Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hịnh thành và phát triển của nhân cách liên hệ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.44 KB, 8 trang )

Trường ĐH Luật HN Trần Tú Giang
Trường : ĐH Luật Hà Nội
Khóa : 34
Lớp : 02
Họ và tên : Trần Tú Giang. Mã thẻ SV : 340262


Đề bài: : phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hịnh thành và
phát triển của nhân cách liên hệ thực tế
1
Trường ĐH Luật HN Trần Tú Giang
Nhà tâm lý học nổi tiếng X.L.Rubinstein đã viết “con người là cá tính đặc
biệt, không lặp lại, con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ của
mình với những người xung quanh một cách có ý thức”.(1). Hiện nay có nhiều
khái niệm về nhân cách nhưng nhân cách thường được xác định như là một hệ
thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân
mình. Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một các nhân biểu hiện ở
bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
Có 5 nhân tố chính tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Di truyền, hoàn cảnh sống, nhân tố giáo dục, nhân tố hoạt động, nhân tố giao
tiếp.
1) Di truyền:
Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể
sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối
với thể hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo
một cơ chế định sẵn.
Bẩm sinh di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh
và các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với một số cá thể khi ra đời đã nhận
được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể của các thể hệ trước
thông qua con đường di truyền, trong đó có các đặc điểm và chức năng của các
cơ quan giác quan và não. Những biểu hiện của hoạt động thần kinh cấp cao


được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể. Tuy nhiên không thể khẳng
định vai trò quyết định của yếu tố di truyền trong sự hình thành và phát triển của
nhân cách. Để nhận thức rõ vai trò của nó, ta cần phải thừa nhận một thực tế là
mọi cơ thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình.
Hơn thế, hoạt động tâm sinh lý của con người còn có khả năng bù trừ (sự thiếu
hụt của giác quan này có thể làm gia tăng khả năng của một giác quan khác).
Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đến từng giai đoạn phát triển và đối
2
Trường ĐH Luật HN Trần Tú Giang
với từng hoạt động cụ thể là khác nhau (VD: khả năng tiềm tàng của bộ máy
phân tích âm thanh cần phải được phát triển và bồi dưỡng từ thời thơ ấu. Nó là
đặc điểm di truyền, khác với những đặc điểm khác của cơ thể)
Tóm lại, bẩm sinh di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và
phát triển của tâm lý nhân cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật
chất của các hiện tượng tâm lý. Từ đó khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu
tố di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Liên hệ thực tế: Moza là nhà soạn nhạc thiên tài và cũng là một nghệ sĩ
xuất sắc xuất thân trong một gia đình đã có truyền thống âm nhạc lâu đời, đó là
một cơ sở di truyền bẩm sinh giúp tạo một tiền đề để nhân cách của Moza phát
triển mạnh mẽ.
2) Hoàn cảnh sống.
a) Hoàn cảnh sống tự nhiên
Như ta dã biêt, mỗi dan tộc sống trên một lãnh thổ nhất định, có cái
độc đáo của địa lý. Những điều kiện đó quy định đặc điểm của các dạng, các
ngành sản xuất, đặc tính của nghề nghiệp và một số nét riêng trong sáng tạo nghệ
thuật. Qua đó quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định.
Cho nên có thể nói rằng tâm lý dân tộc mang dấu ấn của hoàn cảnh thiên nhiên
thông qua khâu trung gian là phương thức sống.
Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện
và hoàn cảnh tự sống tự nhiên. Một số nét tâm lý nào đó của bản địa, của nghề

cũng có thể hiểu theo logic ấy. Nhân cách như một thành viên của xã hội, chịu
ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần,
qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp – những
cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương tức sống của bản thân
nó.
Liên hệ thực tế:
3
Trường ĐH Luật HN Trần Tú Giang
b) Hoàn cảnh xã hội.
Trước hết cần nhận thức về ảnh hưởng nói chung của xã hội đối với sự
phát triển của tâm lý nhân cách. rõ ràng là không có sự tiếp xúc với con người thì
cá thể lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật, nó không thể trở thành một
con người, một nhân cách. Nhân cách đó là một sản phẩm của xã hội. Như thế có
nghĩa là một đứa trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc với người lớn
để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để chuẩn bị bước vào đời sống
lao động và văn hóa của nhân loại.
Trong tất cả các mối quan hệ xã hội, nhân cách không chỉ là một khách
thể mà còn là một chủ thể. Cá nhân là một tồn tại có ý thức, nó có thể lựa chọn
phương thức sống của mình và do đó lựa chọn những phản ứng khác nhau trước
những tác động của hoàn cảnh xã hội.
Trong môi trường cac hội ta còn thấy những hiện tượng tâm lý xã hội
quần chúng khác có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý nhân cách. Dư luận và
tâm trạng chung, đó là sự phán xét đánh giá của đông người về sự kiện đời sống
xã hội của hoạt động tập thể của hành vi cá nhân. Dư luận được hình thành âm
thầm hoặc có ý thức. Có thể đóng vai trò tích cực hoặc tiêu cực trong đời sống
được bắt đầu từ sự kiện thật hay bịa đặt. Nó nảy sinh và phát triển trên tâm trạng
của xã hội và có ảnh hưởng trở lại tâm trạng đó.
_Tâm trạng chung bao trùm bầu không khí lạc quan hay bi quan – sức
phấn đấu chung của nhóm hay cá nhân đều chịu tác động của tâm trạng chung
đó.

_Thi đua là phương thức tác động qua lại giưa các cá nhân, nhóm và
tập thể làm tăng cho kết quả hoạt động cua nhau nhiều phẩm chất nhân cách, tập
thê được phát triển qua thi đua.
4
Trường ĐH Luật HN Trần Tú Giang
_Bắt chước thể hiện ra trong mọi lĩnh vực của đời sống, bắt chước diễn
ra một cách có ý thức hay không có ý thức, bắt chước trong giaotieeps, trong
cách ăn mặc, ngôn ngữ.v.v.
Liên hệ thực tế: một đứa trẻ được sinh ra trong một hoànn cánh sống
thiếu thốn cả về thể xác lân tinh thân thường có sự hình thành và phát triển nhân
cách không tốt bằng những đứa trẻ có điều kiện sống tôt. Một nghiên cứu khoa
học ở Mỹ cho thấy 90% trẻ em hư hỏng là do hoàn cảnh xô đẩy vào co đường tội
lỗi. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của hoàn cảnh sống.
3) Nhân tố giáo dục.
Theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục học hiện đại thì giáo dục giữ vai
trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách. Giáo dục là một hoạt động chuyên
môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách của con người theo yêu
cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong tâm lý học, giáo dục thường được hiểu như là quá trình tác động có ý
thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng đạo dức và hành vi trong tập
thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài trường. Nhưng
thực tế giáo dục còn có nghĩa rộng hơn thế bao gồm cả việc dạy học và hệ thống
các tác động sư phạm khác, trực tiếp hay gián tiếp trong và ngoài lớp. Vai trò
của giáo dục trong sự phát triển nhân cách được thể hiện bởi các đặc điểm sau:
_Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách
và dẫn dắt nhân cách của học sinh theo chiều hướng đó.
_Giáo dục có thể mang lại những cái mà yếu tố bẩm sinh di truyền không
mang lại. (VD: Nếu một đứaa trẻ sinh ra bình thường không khuyết tật thì theo
sự tăng trưởng của cơ thể, đến một giai đoạn nào đó đứa trẻ sẽ biết nói. Nhưng
muốn biết đọc thì đứa trẻ phải học)

_Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật mang lại. (VD: bằng
phương pháp giáo dục đặc biệt cho trẻ em khuyết tật bẩm sinh thì có thể phục
5

×