Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Hoàn thiện pháp luật về quyền bầu cử của công dân ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.11 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM HỒNG DIÊN

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BẦU CỬ CỦA CÔNG DÂN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: LUẬT HIẾN PHÁP
Mã số: 60.38.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
PGS.TS. PHAN TRUNG LÝ

HÀ NỘI, 2011


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy
cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy cô khoa Sau Đại học, khoa
Hành chính – Nhà nước và các thầy cô trong tổ bộ môn Luật Hiến pháp
trường Đại học Luật Hà Nội.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS. TS.
Phan Trung Lý – Phó chủ nhiệm Ủy ban lập pháp của Quốc hội và sự giúp
đỡ của TS. Vũ Xuân Đỉnh – nguyên Phó Cục trưởng Cục Dân vận, Tổng cục
chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.


Trong thời gian qua, nhờ có sự quan tâm, giúp đỡ, sự nhiệt huyết
truyền giảng kiến thức của các thầy cô mà em đã lĩnh hội thêm nhiều tri thức
mới rất bổ ích và có thêm nhiều tài liệu, phương pháp nghiên cứu để hoàn
thành luận văn thạc sĩ.
Em xin kính chúc các thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc và ngày càng
thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người của mình.

Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2011
Học viên

Phạm Hồng Diên


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 3
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật về quyền bầu cử,
quyền ứng cử ......................................................................................................... 9
1.1. Những vấn đề chung về quyền bầu cử, quyền ứng cử...................................... 9
1.2. Sơ lược về sự phát triển của các qui định về quyền bầu cử, quyền ứng
cử qua các thời kỳ. ................................................................................................... 18
1.3. Quyền bầu cử và ứng cử trong qui định của pháp luật một số nước trên
thế giới .................................................................................................................... 27
Chương 2: Yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về quyền
bầu cử, quyền ứng cử của công dân ở nước ta hiện nay ................................... 36
2.1.Thực trạng thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử ở nước ta qua các
khóa Quốc hội. ........................................................................................................ 36
2.2. Thực tiễn tổ chức thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử trong các đơn
vị quân đội qua cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII. ...................................... 40
2.3. Vấn đề đặt ra .................................................................................................... 47
Chương 3: Giải pháp đảm bảo thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử

của công dân .......................................................................................................... 56
3.1. Hoàn thiện các qui định pháp luật về quyền bầu cử, quyền ứng cử của
công dân. .................................................................................................................. 56
3.2. Hoàn thiện về tổ chức thực hiện và đảm bảo thực hiện quyền bầu cử,
quyền ứng cử của công dân .................................................................................... 60
3.3. Yêu cầu pháp điển hóa các qui định pháp luật về quyền bầu cử, quyền
ứng cử của công dân. ............................ì vậy, hoàn thiện các qui định về quyền
bầu cử, quyền ứng cử của công dân cũng như các cơ chế đảm bảo là nhằm
xây dựng một thể chế chính trị ổn định vững chắc dựa trên việc phát huy
cao độ ý thức chính trị của mỗi công dân. Từ những đề xuất về các giải
pháp nhằm hoàn thiện các qui định này ở chương 3, có thể rút ra các kết
luận sau:
1. Hoàn thiện các qui định về quyền bầu cử, quyền ứng cử và các biện
pháp bảo đảm xuất phát từ thuộc tính dân chủ trong nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nước ta. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và
vì dân nên quyền lực nhà nước thực chất là quyền lực do người dân ủy
nhiệm thong qua hoạt động bầu cử. Vì thế, để bầu cử thực sự là hành vi
chuyển giao quyền lực của nhân dân cho người đại diện thì những quyền
năng cơ bản này của công dân không ngừng được hoàn thiện, đổi mới và
có cơ chế hữu hiệu để thực thi trên thực tế một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
2. Cần thể chế hóa nguyên tắc tự do trong bầu cử đối với mọi công dân
trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, trong đó chú trọng đến vấn đề quyền
ứng cử tự do như tinh thần của Hiến pháp năm 1946.
3. Mở rộng quyền bầu cử đối với các đối tượng công dân là người Việt
nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn giữ quốc tịch Việt nam, công
dân là bại can, bị cáo đang bị tạm giam, tạm giữ và các đối tượng là công
dân đang làm ăn xa quê…
4. Cần hạn chế dần vấn đề cơ cấu, thành phần trong việc lập danh sách
ứng cử viên.
5. Nên tổ chức hình thức một địa phương lựa chọn một người đại diện

để tăng cường mối liên hệ của đại biểu với ứng cử tri và trách nhiệm của
đại biểu đối với cử tri nơi đã bầu ra mình.
6. Đổi mới các hoạt động tổ chức bầu cử, trong đó chú trọng đến cải
cách hoạt động hiệp thương và hoạt động vận động bầu cử cũng như vấn
đề tuyên truyền vận động, giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân trong
hoạt động bầu cử.


71

7. Công tác pháp điển hóa cũng cần được tiến hành sớm để các qui định
về quyền bầu cử, quyền ứng cử được vận dụng trong thực tế một cách
thuận tiện, dễ dàng hơn đối với mọi công dân.


72

KẾT LUẬN
Quyền bầu cử, quyền ứng cử là một hinh thức thực hiện dân chủ ưu
việt cho phép công dân có thể vừa trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quản lý
công việc của nhà nước. Việc qui định và tổ chức thực hiện quyền bầu cử,
quyền ứng cử cho công dân ở nước ta gắn liền với quá trinh xây dựng và
củng cố đất nước ngay từ khi mới thành lập. Điều này không chỉ cho thấy
vai trò quan trọng của việc thực hiện các quyền này trong tổ chức hoạt
động của bộ máy nhà nước mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp của nhà
nước ta: nha nước của dân, do dân và vì dân; nhân dân thong qua quyền
bầu cử, quyền ứng cử của mình thành lập nên các cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, việc qui định quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân
trong các văn bản pháp luật và các cơ chế đảm bảo tổ chức thực hiện cũng
đang tồn tại những vấn đề cần được nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể

nhằm đáp ứng thực tiễn thực hiện quyền công dân trong các cuộc bầu cử
Quốc hội.
Đặc biệt, trong điêu kiện hiện nay khi yêu cầu phát huy dân chủ đặt
ra nhiệm vụ là cần phải “ xác định các hình thức tổ chức và cơ chế để
nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội; tham gia công việc chung của Đảng, Nhà nước và xã hội”
(Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X) thì việc hoàn thiện các qui định của pháp
luật về quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân nhằm tìm ra các giải
pháp để phát huy hết vai trò trách nhiệm của công dân với tư cách là cử tri
và các ứng cử viên khi tham gia bầu cử đại biểu Quốc hôi là vẫn đề có tình
khách quan và cấp thiết. Có như vậy mới có thể thu hút , động viên được
nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình, tham gia quản lý nhà nước và
xã hội, phát huy được các tiềm năng to lớn của công dân trong công cuộc
xây dựng bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, hiệu lực.
Để các qui đinh về quyền bầu cử, quyền ứng cử được thi hành trên
thực tế và có hiệu quả thì chúng ta không chỉ bổ sung, cập nhật những nội
dung mới vào Luật bầu cử mà điều quan trọng nhất là phải có cơ chế để
công dân – những người trực tiếp tham gia bỏ phiếu hay trực tiếp ứng cử
trong các cuộc bầu cử đưa ra được quyết định đúng đắn, sáng suốt nhất. Vì
vậy, bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về quyền bầu cử, quyền ứng cử,
Nhà nước cần phải đổi mới về tu duy bầu cử, phải coi bầu cử chính là hoạt


73

động chính trị cơ bản nhất của nhân dân và nhân dân là trung tâm của hoạt
động bầu cử. Đồng thời phải có các chính sách, biện pháp nâng cao ý thức
chính trị cho công dân trong quá trình thực hiện quyền năng chính trị của
mình. Vấn đề đổi mới hoạt động của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

trong hoạt động bầu cử cũng là công việc cần phải xem xét, cân nhắc cẩn
thận và có lộ trình phù hợp với điều kiện của đất nước. Trong đó công tác
hiệp thương là vấn đề trọng tâm cần được đổi mới để cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa tới thực sự dân chủ, thực sự phát huy được trí tuệ và tâm
huyết của cả hệ thống chính trị.
Hoàn thiện các qui định pháp luật về quyền bầu cử của công dân là
một trong những biện pháp nhằm phát huy dân chủ của công dân trong lĩnh
vực chính trị. Vì vậy việc xây dựng các qui định này trong các văn bản
pháp luật và ứng dụng trong các cuộc bầu cử cũng phải đảm bảo sự ổn
định của hệ thống chính trị, giữ vững chủ quyền và đảm bảo vai trò lãnh
đạo của Đảng.


74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb CTQG, Hà nội, 1987.
2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2001.
3. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2002.
4. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Hà nội, 2006.
5. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, năm 2011,
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, www.cpv.org.vn
6. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam, www.cpv.org.vn.
7. Qui định 125-QĐ/TW ngày 07/12/2007 của Bộ Chính trị
8. Chỉ thị số 53/CT – ĐUQSTW ngày 22/02/2007 Tổng cục Chính trị

Quân đội nhân dân Việt nam về lãnh đạo Quân đội thực hiện bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XII.
9. Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992, Trang điện tử Tạp chí
nghiên cứu lập pháp, .
10. Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội 1959, 1981, 1997 (sửa đổi bổ sung
năm 2001, 2010) - Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật của Bộ Tư pháp,
www.moj.gov.vn
11. Hệ thống các văn bản hướng dẫn bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa
XII, Tài liệu lưu hành nội bộ - Văn phòng Quốc hội, Hà nội, 2008.
12. Nghị quyết 1078/2007/NQ/UBTVQH11 ban hành hướng dẫn thi
hành một số điểm của Luật bầu cử Quốc hội khóa XII .


75

13.Nghị

quyết

Nghị

quyết

618/2007/NQLT/UBTVQH



ĐCTUBTWWMTTQVN
14. Hướng dẫn ban hành ban hành kèm theo Nghị quyết Nghị quyết
618/2007/NQLT/UBTVQH – ĐCTUBTWWMTTQVN, ngày 24/01/2007

15. Sắc lệnh số 14/SL Ngày 8/9/1945
16. Sắc lệnh số 34/SL ngày 20/9/1945
17. Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/10/1945
18. Sắc lệnh 51 ngày 17/10/1045
19. Sắc lệnh 73 ban hành ngày 7/12/1945
20. Văn kiện Hội nghị an ninh và hợp tác Châu Âu, năm 1990
21. Tuyên ngôn quốc tế vầ quyền con người năm 1948
22. Công ước quốc tế về quyền con người về chính trị, dân sự năm
1966
23. Hướng dẫn số 183/HD – BV ngày 23/2/2007 của Tổng cục Chính
trị Quân đội nhân dân Việt nam về thực hiện công tác bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XII.
24. Hướng dẫn số 178/HD – BV ngày 15/2/2007 của Tổng cục Chính
trị Quân đội nhân dân Việt nam việc đề nghị nhân sự tham gia bầu đại biểu
Quốc hội khóa XII
25. Công văn số 170/DV – TTĐB ngày 18/4/2007 về việc bầu cử sớm
và miễn bầu cử.
26. Báo cáo số 534/BC – DV ngày 28/5/2007 của Tổng cục Chính trị
Quân đội nhân dân Việt nam về tình hình và kết quả tham gia bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XII trong các đơn vị Quân đội.
27. Báo cáo kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII số 473/HĐBC
KXII của Hội đồng Bầu cử ngày 18/7/2007.
28. Giáo trình Luật Hiến pháp của các nước tư bản, Trường Đại học
Tổng hợp Hà nôi, 1994
29. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt nam, Đại học Luật Hà nội, NXB
CAND, 2009.
30. Giáo trình Công tác đảng, công tác chính trị, NXB Quân đội nhân
dân, Hà nội, 2008.



76

31. Chế độ bầu cử của các nước trên thế giới, Tiến sĩ Vũ Hồng Anh,
NXB CTQG, 1997.
32. Luật Hiến pháp nước ngoài, Nguyễn Đăng Dung, Nxb. Đồng Nai,
1997.
33. Tài liệu học tập chính trị của chiến sĩ mới – Tổng cục Chính trị NXB Quân đội nhân dân, Hà nội 2006
34. Chế độ bầu cử của các nước trên thế giới, Tiến sĩ Vũ Hồng Anh,
NXB CTQG, 1997.
35. Dân chủ là gì - Ấn phẩm của Chương trình thông tin quốc tế, Bộ
ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 9/1998.
36. Báo cáo đề tài nghiên cứu “ Đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu
Quốc hội của Văn phòng Quốc hội – Vụ Công tác đại biểu Quốc hội, chủ
nhiệm đề tài PGS.TS Phan Trung Lý, Hà nội, 2004.
37. Quyền con người, Jacques Mourgon, NXB Đại học Pháp, xuất bản
lần thứ 5, tháng 1/1990 – Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước
KX – 07, Đề tài KX - 16 – 07.
38. Tinh thần pháp luật, Montesquer, Nxb Giáo duc, Hà nội, 1996.
39. Tài liệu bầu cử ở Hàn Quốc, NewDiland của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội năm 2010
40. 60 năm Quốc hội nước CHXHCN Việt nam, http:/www.na.gov.vn
41. Bầu cử và vấn đề dân chủ - PGS.TS Nguyễn Đăng Dung – CN
Chu Khắc Hoài Dương, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 5/2002.
42. Đôi điều bình luận từ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII, Vũ
Văn Nhiêm, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 7/2007.
43. Pháp luật Bầu cử - một số vấn đề cần hoàn thiện, PGS. TS Bùi
Xuân Đức, TCNCLP số 6/2001




×