hay lai không quy ước
(Phan Xn Hào, 2006)[6].
2.2

Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngơ nếp trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô nếp trên thế giới
2.2.1.1 Một số nghiên cứu về nguồn gốc, phân loại và ñặc điểm của ngơ nếp
Ngơ nếp có tên khoa học là Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh. Theo
Porcher Michel H và công sự ngơ nếp đã được phát hiện ở Trung Quốc từ
năm 1909. Cây này biểu hiện những tính trạng khác thường và ñược các nhà
tạo giống ở Mỹ sử dụng các tính trạng này làm chỉ thị những gen ẩn trong các
chương trình chọn tạo giống ngơ. Năm 1922, các nhà nghiên cứu đã phát hiện
nội nhũ của ngơ nếp chỉ chứa amylopectin và khơng có amylose. ðến tận đại
chiến thế giới thứ II nguồn amylopectin chính là từ sắn nhưng khi người Nhật
cung cấp càng nhiều dịng ngơ nếp thì amylopectin được sử dụng chủ yếu từ
ngơ nếp [57].
Một số nghiên cứu đã cho rằng ngơ nếp là dạng ngơ thường do biến đổi
tinh bột mà thành. ðặc tính của ngơ nếp được qui định bởi đơn gen lặn, ñó là
gen wx. Gen wx là gen lấn át gen khác ñể tạo tinh bột dạng nhỏ.
Các nhà khoa học ở ðại học tổng hợp Ohio - Hoa Kỳ, còn ñưa ra tiêu
chuẩn dinh dưỡng của ngô nếp so với một số loại ngơ khác (Bảng 2.3), trong đó
% protein cao tương đương với ngơ giàu protein.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngơ nếp có những đặc điểm khác
biệt với ngơ thường như: những đặc điểm cấu trúc để ngăn cản sự khơ râu ngơ
do gió trong thời kỳ trỗ, tập tính sinh trưởng của 4 hoặc 5 lá trên cùng xuất hiện
trên cùng một bên của thân chính, các lá mọc thẳng lên từ đốt trong khi các lá
thấp hơn bản lá rộng và cong…Tinh bột của ngô nếp chứa 100% amylopectin
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7



trong khi ngô thường chỉ chứa khoảng 75% amylopectin và 25% amylose.
Amylopectin là dạng của tinh bột có cấu trúc phân tử gluco phân nhánh dựa trên
liên kết α 1-4 và α 1-6, ngược lại amylose có cấu trúc phân tử gluco khơng
phân nhánh.
Bảng 2.3: Một số đặc tính chất lượng của ngô nếp so với ngô thường
% tinh

Năng lượng

bột

(kcal/kg)

7,7 - 8,2

71,3 - 73,4

1777 - 1795

7,2 - 8,2

8,0 - 9,0

66,2 - 67,9

1851 - 1869

Giàu Lysine


4,0 - 4,5

7,3 - 8,5

70,5 - 72,2

1770 - 1785

Nếp

3,2 - 3,6

8,9 - 10,1

73,1 - 73,3

1747 - 1758

Loại ngô

% dầu

% protein

Thường (răng ngựa)

4,2 - 4,8

Hàm lượng dầu cao


Khi nghiên cứu về đặc điểm nơng học và kỹ thuật canh tác của ngô nếp
các nhà khoa học thuộc trường đại học Pennsylvania State University cho
rằng: Trồng ngơ có tinh bột hồn tồn là amylopectin khơng dễ dàng vì gen
sáp là lặn, do đó u cầu vùng trồng ngơ nếp cách ly với ngơ thường ít nhất là
200m. Nếu chỉ lẫn một số cây ngô thường trên ruộng hoặc khu sản xuất có thể
làm thay đổi phẩm chất hạt. Trong chọn lọc hạt gieo cũng cần loại bỏ tất cả
hạt ngô thường lẫn trong lô hạt hoặc hạt ngô nếp đã thay đổi do trơi dạt di
truyền [65].
2.2.1.2 Một số nghiên cứu chọn tạo giống ngô nếp trên thế giới
ðã từ lâu các nhà chọn giống nghiên cứu về giống ngô ưu thế lai và
thấy rằng một số lượng lớn khi lai các dòng hoặc các giống khác nhau về di
truyền ñã cho ưu thế lai ở thế hệ F1. Con lai F1 có sức sống và năng suất cao
hơn bố mẹ của chúng. Hiện tượng này ñã ñược khai thác trong sản xuất
thương mại, ñặc biệt với các cây thụ phấn chéo thì việc duy trì sự đồng nhất
và ổn định là tương đối khó khăn. Ưu thế lai có thể coi là trạng thái dị hợp tối
đa và điều này có được khi lai giữa hai dịng tự phối khác nhau. Phát triển và
sử dụng ưu thế lai khá phức tạp và trải qua các giai ñoạn như sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


1) Lựa chọn vật liệu cho dòng tự phối
2) Phát triển dòng tự phối
3) Thử khả năng kết hợp
4) Nghiên cứu nhân dòng tự phối và sản xuất hạt lai.
Ưu thế lai không phải là một kết quả bất biến khi lai giữa hai dịng tự
phối bởi vì các dịng tự phối có thể giống nhau về di truyền, giá trị dịng tự
phối được đánh giá trên cơ sở mức ñộ ưu thế lai nhận ñược khi tổ hợp với một
dịng khác. Một số nhà khoa học đã đề xuất thử khả năng phối hợp chung là
dùng một vật liệu thử (tester) chung để thử với các dịng tự phối. Tester có thể
là một dịng, giống, một giống lai nhưng phải có nhiều tính trạng tốt và nền di

truyền rộng [38].
ðể phục vụ cho công tác chọn tạo giống, một tập hợp những dịng tự
phối ngơ nếp đã được phát triển. Một số nhà khoa học cho rằng, lai ngô nếp
với những dịng ưu tú của ngơ đá rồi lai trở lại cho kết quả rất nhanh và hầu
như các kết quả dương. Tuy nhiên những giống ngô nếp ưu thế lai ñược tạo ra
theo phương pháp này mới chỉ ngang bằng hoặc khơng vượt qua được nguồn
vật liệu (S.R Wessler, 1985)[62].
Người ta cho rằng ngô nếp ưu thế lai cũng như ngơ chất lượng protein
cao, năng suất giảm đi so với ngơ ưu thế lai bình thường là do sự tích lũy mật
độ hạt tinh bột thấp, nội nhũ mềm và khối lượng hạt thấp hơn.
Năm 1990, chương trình tạo giống ngơ nếp ưu thế lai và ngơ có chất
lượng protein cao của Achentina được bắt đầu. Sau đó có một vài dịng thuần
được phát triển và thử khả năng kết hợp. ðến vụ ngô năm 2001/2002 một số
tổ hợp lai ñơn ñã ñược thử nghiệm. Số tổ hợp phân thành 3 nhóm là :
- Ngơ nếp ưu thế lai
- Ngô chất lượng protein cao
- Tổ hợp lai kép cải thiện tinh bột của ngô chất lượng protein cao
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên ñầy ñủ (RCB) với 3
lần lặp lại, mật ñộ 71.500 cây/ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất thu
ñược trong phạm vi 8,9 ñến 20,9 tấn/ha, khối lượng 1000 hạt thấp và rất biến
ñộng, bắp nhỏ, số bắp trên cây ít hơn. Thí nghiệm cũng chỉ ra rằng, các dịng
tự phối bố mẹ được chọn để phát triển tổ hợp lai đơn phải có tính đa dạng di
truyền, có khả năng kết hợp cao, có các tính trạng bổ sung cũng như phải có
khả năng cho năng suất cao (Corcuera, V and Naranjo, C. 2003)[38].
Những thử nghiệm mới ñược thực hiện ở nhiều ñiểm ñã nhận ñược
những kết quả ngạc nhiên với những tổ hợp lai ñơn mới trên cơ sở lựa chọn
dòng bố mẹ tự phối thuần như trên ñã cho năng suất cao, cải thiện tinh bột,

chất lượng protein và thích nghi tốt.
Bảng 2.4: Năng suất một số tổ hợp ngơ nếp ưu thế lai được nghiên cứu ở
Achentina giai ñoạn 2001 - 2002
Tổ hợp

Số hàng

Số
bắp/h

Hạt/Bắp

P1000

Số

(gam)

bắp/cây

Tiềm năng
năng suất
(tấn/ha)

3166

16

17


330,0

134,7

1,7

16,0

3170

16

33

350,0

147,1

1,6

15,8

3176

16

34

340,0


170,2

1,8

20,9

Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Trung Quốc chủ yếu tập trung
chọn tạo giống ngô nếp ưu thế lai. Trong đó đứng đầu vẫn là Mỹ, gần đây,
Trung Quốc, Nhật cũng đã tạo ra nhiều giống ngơ nếp lai cho năng suất cao
và chất lượng tốt như: Giống nếp lai ñơn màu trắng JYE 101, cho năng suất
bắp tươi khoảng 15 tấn/ha; giống nếp lai đơn tím Jingkenou 218 (12 tấn/ha);
giống nếp tím trắng Jingtianzihuanuo và giống nếp trắng lai đơn Yahejin 2006
cho năng suất bình qn tới 20 tấn bắp tươi/ha (Báo cáo tại hội nghị ngô châu
Á lần thứ 9, Bắc Kinh 09/2005)[33].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


2.2.2. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngơ nếp ở Việt Nam
Ở Việt Nam ngô nếp cùng với ngô ñá rắn là 2 loài phụ phổ biến nhất.
Trong thời gian qua, các nghiên cứu về ngô ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào
ngô tẻ. Công tác nghiên cứu chọn tạo các giống ngơ nếp và đường đã được
tiến hành khá lâu nhưng chủ yếu là thu thập, bảo tồn các giống nếp ñịa
phương và chọn tạo giống thụ phấn tự do (Lê Quí Kha, 2009)[12].
* Một số kết quả về thu thập đánh giá nguồn gen
Q trình thu thập, đánh giá và bảo tồn các giống ngơ nếp ñịa phương
tại các tỉnh miền núi Tây Bắc ñã ñược các nhà khoa học Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội thực hiện từ năm 2000 - 2005. Kết quả là, Vũ Văn Liết
và các cộng sự ñã thu thập ñược 20 giống ngơ ở một số vùng, trong đó có 13
mẫu giống ngô nếp.
Năm 2004, Bộ môn Cây Lương thực, Khoa Nơng học đã thu thập được

10 mẫu giống ngơ nếp ở Sơn La, 20 mẫu ngô nếp tại Cộng hòa Dân chủ nhân
dân Lào. Trên cơ sở thu thập nguồn gen Nguyễn Thế Hùng cùng cộng sự ñã
tiến hành phân loại, đánh giá và tạo ra các dịng ngơ nếp tự phối đời cao phục
vụ cho cơng tác chọn tạo giống ngơ nếp.
Giai đoạn 2001 - 2005, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Ngơ đã
tiến hành thu thập được 79 nguồn có nguồn gốc khác nhau, trong đó có 22 nguồn
ngơ nếp (7 nguồn tím, 15 nguồn trắng) (Phan Xuân Hào, 2006)[6]. Hiện nay,
Viện Nghiên cứu Ngô ñang lưu giữ 148 mẫu ngô nếp ñịa phương, trong ñó có:
111 nguồn nếp trắng, 15 nguồn nếp vàng và 22 nguồn nếp tím, nâu đỏ. Từ các
nguồn có khả năng chống chịu tốt nhất, bằng phương pháp truyền thống đã tạo
được một số dịng ngơ nếp có độ thuần cao, trong đó có 30 dịng ngơ nếp đã
được phân tích đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử SSR và phân nhóm ưu thế
lai. Một số dịng có khả năng kết hợp tốt và gần chục tổ hợp lai cho năng suất
cao, ñộ ñồng ñều khá ñang ñược tiếp tục thử nghiệm, phục vụ cho công tác lai
tạo giống ngô nếp mới (Lê Quý Kha, 2009)[12].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


* Một số kết quả về công tác chọn tạo giống ngô nếp ở Việt Nam
- Kết quả khảo nghiệm giống
Trong giai ñoạn 2003 - 2005, Nguyễn Thế Hùng và các cộng sự ñã tiến
hành lai thử khả năng kết hợp của 50 tổ hợp lai, từ kết quả đó ñã chọn ñược
các tổ hợp ngô nếp lai ưu tú: N8 x N11; N4 x N8; N11 x N14 và N2 x N12.
Các tổ hợp lai có các đặc điểm tốt như: Thời gian sinh trưởng ngắn, từ khi
gieo ñến khi thu bắp luộc khoảng 75 – 80 ngày, từ gieo đến chín sinh lý
khoảng 95 – 105 ngày. Các tổ hợp ngơ nếp lai có hạt màu trắng, dẻo, thơm,
năng suất hạt ñạt khoảng 40 – 45 tạ/ha (Nguyễn Thế Hùng, 2006)[10].
Giai ñoạn 2001 - 2005, trên cơ sở rút dòng từ các nguồn nếp Trung
Quốc, Thái Lan... kết hợp với các dòng rút từ VN2, nếp vàng Pleiku, Vàng
Hồ Bình, Vàng - trắng miền Bắc... các nhà khoa học của viện Nghiên cứu

Ngơ đã lai tạo ra các tổ hợp lai đơn có độ đồng đều cao, năng suất 50 - 55 tạ
hạt khô/ha. ðây là cở sở để phát triển chương trình tạo giống ngơ nếp lai phục
vụ cho sản xuất (Phan Xuân Hào, 2006)[6].
Trong các năm 2006 - 2008, viện Nghiên cứu Ngơ cũng đã tiến hành
chọn tạo, khảo sát các tổ hợp ngô nếp lai, chọn lọc ra một số tổ hợp lai có
triển vọng như NL1, NL2, HN15 x HN5, HN10 x HN2, HN1 x HN6, HN6 x
HN17, HN16 x HN6, HN15 x HN6, HN10 x HN6, LSB4... ñể ñưa ñi khảo
nghiệm rộng và cho kết quả khá tốt (Lê Quý Kha, 2009)[12].
Hàng năm, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và
phân bón Quốc gia đều tiến hành khảo nghiệm giống ngơ nếp ở các tỉnh phía
Bắc. Từ kết quả khảo nghiệm, Trung tâm đã đề nghị cơng nhận cho sản xuất thử
một số giống ngơ nếp lai có triển vọng như MX6 (2006), MX10, LBS4, NL1,
NL2 (2007), Milky 36, NL6 (2008). ðây là các giống có năng suất cao, khả năng
chống chịu tốt, thích ứng rộng, chất lượng tốt (Trung tâm Khảo nghiệm giống,
sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia, 2006, 2007, 2008)[29].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


ðến nay, đã có 2 giống được cơng nhận sản xuất thử là giống NL1
(giống lai ñơn) và giống LSB4 (lai khơng quy ước) và giống VN6 được cơng
nhận chính thức (Lê Quý Kha, 2009)[12].
- Kết quả về phục tráng giống: Sau 5 năm nghiên cứu, Trần Văn Minh
và các ñồng nghiệp của ông ñã phục tráng ñược giống ngô nếp Cồn Hến, giữ
lại ñặc ñiểm bản chất quý hiếm của nó.
- Một số giống ngơ nếp thụ phấn tự do ñược chọn tạo trong những
năm vừa qua ở nước ta:
+ Giống ngô Nếp tổng hợp (Nếp TH): Nếp TH ñược Viện Nghiên
cứu Ngô chọn tạo từ vốn gen bao gồm tổng hợp các dịng thuần nếp trắng
(làm nền) được bổ sung thêm 12 nguồn gen của các giống nếp ñịa phương

và chọn lọc bằng phương pháp bắp trên hàng cải tiến. Nếp TH được cơng
nhận năm 1989.
Nếp TH có chiều cao cây 175 - 200 cm, cao đóng bắp 90-100 cm, có
17 - 18 lá. Nếp TH là giống nếp ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng vụ Xuân
110 - 120 ngày, vụ Hè Thu 95 - 100 ngày, vụ ðơng 105 - 115 ngày. Năng suất
trung bình hạt khơ 25 - 30 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 35 tạ/ha. Năng suất bắp
tươi 10 tấn/ha. Bắp dài 12 - 15 cm, có 14 - 16 hàng hạt, khối lượng 1000 hạt
220 - 240 g. Hạt màu trắng ñục. Khả năng chống đổ, chịu hạn, chịu rét trung
bình, nhiễm nhẹ sâu ñục thân, bệnh ñốm lá và bạch tạng. Khả năng thích ứng
rộng, có thể trồng trên mọi chân đất và thời vụ, đặc biệt có thể gieo trồng vụ
Hè, Hè Thu và ðông muộn.
+ Giống ngô nếp S2: Giống ngơ nếp S2 được Viện Khoa học Kỹ thuật
Nơng nghiệp Việt Nam tạo ra bằng phương pháp chọn lọc chu kỳ từ tổ hợp lai
giữa giống ngô nếp tổng hợp Glut 22 và Glut 41 nhập nội từ Phillipines. S2
ñược cơng nhận năm 1989.
S2 có chiều cao cây 160 - 180 cm, cao đóng bắp 70 - 90 cm, có 17 - 18

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


lá. S2 là giống nếp ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng vụ Xuân 90 - 95 ngày,
vụ Hè Thu 80 - 90 ngày, vụ ðông 95 - 105 ngày. Năng suất trung bình 20 - 25
tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 32 tạ/ha. Bắp dài 12 - 14 cm, có 12 - 14 hàng
hạt, khối lượng 1000 hạt 180 - 200 g. Hạt màu trắng. Khả năng chống ñổ
trung bình, chịu rét khá, bị nhiễm ñốm lá, sâu ñục thân và bạch tạng nhẹ. S2
thích hợp cho gieo trồng ở các vụ Xuân, Hè Thu và ðông ở ñồng bằng và
trung du Bắc Bộ.
+ Giống ngô nếp VN2: VN2 được Viện Nghiên cứu Ngơ chọn tạo từ
hỗn hợp các giống ngô nếp S2, Nếp Tây Ninh, Nếp Quảng Nam - ðà Nẵng và
Nếp Thanh Sơn, được cơng nhận năm 1998.

VN2 có chiều cao cây 160 - 190 cm, cao đóng bắp 70 - 80 cm. Là
giống nếp ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng vụ Xuân 100 - 105 ngày, vụ Hè
80-85 ngày. Năng suất bình quân 30 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 40 tạ/ha.
Có chiều dài bắp 14 - 15 cm, có 12-14 hàng hạt, khối lượng 1000 hạt 220-240
g. Hạt màu trắng ñục. VN2 có khả năng chịu hạn, ít nhiễm sâu bệnh. VN2 có
khả năng thích ứng rộng, có thể gieo trồng ở nhiều vùng và các vụ trong năm,
ñặc biệt khi sử dụng bắp tươi làm ngô quà.
+ Giống ngô nếp dạng nù – N1: Do Viện Khoa học Kỹ thuật nông
nghiệp miền Nam chọn tạo ra từ 2 quần thể nếp nù ñịa phương An Giang và
ðồng Nai bằng phương pháp chọn lọc bắp trên hàng cải tiến. Nếp nù - N1
được cơng nhận chính thức năm 2004.
Nếp N1 có chiều cao cây khoảng 160-200 cm, cao đóng bắp 80-100
cm, năng suất hạt khơ đạt 40-50 tạ/ha, năng suất bắp tươi khoảng 60-120
tạ/ha.
+ Giống ngô nếp VN6: Do bộ môn Tạo giống Viện Nghiên cứu Ngô
chọn tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống nếp VN2 với giống nêp ðịnh Nếp 48
(ðN48) của Trung Quốc theo phương pháp chọn lọc bắp trên hàng cải tiến.
Giống VN6 được cơng nhận chính thức ngày 04/9/2008 (Ba giống ngô mới
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


của viện Nghiên cứu Ngơ, 2009).
Giống VN6 có một số ñặc ñiểm chính như: Thời gian sinh trưởng ngắn
(80 – 100 ngày), chiều cao cây 170 - 190 cm, cao ñóng bắp 80 - 90 cm, tiềm
năng năng suất 40 – 50 tạ/ha, khả năng chống chịu khá.
Thành tựu nổi bật của nước ta trong thời gian qua là các giống ngô lai
do Việt Nam chọn tạo và sản xuất ñã chiếm 60% thị phần hạt giống trong
nước với giá chỉ bằng 1/2 – 2/3 giá giống nhập của các cơng ty nước ngồi.
Hạt giống ngơ lai do Viện nghiên cứu Ngơ sản xuất đã được xuất khẩu sang
một số nước như Lào, Campuchia và Bangladesh. ðặc biệt, theo ñánh giá của

CIMMYT, Việt Nam là nước trồng ngô kém phát triển đầu tiên trên thế giới
sản xuất thành cơng giống ngơ lai chất lượng cao (Ngơ Hữu Tình, 2006)[22].
2.3

Cơ sở khoa học của đề tài

2.3.1 Dịng thuần và các phương pháp tạo dịng thuần
Dịng thuần là khái niệm tương đối ñể chỉ các dòng tự phối ñã ñạt ñộ
ñồng ñều cao và ổn định ở nhiều tính trạng. ðối với ngơ thường sau 7 - 9 đời
tự phối thì các dịng đã đạt độ đồng đều cao ở các tính trạng như: Chiều cao
cây, chiều cao đóng bắp… và được coi là dịng thuần. Như vậy có thể hiểu
dịng thuần là dịng có kiểu gen đồng hợp tử với tỷ lệ cao ở nhiều tính trạng.
Các nghiên cứu của Shull (1908, 1909) đã chỉ ra rằng: Khi tiến hành
q trình tự phối ở ngơ để tạo dịng thuần thì xảy ra hiện tượng suy giảm sức
sống và năng suất, ngay ở thế hệ tự phối thứ ba năng suất trung bình đã giảm
đi hai lần [61][62]. Tuy nhiên khi các cây tự phối ñạt ñến trạng thái ñồng hợp
tử nhất định thì sự suy giảm có xu hướng dừng lại không phân ly nữa
(Nguyễn Văn Hiển, 2000) [7], và sự suy giảm này sẽ được phục hồi hồn tồn
khi lai hai dòng thuần với nhau. Qua nghiên cứu cho thấy, ñến thế hệ tự phối
thứ 5 chiều cao cây sẽ ổn định, cịn đến thế hệ tự phối thứ 20 thì năng suất
mới ổn định (Trần Tú Ngà, 1990)[14].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


Ngơ là cây giao phấn điển hình, bản thân nó là một thể dị hợp tử và ñã
biểu hiện ƯTL. Tuy nhiên muốn có ƯTL cao thì phải chọn được các dịng có
tỉ lệ đồng hợp tử cao, từ đó lai với nhau để tạo ra con lai có tỉ lệ dị hợp tử cao.
Có nhiều phương pháp tạo dịng thuần như:
+ Tạo dòng thuần bằng phương pháp truyền thống (tự phối cưỡng
bức-Inbreeding): ðây là phương pháp ñang ñược áp dụng phổ biến nhất. Từ

một nguồn dị hợp tử ban ñầu do tự phối mà tỉ lệ kiểu gen ñồng hợp tử tăng lên
và kiểu gen dị hợp tử giảm đi.
Ta có thể tính tỉ lệ cây đồng hợp tử ở các đời tự phối theo cơng thức:
X = [1+(2m – 1)]n
X: Số cá thể mang gen quy ñịnh (Tổng số cá thể).
m: ðời tự phối.
n: Số gen quy ñịnh tính trạng.
Với phương pháp truyền thống này thì ở một số nước nhiệt đới đã gặp
phải khó khăn, đó là khả năng chịu áp lực tự phối của các dòng thuần thường
kém, gây nên hiện tượng suy giảm sức sống nhanh, khả năng chống chịu kém,
năng suất giảm mạnh và khơng đáp ứng các tiêu chuẩn chọn dịng (Trần Hồng
Uy, 1997)[26].
+ Tạo dòng thuần theo phương pháp cải biên: ðể tránh làm giảm sức
sống một cách quá ñáng và trong nhiều trường hợp do hoa đực, hoa cái khơng
nở cùng lúc hoặc do sự bất hợp mà người ta phải sử dụng phương pháp tạo
dòng thuần cải biên. ðiểm khác biệt cơ bản của phương pháp này so với
phương pháp truyền thống đó là thay vì thụ phấn cưỡng bức bằng phấn hoa
của chính nó thì người ta cho thụ giữa các cây cùng mẹ có quan hệ “chị - em”,
đây chính là các phương pháp tạo dịng bố mẹ Fullsib (đồng máu), Halfsib
(nửa máu), hoặc Sib hỗn dịng (Nguyễn Văn Hiển, 2000)[7]. Với phương

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16


×