Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu khả năng sản xuất của gà hubbard redbro nhập nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.48 KB, 100 trang )

....

bộ giáo dục và đào tạo
trường đạI học nông nghiệp Hà nội

nguyễn văn điệp

NGHIấN CU NH GI CHT LNG
MT S LOẠI THUỐC THÚ Y ĐANG L ƯU HÀNH
TRÊN THỊ TRƯỜNG HIN NAY

luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Chuyên ngành: thú y
MÃ số: 60.62.50
Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts. đậu ngọc hào

Hà Néi - 2008


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 10 năm 2008
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Điệp



i


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành luận văn, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS Đậu Ngọc Hào, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Ths. Tạ Hoàng Long, Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y
Trung ương 1, cùng toàn th ể các cán bộ công nhân viên trung tâm đã tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá tr ình thực hiện đề tài.
Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Khoa Thú y trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội đã giúp tơi hồn thành chương trình đào
tạo và đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè cùng
các đồng nghiệp đã luôn quan tâm, ủng hộ, động viên tơi trong suốt q trình
học tập, hồn thành luận văn.

Hà Nội, tháng 10 năm 2008
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Điệp

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i


Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các hình

vii

1.

MỞ ĐẦU

1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài


1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1.

Thuốc thú y và vai trò của thuốc thú y trong phát triển chăn nuôi

4

2.2.

Chất lượng thuốc và kiểm tra chất lượng thuốc


21

2.3.

Tình hình quản lý và sản xuất thuốc thú y trong nước

24

2.4.

Tình hinh quản lý và sản xuất thuốc thú y ở nước ngoài

29

3.

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG



PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

32

3.1.

Đối tượng nghiên cứu


32

3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

32

3.3.

Nội dung nghiên cứu

32

3.4.

Phương pháp nghiên cứu

33

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

36

4.1.

Kết quả điều tra tình hình sản xuất thuốc thú y trên cả nước


36

4.1.1. Kết quả điều tra sự phân bố v à số lượng sản phẩm đăng ký sản
xuất của các cơ sở sản xuất thuốc thú y trên cả nước

iii

36


4.1.2. Kết quả điều tra thành phần kinh tế của các cơ sở sản xuất thuốc thú y

39

4.1.3. Kết quả điều tra hệ thống quản lý chất l ượng của các các cơ sở
sản - xuất thuốc thú y

41

4.1.4. Kết quả điều tra cơ cấu sản phẩm thuốc thú y

43

4.1.5. Kết quả điều tra về việc thực hiện tốt nh à máy sản xuất thuốc thú

4.2.

y của các cơ sở sản xuất thuốc thú y trong nước

46


Đánh giá quy mô các cơ sở sản xuất thuốc thú y

48

4.2.1. Cơ sở sản xuất thuốc thú y có quy mơ lớn

49

4.2.2. Cơ sơ sản xuất thuốc thú y có quy mơ khá

51

4.2.3. Cơ sơ sản xuất thuốc thú y có quy mơ trung b ình

51

4.3.

Đánh giá về cơng tác kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất thuốc
thú y

54

4.3.1. Nhóm cơ sở có bộ phận KCS hoạt động hiệu quả

54

4.3.2. Nhóm cơ sở có bộ phận KCS hoạt động khơng hiệu quả


56

4.4.

57

Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc thú y

4.4.1. Kết quả kiểm tra cảm quan

57

4.4.2. Kết quả kiểm tra hàm lượng hoạt chất

58

5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

68

5.1.

Kết luận

68

5.2.


Đề nghị

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

PHỤ LỤC

75

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

1

Cs

Cộng sự

2


GLP

Good Labotary Practices

3

GMP

Good Manufacturing Practices

4

GSP

Good Storage Practices

5

HPLC

High Performance Liqid Chromatography

6

ISO

International Organization for Standardization

7


KCS

Kiểm tra chất lượng

8

SPS

Agreement on the Application of Sanitary and
Phytosanitary Measures

9

TBT

WTO agreement on Technical Barries to Trade

10

Tg

Thời gian

11

Tr

Trang

12


TKS

Thuốc kháng sinh

13

WHO

World Health Organization

14

WTO

World Trade Organization

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
4.1.

Sự phân bố và số lượng sản phẩm đăng ký lưu hành của các cơ sở
sản xuất thuốc thú y ở Việt Nam

4.2.

Kết quả điều tra thành phần kinh tế của các cơ sở sản xuất thuốc
thú y


4.3.

36

40

Kết quả điều tra hệ thống quản lý chất lượng của các các cơ sở sản
xuất thuốc thú y

42

4.4.

Kết quả điều tra cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo dạng chế biến

44

4.5.

Kết quả điều tra cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo nhóm hoạt chất

45

4.6.

Kết quả điều tra về việc thực hiện GMP của các c ơ sở sản xuất
thuốc thú y

47


4.7.

Danh sách những cơ sở sản xuất thuốc thú y có quy mơ lớn

50

4.8.

Danh sách những cơ sở sản xuất thuốc thú y có quy mơ khá

52

4.9.

Danh sách những cơ sở sản xuất thuốc thú y có quy mơ trung b ình

53

4.10. Danh sách các cơ sở có bộ phận KCS hoạt động hiệu quả

55

4.11. Danh sách các cơ sở có bộ phận KCS hoạt động khơng hiệu quả

56

4.12. Kết quả kiểm tra cảm quan

57


4.13. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra h àm lượng hoạt chất các mẫu
thuốc thú y

59

4.14. Kết quả khảo sát một số mẫu có h àm lượng hoạt chất âm tính

60

4.15. Kết quả kiểm nghiệm các mẫu thuốc thú y theo dạng chế biến

61

4.16. Kết quả kiểm nghiệm các mẫu thuốc thú y theo th ành phần hoạt chất

63

4.17. Kết quả kiểm nghiệm các mẫu thuốc thú y theo hệ thống ti êu
chuẩn chất lượng đạt được của cơ sở sản xuất

65

4.18. Kết quả kiểm nghiệm thuốc thú y t heo nơi lấy mẫu

67

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH
4.1

Cơ cấu cơ sở sản xuất thuốc thú y và sản phẩm đăng ký lưu hành ở
ba miền Bắc - Trung – Nam

37

4.2

Thành phần kinh tế của các cơ sở sản xuất thuốc thú y

40

4.3

Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của các sơ sở sản xuất thuốc thú y

42

4.4

Cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo nhóm hoạt chất

45

4.5

Kết quả kiểm tra hàm lượng hoạt chất trong các mẫu thuốc thú y


59

4.6

Đánh giá chất lượng thuốc thú y theo dạng chế biến

62

4.7

Kết quả đánh giá chất lượng thuốc thú y theo thành phần hoạt chất

63

4.8

Kết quả đánh giá chất lượng thuốc thú y theo hệ thống ti êu chuẩn

4.9

chất lượng đạt được của cơ sở sản xuất

66

Kết quả đánh giá chất lượng thuốc thú y theo nơi lấy mẫu

67

vii



1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây nhờ chính sách khuyến khích phát triển kinh
tế của nhà nước và sự tăng cao về mức sống của người dân, ngành chăn nuôi
nước ta đã phát triển nhanh chóng. Đồng thời theo đ à hội nhập quốc tế,
thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu phát triển kéo theo dịch bệnh cũng dễ du
nhập, lây truyền và bùng phát, điều này làm nhu cầu sử dụng thuốc thú y
trong nước tăng theo. Đây là lý do và điều kiện để ngành sản xuất, kinh doanh
thuốc trong những năm qua phát triển rất sôi động. Năm 1993, sau khi Pháp
lệnh Thú y ra đời, mới chỉ có 189 sản phẩm sản xuất trong n ước, đến 2006 số
sản phẩm trong nước được phép lưu hành đã tới 4078. Thuốc nhập khẩu năm
1993 mới chỉ có 1 cơng ty (Rhone-Poulene, Pháp) đăng ký 31 lo ại vắc xin
dùng cho gia cầm, lợn, chó mèo thì đến năm 2006 đã có 1637 sản phẩm của
130 cơng ty từ 29 nước trên thế giới được phép lưu hành tại Việt Nam. Nhìn
chung, thị trường thuốc thú y nước ta hiện nay khá đa dạng và phức tạp.
Trong khi đó, trình độ, ý thức của nhà sản xuất lẫn người sử dụng chưa
cao, hành lang pháp lý cịn nhiều bất cập. Cơng tác quản lý thuốc thú y ch ưa
đủ năng lực để theo kịp sự phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu; chưa đánh giá
được chất lượng thuốc thú y lưu hành trên thị trường cũng như chưa giám sát
được việc bán lẻ thuốc thú y. Việc triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn
GMP của các nhà sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn về vốn v à con
người, trong khi đó nhà nước chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể.
Đây chính là kẽ hở cho những sai phạm trong công tác sản xuất, kinh doanh
thuốc thú y cịn tồn tại.
Trong hồn cảnh đó, việc lưu hành, sử dụng các loại thuốc thú y không đạt
tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường không những làm ảnh hưởng tới kết quả

1



phịng trị, an tồn vệ sinh thực phẩm của ng ười sử dụng mà cịn góp phần
tạo lên mơi trường kinh doanh bất công bằng giữa các công ty thuốc thú y.
Đối với người sử dụng, những sản phẩm thuốc khơng đạt ti êu chuẩn trên
ngồi làm giảm kết quả phòng trị, gây thiệt hại về mặt kinh tế, chúng c ịn dễ
gây lên tình trạng kháng thuốc do khơng xác định đúng liều l ượng. Đặt biệt
vấn đề sử dụng tuỳ tiện các sản phẩm kháng sinh, hoá d ược đã đã bị cấm
trong chăn nuôi không nh ững gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng
mà còn gây thiệt hại lớn trong công tác xuất nhập khẩu nông sản.
Trước nhu cầu hội nhập với nền kinh tế quốc tế, h ơn bao giờ hết sự
quản lý, điều tiết của nh à nước trong lãnh vực thuốc thú y đóng vai tr ị hết
sức quan trọng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo sân chơi kinh doanh
công bằng, ổn định phát triển chăn nuôi, xuất nhập khẩu l à những trách nhiệm
nặng nề đòi hỏi các cơ quan quản lý thuốc thú y cần phải khẩn tr ương, khơng
ngừng nâng cao năng lực của mình. Đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức ra
nhập Tổ chức Thương mại thế giới, để thực hiện tốt các điều khoản đ ã cam
kết (cụ thể là thực hiện nghĩa vụ của Hiệp định Vệ sinh dịch tễ và Kiểm dịch
động thực vật (SPS) và hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)),
đồng thời khuyến khích sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của các công t y
trong nước địi hỏi chính phủ phải thực hiện tốt h ơn nữa vai trị trách nhiệm
của mình. Để thực hiện điều đó, trước hết phải có cái nhìn tồn cảnh về thị
trường thuốc thú y hiện nay. Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá chất lượng một số loại thuốc
thú y đang lưu hành trên thị trường hiện nay”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được tình hình phân bố, cơ cấu sản phẩm của các cơ sở sản
xuất thuốc thú y trong nước.

2



- Đánh giá được quy mô sản xuất, quản lý chất lượng của một số cơ sở
sản xuất thuốc thú y.
- Đánh giá chất lượng một số sản phẩm thuốc thú y đang l ưu hành trên
thị trường Việt Nam.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả của chúng tơi góp phần l àm rõ hơn hiện trạng sản xuất và chất
lượng các loại thuốc thú y đang l ưu hành trên thị trường.
Đó cũng chính là cơ sở cho các cơ quan chức năng đề xuất các biện
pháp quản lý thuốc thú y hiệu quả, đảm bảo qu yền lợi cho người tiêu dùng,
nhà sản xuất và giảm thiểu nguy cơ tồn dư thuốc thú y trong thực phẩm cũng
như hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Giúp người sử dụng có sự lựa chọn sáng suốt đối với các loại thuốc thú
y khá đa dạng trên thị trường hiện nay.

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Thuốc thú y và vai trị của thuốc thú y trong phát triển chăn ni
2.1.1. Thuốc thú y
2.1.1.1. Khái niệm và phân loại thuốc thú y
Theo Tổ chức y tế thế giới, thuốc l à một chất hay hỗn hợp các chất
được sản xuất đem bán, cung cấp để bán hay giới thiệu sử dụng nhằm mục
đích: điều trị, làm giảm, phịng hay chẩn đốn bệnh tật, tình trạng cơ thể bất
thường hoặc triệu chứng bệnh; khôi phục, hiệu chỉnh, thay đổi chức năng hữu
cơ của cơ thể người hay động vật [1].
Theo pháp lệnh thú y [33], “Thuốc thú y là những chất hoặc hợp chất
có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật, khống chất, hóa chất đ ược
dùng để phịng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh hoặc để phục hồi, điều

chỉnh, cải thiện các chức năng của cơ thể động vật, bao gồm dược phẩm, hóa
chất, vắc xin, hoocmon, một số chế phẩm sinh học khác v à một số vi sinh vật
dùng trong thú y”.
Tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài nghiên cứu này, khái
niệm thuốc thú y mang nghĩa hẹp h ơn bao gồm chủ yếu các dược phẩm và
hố chất dùng trong thú y.
Có nhiều cơ sở để phân loại thuốc thú y, tuy nhi ên, trong thực tế điều
trị, trước mỗi ca bệnh, người ta thường dựa vào căn nguyên để xem xét bệnh
đó có phải là bệnh truyền nhiễm hay khơng, do vi khuẩn, virus, ký sinh tr ùng,
hay do thiếu các vitamin, khống chất... Vì vậy trong sản xuất, bn bán v à
phòng trị, thuốc thú y thường được chia làm các nhóm cơ bản sau [23]:
* Nhóm kháng sinh
“Kháng sinh là những sản phẩm đặc biệt nhận đ ược từ vi sinh vật hay
các nguồn tự nhiên khác có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng kìm hãm hoặc

4


tiêu diệt một cách chọn lọc lên một nhóm sinh vật xác định (vi khuẩn, nấm,
protozoa...) hay tế bào ung thư ở nồng độ thấp” [18].
Fleming lần đầu tiên phát hiện hiện tượng kháng sinh từ nấm penicillum
vào năm 1929. Sau đó, Florey và Chain (1939) đ ã chiết được ra từ nấm đó
chất penicillin dùng trong điều trị. Ngày nay, khi ngành cơng nghệ sinh học
và hố dược phát triển mạnh, đã có rất nhiều loại kháng sinh được tìm thấy.
Để thuận tiên cho việc chọn thuốc trong nghiên cứu và điều trị, kháng sinh
được phân theo những nhóm sau:
- Nhóm β-lactamin và Cephalosporin
+ Các penicillin tự nhiên: Benzylpenicillin(G), pentennylpenicillin(F),
N-oxy-benzylpenicillin(X), phenoxypenicillin(V), N -heptylpenicillin(K).
+ Nhóm penicillin tổng hợp: amoxycillin, cloxacillin, oxacillin, nafcillin,

ampicillin, carbenicillin, ticarcillin...
+ Nhóm cephalosporin: cephalexin, cephradin, cefuroxim, cefoxitin,
cefotaxim, cefoperazon, ceftiofur.
+Các chất ức chế men β-lactamaza: acid clavulanic, sulbactam,
imipenem, aztreonam, carbapenem.
- Nhóm Aninoglycosid
Các kháng sinh thường gặp ở nhóm này: steptomycin, kanamycin,
neomycin,

gentamicin,

sisomycin,

dibekacin,

amikacin,

netilmycin,

habekacin.
- Nhóm Macrolid
Bao gồm: erythromycin, oleandomycin, tylosin, spiramycin, josamycin,
novobiocin, pristinamycin...
- Nhóm Lincosamid
Các thuốc thường gặp: lincomycin, clindamycin, pirlimycin.
- Nhóm Tetracyclin

5



+ Tetracylin thiên nhiên: tetracylin, oxyteracylin, chlotetracyclin,
minocyclin.
+ Tetracyclin bán tổng hợp: metacyclin, doxycyclin, minocyclin,
rolitetracyclin, tetralisan, pipacyclin, apicyclin.
- Nhóm Cloramphenicol
Bao gồm: chloramphenicol, thiamphenicol, flophenicol, cloromycetin.
Hiện nay, tại Việt Nam, chloramphenicol đ ã bị cấm dùng trong thú y.
- Nhóm polypeptid
Thường gồm: polymycin B, polymycin E (colistin), bacitracin,
novobiocin, tiamulin, steptogramin.
- Thuốc tác dụng giống kháng sinh
+ Nhóm fluoroquinolone: enrofloxacin, norfloxacin, ciprofloxacin,
ofloxacin, danofloxacin, flumeqine, nalidixic.
+ Nhóm ionophore: mone nsin, lasalocid, maduramicin, narasin,
salinomycin.
+ Nhóm nitroimidazoles: metronidazole, dimetridazole, ronidazile,
tinidazole, ipronidazole.
+ Nhóm nitrofuran: nitrofuran, nitrofurazone, nitrofurantoin, nifurat el,
fifuroquine, furazolidone.
+ Các nhóm khác: rifamycins, isoniazid, mupirocin, methenamine,
novobiocin.
+ Nhóm sulfonamid: sulfamethoxazol, sulfadiazin, sulfadimidin,
sulfamethazine, sulfadimethoxine, sulfafurazol, sulfaguanidin.
* Nhóm thuốc trị ký sinh trùng
Trong thú y, bệnh ký sinh trùng là một chuyên khoa riêng biệt, bởi so
với virus, vi khuẩn, căn nguyên gây bệnh (vật ký sinh) có những đặc tr ưng về
kích thước, phương thức sinh trưởng, phát triển, cách thức gây bệnh, cấu trúc

6



kháng nguyên và đáp ứng miễn dịch. Tuy bệnh do ký sinh tr ùng gây ra không
gây thành ra dịch và sự phá hoại nhanh, mạnh nh ư bệnh truyền nhiễm nhưng
chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất chăn nuôi. Ký sinh tr ùng gây
bệnh hết sức đa dạng và phức tạp, mỗi loại có những đặc điểm hết sức khác
biệt nên thuốc điều trị tương ứng cũng rất khác nhau. Tuy nhi ên trong thú y,
thuốc trị ký sinh trùng thường chia làm 3 nhóm chính theo sự phân loại của
căn nguyên gây bệnh:
- Thuốc trị nội ký sinh trùng: nhóm giun trịn, sán lá, sán dây
- Thuốc trị ngoại ký sinh trùng: ve, ghẻ, mò, mạt, rận, rệp, dịi.
- Thuốc trị ký sinh trùng nhóm protozoa: cầu trùng, tiêm mao trùng, lê
dạ trùng...
Ở Việt Nam hiện nay, bệnh ký sinh tr ùng được quan tâm nhiều nhất l à
các bệnh ghẻ ở chó, mèo; bệnh giun đũa ở gia súc, gia cầm; bệnh sán lá ở lo ài
nhai lại và bệnh cầu trùng ở gia cầm, lợn và bệnh ký sinh trùng đường máu.
Các thuốc trị ký sinh trùng phổ biến trên thị trường hiện nay [19], [34]:
Thuốc trị ghẻ: ivermectin, pyrethroids.
Thuốc trị giun tròn: levamsol, ivermectin, piperazin, paraziquantel,
pyrantel, mebendazol.
Thuốc trị sán lá: dertil B, nitroxinil, closantel, albendazole, fasinex.
Thuốc trị cầu trùng: pyrimethamin, sulfaquinoxalin, sulfaclopyrydazin,
clopidol.
Thuốc trị ký sinh trùng đường máu: berenil, rivanol, naganol,
trypaflavinum, haemosporidium.
* Nhóm thuốc sát trùng
Thuốc sát trùng, khử trùng, tẩy uế: dùng để tiêu diệt các tác nhân sống
gây bệnh đang tồn tại trên bề mặt cơ thể động vật (da, niêm mạc, vết
thương...) hoặc ở ngoài cơ thể như chuồng trại, máng ăn, dụng cụ thú y,

7



phương tiện vận chuyển, các chất bài tiết…[10].
Thuốc sát trùng cục bộ phổ biến trong điều trị ngoại khoa: xanh methylen
1%, nước oxy già, thuốc tím (KMnO4), cồn iod 2-5%, acid boric 1-3%.
Hiện nay, thuốc sát trùng xử lý môi trường đóng vai trị đặc biệt quan
trọng trong q trình khống chế dịch bệnh, nhất là từ khi các dịch nguy hiểm
như cúm gia cầm, Lở Mồm Long Móng, Hội chứng Rối loạn Sinh sản v à Hô
hấp trên heo (PPRS) xảy ra. Các thuốc sát trùng phổ biến hiện nay bao gồm:
polividone iodine, benzalkonium (BKC), chloramin T (Halamid), Chloramin B
và một số amoni bậc 4 khác.
* Nhóm vitamin và khống chất
- Vitamin
Vitamin là một nhóm chất hữu cơ cần thiết, không sinh năng lượng mà
cơ thể không thể tự tổng hợp được. Nhu cầu vitamin của cơ thể chỉ khoảng
vài trăm miligam mỗi ngày. Tuy ít như vậy, thiếu vitamin gây ra nhiều rối
loạn chuyển hoá quan trọng. Vitamin rất cần thiế t cho nhiều chức phận quan
trọng của cơ thể. Thiếu vitamin ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển, sức khoẻ
và gây nhiều bệnh đặc hiệu [17].
Vitamin được chia ra 2 nhóm dựa theo tính chất vật lý: vitamin ho à tan
trong chất béo và vitamin hoà tan trong nước.
Vitamin tan trong chất béo bao gồm vitamin A, D, E, K. Vitamin tan trong
nước gồm vitamin C (acid ascobic) và các vitamin nhóm B: vitamin B 1 (thiamin),
B2(riboflavin), B3 (acid nicotinic, niacin), B 12 (cobalamin), B6 (pyridoxin)...
Trong chăn nuôi, các vitamin đư ợc sử dụng rộng rãi trong thú y, đặc biệt
là bổ sung vào thức ăn gia súc. Gia súc ngày nay ln có nguy cơ thi ếu
vitamin do phương thức chăn nuôi đang chuyển dần về chăn nuôi công nghiệp
hay bán công nghiệp. Trên thực tế, hai loại vitamin được sử dụng rộng rãi
nhất là là vitamin B 1 và vitamin C, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vật


8


nuôi . Từ lâu, trong chăn nuôi, vitamin B 1 được biết đến chủ yếu bởi tác dụng
tăng tính thèm ăn và chống táo bón. Trong khi đó, vitamin C lại đ ược sử dụng
phổ biến nhất vào mùa hè, nhất là ngành chăn nuôi gia cầm bởi tác dụng
chống nóng, giảm strees, khử độc của nó.
- Chất khống
Chất khống là một trong sáu loại chất dinh d ưỡng cần cho sự sống. Sự
khác biệt giữa chất khoáng và các chất hữu cơ của cơ thể là chất khống
khơng chứa nguyên tử cacbon trong cấu trúc, tuy nhi ên nó thường kết hợp với
cacbon-chứa trong chất hữu cơ khi thực hiện các chức năng trong c ơ thể. Chất
khoáng được chia làm 2 nhóm chính: nhóm khống đa lư ợng và nhóm khống
vi lượng.
Khống đa lượng (macronutrient minerals), gồm những chất có mặt
trong cơ thể với một lượng từ 0.005% đến <1% trọng lượng cơ thể (trừ calci
chiếm 1,5-2%) và đòi hỏi một nhu cầu lớn từ thức ăn. Các khoáng đa l ượng
cơ bản: natri, clo, kali, calci, magi ê, lưu huỳnh. Trong đó khống clo, kali,
natri đóng vai trị chủ yếu là duy trì điện giải và áp lực thẩm thấu của cơ thể,
thường áp dụng trong các bệnh đ ường tiêu hoá; khoáng calci được chú ý bởi
vai trò cơ bản cho sự phát triển của hệ thống x ương khớp và ứng dụng trong
điều trị một số trường hợp như bệnh bại liệt sau khi đẻ, cầm máu.
Khoáng vi lượng (micronutrient minerals), gồm những chất tồn tại
trong cơ thể với một lượng thấp hơn 0,005% trọng lượng cơ thể và nhu cầu
cần một lượng nhỏ hơn. Các vi khoáng quan trọng : sắt, kẽm, đồng, iod, selen,
mangan, molybden, cobal, crom. Trong thú y, vi ệc bổ sung Fe - dextran cho
lợn con lúc 3 và 10 ngày tuổi là rất cần thiết, hiện nay đã trở thành một quy
trình chuẩn trong chăn ni lợn cơng nghiệp .
* Nhóm thuốc khác
- Nhóm thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau: analgin, paracetamol,


9


Dexamethazol.
- Nhóm dung dịch truyền: dung dịch nước muối sinh lý (NaCl đẳng
trương 0.9%), dung dịch Ringer lactac, dung dịch đường gluco 5%.
- Nhóm thuốc trợ sức trợ lực, giải độc: cafein, camphora, urotropin,
strichnin.
- Chế phẩm sinh học: kháng thể, men vi sinh, hormon...
2.1.1.2. Vai trị của thuốc thú y
Có thể nói từ khi có xã hội lồi người là đã bắt đầu có lịch sử dùng
thuốc. Từ q trình tìm kiếm, lựa chọn thức ăn để sống, từ những quan sát v à
bắt chước các loài động vật hoang dại, con người đã biết tìm ra các chất trong
thiên nhiên để tự chữa bệnh cho mình và thú ni. Cùng với sự phát triển của
nghề chăn nuôi và sự gia tăng mối quan tâm của con ng ười đến động vật, vai
trò của thuốc thú y ngày càng được coi trọng. Việc sử dụng thuốc thú y không
chỉ trực tiếp tác động đến sức khoẻ, năng suất vật nuôi, động vật hoang d ã mà
còn gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Theo sự phát triển của khoa
học công nghệ và nhu cầu thực tiễn, thuốc thú y ng ày càng đa dạng và được
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, tuy nhi ên có thể kể đến hai nhiệm vụ chính
của thuốc thú y đó là phịng trị bệnh cho vật nuôi và nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm vật ni.
* Phịng trị bệnh cho vật nuôi
Đối tượng động vật được con người tác động ở đây có thể l à động vật
hoang dã được sử dụng, nghiên cứu, bảo tồn nhưng chủ yếu vẫn là vật ni.
Động vật được ni với nhiều mục đích khác nhau: lấy thực phẩm, nguy ên
liệu chế biến trong công nghiệp, an ninh quốc ph ịng, dược phẩm, giải trí... Sự
đa dạng về đối tượng vật nuôi cũng đồng nghĩa với việc có nhiều d ịch bệnh
khác nhau, địi hỏi các loại thuốc tương ứng khác nhau. Thuốc thú y l à một

trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.

10


Theo các chuyên gia, thuốc thú y tuy chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng
chi phí chăn ni, nhưng lại rất cần thiết giúp bảo vệ vật ni và có vai trò
quyết định cho sự thành bại của nghề [21].
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, ln có rất nhiều nguy c ơ
tiềm ẩn gây bệnh cho vật nuôi, đặc biệt những n ơi có trình độ, điều kiện chăm
sóc nuôi dưỡng kém. Ngay ở bên trong cơ thể vật nuôi, luôn tồn tại rất nhiều
mầm bệnh, khi những điều kiện bất lợi kéo d ài, sinh vật gây bệnh phát triển,
sức chống đỡ của cơ thể không đủ mạnh, con vật sẽ ốm. Nhu cầu thuốc thú y
ở nước ta là rất lớn. Trên thực tế, người ta dùng thuốc để điều trị theo căn
nguyên gây bệnh và các triệu chứng kèm theo. Nếu căn nguyên gây bệnh là
loại vi khuẩn thì biện pháp chính là dùng kháng sinh; căn ngun là virus th ì
biện pháp chính là dùng kháng thể (nếu có) và điều trị triệu chứng; căn
nguyên là ký sinh trùng thì phải dùng các loại thuốc trị ký sinh trùng. Tuy
nhiên, ít khi vật ni ốm chỉ do một loại mầm bệnh m à hay ghép với nhiều
mầm bệnh khác, thường là nhiễm khuẩn kế phát. Vì vậy, liệu pháp kháng sinh
được sử dụng khá rộng rãi trong các trường hợp mắc bệnh, nhất là các ca
bệnh chưa hoặc không rõ nguyên nhân.
Thuốc thú y được sử dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau, không chỉ
để chữa khi con vật mắc bệnh, m à ngay cả khi bệnh chưa xảy ra, người ta
cũng dùng để phòng, nhất là những bệnh có nguy cơ cao. Dùng thuốc với mục
đích phịng bệnh là một chiến lược khá hiệu quả, được ứng dụng rộng rãi,
thậm trí được xây dựng thành những quy trình chuẩn trong chăn ni cơng
nghiệp. Ví dụ việc dùng kháng sinh phòng bệnh tụ huyết trùng, thuốc chống
cầu trùng cho lợn, gà; dùng vitamin C giảm stress nóng cho gia cầm...Hiện nay
có 3 phương pháp sử dụng kháng sinh để phịng bệnh trong chăn ni [7]:

- Dùng một loại kháng sinh ở liều phòng trong một thời gian dài nhằm
duy trì hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
gây bệnh.

11


- Dùng luân phiên nhiều loại kháng sinh ở liều ph òng để ngăn chặn hệ
vi sinh vật gây bệnh cơ hội có sẵn trong cơ thể hoặc những vi khuẩn có thể
lây từ cá thể này sang cá thể khác. Phương pháp này thường được dùng để
vận chuyển thú từ nơi này sang nơi khác có mơi trư ờng sống khác nhau hoặc
đối với những con vật được chọn lựa cho sản xuất lâu d ài.
- Để hạn chế sự kháng thuốc của vi sinh vật xảy ra khi sử dụng những
phương pháp trên, người ta đã đưa ra những hướng giải quyết khác: liều
kháng sinh tăng dần liên tục để hiệu quả kháng khuẩn luôn ở mức cao h ơn
liều mà vi sinh vật có thể đề kháng được, ít nhất về mặt lý thuyết. Ph ương
pháp này tỏ ra hiệu quả trong việc khống chế vi sinh vật g ây bệnh và cả sự đề
kháng thuốc [40].
* Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vật ni
Ngồi mục đích phịng và trị bệnh, thuốc thú y cịn được sử dụng để
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi.
Phổ biến hiện nay là các hormon sinh dục: Oestrogen, androgen,
gonadotropin, prostaglandin(PGF2α), oxytocin..., chúng làm tăng kh ả năng
đậu thai, tăng số đầu con, tăng tỷ lệ trứng nở, tăng khả năng tiết sữ a [30].
Trước kia việc bổ sung các hormon sinh trư ởng trong thức ăn cho vật nuôi
được ứng dụng phổ biến và cho hiệu quả cao, nhưng sự nguy hiểm cho người
tiêu dùng thật khơng nhỏ, do vậy hiện nay cách thức đó đ ã bị cấm sử dụng.
Nhóm vitamin và khống chất được bổ sung vào khẩu phần ăn hoặc tiêm
trực tiếp cho vật nuôi nhằm bổ sung những thiếu hụt so với nhu cầu sinh
trưởng của chúng, đồng thời tăng chất lượng nơng sản. Gia cầm đẻ thiếu

khống thường tạo ra trứmg mỏng vỏ, v ỏ sần sùi không đều; thiếu vitamin A
làm cho màu lòng đỏ trứng nhợt nhạt, tiêm Silen cho lợn tăng khả năng tạo
nạc và màu đỏ tươi của thịt...

12


Sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trọng đ ã xuất hiện từ
những năm 1950. Tác động kích thích tăng trọng của kháng sinh đ ã được
kiểm định trên lợn, gà với nhiều loại kháng sinh khác nhau, đó th ường là các
thuốc khơng được hấp thu ở đường tiêu hóa, khơng sử dụng trong điều trị
bệnh

thường

xun:

Sulphamid,

bacitracin,

lincomycin,

arsanilic,

virginiamycin, tylosin, carbadox, oxytetracy clin, chlotetracyclin.
2.1.2. Độc tính và tác dụng phụ của thuốc thú y
Thuốc thú y cũng là các chất độc nếu như sử dụng không hợp lý. Nguyên
nhân gây độc của thuốc là sử dụng không đúng liều lượng, đúng chỉ định, thời
gian và liệu trình sử dụng thuốc, do lồi, giống, giới tính, lứa tuổi v à tình

trạng mẫn cảm của động vật đối với thuốc.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tác dụng có hại
khơng mong muốn của thuốc (ADR - Adverse Drug Reaction) là ph ản ứng có
hại, khơng được định trước và xuất hiện ở liều thường dùng. Nguy cơ xuất
hiện ADR là hậu quả không thể tránh, một thuốc d ù được dùng khơn khéo
đến mấy cũng đều có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.
Trong số các loại thuốc thú y, kháng sinh l à nhóm được sử dụng nhiều
nhất, ước tính hiện nay trong nước 60-70% tổng giá trị các thuốc đang d ùng
để phòng, trị bệnh cho động vật ni là thuốc hố học trị liệu, trong đó chủ
yếu là các kháng sinh [29]. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh cũng l àm
phát sinh khá nhiều hậu quả khơng mong muốn.
2.1.2.1. Độc tính và ảnh hưởng phụ của kháng sinh
* Nhóm Chloramphenicol
Dùng chloramphenicol kéo dài, có th ể gây rối loạn tạo máu, ức chế
các hoạt động enzym của microsom ở gan (đặc biệt ở lợn con), nó l àm
chậm q trình sản xuất axit glucoronic v à do đó làm giảm các quá trình
giải độc của gan, nhất l à ở các động vật non, dẫn tới hiện t ượng tím tái.

13


Liều lượng cao, gây suy tim mạch, chết. Liều trung bình kéo dài gây kém
ăn, nhiễm độc gan [12].
Nhiều nghiên cứu có thể đưa ra bằng chứng thiếu máu do không phát
sinh hồng cầu ở người là do ăn phải lượng tồn dư chloramphenicol trong sản
phẩm có nguồn gốc từ động vật. Do đó, chloramphenicol đ ã bị cấm sử dụng
trong chăn ni động vật hiện nay [8].
Ở chó và mèo cũng xuất hiện hiện tượng quá mẫn với chloramphenicol,
sự rối loạn đường tiêu hoá cũng xảy ra ở động vật khi điều trị
chloramphenicol bằng phương pháp cho uống.

Do chloramphenicol có thể ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch, do vậy
khơng nên tiêm phịng vacxin khi đang điều trị bằng chloramphenicol. Các
vết thương cũng có thể trở lên lâu khơng khôi phục do sự ức chế tổng hợp
protein bởi chloramphenicol.
* Nhóm amioglucoside
Nhóm này có thể gây ảnh hưởng độc với thính giác, thần kinh v à
thận. Ảnh hưởng này khác nhau đối với từng loại amioglucosid liều sử
dụng và số lần lặp lại, tuy nhiên tất cả thành viên của nhóm này đều có tính
độc tiềm tàng.
Sự tồn tại bền vững của các aminoglycosid trong bào tương và trong
nước tiểu đã gây ảnh hưởng độc tới tế bào ống thận. Aminoglycoside có thể
gây độc đối với tai biểu thị b ởi thính giác hoặc giảm chức năng tiền đ ình.
Mèo, chó rất mẫn cảm với ảnh hưởng độc tiền đình. Tính độc với thính giác
tiềm năng nhất là gentamicin, sisomycin và neomycin.
Các aminoglycoside sử dụng ở liều cao tạo ra h àm lượng trong huyết
tương đều có liên quan đến bệnh yếu cơ và phong toả thần kinh cơ, tác dụng
đó càng trở nên rõ ràng khi sử dụng với các dược chất khác có khả năng
phong toả thần kinh cơ.

14


* Nhóm Tetracyclin
Liều cao tetracylin đường uống làm cho động vật nhai lại giảm sút
nghiêm trọng hoạt động của hệ vi sinh vật dạ d ày. Tetracyclin có thể gắn kết
với canxium ở răng, xâm nhập vào cấu trúc này và ức chế hấp thu canxium
gây ra vàng răng, xỉn răng.
Động vật bị mất nước sẽ có nguy cơ nhiễm độc cao, đưa tetracyclin vào
cơ thể bệnh súc theo đường tĩnh mạch rất dễ gây độc hệ tuần hoàn. Gia súc
được dùng tetracyclin dạng muối hoà tan ở liều 10mg/kg theo đường tiêm

tĩnh mạch sau khoảng thời gian một phút có hiện tượng suy sụp [43]. Chó
nhận liều 25 mg/kg theo đ ường tiêm tĩnh mạch trong 2 ngày có biểu hiện
nhiễm độc đường tiết niệu [45].
Tetracyclin rất độc với gan, khi dùng với liều lượng lớn, tỷ lệ chết là rất
cao. Tetracyclin cũng có tác dụng gây độc với thận và được chống chỉ định
cho gia súc bị bệnh thận, đặc biệt ở b ê bị bệnh nhiễm trùng và nhiễm độc
huyết. Tetracyclin liều cao có thể dẫn tới bệnh vi êm ống thận cấp tính.
Tetracylin cũng có thể ngăn cản thực b ào của bạch cầu, do đó cản trở
cơ chế phòng vệ của cơ thể. Nếu sử dụng tetracyclin cùng với glucocorticoids
sẽ làm suy giảm miễn dịch. Phản ứng quá mẫn cũng có thể xảy ra nh ư sốc
thuốc, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn và suy sụp.
* Nhóm β-lactamin
Penicillin và beta-lactamin nhìn chung ít gây độc, thậm chí ở những
liều cao hơn nhiều so với chỉ định điều trị. Tác dụng có hại khơng mong
muốn chính là các phản ứng quá mẫn và suy sụp, các phản ứng mẫn cảm nhẹ
(nổi mày đay, sốt, phù mạch) khá phổ biến. Phản ứng quá mẫn ít phổ biến h ơn
khi dùng theo đường uống so với đường cho thuốc khác. Penicicllin không
được sử dụng cho những động vật đ ã có thơng tin mẫm cảm với thuốc [44].

15


* Nhóm lincosamid
Tác động gây độc chính của nhóm lincosamids l à khả năng gây tiêu
chảy nghiêm trọng ở người, ngựa, thỏ và các động vật ăn cỏ khác. Ở gia súc,
cho thuốc theo đường tiêu hoá ở nồng độ thấp 7,5 ppm gây lên tình trạng
biếng ăn, tiêu chảy, bệnh keton và giảm sản lượng sữa. Nếu trong thức ăn vơ
tình có lincomycin 8-10 ppm và metronidazole 40 ppm s ẽ gây một vài tác
động cho bò cái như tiêu chảy nặng và mất khả năng kiểm soát thần kinh. Ở
ngựa, các lincosamid cho theo đ ường tiêu hoá hay ngồi đường tiêu hóa có

thể gây viêm ruột xuất huyết và tiêu chảy, hậu quả rất tai hại. Nếu trong thức
ăn của ngựa vơ tình trộn lincomycin với liều 0,5mg/kg có thể gây phát tiêu
chảy, thậm chí có thể gây chết [44].
* Nhóm Sunfonamid
Ảnh hưởng phụ của sufonamid có thể là do quá mẫn cảm hoặc tác động
độc trực tiếp. Phản ứng quá mẫn bao gồm nổi mề đay, ph ù nề mạch quản,
phản ứng phản vệ, ngứa da, sốt thuốc, vi êm đa khớp, thiếu máu, huỷ hoại
hồng cầu và chứng mất bạch cầu hạt. Độc cấp có thể xảy ra khi ti êm ven ở tốc
độ cao, hoặc quá liều sử dụng.
Sulfonamid cũng ảnh hưởng tới chức năng phân huỷ xenlulose của hệ
vi sinh vật ở dạ dày đại gia súc. Nhiều ảnh hưởng phụ khác cũng được biết tới
khi điều trị bệnh ở thời gian d ài như giảm tuỷ xương, viêm gan, viêm bộ phận
sinh dục, viêm thần kinh ngoại vi, mẫn cảm với ánh sáng, vi êm dạ dày, viêm
giác mạc...
Điều trị bệnh mạn tính bằng sulfonamid làm gia tăng nguy cơ phát tri ển
thành hội chứng ngộ độc. Động vật non, đang bị mất n ước, đặc biệt là bê sẽ
có nguy cơ cao sulfonamides kết tinh trong thận. Báo cáo của bộ phận KCS
cho thấy hiện tượng trên phổ biến hơn ở chó điều trị trong thời gian dài. Trường
hợp nhiễm độc máu ở chó đã được báo cáo khi cơ thể chó nhận liều 18-53 mg/kg
thể trọng chế phẩm trimethoprim-sulfonamide [45].

16


2.1.2.2. Kháng sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm
* Tồn dư kháng sinh và hố dược
Trong chăn ni hiện nay, vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh là rất phổ
biến và được coi là một tiến bộ của công nghệ sinh học, nhằm ph òng trị bệnh
và làm vật nuôi mau lớn. Thế nhưng, việc tuỳ tiện sử dụng thuốc kháng sinh
(TKS) dễ dẫn đến hậu quả: Lượng TKS tồn dư trong sản phẩm vượt ngưỡng

cho phép, người sử dụng loại thực phẩm n ày trong thời gian dài có thể gây
nguy hại cho sức khoẻ.
Thuốc thú y với liều lượng nhỏ tuy khơng gây ngộ độc cấp tính nh ưng
nếu tích luỹ lâu trong cơ thể sẽ gây ngộ độc mãn tính. Tuy vậy, nếu loại bỏ
hồn tồn kháng sinh trong điều trị, trong thức ăn thì chắc chắn sẽ làm tăng
chi phí cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Một minh chứng là kết quả của
việc cấm sử dụng TKS trong chăn nuôi ở Đan Mạch v à Thuỵ Điển đã làm
tăng vịng đời ni ở lợn thịt lên từ 2-3 ngày, giảm trọng khoảng 3-4%, tăng
lượng thức ăn tiêu thụ khoảng 2kg/ con, tăng tỷ lệ chết từ 7 -10% và giảm
10% lợi nhuận của nhà chăn ni [14]. Chính vì vậy, cho đến nay, chưa ai
dám phủ nhận hiệu quả của việc sử dụng TKS trong chăn nuôi. Song, một
trong những nguyên nhân gây ra sức đề kháng ngày càng mạnh của vi khuẩn
gây bệnh trên người lại chính là việc sử dụng kháng sinh một cách khơng
khoa học trong việc phịng và trị bệnh cho gia súc. Kháng sinh sử dụng trong
thức ăn, điều trị gia súc và những tồn dư của nó trong thực phẩm chăn nuôi sẽ
làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của con người khi sử dụng các sản phẩm n ày.
Xa hơn nữa, sẽ tạo ra sự kháng thuốc của các dòng vi khuẩn gây bệnh ở động vật
và chúng cũng có khả năng lan truyền sang cho con người. Kết quả là khi con
người bị nhiễm bệnh sẽ làm khả năng chữa trị trở lên khó, lâu dài và phức tạp
hơn. Chính vì những lý do trên mà lượng kháng sinh tồn dư trong thực phẩm sẽ
là yếu tố chính để dùng làm căn cứ cho phép loại kháng sinh đó có được lưu

17


×