Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng phụ phẩm ethanol DDGS trong thức ăn hỗn hợp cho gà thịt giống ROSS 308 từ 0 6 tuần tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.65 MB, 113 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-----------------------

NGUYỄN THỊ MAI

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHỤ PHẨM ETHANOL
(DDGS) TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP CHO GÀ THỊT
GIỐNG ROSS 308 TỪ 0 - 6 TUẦN TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TÔN THẤT SƠN

HÀ NỘI – 2009


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã
ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả



Nguyễn Thị Mai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

i


LỜI CẢM ƠN
Ơ

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp,
ngồi sự nỗ lực của bản thân tơi cịn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ
quý báu của nhà trường, các thầy giáo, cơ giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới PGS.TS. Tơn Thất Sơn và TS. Nguyễn
Thị Mai ñã ñộng viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt thời
gian làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Dinh
dưỡng - Thức ăn, Khoa Chăn nuôi - Nuôi trồng Thuỷ sản, Trường ðại học Nơng
nghiệp - Hà Nội đã góp ý và chỉ bảo để luận văn của tơi được hồn thành.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám đốc, Các Anh, các Chị
cùng tồn thể Các bộ cơng nhân viên Nhà máy thức ăn chăn nuôi cao cấp
TOPFEEDS, Công ty TNHH ðầu tư và Phát triển chăn nuôi gà gia công
DABACO - Lạc Vệ - Tiên Du - Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi
thực hiện đề tài và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
ðể hồn thành luận văn này, tơi cịn nhận được sự động viên khích lệ
của những người thân trong gia đình và bạn bè. Tơi xin chân thành cảm ơn
những tình cảm cao q đó.

Tác giả


Nguyễn Thị Mai

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng

vii

Danh mục biểu ñồ


viii

1. MỞ ðẦU ....................................................................................................i
1.1

ðẶT VẤN ðỀ.....................................................................................1

1.2

MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI ..................................................................2

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................3
2.1

PHỤ PHẨM ETHANOL TỪ NGƠ .....................................................3

2.1.1 Nguồn Ethanol khơ (DDGS) ...............................................................3
2.1.2 Công nghệ sản xuất Ethanol từ ngô .....................................................4
2.1.3 Thành phần dinh dưỡng trong DDGS ..................................................8
2.2

THỨC ĂN HỖN HỢP....................................................................... 15

2.2.1 Thức ăn hỗn hợp ñậm ñặc ................................................................. 16
2.2.2 Thức ăn bổ sung ................................................................................ 16
2.3

ðẶC ðIỂM MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHO GIA CẦM ..... 17


2.3.1 Nhóm thức ăn giàu năng lượng.......................................................... 17
2.3.2 Nhóm thức ăn giàu protein ................................................................ 19
2.4

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG .................. 23

2.4.1 Khái niệm về sinh trưởng .................................................................. 23
2.4.2 Các chỉ tiêu ñánh giá sự sinh trưởng.................................................. 24
2.4.3 Một số yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng sinh trưởng .......................... 26

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

iii


2.5

KHẢ NĂNG CHO THỊT .................................................................. 29

2.5.1 ðặc ñiểm khả năng cho thịt của gà .................................................... 29
2.5.2 Một số yếu tố ảnh hưởng ñến năng suất thịt....................................... 30
2.5.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn .................................................................. 31
2.6

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DDGS LÀM THỨC ĂN CHO GÀ ........ 34

3. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................ 37
3.1


ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU............ 37

3.2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................. 37

3.3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 37

3.4

PHƯƠNG PHÁP XÁC ðỊNH CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU ....... 38

3.4.1 Phương pháp phân tích thành phần hóa học của thức ăn.................... 38
3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi trên đàn gà thí nghiệm...................................... 39
3.4.3 Phương pháp tính tốn các chỉ tiêu nghiên cứu.................................. 41
3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 42
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 46
4.1

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA NGUYÊN LIỆU TRONG THỨC
ĂN THÍ NGHIỆM............................................................................ 46

4.2

THÀNH PHẦN HĨA HỌC CỦA THỨC ĂN THÍ NGHIỆM ............ 52

4.3


KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ GÀ ............................................................. 56

4.4

TỐC ðỘ SINH TRƯỞNG TUYỆT ðỐI ............................................ 61

4.5

TỐC ðỘ SINH TRƯỞNG TƯƠNG ðỐI ........................................... 63

4.6

LƯỢNG THỨC ĂN THU NHẬN ..................................................... 66

4.7

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÀ CHI PHÍ THỨC ĂN ............................. 70

4.8

TỶ LỆ NI SỐNG .......................................................................... 75

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

iv


4.9

MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT .. 78


4.9.1 Màu sắc da gà .................................................................................... 78
4.9.2 Kết quả mổ khảo sát .......................................................................... 79
4.9.3 Thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm........................................ 83
4.10 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA PHỤ PHẨM ETHANOL.................... 86
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ..................................................................... 90
5.1

KẾT LUẬN ....................................................................................... 90

5.2

ðỀ NGHỊ .......................................................................................... 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

93

PHỤ LỤC

99

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. KL: Khối lượng

2. TL: Tỷ lệ
3. TA: Thức ăn
4. HQSDTA: Hiệu quả sử dụng thức ăn
5. LTATN: Lượng thức ăn thu nhận
6. ðC: ðối chứng
7. DDGS: Distillers Dried Grains with Solubles
8. TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
9. DXKN: Dẫn xuất không nitơ
10. ME: Metabolizable Energy (Năng lượng trao ñổi)
11. TME: True Metabolizable Energy (Năng lượng trao ñổi thực)
12. CV: ðộ lệch chuẩn
13. VCK: Vật chất khô
14. PN: Chỉ số sản xuất
15. Cs: Cộng sự

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1

Thành phần dinh dưỡng của một số nguyên liệu thức ăn .......... 13

Bảng 2.2

Thành phần hoá học của DDGS ................................................ 14

Bảng 2.3


Nhiệt độ thích hợp trong chuồng ni gà thịt............................. 28

Bảng 3.1

Cơng thức thức ăn thí nghiệm giai ñoạn 1 – 14 ngày tuổi (D1).. 43

Bảng 3.2

Cơng thức thức ăn thí nghiệm giai đoạn 15 – 28 ngày tuổi (D2) 44

Bảng 3.3

Cơng thức thức ăn thí nghiệm giai ñoạn 29 – 42 ngày tuổi (D3) 45

Bảng 4.1

Thành phần hoá học của nguyên liệu trong thức ăn thí nghiệm.. 52

Bảng 4.2

Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm. ............................. 55

Bảng 4.3

Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .............................. 58

Bảng 4.4

Tốc ñộ sinh trưởng tuyệt ñối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) .... 61


Bảng 4.5

Tốc ñộ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%)................. 64

Bảng 4.6

Lượng thức ăn thu nhận của đàn gà thí nghiệm ......................... 68

Bảng 4.7

Hiệu quả sử dụng và chi phí thức ăn.......................................... 72

Bảng 4.8

Tỷ lệ ni sống của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ........... 76

Bảng 4.9

Màu sắc da gà ở các lơ thí nghiệm............................................. 78

Bảng 4.10 Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm ở 6 tuần tuổi (n = 6)............ 81
Bảng 4.11 Thành phần hoá học của thịt ngực và thịt đùi gà thí nghiệm. ..... 85
Bảng 4.12 Hiệu quả sử dụng DDGS ........................................................... 89

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

vii



DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ
ðồ thị 4.1

Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi.................. 60

Biểu đồ 4.2 Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm ............... 63
ðồ thị 4.3

Tốc ñộ sinh trưởng tương ñối của gà thí nghiệm ..................... 66

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

viii


1. MỞ ðẦU

1.1 ðẶT VẤN ðỀ
Xu hướng phát triển chăn ni theo con đường thâm canh cơng nghiệp
hố đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. ðặc biệt ngành chăn ni gia cầm
được quan tâm hàng đầu vì nó có khả năng ñáp ứng nhanh nhu cầu bức thiết về
thực phẩm cho người dân cả về thịt và trứng. Giá trị dinh dưỡng của thịt và
trứng gia cầm là rất cao, chu kỳ chăn nuôi lại ngắn, sớm mang lại sản phẩm cho
con người và ñược người tiêu dùng ưa chuộng. Hơn nữa với phong tục của
người Việt Nam thì thịt gia cầm cũng là một thứ đồ lễ khơng thể thiếu được
trong các dịp lễ hội truyền thống… Có thể nói rằng thịt gia cầm mà đặc biệt là
thịt gà là loại thực phẩm ñược dùng phổ biến trên thị trường trong nước.
Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm trong nước đang gặp phải
nhiều khó khăn và trở ngại, đặc biệt khi giá thức ăn ln tăng cao. Theo
Shimada (1984) [64] thức ăn chiếm tới 70 - 75% tổng chi phí trong chăn ni

gia cầm. Có thể nói chất lượng thức ăn và giá thành của nó là một yếu tố có
ảnh hưởng quyết định đến thành bại trong chăn ni nói chung và chăn ni
gia cầm nói riêng. Dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cho gia cầm ln khoẻ mạnh,
sinh trưởng phát dục tốt, đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm. ðể ñảm bảo cung cấp ñầy ñủ nhu cầu về các chất dinh dưỡng cho gia
cầm cần phải sử dụng các khẩu phần ăn phù hợp với từng giai đoạn ni khác
nhau. Các khẩu phần này là hỗn hợp của nhiều loại nguyên liệu thức ăn ñể
ñảm bảo ñầy ñủ và cân bằng về dinh dưỡng. ðiều này sẽ giúp nâng cao hiệu
quả sử dụng thức ăn và hạ giá thành sản phẩm trong chăn nuôi gia cầm.
Nguồn nguyên liệu thức ăn chăn ni có chất lượng tốt với giá cả phù hợp là
điều mà người chăn ni cũng như các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi luôn
quan tâm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

1


Trong những năm gần ñây, khi giá dầu mỏ trên thế giới liên tục tăng
cao, các loại nhiên liệu hóa thạch ngày càng hạn chế, việc sử dụng xăng dầu
tăng đột biến làm khơng khí ơ nhiễm ngày càng gia tăng thì việc nghiên cứu,
ứng dụng nhiên liệu sinh học Ethanol từ ngơ, lúa mì, lúa mạch, mía
đường…để thay thế cho xăng dầu trở nên cấp bách ñối với tất cả các nước
trên thế giới. Trong quá trình sản xuất Ethanol có một lượng lớn phụ phẩm có
tên DDGS ( Distiller’s Dried Grain with Solubleds) hay còn gọi là hèm ngơ
mà trong đó chứa nhiều protein, lipit, xơ và khống có thể sử dụng làm thức
ăn chăn ni. Theo Budi Tangendjaja (2008) [47] sản lượng DDGS của Mỹ
năm 2007 là 15 triệu tấn và ñã xuất khẩu 1,5 triệu tấn sang Canada, Trung
Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Châu Á làm thức ăn chăn nuôi. Lượng DDGS
Việt Nam nhập khẩu năm 2007 là 18.700 tấn ñã tăng lên 166.400 tấn (Cục

chăn nuôi, 2009) [3]. Việc sử dụng phụ phẩm này sẽ góp phần làm phong phú
thêm nguồn nguyên liệu thức ăn cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong
nước. Tuy nhiên việc sử dụng phụ phẩm này ở mức nào là hợp lý vẫn là câu
hỏi chưa có lời giải đáp.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tơi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm Ethanol (DDGS) trong thức ăn hỗn
hợp cho gà thịt giống ROSS 308 từ 0 – 6 tuần tuổi.”
1.2 MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI
- Nghiên cứu tỷ lệ sử dụng phụ phẩm Ethanol (DDGS) trong thức ăn hỗn
hợp cho gà thịt thương phẩm Ross 308 nuôi theo phương thức công nghiệp.
- ðánh giá hiệu quả của việc sử dụng DDGS trong khẩu phần ăn cho gà
thịt thương phẩm Ross 308.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

2


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 PHỤ PHẨM ETHANOL TỪ NGÔ
2.1.1 Nguồn Ethanol khơ (DDGS)
Trong vài năm trở lại đây, khi giá dầu mỏ trên thế giới liên tục tăng
cao, không khí thì ngày một ơ nhiễm, nguồn cung cấp ngun liệu hóa thạch
ngày càng hạn chế thì việc nghiên cứu, ứng dụng các nguồn nguyên liệu sinh
học trở nên cấp bách ñối với rất nhiều nước trên thế giới. Nhiên liệu sinh học
sản xuất từ hạt ngũ cốc và một số thực vật khác là loại nhiên liệu có thể tái
sinh được, tương đối sạch với mơi trường và thải ra ít khí CO2 so với các
nguồn nhiên liệu hóa thạch hiện nay. Tại Liên minh châu Âu, các nguồn năng
lượng tái sinh rất được ưa chuộng và chính điều này đã thúc đẩy sự phát triển
của ngành cơng nghiệp sản xuất các nhiên liệu sinh học. Mục đích nhằm đa

dạng hóa các nguồn năng lượng, giảm thiểu các khí gây hiệu ứng nhà kính và
sự phụ thuộc vào dầu mỏ, ñồng thời tạo thêm việc làm cho khu vực nơng
thơn. Sự phát triển đó đã làm xuất hiện một nguồn cung cấp DDGS cho thị
trường nguyên liệu thức ăn chăn ni. Do có hàm lượng chất dinh dưỡng cao,
dễ dàng sấy khơ và sơ chế, DDGS thu được từ q trình sản xuất Ethanol hiện
đại có thể sử dụng làm nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Bã Ethanol khô (Distillers Dried Grains with Solubles – DDGS) là sản
phẩm phụ của q trình sản xuất Ethanol cơng nghiệp tại các nhà máy sản
xuất Ethanol. Nó là sản phẩm thu ñược sau khi chưng cất rượu etylic ra khỏi
tinh bột ñã lên men. Nói một cách khác là hỗn hợp thu được sau khi cơ đọng
và sấy khơ ít nhất 75% lượng bã còn lại bằng phương pháp của ngành công
nghiệp chưng cất ngũ cốc (AAFCO, 2002) [28]. Ngô là nguồn tinh bột có thể
lên men rất tốt, nó là loại ngũ cốc chính được sử dụng trong ngành cơng
nghiệp sản xuất nhiên liệu Ethanol. Tuy nhiên do ñiều kiện khí hậu và đất đai,

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

3


tại một số vùng châu Âu và Bắc Mỹ người ta cũng sử dụng các nguồn khác
như lúa mỳ, lúa mạch, lúa mạch ñen, cây lúa miến hoặc hỗn hợp các loại ngũ
cốc trên ñể sản xuất nhiên liệu Ethanol. Ngồi các nguồn ngun liệu tái sinh
từ phế phẩm nơng nghiệp thì người ta cũng sử dụng cả những phế phẩm lâm
nghiệp (vụn gỗ, mạt cưa, vụn thân cây hoặc cành cây); các phế phẩm hữu cơ
trong rác (rác trong các loại giấy vụn); phế phẩm từ nhà máy thực phẩm gia
công (phế phẩm của nhà máy rượu và nhà máy giấy) ñể sản xuất Ethanol.
Phương pháp ñược sử dụng hiện nay là sản xuất Ethanol từ ngơ hoặc
đường mía làm nguyên liệu qua quá trình lên men vi sinh vật. Sự phát triển
của ngành sản xuất Ethanol ñã tạo ra một số lượng lớn DDGS cung cấp cho

các nhà máy sản xuất thức ăn chăn ni. DDGS thu được từ ngành sản xuất
ñồ uống ñã ñược sử dụng làm thức ăn chăn nuôi ở các trang trại trong nhiều
năm trước ñây, tuy nhiên chủ yếu là làm thức ăn cho các lồi động vật nhai
lại. Loại DDGS này có sự biến ñổi khá lớn về chất dinh dưỡng và sự hạn chế
một số chất dinh dưỡng nên chỉ ñược sử dụng làm thức ăn cho gia cầm với tỷ
lệ thấp (khoảng 5%). Hiện nay, DDGS thu ñược từ quá trình chưng cất
Ethanol có ưu điểm là giá trị dinh dưỡng cao, dễ dàng sấy khơ và sơ chế nên
có thể ñược sử dụng trong khẩu phần ăn cho ñộng vật dạ dày ñơn với tỷ lệ cao
hơn. Việc này có thể làm gia tăng lượng tiêu thụ DDGS trên thị trường thức
ăn chăn ni, tuy nhiên những biến đổi trong thành phần chất dinh dưỡng vẫn
sẽ là một hạn chế cho việc sử dụng nguyên liệu thức ăn này.
2.1.2 Cơng nghệ sản xuất Ethanol từ ngơ
Ngơ có khoảng 2/3 tinh bột, mà tinh bột ñược chuyển thành Ethanol và
CO2 trong quá trình chưng cất và lên men. Chất dinh dưỡng cịn lại trong ngơ
như protein, mỡ, khống và các vitamin được cơ đặc lại theo các cách khác
nhau và ñược xem như là hạt ngũ cốc ñã chưng cất hoặc như là những chất có
thể hồ tan sau chưng cất đã được cơ đặc. Các phụ phẩm thu được từ các nhà

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

4


máy sản xuất Ethanol khác nhau thì có thành phần hóa học khác nhau tùy
thuộc vào nguồn nguyên liệu và phương pháp chế biến. Trên thực tế hiện nay
thì nguồn nguyên liệu ñể sản xuất Ethanol chủ yếu là từ ngơ, lúa mạch, mía
đường, sắn… Cịn về phương pháp chế biến thì trên thế giới thường sử dụng
hai phương pháp của Anh và của Mỹ. Sau ñây là hai phương pháp sản xuất
quan trọng:
* Phương pháp của Anh

Hạt ñược nghiền nhỏ rồi dung mạch nha ñể biến ñổi tinh bột của hạt
thành ñường. Phần ñường ñược chiết xuất riêng, phần hạt cịn lại được sử
dụng ở dạng ướt hoặc sấy khơ để làm thức ăn cho gia súc. Sau đó, dùng nấm
men cho vào phần nước ñường ñã tách ở trên để thực hiện q trình lên men.
Từ dung dịch ñã lên men người ta tiếp tục chưng cất thu lấy Ethanol. Phần
nước sau quá trình chưng cất Ethanol thì vẫn chứa nấm men lại tiếp tục được
sấy khơ để lấy các chất hòa tan hoặc tiến hành ly tâm tách nước thu được
phần đặc, sau đó sấy khơ và sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
* Phương pháp của Mỹ
Sử dụng mạch nha ñể biến ñổi tinh bột trong hạt đã nghiền nhỏ thành
đường, sau đó hỗn hợp này ñược trộn với men trong thùng lên men. Sau khi
ñã lên men, tồn bộ hỗn hợp trên được cho vào thiết bị chưng cất thu lấy
Ethanol. Phần cịn lại thì tiến hành sàng tách riêng phần hạt và phần dịch
lỏng. Phần dịch lỏng này ñược gọi là dịch chưng cất lỗng trong vẫn chứa
nấm men. Sau đó đem cơ đặc và làm khơ thành sản phẩm hịa tan khơ. Ở một
số nhà máy dịch chưng cất lỏng này ñược ly tâm trước khi cơ đặc, sau đó đem
phần đặc này trộn vào phần hạt rồi tiến hành sấy khô thu ñược sản phẩm gọi
là DDGS.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

5


Tồn bộ q trình sản xuất Ethanol và phụ phẩm ñược Batal (2006)
[45] và Regina Meeks (2007) [62] sơ ñồ hóa như sau:

α Amylase
Nghiền nhỏ
Nấu chín


Ngơ

Hóa lỏng

CO2

Lên men

Gluco-amylaza

Hạt chưng cất
(DDGS)

Tồn bộ phụ phẩm
sau chưng cất

DDG + DDS

Dịch chưng cất
cơ đặc (DDS)

Chưng cất

Ethanol

DDGS
Sơ đồ quy trình sản xuất Ethanol và phụ phẩm
(Batal, 2006) [45]
* Giảm kích thước hạt

Q trình được bắt ñầu bằng xay ngô thành bột thô. Ngô ñược xay bởi
hệ thống búa xay có tốc độ cao, sàng lọc có kích thước nhỏ 1/8 - 3/16 inch.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

6


* Hóa lỏng
Bột thơ sau khi đã xay nhỏ ngơ ñược trộn với nước hoặc có bổ sung
enzyme ñể bắt ñầu quá trình lọc tách các chất tan chủ yếu là protein, đường,
lipit. Hồ trộn sau đó được nấu để hydrat hóa tinh bột thành glucose thành
Ethanol với enzym phân giải tinh bột là amylolytic để chuyển hóa glucose
thành Ethanol. Nhiệt độ sử dụng trong q trình này khoảng 40 – 600C. Sự
gelatin hóa tinh bột bắt đầu xảy ra khi nhiệt ñộ tới 50 – 700C. Một khâu rất
quan trọng trong q trình chuyển hóa tinh bột thành glucose địi hỏi sự hồn
tất của q trình gelatin hóa tinh bột. Trong quá trình này gần như tất cả
lượng amylose trong các hạt tinh bột nhỏ ñược lọc ra, ñược làm tăng tính dẻo
để thành các hạt căng phồng và gel bao gồm amylose được hịa tan.
Hồn thành q trình hydrat hóa tinh bột địi hỏi một sự phối hợp các
emzym. Amylase là ñược sử dụng rộng rãi nhất, emzym này có khả năng chịu
nhiệt trong ngành cơng nghiệp tinh bột. Các enzym này bao gồm α-amylase
hay gluco - amylase. Các enzym phải chịu được nhiệt mục đích cho sự thủy
phân của tinh bột xảy ra ngay lập tức sau q trình gelatin hóa.
* Lên men
Lên men là q trình mà ở đó đường được chuyển hóa thành rượu dưới
tác dụng của các men sinh học. Men ñược dùng nhiều nhất là sacharomyces vì
nó có khả năng sản xuất Ethanol tập trung cao, ngồi ra có thể sử dụng glucoamylase. Trong mơ hình lên men có khoảng 95% lượng đường ñược chuyển
hóa thành Ethanol và CO2, 1% thành tinh bột của nấm men, 4% thành các sản
phẩm khác như glyxerol. Q trình này xảy ra ở nhiệt độ khoảng 330C, pH =

4. CO2 sản sinh ra trong quá trình này có thể khơng được thu lại mà giải
phóng trực tiếp ra ngồi khơng khí.
* Chưng cất Ethanol
Sau q trình lên men Ethanol ñược thu lại bằng cách sử dụng phương

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

7


pháp chưng cất. Hỗn hợp thu ñược lại ñược chuyển qua hệ thống sàng lọc
phân tử ñể loại bỏ nước và thu Ethanol tinh khiết.
* Các ñồng sản phẩm của hệ thống sấy khơ
Nước và các chất rắn cịn lại sau khi chưng cất Ethanol gồm các thành
phần chính là nước, xơ, protein, và các chất béo. Hỗn hợp này ñược ly tâm
tách các chất rắn thô ra khỏi chất lỏng. Chất rắn thô này chứa khoảng 30% vật
chất khô (VCK), có thể bán làm thức ăn cho gia súc hoặc sấy khơ để sản xuất
DDG (dried distiller’s grain).
Chất lỏng thu ñược tiếp tục cho ñi qua một thiết bị bay hơi ñể loại bỏ
hơi nước và kết quả ñồng sản phẩm thu được là “distiller’s solubles” cơ đặc
mà có chứa khoảng 30% vật chất khơ. Distiller’s solubles cơ đặc có thể được
bán làm thức ăn cho bị thịt.
Ngồi ra thì chất rắn thơ thu được ở trên có thể ñược trộn với distiller’s
solubles cô ñặc ñể sản xuất distiller’s dried grain with solubes (DDGS). Sản
phẩm này chứa 88% vật chất khơ. Theo Budi Tangendjaja (2008) [47] sản phẩm
thu được khi sử dụng 1 tấn ngơ để sản xuất Ethanol là: 400 lít Ethanol, 322kg
CO2 và 322kg DDGS. Năm 2007, Mỹ ñã xuất khẩu 1,5 triệu tấn DDGS sang
Canada, Trung Mỹ, Châu Âu và Châu Á (chiếm 10% lượng DDGS của Mỹ).
2.1.3 Thành phần dinh dưỡng trong DDGS
Trong quá trình lên men, tinh bột ngũ cốc được chuyển hóa thành rượu

etylic và CO2, do đó nồng độ của các chất dinh dưỡng còn lại trong phần bã
tăng lên khoảng 2 - 3 lần. DDGS chứa một lượng lớn protein thô, amino axit,
photpho và các dưỡng chất cần thiết khác cho gia cầm. Vấn đề chính ở đây là
chất lượng và hàm lượng dưỡng chất trong DDGS là khác nhau ñối với các
nguồn DDGS khác nhau. Trong những năm gần ñây nhiều nghiên cứu ñã
ñược thực hiện nhằm ñánh giá thành phần chất dinh dưỡng và sự biến ñổi tỷ
lệ các chất dinh dưỡng đó trong các nguồn DDGS khác nhau. Theo một

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

8


nghiên cứu thực hiện năm 1993, Cromwell và cộng sự [28] đã xác định các
đặc tính lý hóa và thành phần dinh dưỡng của DDGS từ 9 nguồn khác nhau
(từ các nhà máy sản xuất ñồ uống cho ñến các nhà máy sản xuất nhiên liệu
cồn). Nhóm nghiên cứu đã thấy có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng các
chất dinh dưỡng giữa các mẫu DDGS. Hàm lượng protein thơ thay đổi từ 23,4
đến 28,7%, chất béo thay đổi từ 2,9 đến 12,8%, chất xơ trung tính (neutral
detergent fibre - NDF) từ 28,8 ñến 40,3%, chất xơ axit (ADF) từ 10,3 đến
18,1%, hàm lượng khống tổng số từ 3,4 ñến 7,3%, lysine (lys) từ 0,43 ñến
0,89%, methionine (met) từ 0,44 ñến 0,55%, threonine (thr) từ 0,89 ñến
1,16% và tryptophan (trp) từ 0,16 ñến 0,23%. Màu sắc (color scores) các mẫu
DDGS trên thay ñổi từ rất sáng cho ñến rất tối, mùi thay đổi từ bình thường
đến mùi khói. Màu tối và mùi khói có thể là do sấy khơ ở nhiệt ñộ quá cao.
Hàm lượng lysine thấp nhất ở các mẫu có màu tối nhất và cao nhất ở mẫu có
màu sáng nhất. Các tác giả trên cũng đề xuất rằng hàm lượng ADF có mối
tương quan âm với giá trị dinh dưỡng và khả năng chuyển hóa của DDGS.
Gần ñây, Spiehs và cộng sự (2002) [28] ñã nghiên cứu hàm lượng chất
dinh dưỡng trong DDGS của các nhà máy sản xuất Ethanol mới ñược ñưa vào

hoạt ñộng (tổng cộng 118 mẫu lấy từ 10 nhà máy). Hàm lượng trung bình của
protein thơ là 30,2%, chất béo thơ là 10,9%, xơ thơ là 8,8%, hàm lượng
khống tổng số là 5,8%, tỷ lệ các dẫn xuất không nitơ (DXKN) là 45,5%,
NDF là 42,1%, ADF là 16,2%, canxi là 0,06%, photpho là 0,89%, lys là
0,85% và met là 0,55%. Tỷ lệ lys, met và các khống chất thay đổi nhiều
nhất. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết hàm lượng protein thô, chất béo thơ,
lys, met, thr và photpho cao hơn, đồng thời lượng vật chất khô và canxi thấp
hơn so với tiêu chuẩn (NRC, 1994) [59]. Các kết quả cũng chỉ ra rằng hàm
lượng các chất dinh dưỡng trong DDGS không chỉ thay đổi theo từng nhà
máy mà cịn theo từng năm sản xuất. Các giá trị dinh dưỡng thường sai khác

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

9


so với giá trị tiêu chuẩn vì vậy việc phân tích thành phần hóa học của DDGS
từ các nguồn khác nhau nên được thực hiện ít nhất một năm một lần. Sự biến
ñổi tỷ lệ dưỡng chất giữa các mẫu DDGS khác nhau có thể là do sự khác nhau
về loại ngũ cốc sử dụng, hiệu suất quá trình lên men và tỷ lệ lên men, lượng
dung môi cho thêm và kỹ thuật sấy (nhiệt ñộ và thời gian sấy).
Belyea và cộng sự (2004) [28] cũng tìm ra rằng sự biến ñổi về tỷ lệ các
chất dinh dưỡng trong các mẫu DDGS khác nhau có liên quan đến thành phần
ngơ sử dụng ñể lên men và kỹ thuật sản xuất. Hàm lượng chất béo cao trong
DDGS sản xuất từ ngô cho năng lượng tổng số cao, tuy nhiên năng lượng tiêu
hóa lại thay đổi và có thể bị ảnh hưởng bởi hàm lượng polysaccarit không bột
(NSP). Pedersen và cộng sự (2007) [28] cho biết lượng năng lượng thô trong
10 mẫu DDGS là 5430 kcal/kg vật chất khô, cao hơn so với ngơ. Fastinger và
cộng sự (2006) [28] lại tìm thấy mức năng lượng tổng số thấp hơn (4848 –
4969 kcal/kg) trong DDGS từ 5 nguồn ở phía Tây miền Trung nước Mỹ.

Dựa trên các kết quả phân tích 17 mẫu DDGS thu được từ các nhà máy
đặt tại phía Tây nước Mỹ khi sử dụng trên gà trống thường, Batal và Dale
(2006) [46] ñã ñề xuất rằng TMEn (true metabolizable energy) trong DDGS
thay ñổi từ 2490 ñến 3190 kcal/kg, trung bình là 2820 kcal/kg. TMEn trong
DDGS xác định bởi Lumpkins và cộng sự (2004) [28] cũng trên gà trống là
2905 kcal/kg. Trong khi đó, giá trị TMEn của DDGS theo NRC (1994) [59]
là 3097 kcal/kg. Theo Budi Tangendjaja (2008) [47] giá trị ME của DDGS
trên gà là 2850kcal/kg.
Do rất nhạy cảm với các tác dụng của nhiệt, hàm lượng lysine và khả
năng chuyển hóa là một trong những vấn đề ñược quan tâm khi sử dụng
DDGS trong thức ăn cho gia súc, gia cầm. Fastinger và cộng sự (2006) [28]
thông báo rằng hàm lượng lysine trong 5 nguồn DDGS khác nhau thay ñổi từ
0,48 ñến 0,76%, hàm lượng lysine là thấp nhất trong mẫu DDGS có màu sẫm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

10


nhất. Tỉ lệ tiêu hóa lysine tuyệt đối và thực ở gà trống trưởng thành ñược ăn
DDGS thấp hơn một cách đáng kể ở những mẫu có màu sậm hơn các mẫu còn
lại. Sự khác biệt về tỉ lệ tiêu hóa các amino axit thiết yếu khác giữa các mẫu
nhỏ hơn so với lysine nhưng cũng khá ñáng kể.
Tương tự như vậy, Batal và Dale (2006) [46] cũng phát hiện thấy những
sự khác biệt ñáng kể về tỷ lệ tiêu hóa thực các amino axit giữa các mẫu khác
nhau. Nói chung các mẫu vàng hơn và sáng hơn có hàm lượng và tỷ lệ tiêu hóa
các amino axit lớn hơn, ñặc biệt là lysine. Nguyên nhân của hiện tượng này
theo nhóm nghiên cứu là do lysine trong các mẫu có màu sẫm hơn có thể bị phá
hủy do xử lý nhiệt quá mức (trong phản ứng Maillard giữa cacbonhydrat trong
glucozo và nhóm ε – amino của lysine). Họ cũng đề xuất rằng phân tích màu

sắc có thể là một phương pháp nhanh chóng và đáng tin cậy để đánh giá hàm
lượng các amino axit, ñặc biệt là lysine và tỷ lệ tiêu hóa DDGS của gia cầm.
Nghiên cứu của Ergul và Cs (2003) [28] cũng ñã kiểm chứng các kết quả trên,
nó cho thấy một mối tương quan dương giữa lysine, cystine, tỷ lệ tiêu hóa và
các giá trị độ sáng (L*), độ vàng (b*) của DDGS.
Dựa trên các thí nghiệm trên gà trống, Lumpkins và Batal (2005) [28]
cho biết tỷ lệ tiêu hóa thực của lysine trong DDGS thu ñược ở các nhà máy
sản xuất nhiên liệu Ethanol là 75%. ðối với gà con, tỷ lệ này cao hơn một
chút, vào khoảng 80% (Lumpkins và Batal, 2005) [28]. Do các giá trị này
khơng khác biệt đáng kể so với tỷ lệ tiêu hóa lysine trong ngơ (81%) nên các
tác giả nghiên cứu cho rằng tỷ lệ tiêu hóa lysine của DDGS dường như không
bị ảnh hưởng lớn từ quá trình sấy. Trong các nghiên cứu trước đó, tỷ lệ lysine
của DDGS trong các thí nghiệm trên gà con là từ 66 – 93% (Combs và
Bossard, 1969; Parsons và Cs, 1983) [28].
DDGS cịn có thể đóng góp một lượng photpho lớn trong khẩu phần ăn
của gia cầm. Martinez Amezcua và Cs (2004) [28] cho biết hàm lượng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

11


photpho trung bình trong 20 mẫu DDGS từ các nhà máy sản xuất Ethanol ở
Minnesota là khoảng 73%, rất gần với giá trị tiêu chuẩn (NRC, 1994) [59]. Họ
cũng chỉ ra rằng tỷ lệ photpho (tương ứng là KH2PO4), ước tính trên tro
xương chày bằng phương pháp tỷ lệ dốc thay đổi từ 69 đến 102% và nói
chung cao hơn so với giá trị tiêu chuẩn (NRC, 1994) [59]. Ngoài ra, nhóm
nghiên cứu cũng đề xuất rằng việc tăng nhiệt độ trong q trình sản xuất
Ethanol có ảnh hưởng tích cực ñến tỷ lệ photpho trong DDGS. Tuy nhiên các
mẫu DDGS khác nhau có tỷ lệ photpho khác nhau rất nhiều. Các kết quả từ

một nghiên cứu sau đó của Martinez Amezcua và Cs (2006) [28] cho thấy có
thể tăng tỷ lệ photpho bằng cách sử dụng các phytase vi khuẩn và axit citric.
Lumpkins và Batal (2005) [28] ñã tiến hành 2 thí nghiệm về tỷ lệ dốc trên tro
xương chày ñã phát hiện ra tỷ lệ photpho của DDGS thay ñổi từ 54 ñến 68%.
Các giá trị này cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ photpho trong ngô, các tác giả từ
đó đã nhận định rằng sự lên men tinh bột có thể đã nâng cao tỷ lệ photpho
trong DDGS thơng qua q trình tổng hợp các phytase vi khuẩn. Hệ quả là tỷ lệ
photpho trong khẩu phần ăn của gia cầm có chứa DDGS sẽ cao hơn, giảm được
nhu cầu bổ sung nguồn photpho vơ cơ cho vật ni, giảm sự bài tiết photpho
trong chất thải, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và mơi trường.
Trong số các khoáng chất trong DDGS, natri (Na) là kim loại có độ
biến đổi lớn nhất. Dale và Batal (2003) [51] cho biết hàm lượng natri thay ñổi
từ 0,09 ñến 0,44% trong 12 mẫu DDGS lấy từ phía Bắc khu vực trung tâm
nước Mỹ. Hàm lượng Na trung bình là 0,23%, thấp hơn so với mức 0,48%
theo tiêu chuẩn (NRC, 1994) [59]. Nguyên nhân cho sự dao ñộng lớn này cho
đến nay vẫn chưa rõ ràng vì Na khơng được thêm vào trong bất kỳ giai đoạn
nào trong q trình sản xuất Ethanol.
Các phần tử lên men trong DDGS không cung cấp nhiều vitamin và các
nguyên tố vi lượng (thiamine, riboflavin và các vitamin khác). Trái lại, trong

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

12


DDGS lại chứa nhiều chất hoạt ñộng sinh học như các nucleotit, beta -1,3/1,6glucan, inositol, glutamin và các axit nucleic, các hợp chất này đều có tác
dụng tăng cường khả năng miễn dịch và sức khỏe cho ñộng vật.
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của một số nguyên liệu thức ăn
(Batal, 2006) [45]
Thành phần dinh dưỡng


Ngơ

DDGS

Khơ đỗ tương

TME (kcal/kg)

3390

2800

2458

Protein thơ (%)

7,5

23 – 29

44 – 48

Xơ thô (%)

1,9

8,5

3,0


Lipit thô (%)

3,5

3 – 12

1,0

P tổng số (%)

0,25

0,89

0,65

P hữu dụng (%)

0,09

0,55

0,21

Lysine

0,24

0,8


3,02

Methionine

0,18

0,51

0,7

DDGS cũng chứa rất nhiều xanthophyll, tuy nhiên Roberson và Cs
(2005) [28] ñã tiến hành nhiều nghiên cứu và cho biết hàm lượng xanthophyll
trong 2 mẫu DDGS phân tích được khác nhau nhiều, dao ñộng từ 3,48 –
29,75mg/kg. DDGS có thể chứa hơn 40 ppm xanthophyll. Xanthophyll chứa
trong DDGS ñược dùng trọng lĩnh vực thương mại và các nghiên cứu thử
nghiệm trong các trường ñại học ñể làm tăng ñáng kể màu của lòng ñỏ trứng
khi cho gà mái ñẻ ăn (Shurson và cs, 2003 và Roberrson và cs, 2005) [28] và
làm ñậm màu da của gà thịt khi khẩu phần có chứa 10% DDGS.
Năm 2007, Mark và Cs [58] đã cơng bố bảng thành phần hố học của
DDGS (Bảng 2.2).

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

13


Bảng 2.2 Thành phần hoá học của DDGS
(Mark và Cs, 2007) [58]
Chất dinh dưỡng

Vật chất khô
Protein thô
Lipit thô
Xơ thô
Tro thô
Axit amin
Lysine
Methionine
Tryptophan
Threonine
Phenylalanine
Histidine
Leucine
Isoleucine
Valine
Arginine
Khống
Ca
P
Na
K
Mg
Cu
Fe
Mn
Zn
Chất dinh dưỡng khác
ADF
NDF
Choline

Xanthophyll

% Vật chất khơ
90,7
29,3
10,7
6,7
4,6
0,98
0,58
0,31
1,12
1,44
0,84
3,22
1,00
1,42
1,42
0,04
0,87
0,21
1,08
0,36
7 ppm
87 ppm
19 ppm
98 ppm
9,3
26
2637 ppm

20 – 40 ppm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

14


2.2 THỨC ĂN HỖN HỢP
Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn ñã ñược chế biến sẵn, do một số loại
thức ăn phối hợp với nhau mà tạo thành. Thức ăn hỗn hợp hoặc có đầy đủ tất
cả các chất dinh dưỡng thoả mãn ñược nhu cầu của con vật hoặc chỉ có một số
chất dinh dưỡng nhất định để bổ sung cho con vật. Thức ăn hỗn hợp gồm hai
loại chính đó là: Thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh và thức ăn hỗn hợp đậm đặc.
Ngồi ra cịn có thức ăn hỗn hợp bổ sung.
Theo tác giả Vũ Duy Giảng và Cs (1997) [6], khi gia súc, gia cầm sử
dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên sẽ có nhiều ưu thế hơn khi sử dụng thức ăn
hỗn hợp dạng bột. Thứ nhất, khi ăn thức ăn dạng viên sẽ giảm ñược lượng
thức ăn rơi vãi tới 10 – 15% so với thức ăn hỗn hợp dạng bột. Thứ hai là giảm
ñược thời gian ăn. Thứ ba, gia cầm rất mẫn cảm với bệnh đường hơ hấp do
bụi của thức ăn cho nên khi sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên sẽ giúp chúng
tránh ñược bụi khi ăn và giảm những căn bệnh đường hơ hấp. Hơn nữa, chất
lượng thức ăn hỗn hợp dạng viên cũng ñược nâng cao hơn trong quá trình chế
biến. Dưới tác dụng cơ giới, nhiệt ñộ và áp suất trong khi ép viên, kết cấu
ligin và cellulose có trong thức ăn sẽ bị phá vỡ, từ đó làm tăng khả năng tiêu
hố tinh bột và chất xơ ở vật ni. Ép viên cịn làm chậm khả năng oxy hoá
của các vitamin tan trong dầu mỡ và tiêu diệt phần lớn các vi sinh vật, nấm
mốc và một số mầm bệnh.
Theo Denixov (1971) và nhiều tác giả khác [4] thì thức ăn hỗn hợp dạng
viên có lợi cả về quy trình chế biến và hiệu quả kinh tế. Thức ăn hỗn hợp
dạng viên dễ bảo quản hơn, dùng ñể vỗ béo cho gia súc gia cầm thì khả năng

khối lượng cơ thể cũng cao hơn.
Chính nhờ những ưu ñiểm nổi bật như vậy mà hiện nay trên thế giới thức
ăn hỗn hợp dạng viên chiếm 60 - 70% tổng lượng thức ăn hỗn hợp (Vũ Duy
Giảng và cộng sự, 1997) [6].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

15


Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, song thức ăn hỗn hợp dạng viên cũng có
những nhược điểm mà chúng ta cần lưu ý khi sử dụng. ðiều ñầu tiên là giá
thành của thức ăn dạng viên cao hơn thức ăn dạng bột do phải tốn chi phí
thêm cho quá trình ép viên. ðiều thứ hai cần phải khắc phục đó là trong q
trình ép viên, nhiệt độ cao đã làm phân huỷ một số vitamin từ nguyên liệu. Ở
gà nuôi theo phương thức công nghiệp, khi cho ăn bằng thức ăn viên thì nhận
thấy tỷ lệ gà mổ cắn nhau cao hơn bình thường, do đó phải cắt mỏ và sử dụng
một số biện pháp hỗ trợ khác. Một nhược điểm nữa mà người chăn ni cần
phải lưu ý khi cho gà ăn thức ăn hỗn hợp dạng viên thì cần cung cấp đầy đủ
nước uống vì lượng nước tiêu thụ khi cho ăn thức ăn dạng viên cao hơn khi ăn
thức ăn dạng bột (Vũ Duy Giảng và cộng sự, 1997) [6].
2.2.1 Thức ăn hỗn hợp ñậm ñặc
Thức ăn hỗn hợp ñậm ñặc là hỗn hợp thức ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt
là protein, chất khống và các loại vitamin. Ngồi ra thức ăn cịn được bổ
sung thêm kháng sinh, thuốc phịng bệnh. Nồng độ các chất dinh dưỡng trong
thức ăn hỗn hợp ñậm ñặc thường cao hơn so với nhu cầu của vật nuôi.
Khi sử dụng thức ăn hỗn hợp ñậm ñặc phải tuân theo hướng dẫn ghi
trên nhãn hàng hố. Người chăn ni khi mua thức ăn hỗn hợp ñậm ñặc về
ñem trộn với các nguồn thức ăn tinh bột như ngơ, cám gạo, bột đậu tương,
tấm… để tạo thành thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh. Thức ăn hỗn hợp ñậm ñặc rất

tiện lợi cho việc chế biến thủ cơng, chăn ni gia đình với quy mô nhỏ.
2.2.2 Thức ăn bổ sung
Thức ăn bổ sung là một loại thức ăn hoặc hỗn hợp thức ăn chỉ dùng với
số lượng nhỏ nhưng có tác dụng làm cho khẩu phần cân đối và hồn chỉnh các
chất dinh dưỡng làm cho con vật tăng trọng nhanh, giảm chi phí thức ăn, hạ
giá thành sản phẩm. Thức ăn bổ sung gồm các dạng: Bổ sung đạm (urê, axit
amin cơng nghiệp), khoáng (Ca, P, Na…), vitamin (A, D, E) và kháng sinh.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

16


×