Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống mía với gà mái f1 hồ x lương phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.85 MB, 106 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------

VŨ LONG GIANG

ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA TỔ HỢP
LAI GIỮA GÀ TRỐNG MÍA VỚI GÀ MÁI F1
(HỒ x LƯƠNG PHƯỢNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: CHĂN NI
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI HỮU ðỒN

HÀ NỘI – 2009

i


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là
cơng trình nghiên cứu của tơi. Số liệu và kết quả hồn tồn trung thực, chưa
từng được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào.
Mọi sự giúp đỡ của các q thầy cơ, cơ quan, đơn vị, đồng nghiệp và
gia ñình cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn, các thơng tin trích


dẫn trong luận văn đều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Vũ Long Giang

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các Q Thầy giáo, Cơ giáo Khoa
Chăn ni - Ni trồng Thuỷ sản, Viện đào tạo sau ðại học Trường ðại học
Nơng nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
học tập, nghiên cứu và thực hiện hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới Tiến sĩ Bùi Hữu ðồn - người Thầy đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty
TNHH Giống chăn ni & Cây trồng Hồng Thái đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất để tơi tiến hành đề tài NCKH tại Cơng ty.
Xin cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên,
khích lệ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2009
Tác giả Luận văn

Vũ Long Giang

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan………………………………………………..…………………i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii
Mục lục………………………………………………………………………iii
Danh mục các kí hiệu viết tắt……………………………………………...…vi
Danh mục các hình………………………………………….………...…..…vii
Phần I.MỞ ðẦU ............................................................................................1
1.1. ðặt vấn ñề............................................................................................1
1.2. Mục tiêu của ñề tài...................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài..................................................3
Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
2.1. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của ñối tượng nghiên cứu ........4
2.1.1. Nguồn gốc, ñặc ñiểm, tính năng sản xuất của gà Lương Phượng. .........4
2.1.2. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của gà Hồ. ............................4
2.1.3. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của gà lai F1(Hồ - Lương
Phượng)..........................................................................................................5
2.1.4. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản suất của gà Mía. ...........................6
2.2. Cơ sở khoa học của ñề tài ........................................................................7
2.2.1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai ...............................................................7
2.2.2. Bản chất di truyền của tính trạng số lượng.......................................... 12
2.2.3 Cơ sở khoa học nghiên cứu lai kinh tế ................................................. 13
2.2.4. Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt................................................... 15
2.2.5. Cơ sở khoa học về hiệu quả sử dụng thức ăn ...................................... 17
2.2.6. Cơ sở khoa học về sức sống và khả năng kháng bệnh ......................... 19
2.2.7. Cơ sở khoa học về sức sản xuất trứng của gia cầm ............................. 20

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….


iii


2.3. Tình hình phát triển và nghiên cứu chăn ni gà thịt lông màu ở thế giới
và Viêt Nam ................................................................................................. 27
2.3.1. Tình hình phát triển chăn ni gà lơng màu trên thế giới. ................... 27
2.3.2. Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà lông màu ở Việt Nam.............. 29
Phần III. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1. ðối tượng nghiên cứu ............................................................................ 31
3.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 31
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................... 31
3.3.1. Trên ñàn gà sinh sản........................................................................... 31
3.3.2. Trên ñàn gà broiler từ 0-12 tuần tuổi ................................................. 33
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 37
3.4.1. Trên ñàn gà sinh sản........................................................................... 37
3.4.2. Trên ñàn gà thịt thương phẩm............................................................. 38
3.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 40
Phần IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 41
4.1 Kết quả nghiên cứu trên ñàn gà sinh sản................................................. 41
4.1.1. Tỷ lệ ni sống của gà thí nghiệm từ 21 – 40 tuần tuổi....................... 41
4.1.2. Tuổi thành thục sinh dục..................................................................... 43
4.1.3. Tỷ lệ ñẻ và năng suất trứng của gà thí nghiệm.................................... 44
4.1.4. Tỷ lệ và năng suất trứng giống ........................................................... 50
4.1.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn giai ñoạn ñẻ trứng .................................... 52
4.1.6. Kết quả ấp nở ..................................................................................... 55
4.2.Kết quả nghiên cứu trên ñàn gà thịt thương phẩm................................... 57
4.2.1. ðặc điểm ngoại hình........................................................................... 57
4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống.................................................................................... 59
4.2.3. Khối lượng cơ thể ............................................................................... 61

4.2.4. Sinh trưởng tuyệt đối .......................................................................... 63

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

iv


4.2.5. Sinh trưởng tương ñối......................................................................... 66
4.2.6. Lượng thức ăn gà thu nhận (g/con/ngày)............................................. 68
4.2.7. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà từ 1 – 12 tuần tuổi........................... 70
4.2.8. Chỉ số sản xuất (PN)........................................................................... 72
4.2.9. Một số kết quả mổ khảo sát thân thịt gà broiler thí nghiệm................. 72
4.2.10. Hiệu quả nuôi gà broiler ................................................................... 80
Phần V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ............................................................. 82
5.1. Kết luận ................................................................................................. 82
5.2. ðề nghị.................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
1. Tiếng Việt ................................................................................................ 83
2. Tài liệu tiếng nước ngồi .......................................................................... 89

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KP

Khẩu phần


KL

Khối lượng

TL

Tỷ lệ

LP

Gà Lương Phượng

M

Gà Mía

H

Gà Hồ

PN

Chỉ số sản xuất

SS

Sơ sinh

ðvt


ðơn vị tính

TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TLNS

Tỷ lệ nuôi sống

VND

ðồng Việt Nam

VSV

Vi sinh vật

L*

ðộ sáng của thịt gà

a*

ðộ ñỏ của thịt gà


b*

ðộ vàng của thịt gà

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm từ 21 – 50 tuần tuổi ................ 42
Bảng 4.2.Tuổi thành thục sinh dục của gà thí nghiệm................................... 43
Bảng 4.3. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm ........................................................... 45
Bảng 4.4. Năng suất trứng của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ............. 48
Bảng 4.5. Tỷ lệ trứng giống của gà thí nghiệm ............................................ 51
Bảng 4. 6. Lượng thức ăn thu nhận trong giai ñoạn ñẻ trứng ........................ 53
Bảng 4.7. Hiệu quả sử dụng thức ăn trong giai ñoạn ñẻ trứng....................... 54
Bảng 4.8. Kết quả ấp nở của trứng gà thí nghiệm ......................................... 55
Bảng 4.9. Tỷ lệ ni sống của gà từ 0 - 12 tuần tuổi .................................... 59
Bảng 4.10. Khối lượng cơ thể gà từ 0 – 12 tuần tuổi .................................... 61
Bảng 4.11. Sinh trưởng tuyệt ñối của gà từ 0 – 12 tuần tuổi ......................... 64
Bảng 4.12. Sinh trưởng tương ñối của gà từ 0 - 12 tuần tuổi......................... 67
Bảng 4.13. Lượng thức ăn thu nhận của gà từ 0 - 12 tuần tuổi...................... 69
Bảng 4.14. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà từ 1 – 12 tuần tuổi................... 71
Bảng 4.15. Chỉ số sản xuất (PN) của các lô khi 12 tuần tuổi........................ 72
Bảng 4.16. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm khi 12 tuần tuổi ................... 74
Bảng 4.17. Giá trị pH thịt của gà thí nghiệm................................................. 75
Bảng 4.18. Màu sắc thịt đùi của gà thí nghiệm ............................................. 76
Bảng 4.19. Màu sắc thịt ngực của gà thí nghiệm........................................... 77
Bảng 4.20. Tỷ lệ mất nước chế biến của thịt gà thí nghiệm........................... 78

Bảng 4.21. ðộ dai của thịt gà thí nghiệm...................................................... 79
Bảng 4.22. Hiệu quả kinh tế nuôi gà broiler ................................................. 81

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

vii


DANH MỤC BIỂU ðỒ, ðỒ THỊ
ðồ thị 1: Tỷ lệ ñẻ của gà thí nghiệm từ 22-50 tuần tuổi ............................... 46
Biểu ñồ 1: Kết quả ấp nở của trứng gà thí nghiệm ........................................ 56
ðồ thị 2 : Khối lượng cơ thể gà từ 0 – 12 tuần tuổi (g) ................................. 62
ðồ thị 3 : Sinh trưởng tuyệt ñối của gà từ 1 – 12 tuần tuổi............................ 65
ðồ thị 4: Sinh trưởng tương ñối của gà từ 0 – 12 tuần tuổi. .......................... 68

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

viii


Phần I
MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Theo số liệu thống kê năm 2007, trong tổng số 158 triệu con gà đang
ni trong cả nước, đàn gà thả vườn, lơng màu chiếm ñến trên 80 %. ðể ñáp
ứng nhu cầu của các trang trại và nhu cầu tiêu dùng gà chất lượng cao, trong
những năm gần ñây, nước ta ñã nhập một số giống gia cầm lơng màu nổi tiếng
như Tam hồng, Lương phượng, Sacso, Kabir…
Khi nhập gà lông màu từ nước ngồi vào Việt Nam chúng ta sẽ gặp phải
những khó khăn chính sau đây:

- Con giống ngoại rất đắt và tốn kém: để có một con giống ơng bà thả
vườn một ngày tuổi, chúng ta phải bỏ ra hàng triệu đồng.
- Khơng chủ động được con giống vì phải phụ thuộc vào hãng cung cấp
từ nước ngoài.
- Hầu hết các giống gà thả vườn nhập nội đều chỉ thích nghi hoặc thích
nghi tốt với việc ni nhốt hoặc bán chăn thả, do tập tính lười vận động, chậm
chạp… do đó thịt nhão, chất lượng thịt khơng cao … khơng đáp ứng ñược thị
hiếu người tiêu dùng nên giá rẻ.
Các nhà khoa học nhận thấy, bản thân ñàn gà ñịa phương của nước ta đã
đáp ứng được rất nhiều tiêu chí về gà Label Rouge mà thế giới đang phát
triển: lơng màu, thích nghi với việc chăn thả, chất lượng thịt ñặc biệt thơm
ngon. Một số giống gà như gà Hồ, ðơng Tảo, gà Mía có ngoại hình rất đặc
trưng của một giống gà cho thịt. Tuy nhiên, chúng đều có nhược điểm rất lớn,
đó là khả năng tăng trọng thấp, sinh sản kém… dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp,
khơng ñáp ứng ñược nhu cầu phát triển của nền chăn nuôi trang trại tập trung
quy mô lớn - một xu thế chăn ni gia cầm đang phát triển nhanh và chắc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

1


chắn sẽ chiếm ưu thế trong tương lai gần, khi mà nước ta tiến hành thành
công sự nghiệp CNH-HðH.
Cả lý thuyết và thực tiễn trong những năm qua ñều chứng tỏ rằng, khi
cho lai một giống gà nội, nhất là các giống có tầm vóc cơ thể lớn với gà thả
vườn nhập nội thì các nhược điểm kể trên của cả gà nội và nhập nội ñều sẽ
ñược khắc phục cơ bản, và đó cũng là một một xu hướng lớn trong công tác
nghiên cứu tạo ra con giống cho nền chăn nuôi gà của nước ta hiện nay. Cách
làm ñó ñáp ứng nhu cầu của thị trường về con giống gà lơng màu có chất

lượng cao cho các trang trại chăn nuôi theo phương thức chăn thả quy mô vừa
và lớn, giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu con giống từ bên ngồi, tiết
kiệm được một phần ngoại tệ ñáng kể, ñồng thời nâng cao chất lượng sản
phẩm, ñáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng khó tính và mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, cơng tác trên cịn có một ý nghĩa khơng
kém phần quan trọng, là góp phần bảo tồn và phát triển ñàn con giống ñịa
phương quý hiếm của nước ta.
Như vậy, việc nghiên cứu tìm ra các tổ hợp lai nhằm tạo ra con giống có
năng suất, chất lượng thịt cao, sản phẩm ñáp ứng ñược nhu cầu của người tiêu
dùng … Thích nghi với các điều kiện chăn thả hoặc bán chăn thả ở tất cả các
vùng miền trong cả nước, trên cơ sở sử dụng các giống gia cầm nhập nội và
địa phương sẵn có đang là u cầu cấp bách.
Xuất phát từ những ý tưởng đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"ðánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Mía và gà
mái F1(Hồ x Lương Phượng)
1.2. Mục tiêu của ñề tài
- ðánh giá khả năng sinh sản của gà mái F1(H x LP) khi lai với gà trống
Mía.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

2


- ðánh giá đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất, chất lượng thịt và
hiệu quả kinh tế của gà broiler F1[M x (H x LP)].
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- ðề tài sẽ bổ sung thêm minh chứng thực tiễn cho lý thuyết lai kinh tế
ba máu trong chăn nuôi gia cầm: từ nguồn nguyên liệu là các giống gà Mía,
Hồ, Lương Phượng với phương pháp lai đơn giản.

- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn bởi, nếu thành cơng, đề tài sẽ
cung cấp cho thực tiễn một công thức lai tạo ra con thương phẩm thích hợp
với phương thức chăn thả, ngoại hình và chất lượng sản phẩm phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng của nước ta.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

3


Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của ñối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nguồn gốc, ñặc ñiểm, tính năng sản xuất của gà Lương Phượng.
Gà Lương Phượng ñược ñưa vào ở Việt Nam từ năm 1996. Gà có ngoại
hình gần giống gà Ri, màu sắc lơng đa dạng. Tuổi trưởng thành, gà mái có
màu lơng vàng tuyền, vàng đốm hoa; gà trống có màu lơng nâu đỏ, cườm cổ
vàng ánh kim, có con điểm lơng ñen ở vai, lông ñuôi dài xanh ñen, cánh ốp
sát thân, chân cao trung bình màu vàng. Tỷ lệ màu lông ở gà trưởng thành lúc
140 ngày tuổi ở gà mái là: vàng rơm 25 – 32%; ñen ñốm hoa, vàng ñốm hoa
68 – 75%. Ở gà trống nâu ñỏ và 100% cá thể có mào đơn theo Nguyễn Huy
ðạt, Nguyễn Thành ðồng(2001)[6]. Gà Lương Phượng có tốc độ mọc lơng
nhanh chiếm tỷ lệ 89,15%; chỉ có 10,84% mọc lơng chậm.
Khả năng đẻ trứng: gà đẻ bói lúc 143 – 147 ngày tuổi, tỷ lệ ñẻ 5% lúc
149 – 152 ngày, sản lượng trứng/gà mái/68 tuần ñạt 166,5 quả (Nguyễn Huy
ðạt, Nguyễn Thành ðồng, 2000)[6].
Khả năng cho thịt: gà broiler ở 12 tuần tuổi ñạt khối lượng từ 2,78 –
2,811kg theo Nguyễn Huy ðạt, Nguyễn Thành ðồng (2000)[6]; và ñạt tỷ lệ
nuôi cao 96,6% - 99,5% , ðào Văn Khanh(2002)[14].
2.1.2. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của gà Hồ.

Gà Hồ là một giống gà nội nổi tiếng, xuất xứ từ làng Lạc Thổ, xã Song
Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Do tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ
và thường ñược tuyển chọn qua các cuộc thi gà truyền thống nên màu sắc
lơng tương đối đồng nhất. Gà trống Hồ có hai màu lơng cơ bản là: màu mã
lĩnh và nàu mận chín. Trong đó chủ yếu là màu mận chín chiếm 66,67%; màu
lơng đen chiếm 33,33%. Gà mái có 3 màu lơng cơ bản là trắng vàng, nâu sọc,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

4


và nâu nhạt. Trong đó, màu lơng trắng vàng chiếm 44,17%; tiếp ñến là nâu
nhạt chiếm 32,5% và nâu sọc chiếm 23,33%.
Gà Hồ có tầm vóc tương đối lớn, thơ. Khối lượng gà trưởng thành con
trống ñạt 4,5 – 5kg; con mái ñạt 3,5 – 4kg. Sản lượng trứng thấp, chỉ ñạt
khoảng 60 quả/mái/năm; tỷ lệ nở/trứng ấp 75 – 80%. Gà Hồ trường mình, kết
cấu thân hình chắc khoẻ. Gà trống đầu hình cơng, mình hình cốc, cánh hình
vỏ trai, đi hình nơm, mào xt, diều cân ở giữa, bàn chân ngắn, đùi dài,
vịng chân trịn, các ngón tách rời nhau. So với các giống gà nội khác thì gà
Hồ trường mình (dài) hơn, tầm vóc to, chậm chạp và hiền lành hơn. Gà Hồ
mọc lông chậm nên khả năng chống rét rất kém. Gà Hồ có tiềm năng suất
theo hướng thịt.
Bản năng ấp trứng của gà Hồ mái rất kém, do chúng q ít lơng, chân
to, vụng về mặc dù chúng có tính ấp bóng rất cao, thường kéo dài từ 10 – 20
ngày. Gà Hồ nuôi con vụng, hay dẫm chết con, thời gian nuôi con kéo dài từ 3
– 4 tháng, đơi khi khối lượng cơ thể gà con ñạt 1 – 1,2kg gà mẹ mới bỏ con.
ðây là những nguyên nhân làm giảm sức ñẻ trứng của gà mẹ, gây khó khăn
cho việc tăng đàn, dẫn đến người dân muốn ni do hiệu quả kinh tế thấp.
Mặt khác, khả năng tăng trọng của gà Hồ rất chậm, ni 12 tuần tuổi

mới đạt khối lượng 1,3kg ở con trống, 1,1kg ở con mái. Chính vì những
nhược ñiểm nêu trên nên việc chăn nuôi gà Hồ chậm phát triển do hiệu quả
chăn ni thấp.
2.1.3. Nguồn gốc, đặc ñiểm, tính năng sản xuất của gà lai F1(Hồ - Lương
Phượng)
Gà F1 là con lai của gà trống Hồ với gà mái Lương Phượng.
Theo Khuất Thị Minh Tú(2008) [48] gà trống F1 trưởng thành có thân
hình chắc khoẻ, cân đối, ñẹp mắt, ñùi và bàn chân tương ñối dài, da chân có
màu vàng, lơng có màu nâu sẫm là chủ yếu chiếm 61,7%, màu nâu đen chiếm

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

5


4,26%, màu nâu vàng chiếm 34,04%. Ở gà trống có 3 loại mào là chủ yếu,
trong đó mào xt chiếm 21,28%, mào đơn chiếm 36,17% cịn lại là mào
trung gian (mào kép) chiếm 42,55%. Gà mái trường mình có chiều cao vừa
phải, thân hình cân đối, da chân có màu vàng. Màu lơng của gà mái khá đa
dạng: màu nâu nhạt chiếm 25,45%, màu nâu sọc chiếm 36,36%, gà có mào
ñơn chiếm 30,9%, con lai là trung gian chiếm 38,18%.
Theo Lê Công Cường(2007) [49] Gà trống lai F1(Hồ x Lương Phượng)
trưởng thành có thân hình chắc khỏe, cân đối, đẹp mắt, đùi và bàn chân tương
đối dài, các ngón chân tách rời nhau, da chân và mỏ có màu vàng, cổ dài vừa
phải, lơng có màu nâu sẫm là chủ yếu 61,70%, màu nâu ñen (cánh gián)
chiếm 4,26%, màu nâu vàng chiếm 34,04. Ở gà trống có 3 loại mào trong đó
mào xt chiếm 21,28%, mào đơn (mào cờ) chiếm 36,17% còn lại là mào
trung gian (mào kép) chiếm 42,55%. Gà mái trưởng thành có chiều cao vừa
phải, thân hình cân đối, da chân và mỏ có màu vàng, các ngón chân tách rời
nhau. Lơng của gà lai gồm có màu nâu nhạt chiếm 25,45%, màu nâu sọc chiếm

69% còn lại là màu ñen hoa chiếm 5,55%. Ở gà mái tỷ lệ gà có mào xuýt chiếm
36,36%, gà có mào ñơn chiếm 30,9%, còn lại là mào trung gian chiếm 38,18%.
2.1.4. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản suất của gà Mía.
Gà Mía là một giống gà nội nổi tiếng, xuất xứ từ có nguồn gốc từ xã
ðường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Phân bố ở các tỉnh như: đồng bằng
Sơng Hồng, tập trung nhiều tại tỉnh Hà Tây cũ. Gà Mía con trống có thân hình
to, dài, hình chữ nhật, phần lớn có màu mận chín. Tuy nhiên, cũng có mầu
đen. Cả con trống và con mái đều có mào cờ (đơn), tích và dái tai màu ñỏ, da
chân vàng nhạt xen nhiều ñốm mầu ñỏ. Con mái có lơng màu vàng đất, có khi
có đốm đen ở cổ, khi ñẻ ñược 3 – 4 tháng lườn chảy xuống như “yếm bị”,
đầu cánh và đi. Thể chất khoẻ, xương to, chân to, dáng lùn. Cơ ngực, cơ ñùi
phát triển. Khả năng ñẻ trứng: gà ñẻ bói lúc 165 – 170 ngày tuổi, một năm ñẻ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

6


4 – 5 lứa và ñẻ ñược 55 – 60 quả/mái/năm. khối lượng trứng 50 – 55g/quả.
Tính ấp bóng cao, khả năng ấp nở và nuôi con khá tốt.
2.2. Cơ sở khoa học của ñề tài
2.2.1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai
a. Khái niệm về ưu thế lai
Lai giống là dùng giống cho giao phối với nhau, hoặc cho các cá thể
thuộc hai dòng cận huyết giao phối với nhau. Một trong những mục đích của
việc lai giống là lợi dụng một hiện tượng sinh vật học rất quan trọng trong đó
là ưu thế lai.
Chính vì vậy hiện tượng ưu thế lai ñã dược chú ý nghiên cứu từ lâu,
song thuật ngữ “ưu thế lai” – heterocis chỉ mới ñược sử dụng từ năm 1941
theo ñề nghị của nhà di truyền người Mỹ Shull.

Ưu thế lai là hiện tượng sinh học chỉ sự tăng sức sống của ñời con so
với bố mẹ khi có sự giao phối giữa: những cá thể không thân thuộc. Ưu thế lai
không chỉ bao gồm sức chịu đựng, nó bao hàm sự giảm tử vong, tăng tốc ñộ
tăng trưởng, tăng sức sản xuất. Vì vậy người ta xem hiện tượng đó như một
sinh lực (Lasley, 1974)[56].Theo Hutt(1987)[9], ưu thế lai là hiện tượng sinh
học chỉ sự tăng sức sống và tăng cường thể trọng, trong đó các cá thể lai khác
lồi, khác giống và khác dòng thường vượt cả bố mẹ chúng. Ưu thế lai có thể
biểu hiện qua hiện tượng sinh trưởng nhanh hơn, kích thước cơ thể tăng lên,
sức sống tăng.
Ưu thế lai là hiện tượng sinh học biểu hiện sự phát trỉên mạnh mẽ có
thể của những cá thể do lai tạo các con gốc không cùng huyết thống. Cũng có
thể hiểu như ưu thế lai tạo các con gốc khơng cùng huyết thống. Cũng có thể
hiểu như ưu thế lai theo nghĩa toàn bộ tức là phát triển toàn khối thuộc cơ thể
con vật, sự gia tăng cường ñộ trong q trình trao đổi chất, sự tăng them của
các tính trạng sản xuất…Mặt khác có thể hiểu ưu thế lai theo từng mặt, từng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

7


tính trạng một, có khi chỉ là một vài tính trạng phát triển cịn các tính trạng
khác giữ ngun, có tính trạng giảm đi (Trần ðình Miên, Nguyễn Văn Thiện,
1995)[35].
Theo Lê ðình Lương và Phan Cự Nhân (1994)[57]: khi các lồi, chủng,
giống hoặc dịng nội phối khác nhau với nhau thì con lai F1 thường vượt bố
mẹ ban đầu về tốc ñộ tăng trưởng, về khả năng sử dụng chất dinh dưỡng, tính
chống chịu bệnh tật. Ưu thế lai tăng sức sống, sức chịu ñựng về năng suất của
ñời con do giao phối không cận huyết và nuôi dưỡng trong ñiều kiện khác
nhau. Theo Kushler (1974)[17], ưu thế lai có nghĩa là sự tăng trưởng và phát

triển mạnh mẽ ở đời con, tính chịu đựng và năng suất của nó cao hơn bố mẹ.
Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly và cộng sự (1983)[58] đều cho
rằng trong chăn ni: việc lai các cá thể khác dịng, khác giống, khác chủng
nói chung đã xuất hiện ưu thế lai ở tính trạng sản xuất. Ưu thế lai trong chăn
ni thể hiện đa dạng khó xếp loại rành mạch, nhưng một điều thể hiện rõ
nhất là con lai F1 có ưu thế lai so với bất kỳ con lai nào ở thế hệ tiếp theo là
F2,F3…Fn. Song dựa vào sự thể hiện các tính trạng mà người ta thấy ưu thế lai
ở động vật có thể phân thành các loại sau:
- Con lai F1 vượt bố mẹ về số lượng và sức sống.
- Con lai F1 có khối lượng cơ thể ở mức ñộ trung gian có khối lượng cơ
thể ở mức ñộ trung gian giữa 2 giống song khả năng sinh sản và sức sống có
thể lớn hơn hẳn bố mẹ .
- Con lai F1 trội hơn bố mẹ về thể chất, tuổi thọ, sức làm việc, song nó
mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng sinh sản.
Một dạng ưu thế lai đặc biệt từ tính trạng riêng rẽ có khả năng di truyền
theo typ trung gian, song có khi liên quan đến sản phẩm cuối cùng thì lại
khác.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

8


ðể xác ñịnh mức ñộ biểu hiện của ưu thế lai phần lớn các tác giả như:
Falconer (1960)[77]; Johanson (1972)[11]; Lasley (1974)[56]; Nguyễn Văn
Thiện, Trần ðình Miên (1995)[35] đều cho rằng: ưu thế lai là sự khác biệt
giữa giá trị tính trạng số lượng của con lai với bố mẹ và thường vượt trên
trung bình bố mẹ.
Mcon lai >


Mmẹ+Mbố
2

Theo ðặng Vũ Bình (2002), mức độ ưu thế lai của một tính trạng năng
suất được tính bằng cơng thức sau:
H(%) =

1 / 2( AB + BA) − 1 / 2( A + B)
1 / 2( A + B)

Trong đó: H: ưu thế lai (tính theo %)
AB: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố A, mẹ B.
BA: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố B, mẹ A.
A: giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dịng) A.
B: giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dịng) B.
ðặng Vũ Bình (2002) cịn cho biết: nếu chỉ sử dụng năng suất của một
loại con lai, chẳng hạn bố giống A lai với mẹ giống B, chúng ta ñã bỏ qua ảnh
hưởng ngoại cảnh của mẹ (sản lượng sữa, tính ni con khéo, năng suất
thịt…) thì ưu thế lai của một tính trạng năng suất được tính bằng công thức
sau:
H (%) =

AB − 1 / 2( A + B)
1 / 2( A + B)

Trong lịch sử của ngành chăn ni, ưu thế lái được biểu hiện rõ rệt
trong việc lai Lừa với Ngựa râ con La. Kết quả con lai ñược tạo ra hơn hẳn bố
mẹ về nhiều mặt như: tầm vóc, sức thồ, sự dẻo dai, sức chịu đựng (Trần ðình
Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995)[30]. Theo Hutt (1978)[9], hiện tượng ưu
thế lai ñược phát hiện từ gia súc lớn nhất nhỏ nhất.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

9


b. Bản chất di truyền của ưu thế lai
Theo Trần ðình Miên và Nguyễn Văn Thiện (1995)[30] thì bản chất
của ưu thế lai đước giải thích tập trung vào hai thuyết chính: thuyết gen trội
và thuyết gen siêu trội.
Giả thiết một locus có hai alen A1 và A2 ta sẽ có các kiểu gen trong
quần thể A1A1, A1A2, A2A2 với giá trị kiểu gen tương ứng là +a, d, -a.
- Thuyết gen trội
Do quần thể vật ni đã trải qua một q trình chọn lọc, phần lớn các
gen có lợi là gen trội, dễ biểu hiện ra. Thong thường trong cơ thể xác suất ñể
tất cả các gen ở trạng thái ñồng hợp tử là thấp. Nhưng nhân giống theo dịng
để tạo ra các dịng phân hố về di truyền thì xác xuất tạo ra các gen đồng hợp
tử là cao hơn. Do vậy khi cho lai các dòng này; con lai F1 biểu hiện ưu thế lai
cao vì các gen trội của bố, mẹ ñược biểu hiện ở F1; chúng có khả năng áp đảo
các gen bất lợi khác nhờ đó con lai có sức sống và sức sản xuất cao hơn bố
mẹ.
Bên cạnh các gen trội có lợi cũng vẫn có gen trội khơng có lợi và bên
cạnh gen lặn khơng có lợi vẫn có những gen lặn có lợi. Nên thuyết trội vẫn
chưa giải thích thoả đáng hiện tượng khi cho giao phối các dị hợp tử với nhau
để có con lai 4 dịng, thì loại này lại khỏe hơn các con lai 2 dịng bình thường.
ðể khắc phục ñiều này, năm 1946 Jull [65] ñã ñưa ra thuyết siêu trội.
Hiệu quả của mỗi cặp alen ở trạng thái dị hợp thường khác với hiệu quả của
từng alen biểu hiện ở trạng thái ñồng hợp. Cho nên, có tính trạng là thể dị hợp
sẽ vượt qua bất kỳ dạng bố hoặc mẹ nào ñồng hợp về mặt alen này hay một
alen khác trong đó. Trạng thái siêu trội có thể là do ở thể dị hợp, sự tương tác

giữa hai alen sẽ tác động lên kiểu hình. Trong phần lớn các trường hợp alen
trội sẽ thắng thế (dẫn theo Trần ðình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995)[30].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

10


Theo thuyết này thì các cặp gen dị hợp tử A1A1 và A2A2 có lợi cho sự
phát triển cơ thể hơn đồng hợp tử A1A1 và A2A2, Từ đó ta có:

d
a

>1

Một sồ tác giả (1907) dẫn theo Nguyên Huy ðạt (1991)[5] cơ sở của ưu
thế lai chính là ở ngay tính di hợp tử theo nhiều yếu tố di truyền. Kết quả
nghiên cứu của Hutt (1973)[9] cho thấy: cơ thể ở trạng thái dị hợp A1A2 phát
triển mạnh hơn cơ thể trạng thái ñồng hợp A1A1, A2A2. Ưu thế lai của A1A1 là
ở chỗ mỗi alen trong quá trình tổng hợp sinh hố đảm đương một chức năng ít
nhiều khác các alen cùng loại, kết quả là gây ảnh hưởng bổ xung cho nhau, từ
đó tăng hiệu quả tác đơng. Theo Lasley (1960)[56] khi nghiên cứu về tình
trạng số lượng cho thấy: các tính trạng số lượng có hiệu ứng xấu nhất khi có
sự cận hưyết thì lại thể hiện mạnh mẽ nhất do ưu thế lai. Hơn nữa, các tính
trạng có hệ số di truyền (h2) cao dường như ít chịu ảnh hưởng của ưu thế lai,
trong khi đó các tính trạng có hệ số di truyền (h2) thấp lại chịu ảnh hưởng
nhiều hơn. Mức ưu thế lại phụ thuộc vào mức ñộ sai khác di truyền của các
cặp bố mẹ đem lai.
Thuyết siêu trội đã giải thích thoả ñáng hơn trường hợp ưu thế lai trong

lai kep bốn dịng mà hiện nay được sử dụng rộng rãi trong chăn ni gia cầm.
Ưu thế lai ở đời F1 rồi cứ sau mơi thế hệ ưu thế lai giảm đi một nửa.
HF1 =

∑ dy 2

HF2 = 1/2HF1
HF3 = ¼ HF1
Ưu thế lai giảm bớt ở các thế hệ sau F1 bởi do có sự thay đổi trong sự
tác động tương hỗ và tương quan giữa các gen thuộc các locus khác nhau.
Hơn nưa, biểu hiện của một tính trạng bao giờ cũng chịu ảnh hưởng không
những của kiểu di truyền mà cịn cả của ngoại cảnh.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

11


2.2.2. Bản chất di truyền của tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng (Quantitive Charater) được hình thành trong q
trình phát triển cơ thể. Cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng là do gen
nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Tính trạng số lượng là những tính
trạng di truyền biểu hiện liên tục và do nhiều gen có hiêụ ứng nhỏ này có ảnh
hưởng đến tính trạng ñược gọi là giá trị kiểu gen hay giá trị di truyền.
Kết quả nghiên cứu của Chambers (1990)[60] cho biết: rất nhiều gen
ảnh hưởng ñến sinh trưởng và phát triển của cơ thể gà. Có gen ảnh hưởng tớ
sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen
ảnh hưởng theo nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng đến vài tính trạng riêng lẻ.
Những nghiên cứu trước đây dự báo: có hai hoặc bốn gen chính ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể gà. Theo Jonhanson (1972)[11] và

một số tác giả sau này cho rằng: có ít nhất 15 cặp gen quy định tính trạng số
lượng này.
Theo ðặng Vũ Bình (2002)[62]: để biểu thị đặc tính của các tính trạng
số lượng, người ta sử dụng khái niệm giá trị kiểu hình, đó là các số đo dung
để đánh giá các tính trạng số lượng. Các giá trị thu được khi ñánh giá tính
trạng ở con vật gọi là giá trị kiểu hình của cá thể đó.
Theo Lê ðình Trung và ðặng Hữu Lanh (2000)[60]: bản chất di truyền
các tính trạng số lượng là ña gen và sự di truyền của chúng cũng phù hợp với
các quy luật Mendel. Mỗi alen của chúng có một hiệu ứng nhỏ riêng biệt và
kiểu hình là kết quả cộng gộp mọi hiệu ứng của các alen. Ơng cũng cho rằng:
nhiều yếu tố mơi trường ảnh hưởng đến tính trạng bằng cách cường hay giảm
bớt hiệu ứng giống như tác ñộng của các alen. Như vậy, các khác biệt về kiểu
hình giữa các cá thể có thể tách thành các phần sai khác do di truyền và do
mơi trường quy định.
P=G+E

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

12


Trong đó: P: Là giá trị kiểu hình (Phenotype)
G: Là giá trị di truyền hay giá trị kiểu gen (Genotype)
E: Là sai lệch ngoại cảnh (Environment)
Giá trị di truyền chịu ảnh hưởng bởi tác động của các gen, đó là: tác
ñộng cộng gộp, tác ñộng trội và tác ñộng tương tác. Mơ hình về các tác động
di truyền này như sau:
G=A+D+I
Trong đó: G: Giá trị di truyền
A: Giá trị truyền cộng gộp (Giá trị di truyền cộng gộp)

D: Sai lệch trội
I: Sai lệch tương tác
Sai lệch ngoại cảnh bao gồm: Sai lệch ngoại cảnh chung và sai lệch
ngoại cảnh riêng.
Ta có: E = Eg + Es
Trong đó: Eg (General environment): sai lệch ngoại cảnh chung là sai
lệch do các ỷếu tố ngoại cảnh tác ñộng lên quần thể.
Es: (Spcialenviroment): sai lệch ngoại cảnh chung là sai lệch do các
yêu tố ngoại cảnh tác ñộng riêng rẽ lêm từng cá thể. Do đó kiểu hình của một
cá thể được xác định bởi kiểu gen có 2 locus trở lên có giá trị là:
P = A +D + I + Eg + Es
2.2.3 Cơ sở khoa học nghiên cứu lai kinh tế
Lai kinh tế là lai giữa hai cơ thể thuộc hai dòng khác nhau cũng giống
khác giống hoặc hai giống khác lồi để sử dụng con lai F1 làm sản phẩm thịt,
sữa, trứng… Lai kinh tế được gọi là lai cơng nghiệp (Trần ðình Miên,
Nguyễn Văn Thiện, 1995)[30].
Việc tiến hành lai kinh tế nhằm sử dụng ưu thế lai làm tăng mức trung
bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dịng thuần nhất là đối với tính trạng

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

13


khối lượng, tăng trọng, tăng chiều dài, chiều ngang. Theo Trần ðình Miên
(1981)[36]: lai tạo chính là nhằm mục đích lay động tính bảo thủ sẵn có trong
từng cá thể, từng giống, từng dòng, phát huy những bản chất di truyền tốt của
chúng, tạo nên những tổ hợp có năng suất cao hơn. Năng suất của vật nuôi
phụ thuộc vào hai yếu tố đó là: bản chất di truyền và ngoại cảnh. Do vậy,
trong chăn ni có hai hướng chủ yếu để nâng cao năng suất vật ni.

+ Cải tiến bản chất di truyền của vật nuôi.
+ Cải tiến phương pháp chăn nuôi.
Cải tiến bản chất di truyền của vật ni chính là bằng cơng tác lai tạo.
tuỳ theo những mục đích nghiên cứu khác nhau mà có nhiều phương pháp lai:
lai kinh tế, lai luân chuyển, lai cải tiến (pha máu) hoặc lai cải tạo, lai phối hợp
(lai tạo thành). Song lai kinh tế là sử dụng phổ biến nhất. Trong q trình lai
kinh tế, cần quan tâm đến khả năng phơi hợp (nicking) đó là cách chon những
con giống gốc lai với nhau nhằm tạo nên những tổ hợp gen mới. ðể lai kinh tế
có hiệu quả, phải chọn lọc tốt các dòng thuần, trong quần thể các cá thể di hợp
tử sẽ giảm ñi các cá thể ñồng hợp tử sẽ giảm ñi các cá thể ñồng hợp tử sẽ tăng
lên (Nguyễn Ân và CS, 1983)[58].
Với phép lai kinh tế, căn cứ vào số bố mẹ tham gia vào phép lai và phương
pháp sử dụng, người ta chia thành lai kinh tế ñơn giản và lai kinh tế phức tạp
(ngược lai và luân hồi). Theo ðặng Hữu Lanh, Trần ðình Miên, Trần ðình
Trọng (1999)[17] sơ đồ cụ thể như sau:
a. Lai giữa hai giống (Two way crossing)
Ở phương pháp này cho giao phối giữa con ñực và con cái thuộc hai giống
khác nhau ñể thu nhận con lai F1 chứ không làm giống.

A

B

F1 dùng làm sản phẩm
(50% hệ gen của A + 50% hệ gen của B)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

14



b. Lai giữa ba giống (Three way crossing)
Là phương pháp cho giao phối giữa con ñực và con cái thuộc hai giống
khác nhau để tạo con lai F1. Sau đó, dùng con cái F1 phối với con ñực thuần
chủng thuộc giống thứ ba thành con ♂ lai F2 dùng làm sản phẩm.

A

B

♀ F1

♂C

(50% A + 50%B)

F2 dùng làm sản phẩm
(50%C; 25%A; 25%B)

c. Lai giữa bốn giống (Four way crossing or double crossing)
Là phương pháp lai trong đó: trước tiên, cho lai giữa hai giống A và B tạo
con lai FAB với FCD ñể lấy con lai kép FABCD làm sản phẩm.



 FABCD làm sản phẩm
}}
 (25%A; 25%B; 25%C; 25%D)
FCD(50%C + 50%D)




AA FAB(50%A + 50%B)

BB
CC

DD

2.2.4. Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt
Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt, khả năng cho thịt ln được
các nhà chăn ni quan tâm. Khả năng cho thịt của broiler chính là khối
lượng cơ thể của chúng ở ñộ tuổi giết mổ, khả năng cho thịt ñược ñánh giá
bằng năng suất và chất lượng thịt.
a. Năng suất thịt của gia cầm
Năng suất thịt được biểu thị bằng các chỉ tiêu chính như khối lượng
sống, khối lượng phần ăn ñược, khối lượng thịt ñùi và khối lượng thịt ngực. Ở
gà broiler, người ta thường tính thêm các chỉ tiêu khác như như tỷ lệ phần ăn
ñược, tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt ñùi, tỷ lệ thịt ngực, và tỷ lệ mỡ bụng.
Khối lượng cơ ngực và cơ đùi so với khơi lượng thịt xẻ là chỉ tiêu phản
ánh rõ nhất khả năng cho thịt (năng suất thịt) của gia cầm. Thông thường, khi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

15


tỷ lệ thịt xẻ cao thì tỷ lệ cơ ngực và cơ ñùi cao và ngược lại (Nguyễn Duy
Hoan và Cộng sự, 1998)[37].
Nhiều tác giả cho biết: năng suất thịt phụ thuộc vào lồi, giống, tuổi,

tính biệt, chế độ dinh dưỡng, quy trình chăm sóc quản lý và vệ sinh thú y.
Theo Chambers (1990)[60]: giữa các giống, dòng gia cầm khác nhau
ln có sự khác nhau di truyền về năng suất thịt xẻ; hay năng suất các phần
thịt như thịt ñùi, thịt ngực, cánh, chân; hay phần thịt ăn ñược (không xương)
và từng phần thịt, da, xương.
Ngô Giản Luyện (1994)[20], khi nghiên cứu ba dòng gà thuộc giống
Hybro HV85 cho biết: trong cùng một dòng tỷ lệ thân thịt ở con trống cao
hơn con mái 1 – 2%. Trần Công Xn (1995)[52] cho biết: năng suất thịt cịn
liên quan đến chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng và quy trình
vệ sinh thú y.
b. Chất lượng thịt của gia cầm
Chất lượng thịt phản ánh qua các thành phần hố học và giá trị dinh
dưỡng của thịt. Ngồi ra, chất lượng thịt cịn liên quan đến một số chỉ tiêu về
sinh học, hố học. Ví dụ: trong thịt khơng ñược chứa một số chất tồn dư ñộc
hại như ñộc tố, nấm, kim loại nặng, kháng sinh, hormone…
Thành phần hoá học của thịt phụ thuộc vào ñặc trưng sinh học của lồi,
các giống gia cầm khác nhau thì thành phần hố học của thịt khác nhau.
Chamhers (1990)[60] khi xác định thành phần thịt xẻ của gà Cornish và
Plymouth Rock cùng con lai của chúng cho thấy: Thịt của các dòng gà khác
nhau có sự khác nhau về hàm lượng nước, protein và mỡ.
Prisas (1984) dẫn theo Chambers (1991) cho biết: hệ số di truyền về thành
phần hoá học của thịt gà như hệ số di trưyền của hàm lượng nước trong thịt là
0.38; protein là 0.47; mỡ là 0.48 và khống là 0.25.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….

16



×