Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÀI TIỂU LUẬN môn NHỮNG NGUYÊN lý cơ bản của CHỦ NGHĨA mác LÊNIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.28 KB, 11 trang )

BÀI TIỂU LUẬN MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ
BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
TÊN ĐỀ TÀI: "TÌM HIỂU MỘT SỐ H ÀNH Đ ỘNG TR ÁI QUY LUẬT
KHÁCH QUAN VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ"

MỤC LỤC
A Lời mở đầu
B. Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài:
1. Phạm trù vật chất và phạm trù ý thức...................................................................4
2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức..................................................5
3. Ý nghĩa phương pháp luận....................................................................................6

Chương II: Một số hành động trái quy luật khách quan và hậu quả của nó:
1. Trong lĩnh vực tự nhiên.................................................................. 6
2. Trong lĩnh vực xã hội.......................................................................9

Chương III: Kết luận.....................................................................11
Tài liệu tham khảo.........................................................................12


LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc sống xung quanh ta ngày càng phát triển và chuyển hóa với mn vàn sự vật và
hiện tượng phong phú, đa dạng. Nhưng dù đa dạng đến đâu thì cũng quy về hai lĩnh vực:
vật chất và ý thức. Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn đề về mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức, nhưng chỉ có quan điểm triết học Mác-Lênin là đúng và đầy đủ
đó là: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định sự ra đời của ý
thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất.
Thế giới quan và phương pháp luận triết học là bộ phận lý luận nền tảng của chủ nghĩa
Mác- Lenin, là sự kế thừa và phát triển những thành quả vĩ đại nhất của tư tưởng triết học
trong lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đến trình độ sâu sắc nhất.


Về mặt ý nghĩa mà đề tài mang lại rất thực tế không chỉ là trên sách vở hay lí thuyết
mà cịn trong cả thực tiễn cuộc sống chúng ta. Triết học Mác-Lênin trang bị cho con
người những kiến thức cơ bản trong nhận thức và hành động. Triết học nghiên cứu thế
giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động
của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng
đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống. Triết học vạch ra cho con người hệ
thống những cách thức, nguyên tắc để định hướng, chỉ đạo nhận thức và hoạt động thực
tiễn của con người tuân theo quy luật của tự nhiên: Thế giới vận động theo quy luật
khách quan, yêu cầu con người phải nhận thức và hành động theo quy luật khách quan,
không tuân theo quy luật khách quan thì phải chịu lấy hậu quả.


Với ý nghĩa đó, em đã chọn đề tài: "Tìm hiểu một số biểu hiện không tuân theo quy
luật khách quan và hậu quả của nó".

NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Phạm trù vật chất và phạm trù ý thức:
Lênin đã định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại trong lệ thuộc vào cảm giác” (V.I.Lênin: Toàn tập, t.18, Nxb. Tiến
bộ, M., 1980, tr.151).
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Ý thức của con người là sản phẩm của quá
trình phát triển tự nhiên và lịch sử – xã hội. Để hiểu được nguồn gốc và bản chất của ý
thức cần phải xem xét trên cả hai mặt tự nhiên và xã hội.
a. Nguồn gốc của ý thức
a.1. Nguồn gốc tự nhiên:
– Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất. Đó là năng lực giữa lại, tái hiện
của hệ thống vật chất này, những đặc điểm của hộ thống vật chất khác trong quá trình tác
động qua lại.



– Cùng với sự tiến hoá của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của nó cũng phát triển
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó ý thức là hình thức phản ánh cao
nhất của thế giới vật chất.– Ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao
của bộ não con người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người.
a.2. Nguồn gốc xã hội:
– Lao động là hoạt động đặc thù của con người, làm cho con người khác với tất cả các
động vật khác.
+ Trong lao động, con người đã biết chế tạo ra các công cụ và sử dụng các công cụ để tạo
ra của cải vật chất.
+ Lao động của con người là hành động có mục đích – tác động vào thế giới vật chất
khách quan làm biến đổi thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.
+ Trong quá trình lao động, bộ não người phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm cho khả
năng tư duy trừu tượng của con người cùng ngày càng phát triển.
– Lao động sản xuất cịn là cơ sở của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ.
+ Trong lao động, con người tất yếu có những quan hệ với nhau và có nhu cầu cần trao
đổi kinh nghiệm. Từ đó nảy sinh sự “cần thiết phải nói với nhau một cái gì đấy”. Vì vậy,
ngơn ngữ ra đời và phát triển cùng với lao động.
+ Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là cái “vỏ vật chất” của tư duy, là phương tiện để
con người giao tiếp trong xã hội, phản ánh một cách khái quát sự vật, tổng kết kinh
nghiêm thực tiễn và trao đổi chung giữa các thế hệ. Chính vì vậy, Ăngghen coi: lao động
và ngơn ngữ là “hai sức kích thích chủ yếu” biến bộ não của con vật thành bộ não con
người, phản ánh tâm lý động vật thành phản ánh ý thức.
Lao động và ngơn ngữ, đó chính là nguồn gốc xã hội quyết định sự hình thành và phát
triển ý thức.
b/ Bản chất của ý thức
- Trong lịch sử triết học, triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực thể độc lập, là
thực tại duy nhất, từ đó cường điệu tính năng động của ý thức đến mức coi ý thức sinh ra
vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật chất.

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não
con người thông qua thực tiễn, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.
– Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội dung của
ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ quan, là hình ảnh
tinh thần chứ khơng phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật tầm thường
quan niệm.
– Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cùng có nghĩa là ý thức là
sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế giới.
+ Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định. Nhu cầu


đó địi hỏi chủ thể phản ánh phải hiệu được cái được phản ánh. Trên cơ sở đó hình thành
nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng phản ánh đúng đắn hơn hiện thực
khách quan, Song, sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở
phản ánh.
+ Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì phản ánh đó bao giờ cũng dự trên hoạt động thực tiễn và
là sản phẩn của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan hệ xã hội, bản chất của ý
thức là có tính xã hội.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
a.Vật chất quyết định ý thức:
– Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất sinh ra ý thức, ý thức là chức năng của óc con
người – dạng vật chất có tổ chức cao nhất của thế giới vật chất
– Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người. Thế giới vật chất là nguồn
gốc khách quan của ý thức.
b. Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất:
– Ý thức có thể thức đẩy hoặc kìm hãm với một mức độ nhất định sự biến đổi của những
điều kiện vật chất.
– Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người. Con

người dựa trên các tri thức về những quy luật khách quan mà đề ra mục tiêu, phương
hướng thực hiện; xác định các phương pháp và bằng ý chí thực hiện mục tiêu ấy.
Sự tác động của ý thức đối với vật chất dù có đến mức độ nào đi chăng nữa thì nó vẫn
phải dựa trên sự phản ánh thế giới vật chất.

3. Ý nghĩa phương pháp luận:
– Vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh vật chất, cho nên trong nhận thức phải
bảo đảm nguyên tắc “tính khách quan của sự xem xét” và trong hoạt động thực tiễn phải
luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan.
– Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con
người, cho nên cần phải phát huy tính tích cực của ý thức đối với vật chất bằng cách nâng
cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng chung trong hoạt động thực
tiễn của con người.
– Cần phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như thái độ thụ động, chờ đợi vào
điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan…

II. MỘT SỐ HÀNH ĐỘNG TRÁI QUI LUẬT KHÁCH
QUAN VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ:
1.Trong lĩnh vực tự nhiên:
a. Hành động gây ô nhiễm nguồn nước sạch:

Trong lĩnh vực tự nhiên, một trong những hành động trái qui luật khách quan của
con người gây ra những hậu quả nặng nề là việc gây ô nhiễm nguồn nước.
Nước sạch là nguồn nguyên vật liệu quan trọng nhất của con người và mọi sinh
vật trên trái đất. Trong cơ thể của chúng ta, nước chiếm đến hơn 80% trọng lượng cơ thể,
50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương, 60-75% trọng lượng cơ. Nước là chất


quan trọng để sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể, duy trì sự sống cho cơ
thể. Ngồi ra, nước cịn là nguồn phục vụ cho đời sống của con người trong mọi lĩnh vực,

chi phối nhiều hiện tượng trong tự nhiên.
Ta biết, chất của nước do cấu trúc phân tử của nước là H20 quyết định, tuy nhiên,
nó đang bị những tác nhân do con người gây ra làm biến đổi về chất của nước sạch, khiến
nước sạch thành nước bẩn.
Con người là nguyên nhân gây ra sự biến đổi chất của nước. Ý thức kém trong
trong việc sử dụng nguồn nước đã tạo nên một q trình tích luỹ về lượng theo hướng
kém tích cực, làm tích luỹ dần lượng chất ơ nhiễm, vượt qua ngưỡng độ, đến điểm nút và
bước nhảy là một nguồn nước sạch bị ô nhiễm.
Nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến những ảnh hưởng về môi trường xung quanh, gây nên
một số hiện tượng như thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ, gián tiếp gây các bệnh cho sức khoẻ
con người. Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm
đất trầm trọng, sinh vật đất chết dần chết mòn. Các hợp chất vơ cơ, hữu cơ độc hại trong
nước thơng qua vịng tuần hồn nước, theo hơi nước vào khơng khí làm mật độ bụi bẩn
tăng lên gây ra các bệnh về hô hấp cho con người. Khi nguồn nước bị ô nhiễm, chất nước
đã bị biến đổi, trong nước nhiễm phải các chất độc hoá học như thuỷ ngân, Crom,
Mangan, ... Gây ra các làng bệnh ung thư. Những rác thải làm cho vi khuẩn sinh sôi, lan
truyền nhanh và rộng trong môi trường nước,... Gây ra các bệnh tật, phổ biến nhất là các
bệnh về đường ruột. Không những vậy, nguồn nước bẩn còn làm xáo trộn sinh hoạt
thường ngày của những hộ dân sống gần nguồn nước, đời sống của họ mất ổn định, một
số ít buộc phải sống chung với môi trường bị ô nhiễm. Hoạt động sản xuất của con người
bị đình trệ do thuỷ-hải sản chết, những vùng đất bị ảnh hưởng theo, giảm năng suất cây
trồng, để lại mối nguy hại về nền kinh tế cho đất nước. Tại buổi lễ kỷ niệm Ngày nước
thế giới, Cục Quản lý tài nguyên nước đã đưa ra thơng tin có tới 80% trường hợp bệnh tật
ở Việt Nam là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra. Đó là kết quả tác động ngược lại nguyên
nhân. Đặc biệt sự cố ô nhiễm môi trường biển làm hải sản chết hàng loạt ở các tỉnh ven
bờ miền Trung năm 2016 do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra là sự cố ô nhiễm môi
trường biển nghiêm trọng nhất, xảy ra trên diện rộng làm ảnh hưởng môi trường nước
một cách nặng nề cho người dân.
Bởi vì nguyên nhân quyết định kết quả; nguyên nhân có trước, sinh ra kết quả và
nguyên nhân thế nào thì kết quả thế ấy nên muốn khắc phục một hiện tượng tiêu cực,

chúng ta cần phải tiêu diệt nguyên nhân sinh ra nó, đó là cần phải ngăn chặn những hành
vi tích luỹ dần về lượng tiêu cực như xả nguồn chất bẩn vào nguồn nước sạch, duy trì cân
bằng sinh thái, giữ gìn sự thống nhất giữa chất và lượng, tránh các tác động xấu tạo nên
bước nhảy từ chất sang lượng - từ nước sạch thành nước bẩn. Đồng thời, tăng cường các
biện pháp xử lí nguồn chất bẩn, tạo nên q trình biến đổi từ lượng về chất mang tính tích
cực. Hiện nay, đất nước ta cũng đã có một số giải pháp cải thiện nguồn nước như: Giữ
sạch nguồn nước, tiết kiệm nước sạch, xử lý phân thải, xử lý rác sinh hoạt và chất thải
khác, xử lý nước thải,... Việc làm đó đưa tới những kết quả tích cực hơn cho con người
trong các lĩnh vực đời sống, công-nông nghiệp và sự sống của các sinh vật khác trên trái
đất, đem lại một cuộc sống khoẻ mạnh hơn.
b. Phá rừng:


Những hành động trái qui luật khách quan của con người đã gây nên những hậu
quả nặng nề trong nạn thoái rừng ngày nay, đặc biệt là do bệnh chủ quan nóng vội, duy ý
chí, thực hiện các bước nhảy khi chưa có sự chín muồi về lượng và bất chấp những điều
kiện tồn tại cụ thể của sự vật, hiện tượng. Chúng được thể hiện qua các hành động sau:
Thứ nhất là do con người khai thác không đúng quy hoạch, khai thác một cách ồ ạt
nguồn tài nguyên rừng, khai thác khi cây chưa đủ tuổi,... làm giảm độ che phủ rừng một
cách nhanh chóng, đồng thời một đại bộ phận người dân thiếu ý thức trong việc bảo vệ
rừng đã gây nên tình trạng cháy rừng nghiêm trọng. Mỗi năm, các tỉnh khu vực miền
trung và Tây Nguyên đều phát hiện, xử lý hàng chục ngàn vụ vi phạm các quy định về
quản lý và bảo vệ rừng mà chủ yếu là do ý thức người dân kém, chưa được trang bị đầy
đủ những kiến thức trong vấn đề nhìn nhận thực trạng rừng hiện nay và trách nhiệm của
mỗi người chúng ta. Thêm vào đó là tập tục bảo thủ trì trệ du canh du cư, đốt nương làm
rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao. Họ di dân ồ ạt đến nơi có
rừng, đốt rừng làm nương rẫy sau một vài mùa vụ họ lại lên đường kiếm những vùng đất
mới màu mỡ hơn để canh tác cứ như thế họ để lại sau lưng những cánh rừng chết những
vùng đất khơ cằn sỏi đá. Thêm vào đó là tập tục bảo thủ trì trệ di canh di cư, đốt nương
làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao. Họ di dân ồ ạt đến nơi có

rừng, đốt rừng làm nương rẫy sau một vài mùa vụ họ lại lên đường kiếm những vùng đất
mới màu mỡ hơn để canh tác cứ như thế họ để lại sau lưng những cánh rừng chết những
vùng đất khô cằn sỏi đá.
Thứ hai là do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông
nghiệp trang trại một cách ồ ạt không theo quy hoạch của nhà nước chúng ta phá bỏ
những cánh rừng nguyên sinh để đổi lấy những trang trại chăn ni quy mơ lớn. Điển
hình như tỉnh Đắk Lắk từ năm 2009 đến nay đã có đến trên 26.500ha rừng bị lấn chiếm,
chặt phá trái phép, trong khi đó các cơ quan chức năng mới thu hồi được gần 2.000ha để
trồng lại. Điều này cho thấy một thực trạng đáng báo động cho chúng ta về vấn đề mất
rừng.
Thứ ba là do sự nóng vội, thiếu kế hoạch và những bất cập trong việc xây dựng
các cơng trình thuỷ điện, giao thông,... đã dẫn tới việc các đối tượng lợi dụng dự án chặt
phá rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn một cách kiệt quệ.
Thứ tư là do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông
nghiệp trang trại một cách ồ ạt không theo quy hoạch của nhà nước chúng ta phá bỏ
những cánh rừng nguyên sinh để đổi lấy những trang trại chăn ni quy mơ lớn. Điển
hình như tỉnh Đắk Lắk từ năm 2009 đến nay đã có đến trên 26.500ha rừng bị lấn chiếm,
chặt phá trái phép, trong khi đó các cơ quan chức năng mới thu hồi được gần 2.000ha để
trồng lại. Điều này cho thấy một thực trạng đáng báo động cho chúng ta về vấn đề mất
rừng.
Vì những nguyên nhân tiêu cực trên nên đã đem đến những hậu quả mà con người
phải gánh chịu trong nạn phá rừng. Rừng là nơi cung cấp đa dạng sinh thái, nơi trú ẩn của
các lồi động vật, là mơi trường của nguồn dược liệu phong phú trong đời sống của con


người. Sự phá hủy các khu vực rừng dẫn đến thối hóa mơi trường và giảm đa dạng sinh
học.
Phá rừng vẫn đang tiếp diễn và tác động đến môi trường xung quanh, làm thay
đổi khí hậu và địa lý. Phá rừng là một nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của trái đất, và
được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Rừng

nhiệt đới bị phá hủy là tác nhân của 20% lượng khí nhà kính. Theo Ủy ban Liên chính
phủ về Thay đổi Khí hậu, việc phá rừng, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, đóng góp 1/3
lượng khí thải carbon dioxit do con người gây ra. Các tính tốn gần đây cho thấy lượng
carbon dioxit thải ra môi trương do phá rừng và suy thối rừng chiếm 20% lượng khí thải
carbon dioxit gây ra bởi con người.Cây và các loại thực vật hấp thụ carbon trong quá
trình quang hợp và nhả lại ơxy vào khơng khí. Sự phân hủy và đốt gỗ làm lượng carbon
tích trữ trong cây bị thải lại vào khơng khí. Để rừng có thể hấp thụ carbon, gỗ phải được
thu hoạch và biến thành các sản phẩm tiêu thụ và cây phải được trồng lại.Phá rừng làm
lượng carbon trong đất thốt trở lại khơng khí. Ở các khu vực bị phá rừng, đất tăng nhiệt
nhanh hơn và thời tiết trở nên nóng hơn, điều này kích thích q trình bốc hơi nước của
đất, từ đó hình thành các đám mây và dẫn đến lượng mưa sẽ gia tăng. Phá rừng làm giảm
lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm của khơng khí. Phá rừng làm giảm độ
kết dính của đất, từ đó dẫn tới xói mịn, lũ lụt, lở đất. Phá rừng làm tăng độ xói mịn của
đất khi nó làm tăng độ rửa trôi và giảm độ bảo vệ đất của lá khô, lá rụng trong rừng. Từ
đó dẫn đến các hệ quả như tình trạng thiên tai, lũ quét, sạt lở đất…, gây nguy hiểm cho
cuộc sống của con người. Hàng năm nước ta phải gánh chịu bao nhiêu là thiên tai nguy
hiểm. Đặc biệt là hiện tượng trượt lở đất, đá, lũ, lũ quét thường xuyên xảy ra ở các tỉnh
miền núi gây tổn thất nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường sinh thái. Khi rừng
đầu nguồn bị chặt phá, cường độ của lũ lụt đi nhanh, làm cho nước dâng cao rất nhanh,
làm tăng độ nguy hiểm của thiên tai mang đến. Theo các nhà khoa học, việc nhiều diện
tích rừng đầu nguồn và rừng phịng hộ ở các tỉnh miền Trung bị san bằng nhường chỗ cho
thủy điện đang làm mất khả năng điều tiết nước thượng nguồn khi mưa lớn, đây là một
nguyên nhân chính khiến lũ lụt ngày thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, tình trạng hạn
hán,xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng.

3.Trong lĩnh vực xã hội:
a. Quy luật cung cầu trong giáo dục: Hiện tượng dư thừa cử nhân và thạc sỹ
Hơn mười năm trước, nguy cơ thất nghiệp của các cử nhân đã được cảnh báo.
Theo tính tốn của các chuyên gia, với thị trường lao động chưa phát triển như Việt Nam,
mỗi năm chỉ cần đào tạo khoảng 13 đến 15 nghìn cán bộ có trình độ đại học. Nhưng tại

thời điểm đó, mỗi năm các trường cao đẳng, đại học trong cả nước đã đáp ứng vượt mức
hơn 200 nghìn người. Ðến thời điểm năm 2014, con số này đã lên tới 400 nghìn người tốt
nghiệp cao đẳng, đại học mỗi năm. Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam cho thấy, tới
năm 2015 Việt Nam cần khoảng 3,5 triệu lao động trình độ đại học trở lên, nhưng cuối
năm 2013 đã có hơn 3,7 triệu lao động có trình độ này...
Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam (quý I năm 2014) của Bộ Lao động


- Thương binh và Xã hội và Tổng cục Thống kê cho thấy: Năm 2013, cả nước có khoảng
900 nghìn người thất nghiệp, chiếm 1,9% lực lượng lao động trong độ tuổi. Ðáng chú ý,
tỷ lệ thất nghiệp cao rơi vào những nhóm có chun mơn kỹ thuật. Trong đó, thanh niên
từ 20 đến 24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao (20,75%);
khoảng 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp (cao gấp 1,7 lần so năm 2012). Những câu
chuyện đâu đó, như: thạc sĩ đi làm công nhân may, cử nhân chạy bàn cà- phê, tiếp thị mì
tơm, giấu bằng đại học đi học nghề... Ðã khơng cịn làm người ta q ngạc nhiên... Tình
trạng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp bởi số lượng đào tạo quá lớn, vượt xa nhu cầu của thị
trường lao động là điều dễ hiểu. Nhưng hệ lụy của việc lãng phí nguồn lực lại đang là bài
toán "thị trường lao động cần ai" cần phải sớm có lời giải?
Ngun nhân của tình trạng này đã được đề cập từ rất lâu và nhiều lần. Từ phía cơ
quan quản lý chưa dự báo đánh giá đúng nhu cầu việc làm; xây dựng cơ cấu đào tạo
không căn cứ vào nhu cầu thực tiễn. Phía cơ sở đào tạo cứ đào tạo tràn lan, không thiết
lập được liên kết với đơn vị sử dụng lao động để có thể "đào tạo theo địa chỉ"; chưa bắt
kịp xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp cho nên chất lượng sản phẩm đào tạo thấp,
không đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Và chính bản thân người học vẫn nặng tâm
lý muốn làm "thầy", không được định hướng, trang bị kiến thức về nhu cầu thị trường lao
động...
Ðến nay, có thể thấy, thị trường lao động Việt Nam đang rơi vào tình trạng dư thừa
lao động, chất lượng nguồn lao động chưa cao và phát triển không đồng đều. Một số
nhóm ngành tuyển nhiều lao động phổ thơng, như thủy sản, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật dệt
may, thiết kế thời trang... không tuyển đủ lao động. Trong khi đó, nhiều lao động có

chun mơn nghiệp vụ như kế tốn, quản trị kinh doanh, cơng nghệ thơng tin... khơng tìm
được việc làm. Dự báo trong năm năm tới, nhu cầu nhân lực các ngành kỹ thuật công
nghệ sẽ tăng lên, nhất là nhân lực kỹ thuật cho các khu kinh tế trọng điểm và các khu
công nghiệp, các vùng mà Nhà nước đang đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế. Ðể giải
quyết vấn đề này, ngành giáo dục - đào tạo cần gấp rút thực hiện chủ trương đào tạo theo
nhu cầu xã hội mà Chính phủ đã chỉ đạo. Tập trung đẩy mạnh công tác phân luồng,
hướng nghiệp cho học sinh. Hệ thống dạy nghề nâng cao chất lượng của các trường cao
đẳng nghề, trung cấp nghề để thu hút tuyển sinh. Ngoài ra, Nhà nước cần nhanh chóng có
chính sách và cơ chế hợp lý để đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh
sau trung học vào các ngành mà xã hội đang và sẽ có nhu cầu lớn, có xu hướng thiếu hụt
nhân lực như kỹ thuật, công nghệ, các ngành lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, ngành khai
thác kinh tế biển, một số ngành dịch vụ có điều kiện khó khăn.


KẾT LUẬN
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức thì: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý
thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thơng qua hoạt động thực tiễn của con
người; vì vậy, con người phải tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động
chủ quan của mình.
Tơn trọng khách quan là tơn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật
tự nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho
mọi hoạt động của mình. V.I. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh khơng được lấy ý muốn chủ
quan của mình làm chính sách, khơng được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến
lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt
cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí.
Quy luật khách quan luôn tồn tại và phát triển song song với con người, phải tuân
theo đó đưa ra những hành động, nhận thức đúng đắn cho sự tồn tại và phát triển cùng
mối quan hệ. Ngược lại là trái với qui và phải gánh chịu hậu quả nặng nề.



TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 Hỏi & Đáp Triết học Mác-Lênin (TS Vũ Quang Tạo-PGS, TS Văn Đức Thanh
_Nhà xuất bản chính trị-hành chính)
 Giáo trình Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin _Nhà xuất bản
chính trị quốc gia)


/>


×