Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vai trò của môi trường xã hội trong sự hình thành và phát triển nhân cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.86 KB, 14 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Sự hiểu biết về nhân cách con người là tiền đề để điều khiển
hoạt động của họ một cách có hiệu quả, đặc biệt trong điều
kiện hiện nay khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang
thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội và điều kiện
“Nhân tố con người” trở nên cấp bách như Nghị quyết Đại hội
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 7 đã xác định. Do đó, việc
nghiên cứu về q trình hình thành và phát triển nhân cách,
đặc biệt là vai trò của yếu tố mơi trường trong thúc đẩy q
trình hình thành và phát triển đó là rất cần thiết. Chính vì vậy,
em xin phép chọn đề số 17: “Vai trị của mơi trường xã hội
trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Liên hệ thực
tiễn” cho bài tập học kỳ của mình.

NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.
1. Nhân cách là gì?
Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của
một xã hội nhất định, là chủ thể của các mối quan hệ con
người, của hoạt động có ý thức và giao tiếp thì chúng ta nói
đến nhân cách của họ. Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính
tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội
của người ấy. Nhân cách biểu hiện thế giới cái tôi của mỗi cá
nhân, là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội,
tạo nên đặc trưng riêng về di truyền, về sinh lý thần kinh, về
hoàn cảnh sống của cá nhân theo cách riêng của mình. Mỗi cá
nhân tiếp thu những giá trị phổ biến của văn hóa xã hội, từ
2




đó, thơng qua sự lọc bỏ, tự tiếp nhận của bản thân để hình
thành các giá trị định hướng của nhân cách.
Nhân cách có 4 đặc điểm sau:
+
+
+
+

Tính
Tính
Tính
Tính

ổn định.
thống nhất.
tích cực.
giao tiếp.

2. Mơi trường là gì?
Mơi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều
kiện tự nhiên và xã hội cần thiết cho hoạt động sống và phát
triển nhân cách. Môi trường được chia thành môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội. Trong môi trường xã hội gồm có
mơi trường lớn và mơi trường nhỏ.
Mơi trường xã hội là cả một hệ thống các mối quan hệ mà
con người sống trong đó. Mơi trường xã hội lớn bao gồm: kinh
tế, văn hóa, chính trị, khoa học cơng nghệ, thể thao, lịch sử,
giáo dục,.. Cịn mơi trường xã hội nhỏ gồm: gia đình, nhà

trường, cộng đồng,.... Mơi trường xã hội là môi trường mà con
người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối môi trường
xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống,
làm mục tiêu cho mình.
Mơi trường xã hội tốt thì các nhân tố cấu thành môi trường
sẽ bổ trợ cho nhau, con người sống sẽ được hưởng đầy đủ các
quyền: sống, làm việc, cống hiến, hưởng thụ. Tác động của
môi trường xã hội đến sự hình thành và phát triển nhân cách
qua các mối quan hệ xã hội mà mỗi cá nhân tham gia tích cực
vào các quan hệ đó. Các mối quan hệ giữa cá nhân được thiết
lập lại do các quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế quyết định.
3


II. VAI TRỊ CỦA MƠI TRƯỜNG XÃ HỘI ĐẾN SỰ HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.
Mơi trường xã hội quy định mục đích, nội dung, tốc độ,
chiều hướng phát triển của sự phát triển nhân cách, giúp con
người hình thành nhân cách nhờ giao tiếp và hoạt động xã
hội, góp phần tạo nên động cơ, phương tiện và điều kiện cho
hoạt động và giao lưu của cá nhân. Qua đó, con người chiếm
lĩnh được những kinh nghiệm xã hội loài người. Chính trong
q trình đó đã nảy sinh, hình thành và phát triển nhân cách
của mình. Tuy nhiên, con người không phải là một thực thể
thu động trước tác động của mơi trường mà là một chủ thể
tích cực. Tính chất và mức độ ảnh hưởng của mơi trường cịn
phụ thuộc vào các đặc điểm tâm lý bên trong của cá nhân (xu
hướng, năng lực, thái độ,...) và vào mức độ cá nhân tham gia
cải tạo môi trường.
Những tác động của mơi trường hay hồn cảnh đã được

phản ánh vào nhân cách. Chính trong q trình con người tác
động cải biến hồn cảnh nhằm phục vụ cho lợi ích của mình
và xã hội thì cũng là quá trình cải tạo chính bản thân mình.
Nói về mối quan hệ này, C.Mác viết: “Hoàn cảnh đã sáng tạo
ra con người, trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra
hoàn cảnh”.
Khi xem xét mơi trường nói chung và các yếu tố xã hội nói
riêng thì cái quyết định sự hình thành và phát triển tâm lý,
nhân cách con người là vô cùng quan trọng. Trong mơi trường
xã hội rộng lớn đó thì giáo dục, hoạt động, giao tiếp với tư
cách như là những phương thức hay các con đường có vai trị

4


quyết định quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Cơ
chế tác động của môi trường đến cá nhân:
- Môi trường lớn: Không trực tiếp tác động đến cá nhân mà tác
động gián tiếp lên môi trường nhỏ. Môi trường xã hội lớn
thường khó thay đổi nếu có thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi
tính chất và các mối quan hệ của mối quan hệ của môi trường
xã hội nhỏ.
- Môi trường nhỏ: Ảnh hưởng trực tiếp và tác động thường
xuyên, mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Mơi trường nhỏ có thể bị biến đổi dễ dàng bởi sự thay đổi của
môi trường lớn và hoạt động của các thành viên.
Nếu khơng có sự tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh
hoặc trong một xã hội quá đơn điệu thì cơ thẻ sẽ lớn lên và
phát triển trong trạng thái của động vật hoặc sẽ nghèo nàn về
tâm lý, kém sự linh động. Chẳng hạn, bác sĩ Sing người Ấn Độ

có kể về trường hợp cơ Kamala được chó sói nơi từ nhỏ. Khi
được đưa ra khỏi rừng, cơ đã 12 tuổi. Bình thường, cơ ngủ
trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đơi khi sủa lên như chó
rừng. Cơ khơng thể thành con người người thực sự và đến
năm 18 tuổi thì cơ qua đời. Sự thực đó đã khẳng định tính
đúng đắn trong nhận xét của C.Mác “trong tính hiện thức của
nó, bản chất con người là tổng hịa các mối quan hệ xã hội”
hay “hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực
mà con người đã sang tạo ra hoàn cảnh”.


Như vậy, nhân cách là một sản phẩm của xã hội. Đứa trẻ
muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc với người lớn
để lắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được

5


chuẩn bị bước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của
thời đại.
Thêm vào đó, điều kiện kinh tế, xã hội cũng sẽ ảnh hưởng
trực tiếp, tác động đến mục tiêu và định hướng giá trị cho sự
hình thành và phát triển nhân cách con người. Khi kinh tế
phát triển, xã hội thay đổi thì khơng thể có người có năng lực
yếu kém mà địi hỏi phải là người có năng lực thật sự và có sự
sang tạo để có thể thích nghi với hồn cảnh, bắt kịp với hoàn
cảnh, tiến tới sự phát triển của đất nước và trên thế giới.
Ngồi ra tâm lý nhân cách cịn phụ thuộc vào quan hệ chính
trị và pháp luật. Vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính
tích cực của nó ở mức độ này hay mức độ khác trong vai trị

xã hội. Nhu cầu, hứng thú, lí tưởng phụ thuộc khơng ít vào vai
trị ấy. Người có địa vị xã hội cao như chính trị gia, các nhà
nghiên cứu, lãnh đạo,… thì sẽ có tâm lý nhân cách, như cầu, lí
tưởng, sự hứng thú cá nhân,… khác với những người bình
thường.
Việc xem xét ảnh hưởng của các yếu tố xã hội tới nhân cách
còn thể hiện trong các đặc tính xã hội mà nhân cách tiếp thu
được khi nó là thành viên của một nhóm xã hội, trong những
mối quan hệ nhất định. Các thành viên của nhóm xã hội
thường mang một số đặc tính riêng trong hành vi và cách ứng
xử,… đặc trưng cho nhóm của mình. Đó chính là tính cách xã
hội, hay tính cách dân tộc thường được xem là tính cách của
đại đa số các thành viên xã hội, hay dân tộc đó. Nhân cách
hình thành trong một nhóm, trong một xã hội hay trong một
trong một dân tộc nhất định sẽ có những hành vi và những

6


đặc tính rập khn theo một số chuẩn mực của nhóm, của xã
hội hay dân tộc đó.
Đặc tính của quan hệ sản xuất quy định nội dung của nhiều
nét tâm lý cơ bản của nhân cách. Dân gian đã có câu: “Đi với
bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy” tức là trong
quan hệ sản xuất khác nhau thì con người sẽ có những ứng xử
khác nhau từ đó hình thành nét tâm lý khác nhau trong nhân
cách mỗi con người. Cịn quan hệ chính trị pháp luật biểu
hiện qua hệ tư tưởng đạo đức và ở những mức độ khác nhau
qua phong tục và tập qn. Trong mơi trường xã hội ta cịn
thấy những hiện tượng tâm lý xã hội quần chúng khác ảnh

hưởng đến sự phát triển tâm lý nhân cách. Dư luận và tâm
trạng chung, đó là sự phán xét đánh giá của sự đông người về
sự kiện đời sống xã hội của hoạt động tập thể của hành vi các
nhân. Dư luận được hình thành thầm lặng hoặc có ý thức. Có
thể đóng vai trị tích cực hay tiêu cực trong đời sống được bắt
nguồn từ sự kiện thực hay bịa đặt. Nó nảy sinh, phát triển trên
tâm trạng xã hội và có ảnh hưởng trở lại tâm trạng đó.
- Tâm trạng chung: Bao trùm bầu khơng khí lạc quan hay bi
quan – sức phấn đấu chung của nhóm hay cá nhân đều chịu
ảnh hưởng của tâm trạng chung đó. Ví dụ: lời nói, cử chỉ, việc
làm, cách nhìn, nếp nghĩ… ta có thể thấy tâm trạng chung
của một gia đình, nhóm bạn thế hệ dân tộc….
- Thi đua: Là phương thức tác động qua lại giữa 2 cá nhân,
nhóm và tập thể làm tăng kết quả hoạt động của nhau. Nhiều
phẩm chất nhân cách, tập thể được phát triển qua thi đua. Ví
dụ: Thi đua trong lớp học nhằm đạt kết quả cao trong học tập,
thúc đẩy mỗi thành viên cần nỗ lực học tập.
7


- Bắt chước: Thể hiện ra trong mọi lĩnh vực của đời sống (vui
chơi, học tập, lao động, giao tiếp) bắt chước diễn ra một cách
có ý thức hay khơng có ý thức, bắt chước trong cách giao tiếp,


ngơn ngữ, trong ăn mặc….
Từ các phân tích trên có thể thấy vai trị của mơi trường xã
hội trong sự hình thành và phát triển nhân cách là to lớn đến
thế nào. Nhất là trong giai đoạn cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa hiện nay khơng những cần người vừa có tài mà phải vừa

có đức, cái đức ở đây được hiểu theo nhiều phương diện
nhưng nó cịn có thể được hiểu là nhân cách con người. Môi
trường xã hội ngày càng biến đổi có thêm nhiều cái mới khiến
cho nhân cách con người cũng phải thay đổi thích nghi theo
nếu khơng muốn bị tụt hậu. Làm việc và học tập trong một
môi trường xã hội tốt khiến nhân cách con người cũng tốt
theo, từ đó tạo ra những con người của thời đại mới với sự
chăm chỉ, cần cù, siêng năng, biết đối nhân xử thế; ngược lại
nếu làm việc và học tập trong một môi trường xã hội xấu sẽ
khiến nhân cách con người bị mài mòn dần dần dẫn đến tha
hóa, trong xã hội đó con người chỉ biết lười biếng, chỉ biết
nghĩ cho bản thân mình, ích kỉ, thiếu đi lòng vị tha.
III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN.
Đối với bản thân của mỗi con người, các yếu tố phân tích ở
trên đây đều có một mức độ ý nghĩa nhất định đối với quá
trình phát triển, hình thành nhân cách của mình. Với bản
thân em, qua cả một quá trình lớn lên, học tập và rèn luyện
thì nhân cách cũng hình thành và phát triển. Những yếu tố
trên đây đóng vai trị khơng thể thiếu đối với q trình hình
thành và phát triển nhân cách của bản thân. Tuy nhiên vai trò
8


nổi bật quan trọng hơn thì phải nói đến các yếu tố: hoàn cảnh
xã hội, hoạt động, giao tiếp và giáo dục. Mặc dù bản thân
khơng phủ nhận vai trị đáng kể của yếu tố di truyền (về mặt
tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng
tâm lý) và yếu tố hoàn cảnh tự nhiên. Việc nhận thức được vai
trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách là vơ cùng đặc biệt cần thiết nhất là đối với thế hệ trẻ,

những con người mong muốn vươn tới sự hoàn thiện hồn mỹ
của nhân cách. Xã hội có ảnh hưởng hết sức quan trọng đối
với sự phát triển tâm lý nhân cách. Nếu khơng có sự tiếp xúc
với con người thì cá thể sẽ lớn lên và phát triển trong trạng
thái động vật, nó sẽ khơng trở thành một con người, một nhân
cách. Khi đứa trẻ người Việt Nam có khó khăn, gặp phải hồn
cảnh trắc trở, dẫ đến việc được một người Mỹ nhận ni thì sẽ
nói tiếng Anh, sống theo phong tục và tập quán của người Mỹ.
Ở mỗi thời đại đều có những chuẩn mực về nhân cách riêng
và sự tác động của các yếu tố liên quan đến sự hình thành và
phát triển của nhân cách cũng không giống thời đại nào. Nước
ta đang trong quá trình đổi mới kinh tế, cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, là một xã hội của sự chuyển biến toàn diện sâu sắc.
Điều đó tác động đến mỗi thành viên trong xã hội, làm phong
phú đa dạng thêm đồng thời cũng phức tạp thêm lối sống của
mỗi người, đặc biệt ảnh hưởng tới sự hình thành của lớp trẻ.
Thực tiễn cho thấy trong những năm gần đây năm qua, thang
giá trị của xã hội đang có sự thay đổi nhanh chóng. Chính sự
thay đổi đó dã dẫn đến sự thay đổi đặc điểm nhân cách của
tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì mới. Những giá trị truyền thống
từ gia đình, tình nghĩa, đề cao cái tâm, chữ tín, đạo hiếu và lễ
9


nghĩa vẫn được duy trì nhằm hạn chế, khắc phục tính ích kỉ,
thờ ơ thậm chí lạnh lùng của một số người dưới cơ chế thị
trường. Mục tiêu, yêu cầu của mơ hình nhân cách tuổi trẻ Việt
Nam cần phải có sự kết hợp những giá trị chuẩn mực truyền
thống và mơ hình phát triển của con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Chúng ta hiện nay rất cần những nhân cách có đủ

tài và đức để đạt được mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Bác Hồ cũng đã từng dạy:
“Có tài mà khơng có đức là vơ dụng – có đức mà khơng có tài
thì làm việc gì cũng khó”. Vì thế một nhân cách tồn diện phải
có đủ hai yếu tố ở một con người: tài và đức. Để làm được
điều đó thì cần phải có sự tác động vào nhiều yếu tố hình
thành và phát triển nhân cách một cách thích hợp.
Sự thành cơng của các tỷ phú và những người nổi tiếng là
minh chứng cụ thể cho việc hoàn thiện về mặt nhân cách.
Trong đó phải kể đến danh nhân lịch sử là vị vua Lý Cơng Uẩn.
Ơng đã tạo điều kiện cần thiết nhất để Vương triều Lý xây
dựng nền tảng cho nền văn minh Đại Việt, để Thăng Long –
Hà Nội suốt một ngàn năm tiêu biểu cho những giá trị vững
bền của cả dân tộc. Năm ông 7 tuổi ông đã theo học với sư
Vạn Hạnh và sống từ đó đến lúc trưởng thành. Đây là một quá
trình cực kì quan trọng đối với nhân cách và sự nghiệp của Lý
Công Uẩn sau này. Sống thanh đạm trong chùa, hằng ngày
ông lao động và tụng kinh tham gia làm những việc từ thiện
đối với nhân dân nghèo khổ và đó rét trong vùng nơng thơn
Cổ Pháp, Bắc Giang. Với thân phận con người không cha lại
mất mẹ, ơng càng dễ dàng gắn bó với nhân dân lao động và
chỉa sẻ với họ những điều đau khổ trong cuộc sống hằng ngày.
10


Hồn cảnh đặc biệt đó đã tác động đến mạnh mẽ đến suy tư,
tình cảm và khát vọng của một con người vốn thơng minh lại
lớn lên trong khơng khí lành mạnh của nhà chùa, giữa hoàn
cảnh đau khổ của đất nước. Được người thầy là sư Vạn Hạnh
dạy dỗ, ông sớm tiếp thu truyền thống dân tộc qua hàng

nghìn năm độc lập, trong đó mọi người coi nhau như anh em
ruột thịt, cùng nhau lưng đấu cật để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Ơng khơng thể khơng day dứt về hoàn cành của một
đất nước nghèo, bao lần nổi lên đánh giặc ngoại xâm mà
không thành công. Những cảnh đau khổ của dân tộc suốt
1000 năm bị ngoại bang chiếm đóng, sự tủi nhục của người
dân mất nước cùng với những tấm gương anh hùng cứu nước
như Đinh Bộ Lĩnh, Ngơ Quyền, Lê Hồn,... càng ngày thơi thúc
tâm tư ấy và củng cố ý chí tự cường dân tộc ở ơng. Bằng lịng
quyết tâm của mình, ơng đã bộc lộ rõ nhân cách của mình là
một người yêu nước, thương dân, muốn giúp đất nước vượt
qua hoàn cảnh khó khăn và trở thành một vị vua anh minh,
tài giỏi xây dựng vương triều nhà Lý vững mạnh.
Một doanh nhân thành đạt, một công dân ở Trung Quốc
cũng là một ví dụ tiêu biểu mà chúng ta cần phải học hỏi, ơng
chính là người sang lập ra Alibaba - Jack Ma (Trung Quốc) hiện
là một trong những tỷ phú được nhiều người trên thế giới
ngưỡng mộ. Năm 1995 được coi là dấu mốc quan trọng trong
sự nghiệp kinh doanh sau này của Jack Ma, khi ông lần đầu
tiên tiếp xúc với Internet trong một chuyến đi ngắn tới thành
phố Seattle. Ơng đã tìm từ “beer” (bia) trên Yahoo và nhanh
chóng bị ám ảnh bởi mạng máy tính tồn cầu. Nhờ có mơi
trường lúc đó ở Trung Quốc mạng Internet phát triển rộng, mở
11


cửa hội nhập mà ơng mới có cơ hội được tiếp xúc, khám phá
và trải nghiệm. Chính những yếu tố môi trường xã hội đã làm
thay đổi nhân cách và cả cuộc đời ông. Khiến ông ham học
hỏi về tiếng anh và Internet để dần hoàn thiện bản thân và

cuối cùng trải qua nhiều năm nghiên cứu, ông đã thành lập
cơng ty Internet đầu tiên cho mình, với danh bạ trực tuyến là
China Pages. Và cuối cùng là sáng lập nên tập đồn Alibaba tỷ
đơ đưa về cho ơng rất nhiều lợi nhuận mỗi năm và khiến ông
trở thành một trong những tỷ phú giàu nhất nhì trên thế giới
với khối tài sản được gọi là “kếch-xù”.
Là một sinh viên Luật, được sống trong một môi trường xã
hội vô cùng năng động, có nhiều điều kiện để có thể hình
thành và phát triển nhân cách, em cảm thấy bản thân mình
cần phải có trách nhiệm tự hồn thiện nhân cách cho bản
thân mình. Từ việc hiểu biết về nhân cách, về vai trị của các
yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, kết hợp
với những kiến thức về thực tế đời sống, xã hội, bản thân em
có thể tự liên hệ và xác định phương hướng, con đường đi cho
phù hợp. Khi đã có sự hiểu biết về vai trò của các yếu tố sinh
thể đối với nhân cách, cá nhân em có thể có những biện pháp
để phát triển những mặt mạnh, kiềm chế những yếu tố không
tốt thuộc về mặt bẩn sinh di truyền trong khả năng có thể.
Đồng thời ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội,
tìm hiểu các kiến thức về xã hội để xác định được những yêu
cầu chuẩn mực của thời đại mới. Từ đó có sự rèn luyện bản
thân theo hướng đáp ứng một cách tốt nhất những u cầu
đó. Thơng qua những bài học về cuộc sống đã được nghe trên
sách báo, ti vi, loa đài, em thấy nhân cách con người chưa
12


thật sự hồn thiện một cách tốt nhất vì vậy chúng ta cần phải
học hỏi từ thông qua việc giao tiếp với nhiều người, hoạt động
xã hội. Bản thân em được học tập tại trường Đại học Luật Hà

Nội với môi trường đầy sự năng động, nhiệt huyết, em cảm
thấy bản thân mình đang dần hồn thiện khơng chỉ về kiến
thức mà còn là cả sự tự tin cũng như các kỹ năng cần thiết để
có thể từng bước hồn thiện nhân cách một cách chững chạc
và xứng đáng với niềm tin gia đình ln dành cho bản thân.

KẾT LUẬN
“Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta
phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như
hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi […]” (Hồ Chí Minh,
T12, nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr558). Có nghĩa là,
con người phải có ý thức rèn luyện nhân cách của mình. Dựa
vào việc nghiên cứu vai trị của mơi trường ảnh hưởng đến sự
hình thành và phát triển nhân cách, có thể kết luận như sau:
cá nhân hoạt động và giao tiếp trong môi trường tốt, phù hợp
với những đặc điểm, tính cách của bản thân sẽ đưa tới hình
thành một cấu trúc nhân cách tương đối ổn định và đạt tới
một trình độ phát triển nhất định. Trong cuộc sống, nhân cách
tiếp tục biến đổi và hoàn thiện dần thông qua việc cá nhân tự
ý thức, tự rèn luyện, tự giáo dục, tự hồn thiện nhân cách của
mình ở trình độ phát triển cao hơn, đáp ứng những yêu cầu
ngày càng cao của cuộc sống, của xã hội. Vì vậy, con người
cần phải thường xuyên tự rèn luyện nhân cách của mình.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lí học đại
cương, Nxb Cơng an Nhân dân, 2019.

2. Đào Thị Oanh (chủ biên), Vấn đề nhân cách trong tâm lí
học ngày nay, Nxb Giáo dục, 2007.
3. Bùi Văn Ái, Các yếu tố hình thành và phát triển nhân cách.
4. Xuân Linh, Tất tần tật về Jack Ma - Tỷ phú khiến cả thế giới
ngưỡng mộ. />5. />M
6. />7. />8. />


×