Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu hoàn thiện quy trình xử lý chế phẩm kiviva trước thu hoạch để nâng cao chất lượng và khả năng bảo quản quả vải thiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 128 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------

NGUYỄN THỊ THƠ

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN QUY TRÌNH
XỬ LÝ CHẾ PHẨM KIVIVA TRƯỚC THU HOẠCH
ðỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG
BẢO QUẢN QUẢ VẢI THIỀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

Chun ngành: Cơng nghệ sau thu hoạch
Mã số

: 605410

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Bích Thủy

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng.


Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc hồn thành luận văn
này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược ghi
rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 20010
Học viên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự ñộng viên và giúp ñỡ rất lớn của nhiều
cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Bích Thủy,
giảng viên Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch – Khoa Công nghệ thực
phẩm - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tơi thực hiện và hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cơ trong Khoa
Cơng nghệ thực phẩm đã tạo mọi điều kiện cho tơi thực hiện và hồn
thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ của các bạn ñồng nghiệp và
các bạn học viên lớp Cao học Công nghệ sau thu hoạch K17 đã nhiệt tình
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia ñình và tất cả bạn bè ñã ñộng viên
giúp ñỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề
tài và hồn thành bản luận văn này.

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2010
Học viên


NGUYỄN THỊ THƠ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

vi

Danh mục ñồ thị

vii

Danh mục các từ viết tắt

ix


1.

MỞ ðẦU

1

1.1.

ðặt vấn ñề

1

1.2.

Mục ñích – yêu cầu của ñề tài

3

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

4

2.1.

Nguồn gốc và phân loại cây vải

4


2.2.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ vải trong nước và thế giới

6

2.3.

Vai trò của chất điều hịa sinh trưởng và khống chất với cây
trồng và sản phẩm của chúng

2.4.

10

Những nghiên cứu trong và ngồi nước về tác động của chất điều
hịa sinh trưởng và vi lượng tới năng suất và chất lượng sản phẩm
cây trồng

13

2.5.

Những biến đổi sinh lý, sinh hóa của quả vải trước và sau thu hoạch

22

2.6.


Các nghiên cứu về bảo quản quả vải trong và ngoài nước.

25

3.

ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

29

3.1.

ðối tượng - vật liệu nghiên cứu

29

3.2.

Nội dung nghiên cứu

29

3.3.

Hoá chất và dụng cụ

29

3.4.


Phương pháp nghiên cứu

30

3.5.

Xử lý số liệu

35

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... iii


4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva ñến
năng suất, chất lượng của quả vải

4.1.1.

36
36

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu
hoạch ñến sự sinh trưởng, phát triển của quả vải


36

4.1.2. Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
ñến ñộng thái rụng quả của cây vải
4.1.3

39

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
ñến tỷ lệ cùi quả

41

4.1.4. Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
ñến chất lượng cùi quả vải

42

4.1.5. Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
ñến màu sắc vỏ quả

44

4.1.6. Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
ñến năng suất quả vải
4.2.

48

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch

ñến khả năng bảo quản quả vải

50

4.2.1. Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu
hoạch đến mầu sắc vỏ quả trong q trình bảo quản

51

4.2.2. Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu
hoạch đến chỉ số nâu hóa của vỏ quả trong quá trình bảo quản

54

4.2.3. Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu
hoạch ñến sự hao hụt khối lượng tự nhiên của quả vải trong quá
trình bảo quản

56

4.2.4. Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
tới tỷ lệ hư hỏng quả vải trong quá trình bảo quản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... iv

58


4.2.5. Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
ñến hàm lượng nước của vỏ, cùi quả vải trong quá trình bảo

quản

60

4.2.6. Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm việc xử lý Kiviva trước thu
hoạch đến hàm lượng chất rắn hồ tan tổng số (oBx) của cùi quả
vải trong quá trình bảo quản

63

4.2.7. Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu
hoạch ñến hàm lượng ñường tổng số (%) của cùi quả vải trong
quá trình bảo quản

65

4.2.8. Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
ñến hàm lượng vitamin C (mg%) của cùi quả vải trong quá trình
bảo quản.
4.3.

67

Quy trình xử lý Kiviva nhằm mục ñích cải thiện năng suất, chất
lượng và khả năng bảo quản quả vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang

69

5.


KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

71

5.1.

Kết luận

71

5.2.

ðề nghị

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 80

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... v


DANH MỤC BẢNG
STT
4.1.

Tên ñồ bảng


Trang

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời điểm xử lý chất kích thích sinh trưởng và vi
lượng Kiviva trước thu hoạch ñến tỉ lệ rụng quả.

4.2.

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
ñến chất lượng dinh dưỡng của quả.

4.3.

39

43

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
ñến các yếu tố cấu thành năng suất quả vải

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... vi

49


DANH MỤC ðỒ THỊ
STT
4.1.

Tên ñồ thị


Trang

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch ñến ñường
kính quả (mm)

4.2.

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
ñến chiều cao quả (mm)

4.3.

55

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
ñến sự hao hụt khối lượng tự nhiên của quả vải trong bảo quả.

4.10.

53

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu
hoạch ñến chỉ số nâu hoá vỏ quả vải trong thời gian bảo quản

4.9.

52

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva tới mầu sắc vỏ

quả trong quá trình bảo quản (chỉ số b)

4.8.

51

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva tới mầu sắc vỏ
quả trong quá trình bảo quản (chỉ số a)

4.7c.

47

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva tới ñộ sáng của
vỏ quả trong quá trình bảo quản (chỉ số L)

4.7b.

46

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu
hoạch ñến màu sắc vỏ quả (chỉ số b)

4.7a.

45

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu
hoạch ñến màu sắc vỏ quả (chỉ số a)


4.6.

41

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu
hoạch ñến ñộ sáng vỏ quả (chỉ số L)

4.5.

38

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
ñến tỷ lệ cùi quả

4.4.

37

57

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
tới tỷ lệ thối hỏng trong q trình bảo quản

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... vii

59


4.11.


Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
ñến hàm lượng nước của vỏ quả vải trong q trình bảo quản

4.12.

Ảnh hưởng của chế độ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
ñến hàm lượng nước của cùi quả vải trong quá trình bảo quản

4.13.

61
62

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
đến hàm lượng chất rắn hồ tan tổng số của cùi quả vải trong quá
trình bảo quản

64

4.14. Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch ñến
hàm lượng ñường tổng số của cùi quả vải trong quá trình bảo quản
4.15.

65

Ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva trước thu hoạch
ñến hàm lượng vitamin C của cùi quả vải trong qúa trình bảo quản.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... viii


68


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT
ðC
TSS
TN

Cơng thức
ðối chứng
Nồng độ chất rắn hịa tan tổng số
Thí nghiệm

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... ix


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cây vải (Litchi chinensis) là cây ăn quả đặc sản có phẩm chất thơm
ngon, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Với một thành phần dinh
dưỡng phong phú gồm ñường gluco, saccaro, axít hữu cơ, protein, lipid, các
vitamin B1, B2, C, canxi, phốt pho, sắt..., quả vải ăn tươi, ăn khô hoặc dùng
làm thuốc ñều tốt [61]. Về giá trị kinh tế quả vải được xếp sau dứa, chuối,
cam, qt, xồi, bơ, ñồng thời là mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cao đối với
nhiều nước. Trên thế giới chỉ có một số nước ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận
nhiệt đới thích hợp để trồng vải như Trung Quốc, Ấn ñộ, ðài Loan, Thái Lan,
Úc, Việt Nam, Israel, một số vùng ở Châu Phi, những vùng ñất cao ở Mexico và
trung, nam mỹ [42]. Việt nam đứng vị trí số 5 trong số những nước có sản lượng
vải lớn nhất thế giới [42]. Sản lượng vải trên thế giới thấp, cung khơng đủ cầu,

giá bán so với chuối tiêu cao gấp 5 lần, cam quýt gấp 2 – 3 lần.
Ở nước ta vải ñược trồng nhiều ở vùng ñồng bằng bắc bộ, ñặc biệt là
các tỉnh như Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh. Trong những năm gần
ñây, vải thiều đã có thương hiệu nhất định, được cơng nhận là ñặc sản của
một số tỉnh. Tuy nhiên, do tác ñộng của sự biến đổi khí hậu, sự tăng nhiệt
độ mơi trường cùng với lượng mưa thay ñổi thất thường gây khó khăn cho
sản xuất vải, đồng thời khiến cho sản lượng vải ln ở tình trạng khơng ổn
định. Quả vải thiều sau khi hình thành và trong quá trình sinh trưởng vẫn bị
rụng rất nhiều, khi chín có chất lượng và mẫu mã kém, nhanh chóng thối
hỏng. ðiều đó đặt ra u cầu cần phải có biện pháp để nâng cao năng suất,
chất lượng quả ñồng thời cải thiện chất lượng sau thu hoạch.
Các chất điều hịa sinh trưởng đóng vai trị rất quan trọng trong q
trình điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Nó điều chỉnh tồn bộ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 1


hoạt ñộng của cơ thể thực vật, ảnh hưởng ñến các hoạt động sinh lý của cây,
duy trì mối quan hệ thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể. Chế ñộ và thời
ñiểm xử lý ngoại sinh chất ñiều hịa sinh trưởng cho cây trồng có thể nâng cao
được năng suất và phẩm chất nông sản [17].
Hiện nay trên thế giới ñã ứng dụng rộng rãi các chất ñiều hịa sinh
trưởng thực vật và chất khống trong sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt ứng dụng
vào xử lý cây ăn quả trước thu hoạch nhằm tăng năng suất, chất lượng sản
phẩm và cải thiện một số ñặc ñiểm của sản phẩm để có thể kéo dài thời gian
thu hoạch, tăng khả năng bảo quản. Theo Mitra và cộng sự (2003) việc sử
dụng chất điều hịa sinh trưởng nhìn chung có ảnh hưởng tốt đến khả năng
đậu quả, duy trì quả và làm tăng khối lượng quả [49]. Theo Chang và cộng sự
(2006) cho rằng khi phun chất điều hịa sinh trưởng GA3 cho cây vải ở nồng
ñộ 10 – 40mg/l vào 4 giai ñoạn sinh trưởng khác nhau ñã cho quả lớn hơn và

cùi quả nhiều hơn [35].
Ở nước ta gần đây đã có những nghiên cứu về việc tạo và ứng dụng chất
kích thích sinh trưởng và chất khống vào cây trồng. Trường ðại học Nơng
nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu và tạo ñược chế phẩm ñậu hoa, ñậu quả cho
nhiều loại cây trồng và sử dụng có hiệu quả trong sản xuất [30]. Về việc ứng
dụng chất kích thích sinh trưởng và vi khống trên các cây ăn quả lâu năm
như nhãn, vải (các cây trồng có vụ thu hoạch ngắn và tập trung, khó bảo
quản) nhằm rải vụ thu hoạch, cải thiện chất lượng và tăng khả năng bảo quản
đã có những kết quả nhất định. Nghiên cứu của Vũ Kiều Sâm (2009) ñã khẳng
ñịnh việc sử dụng chế phẩm Kiviva (hỗn hợp chất kích thích sinh trưởng và
khoáng chất) với 2 lần phun trước thu hoạch thực sự có tác dụng làm tăng
năng suất, chất lượng và góp phần rải vụ thu hoạch quả vải thiều, ñồng thời
làm tăng khả năng bảo quản quả vải [16].
Với phương châm hạn chế tối đa lượng hóa chất sử dụng cho cây trồng,
dựa trên những kết quả nghiên cứu đã có, chúng tơi tiếp tục nghiên cứu với
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 2


liều sử dụng thấp hơn và tập trung vào xác ñịnh thời ñiểm thích hợp cho xử lý
Kiviva trên vải. ðó là cơ sở cho việc tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hồn
thiện quy trình xử lý chế phẩm Kiviva trước thu hoạch ñể nâng cao chất
lượng và khả năng bảo quản quả vải thiều.”
1.2. Mục đích – u cầu của đề tài

1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu chế độ và thời ñiểm xử lý chế phẩm Kiviva cho cây vải ñể
hoàn thiện quy trình sử dụng nhằm mục đích cải thiện năng suất, chất lượng
và kéo dài tuổi thọ bảo quản quả vải.

1.2.2. Yêu cầu

- Xác ñịnh ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva ñến năng
suất, chất lượng của quả vải.
- Xác ñịnh ảnh hưởng của chế ñộ và thời ñiểm xử lý Kiviva ñến chất
lượng và thời gian bảo quản quả vải.
- Xây dựng quy trình xử lý Kiviva thích hợp nhằm mục đích nâng cao
năng suất, chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Nguồn gốc và phân loại cây vải

2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây vải
Cây vải có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc (Quảng ðơng và Phúc
Kiến). Cây vải được di thực sang các nước trong vùng ðông Nam Á như: Việt
Nam và Malaysia, Myanma. Vào cuối thế kỷ 17 cây vải ñược ñưa sang trồng
ở Myanma, ñến thế kỷ 18 ñược trồng ở Ấn ðộ. Cây vải ñược trồng ở Hawai
từ năm 1873, ở Florida (Mỹ) từ năm 1883. Sau ñó cây vải ñược di thực sang
các nước Pakistan, Bangladesh, ðông Dương, ðài Loan, Nhật, Indonesia,
Philippines, Queensland, Madagascar, Brazil, Nam Phi...[62]. Looenhuto thì
cho rằng Kalimantan (Indonesia) cũng là một địa danh cho nguồn gốc của vải
(Wilson, 1942). Một số tác giả lại cho rằng cây vải có nguồn gốc từ vùng núi thấp
phía Bắc Myanma và vùng ðơng Bắc và phía Nam Trung Quốc (Yueming Jiang
và cộng sự, 2002). Theo giáo sư Vũ Công Hậu (1982): “ Miền Bắc nước ta cũng
là một trong những vùng quê hương của cây vải”.
Hiện nay trên thế giới vải ñược trồng tập trung chủ yếu ở các nước châu Á,
ñặc biệt là khu vực ðông Nam Á, cụ thể các nước trồng nhiều vải như: Trung Quốc,
Thái Lan, Việt Nam, ðài Loan, Ấn ðộ, và khu vực ẩm ướt thuộc miền đơng
Australia.

Ở Việt Nam vải ñược trồng cách ñây khoảng 2000 năm và phân bố từ 18 o

19 vĩ Bắc trở ra nhưng chủ yếu vẫn là vùng đồng bằng sơng Hồng, trung du
miền núi phía Bắc và một phần khu 4 cũ (Trần Thế Tục, 1998). Hiện nay ở nước
ta một số tỉnh ñược mệnh danh là ñất vải như: Thanh Hà (Hải Dương); Lục
Ngạn (Bắc Giang); ðông Triều (Quảng Ninh) [1].

2.1.2. Phân loại cây vải
Theo Võ Văn Chi, Dương ðức Tiến (1978), Menzel (2002) và Hồng
Thị Sản (2003) cây vải có tên khoa học là Litchi chinensis Sonn, thuộc họ bồ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 4


hòn (Sapindaceae), bộ bồ hòn (Sapindales), phân lớp hoa hồng (Rosidae). Nó
được chia thành ba nhóm: nhóm chín sớm, nhóm chín muộn và nhóm chín
trung bình. Với các giống chín sớm thích hợp với khí hậu nóng hơn cịn các
giống chín muộn thích hợp với khí hậu mát hơn.
Phân loại theo phẩm chất của quả gồm có: vải chua (vải ta), vải nhỡ và
vải thiều. Trong đó, giống vải được ưa chuộng nhất là vải thiều.
Vải chua: cây mọc khoẻ, quả to, hạt to, tỷ lệ ăn ñược chiếm khoảng 50 -60%,
là loại chín sớm (cuối tháng 4 đầu tháng 5). Vải chua ra hoa, ñậu quả ñều,
năng suất ổn ñịnh, ăn có vị chua.
Vải nhỡ: cây to hoặc trung bình, tán dựng đứng, lá to. Vải nhỡ chín vào
giữa tháng 5 đầu tháng 6. Khi chín vỏ quả vẫn cịn xanh, đỉnh quả màu tím
nhạt, ăn ngọt, ít chua.
Vải thiều: tán cây có hình trịn bán cầu, lá nhỏ, phiến lá dầy, bóng, phản
quang. Quả nhỏ hơn quả vải chua, trung bình nặng 25-30g/quả. Hạt nhỏ, tỷ lệ
phần ăn ñược cao chiếm 70-80%, chín ñầu tháng 6 ñến ñầu tháng 7. Trong nhóm
vải thiều có vải thiều Thanh Hà, vải thiều Phú Hộ và vải thiều Xuân ðỉnh.

Vải thiều Thanh Hà: cây sinh trưởng tốt, tán hình bán cầu cân đối. Quả:
hình cầu, khi chín có màu đỏ tươi, gai thưa, ngắn. Trọng lượng quả trung bình
20,7g (45-55 quả/kg), tỷ lệ phần ăn được trung bình 75%, độ Brix 18-21%,
cùi quả chắc, vị ngọt ñậm, thơm. Thời gian cho thu hoạch khoảng tháng 6.
Vải thiều Phú Hộ: cây có tán trịn, cành khoẻ, lá rộng màu xanh đen, lá
hơi dài và dẹt, chùm quả to, nhiều quả nhưng quả thưa. Quả to, hình trái trịn,
chín có màu đỏ thẫm, quả nặng 25-30g tỷ lệ cùi khoảng 70% hàm lượng chất
khơ cao. ðộ chua cũng cao, thích hợp làm đồ hộp.
Vải thiều Ninh Giang: giống vải này chín muộn, đầu tháng 7 mới cho
thu hoạch.
Vải thiều Hoàng Long: là giống vải thiều chín sớm nhất trong nhóm
vải thiều.
Sau nhiều năm nghiên cứu, ñiều tra và tuyển chọn tại 7 tỉnh trồng vải
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 5


chủ lực ở miền Bắc trong chương trình giống quốc gia, Viện Nghiên cứu
rau quả ñã bước ñầu tuyển chọn ñược các giống vải có nhiều triển vọng:
Giống vải thiều Thanh Hà, giống vải Hùng Long, giống vải lai Bình Khê,
giống vải lai Hưng Yên.
Giống vải Hùng Long: ñây là giống vải ñột biến tự nhiên. Chùm hoa
to theo kiểu hình tháp, cuống hoa có màu nâu đen. Quả hình trịn, hơi dài,
khi chín có màu đỏ thẫm, gai thưa, nổi. Trọng lượng quả trung bình 23,5g
(40-45 quả/kg), tỷ lệ phần ăn được trung bình 72%, độ Brix 17-20%, vị
ngọt, hơi chua nhẹ. ðây là giống chín sớm, thời gian cho thu hoạch vào
giữa tháng 5.
Giống vải lai Bình Khê: ñây là giống vải lai tự nhiên, lá có màu xanh
tối, chùm hoa to, phân nhánh thưa, dài, cuống hoa có màu nâu đen. Quả to,
hình trứng, khi chín có màu ñỏ thẫm, mỏng vỏ, gai thưa, ngắn. Trọng
lượng quả trung bình đạt 33,5g (28-35 quả/kg), tỷ lệ phần ăn ñược trung

bình 71,5%, ñộ Brix 17-20%, vị ngọt thanh. ðây là giống chín sớm, thời
gian cho thu hoạch trong khoảng 10 ngày ñầu tháng 5.
Giống vải lai Yên Hưng: ñây cũng là một giống vải lai tự nhiên, tán cây
hình bán cầu, lá có màu xanh hơi vàng. Chùm hoa to trung bình, phân nhánh
dài, cuống hoa có màu nâu đen. Quả hình tim, khi chín có màu đỏ vàng rất
đẹp. Trọng lượng quả trung bình đạt 30,1 g/quả (30 -35 quả/kg), tỷ lệ phần ăn
được trung bình 73,2%, độ Brix 14-18%, vị ngọt, hơi chua nhẹ [2].
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ vải trong nước và thế giới

2.2.1. Tình hình sản xuất vải trên thế giới
Trên thế giới có trên 20 nước trồng vải với sản lượng hàng năm trên 2
triệu tấn, tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Theo số liệu
của FAO, sản lượng vải năm 2004 của thế giới ñạt hơn 3 triệu tấn, trong đó
quốc gia dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn ðộ, Việt Nam, Thái Lan[10]. Năm 2006,
diện tích trồng vải trên thế giới còn 720.000 ha nhưng sản lượng tăng lên 2.13
triệu tấn. Trong đó 98% sản lượng vải tập trung ở khu vực Châu Á: Trung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 6


Quốc 70%, Ấn ðộ 20%, Thái Lan 3,9%, Việt Nam 2,3%, các nước cịn lại sản
lượng vải chiếm khơng đến 2%. Những nước có năng suất vải khá cao là Ấn
ðộ, ðài Loan, Nepal, Madagasca [15].
Trung Quốc là nước có sản lượng vải lớn nhất chiếm khoảng 65%
(1,3 triệu tấn) sản lượng vải của tồn thế giới. Quảng ðơng là tỉnh sản
xuất vải chủ yếu của Trung Quốc, sản lượng chiếm gần 50% sản lượng
vải của thế giới (1 triệu tấn).
Ấn ðộ là nước ñứng thứ hai trên thế gới về sản lượng vải sau Trung
Quốc, chiếm khoảng 21,5 % sản lượng vải thế giới (430000 tấn). Năm 2009,
với sản lượng ñạt 336000 tấn giảm 20% so với năm 2008, Bang Bihar sản
xuất gần 80% sản lượng vải của Ấn ðộ (309600 tấn), West Bengal (36000

tấn), Tripura (26000 tấn), Assam (16800tấn), Uttar Pradesh (13700tấn),
Punjab (132000tấn). Quốc gia này xuất khẩu khoảng 1300 tấn vải tươi và chế
biến, chủ yếu ñến châu Âu và các quốc gia châu Á [42].
Thái Lan với diện tích 21942,8 ha, sản lượng vải của Thái Lan hàng
năm khoảng 80000 tấn. Cây vải ñược trồng chủ yếu ở chín tỉnh phía bắc, tập
trung ở Chiang Mai và Chiang Rai.
ðài Loan với diện tích trồng vải hiện nay khoảng 11.861,2 ha, sản lượng
hàng năm khoảng 100.000 tấn chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng nội ñịa.
Ở Australia cũng là một nước trồng nhiều vải, sản lượng vải năm 1990 vào
khoảng 15000 tấn quả, ñáng chú ý nhất là nước này rất chú trọng công tác cải tạo
giống, chăm sóc cũng như bảo quản và chế biến quả sau thu hoạch.
Thị trường thế giới rất ưa thích quả vải, ñặc biệt là thị trường Châu Âu.
Những quốc gia nhập khẩu vải lớn là Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Hồng Kơng,
Singapore, Nhật Bản, và Canada, ước tính hàng năm nhập khẩu khoảng 10.000
tấn. Các quốc gia xuất khẩu chính là Trung Quốc, ðài Loan, Thái Lan,
Madagascar, Nam Phi, Australia, và Mexico [42]. Tuy nhiên quả vải rất khó bảo
quản vì vậy rất khó khăn trong việc xuất khẩu, theo tổng kết của nhiều nước trồng
vải thì quả vải chủ yếu ñược tiêu dùng ở thị trường nội ñịa (90-95%), chỉ một phần
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 7


nhỏ được xuất khẩu (5-10%). Thị trường Hồng Kơng ngồi việc nhập khẩu vải
tiêu thụ tại chỗ còn là nơi tái xuất vải lớn nhất sang các thị trường khác nhau trên
thế giới như: vùng viễn đơng (Nga) và một số nước Trung cận đơng, EU... chính
vì vậy sự cạnh tranh trên thị trường này khá gay gắt. ðầu những năm 80 vải
Quảng ðơng gần như độc chiếm thị trường này. Những năm gần ñây vải ở các
vùng khác tham gia vào thị trường này như ðài Loan, Thái Lan, Việt Nam.

2.2.2. Tình hình sản xuất vải trong nước
Khoảng những năm 1960 cây vải ñược trồng tập trung ở huyện Thanh

Hà tỉnh Hải Dương. Trong những năm gần ñây, với chủ trương đẩy mạnh
cơng tác phát triển cây ăn quả ñặc sản trên phạm vi toàn quốc, với sự quan
tâm của ðảng và nhà nước, ñặc biệt là sự ñầu tư của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn nên diện tích trồng cây ăn quả mỗi ngày càng tăng.
Bên cạnh việc phát triển cây ăn quả như cam, quýt, bưởi… thì cây vải đã
được người sản xuất quan tâm nên ngày càng ñược phát triển mạnh thành các
vùng tập trung như: Bình khê - ðơng Triều - Bằng Cả - Hoành Bồ thuộc tỉnh
Quản Ninh, Thanh Hà thuộc tỉnh Hải Dương, Lục Ngạn - Lục Nam - Tân Yên
thuộc tỉnh Bắc Giang, Phú Hộ, vườn quốc gia Cát Bà…[19] và một số vùng
như Hà Tây, Hồ Bình cũng đang có kế hoạch trồng vải thiều và xem đó như
một loại cây chủ lực của cơ cấu cây ăn quả trong vùng.
Một số tỉnh như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Thanh Hố, Nghệ An... đều
có kế hoạch tăng diện tích trồng vải thiều, coi vải thiều là cây chủ lực trong
chương trình phát triển cây ăn quả.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, với những ứng dụng trong
sản xuất làm tăng cả số lượng và chất lượng cây ăn quả. Sản lượng vải của
nước ta hàng năm rất lớn, ñặc biệt là tỉnh Bắc Giang.
Sản lượng vải toàn tỉnh Bắc Giang năm 2006 là hơn 70.000 tấn,
năm 2007 là khoảng 243.300 tấn. Năm 2006-2007 dự án sản xuất vải
thiều an tồn đã được thành lập và triển khai tại Bắc Giang, sản xuất thí
điểm 150 ha vải thiều an tồn. Sang năm 2008 diện tích vải thiều an tồn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 8


của huyện Lục Ngạn ñược tăng lên 1800 ha với sản lượng ước ñạt 11000
tấn [9]. Năm 2008 sản lượng vải đạt 213974 tấn (trong đó, huyện Lục
Ngạn đạt 80000 tấn, Lục Nam 55000 tấn, Yên Thế trên 44000 tấn, Lạng
Giang trên 12000 tấn, Sơn ðộng gần 11000 tấn, Tân Yên 10500 tấn)[62].
Năm 2009, sản lượng vải ñạt 127.796 tấn quả tươi, bằng 57,5% so với sản
lượng năm 2008, trong ñó huyện Lục Ngạn – 60.000 tấn, Lục Nam –

25.000 tấn, Yên Thế - 16.911 tấn, Lạng Giang – 4.500 tấn, Sơn ðộng –
7.382 tấn, Tân Yên - 7000 tấn [63]. Năm nay 2010, theo sơ Cơng thương
Bắc Giang thì sản lượng năm nay ñạt 120.000 tấn quả tươi (xấp xỉ năm
ngối). Trong đó huyện Lục Ngạn 60.000 tấn, Lục Nam – 20.000 tấn, Yên
Thế - 15.000 tấn [64].
Với tỉnh Hải Dương, năm 2007 và 2008 sản lượng vải toàn tỉnh ước
tính đạt 27000 tấn tập trung ở hai huyện Thanh Hà và Chí Linh, giá vải
thiều ở Hải Dương bán trong nước tương đối thấp bình qn khoảng 2000
đồng/kg. Năm 2009, tồn tỉnh có khoảng 13500ha vải thiều, sản lượng ñạt
gần 50000 tấn, bằng khoảng 70% so với năm 2008. Giá vải thiều năm 2009
cao hơn năm 2008, vải thu hoạch sớm có giá từ 12-20000 đồng/kg; vải
chính vụ từ 6-8000 ñồng/kg. Năm 2010 tuy sản lượng thấp hơn năm 2009
nhưng giá vải cao hơn nhiều so với năm ngối, giá vải chính vụ bình qn
đạt 16 – 17.000đ/kg [68].
Theo ước tính hiện nay có khoảng 70% sản lượng vải tiêu thụ dưới
dạng tươi, trong đó tiêu dùng nội ñịa chiếm khoảng 35 - 40%. Phần lớn lượng
quả vải tươi sau khi thu hoạch ñều ñược vận chuyển về phục vụ nhu cầu của
dân cư các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam ðịnh, Vinh ngay
trong ngày. Một phần ñược các thương lái, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng
nơng sản vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ ở xa hơn như thành phố Hồ
Chí Minh, ðồng Nai… hoặc xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Triều
Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia [26].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 9


2.3. Vai trị của chất điều hịa sinh trưởng và khoáng chất với cây trồng
và sản phẩm của chúng

2.3.1. Chất ñiều hòa sinh trưởng

Các chất ñiều hòa sinh trưởng nội bào thực vật còn gọi là phytohormon.
ðây là những sản phẩm mà trong quá trình sống thực vật tổng hợp ra, nó tham
gia vào điều khiển q trình trao đổi chất và các quá trình hình thành các cơ
quan mới ở tất cả các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Những
phytohormon hiện nay ñược biết ñến nhiều nhất là auxin, gibberellin (GA),
acid abcisic (ABA), cytokinin và ethylen. ðiều lưu ý nhất là trong quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây đã có mặt cùng lúc nhiều phytohormon khác
nhau nhưng với những tỷ lệ rất khác nhau. ðặc ñiểm quan trọng nhất của các
chất ñiều hòa sinh trưởng thực vật này là với một hàm lượng rất nhỏ ñã có
khả năng gây nên những tác ñộng làm thay ñổi những ñặc trưng về hình thái
sinh lý của thực vật và chúng có thể di chuyển trong cây.
Các chất điều hịa sinh trưởng đóng vai trị rất quan trọng trong q
trình điều khiển sự sinh trưởng, phát triển của cây và góp phần tăng năng suất
cây trồng. Tùy theo mục đích thu hoạch lá, hoa, quả, thân, rễ mà người ta phải
sử dụng chất sinh trưởng riêng biệt hoặc hỗn hợp.
ðối với sự ra hoa ñậu quả của cây trồng, sau thụ phấn thụ tinh là quá
trình hình thành quả. Yasuda [58], Bul [34] ñã kết luận rằng: sự ñậu quả phụ
thuộc rất nhiều vào các yếu tố nội tại và ngoại cảnh. Hàm lượng auxin và các
chất kích thích sinh trưởng thấp là ngun nhân dẫn đến sự rụng sau khi hoa
nở. ðể tăng cường q trình đậu quả, người ta bổ sung auxin và gibberellin
cho hoa và quả non. Auxin và gibberellin sẽ là nguồn bổ sung thêm cho
nguồn phytohormon có trong phơi hạt vốn khơng đủ. Chính vì vậy mà sự sinh
trưởng của quả được tăng lên và khơng rụng ngay được. Kết luận này cũng
trùng với kết luận của Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch [18].
Auxin có vai trị quan trọng trong q trình sinh trưởng phát triển của

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 10


cây đặc biệt là q trình đậu quả và sự sinh trưởng của quả. Nó được sử dụng

khá rộng rãi trong sản xuất nhất là với cây ăn quả. Auxin chống lại sự rụng lá,
hoa, quả vì chúng ngăn cản sự hình thành tầng rời. Sự cân bằng auxin và các chất
ức chế sinh trưởng có ý nghĩa quyết định trong việc ñiều chỉnh sự rụng lá, hoa,
quả. Sự rụng là do sự hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa, quả. Các chất ức chế
sinh trưởng thì cảm ứng sự rụng, cịn auxin thì kìm hãm sự rụng. Chính vì vậy, xử
lý auxin cho cây và quả non có thể làm cho quả non bớt rụng như phun α - NAA
nồng ñộ 10 – 20 ppm cho lá hoặc quả non có thể làm cho lá và quả non tồn tại lâu
hơn trên cây.
Theo Dương Tấn Lợi (2002), phun chất kích thích sinh trưởng thực
vật cho cam, quýt nhằm nâng cao tỷ lệ ñậu quả, làm quả to hơn, hạn chế rụng quả.
Theo Lê Văn Tri (1992), auxin có vai trị quan trọng trong q trình sinh
trưởng, phát triển của cây đặc biệt là q trình đậu quả và sinh trưởng của quả.
Auxin chống lại sự rụng lá, hoa, quả vì chúng ngăn cản sự hình thành tầng rời, vì
vậy xử lý auxin cho cây và quả non có thể làm bớt rụng [22].

2.2.2. Các khoáng chất (nguyên tố vi lượng)
Từ lâu, các nhà khoa học ñã chứng minh được rằng cây hồn tồn
khơng thể phát triển bình thường được nếu khơng có các ngun tố vi lượng
như bo (B), mangan (Mn), kẽm (Zn), ñồng (Cu), molipden (Mo) và ñối với
một số cây cần cả nhôm (Al) và silic (Si). Người ta ñã thừa nhận các nguyên
tố này là tuyệt đối cần thiết cho cây. Các ngun tố đó ñược xem như là các
chất kích thích sự sinh trưởng và phát triển.
Các nghiên cứu về vai trò sinh học của từng nguyên tố riêng biệt ñã chứng
minh sự thiếu hụt hay dư thừa một số nguyên tố vi lượng có thể gây ra các loại
bệnh cho cây trồng. Sự thiếu các nguyên tố vi lượng ở dạng dễ tiêu trong ñất làm
giảm năng suất, chất lượng cây trồng, dẫn ñến các bệnh sinh lý [18].
Sự rụng là hiện tượng sinh lý của cây trồng, do hình thành tầng rời ở
cuống lá, cuống quả. Nguyên nhân dẫn ñến sự rụng là do yếu tố môi trường
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 11



và nội tại, khi cây thiếu hụt N, Zn, Mg, Bo, Fe, Ca, S thì sẽ kích thích sự
rụng, đặc biệt khi quá dư thừa Zn, Fe, Cl, I2 nhất là khi phun lên lá sẽ làm
quá trình rụng tăng mạnh [31,45]. Theo Stonier và cộng sự (1968) lượng
manggan (Mn) trong cây q nhiều sẽ thúc đẩy q trình rụng do liên quan
đến sự tăng cường oxy hóa các auxin.
Theo Vũ Hữu Yên (1998), nguyên tố Mg cũng có ảnh hưởng đến năng
suất và phẩm chất cam, vì Mg là thành phần chính của chất diệp lục. Khi thiếu
Mg lá bị rối loạn sắc tố, có mầu vàng, rụng lá nhiều nên quả thường nhỏ,
giảm ñộ ngọt.
Bo là nguyên tố rất cần thiết cho cây ăn quả. Bo có tác dụng hạn chế rụng
quả trên nhiều ñối tượng cây trồng. Khi thiếu Bo, hàm lượng nước trong quả
thấp, hình dạng quả khơng bình thường [12].
Nguyễn Văn Luật cho rằng: cây cam thiếu phospho, rễ khơng phát triển
được, cành lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, năng suất giảm, phẩm chất kém,
khi dư thừa phospho làm cho cam lâu chín vàng [12].
Theo Sampson (1918), canxi (Ca) được ví như xi măng gắn kết các tế
bào lại với nhau, canxi kết hợp với chất pectin trong tế bào thành chất pectatcanxi thành phần chủ yếu tồn tại trong gian bào ñể giữ chặt các tế bào với
nhau. Hàm lượng canxi trong cây cao sẽ ngăn cản sự rụng và ngược lại khi
thấp sẽ tăng sự rụng [54].
Kẽm (Zn) rất cần cho sự tổng hợp triptophan tiền thân của auxin. Khi
thiếu Zn sẽ thiếu auxin và sẽ làm tăng sự rụng (Hambidge. 1941, Skoog.
1940) [44,55].
Lưu huỳnh (S) thiếu sẽ làm tăng sự rụng quả, lá vì làm giảm các axit amin
chức lưu huỳnh ở trong cây. Tuy nhiên khi thừa Zn, Fe và các cation I+, Cl- sẽ
gây ñộc cho cây và làm tăng q trình rụng [44].

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 12



2.4. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về tác ñộng của chất ñiều hòa
sinh trưởng và vi lượng tới năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng

2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Về vai trị và tác ñộng của chất kích thích sinh trưởng, các nghiên cứu
của Dennis và cộng sự (1965) [38], Edgerton và BlanPied (1968) [40], đã
chứng minh rằng auxin và gibberellin có ảnh hưởng đến q trình đậu quả và
tạo quả khơng hạt trên chanh và quả có múi.
Jackson (1972) [46], Iwahori và cộng sự (1968) khi nghiên cứu tác
ñộng của gibberellin trên 2 giống bưởi ñã cho thấy gibberellin bắt ñầu tác
ñộng ngay sau khi thụ phấn và quả non ñược phát triển rất nhanh chóng.
Pusin và cộng sự (1984) chỉ ra rằng gibberenllin GA3 (nồng ñộ 100 mg/l)
phối hợp cùng Ethrel (500 – 1000 mg/l) làm tăng khả năng ra hoa của vải, nhãn
và một số loại cây ăn quả khác khi chúng được phun vào thời kì phân hố mầm
hoa. Chất ñiều tiết sinh trưởng và vi lượng tổng hợp này cũng làm tăng kích
thước hoa, số lượng hoa cái và làm giảm lá dị hình trên chùm hoa. Năng suất
trung bình của cơng thức thí nghiệm trong 2 năm là 7.5 tấn/ ha (GA3 100mg/l) và
5.5 tấn/ha ( Ethrel 100mg/l), trong đó cây đối chứng chỉ đạt 2.8 tấn/ha [30].
Nghiên cứu hàm lượng auxin liên quan đến sự hình thành tầng rời cho
thấy lá non có hàm lượng auxin cao hơn lá già, bản lá có hàm lượng auxin cao
hơn cuống lá. Khi hàm lượng auxin cao sẽ ngăn chặn sự hình thành tầng rời.
Vì vậy, nếu xử lý auxin sẽ làm tăng hàm lượng auxin trong lá có thể ngăn
ngừa ñược sự rụng.
Ở Hawai nhiều cánh ñồng dứa ñược phun dung dịch muối natri của
NAA ở nồng ñộ 25 ppm làm cho dứa ra hoa sớm hơn 2 – 3 tuần. Auxin kích
thích sự hình thành quả, sự lớn lên của quả, tạo quả khơng hạt và kìm hãm sự
rụng lá, hoa và quả. Một số loại cây trồng như cà chua, bầu bí, cam chanh…
xử lý α – NAA với nồng ñộ 10 – 20 ppm, 2,4D nồng ñộ 5 – 10 ppm, nồng ñộ
sử dụng tuỳ thuộc vào từng loại quả. Ví dụ, đối với lê nồng ñộ α – NAA là 10


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 13


ppm, với táo nồng ñộ là 20 ppm (Rawash và Etal, 1983).
ðối với cây ăn quả GA3 có tác dụng ñối với sự sinh trưởng của cây con,
thúc ñẩy các cành lộc phát triển, tăng tỷ lệ ñậu quả, làm quả nhanh lớn, giúp
cho quả chín muộn, ức chế quá trình phân hố mầm hoa. Các giống cây ăn
quả khác nhau có phản ứng khơng giống nhau đối với GA3. Khi phun GA3
cho vải ở thời kỳ hoa cái và thời kỳ quả non nồng độ 50ppm có tác dụng tăng
tỷ lệ ñậu quả và thúc quả lớn. Nồng ñộ 50 – 100ppm (phun lần 1) khi hoa nở
nâng cao tỷ lệ ñậu quả, tăng trọng lượng quả. Phun vào thời kỳ quả lớn với
nồng độ 25 – 50ppm có tác dụng thúc quả lớn. Nồng ñộ cao 250 – 300ppm
lúc hoa nở và quả non có tác dụng bảo vệ quả và thúc quả lớn [25].
Malik (2000) ñã bổ sung thêm α – NAA với nồng ñộ 10 – 20 ppm ñể
làm giảm sự rụng trái táo. Sử dụng α – NAA ở nồng ñộ 40ppm phun kết hợp
với GA3 40ppm ñã làm giảm sự rụng quả, làm tăng năng suất của giống xoài
Tommy Atkins ở Nam Phi (Osthuyse, 1993). ðối với giống xoài Langra và
Ewais, phun α – NAA ở nồng ñộ 40 ppm vào thời kỳ quả non làm giảm sự
rụng quả so với ñối chứng (Rawash và Etal, 1983).
Theo Cameron và Appleman khi dùng chất kích thích sinh trưởng
với liều lượng cao 100ppm, 200ppm, 500ppm để phun cho cam gây ra
hiện tượng rụng hoa, quả.
Dixon và cộng sự [39] cho rằng: những cụm hoa riêng biệt trên cây
nhãn trưởng thành được phun chất điều hịa sinh trưởng GA3 ở nồng ñộ 10 –
40 mg/l vào 4 giai ñoạn sinh trưởng khác nhau ñã cho quả to và cùi quả
nhiều hơn đối chứng. Riêng GA3 có nồng ñộ 40mg/l có hiệu quả tốt nhất.
Mitra và cộng sự [49] đã nghiên cứu việc sử dụng chất điều hịa sinh
trưởng, ơng đã khẳng định chất điều hịa sinh trưởng có ảnh hưởng tốt đến
khả năng đậu quả, duy trì quả và làm tăng khối lượng quả. Tuy nhiên, sử
dụng với hàm lượng khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau và tùy thuộc vào

ñặc ñiểm từng giống: Tăng tỷ lệ đậu quả thì phun IAA 20mg/l, chống rụng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 14


quả phun GA3 50mg/l, tămg khối lượng quả phun GA3 100mg/l.
Gibberelline có nhiều tác dụng đối với cây ăn quả như thúc cho cây con phát
triển, tăng tỷ lệ ñậu quả, tăng kích thước quả, phịng vỏ quả bị suy thối, làm
cho quả chín chậm lại. Tuy nhiên tùy từng loại cây ăn quả khác nhau hiệu
quả cũng khác nhau. Khi phun GA3 cho cây với nồng ñộ 50ppm ở thời kỳ
hoa cái nở và thời kỳ quả non có tác dụng tăng tỷ lệ ñậu quả, thúc quả lớn. Ở
nồng ñộ 50 – 100ppm, phun 1 lần khi hoa nở nâng cao tỷ lệ ñậu quả và tăng
khối lượng quả. Phun GA3 vào thời kỳ quả lớn với nồng ñộ 25 – 50ppm có
tác dụng thúc quả lớn.
Các tác giả Nakasone, Chang, Naphrom và cộng sự (2000) cho thấy
dùng GA3 100ppm, NAA 20ppm và 2,4,5- TP 10ppm phun trên giống vải Yu
Her Pau, giống Rose Sconted, giống Hong Huay và Bombai vào giai ñoạn bắt
ñầu nở hoa và quả bằng hạt ñậu làm tăng tỷ lệ ñậu quả, giảm rụng quả. Trên
giống Early Seedless và Calcuttia, phun IAA 20ppm làm tăng kích thước của
quả. [50, 35].
Cũng theo Chang và cộng sự [35], phun GA3 với nồng ñộ 25 và
50mg/l vào tuần thứ 4 sau khi ñậu quả ñã làm tăng kích thước quả và ở nồng
độ 75mg/l đã làm tăng kích thước quả, tăng độ pH và axit ascobic.
Ở các nước phát triển, rất nhiều các nghiên cứu khoa học đã chứng
minh vai trị sinh lý của các ngun tố vi lượng trong việc làm tăng năng suất,
chất lượng và phẩm chất nông sản.
Các nguyên tố vi lượng chỉ chiếm khoảng 0.05% chất sống của cây,
nhưng lại đóng vai trò sinh lý cực kỳ quan trọng [4]. Các nguyên tố vi lượng
tuy khơng thể thay thế hồn tồn cho các chất dinh dưỡng đa lượng khác
nhưng có tác dụng tăng cường vai trị của phân đa lượng. Kinh nghiệm ở các

nước tiên tiến cho thấy, khi cung cấp ñầy ñủ nguyên tố vi lượng cho cây có
thể tăng hiệu quả sử dụng phân N, P, K lên ñến 10 – 12%, hàm lượng các chất
dinh dưỡng như protein, vitamin, ñường, tinh bột… cũng tăng lên.
Trong các nguyên tố vi lượng thì quan trọng nhất là B và Zn. Kết quả
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 15


×