Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Luận văn các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường hợp sinh viên trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.72 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG THÀNH ĐẠT

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI Sự
KINH DOANH CỦA SINH VIÊN: TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG THÀNH ĐẠT

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI SỰ
••

KINH DOANH CỦA SINH VIÊN: TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ
NỘI
••••••
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ANH THU
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. Nguyễn Anh Thu Hà Nội - 2021 PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự
kinh doanh của sinh viên: Trường hợp sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Quốc gia Hà Nội” là bài nghiên cứu của riêng tôi.
Luận văn này chưa được nộp tại bất kỳ bằng cấp nào tại trường Đại học hay
các cơ sở đào tạo khác.
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2021
rp L -

-•2

Tác giả

Đặng Thành Đạt

1



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, cùng với nỗ lực thực hiện của bản thân, tôi
đã luôn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý tận tình của PGS.TS. Nguyễn
Anh Thu - giảng viên hướng dẫn, các Thầy Cô giảng viên tại Viện Quản trị Kinh
doanh - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như bạn bè, đồng
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, cảm ơn bạn bè,
đồng nghiệp đã hướng dẫn, đồng hành cùng tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2021
rp L -

-•2

Tác giả

Đặng Thành Đạt

i
v


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................1
2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................4
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................4
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................4

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................5
5. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên.................6
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài .........................................................................6
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................12
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................19
1.2. Cở sở lý luận về khởi sự kinh doanh và ý định khởi sự kinh doanh..............20
1.2.1. Khái niệm về khởi sự kinh doanh..............................................................20
1.2.2. Các loại hình khởi sự kinh doanh..........................................................21
1.2.3. Vai trị của khởi sự kinh doanh đối với tăng trưởng kinh tế ..................23
1.2.4. Định nghĩa ý định khởi sự kinh doanh.....................................................24
1.3. Xây dựng mơ hình nghiên cứu........................................................................25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..........................................................................................30
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..............................................................31
2.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu ........................................................................30
2.2. Các biến và thang đo .....................................................................................31
2.3. Thu thập số liệu .............................................................................................35
2.3.1. Xây dựng phiếu điều tra, bảng hỏi ...........................................................35


2.3.2. Thu thập số liệu ......................................................................................35
2.4. Mô tả mẫu nghiên cứu thu được.....................................................................35
2.5. Phân tích số liệu .............................................................................................37
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..........................................................................................39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................40
3.1. Giới thiệu về Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội ...........40
3.1.1. Giới thiệu chung .....................................................................................40

3.1.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................41
3.1.3. Các chương trình đào tạo .......................................................................41
3.1.4. Quy mơ tuyển sinh, quy mô đào tạo.........................................................43
3.1.5. Các hoạt động của nhà trường tổ chức liên quan đến thúc đẩy đổi mới
sáng tạo và khởi sự kinh doanh ...........................................................................44
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Trường
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội ......................................................45
3.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo ................................................................45
3.2.2. Phân tích ma trận tương quan ................................................................52
3.2.3. Phân tích hồi quy ....................................................................................54
3.2.4. Kiểm định phân phối chuẩn ....................................................................54
3.2.5. Kiểm định đa cộng tuyến .........................................................................55
3.2.6. Kiểm định độc lập giữa các phần dư.......................................................55
3.2.7. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ......................................................56
3.3. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................59
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..........................................................................................61
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ..............................................61
4.1. Kết luận .......................................................................................................... 62
4.2. Hàm ý quản trị................................................................................................64
4.2.1. Nhóm nhân tố thái độ tích cực đối với khởi sự kinh doanh......................64
4.2.2. Nhóm nhân tố động cơ khởi sự kinh doanh .............................................65
4.2.3. Nhóm nhân tố chương trình giáo dục khởi nghiệp...................................66
iv


4.2.4. Nhóm nhân tố đặc điểm tính cách cá nhân phù hợp với khởi sự kinh doanh
............................................................................................................................ 67
4.2.5. Định hướng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong Trường.................69
4.3. Các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo..........................71
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4..........................................................................................73

KẾT LUẬN ............................................................................................................74
Phụ lục: Phiếu khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh
viên ......................................................................................................................... 85


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa

CMCN

Cách mạng công nghiệp

ĐH

Đại học

Ths

Thạc sĩ

TS

Tiến sỹ

CTĐT

Chương trình đào tạo


ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

DN

Doanh nghiệp

ĐMST

Đổi mới sáng tạo

KSKD

Khởi sự kinh doanh


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Thang đo chương trình giáo dục khởi nghiệp..........................................32
Bảng 2.2. Thang đo môi trường tác động khởi sự kinh doanh.................................32
Bảng 2.3. Thang đo động cơ khởi sự kinh doanh ...................................................33
Bảng 2.4. Thang đo đặc điểm tính cách cá nhân phù hợp với khởi sự kinh doanh ..34
Bảng 2.5. Thang đo thái độ tích cực đối với khởi sự kinh doanh ............................34
Bảng 2.6. Thang đo ý định khởi sự kinh doanh ......................................................34
Bảng 2.7. Thông tin mẫu nghiên cứu ......................................................................35
Bảng 3.1. Các chương trình đào tạo của Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN ...41
Bảng 3.2. Quy mô tuyển sinh, quy mô đào tạo của Trường Đại học Ngoại ngữ,
ĐHQGHN...............................................................................................................43
Bảng 3.3. Kiểm định Cronbach Alpha thang đo chương trình giáo dục khởi nghiệp

................................................................................................................................. 45
Bảng 3.4. Kiểm định Cronbach Alpha thang đo môi trường tác động khởi sự kinh
doanh ......................................................................................................................45
Bảng 3.5. Kiểm định Cronbach Alpha thang đo động cơ khởi sự kinh doanh ........46
Bảng 3.6. Kiểm định Cronbach Alpha thang đo đặc điểm tính cách cá nhân phù hợp
với khởi sự kinh doanh............................................................................................46
Bảng 3.7. Kiểm định Cronbach Alpha thang đo thái độ tích cực đối với khởi sự kinh
doanh ......................................................................................................................47
Bảng 3.8. Kiểm định Cronbach Alpha thang đo ý định khởi sự kinh doanh ..........47
Bảng 3.9. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập ...........................48
Bảng 3.10. Bảng tổng phương sai trích của biến độc lập .......................................48
Bảng 3.11: Kết quả EFA của các biến độc lập.........................................................49
Bảng 3.12. Các biến độc lập của mơ hình hồi quy...................................................50
Bảng 3.13. Kiểm định KMO và Bertlett's của các biến phụ thuộc ..........................51
Bảng 3.14. Kết quả EFA của thang đo ý định khởi sự kinh doanh...........................51
Bảng 3.15. Bảng tổng phương sai trích của biến phụ thuộc ...................................51
Bảng 3.16. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến .........................................52


Bảng 3.17. Phân tích ANOVA.................................................................................53
Bảng 3.18. Sự phù hợp của mơ hình .......................................................................54
Bảng 3.19. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính.....................................................56
Bảng 3.20. Kết luận về giả thuyết nghiên cứu ........................................................58
Bảng 4.1. Thống kê mô tả nhân tố thái độ tích cực đối với khởi sự kinh doanh 64
Bảng 4.2. Thống kê mô tả nhân tố động cơ khởi sự kinh doanh.............................65
Bảng 4.3. Thống kê mô tả nhân tố chương trình giáo dục khởi nghiệp...................66
Bảng 4.4. Thống kê mơ tả nhân tố đặc điểm tính cách cá nhân phù hợp với khởi sự
kinh doanh .............................................................................................................. 68



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đế ý định khởi sự kinh doanh
của sinh viên............................................................................................................ 29
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................31
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN ...................41
Hình 3.2. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa.....................................................54
Hình 3.3. Biểu đồ tần số P - P..................................................................................55
Hình 3.4. Biểu đồ Scatter Plot.................................................................................55
Hình 3.5. Kết quả tương quan tuyến tính của các thành phần trong mơ hình
nghiên cứu .............................................................................................................60
Hình 4.1. Hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường Đại học .......................................69


LỜI MỞ ĐẦU
1

ĩ

r

y

. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập các doanh nghiệp mới là động lực cho
phát triển kinh tế của các quốc gia. Một nền kinh tế phát triển được là nhờ sự phát
triển về cả số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp, vì thế để tạo sự phát triển
không ngừng cho đất nước cần nhiều doanh nghiệp vững mạnh. Các nghiên cứu trên
thế giới của chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc khởi sự kinh doanh với
tăng trưởng kinh tế vùng và địa phương.
Ở Mỹ và Châu Âu, thúc đẩy tinh thần doanh nhân được coi là hạt nhân cho

tăng trưởng kinh tế. Các trường đại học ở Mỹ luôn tiên phong trong thúc đẩy đào tạo
khởi sự kinh doanh trong nhà trường. Kết quả là các trường đại học ở Mỹ như Học
viện Cơng nghệ MIT hàng năm có khoảng 150 cơng ty mới được thành lập và hiện
nay MIT có trên 5.000 doanh nghiệp đã được thành lập, tuyển dụng 1,1 triệu nhân
viên và có doanh thu trung bình năm lên tới 230 tỷ USD. Theo điều tra năm 2008
cho thấy 17,8% sinh viên MIT sau khi ra trường đã thành lập ít nhất một doanh
nghiệp. Trường Đại học Stanford hiện có trên 1.200 cơng ty do sinh viên trường sáng
lập trong ngành công nghệ cao. Tại Châu Á, các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ,
Israel, Malaysia,... đều có kế hoạch quốc gia và các hỗ trợ chính sách thúc đẩy hình
thành các doanh nghiệp nhỏ.
Tại Việt Nam, Chính phủ quan tâm định hướng tinh thần doanh nhân cho sinh
viên và thanh niên. Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp ở nước ta đang có
xu hướng phát triển cao. Năm 2016 được Chính phủ chọn là năm quốc gia khởi
nghiệp; tháng 5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái
khởi nghiêp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” theo Quyết định số 844/QĐTTg với mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình
thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên
khai thác tài sản, trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới; tháng 10/2017, Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến
1


năm 2025” theo Quyết định số 1655/QĐ-TTg với mục tiêu nhằm thúc đẩy tinh thần
khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp
cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường; tạo môi trường
thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án
khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Bên
cạnh đó, nhiều chương trình hỗ trợ và khuyến khích sinh viên và thanh niên khởi
nghiệp được tổ chức như: Chương trình Khởi nghiệp quốc gia của Phịng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các cuộc thi khởi nghiệp lớn: Học sinh, sinh
viên với ý tưởng khởi nghiệp toàn quốc, Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia Techfest,

Khởi nghiệp cùng Kawai, Startup Wheel, UEB Business Challenges,..., nhiều cuộc
thi khởi nghiệp do các trường Đại học tổ chức; các quỹ đầu tư khởi nghiệp; các
chương trình ươm tạo khởi nghiệp, tăng tốc khởi nghiệp, đào tạo khởi sự kinh doanh
và quản trị doanh nghiệp,...
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với tốc độ rất nhanh
chóng, tác động đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là cuộc cách mạng
về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu mang tính đột phá trong các lĩnh vực
công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ nano... Ở đó, có sự chuyển hóa
thế giới thực thành thế giới số nhờ tận dụng các công nghệ có tính đột phá như
internet vạn vật, điện tốn đám mây, trí tuệ nhân tạo... Cuộc CMCN lần thứ 4 với nền
tảng phát triển là cơng nghệ số đã hình thành xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra
mạnh mẽ ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực như tài chính ngân hàng, giáo dục, y tế,
giao thơng, nơng nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Cuộc CMCN lần thứ tư và xu
hướng chuyển đổi số đặt ra nhiều thách thức cho khởi sự kinh doanh, nhưng cũng tạo
cơ hội thúc đẩy xu hướng khởi sự kinh doanh phát triển các sản phẩm cơng nghệ,
dịch vụ mang tính sáng tạo nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đời sống xã hội.
Sinh viên là đối tượng có tiềm năng, khả năng sáng tạo, khởi sự kinh doanh
làm giàu cho chính mình và đóng góp cho sự thịnh vượng của xã hội. Tuy nhiên, câu
hỏi đặt ra là nguyên nhân khởi sự kinh doanh và nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định
khởi sự kinh doanh của sinh viên?
Nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh hay khởi nghiệp của sinh viên nhận
2


được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam. Trong
những năm gần đây cũng có khá nhiều nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh của
thanh niên và sinh viên. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trong thời gian
gần đây tập trung phần lớn khối ngành kinh doanh, kinh tế và kỹ thuật hoặc sinh viên
tại các trường đại học có nhiều khối ngành, có ít nghiên cứu cụ thể với đối tượng
sinh viên ở khối ngành khác. Do đó, tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu về các nhân

tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên khối ngành khác, cụ thể là
khối ngành ngoại ngữ. Việc khám phá và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi sự kinh doanh của sinh viên khối ngành ngoại ngữ đặt cơ sở khoa học cho việc
hoạch định các chính sách tạo lập môi trường khởi sự kinh doanh, đề ra các giải pháp
nhằm thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh doanh của sinh viên trong khối ngành này rất
cần được nghiên cứu và làm rõ.
Trường Đại học Ngoại ngữ trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)
là một trong hai trường đại học đầu ngành về đào tạo ngôn ngữ tại Việt Nam. Trong
những năm gần đây, nhà trường rất quan tâm tới thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh
doanh cho sinh viên với một số hoạt động cụ thể: đưa môn học về sáng tạo và khởi
nghiệp vào giảng dạy, tổ chức các hội thảo/tọa đàm về khởi sự kinh doanh,... Nghiên
cứu này được thực hiện tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN để thấy được các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên khối ngành ngoại
ngữ, trong bối cảnh nhà trường quan tâm thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh doanh của
sinh viên; từ đó rút ra kết luận và hàm ý nhằm tạo động lực khơi dậy tinh thần khởi
sự kinh doanh của sinh viên học tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN nói riêng,
sinh viên khối ngành ngoại ngữ nói chung ngày càng đạt hiệu quả hơn.
Với các lý do như trên, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên: Trường hợp sinh viên
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội”.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài đặt ra là:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên?
- Mức độ tác động của từng nhân tố này đến ý định khởi sự kinh doanh của
3


sinh viên, cụ thể là sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN như thế nào?
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi
sự kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khởi sự kinh doanh.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh
viên.
- Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến ý định khởi sự kinh doanh
của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN.
- Đề xuất một số hàm ý quản trị rút ra từ kết quả nghiên cứu nhằm tạo động
lực thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh doanh của sinh viên.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh
doanh của sinh viên.
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư (năm cuối) của
Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN. Đây là đối tượng trong giai đoạn lựa chọn
nghề nghiệp. Tác giả không khảo sát đối tượng sinh viên văn bằng 2, học viên cao
học và nghiên cứu sinh vì các nhóm người này đa số đã có việc làm ổn định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh
của sinh viên.
- Phạm vi về không gian: tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN.
- Phạm vi về thời gian: thực hiện trong quý IV/2020 và quý I/2021.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn bao gồm 4 chương:
4



Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận
Tác giả tổng quan nghiên cứu và tổng hợp các lý thuyết trong và ngồi nước
có liên quan, trình bày các khái niệm liên quan đến khởi sự kinh doanh; xây dựng mơ
hình nghiên cứu.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Tác giả xây dựng các thang đo, mơ tả kích thước mẫu, cách chọn mẫu,
phương pháp thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu và phân tích đối với đề tài nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Tác giả trình bày kết quả khảo sát, các kết quả nghiên cứu sau phân tích dữ
liệu, kiểm định và chuẩn hóa mơ hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết luận và hàm ý quản trị
Tác giả tóm lược kết quả nghiên cứu đạt được và đề xuất các hàm ý quản trị
dựa trên các kết quả nghiên cứu đã nêu.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên (Entrepreneurial
intentions of student) được rất nhiều học giả nước ngoài nghiên cứu.
- Nghiên cứu của Luthje và Franke (2004) về ý định khởi sự kinh doanh của
sinh viên đại học ngành kinh doanh dựa trên thuyết hành vi dự định của Ajzen. Mẫu
nghiên cứu được khảo sát từ 520 sinh viên bậc đại học ngành kinh doanh tại các
trường đại học ở Canada và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi
quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định khởi sự kinh doanh của
sinh viên chịu tác động bởi các tác nhân chính là đặc điểm cá nhân và một số nhân tố
về môi trường bên ngồi, gồm có: Thị trường, Tài chính, Mơi trường giáo dục. Các
nhân tố thuộc về mơi trường bên ngồi có tác động trực tiếp đến ý định khởi sự kinh
doanh, đặc biệt là nhân tố Môi trường giáo dục.
- Fatoki và Olawale Olufunso (2010) đã tiến hành nghiên cứu về những động
lực và trở ngại đối với ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ở Nam Phi. Mẫu
5



nghiên cứu được khảo sát từ 701 phiếu hỏi được các sinh viên năm cuối ở các trường
đại học tại Nam Phi trả lời. Qua kiểm định cho thấy các động cơ chính dẫn đến ý
định khởi sự kinh doanh của sinh viên là: Việc làm, Quyền tự chủ, Sáng tạo và Tài
chính; trong khi đó có một số trở ngại chính là Nguồn vốn, Kỹ năng và Sự hỗ trợ.
- Eda Gurel và cộng sự (2010) nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh của sinh
viên đại học ở Vương quốc Anh và Thổ Nhĩ Kỳ. 409 sinh viên ngành du lịch đã được
khảo sát để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới ý định kinh doanh của sinh viên. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Xu hướng chấp nhận rủi ro, Gia đình là doanh nhân và
tinh thần khởi sự kinh doanh. Giáo dục dường như không đóng một vai trị quan
trọng trong việc bồi dưỡng những đặc điểm và ý định khởi sự kinh doanh của sinh
viên đại học.
- Zahariah Mohd Zain và cộng sự (2010) đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành kinh doanh tại
Malaysia. Qua thu thập dữ liệu khảo sát từ 288 sinh viên khối ngành kinh doanh
trong các trường cơng lập tại Malaysia và phân tích dữ liệu thu được cho thấy các
nhân tố: Tham gia các khóa học kinh doanh tại trường, ảnh hưởng từ truyền thống
kinh doanh của gia đình, đặc điểm cá nhân là các nhân tố chính ảnh hưởng đến ý
định khởi sự kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh doanh ở Malaysia.
- Abdullah Azhar và cộng sự (2010) đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành kinh doanh tại Pakistan.
Nghiên cứu được thực hiện qua thu thập dữ liệu từ sinh viên ngành kinh doanh tại 7
trường đại học tại Pakistan với 320 phiếu phản hồi. Qua phân tích định lượng bằng
phương pháp hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu chỉ ra đối với sinh viên ngành kinh
doanh tại Pakistan, ý định khởi sự kinh doanh chịu tác động bởi một số nhân tố
chính: Giới tính, Nền tảng giáo dục, Cơng việc của gia đình, Đánh giá xã hội, Giáo
dục kinh doanh.
- Perera K. H và cộng sự (2011) đã thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên tại 4 trường đại học ở Sri Lanka.

Mẫu nghiên cứu được khảo sát từ 386 sinh viên và tiến hành kiểm định bằng phần
mềm SPSS, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố tâm lý sợ bị thất bại, mối quan hệ
6


hiện có và sự hỗ trợ từ gia đình là các nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định khởi sự
kinh doanh của sinh viên Sri Lanka.
- Francisco Linán và cộng sự (2011) đã tiến hành nghiên cứu về ý định khởi
sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Tây Ban Nha. Mẫu nghiên cứu được khảo sát
từ 354 phiếu trả lời từ sinh viên khối ngành kinh tế và kinh doanh của 2 trường đại
học ở Tây Ban Nha, các tác giả đã tiến hành phân tích dữ liệu, cho thấy khả năng
đánh giá tính khả thi của việc khởi sự kinh doanh và mong muốn được kinh doanh
(đặc điểm cá nhân) là những nhân tố chính giải thích ý định khởi sự kinh doanh của
sinh viên đại học ở Tây Ban Nha.
- Mohammad Shirazi Pour và cộng sự (2013) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành kinh tế tại Tehran Region,
thủ đô của Iran. Qua thu thập được số liệu khảo sát từ 227 sinh viên các ngành kế
toán, quản lý và kinh tế từ ba học viện giáo dục đại học ở Tehran và phân tích hồi
quy đa biến, kết quả cho thấy giới tính, tuổi và ngành học của sinh viên không liên
quan đáng kể đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên, trong khi chính sách của
chính phủ, đam mê/ sở thích kinh doanh và mong muốn được hiện thực hóa ý tưởng
của họ là các nhân tố động lực quan trọng nhất.
- E. Serra Yurtkoru và cộng sự (2014) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên tại Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng thuyết hành vi
dự định của Ajzen. Dữ liệu được thu thập từ 425 phiếu khảo sát được phản hồi của
sinh viên đại học tập trung vào các nhân tố mối quan hệ, giáo dục và hỗ trợ và phân
tích hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Giáo dục khởi sự kinh doanh
đóng vai trị không đáng kể đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học, với
lý do sinh viên không coi các trường đại học là nơi hỗ trợ họ khởi sự kinh doanh như
sự hỗ trợ từ gia đình hoặc bạn bè của họ. Tuy vậy, đào tạo về khởi sự kinh doanh

trong trường đại học là cần thiết để sinh viên nhận thức được bản thân phải kiểm sốt
được ý định kinh doanh của mình.
- Manuel Goyanes (2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi
sự kinh doanh của sinh viên ngành báo chí và truyền thông của trường đại học Tây
Ban Nha. Dựa trên khảo sát chọn ngẫu nhiên 310 sinh viên, bài viết đề cập đến ý
7


định khởi sự kinh doanh thấp nói chung của sinh viên Báo chí và Truyền thơng.
Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ tích cực giữa ý định khởi sự kinh doanh và
nghề nghiệp của cha mẹ sinh viên, sự hỗ trợ và sự tự tin của sinh viên.
- Mat và cộng sự (2015) đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành kỹ thuật. Mẫu nghiên cứu được khảo sát từ
554 sinh viên ngành kỹ thuật tại Trường Đại học Kuala Lumpur, Maylasia và sử
dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết
quả nghiên cứu cho thấy có 04 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh,
bao gồm: Nhận thức kiểm soát hành vi, Nhu cầu thành đạt, Chuẩn chủ quan, Hỗ trợ
khởi nghiệp.
- Ambad và Damit (2016) đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ở Malaysia. Mẫu nghiên cứu được khảo
sát từ 351 phiếu trả lời của sinh viên tại 1 trường đại học công lập ở Malaysia.
Nghiên cứu sử dụng lý thuyết Theory of Planned Behavior (TPB) kết hợp với kiểm
định dữ liệu thu được. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi sự kinh doanh của sinh viên, đó là: Giáo dục kinh doanh; Cơ chế chính sách;
Đặc điểm tính cách; Chuẩn chủ quan; Nhận thức kiểm soát hành vi.
- Haris và cộng sự (2016) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành công nghệ thông tin. Mẫu nghiên cứu được
khảo sát từ 81 sinh viên ngành công nghệ thông tin tại Học viện công nghệ thông tin
và Trường Đại học Kuala Lumpur tại Maylasia. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 05
nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành cơng nghệ

thơng tin, bao gồm: Tiếp cận tài chính, Cơ hội nghề nghiệp, Nhận thức tính khả thi,
Lời khuyên từ gia đình và bạn bè, Mơi trường giáo dục tinh thần khởi sự kinh doanh.
- Maryam Omidi Najafabadi và cộng sự (2016) nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành nông nghiệp tại Đại học
Azad - Iran ứng dụng thuyết hành vi dự định của Ajzen. Dữ liệu được thu thập từ
một cuộc khảo sát với 146 phản hồi của sinh viên Đại học Azad Iran. Kết quả phân
tích hồi quy đa biến cho thấy Kỹ năng kinh doanh, Sự tự tin, Tinh thần doanh nhân là
các nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất tới ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành
8


nông nghiệp.
- Abdullah Al Mamun và các cộng sự (2017) đã tiến hành nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên tại Malaysia. Số liệu
được thu thập từ 375 sinh viên năm cuối tại các trường đại học ở Malaysia, ứng dụng
thuyết hành vi dự định của Ajzen. Qua phân tích hồi quy đa biến cho kết quả: Tinh
thần doanh nhân đặc trưng bởi sự đổi mới và xu hướng chấp nhận rủi ro có ảnh
hưởng đáng kể đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường đại học ở
Malaysia. Hơn nữa, có tác động tích cực và đáng kể của việc kiểm soát hành vi nhận
thức đối với các ý định khởi sự kinh doanh bắt nguồn từ Sự hỗ trợ của chính phủ, Hỗ
trợ từ gia đình, Các chương trình đào tạo doanh nhân và Chất lượng dịch vụ giáo dục
doanh nhân.
- Arranz và cộng sự (2018) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi sự kinh doanh của sinh viên tại Tây Ban Nha. Nghiên cứu được thực hiện với
1.053 sinh viên Trường đại học Andalusia tham gia. Kết quả kiểm định cho thấy có
một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên tại Tây Ban
Nha theo 2 hướng tích cực và tiêu cực. Các nhân tố tích cực là: Thái độ cá nhân,
Giáo dục về khởi sự kinh doanh, trong khi các nhân tố tiêu cực là: Thiếu nguồn tài
chính, Thiếu kiến thức và kinh nghiệm là rào cản mà sinh viên nhận thức được để bắt
đầu việc kinh doanh của riêng họ.

- Dedi Purwana và cộng sự (2018) đã nghiên cứu tác động của giáo dục tinh
thần khởi sự kinh doanh tới ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Nghiên cứu
được thực hiện với sinh viên sống tại 2 thành phố Jakarta và Garut tại Indonesia, thu
được 413 phiếu trả lời. Qua kiểm định với mơ hình SEM, kết quả nghiên cứu cho
thấy giáo dục khởi sự kinh doanh có tác động đáng kể đến nhận thức tính khả thi, xu
hướng hành động, từ đó ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh
viên. Kết quả nghiên cứu đề xuất sửa đổi chương trình giảng dạy theo định hướng
khởi sự kinh doanh và tạo ra bầu khơng khí kinh doanh trong trường đại học.
- Ifeanyi Benedict Ohanu và Theresa Chinyere Ogbuanya (2018) đã nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành công
nghệ giáo dục điện tử tại Nigeria. Từ dữ liệu thu được của 366 sinh viên và tiến hành
9


kiểm định đa biến, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố: Giới tính, Độ tuổi,
Lựa chọn nghề nghiệp, Nghề nghiệp của cha mẹ có mối liên hệ tích cực đến ý định
khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành công nghệ giáo dục điện tử tại Nigeria.
- Duong Cong Doanh và Tomasz Bernat (2019) đã nghiên cứu mối quan hệ
giữa tinh thần doanh nhân và ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam.
Bằng cách sử dụng phân tích mẫu gồm 2.218 sinh viên tại 14 trường đại học ở Việt
Nam, dựa trên lý thuyết hành vi, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tinh thần doanh nhân
có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam.
- Emilia Herman (2019) đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành kỹ thuật tại Romania. Ảnh hưởng trực
tiếp của giáo dục tinh thần kinh doanh, nền tảng gia đình doanh nhân và đặc điểm
tinh thần doanh nhân được phân tích trong một mẫu khảo sát thu được từ 138 sinh
viên năm cuối ngành kỹ thuật từ trường Đại học Petru Maior tại Romania. Kết quả
phân tích hồi quy bội cho thấy nền tảng gia đình doanh nhân và đặc điểm tinh thần
doanh nhân của sinh viên ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh của các
kỹ sư tương lai. Sự tham gia của sinh viên vào giáo dục khởi nghiệp không ảnh

hưởng đáng kể đến thực tế ý định khởi sự kinh doanh của họ, điều này làm nổi bật sự
cần thiết phải nâng cao hiệu quả của giáo dục khởi nghiệp trong chương trình giảng
dạy đại học để kích thích các kỹ sư tương lai.
- Rui Fragoso và cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu để xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ở Brazil và Bồ Đào
Nha. Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 422 sinh viên trả lời phiếu
phỏng vấn. Qua kiểm định hồi quy đa biến đã cho kết quả có 5 nhân tố chính ảnh
hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên là: Đặc điểm tính cách, Đào tạo
khởi sự kinh doanh, Sự cơng nhận của xã hội, Năng lực của bản thân, Ảnh hưởng từ
người thân.
- Lejla Turulja và cộng sự (2020) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định khởi sự kinh doanh của sinh viên tại Bosnia và Herzegovina. Nghiên cứu được
thực hiện với 111 phản hồi khảo sát của sinh viên Trường Kinh tế và Kinh doanh
Sarajevo nằm tại thủ đơ của Bosnia và Herzegovina và phân tích hồi quy đa biến.
1
0


Kết quả nghiên cứu cho thấy nỗi sợ bị thất bại có tác động tiêu cực một cách đáng kể
đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên; tuy nhiên sự hỗ trợ của gia đình và bạn
bè làm giảm mối quan hệ tiêu cực giữa nỗi sợ thất bại và ý định khởi sự kinh doanh.
Sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định
khởi sự kinh doanh của sinh viên tại Bosnia và Herzegovina.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Chủ đề nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên được nhiều
học giả trong nước nghiên cứu và cơng bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành
hay qua các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ. Trong một số các nghiên cứu trong
nước sử dụng thuật ngữ ý định khởi nghiệp cũng có hàm ý được hiểu là ý định khởi
sự kinh doanh (được giải thích trong cở sở lý luận về khởi sự kinh doanh và ý định
khởi sự kinh doanh - mục 1.2).

- Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các
nhân tố tính cách cá nhân lên tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên với đối tượng
khảo sát là các sinh viên Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh. Nghiên cứu áp dụng mơ hình Entrepreneur Scan được Driessen và
Zwart (1999) phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng khởi sự kinh doanh
của sinh viên có thể được giải thích bởi 07 nhân tố gồm: Nhu cầu thành đạt, Nhu cầu
tự chủ, Định hướng xã hội, Sự tự tin, Khả năng am hiểu thị trường, Khả năng sáng
tạo và Khả năng thích ứng.
- Hồng Thị Thương (2014) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội. Dữ liệu của nghiên
cứu được thu thập từ 211 sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Lao động - Xã
hội, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính đa biến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh
của sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội, bao gồm: Chuẩn mực xã hội, Cảm
nhận sự khát khao, Cảm nhận tính khả thi, Cảm nhận mơi trường giáo dục đại học,
Điều kiện thị trường và tài chính, Tính cách cá nhân, trong đó nhân tố Cảm nhận sự
khát khao là nguyên nhân quan trọng nhất trong việc tác động đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên.
11


- Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên tại Khoa Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ. Dữ liệu được thu thập từ 233 sinh viên năm
nhất và năm hai và tiến hành kiểm định hồi quy đa biến. Kết quả kiểm định cho thấy:
Thái độ và tự hiệu quả, Giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, Nguồn vốn, Chuẩn chủ
quan và Nhận thức kiểm soát hành vi là các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi sự
kinh doanh của sinh viên.
- Nguyễn Thu Thủy (2015) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm
năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học. Mẫu nghiên cứu được khảo sát từ

693 sinh viên đại học ở 11 trường đại học ở Hà Nội, dựa trên phương pháp phân tích
nhân tố khám phá và hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố
ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên: Ý kiến người xung quanh,
Vị trí xã hội của doanh nhân, Hình mẫu chủ doanh nghiệp, Năng lực khởi sự kinh
doanh, Truyền cảm hứng của nhà trường, Môn học khởi sự kinh doanh, Ngành học,
Tham gia hoạt động ngoại khóa khởi sự kinh doanh.
- Lê Thị Trang Đài và Nguyễn Thị Phương Anh (2016) đã nghiên cứu, xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế
và kỹ thuật tại Trường Đại học Lạc Hồng. Với số phiếu điều tra khảo sát thu về từ
166 sinh viên và các phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy, kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra 5 nhân tố có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Trường Đại học Lạc Hồng: Thái độ cá nhân, Nhận thức xã hội, Nhận thức kiểm soát
hành vi, Cảm nhận cản trở tài chính, Giáo dục khởi nghiệp.
- Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016) đã nghiên cứu xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh
tại các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Dữ liệu của
nghiên cứu được thu thập từ 400 sinh viên với phương pháp phân tích nhân tố khám
phá và hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 4 nhân tố tác động đến ý
định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh: Thái độ và sự
đam mê, Sự sẵn sàng kinh doanh, Quy chuẩn chủ quan, Giáo dục, trong đó, nhân tố
Thái độ và sự đam mê có tác động mạnh nhất.
1
2


- Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha (2016) đã nghiên cứu xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Trường
Đại học Trà Vinh. Mẫu nghiên cứu được khảo sát từ 405 sinh viên bậc Đại học ở các
ngành học khác nhau, dựa trên phương pháp thống kê mô tả và mơ hình cân bằng cấu
trúc tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến ý định

khởi sự doanh nghiệp của sinh viên: Sự tự tin về tính khả thi trong khởi nghiệp, Ý
kiến của những người xung quanh, Sở thích kinh doanh, trong đó Sự tự tin về tính
khả thi trong khởi nghiệp có tác động mạnh nhất. Sự tự tin về tính khả thi trong khởi
nghiệp càng cao thì ý định khởi nghiệp của sinh viên càng tăng.
- Ngô Thị Thanh Tiên và Cao Quốc Việt (2016) đã tổng hợp các lý thuyết về
ý định khởi nghiệp của sinh viên từ các nghiên cứu quốc tế và đề xuất mơ hình
nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên gồm các nhân tố: Chương trình giáo
dục khởi nghiệp, Mơi trường tác động, Động cơ, Tính cách, Tư duy, Thái độ, Giới
tính.
- Đỗ Thị Hoa Liên (2016) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Lao
động - Xã hội (Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh). Thơng qua áp dụng mơ hình tiềm
năng khởi nghiệp kinh doanh của Krueger và Brazeal (1994) và lý thuyết Hành vi có
kế hoạch của Ajzen (1991). Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 315 sinh viên tại
Trường, sử dụng các phương pháp kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố
khám phá (EFA) và hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 5 nhân tố tác
động đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên bao gồm: Giáo dục và đào tạo
tại trường Đại học, Kinh nghiệm và trải nghiệm, Gia đình và bạn bè, Tính cách cá
nhân, Nguồn vốn.
- Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy (2017) đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
Cần Thơ dựa trên thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991). Với số phiếu thu về từ
166 sinh viên và sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy,
nghiên cứu đã đưa ra kết quả bao gồm 07 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi khởi nghiệp
của sinh viên: Đặc điểm tính cách, Thái độ cá nhân, Nhận thức và thái độ, Giáo dục
1
3


khởi nghiệp, Nhận thức kiểm soát hành vi, Quy chuẩn và thái độ, Quy chuẩn chủ

quan.
- Nguyễn Hải Quang và Cao Nguyễn Trung Cường (2017) đã nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Khoa Quản trị kinh
doanh Trường Đại học Kinh tế - Luật. Mẫu nghiên cứu được khảo sát từ 361 sinh
viên từ năm 1 đến năm 4 của Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Luật, dựa trên phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến. Kết quả
nghiên cứu cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của
sinh viên: Nhận thức kiểm soát hành vi, Động cơ chọn làm công cho một tổ chức,
Môi trường cho khởi nghiệp, Động cơ tự làm chủ, Quy chuẩn chủ quan và Sự hỗ trợ
của môi trường học thuật. Trong đó, nhân tố nhận thức kiểm sốt hành vi có tác động
mạnh nhất đến ý định khởi sự doanh nghiệp.
- Đỗ Thị Ý Nhi và cộng sự (2017) nghiên cứu và phân tích các nhân tố tác
động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường Đại học ở tỉnh Bình Dương.
Trên cơ sở khảo sát 250 mẫu và tiến hành phân tích dữ liệu, bằng mơ hình phân tích
nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mơ hình cấu trúc
tuyến tính (SEM), nhóm tác giả đã giả định rằng ý định khởi nghiệp sinh viên bị tác
động bởi các nhân tố: Tiếp cận tài chính, Tiếp cận phi tài chính, Mơi trường gia đình
và xã hội, Nhận thức bản thân, Giáo dục và đào tạo.
- Đoàn Thị Thu Trang và Lê Hiếu Học (2018) nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng tới ý định khởi nghiệp sinh viên ngành kỹ thuật tại Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội. Với kết quả điều tra từ 302 sinh viên và sử dụng các phương pháp phân tích
nhân tố khám phá và hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy ý định khởi nghiệp của
sinh viên ngành kỹ thuật chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Cảm nhận tính khả thi,
Thái độ với khởi nghiệp, Năng lực bản thân.
- Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018) đã nghiên cứu các nhân tố quyết
định ý định kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Dữ liệu
nghiên cứu được thu thập từ 226 sinh viên và được kiểm định bằng phân tích hồi quy
tuyến tính bội. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy các nhân tố: Kiểm soát hành vi,
Kiến thức và kinh nghiệm, Thái độ đối với tinh thần kinh doanh là ba nhân tố quan
1
4



×