Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Một số đề thi vào 10 của các tỉnh (Phần 2) ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.86 KB, 26 trang )

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
Một số đề thi vào 10 của các tỉnh (Phần 2)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
MÔN: VĂN
Thời gian làm bài 150 phút
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp (khoảng 2/3
trang giấy thi) nêu những suy nghĩ và cảm nhận của em về quê hương.
Câu 2. (3,0 điểm)
Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau đây:
Biểu giá cho tình mẹ
Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy
vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:
– Cắt cỏ trong vườn: 5 ngàn
– Dọn dẹp phòng của con: 2 ngàn
– Đi chợ cùng với mẹ: 1 ngàn
– Trông em giúp mẹ: 1 ngàn
– Đổ rác: 1 ngàn
– Kết quả học tập tốt: 5 ngàn
1

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
– Quét dọn sân: 2 ngàn
– Mẹ nợ con tổng cộng: 17 ngàn
Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà
cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:
– Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.
– Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, lo lắng mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.


– Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.
– Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua:
Miễn phí.
Và giá trị hơn cả chính là tình u của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí ln con trai ạ.
Khi đọc những dịng chữ của mẹ, cậu bé vơ cùng xúc động, nước mắt lưng trịng. Cậu
nhìn mẹ và nói: “Con u mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dịng
chữ thật lớn: “Mẹ sẽ được nhận lại trọn vẹn”.
(Trích Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, năm 2008)
Câu 3. (5,0 điểm)
Hình ảnh ánh trăng trong hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Ánh trăng của Nguyễn
Duy.
— HẾT —
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn
Câu 1. ( 2 điểm)
2

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
Ví dụ:
Nếu bạn đã từng đến thăm Hải Phịng thì tơi đốn chắc rằng bạn sẽ tận hưởng được thời
tiết đó. Cái nắng gay gắt, chói chang của mùa hè, những cơn mưa rào chợt đến rồi lại
chợt đi, bầu trời trong xanh không một gợn mây. Trái với thời tiết của mùa hè là mùa
đông. Mùa đông có lá rụng, có cái rét căm căm đến cắt da cắt thịt, cái nắng yếu ớt trên
bầu trời phủ đầy sương…
Câu 2.
Giải thích ý nghĩa câu chuyện:
– Qua câu chuyện, chúng ta hiểu rằng, tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, cao q.
Biết đón nhận tình thương, sự quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và cũng biết mang đến
cho mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc.

– Câu chuyện mang đến một bài học về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
Suy nghĩ về vấn đề mà câu chuyện đặt ra:
– Phải biết “cho” mọi người những điều tốt đẹp thì sẽ “nhận” được những điều tốt đẹp.
– Nhưng có những “cho – nhận” đáng ca ngợi, lại có những “cho – nhận” đáng lên án:
+ “Cho – nhận” sự quan tâm, lo lắng, tình cảm bao dung, nhân ái. Đó là hành động “cho
– nhận” đáng ca ngợi, cần được nhân lên.
+ Kẻ “nhận” mà không “cho” là kẻ ích kỉ, đáng lên án.
Bài học và liên hệ bản thân:
– Bài học: Trong cuộc sống, cần biết yêu thương, san sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh.
Với ông bà, cha mẹ, cần yêu thương, kính trọng, biết ơn, chăm sóc, hiếu thảo.
– Liên hệ bản thân
3

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
Câu 3. Hình ảnh ánh trăng trong hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Ánh
trăng của Nguyễn Duy.
Hướng dẫn:
– Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”:
+ Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Thơ ông mang cảm
xúc chân thành, mãnh liệt, ngơn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu phong phú.
+ Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, được in trong tập “Đầu
súng trăng treo” và là một trong những thi phẩm thành cơng nhất của Chính Hữu, tiêu
biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).
– Nguyễn Duy và bài thơ “Ánh trăng”:
+ Nguyễn Duy là một nhà thơ quân đội, đã được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ
1972 – 1973, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
+ Bài thơ “Ánh trăng” nằm trong tập thơ cùng tên – tập thơ được tặng giải A của Hội
Nhà Văn Việt Nam năm 1984. Tác phẩm có ý nghĩa triết lý sâu sắc, là lời nhắc nhở về lối

sống nghĩa tình, thủy chung với quá khứ gian lao, với thiên nhiên, đất nước và đồng đội.
– Trong cả hai bài đều có hình ảnh trăng nhưng mỗi bài lại có những sáng tạo đặc sắc
riêng.
+ Phân tích, so sánh làm sáng tỏ vấn đề:
– Điểm giống nhau:
– Trong cả hai bài, trăng đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, bay bổng, lãng mạn.
– Đều là người bạn tri kỉ với con người trong chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày.
Điểm khác nhau:
4

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
* Trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
– Được đặt trong thời gian, khơng gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo. Trăng xuất hiện
trong giờ khắc trước một trận chiến đấu mà mất mát, hi sinh là những điều không thể
tránh khỏi.
– “Đầu súng trăng treo“: Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa
có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ.
Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến
đấu và mơ ước đến tương lai hồ bình.
=> Ý nghĩa:
– Trăng là biểu tượng đẹp của tình đồng chí gắn bó, keo sơn trong cuộc chiến đấu gian
khổ ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Trăng là hình tượng hiện thực và lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống hịa bình, là
hình ảnh của q hương đất nước.
– Trăng còn là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lạc quan, lãng mạn.
* Trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:
– Trăng trong quá khứ:
“Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
5

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính
trong gian lao của cuộc kháng chiến – vầng trăng tri kỉ. Nhân vật trữ tình gắn bó với
trăng trong những năm dài kháng chiến. Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa.
– Ánh Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào:
“Trăng cứ tròn vành vạnh

Đủ cho ta giật mình”
Trăng trịn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng
chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con
người có thể vơ tình, có thể lãng qn nhưng thiên nhiên, nghĩa tình q khứ thì ln trịn
đầy, bất diệt.
Đánh giá chung:
– Với sự sáng tạo tài tình của các nhà thơ, hình ảnh trăng trong hai tác phẩm thật sự là
những hình ảnh đẹp, để lại trong lịng độc giả những cảm xúc dạt dào, sâu lắng.
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
MÔN: Ngữ Văn
Năm học 2015 – 2016
Thời gian làm bài 120 phút
Câu 1: (1,0 điểm)


6

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
Tìm câu nghi vấn trong các câu dưới đây và cho biết mục đích sử dụng những câu nghi
vấn đó.
a. Thằng kia! Ơng tưởng mày chết đêm qua, cịn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
(Ngơ Tất Tố)
b.
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
(Nguyễn Duy)
Câu 2: (1,0 điểm)
Phát hiện lỗi trong câu văn sau và sửa lại cho đúng:
Để có được một xã hội phát triển văn minh, hiện đại, còn phải phấn đấu rất nhiều.
Câu 3: (3,0 điểm)
Cho đoạn văn:
Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa
lại khơng. Cháu có ông bố tuyệt lắm. hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết
quả: bố cháu thắng cháu một – khơng. Nhân dịp Tết, một đồn các chú lái máy bay lên
thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Khơng có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây.
Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khơ mà ngày ấy, tháng ấy,
không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là
đột ngột, không ngờ, lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ơm cháu mà
lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh
phúc.
7

Group: />


Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD Việt Nam, 2010)
a. Em hiểu niềm hạnh phúc của anh thanh niên trong đoạn trên là gì?
b. Viết một đoạn văn bày tỏ quan niệm của em về hạnh phúc.
Câu 4: (5,0 điểm)
Bài thơ “Sang thu” thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến
đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. (Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD Việt Nam, 2010)
Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.
—–Hết—–
Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Giám thị khơng giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung
Tìm câu nghi vấn và cho biết mục đích sử dụng những câu nghi vấn
đó.

1

a

b

Câu nghi vấn : Ơng tưởng mày chết đêm qua, cịn sống đấy à?
Mục đích sử dụng: xác nhận anh Dậu vẫn còn sống, kèm theo thái độ mỉa
mai.

Câu nghi vấn: Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Mục đích sử dụng: khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của cây tre và cũng chính là
của con người Việt Nam.

8

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
2

Phát hiện lỗi trong câu văn và sửa lại cho đúng
Lỗi: Thiếu chủ ngữ
Sửa lại: Để có được một xã hội phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn
phải phấn đấu rất nhiều.

3

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu:

a

Niềm hạnh phúc của anh thanh niên trong đoạn trên là được sống hết mình
cho cơng việc, thấy được ý nghĩa của cơng việc mình đang làm – đóng góp
1 phần quan trọng vào thắng lợi của dân tộc.
b.1: Về hình thức:
– Viết đúng 1 đoạn văn: tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm
qua hàng.
– Diễn đạt trong sáng, mạch lạc, dễ hiểu.
b.2: Về nội dung, cần đảm bảo những ý chính sau:

* Giải thích:

b

– Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Tuy
nhiên có thể nhận thấy hạnh phúc thường gắn liền với trạng thái vui sướng
khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào đó của mình.
* Bàn luận:
– Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người trong
cuộc sống.
– Mỗi người tùy thuộc vào khả năng và hoàn cảnh đều có thể có được hạnh
phúc. Vì vậy, con người cần phải nỗ lực, cố gắng để đạt được hạnh phúc.
– Hạnh phúc khơng phải là điều gì q xa vời. Nhiều khi hạnh phúc chính
9

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
là những điều giản dị, gần gũi xung quanh chúng ta mà không phải ai cũng
đủ tự tin và tinh tế để nhận ra.
– Những người tự ti, mặc cảm về bản thân hay theo đuổi những điều viển
vơng vượt q khả năng của mình đều khơng thể có được hạnh phúc.
* Bài học nhận thức và hành động
– Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với hoàn
cảnh và khả năng của bản thân.
– Ln tự tin, biết trân trọng và gìn giữ hạnh phúc.
4

Bài thơ “Sang thu” thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu
Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

I

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
– Hữu Thỉnh thuộc thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ với ngịi bút ln
hướng về đề tài chiến tranh, người lính và cuộc sống nông thôn.
– “Sang thu” là tác phẩm tiêu biểu của Hữu Thỉnh, được viết khi thiên
nhiên bắt đầu sang thu và cũng là thời điểm đất nước vừa bước từ chiến
tranh sang hịa bình.

II

II. Phân tích:

1

Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của
đất trời:
– Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vơ hình:
+ “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận
từ mùi ổi chín rộ.
+ Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở
độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hồ vào trong gió heo may của mùa thu,
lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát – hương thơm nồng
nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.
10

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
+ “Sương chùng chình”: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm

sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng,
chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm
hồn
– Cảm xúc của nhà thơ:
+ Kết hợp các từ: “bỗng, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm
xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình,
hơi bối rối, hình như cịn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Đó
có thể là do những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua hoặc do quá đột ngột
mà tác giả chưa nhận ra.
+ Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật.
Từng cảnh sang thu thấp thống hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu
luyến, bâng khuâng…
2

Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu:
– Thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen
thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng:
+ Dịng sơng q hương thướt tha mềm mại, hiền hồ trơi một cách nhàn
hạ, thanh thản –>gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu.
+ Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay
về phương
nam tránh rét trong buổi hồng hơn.
+ Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy
cảm, yêu thiên nhiên tha thiết:
“ Có đám mây mùa hạ.

11

Group: />


Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
Vắt nửa mình sang thu”
-> Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ cịn sót lại
như lưu luyến. Khơng phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của
mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn
thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này.
3

Khổ cuối: Suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời, con người:
– Thiên nhiên sang thu được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa”
+ Nắng là hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn
sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ khơng chói chang,
dữ dội, gay gắt.
+ Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt
đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những
cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.
– Hình ảnh ẩn dụ:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
+ Ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với
những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Sấm cuối mùa hạ cũng bớt đi, ít đi lúc
sang thu.
+ Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là hình ảnh biểu tượng cho những vang động bất
thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những
con người từng trải, từng vượt qua những khó khăn, thăng trầm. Qua đó,
12

Group: />


Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
khẳng định bản lĩnh cứng cỏi của con người trước những biến động của
cuộc đời.
-> Ngợi ca bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của mỗi con người từng trải nói
riêng và nhân dân ta nói chung trước những thách thức khó khăn, gian khổ.
Đánh giá:

III

Thơng qua bài thơ, nhà thơ đã thể hiện những cảm nhận tinh tế của mình
về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu, đồng thời cũng gửi gắm
tới người đọc những triết lí sâu xa mà thấm thía. Qua đây cho thấy tình u
thiên nhiên và ngịi bút tài hoa, sâu sắc của tác giả.
SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
Môn: Ngữ Văn
Năm học 2015 – 2016
Thời gian làm bài 120 phút
I. Đọc – hiểu: (2,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Người phương Bắc khơng phải nịi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến
nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình
khơng thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”
1. Lời nhận định trên là của ai? Trích trong tác phẩm nào? Tác giả? (0,75 điểm)
2. Từ nào mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc khơng phải nịi giống
nước ta, bụng dạ ắt khác”? (0,25 điểm)
13

Group: />


Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
3. Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra thành phần chủ ngữ
và vị ngữ trong câu ấy? (1,0 điểm)
II. Làm văn: (8,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói:“Đi đi
con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới
kì diệu sẽ mở ra”
(Trích Cổng trường mở ra – Lý Lan, theo Ngữ văn 7, tập một,NXB Giáo dục Việt
Nam – 2014)
Từ nội dung đoạn trích, hãy nêu ý kiến: Em cảm nhận được những gì về thế giới kì
diệuđó? Từ khi mẹ bng tay và khích lệ, bản thân em đã thể hiện tính tự lập như thế nào
qua những năm đi học?
(Bài làm không quá 01 trang giấy thi)
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận của em qua hai khổ thơ sau:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
[…]
Vẫn còn bao nhiêu nắng
14

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”
(Trích “Sang thu”– Hữu Thỉnh, theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB
Giáo dục Việt Nam – 2014)

—–Hết—–
Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi khơng giải thích gì thêm.
Đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 mơn Văn – Bình Thuận
Ý

Câu
I

Nội dung

Đọc hiểu văn bản:

1

2

– Đây là lời nhận định của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ
– Trích trong tác phẩm “Hồng Lê nhất thống chí” của nhóm tác giả Ngơ
gia văn phái (Một nhóm tác giả thuộc dịng họ Ngơ Thì)
Từ mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc khơng phải nịi
giống nước ta, bụng dạ ắt khác” là từ: “ắt”
Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu ghép.
– Cụm chủ – vị thứ nhất: “chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại
nhân dân, vơ vét của cải”

3

+ Chủ ngữ: “chúng”
+ Vị ngữ: “đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của
15

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
cải”
– Cụm chủ – vị thứ hai: “người mình khơng thể chịu nổi, ai cũng muốn
đuổi chúng đi”
+ Chủ ngữ: “người mình”
+ Vị ngữ: “khơng thể chịu nổi”
(“ai cũng muốn đuổi chúng đi” là phần phụ chú)
II

Làm văn
Từ nội dung đoạn trích, hãy nêu ý kiến: Em cảm nhận được những gì
vềthế giới kì diệu đó? Từ khi mẹ bng tay và khích lệ, bản thân em đã thể
hiện tính tự lập như thế nào qua những năm đi học?

1
1

Cảm nhận về “thế giới kì diệu”

“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua
cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Câu văn này đã nói
lên ý nghĩa to lớn của nhà trường và việc học trong cuộc đời mỗi con
người.


Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là
cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu
lao động và yêu cuộc sống.

Thế giới kì diệu đó là thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình
thầy trị nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới
những chân trời của ước mơ và khát vọng.
– Đó là nơi chúng ta được trang bị những kĩ năng, những bài học làm
người quý báu để vươn tới thành công.
=> Chỉ trường học mới mở ra cho chúng ta một thế giới diệu kì đến vậy!

16

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
Tính tự lập của bản thân:

2


Trong những năm đi học, em đã thể hiện tính tự lập của bản thân
bằng cách:
+ Chủ động tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhà trường, từ cuộc sống; có ý
thức rèn luyện những phẩm chất tốt cho bản thân.
+ Chủ đông sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí.
+ Tự lo cho bản thân những việc có thể làm được như: giặt quần áo, sắp
xếp đồ dùng học tập…
+ Thời gian rảnh giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà: trông em, nấu cơm…
2


Cảm nhận về hai khổ thơ trích “Sang thu”– Hữu Thỉnh
I

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
– Hữu Thỉnh thuộc thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ với ngịi bút ln
hướng về đề tài chiến tranh, người lính và cuộc sống nơng thơn.
– “Sang thu” là tác phẩm tiêu biểu của Hữu Thỉnh, được viết khi thiên
nhiên bắt đầu sang thu và cũng là thời điểm đất nước vừa bước từ chiến
tranh sang hòa bình.

II

Phân tích:
Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của
đất trời.
– Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vơ hình:
+ “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận
từ mùi ổi chín rộ.
+ Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở
độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa
thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát – hương thơm
17

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt
Nam.
+ “Sương chùng chình”: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một

làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ
nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như
có tâm hồn
– Cảm xúc của nhà thơ:
+ Kết hợp các từ: “bỗng, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm
xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình,
hơi bối rối, hình như cịn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Đó
có thể là do những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua hoặc do quá đột ngột
mà tác giả chưa nhận ra.
+ Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật.
Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu
luyến, bâng khuâng…
Khổ cuối: Suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời, con người.
– Thiên nhiên sang thu được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa”
+ Nắng là hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn
sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ khơng chói chang,
dữ dội, gay gắt.
+ Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt
đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những
cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.

18

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
– Hình ảnh ẩn dụ:
“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”
+ Ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với
những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Sấm cuối mùa hạ cũng bớt đi, ít đi
lúc sang thu.
+ Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là hình ảnh biểu tượng cho những vang động bất
thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những
con người từng trải, từng vượt qua những khó khăn, thăng trầm. Qua đó,
khẳng định bản lĩnh cứng cỏi của con người trước những biến động của
cuộc đời.
-> Ngợi ca bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của mỗi con người từng trải nói
riêng và nhân dân ta nói chung trước những thách thức khó khăn, gian
khổ.
III

Đánh giá:
Thơng qua hai khổ thơ, nhà thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên lúc vào
thu thật mới mẻ, sinh động, ấn tượng, đồng thời cũng gửi gắm tới người
đọc những triết lí sâu xa mà thấm thía. Qua đây cho thấy tình u thiên
nhiên và ngịi bút tài hoa của tác giả.
============ HẾT ===========
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
MƠN: Ngữ Văn
Năm học 2015 – 2016
19

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
Thời gian làm bài 150 phút

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
1. Xác định khởi ngữ trong câu sau:
Hiểu, thì tơi hiểu bài này rồi, nhưng giải, thì tơi chưa giải được.
2. Em hãy viết lại câu sau đây bằng cách chuyển phần được gạch chân thành khởi ngữ:
Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
Câu 2: (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau để trả lời các câu hỏi:
Phiên âm Hán – Việt:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tịng song khích khán thi gia.
Dịch nghĩa:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân):

20

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
Trong tù khơng rượu cũng khơng hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngồi cửa sổ,
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.
(Ngữ văn 8, tập hai, trang 37, NXB Giáo dục, năm 2008)

a. Bài thơ trên của ai?
b. Bài thơ được trích từ tập thơ nào?
c. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
d. Em hãy nêu giá trị nghệ thuật và nội dung cơ bản nhất của thi phẩm trong một đoạn
văn ngắn (khoảng 5 đến 10 dòng).
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích truyện Chiếc lược
ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le
của chiến tranh.
(Ngữ văn 9, tập một, trang 202, NXB Giáo dục, năm 2005)
Qua đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ nhận định
trên, Từ đó hãy trình bày suy nghĩ của em về tình phụ tử.
—–Hết—–
Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Đáp án đề thi mơn Văn vào 10 – Ninh Bình

Câu

Ý

Nội dung
21

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
Đọc – hiểu:

I
1

a

Khởi ngữ trong câu sau: “Hiểu”, “giải”.

b

Viết lại câu bằng cách chuyển phần được gạch chân thành khởi ngữ:
Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm.

2

Đọc văn bản trả lời các câu hỏi:
a

Bài thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh

b

Bài thơ được trích từ tập thơ “Nhật kí trong tù”.

c

Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngơn tứ tuyệt.
Về hình thức: viết đúng một đoạn văn, từ 5 đến 10 dịng, diễn đạt trơi
chảy, mạch lạc, chính xác, khơng mắc lỗi về câu, từ.
Về nội dung, cần đảm bảo những ý sau:
– Giá trị nghệ thuật:
+ Sử dụng phép đối, nhân hóa linh hoạt.

d


+ Vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại.
– Giá trị nội dung:
+ Khắc họa cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong nhà lao Tưởng Giới Thạch.
+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm, tinh thần lạc quan, đầy “chất
thép” của người chiến sĩ – nghệ sĩ Hồ Chí Minh.
Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích
truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng
và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

II
I

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
22

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
– Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn
học cách mạng Việt Nam.
– “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ơng. Truyện viết
về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà
sâu sắc.
– Trích dẫn ý kiến “Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên,
hợp lí, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình
cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.”

II
1


Phân tích:
Tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí:
– Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng
chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết
thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi
đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt
bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp
con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị
tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.
– Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí:
+ Bé Thu đã lâu ngày khơng gặp cha. Hình ảnh của người cha trong tâm trí
nó chỉ được khắc ghi qua tấm ảnh đã cũ rồi. Người cha trong nó hiền lành
lắm! Cịn ơng Sáu, với vết thẹo dữ dằn kia, khác người đàn ông trong ảnh
quá!
Điều này gây bất ngờ với bé Thu vì gương mặt ơng Sáu giờ đã q xa lạ.
Và phản ứng không nhận cha của Thu cũng gây bất ngờ cho ơng Sáu bới
nó hồn tồn trái ngược với những mong muốn và tưởng tượng của ông
Sáu về cuộc đồn tụ gia đình sau nhiều năm xa cách. Nhưng nó cũng rất tự
nhiên, hợp với tâm lí, tình cảm của một đứa trẻ thơ.
+ Tình huống càng trở nên éo le, khiến người đọc phải hồi hộp theo dõi
23

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
từng trang truyện vì thời gian ơng Sáu ở nhà khơng nhiều và dù chỉ cịn
một ngày nữa, đứa bé vẫn quyết khơng nhận cha.
– Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha
chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao

đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn.
2

Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ chiến tranh:
Tình cảm cha con được thể hiện qua cả 2 nhân vật, đặc biệt là nhân vật
ông Sáu. Tác giả không chú ý đến khắc họa phần anh hùng trong cuộc đời
ông Sáu mà chỉ chú trọng khắc họa chân dung người cha với những tình
cảm sâu sắc, cao đẹp và những nỗi đau, bất hạnh trong cuộc đời ông.

a

Nhân vật bé Thu:
– Ban đầu, khi ông Sáu mới về, bé Thu không chịu thừa nhận cha: khơng
chịu vâng lời ơng Sáu nói, khơng gọi “ba”, nói trống khơng, hất miếng
trứng cá mà ơng Sáu gắp cho nó ra khỏi bát, bỏ sang nhà ngoại khi giận
ơng Sáu…
– Sau khi được bà ngoại giải thích cặn kẽ, bé Thu mới hiểu ra đó là ba
mình. Tiếng thét của bé Thu “Ba…a…a…ba!” chứa đựng tất cả tình u
thương, nỗi nhớ và sự ân hận. Cơ bé nhất định “khơng cho ba đi
nữa”,“hơn tóc, hơn cổ, hơn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó
nữa”…
– Lớn lên, Thu trở thành một cơ giao liên dũng cảm, cùng tham gia kháng
chiến, tiếp bước con đường của cha cơ, để lí tưởng của cha cịn sáng mãi.
Hai cha con quả “đã thành đồng chí chung câu quân hành”.

b

Nhân vật ông Sáu:
* Người cha những ngày ở nhà:
– Tâm trạng háo hức, niềm xúc động khi được gặp con: cái thẹo trên má

anh đỏ ửng lên, giần giật; giọng run run.
– Nỗi đau khổ khi bị con gái cự tuyệt: mặt sầm lại trông rất đáng thương,
24

Group: />

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí
hai tay bng xuống như bị gãy.
– Cố gắng tìm mọi cách để chuyện trị, vỗ về con: gắp trứng cá cho con.
– Cơn giận và việc đánh con cũng xuất phát từ nỗi đau khổ của một người
cha bị con cự tuyệt.
– Phút chia tay, niềm hạnh phúc khi được bé Thu gọi “ba” khiến anh bật
khóc.
* Người cha ở chiến khu:
– Bao nhiêu tình cảm yêu thương, nhớ nhung ông dồn vào việc làm chiếc
lược ngà, món q kỉ niệm ơng đã hứa tặng con gái ngày ra đi: “Lúc rảnh
rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm
nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía”.
– Chiếc lược ngà đối với ông là vật kỉ niệm, vật mang tâm hồn, chứa đựng
biết bao tình thương, nỗi nhớ của ơng đối với con gái yêu. Chiếc lược là
niềm an ủi, động viên ơng ttrong những ngày tháng gian khổ. Có thể nói,
chiếc lược ngà là biểu tượng tình cảm cha con – một tình cảm thiêng liêng,
sâu nặng và bất diệt.
– Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời
nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ơng mới n lịng nhắm mắt.

3

Suy nghĩ về tình phụ tử:
– Tình phụ tử được biểu hiện bằng nhiều cách khác nhau.

– Dù ở hoàn cảnh nào, gặp khó khăn nào tình phụ tử cũng khơng thể bị
chia cắt.
– Tình phụ tử là nguồn động lực to lớn để con người vượt qua mọi thử

25

Group: />

×