Tải bản đầy đủ (.docx) (194 trang)

Luận văn bảo đảm quyền biểu tình của công dân ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.58 KB, 194 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THANH NGA

BÁO §ÁM QUN BIỂU TÌNH
CỦA CƠNG DÂN ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
•••

HÀ NỘI - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THANH NGA

BÁO §ÁM QUN BIỂU TÌNH
CUA CƠNG DÂN ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 9380101.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
•••

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐẶNG MINH TUẤN
PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN


HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
nghiên cứu sinh, được thực hiện dưới sự giúp đỡ của các thầy
giáo hướng dẫn. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận án
là trung thực và theo quy định. Kết quả nghiên cứu của tác giả
chưa được công bố ở một tài liệu nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Nga


LỜI CẢM ƠN
Luận án “Bảo đảm quyền biểu tình của công dân ở Việt Nam hiện nay” sau
một thời gian nghiên cứu đã hoàn thành với sự nỗ lực, cố gắng của nghiên cứu sinh.
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội; lãnh đạo Bộ môn Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; lãnh
đạo Bộ môn Luật Hiến pháp và Luật Hành chính; lãnh đạo và chuyên viên Phịng
Đào tạo và cơng tác học sinh, sinh viên của Khoa Luật; lãnh đạo Khoa Luật, Học
viện Chính trị Công an nhân dân; lãnh đạo Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư
pháp, Bộ Cơng an đã tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện
Luận án.
Xin chân thành cảm ơn Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Học
viện Khoa học xã hội, Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thư viện
Học viện Chính trị Cơng an nhân dân, Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp,
Bộ Công an đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu liên quan đến đề tài của luận án.
Nghiên cứu sinh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các nhà khoa học của Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Chính trị Cơng an nhân dân và đặc biệt

đến PGS.TS. Đặng Minh Tuấn và PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện Luận án.
Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời tri ân đến gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ, đồng hành cùng nghiên cứu sinh./.


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

0
1
2
3
4

1

ANND

An ninh nhân dân

2


ANQG

An ninh quốc gia

3

ANTT

An ninh trật tự

4

BLHS

Bộ luật Hình sự

5

BVTQ

Bảo vệ Tổ quốc

6

CAND

Cơng an nhân dân

7


LLAN

Lực lượng An ninh

8

TAHPLB

Tịa án Hiến pháp liên bang

9

TNHS

Trách nhiệm hình sự

1

TTATXH

Trật tự an tồn xã hội

1

UBND

Ủy ban nhân dân

1


VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

1

VPPL

Vi phạm pháp luật

1

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Một trong những yếu tố khơng thể thiếu để
có một nhà nước thực sự là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là
phát huy tối đa dân chủ, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Biểu
tình có vai trị quan trọng trong xã hội văn minh, cần thiết và phù hợp trong nhà nước
pháp quyền XHCN. Bởi lẽ, biểu tình là một trong những hình thức để người dân tự
nguyện thể hiện ý chí, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình và công khai gửi đến
nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân. Với tác dụng phản biện xã hội mạnh mẽ, chủ động,
biểu tình giúp Nhân dân giám sát quyền lực hiệu quả, hạn chế sự tha hóa quyền lực,
tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác, góp phần thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã
hội, làm tiền đề để thực thi nhiều quyền con người khác như: Quyền tự do biểu đạt,

quyền tự do tôn giáo, quyền tự do hội họp...
Trong lịch sử ở nước ta đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình của Nhân dân phản đối
sự áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến, thực dân, đế quốc, điển hình như: Các cuộc
biểu tình địi chính quyền thực dân Pháp giảm sưu, thuế ở Trung Kỳ vào đầu thế kỷ
XX; cuộc biểu tình với sự tham gia của hơn 6 vạn người dưới hình thức đưa tang cụ
Phan Châu Trinh vào năm 1926; cuộc biểu tình địi tự do tơn giáo của các tăng ni ở
miền Nam chống chế độ Ngơ Đình Diệm và hàng trăm cuộc biểu tình khác của Nhân
dân phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam.
Sau khi đất nước độc lập, bước vào công cuộc đổi mới, xây dựng nước nhà,
do tác động của mặt trái cơ chế thị trường và mặt trái quá trình hội nhập quốc tế đã
làm nảy sinh các vấn đề phức tạp liên quan đến quyền, lợi ích của Nhân dân dẫn đến
ở một số địa phương đã diễn ra các cuộc biểu tình, khiếu kiện đơng người như: Thái
Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội ... Thời gian gần đây xuất hiện các cuộc biểu
tình thể hiện lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải
Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và bày tỏ quan điểm chưa
đồng thuận với Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân
7


Phong, Phú Quốc. Tình trạng người dân từ các địa phương lên các cơ quan Trung
ương tụ tập đông người, khiếu kiện dài ngày vẫn xảy ra và diễn biến phức tạp. Theo
thống kê của các cơ quan chức năng, năm 2018, các cơ quan hành chính nhà nước ở
các cấp đã tiếp trên 411.900 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
(tăng 12% so với năm 2017), với trên 278.700 vụ việc, có gần 4.640 lượt đồn đơng
người [144]. Năm 2019, số đồn đơng người giảm 0,6% nhưng số lượt công dân đến
các cơ quan nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh tăng 4,3%, chủ yếu liên
quan đến lĩnh vực đất đai [151]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ việc trên là do
người dân khơng đồng tình với cách giải quyết của chính quyền địa phương về việc
thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng. Cùng với đó, do hệ thống pháp luật về
ANTT của nước ta chưa thống nhất, đồng bộ; hiệu lực, hiệu quả chưa đáp ứng được

yêu cầu thực tiễn [11, tr. 1]. Công tác thi hành pháp luật còn hạn chế, để xảy ra sai
phạm; công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước tại một số địa phương còn
bộc lộ yếu kém, nhiều nơi chưa làm tốt việc đối thoại với Nhân dân khi xảy ra bức
xúc. Đáng chú ý, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng một số người dân chưa có
đầy đủ thơng tin để xun tạc, lơi kéo, kích động đi biểu tình, có hành động q
khích VPPL, gây mất trật tự cơng cộng, điển hình là các vụ việc xảy ra ở Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Thuận ... Trước thực trạng đó, việc giải
quyết của các cơ quan chức năng đối với các cuộc biểu tình đơi khi cịn bị động, lúng
túng, chưa kịp thời và hiệu quả, dẫn đến gia tăng căng thẳng, phức tạp, làm ảnh
hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, có nguy cơ cao bị các phần tử xấu lợi dụng
nhằm mục đích chống phá.
Cũng giống nhiều quốc gia khác trên thế giới, tại Việt Nam, quyền biểu tình là
quyền hiến định. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên đến nay dự án Luật Biểu tình
vẫn chưa được Quốc hội thơng qua. Trong khi, q trình thực hiện Nghị định số
38/2005/NĐ-CP, ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định về một số biện pháp bảo
đảm trật tự công cộng và Thông tư số 09/2005/TT-BCA, ngày 05/09/2005 của Bộ
Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP để điều
chỉnh, quản lý mỗi khi có tụ tập đơng người đã bộc lộ những vướng mắc, bất bập
không chỉ với công dân khi tham gia biểu tình mà cịn với cả các cơ quan chức năng
8


làm nhiệm vụ bảo đảm ANTT. Như vậy, dù Hiến pháp có quy định về quyền biểu
tình và đó là quyền của công dân nhưng do thiếu cơ sở pháp lý và việc chưa có một
cơ chế bảo đảm quyền biểu tình hiệu quả nên trên thực tế cơng dân nước ta thực hiện
được quyền này vẫn cịn khó khăn. Điều đó địi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, học tập
kinh nghiệm nước ngoài và kinh nghiệm trong quá khứ để triển khai các điều kiện
cần thiết cho việc thực hiện quyền này được tốt hơn trong thời gian tới. Với những lý
do nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân
ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu là rất thiết thực, mang tính cấp thiết cả về mặt lý

luận và thực tiễn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các bảo đảm quyền biểu tình của
cơng dân, đặc biệt là bảo đảm pháp lý về quyền biểu tình của cơng dân ở Việt Nam
hiện nay. Ngồi ra, luận án nghiên cứu về biểu tình, quyền biểu tình làm cơ sở để làm
rõ vấn đề bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận về biểu tình, quyền
biểu tình, bảo đảm quyền biểu tình, thực trạng bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân
ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân ở nước ta
thời gian tới.
+ Về không gian: Luận án nghiên cứu trên phạm vi cả nước.
+ Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền biểu
tình của cơng dân từ năm 2005 đến nay. Để làm rõ thực trạng trên, luận án mở rộng
phân tích tình hình biểu tình từ trước Cách mạng tháng 8/1945 đến nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Luận án giải quyết tồn diện, sâu sắc và có hệ thống những vấn đề lý luận về
biểu tình, quyền biểu tình, bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân, đánh giá thực
trạng bảo đảm quyền biểu tình ở nước ta từ đó đề xuất các quan điểm, xây dựng
khung của Luật Biểu tình và đưa ra các giải pháp khác phù hợp với hoàn cảnh, điều
9


kiện thực tế của Việt Nam nhằm góp phần bảo đảm tốt hơn quyền biểu tình của cơng
dân trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
-


Nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước liên
quan đến đề tài luận án.

-

Phân tích, luận giải khái niệm, đặc điểm, tính chất, mục đích, phân loại biểu
tình; khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, giới hạn của quyền biểu tình; mối quan hệ
giữa quyền biểu tình và một số quyền khác của cơng dân ...

-

Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền biểu tình của
cơng dân như: Khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết, vai trị, nội dung, hình thức,
các biện pháp bảo đảm quyền biểu tình, các yếu tố, điều kiện tác động đến
việc bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân.

-

Đánh giá tình hình biểu tình và thực trạng bảo đảm quyền biểu tình của cơng
dân ở Việt Nam những năm qua; trên cơ sở đó đánh giá ưu điểm, hạn chế,
thiếu sót, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót.

-

Đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp góp phần bảo đảm quyền biểu tình
của cơng dân ở Việt Nam thời gian tới được tốt hơn.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
-


Phương pháp luận
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã vận dụng phương pháp

luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ
Chí Minh; quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; các cách tiếp cận mới về quyền con người như: Tôn trọng, bảo đảm, bảo
vệ và thực thi các quyền con người; nhà nước pháp quyền (quản lý, thực thi quyền
lực trong khuôn khổ pháp luật); nhà nước dân chủ (bảo đảm đầy đủ các lợi ích chính
đáng của người dân, nhà nước lắng nghe ý kiến người dân); giới hạn quyền con
người, quyền công dân ... làm cơ sở để phân tích luận án.
- Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được nghiên cứu sinh sử dụng trong luận án là
10


phương pháp tiếp cận liên ngành, đa ngành và các phương pháp nghiên cứu khoa học
cụ thể như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu điển hình, phương pháp nghiên cứu
lịch sử, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp nghiên cứu dự báo.
Việc triển khai áp dụng các phương pháp nghiên cứu đối với các nội dung của
luận án được mô tả chi tiết trong sơ đồ sau đây:

5. Những đóng góp mới của luận án
Là một cơng trình nghiên cứu có hệ thống, chun sâu và tương đối tồn diện
về bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân ở nước ta hiện nay, luận án có những đóng
góp mới cả về phương diện lý luận và thực tiễn, cụ thể:
- Luận án góp phần xây dựng cơ sở lý luận về biểu tình, quyền biểu tình, bảo
đảm quyền biểu tình của cơng dân, phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận như: Khái
niệm, đặc điểm, mục đích, tính chất, phân loại biểu tình, phân biệt biểu tình với tự do

ngơn luận, giữa biểu tình với hội họp, bạo loạn, đình cơng; khái niệm, đặc điểm, giới
hạn quyền biểu tình; khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết, nội dung, hình thức, biện
pháp bảo đảm quyền biểu tình, phân biệt bảo đảm với bảo vệ, bảo hộ; yếu tố, điều
kiện ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân; thực tiễn bảo đảm
quyền biểu tình của cơng dân tại một số quốc gia trên thế giới; quan điểm của Đảng
11


và Nhà nước về biểu tình, quyền biểu tình; quan điểm, nhận thức của các nhà nghiên
cứu, của cán bộ nhà nước và Nhân dân ta về biểu tình, quyền biểu tình.
-

Luận án đánh giá khách quan về tình hình biểu tình ở nước ta, chỉ ra những ưu
điểm, tồn tại và hạn chế, từ đó làm rõ các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong
việc bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân trên thực tế.

-

Luận án có giá trị thực tiễn lớn khi đưa ra các giải pháp góp phần tăng cường
bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân ở nước ta thời gian tới như: Nâng cao
nhận thức cho cán bộ, công chức, Nhân dân về biểu tình, quyền biểu tình, bảo
đảm quyền biểu tình; đề xuất xây dựng Luật Biểu tình ở Việt Nam; xây dựng
và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng; bảo đảm các điều
kiện về cơ sở vật chất phục vụ việc bảo đảm quyền biểu tình của công dân
được tốt hơn; kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi VPPL làm cản trở việc thực
hiện quyền này của công dân. Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho
hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật, viện
nghiên cứu lý luận chính trị, viện nghiên cứu quyền con người, cho các nhà
hoạch định chính sách về biểu tình như: Các cơ quan chun mơn của Quốc
hội, Chính phủ, Bộ Cơng an.


6. Kết cấu của Luận án
Ngồi phần lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận án được kết cấu làm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2. Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân
Chương 3. Tình hình biểu tình và thực trạng bảo đảm quyền biểu tình của
cơng dân ở Việt Nam
Chương 4. Quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân ở
Việt Nam hiện nay.

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.

Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam

12


1.1.1.

Nghiên cứu các vấn đề lý luận về biểu tình, quyền biểu tình, bảo đảm

quyền biểu tình của cơng dân
Những năm qua, ở Việt Nam chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu hệ thống,
toàn diện và đầy đủ về biểu tình, quyền biểu tình của cơng dân. Vấn đề này chủ yếu
được đề cập phân tích khái quát trong một số đề tài khoa học, sách chuyên khảo hoặc
bài viết đăng trên các tạp chí. Cụ thể:
+ Quan niệm về biểu tình, quyền biểu tình

Quan niệm về biểu tình, quyền biểu tình đã được nhiều tác giả, các nhà nghiên
cứu pháp luật nước ta đề cập đến trong các công trình nghiên cứu.
-

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể hóa quy
định của Hiến pháp về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được
thơng tin; quyền hội họp, lập hội, biểu tình của cơng dân” của GS.TS. Phan
Trung Lý, năm 2013, đã làm rõ những vấn đề lý luận về quyền tự do ngơn
luận, tự do báo chí, quyền được thông tin; quyền hội họp, lập hội, biểu tình,
quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, quyền được thơng tin. Trong đó, tác giả
đã đưa ra quan điểm về biểu tình như sau: “Biểu tình là tự nguyện tập hợp
nhiều người, hành động mang tính phi bạo lực, để bày tỏ thái độ phản đối hay
ủng hộ cơng khai về một vấn đề nào đó trước nhà nước nhằm làm cho những
chủ thể đó phải có những biện pháp thích hợp để đáp ứng lợi ích của mình,
của chủ thể khác hoặc của xã hội”.

-

Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây
dựng Luật Biểu tình ở Việt Nam”, do PGS.TS. Đặng Minh Tuấn chủ nhiệm,
năm 2017. Trong đề tài, tác giả cho rằng biểu tình là một khái niệm phức tạp
và có nhiều cách tiếp cận, quan niệm khác nhau. Dưới góc độ pháp lý, biểu
tình là hành vi của công chúng để bày tỏ nguyện vọng, nhưng phải trong
khuôn khổ pháp luật, để bảo đảm lợi ích cơng, quyền và lợi ích của các nhóm
cơng chúng khác. Sau khi đưa ra khái niệm biểu tình và quyền biểu tình, tác
giả cịn phân biệt quyền biểu tình với một số quyền con người khác. Có thể
thấy, việc làm rõ khái niệm, nội dung và các hình thức của biểu tình, quyền
biểu tình ... là những vấn đề quan trọng trước khi bàn đến vai trò của Luật
13



Biểu tình và đề xuất xây dựng luật này. Nội dung của đề tài liên quan đến luận
án nhưng ở phạm vi hẹp hơn. Vì vậy, đây là một trong những tài liệu tham
khảo quan trọng trong quá trình thực hiện luận án của nghiên cứu sinh.
-

Sự ra đời của Hiến pháp năm 2013 đã cho thấy quyết tâm rất lớn của Nhà
nước Việt Nam trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền
con người, quyền cơng dân, đặc biệt là các quyền dân sự, chính trị. Điều này
đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần nhanh chóng triển khai các hoạt động
lập pháp và thực tiễn để hiện thực hóa các quyền con người. Để đáp ứng sự
quan tâm của các tầng lớp nhân dân, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số
70/2014/QH13 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ
Quốc hội Khóa XIII và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 và
nhấn mạnh ưu tiên cụ thể hóa bằng luật một số quyền dân sự, chính trị trong
đó có quyền biểu tình. Trong bối cảnh đó, cuốn sách “ABC về các quyền dân
sự, chính trị cơ bản (75 câu hỏi - đáp về các quyền tự do biểu đạt, thơng tin,
hội họp, biểu tình, hiệp hội và quyền tham gia vào đời sống chính trị)”, do
PGS.TS. Vũ Cơng Giao và TS. Lã Khánh Tùng (biên soạn) đã được Nhà xuất
bản Hồng Đức xuất bản năm 2015. Cuốn sách giúp bạn đọc dễ tiếp cận những
thông tin cơ bản về các chuẩn mực quốc tế và pháp luật Việt Nam về các
quyền tự do biểu đạt, thông tin, hội họp, hiệp hội, biểu tình và dân chủ trực
tiếp. Tại câu số 40 của cuốn sách này các tác giả đã giúp bạn đọc phân biệt
biểu tình với các hình thức hội họp khác. Các tác giả đã đưa ra hàng loạt các
khái niệm như: Tuần hành, mít tinh, đình cơng, biểu tình. Theo đó, “biểu tình”
được giải thích là “tụ họp đơng đảo một cách có tổ chức để biểu dương lực
lượng hoặc để đấu tranh, bày tỏ ý chí, nguyện vọng”. Biểu tình cũng là một
hình thức hội họp. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng khái niệm trên chưa khái
qt hết tính chất, đặc điểm của biểu tình.


-

Sách chuyên khảo “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2013 và thành tựu lập pháp trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII” của
Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia sự thật, năm 2016. Trong cơng trình nghiên cứu này, các tác giả
14


cho rằng ở mọi quốc gia ln có quan điểm, thái độ khác nhau khi nhìn nhận
về biểu tình. Ở góc độ tích cực, biểu tình là sự tập hợp nhiều người để tiến
hành hoạt động biểu thị ý chí mang tính phi bạo lực, hịa bình nhằm làm cho
đối tượng nào đó (thường là chính quyền hoặc lực lượng xã hội nào đó) phải
có biện pháp thích hợp để đáp ứng lợi ích của người biểu tình, của các giới,
các tầng lớp trong xã hội. Ở góc độ tiêu cực, một số cuộc biểu tình là cơ hội
cho các nhóm, các giới trong xã hội lợi dụng nhằm biểu dương lực lượng,
khếch trương thanh thế hoặc châm ngòi cho những hành động chính trị cực
đoan, gây rối trật tự, thậm chí nếu mất kiểm sốt có thể tiến tới bạo loạn.
Quyền biểu tình của cơng dân theo Hiến pháp năm 2013 được hiểu là biểu
tình một cách hịa bình. Nội dung cuốn sách khơng phân tích chun sâu về
quyền biểu tình nên về mặt lý luận, quyền biểu tình với tư cách là một quyền
hiến định chỉ được đề cập mang tính giới thiệu về quan niệm và hình thức.
-

Để hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong việc hồn thiện khn khổ pháp luật
nhằm thực thi quyền tự do hội họp trong Hiến pháp năm 2013, cũng như để
đáp ứng các yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam và hội nhập quốc tế, Viện Chính sách cơng và pháp luật xuất bản cuốn
sách chuyên khảo “Tự do hội họp trong luật nhân quyền quốc tế (nội dung,
giới hạn và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan)”. Cuốn sách do GS.TSKH.

Đào Trí Úc, PGS.TS. Vũ Công Giao, ThS. Lê Thúy Hương (đồng chủ biên),
Nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2017. Theo các tác giả, trong các công ước
nhân quyền quốc tế không quy định một quyền biểu tình cụ thể, nhưng thừa
nhận quyền này là một quyền hàm chứa trong các quyền khác. Cụ thể, quyền
biểu tình có biểu hiện về mặt hình thức giống một số quyền là trung tâm của
một xã hội dân chủ như: Quyền tự do hội họp hòa bình, tự do ngơn luận, tự do
hiệp hội. Có thể thấy, đây là cuốn sách tập hợp các văn kiện quốc tế và khu
vực có liên quan trực tiếp đến quyền tự do hội họp nên quyền biểu tình chỉ
được đề cập và phân tích một cách khái lược.

-

Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở Việt Nam” của Đỗ
Ngọc Duy, tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015, đã phân tích,
15


làm rõ một số vấn đề lý luận về biểu tình, quyền biểu tình như: Khái niệm,
phân loại, vị trí và vai trị của biểu tình; khái niệm, phân loại, giới hạn quyền
biểu tình. Theo đó, biểu tình được hiểu là sự tập hợp của nhiều người để bày
tỏ thái độ phản đối hay ủng hộ công khai về một vấn đề nào đó trước nhà
nước, tổ chức hoặc cá nhân nhằm địi hỏi quyền lợi cho mình, cho chủ thể
khác hoặc cho xã hội. Biểu tình được phân loại dựa trên các căn cứ như: Hình
thức biểu tình, lĩnh vực biểu tình tác động đến, tính chất của cuộc biểu tình.
Tuy nhiên, trên thực tế cịn một số căn cứ khác để phân loại biểu tình mà luận
văn chưa đề cập đến như: Căn cứ vào tính hợp pháp, có thể phân loại biểu tình
thành biểu tình hợp pháp và biểu tình bất hợp pháp, hay trên cơ sở tình hình
biểu tình diễn ra trên thực tế, có thể phân loại thành biểu tình ủng hộ, biểu tình
tự phát, biểu tình do các thế lực phản động kích động.
-


Luận văn thạc sĩ “Quyền biểu tình của cơng dân theo Hiến pháp Việt Nam”
của Nguyễn Thị Thu Trang, bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội, năm 2017.
Trong luận văn, tác giả đã phân tích và làm rõ được một số vấn đề lý luận
như: Khái niệm, đặc điểm của biểu tình; khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, vai trị,
chủ thể, nội dung của quyền biểu tình; các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm
quyền biểu tình. Theo đó, biểu tình được hiểu là sự tập hợp đơng người, diễn
ra hịa bình ở các địa điểm cơng cộng để cơng khai bày tỏ ý chí, nguyện vọng
chung về một vấn đề nào đó. Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật
Việt Nam, quy định của pháp luật quốc tế và của một số quốc gia trên thế giới
về quyền biểu tình, từ đó, đưa ra một số giải pháp góp phần hồn thiện pháp
luật bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân ở nước ta. Tuy nhiên, tác giả luận
văn chưa làm rõ, luận bàn sâu sắc về cơ chế bảo đảm, các biện pháp bảo đảm
thực hiện quyền biểu tình, đặc biệt các giải pháp về cơng tác, tổ chức, trình tự,
thủ tục tiến hành biểu tình cịn rất chung chung, sơ sài.

-

Bài viết “Về khái niệm biểu tình” của ThS. Nguyễn Thanh Minh trên Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 20 (228), tháng 10/2012, trang 16 - 22, tác giả cho
rằng biểu tình là một vấn đề phức tạp, trên thế giới có nhiều quan điểm khác
nhau và hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất. Có ba yếu tố nhất thiết
16


biểu tình phải có, cụ thể: (1) Có nhiều người tham gia; (2) Thể hiện sự ủng hộ
hay phản đối cơng khai; (3) Mục đích nhằm địi hỏi quyền lợi cho mình, cho
các chủ thể khác hoặc cho xã hội. Sau cùng, tác giả kết luận biểu tình là sự tập
hợp của nhiều người để bày tỏ thái độ phản đối hay ủng hộ công khai về một
vấn đề nào đó trước nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân nhằm địi hỏi quyền lợi

cho mình, cho chủ thể khác hoặc cho xã hội. Chúng tôi cho rằng khái niệm
trên chưa phản ánh được hết tính chất và đặc điểm của biểu tình, dễ gây ra sự
nhầm lẫn với khái niệm tụ tập đông người, bạo động.
-

Bài viết “Nhu cầu luật hóa quyền biểu tình theo Hiến pháp năm 2013” của
ThS. Nguyễn Linh Giang trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11, năm 2015.
Đây là bài viết khá công phu, chất lượng. Tác giả đã phân tích, lập luận để đưa
ra các khái niệm như: Biểu tình, quyền biểu tình, ngồi ra cịn chỉ ra mục đích
và các hình thức của biểu tình. Tuy nhiên, theo chúng tơi nội hàm khái niệm
biểu tình đưa ra cịn chưa thực sự đầy đủ, bài viết sẽ hoàn thiện hơn nếu tác
giả bổ sung thêm mối quan hệ giữa quyền biểu tình với các quyền con người
khác như: Quyền tự do ngôn luận, Quyền tự do hội họp, đình cơng ...

-

Bài viết “Lí luận về biểu tình và quyền biểu tình” của TS. Đặng Minh Tuấn,
trên Tạp chí Luật học số 3/2016. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra khái
niệm biểu tình; phân biệt biểu tình với bạo loạn, lật đổ, đảo chính; chỉ ra các
thuộc tính của biểu tình như: Sự tập hợp đông người, biểu thị quan điểm một
cách công khai, diễn ra ở các địa điểm công cộng ... đồng thời, chỉ ra các
nguyên nhân dẫn đến biểu tình. Bên cạnh đó, tác giả cịn phân biệt quyền biểu
tình với một số quyền con người khác như: Quyền khiếu nại tố cáo, quyền hội
họp, quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, do dung lượng hạn chế của bài viết
đăng trên tạp chí nên tác giả chưa đề cập đến nội dung phân loại về biểu tình
và chưa phân biệt biểu tình với đình cơng, tập trung đơng người, hội họp, mít
tinh.
+ Mối quan hệ giữa quyền biểu tình với các quyền con người khác.
Giữa quyền biểu tình và các quyền khác ln có mối liên hệ mật thiết, thậm


chí phụ thuộc lẫn nhau. Việc bảo đảm quyền biểu tình tốt hay khơng tốt sẽ ảnh hưởng
17


tới các quyền con người khác. Liên quan đến nội dung này đã có một số bài viết luận
bàn, điển hình như: Bài viết “Quyền biểu tình của cơng dân và những vấn đề đặt ra
đối với công tác xây dựng Luật Biểu tình” của PGS,TS. Vũ Hồng Anh, đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp số 23 (303), kỳ 1 - tháng 12/2015, từ trang 45 - 50, đã phân
tích và làm rõ: (1) Quan niệm về biểu tình, quyền biểu tình; (2) Sự khác biệt giữa
biểu tình với “bạo động”, “bạo loạn; (3) Mối quan hệ giữa quyền biểu tình với quyền
tự do ngơn luận, quyền tự do hội họp, (4) Những quy định của pháp luật về quyền
biểu tình và những vấn đề cần đặt ra đối với cơng tác xây dựng Luật Biểu tình. Tuy
nhiên, nội dung về mối quan hệ giữa quyền biểu tình với các quyền con người khác
chưa được tác giả phân tích một cách thấu đáo, đầy đủ. Bài viết sẽ thành cơng hơn
khi phân tích thêm mối quan hệ giữa quyền biểu tình với quyền khiếu nại, tố cáo,
quyền đình cơng, quyền tự do đi lại. Tương tự bài viết “ Một số vấn đề lý luận về
biểu tình, quyền biểu tình tại Việt Nam” của ThS. Nguyễn Văn Phúc, năm 2019, tại
địa chỉ http:khoaluat.duytan.edu.vn. Bên cạnh việc phân tích khái niệm quyền biểu
tình, xu hướng phát triển biểu tình trên thế giới, tác giả đã luận giải và phân tích cụ
thể mối quan hệ giữa quyền biểu tình với các quyền con người khác như: quyền tự do
ngôn luận, quyền tự do hội họp, quyền tự do lập hội.
+ Vị trí, vai trị của biểu tình, quyền biểu tình
- Bài viết “Vị trí, vai trị của biểu tình, quyền biểu tình trong xã hội dân chủ,
pháp quyền” của PGS.TS. Đặng Minh Tuấn, trên Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc
gia Hà Nội: Luật học, tập 33, số 2, năm 2017. Trong bài viết này, tác giả cho rằng
biểu tình và quyền biểu tình có vị trí, vai trị quan trọng không thể thiếu trong đời
sống nhà nước và xã hội, cụ thể: (1) Biểu tình là kênh thơng tin tốt nhất để nhà nước
nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân, từ đó giúp nhà nước xử lý giải quyết các
vấn đề của nhà nước và của người dân; (2) Quyền biểu tình là cách thức để cơng dân
thể hiện và thực thi quyền lực của mình; (3) Biểu tình là cách thức để Nhân dân kiểm

sốt quyền lực nhà nước.
+ Phịng, chống lợi dụng quyền biểu tình chống Nhà nước Việt Nam
Những năm qua, ở Việt Nam đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình bị các thế lực thù
địch lợi dụng dẫn đến mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến ANQG. Trong khi cơ sở
18


pháp lý để tổ chức, phòng, chống lợi dụng quyền biểu tình của cơng dân chống nhà
nước cịn nhiều bất cập, vướng mắc và khó khăn. Điều này địi hỏi nhiều vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu, luận bàn một cách thấu đáo, toàn diện để làm rõ các vấn đề lý
luận và thực tiễn đang đặt ra. Trước yêu cầu cấp thiết trên, Hội đồng Lý luận Bộ
Công an đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Phịng, chống lợi dụng quyền
biểu tình gây mất ổn định chính trị - xã hội” tại Học viện An ninh nhân dân, ngày
22/11/2017. Tại Hội thảo, các đại biểu đã phân tích, làm rõ những nhận thức cơ bản
về quyền biểu tình, lợi dụng quyền biểu tình và phịng, chống lợi dụng quyền biểu
tình; quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền biểu tình và
phịng, chống lợi dụng quyền biểu tình; nhận diện thực trạng, đánh giá thực tiễn, từ
đó, đưa ra các giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật, phát hiện, ngăn chặn, xử lý
các đối tượng lợi dụng quyền biểu tình gây mất ổn định chính trị - xã hội nhằm đáp
ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Liên quan đến vấn đề này, trên các tạp chí,
báo điện tử đã có một số bài viết, điển hình như: Bài viết “Biểu tình ở Bình Thuận,
Thành phố Hồ Chí Minh: “Người dân đã bị kẻ xấu kích động”của Bảo Anh, ngày
13/6/2018, tại địa chỉ ; bài viết “Cảnh giác với âm mưu kích
động biểu tình dưới danh nghĩa u nước” của ThS. Nguyễn Đức Quỳnh, trên Báo
CAND điện tử, ngày 09/7/2018, tại địa chỉ ; bài viết “Nhận diện
hành vi gây rối, chống phá ở nước ta hiện nay và những giải pháp phịng, chống”
của TS. Đào Đình Thưởng, trên Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước, ngày 21/9/2018,
tại địa chỉ ; bài viết“Cảnh giác với chiêu trò lợi dụng quyền tự do hội
họp để chống phá Việt Nam” của Tân Long, trên Tạp chí điện tử Tuyên giáo, ngày
12/4/2019, tại địa chỉ . Các tác giả đều cho rằng Nhà nước Việt

Nam tôn trọng và bảo đảm quyền của mọi người dân được bày tỏ quan điểm, phản
biện xã hội một cách công khai và mạnh mẽ nhất đối với các chủ thể mà đặc biệt là
đối với nhà nước, tuy nhiên, những năm qua, quyền biểu tình, quyền tự do hội họp ở
nước ta đã bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị triệt để lợi dụng nhằm mục đích
gây mất ổn định an ninh chính trị, TTATXH, chống phá Đảng và Nhà nước. Trên cơ
sở phân tích một số vụ biểu tình bị lợi dụng tại một số tỉnh, thành phố như: Bình
Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Khánh Hịa ... các tác giả đã đưa ra
19


một số giải pháp phòng, chống âm mưu, hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền để
chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Nhìn chung, các nghiên cứu này đã tập trung phân tích, luận giải những vấn
đề lý luận về biểu tình, quyền biểu tình và phịng, chống lợi dụng quyền biểu tình của
cơng dân nhằm mục đích chống phá chính quyền; cơ sở chính trị (quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng), cơ sở pháp lý (chính sách, pháp luật của nhà nước) về
quyền biểu tình và phịng, chống lợi dụng quyền biểu tình; đã có những ví dụ điển
hình, đánh giá nguy cơ, phân tích các yếu tố tác động sát với thực tiễn, đồng thời đưa
ra các giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật, góp phần phát hiện, ngăn chặn, xử lý các
đối tượng xấu lợi dụng quyền biểu tình của cơng dân. Mặc dù vậy, các nghiên cứu
trên khi đưa ra các giải pháp thường nghiêng nhiều về góc độ giữ vững ANQG, bảo
đảm TTATXH tránh để kẻ xấu lợi dụng nên quyền biểu tình khi xem xét dưới góc độ
quyền con người đơi lúc có sự giảm nhẹ, hạn chế.
1.1.2.
-

Nghiên cứu về thực trạng bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân

Luận văn thạc sĩ “Quyền biểu tình trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam” của Nguyễn Xuân Nghĩa, bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội, Viện

Hàn lâm khoa học Việt Nam, năm 2016. Nội dung luận văn đã cơ bản làm rõ
cơ sở lý luận về quyền biểu tình, đồng thời phân tích trình tự, thủ tục tổ chức
biểu tình theo pháp luật quốc tế và pháp luật của Việt Nam; trách nhiệm bảo
đảm quyền biểu tình của nhà nước theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam. Trên cơ sở đánh giá những tồn tại, hạn chế trong cơ chế bảo đảm quyền
biểu tình của cơng dân ở Việt Nam, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp
góp phần bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân thời gian tới.

-

Bài viết “Vấn đề bảo đảm và phát huy quyền con người ở Việt Nam nhìn từ
góc độ pháp lý quốc tế” của TS. Chu Mạnh Hùng, trên Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, số chuyên đề Pháp luật quốc tế trong thời kỳ hội nhập, Nhà xuất
bản Tư pháp, năm 2014. Tác giả cho rằng, Quốc hội đã ban hành và sửa đổi
nhiều đạo luật quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc tôn trọng,
bảo đảm thực thi quyền con người, quan tâm đến quyền của người cao tuổi,
phụ nữ, người khuyết tật. Mặc dù vậy, việc bảo đảm quyền con người ở Việt
20


Nam cịn tồn tại hạn chế, trong đó một số quyền chưa được luật hóa như:
Quyền biểu tình, quyền lập hội. Tuy nhiên, đây là bài viết có phạm vi rộng
nên quyền biểu tình chỉ được đề cập lướt qua.
Có thể thấy rằng, ở nước ta hiện nay các công trình nghiên cứu về thực trạng
bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân cịn ít. Một số cơng trình nghiên cứu nhưng ở
phạm vi rộng hơn của luận án (về quyền con người nói chung). Một số cơng trình
khác mặc dù cũng đã tiếp cận, phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền biểu
tình của cơng dân nhưng chưa toàn diện, thấu đáo và sâu sắc, chủ yếu là các bài viết
trên các tạp chí hoặc một phần nhỏ trong một số luận văn. Tuy nhiên, việc tham khảo
kết quả của những nghiên cứu này giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn về thực trạng

bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân ở nước ta, từ đó làm tiền đề cho một số nội
dung trong luận án.
1.1.3.

Nghiên cứu về phương hướng, giải pháp bảo đảm quyền biểu tình

của cơng dân
Liên quan đến đề tài của luận án nhưng ở phạm vi rộng hơn, khi nghiên cứu
về giải pháp bảo đảm quyền con người có một số cơng trình nghiên cứu điển hình
như: Đề tài cấp Bộ “Bảo đảm quyền con người ở Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu
hóa và hội nhập quốc tế - vấn đề và giải pháp” do Đặng Dũng Chí chủ nhiệm, năm
2008; Cuốn sách “Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người” của GS.TS. Võ
Khánh Vinh (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, năm 2011; Luận án tiến sĩ triết học
“Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập
quốc tế hiện nay”của Trần Thị Hòe, bảo vệ năm 2015; bài viết “Bảo đảm quyền con
người trong văn kiện đại hội XII của Đảng” của Đào Thị Tùng, Tạp chí Quản lý nhà
nước, số 256 (5/2017), trang 16 - 20. Đây là những cơng trình nghiên cứu giúp
nghiên cứu sinh nâng cao nhận thức một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con
người, cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người của Liên hợp quốc, của các khu vực
trên thế giới và ở Việt Nam; làm rõ vai trị, vị trí, chức năng, tầm quan trọng của nhà
nước trong việc bảo đảm quyền con người; các yếu tố tác động đến cơ chế bảo vệ,
bảo đảm quyền con người, đề xuất các giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con
người, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền con
21


người.
Đi sâu nghiên cứu về phương hướng, giải pháp bảo đảm quyền biểu tình của
cơng dân ở nước ta hiện nay có một số cơng trình nghiên cứu. Cụ thể:
-


Hội thảo khoa học “Pháp luật về biểu tình của một số quốc gia và kinh
nghiệm cho Việt Nam” do Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội và Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 18/3/2016.
Nội dung các bài viết trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo trên đề cập, phân tích một
cách tồn diện và có hệ thống về Luật Biểu tình của nhiều nước trên thế giới
như: Nga, Thái Lan, Pháp, Trung Hoa, Đức ... từ đó đưa ra các kiến nghị, gợi
ý cho Việt Nam khi xây dựng Luật Biểu tình. Đa số các nhà nghiên cứu đều
thống nhất về sự cần thiết của việc xây dựng Luật Biểu tình ở Việt Nam. Bên
cạnh đó, cũng có một số quan điểm cho rằng nên xây dựng Luật Hội họp. Kỷ
yếu là tài liệu tham khảo quan trọng góp phần giúp nghiên cứu sinh khái quát,
phát triển sâu sắc hơn pháp luật về biểu tình của một số quốc gia cũng như
kinh nghiệm của các nước trong việc bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân
để từ đó có những kiến nghị phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.

-

Sách chuyên khảo “Pháp luật về quyền tự do lập hội, hội họp hòa bình trên
thế giới và của Việt Nam” PGS.TS. Nguyễn Hồng Anh (chủ biên), Nhà xuất
bản Hồng Đức, năm 2015. Theo tác giả cuốn sách, biểu tình là một hình thức
của hội họp, trong khi pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này còn rời rạc, thiếu hệ
thống và chậm cải cách ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tự nhiên của con
người. Xuất phát từ những nhận định trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị: (1)
Nhà nước cần sớm cải thiện khuôn khổ pháp lý nhằm hiện thực hóa quyền hội
họp, biểu tình của người dân, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tiếp thu pháp
luật tiến bộ của các quốc gia trên thế giới; (2) Nếu nhà nước ban hành đạo luật
riêng về biểu tình cần quan tâm: Về thủ tục; quy định về người tổ chức biểu
tình (nhưng khơng phải mọi trường hợp); quy định những loại vật dụng mà
người biểu tình khơng được mang theo (vũ khí, rượu); hạn chế việc các cơ
quan xác lập thời gian, khu vực cấm biểu tình; quy định nghĩa vụ của cơ quan

công an trong việc hỗ trợ duy trì trật tự khi cần thiết, bảo vệ người biểu tình
22


khỏi những kẻ phá rối, quấy phá; quy định quyền, thủ tục và cơ chế giải quyết
khiếu kiện khi quyền biểu tình khơng được tơn trọng, bảo vệ.
Có thể thấy, các kiến nghị hồn thiện Luật Biểu tình trong cuốn sách trên chưa
đề cập đến một số vấn đề như: Đối tượng áp dụng; giải thích các từ ngữ như: Biểu
tình, biểu tình trái pháp luật, quyền biểu tình, diễu hành, tuần hành, mít tinh, nơi
cơng cộng; các hành vi bị cấm, các biện pháp giải quyết khi biểu tình trái pháp luật;
làm rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý biểu tình; quy định
rõ quyền và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền biểu tình ...
-

Bài viết: “Bảo đảm quyền biểu tình trong luật quốc tế và theo Hiến pháp năm
2013 của Việt Nam” của nhóm tác giả PGS.TS. Vũ Cơng Giao, TS. Đặng
Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Phú Hải trong
sách tham khảo “Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013”
do PGS.TS. Trịnh Quốc Toản và PGS.TS. Vũ Công Giao (đồng chủ biên),
Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội, năm 2015. Trong bài viết này, nhóm tác giả
đã trình bày khái qt một số nội dung sau: (1) Một số vấn đề lý luận về biểu
tình, quyền biểu tình, trong đó phân biệt quyền biểu tình với một số quyền con
người khác; (2) Quyền biểu tình trong pháp luật quốc tế; (3) Chủ thể tổ chức
và tham gia biểu tình; (4) Khn khổ pháp lý quốc gia cho việc quản lý biểu
tình; (5) Quyền biểu tình trong pháp luật Việt Nam. Đồng thời, theo Tổ chức
An ninh và hợp tác châu Âu, việc bảo đảm quyền tổ chức và tham gia hội họp
hịa bình cho người dân là nghĩa vụ của các quốc gia và các quốc gia phải chủ
động tạo điều kiện, đồng thời trong pháp luật của các quốc gia cần có điều
khoản bắt buộc thực hiện nghĩa vụ này.


-

Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hội họp ở Việt Nam
hiện nay” của Nguyễn Ngọc Quý bảo vệ năm 2017 tại Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội. Từ việc làm rõ các vấn đề lý luận về biểu tình, quyền biểu
tình, cũng như thực trạng diễn ra hoạt động biểu tình, tác giả đưa ra kiến nghị
cần chú ý khi xây dựng Luật về Hội và Luật Biểu tình: (1) Phạm vi điều
chỉnh; (2) Thủ tục tiến hành cuộc biểu tình. Trong đơn đăng ký, hay thơng báo
phải bao gồm: Thông tin cá nhân của người tổ chức, mục đích của cuộc biểu
23


tình, tuyến đường dự định đi, số người tham gia, dự tính số người gia tăng,
thời gian tiến hành (bắt đầu và kết thúc), số lượng phương tiện, số lượng băng
rôn biểu ngữ, nội dung khẩu hiệu, băng rôn, số lượng các sản phẩm khuếch
đại được sử dụng ... Tuy nhiên, chúng tơi cho rằng khi xây dựng Luật Biểu
tình không nên kiến nghị quy định số lượng băng rôn, biểu ngữ mà chỉ cần
quy định nội dung của băng rôn và biểu ngữ sẽ sử dụng trong cuộc biểu tình,
bởi việc quy định số lượng băng rơn, biểu ngữ là không cần thiết, dễ làm cản
trở việc công dân thực hiện quyền này.
Qua các nghiên cứu trên thấy rằng, ở nước ta hiện nay chưa có nhiều cơng
trình nghiên cứu về phương hướng, giải pháp bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân.
Một số cơng trình nghiên cứu trên mặc dù cũng đã tiếp cận, phân tích, đề xuất các
giải pháp bảo đảm quyền biểu tình, tuy nhiên, chủ yếu tập trung nhiều đến bảo đảm
pháp luật (thường chỉ chú trọng đề cập pháp luật biểu tình ở khía cạnh quản lý nhà
nước), trong khi bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân khơng chỉ xem xét đến bảo
đảm về pháp luật mà còn quan tâm đến hoạt động của nhà nước trong việc bảo đảm
quyền biểu tình của công dân Việt Nam như: Cơ chế tổ chức thực hiện, việc xử lý vi
phạm, quy trình thủ tục, năng lực quản lý, các điều kiện về nhận thức, chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội.

Xét một cách tổng quan qua các nghiên cứu trên cho thấy hiện nay chưa có
cơng trình nghiên cứu chun sâu nào đề cập một cách toàn diện, hệ thống và đầy đủ
về bảo đảm quyền biểu tình của cơng dân nước ta. Tuy nhiên, việc tham khảo kết quả
của những nghiên cứu trên giúp nghiên cứu sinh củng cố thêm nhận thức, có cách
nhìn khách quan, toàn diện hơn về bảo đảm quyền con người nói chung, quyền biểu
tình nói riêng, từ đó hồn thiện sâu sắc thêm nhiều nội dung trong luận án.
1.2.
1.2.1.

Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Nghiên cứu các vấn đề lý luận về biểu tình, quyền biểu tình, bảo đảm

quyền biểu tình
+ Quan niệm về biểu tình và quyền biểu tình
- Sách chuyên khảo “Tự do hội họp” (Freedom of Assembly) của tác giả
Stephen F. Rohde, Nhà xuất bản Facts on File, Hoa Kỳ, năm 2005. Trong cuốn sách
này, tác giả đề cập đến lịch sử lập hiến và một số vấn đề lý luận về quyền tự do hội
24


họp ở Hoa Kỳ. Tự do hội họp là một trong các quyền tự do cơ bản được đề cập tại
Hoa Kỳ ngay từ thời còn là thuộc địa của đế chế Anh. Sau này, quyền tự do hội họp
trở thành một trong 10 quyền tự do cơ bản được nêu trong Bộ luật về quyền của Hoa
Kỳ. Ngày nay, quyền tự do hội họp là quyền cơ bản và thiêng liêng được bảo đảm
thực hiện tại quốc gia này.
-

Sách chuyên khảo “Hướng dẫn về tự do hội họp hòa bình” (Guidelines on
Freedom of Peaceful Assembly), Hội đồng chuyên gia OSCE/ODIHR về
quyền tự do hội họp, năm 2010. Việc ban hành cuốn sách này được xem là

một trong những bảo đảm về quyền tự do hội họp hịa bình - góp phần nâng
cao nhận thức, thống nhất hành động cho người dân khi sử dụng quyền biểu
tình. Trong cuốn sách này, các chuyên gia cho rằng tự do hội họp hịa bình là
một quyền cơ bản của con người có thể được hưởng và tiến hành bởi cá nhân
hoặc các nhóm, các tổ chức khơng chính thống, các thực thể pháp lý hoặc các
chủ thể kinh doanh. Các cuộc biểu tình có thể diễn ra với các mục đích khác
nhau, có thể của một cộng đồng người hoặc là ý kiến của một nhóm người.
Một cuộc biểu tình được coi là hịa bình nếu như việc tổ chức cuộc biểu tình
đó diễn ra hịa bình, khơng xảy ra tình trạng bạo lực, khơng gây phiền hà hoặc
xúc phạm, thậm chí cản trở hoạt động của bên thứ ba [223]. Đối với các cuộc
biểu tình hịa bình nhà nước sẽ bảo vệ, bảo đảm diễn ra trên thực tế.

-

Cuốn sách “Công ước về các quyền dân sự và chính trị: Bình luận ICCPR,
phiên bản thứ tư” (U.N. Covenant on Civil and Political Rights: ICCPR
Commentaries, Fourth Edition), của tác giả Manfred Nowak, Nhà xuất bản
Oxford University Press, năm 2012. Nội dung cuốn sách phân tích về các
quyền trong ICCPR năm 1966 của Liên hợp quốc, trong đó tác giả đã phân
tích, làm rõ nội hàm của quyền tự do hội họp. Theo Manfred Nowak, biểu tình
cũng là một hình thức của tự do ý kiến, hội họp và biểu đạt. Để chứng minh
cho quan điểm của mình, tác giả đã đưa ra các án lệ và bình luận khuyến nghị
chung của Ủy ban nhân quyền và các tòa án nhân quyền khu vực.

-

Sách chuyên khảo “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị: Các
vụ án, vấn đề và bình luận” (The International Covenant on Civil and
25



×