Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bài tập lớn luật hình sự 1; đồng phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.77 KB, 11 trang )

MỤC LỤC


BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017
CTTP: cấu thành tội phạm
Bài tập số 3:
Để có tiền chơi game, A (18 tuổi 6 tháng), B (17 tuổi), C (15 tuổi 8 tháng) bàn
nhau mang dao, gậy gỗ đi cướp tài sản. Vào buổi tối, thấy đơi tình nhân ngồi tâm
sự trên đoạn đường vắng, A dùng dao đe dọa và yêu cầu người thanh niên đưa ví
tiền. Người thanh niên phản ứng, thì bị B vung gậy đánh mạnh vào đầu (gây
thương tích, tỷ lệ tổn thương cơ thể cho nạn nhân 15%). Bị người thanh niên
chống trả quyết liệt nhưng trước khi bỏ chạy ba tên A, B, C cũng lấy được chiếc
túi xách của nạn nhân bên trong có tiền, điện thoại (tổng tài sản trị giá 10 triệu
đồng). Ba tên A, B, C sau đó bị bắt và bị xét xử theo khoản 2 Điều 168 BLHS.
Câu hỏi/Yêu cầu:
1. Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại tội
nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (1,5 điểm)
2. Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc CTTP
cơ bản hay CTTP tăng nặng? (1,5 điểm)
3. Hình phạt nặng nhất mà A, B, C có thể phải chịu trong tình huống nêu trên? (2
điểm)
4. Trường hợp A bị tòa án kết án 1 năm tù cho hưởng án treo thử thách 2 năm về
tội cướp giật tài sản (khoản 1 Điều 171 BLHS) nhưng mới thử thách được 02
tháng lại phạm tội nêu trên, thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái
phạm nguy hiểm? Tại sao? (2 điểm)


MỞ ĐẦU
Pháp luật hình sự Việt Nam gắn liền với q trình phát triển
của xã hội, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội của đất


nước. Những năm gần đây xuất hiện những tội phạm xâm hại
đến sức khỏe, nhân phảm và danh dự của con người mà mức độ
của chúng ngày càng nguy hiểm. Là một sinh viên thuộc ngành luật
học, mới được tiếp xúc với khoa học hình sự, việc tìm hiểu những nội dung cơ
bản của khoa học hình sự như: khái niệm tội phạm, phân loại tội phạm, các dấu
hiệu thuộc mặt khách quan, giai đoạn thực hiện phạm tội… là vô cùng quan
trọng. Vì vậy em xin phép chọn đề bài số 3 cho bài tập học kỳ.

NỘI DUNG
Câu 1: Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình
huống nêu trên thuộc loại tội nào theo phân loại tội
phạm tại điều 9 BLHS?
Luật Hình sự Việt Nam phân tội phạm thành bốn nhóm tội
phạm khác nhau: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng (cụ thể tại điều 9 Bộ Luật hình sự 2015). Trong tình huống
nêu trên, cần xem tội cướp tài sản mà A, B, C bị xét theo khoản
2 điều 168 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thuộc
loại tội nào theo phân loại tội phạm quy định tại điều này.
Trước tiên, A (18 tuổi 6 tháng) và B (17 tuổi) đều đã đủ tuổi vị
thành niên, C (15 tuổi 8 tháng) chưa đủ tuổi vị thành niên. Theo
quy định tại khoản 2 điều 12 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ
sung 2017 về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: “Người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134,
3


141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251,
252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.” Vậy cả A,

B, C đều phải chịu trách nhiệm hình sự trong vụ việc này và đều thuộc loại tội
phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, khi thực hiện hành vi cướp, A, B, C còn mang theo vũ khí là
dao và gậy, dùng dao đe dọa nạn nhân; hơn nữa còn đánh mạnh vào đầu nạn
nhân gây thương tích, tỷ lệ tổn thương gây ra cho cơ thể nạn nhân là 15%. Vậy
A, B, C đã phạm tội cướp tài sản quy định cụ thể tại khoản 2 điều 168 Bộ Luật
Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó mức định khung hình phạt tại
điều này là từ 07 năm đến 15 năm, cụ thể:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm
khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có
thai, người già yếu hoặc người khơng có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.”
Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 9 Bộ Luật Hình sự
2015, sửa đổi, bổ sung 2017: “Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm
có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của
4


khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15
năm tù”.



Áp dụng vào tình huống trên thì tội cướp tài sản mà A, B, C thực
hiện thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng theo phân loại tại
điều 9 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Câu 2: Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình
huống nêu trên thuộc CTTP cơ bản hay CTTP tăng nặng?
CTTP là tổng hợp những dấu hiệu pháp lý có tính đặc trưng
cho tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Dựa theo
tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, luật hình sự Việt
Nam chia CTTP thành: CTTP cơ bản (chỉ có dấu hiệu phạm tội,
cho phép phân biệt với tội phạm khác); CTTP tăng nặng (ngồi
dấu hiệu định tội cịn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có
mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên đáng kể); CTTP giảm nhẹ
(ngoài dấu hiệu định tội cịn có thêm dấu hiệu phản ánh tội
phạm có mức độ nguy hiểm có xã hội giảm xuống một cách
đáng kể). Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy
định cụ thể tại điều 52 BLHS. Có thể thấy dấu hiệu để phân loại
CTTP cơ bản, giảm nhẹ hay tăng nặng là dựa vào các dấu hiệu
định khung. Vì những dấu hiệu đó sẽ xác định các trường hợp bị
coi là nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng sau hơn so với trường
hợp bình thường của một tội nên có khung hình phạt nặng hơn
hay nhẹ hơn so với khung hình phạt cho trường hợp bình
thường.
Xét trong trường hợp trên A, B, C bị bắt và xét xử tội cướp tài
sản theo khoản 2 điều 168 BLHS. Hành vi của A, B, C là thực
hiện một cách cố ý gây nguy hiểm cho xã hội vì A, B, C đã sử
dụng dao và gậy để cướp tài sản. Cụ thể, A đã dùng dao để đe
5



dọa nạn nhân còn B dùng gậy để đánh mạnh vào đầu nạn nhân
khiến tỷ lệ thương tích cơ thể nạn nhân lên đến 15%. Mặc dù C
khơng có những hành động cụ thể như A và B nhưng C đã tham
gia chuẩn bị thực hiện tội phạm mà khi A và B có hành vi đe
dọa dùng vũ lực và dùng vũ lực thì sẽ khơng có bất kỳ thái độ
phản ứng hay hành động nào. Có thể thấy hành vi của A, B, C
ngay tức khắc làm xâm hại đến quyền nhân thân và quyền tài
sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân là người thanh
niên.
Khoản 1 Điều 168 là CTTP cơ bản (vì chỉ bao gồm dấu hiệu định tội):
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi
khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng không thể chống cự được
nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”. Tức là nếu A,
B, C chỉ dùng dao đe dọa nhằm chiếm đoạt tài sản của người thanh niên thì tội
của A, B, C sẽ thuộc trường hợp CTTP cơ bản. Tuy nhiên, hành vi của A, B, C
lại cấu thành tội cướp tài sản theo điểm c khoản 2 Điều 168 BLHS. Theo đó
ngồi các tình tiết để định tội là cướp tài sản, A, B, C cịn có thêm tình tiết tăng
nặng là “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%” (cụ thể là 15%). Điều này phản ánh mức
độ của tính nguy hiểm tăng lên rõ rệt so với các trường hợp cướp tài sản quy
định tại khoản 1 điều này.
Những dấu hiệu có thêm trong trường hợp CTTP tăng nặng đối với hành vi
của A, B, C cho phép chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung bình
thường (mức cao nhất là 10 năm – theo khoản 1 Điều 168 BLHS 2015) lên
khung tăng nặng (mức cao nhất là 15 năm – theo khoản 2 Điều 168 BLHS
2015).


Như vậy, có thể khẳng định: hành vi phạm tội mà A, B, C thực hiện thuộc

trường hợp CTTP tăng nặng.
6


Câu 3: Hình phạt nặng nhất mà A, B, C có thể phải chịu
trong tình huống nêu trên?
Trong tình huống nêu trên A, B, C không chỉ đe dọa nạn nhân
bằng dao mà còn trực tiếp dùng dao gây thương tích cho nạn
nhân, tỷ lệ tổn thương cơ thể lên đến 15%. Xét theo khoản 2
điều 168 BLHS quy định về tội cướp tài sản thì có khung hình
phạt từ 07 năm đến 15 năm. Như vậy khung hình phạt cao nhất
cho tội phạm thuộc khoản 2 điều 168 BLHS là 15 năm.
Xem xét cụ thể độ tuổi của từng người, mỗi người sẽ có
những hình phạt khác nhau theo quy định của pháp luật. Cụ thể
như sau:
Khi thực hiện hành vi phạm tội A đã 18 tuổi 6 tháng nên mức
phạt cao nhất của A phải chịu là 15 năm theo quy định tại
khoản 2 điều 168 BLHS.
B thực hiện hành vi phạm tội khi 17 tuổi, căn cứ khoản 1 điều
101 BLHS, mức phạt tù có thời hạn với người dưới 18 tuổi phạm
tội quy định như sau: “Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi
phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử
hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng khơng q 18 năm tù; nếu là tù
có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư
mức phạt tù mà điều luật quy định”. Như vậy, mức hình phạt cao nhất mà B
phải chịu sẽ khơng quá ba phần tư của 15 năm tức là 11 năm 3 tháng phạt tù.
C mới chỉ 15 tuổi 8 tháng khi thực hiện hành vi phạm tội, theo
quy định khoản 2 điều 101 BLHS, mức phạt tù có thời hạn đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội: “Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung

thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm
tù; nếu là tù thời hạn thì mức hình phạt được áp dụng không quá một phần hai
mức phạt tù mà điều luật quy định”. Áp dụng vào tình huống, C chỉ phải chịu
7


khơng q một phần hai của 15 năm. Vậy hình phạt cao nhất mà C phải chịu đó
là 7 năm 6 tháng.
Câu 4: Trường hợp A bị tòa kết án 01 năm tù cho hưởng
án treo thử thách 2 năm về tội cướp giật tài sản (khoản
1 điều 171 BLHS) nhưng mới thử thách được 02 tháng thì
lại phạm tội nếu trên, thì trường hợp phạm tội của A là
tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao?
Xét theo quy định tại điều 69 BLHS quy định về xóa án tích,
khoản 1 điều 70 BLHS quy định về đương nhiên được xóa án
tích: “Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án
không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật
này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc
hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và
khoản 3 Điều này”. Trước hết, A từng bị tòa kết án 01 năm tù cho hưởng án treo
thử thách 2 năm về tội cướp giật tài sản (theo khoản 1 điều 171 BLHS) nhưng
mới thụ án được 02 tháng thì lại tiếp tục phạm cùng tội này. Vậy, trường hợp
của A vẫn chưa được xóa án tích.
Căn cứ khoản 1 điều 171 BLHS, khung hình phạt đối với người cướp giật tài
sản của người khác là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Mà theo điểm b khoản 1
điều 9 BLHS quy định về phân loại tội phạm: “Tội phạm nghiêm trọng là tội
phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến
07 năm tù”. Như vậy có thể kết luận trong trường hợp này tội mà A phạm phải
là tội phạm nghiêm trọng.

Xét đến vấn đề trường hợp phạm tội của A thuộc tái phạm hay tái phạm nguy
hiểm, điều 53 BLHS quy định về tái phạm và tái phạm nguy hiểm như sau:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án
tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện
8


hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực
hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành
vi phạm tội do cố ý.”
Ở tình huống này ta có thể chia thành hai trường hợp như
sau:
Trường hợp 1: trước khi bị kết án về tội cướp giật tài sản theo
khoản 1 điều 171 BLHS, A chưa từng phạm tội hoặc có phạm tội
nhưng đã xóa án tích. Xét trong trường hợp nêu tại câu hỏi, A
đã bị kết án 01 năm tù cho hưởng án treo thử thách 2 năm về
tội cướp giật tài sản mà chưa được xóa án tích, sau đó A lại
phạm tội cướp tài sản theo khoản 2 điều 168 BLHS 2015 với lỗi
cố ý vì thế căn cứ vào khoản 1 điều 53 Bộ Luật này có thể thấy
đây là trường hợp tái phạm.
Trường hợp 2: trước khi bị kết án về tội cướp giật tài sản theo
khoản 1 điều 171 BLHS, A đã từng bị kết án và chưa được xóa
án tích. Trong trường hợp này, việc bị tòa kết án 01 năm tù cho
hưởng án treo thử thách 2 năm về tội cướp giật tài sản là A đã

tái phạm theo khoản 1 điều 53 BLHS. Tuy nhiên sau khi tái
phạm mà chưa được xóa án tích, (sau 02 tháng thụ án) A lại
tiếp tục phạm tội nêu trên. Như vậy theo quy định tại điểm b
khoản 2 điều 53 Bộ Luật này: “Đã tái phạm, chưa được xố án tích mà

9


lại phạm tội do cố ý.” thì có thể kết luận A thuộc trường hợp tái phạm nguy
hiểm.

KẾT LUẬN
Nhìn chung việc nhận thức đúng những kiến thức cơ bản của
khoa học luật hình sự về khái niệm tội phạm, phân loại tội
phạm, các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan, khách quan, giai đoạn
thực hiện tội phạm… để từ đó đưa ra những phương án giải
quyết bước đầu như tình huống đề bài nêu ra là vô cùng cần
thiết và thiết thực. Điều này giúp cho việc xử lí tội phạm trở nên
chính xác, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của nhà nước và cá nhân.
Trong q trình làm bài, do cịn nhiều hạn chế về mặt kiến thức
cũng như kĩ năng làm bài khơng thể thiếu những sai sót. Em
kính mong thầy cô đọc và cho nhận xét để bài làm được hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam
phần chung 2019, Nxb Cơng An Nhân dân.

2.

Bộ Luật Hình sự 2015, Nhà xuất bản Lao Động

3.

GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự
năm 2015, Nxb Tư pháp.

4.

GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa, Mơ hình Luật Hình sự Việt Nam,
Nxb Tư pháp.

5.

Luật sửa đổi bộ luật Hình sự năm 2017.

6.

TS. Phạm Ngọc Minh, Tội cướp tài sản theo quy định của Bộ
luật hình sự năm 2015 />
7.

LS. Phạm Tuấn Anh, Dấu hiệu về mặt khách quan của tội cướp
giật tài sản />



×