Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Bài 28

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.74 KB, 2 trang )

Bài 28: Một số loài vật sống trên cạn.
I. Mục tiêu:
Sau bài học, hs biết:
+ Nói tên và nêu ích lợi của 1 số con vật sống trên cạn.
+ Hình thành KN quan sát, nhân xét, mô tả.
II. Đd dạy học:
+ Hình vẽ trong sgk/ 58, 59.
+ Sưu tầm tranh ảnh các con vật sống trên cạn.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn đònh tổ chức:
2. Kiểm tra bài trước:
• Loài vật sống ở đâu?.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc với sgk.
∗ Mục tiêu: • Nói tên và nêu ích lợi của 1 số con vật sống trên cạn.
• Phân biệt được vật nuôi và vật sống hoang dã.
• Yêu quý và bảo vệ các con vật đặc biệt những loài vật quý hiếm
∗ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
• Hs quan sát và tlch/ sgk.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
• Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
∗ Kết luận: Có rất nhiều loài vật sống trên cạn, trong đó có những loài vật
chuyên sống trên mặt đất như voi, hươu, lạc đà, chó, gà... có loài vật đào
hàng sống dưới mặt đất như thỏ rừng, giun... Chúng ta cần phải bảo vệ loài
vật có trong tự nhiên, đặc biệt các loài vật quý hiếm.
Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh các con vật sống trên cạn sưu tầm
được.
∗ Mục tiêu: • Hình thành KN quan sát, nhận xét, mô tả.
∗ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.


• Gv yêu cầu các nhóm đem những tranh ảnh đã sưu tầm được ra để cùng
quan sát và phân loại, sắp xếp tranh ảnh các con vật vào giấy khổ to ( tham
khảo/ sgv ).
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
• Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình , sau đó đi xem sản
phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.
Hoạt động 3: Trò chơi: “ Đố bạn con gì? “
∗ Mục tiêu: • Hs nhớ lại những đặc điểm chính của con vật đã học.
• Hs được thực hành KN đặt câu hỏi loại trừ.
∗ Cách tiến hành:
Bước 1: Gv hướng dẫn hs cách chơi/ sgv.
Bước 2: Gv cho hs chơi thử.
Bước 3: Hs chơi theo nhóm để nhiều em tập đặt câu hỏi.
4. Hoạt động cuối: Củng cố _ dặn dò
Hãy kể tên 1 số loài vật sống trên cạn.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy.

×