Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ thời điểm bón phân viên nén đến sinh trưởng và năng suất giống ngô LCH9 trên đất gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 152 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------

 ------------

PHAN THỊ THU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ, THỜI ðIỂM
BÓN PHÂN VIÊN NÉN ðẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG
SUẤT GIỐNG NGÔ LCH9 TRÊN ðẤT GIA LÂM, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số

: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ THỊ THANH BÌNH

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược


cám ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phan Thị Thu

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập nghiên cứu và hồn thành luận văn tơi xin bày
tỏ lịng biết ơn chân thành và kính trọng đến:
Tập thể Thầy, Cơ giáo Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã tận tình
giảng dạy, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với cơ giáo hướng dẫn:
- PGS. TS. Hà Thị Thanh Bình - Giảng viên khoa Nơng học, Trường
ðại học Nơng nghiệp Hà Nội.
Cơ đã tận tình chỉ bảo phương pháp nghiên cứu, phân tích kết quả
nghiên cứu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể anh chị em Lớp Cao học Trồng trọt
khóa 18 ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi và kề vai sát cánh giúp đỡ tơi trong
những năm học vừa qua cũng như trong quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ñộng viên khích lệ và tạo
ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Tác giả luận văn

Phan Thị Thu


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

vii


1

MỞ ðẦU

1

1.1

ðặt vấn đề

1

1.2

Mục đích và u cầu

2

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

3

1.4

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

3


2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1

Vai trò của cây ngơ

4

2.2

Tình hình sản xuất, sử dụng ngơ trên thế giới và ở Việt Nam

6

2.3

Tình hình nghiên cứu về mật độ và phân bón cho ngơ trên thế
giới

2.4

18

Tình hình nghiên cứu về mật độ và phân bón cho ngơ ở Việt
Nam


28

3

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

36

3.1

Vật liệu, ñịa ñiểm, ñiều kiện nghiên cứu

36

3.2

Nội dung nghiên cứu

37

3.3

Phương pháp nghiên cứu

37

3.4

Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm


38

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


3.5

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

39

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

43

4.1

Ảnh hưởng của mật ñộ và thời ñiểm bón phân viên nén ñến các
giai ñoạn sinh trưởng của giống Ngơ LCH-9 trong hai vụ thí
nghiệm

4.2

Ảnh hưởng của mật độ và thời điểm bón phân viên nén đến các
chỉ tiêu sinh trưởng của giống ngô LCH9


4.2.1 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây
4.2.2

50

55

Ảnh hưởng của mật ñộ trồng và thời điểm bón phân viên nén đến
các đặc trưng sinh lý của ngơ LCH9

4.4.1

45

Ảnh hưởng của mật độ và thời điểm bón phân viên nén đến chiều
cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp của giống ngơ LCH9

4.4

45

Ảnh hưởng của mật độ và thời điểm bón phân viên nén đến động
thái ra lá giống ngơ LCH9 tại Gia Lâm – Hà Nội

4.3

43

62


Ảnh hưởng của mật ñộ trồng và thời điểm bón phân viên nén
đến chỉ số Spad cuả giống ngơ LCH9 trong hai vụ thu đơng
2010, vụ xn 2011

4.4.2

Ảnh hưởng của mật độ trồng và thời điểm bón phân viên nén đến
chỉ số diện tích lá và số lá xanh sau trỗ cuả giống ngô LCH9

4.4.3

75

Ảnh hưởng của mật độ và thời điểm bón phân viên nén đến khả
năng chống chịu của giống ngô LCH9.

4.6

67

Ảnh hưởng của mật ñộ trồng và thời ñiểm bón phân viên nén ñến
khối lượng chất khơ giống ngơ LCH9

4.5

63

80

Ảnh hưởng của mật độ trồng và thời điểm bón phân viên nén

đến hình thái bắp ngô giống LCH9

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

82
iv


4.7

Ảnh hưởng của mật độ và thời điểm bón phân viên nén ñến các
yếu tố cấu thành năng suất.

4.8

83

Ảnh hưởng của mật độ và thời điểm bón phân đến năng suất của
giống ngô LCH9

89

5

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

97

5.1


Kết luận

97

5.2

ðề nghị

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

99
108

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
Bộ NN & PTNN
BHH
CCCCC
CCðB
CDB
CDBHH
CIMMYT


: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
: bắp hữu hiệu
: chiều cao cây cuối cùng
: chiều cao đóng bắp
: chiều dài bắp
: chiều dài bắp hữu hiệu
: Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mì Quốc tế

DKB
G-M
G - PR
G-T
G - TP
LAI
NSLT
NSTT
P1000 hạt
S lá
TðBP
TGST
TLBHH
TLMM
TP - PR
TSM

: đường kính bắp
: gieo đến mọc
: gieo ñến phun râu
: gieo ñến trỗ
: gieo ñến tung phấn

: chỉ số diện tích lá
: năng suất lý thuyết
: năng suất thực thu
: khối lượng 1000 hạt
: diện tích lá
: thời điểm bón phân
: thời gian sinh trưởng
: tỷ lệ bắp hữu hiệu
: tỷ lệ mọc mầm
: tung phấn ñến phun râu
: tuần sau mọc

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


DANH MỤC BẢNG
STT
2.1

Tên bảng

Trang

Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ, lúa mì, lúa nước trên thế
giới 2000 – 2009

2.2


Sản xuất ngơ trên thế giới và một số nước chính giai đoạn 20002009

2.3

7
9

Dự báo tình hình sản xuất ngơ trên thế giới của một số nước năm
2010

10

2.4

Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020

13

2.5

Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam giai ñoạn 2000 – 2010

16

2.6

Lượng dinh dưỡng cây hút từ đất và phân bón(kg/ha)

23


4.1

Ảnh hưởng của mật độ và thời điểm bón phân viên nén đến các
giai đoạn sinh trưởng của giống ngơ LCH9.

4.2

Ảnh hưởng của mật độ và thời điểm bón phân viên nén tăng
trưởng chiều cao cây (cm) của giống ngơ LCH9.

4.3

58

Ảnh hưởng của thời điểm bón phân viên nén đến chiều cao cây
cuối cùng và chiều cao đóng bắp giống ngơ LCH9

4.5.a

56

Ảnh hưởng của mật ñộ ñến chiều cao cây cuối cùng và chiều cao
ñóng bắp giống ngô LCH9 tại Gia Lâm – Hà Nội

4.4.c

51

Ảnh hưởng của mật độ và thời điểm bón phân viên nén đến chiều
cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp giống ngơ LCH9


4.4.b

47

Ảnh hưởng của mật độ và thời điểm bón phân đến động thái ra lá
vụ Thu ðơng 2010 và vụ Xuân 2011 giống ngô LCH9

4.4.a

44

61

Ảnh hưởng mật ñộ thời ñiểm bón phân ñến chỉ số SPAD của
giống ngơ LCH9

64

Ảnh hưởng mật độ đến chỉ số SPAD của giống LCH9

65

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

4.5.b



4.5.c

Ảnh hưởng thời điểm bón phân đến chỉ số SPAD của giống
LCH9

4.6.a

Ảnh hưởng mật độ và thời điểm bón phân ñến chỉ số diện tích lá
(LAI) và số lá xanh sau trỗ 30 ngày của giống ngô LCH9

4.6.b

78

Ảnh hưởng của mật độ và thời điểm bón phân đến khả năng
chống chịu của giống LCH9.

4.9

77

Ảnh hưởng của thời điểm bón phân viên nén đến chất khơ tích
luỹ của giống ngơ LCH9

4.8

76

Ảnh hưởng của mật độ đến chất khơ tích luỹ của giống ngơ
LCH9


4.7.c

74

Ảnh hưởng của mật độ và thời điểm bón phân viên nén đến chất
khơ tích luỹ của giống ngơ LCH9

4.7.b

72

Ảnh hưởng của thời điểm bón phân viên nén đến chỉ số diện tích
lá (LAI) và số lá xanh sau trỗ của giống ngơ LCH9

4.7.a

68

Ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số diện tích lá (LAI) và số lá xanh sau
trỗ của giống ngơ LCH9 trong hai vụ thu đơng 2010, vụ xuân 2011

4.6.c

66

80

Ảnh hưởng của mật ñộ và thời điểm bón phân đến hình thái bắp
của giống ngơ CLH9


82

4.10.a Ảnh hưởng của mật độ và thời điểm bón phân ñến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống ngô LCH9

85

4.10.b Ảnh hưởng của mật ñộ ñến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống ngô LCH9

86

4.10.c Ảnh hưởng của thời điểm bón phân viên nén đến các yếu tố cấu
thành năng suất giống ngô LCH9.

88

4.11.a Ảnh hưởng của mật ñộ và thời ñiểm bón phân ñến năng suất của
giống ngơ LCH9
4.11.b Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của giống ngô LCH9
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

90
93
viii


4.11.c Ảnh hưởng của thời điểm bón phân đến năng suất của giống ngơ
LCH9.


94

DANH MỤC HÌNH
STT
4.1

Tên hình

Trang

Mật độ và thời ñiểm bón phân ảnh hưởng chiều cao cây trong vụ
thu đơng 2010

4.2

Mật độ và thời điểm bón phân ảnh hưởng chiều cao cây trong vụ
xuân 2011

4.3

70

NSSVH, NSTT và NSLT của các cơng thức trong vụ thu đơng
2010

4.8

69


Ảnh hưởng của mật độ và thời điểm bón phân đến chỉ số diện
tích lá (LAI) trong vụ xuân 2011

4.7

53

Ảnh hưởng của mật ñộ và thời điểm bón phân đến chỉ số diện
tích lá (LAI) trong vụ thu đơng 2010

4.6

53

Mật độ và thời điểm bón phân ảnh hưởng đến động thái ra lá
trong vụ xn 2011

4.5

48

Mật độ và thời điểm bón phân ảnh hưởng ñến ñộng thái ra lá
trong vụ thu ñông 2010

4.4

48

91


NSSVH, NSTT và NSLT của các công thức trong vụ thu xuân
2011

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

92

ix


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn đề
Cây ngơ có tên khoa học là Zea mays L thuộc họ hoà thảo Poaceae, có
nguồn gốc từ Mêhicơ.
Ngơ là một trong ba loại cây lương thực quan trọng trên thế giới. Ngơ
được sử dụng với 3 mục đích: sử dụng làm lương thực cho người, thức ăn cho
gia súc và nguyên liệu cho nghành cơng nghiệp chế biến. Trước đây gần 1/3
dân số trên thế giới đã được ni sống bởi sản phẩm ngơ. Tính chung trong
giai đoạn 1995 - 1997 con người đã sử dụng lượng ngô chiếm khoảng 17 %
(CIMMYT, 2001) [45].
Việt Nam, cái nôi của nền văn minh lúa nước nên trước đây trồng ngơ
phát triển khơng mạnh, tuy nhiên thời gian gần ñây ñược sự quan tâm của
ðảng và Nhà nước cây ngơ được gieo trồng nhiều và diện tích cũng như năng
suất ngày càng tăng.
Các giống ngơ được sử dụng ở nước ta trước ñây chủ yếu các giống ngơ địa
phương và các giống thụ phấn tự do, mặc dù có chất lượng tốt, thích hợp với điều
kiện sinh thái nhưng năng suất thấp. Trong thời gian gần ñây với sự xuất hiện của
các giống ngô lai năng suất cao, có thể trồng mật độ cao đã góp phần nâng cao
năng suất ngơ đáng kể. Kết hợp với biện pháp tăng mật độ và thu hẹp khoảng cách
hàng thì việc xác định phương thức bón phân thích hợp để ngơ cho năng suất cao

đã được các nhà khoa học nghiên cứu. Các cơng trình nghiên cứu trước đây về
mật độ thích hợp trồng các giống ngơ ngắn ngày là từ 57,000 - 61,000 cây/ha các
giống trung và dài ngày là từ 45,000 - 55,000 cây/ha. Các giống ngô lai với mật độ
thích hợp 53,000cây/ha đầy đủ điều kiện thâm canh cho hiệu quả kinh tế cao hơn
trồng thưa 37,000cây/ha, năng suất cao hơn từ 9 - 20%/ha [28].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


Hiện nay nước ta vẫn cịn hơn 80% diện tích trồng ngô canh tác nhờ
nước trời nên năng suất ngô cịn thấp. Góp phần nâng cao năng suất ngơ, Viện
nghiên cứu Ngơ đã lai tạo thành cơng giống ngơ lai LCH-9 (2002), là giống
ngơ có khả năng chịu hạn tốt, cho năng suất cao.
ðặc biệt giống ngơ LCH9 có hình thái cây đẹp, góc lá nhỏ nên rất phù
hợp cho hoạt động quang hợp, là giống có triển vọng nhất trong tập đồn các
giống ngơ khảo nghiệm sơ bộ tại Việt Nam theo hướng chịu hạn và phù hợp
trồng dày ñể tăng năng suất trên một ñơn vị diện tích.
Tuy vậy, hiện nay chưa có nghiên cứu về mật độ và thời điểm bón phân
phù hợp cho canh tác giống ngơ này trên vùng đất nhờ nước trời để đưa giống
ngơ LCH9 vào sản xuất rộng rãi.
ðể góp phần phấn ñấu ñạt mục tiêu chiến lược cây ngô ñến năm 2015 là 6
– 7 triệu tấn ngô, bên cạnh việc ñẩy nhanh công tác nghiên cứu chọn tạo giống
ngô mới cần chú ý ñến các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho cây ngô
sinh trưởng phát triển tốt. Vì vậy, nghiên cứu mật độ trồng thích hợp cho giống
ngơ LCH 9 cũng như thời điểm bón phân để phát huy được đặc tính chịu hạn
của giống LCH9 là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ, thời ñiểm bón phân viên nén ñến
sinh trưởng và năng suất giống Ngơ LCH9 trên đất Gia Lâm, Hà Nội”
1.2. Mục ñích và yêu cầu

1.2.1. Mục ñích
Xác ñịnh mật ñộ trồng và thời điểm bón phân viên nén thích hợp góp
phần xây dựng quy trình kỹ thuật cho giống ngơ LCH9
1.2.2. Yêu cầu
- Ảnh hưởng của mật ñộ và thời ñiểm bón phân viên nén đến sinh
trưởng của giống ngơ LCH9
- Ảnh hưởng của mật độ và thời điểm bón phân viên nén đến chỉ số diện
2

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


tích lá và khả năng tích lũy chất khơ của giống ngơ LCH9
- Ảnh hưởng của mật độ và thời ñiểm bón phân viên nén ñến khả năng
chống chịu sâu bệnh của giống ngơ LCH9.
- Ảnh hưởng của mật độ và thời điểm bón phân đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống ngô LCH9

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung các dẫn liệu cơ bản trong nghiên cứu về mật độ trồng và thời
điểm bón phân viên nén thích hợp cho cây ngơ.
- ðề tài đóng góp cơ sở lý luận về mối quan hệ của mật độ và thời điểm bón
phân viên vén đến năng suất giống Ngơ LCH9 trên vùng đất thiếu nước tưới tại
Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài làm cơ sở khoa học để hồn thiện quy trình
kỹ thuật thâm canh cho giống ngô LCH9 gieo trồng trồng tại Hà Nội, ñồng thời
bổ sung những tài liệu về giống ngô chịu hạn LCH9 sử dụng trong nghiên cứu và
chỉ ñạo sản xuất của ñịa bàn thành phố Hà Nội.


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác ñịnh ñược mật ñộ trồng và thời điểm bón phân viên nén hợp lý cho
giống ngơ LCH-9 trong thực tiễn sản xuất góp phần nâng cao năng suất ngơ tại
địa phương.
- Góp phần mở rộng quy mơ diện tích trồng và nâng cao hiệu quả của
giống tại địa bàn Hà Nội, hồn thiện quy trình kỹ thuật canh tác giống ngô LCH9 tại những vùng khơng có nước tưới của Hà Nội.

1.4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu ñược tiến hành đối với giống ngơ LCH9 và các thời
điểm bón phân viên nén.
- ðề tài ñược tiến hành trên vùng đất khơng có nước tưới tại huyện Gia Lâm –
thành phố Hà Nội.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vai trị của cây ngơ
Cây ngơ (Zeamays,L) là cây trồng cạn, có nguồn gốc ở Mehico. Theo
luận cứ khoa học người ta khẳng ñịnh cây ngơ được con người tìm ra cách
đây nhiều nghìn năm.
Việc trồng ngơ được bắt nguồn ở Trung Mỹ, từ đó ngơ được truyền bá
lên phía Bắc tới Canada và xuống phía Nam tới Achentina. Ngơ cổ nhất
khoảng 7000 năm, được các nhà khảo cổ học tìm thấy ở Teotihuncan, một
thung lũng gần Puebla ở Mêhicơ, nhưng có lẽ cịn có các trung tâm khởi
nguyên thứ cấp ở Châu Mỹ [17]. Nguồn gốc này ảnh hưởng tới một số ñặc
ñiểm sinh trưởng, phát triển của cây ngơ, ảnh hưởng đến một số u cầu của
cây ngơ đối với các điều kiện ngoại cảnh và là những ñiều cần ñược chú ý ñến
trong quá trình tác ñộng các yếu tố kỹ thuật tăng năng suất ngô [11]. Ngô là

cây ngũ cốc lâu ñời và phổ biến trên thế giới, có khả năng thích ứng rộng, được
trồng từ 550 vĩ Bắc đên 400 vĩ ñộ Nam, thuộc 69 nước trên thế giới, ñồng thời có
khả năng thích ứng tốt với các điều kiện sinh thái khác nhau, ñộ cao từ 1 – 2m
so với mặt nước biển ở vùng Andet – Peru ñến gần 4,000m [38]. Chính nhờ đặc
tính sinh học và nơng học q báu trên mà cây ngơ được coi là cây trồng có
nhiều triển vọng, báo hiệu sự no ấm của thế kỷ 21.
Cây ngơ là lồi cây vừa có giá trị kinh tế cao vừa có khả năng phát triển
trong tương lai Trên bình diện cả thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
cây ngơ chủ yếu được sử dụng cho các mục đích sau:
Ngơ sử dụng làm lương thực cho con người
ðã từ lâu, ngô vốn là nguồn lương thực cho nhiều dân tộc, trên thế giới,
ngô dược dung trong các bữa ăn hàng ngày ở Mehico, Ấn ðộ, Philippin và
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


nhiều nước khác ở Châu Phi, Châu Á và Châu Âu[14]. Tất cả các nước trồng
ngơ đều dùng ngơ làm lương thực ở các mức độ khác nhau, tồn thế giới sử
dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho con người. Các nước Trung Mỹ,
Nam Á và Châu Phi sử dụng ngơ làm lương thực chính. Các nước ðơng Nam
Phi sử dụng 85% sản lượng ngô làm lương thực cho người, Tây Trung Phi
80%, Bắc Phi 42%, Tây Á 27%, ðơng Nam Á và Thái Bình Dương 39%,
ðơng Á 30%, Trung Mỹ và Caribe 61%...Ở Việt Nam tỷ lệ sử dụng ngô làm
lương thực chiếm 15- 20%, Sở dĩ ngơ là cây lương thực quan trọng vì nó có
thành phần dinh dưỡng cao hơn gạo [40].
Như vậy, cây ngô được coi là cây trồng chính, nó đóng vai trị quan
trọng trong đời sống xã hội lồi người.
Ngơ làm thức ăn cho chăn ni:
Ngồi vai trị làm nguồn lương thực quan trọng cho con người, ngơ cịn

là loại thức ăn lý tưởng của các nước có nền chăn ni phát triển. Cây ngô là
nguồn thức ăn cho gia súc - gia cầm chiếm 66% sản lượng ngô trên thế giới
giai ñoạn 1995 - 1997 (CIMMYT, 2001) [49]. Có thể nói ngơ là nguồn
ngun liệu đặc biệt để chế biến thức ăn cho gia súc, nhất là thức ăn công
nghiệp, 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô. Ở các nước phát triển,
phần lớn sản lượng ngơ được dung cho chăn nuôi: Mỹ 76%, Bồ ðào Nha
91%, Italia 93%, Trung Quốc 76%, Thái Lan 96%...[38].
Ngoài việc cung cấp chất tinh, cây ngơ cịn được dùng làm thức ăn
xanh và ủ chua lý tưởng cho ñại gia súc, ñặc biệt là bị sữa. Khi đời sống của
người dân phát triển thì nhu cầu thịt, trứng, sữa và các sản phẩm chăn ni
khác ngày tăng do đó địi hỏi sản lượng ngơ để cung cấp làm thức ăn cho chăn
ni ngày càng tăng. Hiện nay ở Việt Nam hơn 70% Sản lượng ngơ được
dung cho mục đích chăn ni.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


Ngô làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh:
Những năm gần đây, ngơ cịn được dùng như một cây thực phẩm,
người ta dung bắp ngô bao tử như một loại rau cao cấp. Sở dĩ ngơ rau
được ưa dung vì có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và có thể coi như một
loại rau sạch.
Ngồi ra các loại ngơ nếp, ngơ ñường ñược dung làm thức ăn tươi hoạc
ñóng hộp làm thực phảm xuất khẩu.
Theo ðông y, các bộ phận cây ngơ đều được dung làm thuốc với cơng
dụng chính là lợi thủy, tiêu thũng, trừ thấp, góp phần trừ một số bệnh như:
Bướu cổ, sốt rét. Theo Tây y, ngô chứa nhiều kali, có tác dụng tăng bài tiết
,mật, giảm Bililubin trong máu. Nhiều tài liệu cho thấy ngơ có lợi cho hệ tiêu
hóa, tim mạch, tiết niệu, sinh dục, chống oxy hóa, lão hóa, ung thư[41].

Cây ngơ khơng chỉ biết ñến bởi giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao
mà còn là một cây trồng quan trọng, có khả năng khai thác tốt trên các loại đất
khó khăn, trên các vùng đồi núi, vùng khơ hạn, cho nên giai đoạn 2000 - 2002
diện tích trồng ngơ trên thế giới đạt 138,4 triệu ha; với năng suất bình quân
ñạt 4,93 tấn/ha; sản lượng ñạt 614,95 triệu tấn [60]. Nhu cầu của loài người
càng tăng lên, việc tăng năng suất và sản lượng ngô là việc làm vô cùng quan
trọng và hết sức cần thiết. Muốn vậy trong sản xuất ngơ phải có sự đầu tư
vốn, có sự tập trung nghiên cứu chọn tạo những giống ngô mới cho năng suất
cao, thích nghi với từng điều kiện sinh thái và chịu ñược trong ñiều kiện thâm
canh cao. Một lĩnh vực khơng thể thiếu đó là phải tiếp thu, áp dụng nhanh
chóng những tiến bộ khoa học tiên tiến, trong đó tiến bộ về phân bón cũng
như tìm hiểu những giống mới đạt năng suất cao thích ứng rộng đang là vấn
đề cần được quan tâm hàng đầu.
2.2. Tình hình sản xuất, sử dụng ngô trên thế giới và ở Việt Nam
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


2.1.1. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới
Trên thế giới cây ngơ là cây lương thực quan trọng có ưu thế về năng
suất và sản lượng so với các loại cây làm lương thực khác, có diện tích lớn
đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nước,( (FAOSTAT, 2004) [57].
Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới tăng liên tục từ ñầu thế kỷ 20 ñến
nay (bảng 2.1). Năm 2000 năng suất ngơ trung bình của thế giới đạt 4,3
tấn/ha, năm 2005 ñạt 4,8 tấn/ha và ñến năm 2009 đạt 5,2 tấn/ha, diện tích
trồng ngơ trên thế giới đạt 156,04 triệu ha và sản lượng ñạt kỷ lục với 808,8
triệu tấn (USDA,2010)[76]
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ, lúa mì, lúa nước trên thế
giới 2000 – 2009

ðơn vị: Diện tích( triệu ha); Năng suất(tấn/ha); Sản lượng(triệu tấn)
Năm

Ngơ

Lúa mì

Lúa nước

Diện

Năng

Sản

Diện

Năng

Sản

Diện

Năng

Sản

tích

suất


lượng

tích

suất

lượng

tích

suất

lượng

2000

137,2

4,3

591,5

218,0

2,7

583,1

151,9


3,9

399,4

2004

145,0

4,9

714,8

217,2

2,9

625,1

150,6

4,0

595,8

2005

145,6

4,8


696,3

218,5

2,8

621,5

152,6

4,1

622,1

2006

148,6

4,7

704,2

212,3

2,8

593,2

153,0


4,1

622,2

2007

157,0

4,9

766,2

217,2

2,8

603,6

153,7

4,1

626,7

2008

158,2

5,0


798,0

225,6

3,0

683,2

157,8

4,25

447,9

2009

156,0

5,2

808,8

225,6

3,0

680,0

155,1


4,25

440,6

Nguồn: USDA (2010)
Trước đây gần 1/3 dân số trên thế giới đã được ni sống bởi sản phẩm
ngơ. Tính chung trong giai ñoạn 1995 - 1997 con người ñã sử dụng lượng ngô
chiếm khoảng 17 % (CIMMYT, 2001)[49].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA,2010) [76] tổng diện tích
ngơ trên tồn thế giới năm 2009 là 156,0 triệu ha, năng suất bình qn đạt 5,2
tấn/ha và cho tổng sản lượng 808,8 triệu tấn. Những thành tựu mà ngành ngơ
thế giới đạt được trong những năm gần đây có thể nói là đã vượt ngồi mọi
dự đốn lạc quan nhất. Năm 2000 do điều kiện khí hậu khó khăn sản lượng
ngơ thế giới đạt 591,5 triệu tấn, vậy mà vào năm 2007 ñã ñạt tới 766,2 triệu
tấn. Tức là chỉ sau có 12 năm, sản lượng ngơ thế giới ñã tăng thêm hơn
50%. Riêng 7 năm gần ñây ñã tăng thêm gần 300 triệu tấn và giá ngơ thế giới
vẫn ở mức cao. Trong khi đó, vào năm 2003, Viện Nghiên cứu Chương trình
lương thực thế giới (IFPRI) dự báo nhu cầu ngô trên thế giới vào năm 2020
chỉ lên ñến 852 triệu tấn [39].
Như vậy, từ năm 2000 đến năm 2009 nhìn chung diện tích trồng ngơ thế
giới ln thấp hơn so với diện tích trồng lúa mì và lúa nước, tuy nhiên năm
2001 sản lượng ngơ thế giới đã vượt qua sản lượng lúa mì và lúa nước vươn
lên dẫn ñầu và tiếp tục giữ vị trí ổn định trong các năm tiếp theo.
Kết quả trên có được, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế

lai trong chọn tạo giống, ñồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ
thuật canh tác. ðặc biệt từ hơn 10 năm trở lại ñây, cùng với những thành tựu
mới trong chọn tạo giống lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống với công
nghệ sinh học thì việc ứng dụng cơng nghệ cao trong kỹ thuật canh tác, phân
bón cho cây ngơ đã góp phần ñưa sản lượng ngô trên thế giới vượt lên trên lúa
mì và lúa nước [13].
So với năm 2000 thì tỷ lệ tăng trưởng diện tích qua mỗi năm là 1,17%,
tăng trưởng năng suất/năm ñạt 2,06% và tăng trưởng sản lượng/năm là 3,67%.
Trong đó, Mỹ là nước có diện tích ngơ lớn nhất thế giới (32,2 triệu ha), chiếm
20,7 % diện tích ngơ thế giới và cho sản lượng là 333 triệu tấn (chiếm 41,2 %
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


sản lượng ngơ thế giới), đặc biệt có năng suất cao nhất thế giới 10,34 tấn/ha
(cao gấp 1,99 lần so với năng suất ngô thế giới). Tiếp theo Mỹ là Trung Quốc
với 30,4 triệu ha, năng suất ñạt 5,1 tấn/ha và sản lượng ñạt 155 triệu tấn,
Brazil là nước ñứng thứ 3 về diện tích ngơ trên thế giới với 13 triệu ha, cho
năng suất bình qn đạt 4,08 tấn/ha và cho sản lượng ñạt 53 triệu tấn.
Bảng 2.2 Sản xuất ngơ trên thế giới và một số nước chính
giai ñoạn 2000-2009
Chỉ tiêu
Diện tích(triệu ha)

Năng suất(tấn/ha)
Sản

lượng(triệu


tấn)

Năm

Thế giới

Mỹ

Trung Quốc

Brazil

2000

137,2

29,3

23,1

13,0

2009

156,0

32,2

30,4


13,0

2000

4,3

8,6

4,6

3,2

2009

5,20

10,3

5,1

4,1

2000

591,5

251,9

106,0


41,5

2009

808,8

333,0

155,0

53,0

2009/2000

1,17

0,99

3,19

0,02

2009/2000

2,06

2,04

1,09


2,75

2009/2000

3,67

3,22

4,62

2,76

Tăng trưởng diện
tích/năm (%)
Tăng trưởng năng
suất/năm (%)
Tăng trưởng sản
lượng/năm(%)

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (2010)
Theo Bộ Nơng nghiệp Mỹ (2010) trong năm 2009 ngồi các nước Mỹ,
Trung Quốc và Brazil là những nước sản xuất ngơ lớn trên thế giới, cịn có
một số nước sản xuất ngô lớn là Mêxicô với 6,23 triệu ha, năng suất 3,42
tấn/ha, sản lượng 21,3 triệu tấn; Ấn ðộ với 8 triệu ha, năng suất 2,16 tấn/ha,
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


sản lượng 17,3 triệu tấn. Những nước có diện tích trồng ngô lai cao là: Mỹ

32,2 triệu ha, Trung Quốc 30,4 triệu ha, Braxin 13,00 triệu ha, Mêxicô 6,23
triệu ha, Ấn ðộ 6,55 triệu ha, Achentina 3,13 triệu ha, Thái Lan 1,15 triệu ha
[76]. Một số nước giai ñoạn 2000 – 2003 có năng suất ngơ cao là: Áo 9,7
tấn/ha, Italy 9,6 tấn/ha, Tây Ban Nha 9,3 tấn/ha, Hy Lạp 9,1 tấn/ha, Mỹ 8,3
tấn/ha [38].
Các nước ðơng Nam Á có diện tích ngơ là 8,64 triệu ha, năng suất bình
qn ñạt 3,12 tấn/ha và cho sản lượng ñạt 26,977 triệu tấn. Trong đó nước
Inđơnêxia có 3,13 triệu ha, năng suất ñạt 2,65 tấn/ha và sản lượng ñạt 8,3 triệu
tấn; Philippin có diện tích 2,5 triệu ha, năng suất đạt 2,48 tấn/ha, cho sản
lượng 6,2 triệu tấn; Thái Lan có diện tích trồng ngơ đạt 1 triệu ha, năng suất
4,1 tấn/ha, cho sản lượng 4,1 triệu tấn.
Hiện nay sản lượng ngô sản xuất ra ngày càng tăng và châu Á chiếm
sản lượng ngô sản xuất ra lớn nhất thế giới. ði ñầu là Trung Quốc với diện
tích ñứng thứ hai trên thế giới chiếm 20% tổng sản lượng ngô trên thế giới và
ðơng Nam Á đạt 27 triệu tấn. Năm 2000 Trung Quốc đạt diện tích trồng ngơ
là 23,1 triệu ha. Năng suất 4,6 tấn/ha và sản lượng ñạt 106,0 triệu tấn (Corn
production in Asian. December 2001). ðến năm 2009, diện tích đã lên tới
30,4 triệu ha, trong đó hơn 90% diện tích trồng ngơ là ngơ lai và năng suất
bình quân ñạt 5,1 tấn/ha.
Theo dự báo ñầu tiên của Bộ nông nghiệp Mỹ, tổng sản lượng ngô thế
giới năm 2010 sẽ đạt 853,03 triệu tấn, tổng diện tích ngơ đạt 159,32 triệu ha,
với năng suất bình qn dự báo đạt 5,24 tấn/ha.
Bảng 2.3: Dự báo tình hình sản xuất ngơ trên thế giới của một số nước
năm 2010
Nước

Diện tích

Năng suất


Sản lượng

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


(Triệu ha)

(Tấn/ha)

(Triệu tấn)

Mỹ

33,09

10,26

339,6

Trung Quốc

30,8

5,39

166,0

Braxin


12,00

4,58

51,0

Mehico

6,97

4,02

24,5

Argentina

3,00

8,33

21,0

Canada

8,86

3,18

10,5


Thế giới

159,32

5,24

853,03

(Nguốn: USDA. 2010)
Sản lượng ngô năm 2010 của các nước dự báo ñạt: Achentina 21,0 triệu
tấn; Braxin 51,0 triệu tấn; Canaña 10,5 triệu tấn; Trung Quốc 166,0 triệu tấn;
Ai Cập 7,00 triệu tấn; EU-27 57,0 triệu tấn; Ấn ðộ 20,0 triệu tấn; Inđơnêxia
8,4 triệu tấn; Mêhicơ 24,5 triệu tấn; Nigêria 8,7 riệu tấn; Philippin 6,8 triệu tấn;
Nga 5,5 triệu tấn; Xécbi 6,5 triệu tấn; Nam Phi 12,5 triệu tấn; Ukraina 11,5
triệu tấn; Mỹ 339,6 triệu tấn và các nước khác 78,49 triệu tấn. Tổng nhập khẩu
ngô trên thế giới trong năm 2010 dự báo ñạt 89,25 triệu tấn, tăng so với 84,61
triệu tấn của năm 2009. Xuất khẩu ngô của các nước trong năm 2010 dự báo
ñạt (ñơn vị: triệu tấn) Achentina 13,0; Braxin 7,5; Myanmar 0,4; EU-27 1,2 Ấn
ðộ 2,0; Paragoay 1,0; Xécbi 2,0; Nam Phi 2,5; Thái Lan 0,7; Ukraina 5,0; Mỹ
51,0 và các nước khác 2,95. Tổng mức tiêu dùng ngô trên thế giới năm 2010 dự
báo ñạt 853,03 triệu tấn, tăng so với 808,8 triệu tấn của năm 2009. Tổng dự trữ
ngô trên thế giới cuối niên vụ 2010 dự báo ñạt 154,21 triệu tấn, tăng so với
147,04 triệu tấn của cuối niên vụ 2009 [10].
Khó khăn lớn nhất hiện nay là nhu cầu sử dụng ngô làm lương thực,
thực phẩm cũng như làm nguyên liệu cho các nghành công nghiệp chế biến
ngày càng tăng, trong khi đó diện tích trồng ngơ ngày càng giảm. Do vậy ñể
ñáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dung thì một trong những vấn ñề cấp
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


11


thiết ñược ñưa ra là cần nâng cao năng suất để tăng sản lượng ngơ.
Diện tích trồng ngơ có xu hướng giảm từ năm 2008 tới nay, ñể tăng sản
lượng ngô cần tăng năng suất ngô. Muốn năng suất ngô tăng như mong muốn
và ñúng với hiệu suất quang hợp mà cây ngơ có thể đạt được thì chúng ta cần
rất nhiều những nghiên cứu phục vụ cho sản xuất giống ngơ. Trong các yếu
tố tác động bên cạnh các biện pháp canh tác thì yếu tố giống đóng vai trị then
chốt để tạo ra năng suất cao. Các nhà khoa học trên thế giới luôn luôn nghiên
cứu, lai tạo ra các giống ngơ vừa có tiềm năng năng suất cao vừa có khả năng
chống chịu tốt. Do vậy đề xuất các biện pháp kỹ thuật song song thúc ñẩy yếu
tố giống phát triển là nguồn gốc giúp cho năng suất ngơ trên thế giới tăng lên.
2.2.2. Tình hình sử dụng ngơ trên thế giới
Tồn thế giới những năm 2007 – 2009 sử dụng khoảng 20% sản lượng
ngô làm lương thực, trong đó các nước đang phát triển là 30%, các nước phát
triển là 4% còn các nước Trung Mỹ, Nam Á, châu Phi sử dụng ngơ làm lương
thực chính.
Theo dự báo của Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới
(IFPRI, 2003) [56], nhu cầu ngô trên thế giới vào năm 2020 lên tới 852 triệu
tấn (sản lượng năm 2005 chỉ mới ñạt 705,3 triệu tấn), tăng 45% so với năm
1997, chủ yếu ở các nước ñang phát triển (72%), riêng ðông Nam Á tăng 70%
so với năm 1997. Xét về nhu cầu địa lý thì nhu cầu tăng trưởng nhanh nhất ở
Châu Á, chủ yếu là Trung Quốc, sau đó đến Châu Mỹ La Tinh (Chiến lược
quốc gia sau thu hoạch lúa, ngơ, đậu tương và lạc đến 2020, 2010) [8].
Nhu cầu ngô tăng do dân số phát triển nhanh, thu nhập bình qn đầu
người được cải thiện nên việc tiêu thụ thịt, cá, trứng, sữa tăng mạnh, dẫn đến
lượng ngơ dùng cho chăn ni tăng. Thách thức ñặt ra là 80% nhu cầu ngô trên
thế giới tăng (266 triệu tấn) lại tập trung ở các nước ñang phát triển, trong khi
đó chỉ khoảng 10% sản lượng ngơ từ các nước cơng nghiệp có thể xuất sang

các nước này. Vì vậy, các nước đang phát triển phải tự ñáp ứng nhu cầu của
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
12


mình trên diện tích ngơ hầu như khơng tăng (IFPRI, 2003) [56].
Bảng 2.4. Dự báo nhu cầu ngô thế giới ñến năm 2020
Vùng

1997 (Triệu
tấn)

2020 (Triệu
tấn)

% thay ñổi

Thế giới

586

852

45

Các nước ñang phát triển

295

508


72

ðông Á

136

252

85

Mỹ Latinh

75

118

57

Cận Saha – Châu Phi

29

52

79

Tây và Bắc Phi

18


28

56

Nam Á

14

19

36

Nguồn : (IFPRI, 2003)[56].
Như vậy, nhu cầu về ngô trên thế giới ngày càng tăng từ năm 1997 ñến
2020 nhu cầu cần tăng thêm 45%, trong đó số lượng tăng nhiều ở các nước
ñang phát triển (năm 1997 nhu cầu 295 triệu tấn lên 508 triệu tấn vào năm
2020), sự thay đổi lớn nhất thuộc về các nước ðơng Á với sự tăng thêm 85%
vào năm 2020.
Ngô là cây dung làm thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay. Theo
số liệu thống kê của CIMMYT năm 2008, thế giới dung ngô làm thức ăn chăn
nuôi khoảng 72% chiếm khoảng 600 triệu tấn/năm [50].
Từ ñầu thế kỷ 20 trở lại đây, bắp ngơ bao tử cịn được sử dụng làm một
loại rau cao cấp. Với ñầy ñủ giá trị dinh dưỡng thiết yếu của một loại rau
thong thường thì ngơ bao tử cịn là một loại thức ăn có khẩu vị khá là hấp dẫn
như bất kỳ loại thực phẩm giàu ñạm nào. Ở một số nước Mỹ Latinh, châu Phi
và Trung Quốc ngơ đường cịn được sử dụng dưới dạng huyền phù của bột
ngô làm thức uống hàng ngày. Bên cạnh đó, ngơ khơng chỉ là ngun liệu
chính cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi gia súc tổng hợp mà còn là nguyên
liệu cho các nhà máy sản xuất bánh kẹo, cồn tinh bột dầu…Người ta ñã sản

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
13


xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau của các nghành công nghiệp lương
thực thực phẩm và công nghiệp nhẹ[38].
Trong những năm gần đây nghành cơng nghiệp chế biến nhiên liệu
ethanol đang phát triển mạnh và ngơ hạt được coi là nguồn nguyên liệu quan
trọng ñể sản xuất ethanol. Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp Mỹ, nhu cầu
sử dụng ngô cho công nghiệp chế biến ethanol năm 2005 – 2006 là 40,6 triệu
tấn, năm 2008 – 2009 là 50,5 triệu tấn, dự kiến ñến năm 2010 – 2011 là gần
100 triệu tấn và dự báo dến năm 2012 là khoảng 190,3 triệu tấn cho công
nghiệp chế biến ethanol (USDA, 2010)[76]
2.2.3. Tình hình sản xuất và sử dụng Ngơ tại Việt Nam
Ở Việt Nam, cây ngô là cây lương thực ñứng thứ 2 sau lúa nước. Ngô
ñược ñưa vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm[39]. Do có vai trị quan
trọng ñối với kinh tế xã hội cộng với ñiều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nên
ngơ đã nhanh chóng được mở rộng, trồng khắp các vùng miền cả nước.
Năm 1975 đất nước mới được giải phóng những khó khăn chồng chất lên
nhau nên cây ngơ chưa được chú trọng phát triển, diện tích trồng ngơ chỉ đạt 267
nghìn ha, năng suất 1,05 tấn/ ha, với tổng sản lượng 280,6 nghìn tấn. Bên cạnh
đó, chúng ta gặp khơng ít khó khăn về vật liệu khởi đầu, cùng với việc cơ sở vật
chất chưa ñáp ứng tốt trong các khâu sản xuất ngô. Ở Việt Nam, ngô tuy chỉ
chiếm 12,9% diện tích cây trồng có hạt, nhưng có ý nghĩa quan trọng thứ hai sau
cây lúa. Gần 30 năm qua, nhất là từ những năm 1990 trở lại ñây, sản xuất ngơ
nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Năm 2008 là năm đạt diện
tích (1.125,9 nghìn ha), năng suất (4,02 tấn/ha) và sản lượng (4,5 triệu tấn) cao
nhất từ trước ñến nay. So với năm 1990, diện tích và năng suất tăng 2,6 lần, cịn
sản lượng tăng 7 lần ( Tổng cục Trồng trọt, 2009) [10]. Cho đến năm 1990 diện
tích trồng ngơ tăng lên 432 nghìn ha, tổng sản lượng đạt 671 nghìn tấn tăng gấp

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


3 lần so với năm 1975. ðến năm 2004 diện tích trồng ngơ của Việt Nam là 990,4
nghìn ha, năng suất 3,49 tấn/ha và sản lượng đạt 3453,6 nghìn tấn (Tổng cục
thống kê, 2004)[9]. Năm 2006 diện tích trồng ngơ của Việt Nam là 1033,1 nghìn
ha, năng suất 3,7 tấn/ha và sản lượng đạt 3,9 triệu tấn. Trong q trình phát triển
cây ngơ lai ở giai đoạn này phải kể ñến hai sự kiện tạo sự chuyển biến quan
trọng, ñó là: “Cây Ngơ ðơng trên đất hai lúa ở ðồng bằng Bắc Bộ” và “Sự
bùng nổ ngô lai ở các vùng trồng ngô trong cả nước” [38].
Cùng với sự phát triển ngô trên thế giới và các nước trong khu vực, ngơ
lai ở Việt Nam trong những năm gần đây đã khơng ngừng phát triển. Giai
đọan 1990 diện tích ban đầu 5 ha ngơ lai, sau đó diện tích đã mở rộng nhanh
chóng. Năm 1991 diện tích đạt 500 ha, đến năm 1996 diện tích ngơ lai là 230
nghìn ha, chiếm 40% diện tích và 74% sản lượng [1] . ðến năm 2000 diện
tích ngơ lai đạt 500 nghìn ha, chiếm 65% diện tích trồng ngơ cả nước. Năm
2006 diện tích ngơ lai đạt 1033 nghìn ha, chiếm 83%.
Tốc độ phát triển của cây ngơ lai ở nước ta được đánh giá là khá nhanh và
có tính chất bền vững rất cao. Năm 2000 cả nước trồng khoảng 730,2 nghìn ha,
năm 2005 đạt 1052 nghìn ha và năm 2009 đạt 1200 nghìn ha. (Bảng 2.5)
Tuy sản lượng ngơ hàng năm của nước ta tăng nhưng vẫn khơng đáp ứng
đủ ngun liệu phục vụ cho nghành chăn ni đang phát triển mạnh mẽ. Do
đó 9 tháng đầu năm 2009 Việt Nam ñã nhập hơn 0,8 triệu tấn ngô (Cục trồng
trọt, 2009)[10]
Theo dự báo của Viện khoa học Nông Nghiệp Việt Nam, diện tích ngơ
của cả nước phấn đấu đạt 1300 nghìn ha vào năm 2015 (với năng suất bình
quân 5,5 tấn/ha, tổng sản lượng là 7150 nghìn tấn), nhằm đảm bảo cung cấp
ñủ nguyên liệu cho chế biến thức ăn cho chăn ni và đẩy mạnh các ngành

khác phát triển như công nghiệp chế biến, sản suất rượu cho công
nghiệp…Quan trọng hơn nữa là Việt Nam phải ñẩy mạnh sản xuất ñể từng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


×