Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thành phần bọ phấn hại cây có múi đặc điểm sinh học sinh thái của loài bọ phấn đen viền trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.29 MB, 116 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TRẦN ðÌNH DƯƠNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỌ PHẤN (HỌ ALEYRODIDAE:
HOMOPTERA) HẠI CÂY CÓ MÚI, ðẶC ðIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
CỦA LOÀI BỌ PHẤN ðEN VIỀN TRẮNG Aleurocanthus spiniferus Quaitance
VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG CHỐNG VỤ ðƠNG XN 2008-2009
TẠI GIA LÂM VÀ TỪ LIÊM, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số

: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. HÀ QUANG HÙNG

Hà Nội - 2009


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho cơng việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn
và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn



Trần ðình Dương

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………i


LỜI CẢM ƠN
Có được kết quả nghiên cứu này, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc đến:
GS. TS. NGƯT. Hà Quang Hùng, người đã trực tiếp, tận tình hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện tốt cho tơi trong suốt thời gian học tập, thực hiện ñề
tài nghiên cứu và hồn chỉnh luận văn này.
Tập thể các thầy cơ giáo bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Trường
ðại học Nơng nghiệp Hà Nội, ln giúp đỡ và có những góp ý sâu sắc trong
thời gian tơi học tập và thực hiện ñề tài.
Các bạn sinh viên, những người ñã ln tích cực cùng tơi tham gia, tiến
hành thực hiện ñề tài. Bà con nông dân, nơi tôi tiến hành các thí nghiệm,
nghiên cứu khoa học đã ln nhiệt tình giúp đỡ tơi.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân và gia đình đã
động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn

Trần ðình Dương

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan


i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

viii

1.

MỞ ðẦU

1

1.1.


ðặt vấn đề

1

1.2.

Mục đích và yêu cầu

3

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

4

1.4.

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

2.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGỒI NƯỚC

5

2.1.


Cơ sở khoa học của đề tài

5

2.2.

Những nghiên cứu ở nước ngồi

5

2.3.

Tình hình nghiên cứu trong nước

19

3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

ðối tượng và vật liệu nghiên cứu

28

3.2.

Nội dung nghiên cứu


30

3.3

Phương pháp nghiên cứu

30

3.4.

Các chỉ tiêu theo dõi

33

3.5.

Phương pháp xử lý số liệu

34

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

35

4.1.

Thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae hại cây có múi vụ đơng

xn 2008-2009 tại Gia Lâm, Từ Liêm, Hà Nội

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………iii

35


4.1.1. Thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae hại cây có múi vụ ðông Xuân 2008 – 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội

35

4.1.2. Thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae hại cây có múi vụ ðơng Xn 2008 – 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội

36

4.1.3. ðặc điểm hình thái, triệu chứng gây hại của một số lồi bọ phấn
hại cây có múi chủ yếu
4.2.

37

Thành phần ong ký sinh trên bọ phấn họ Aleyroridae hại cây có
múi vụ đơng – xn 2008-2009 tại Gia Lâm, Từ Liêm, Hà Nội

44

4.2.1. Thành phần ong ký sinh trên bọ phấn họ Aleyroridae hại cây có
múi vụ ðông - Xuân 2008 – 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội

44


4.2.2. Thành phần ong ký sinh trên bọ phấn họ Aleyrodidae hại cây có
múi vụ ðơng - Xn 2008 – 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội

46

4.2.3. ðặc điểm hình thái của một số loài ong ký sinh trên bọ phấn họ
Aleyrodidae hại cây có múi
4.3.

46

Diễn biến mật độ bọ phấn họ Aleyroridae hại cây có múi dưới tác
động của một số yếu tố kỹ thuật canh tác

51

4.3.1. Diễn biến mật ñộ của bọ phấn A. spiniferus Quaitance dưới ñiều
kiện trồng xen Bưởi diễn với ngơ, ổi, đậu tương vụ ðơng - Xuân
2008 – 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội

51

4.3.2. Diễn biến mật ñộ bọ phấn A. spiniferus Quaitance dưới ñiều kiện
giống cây trồng khác nhau (Bưởi diễn, cam canh) vụ ðông Xuân 2008 – 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội

53

4.3.3. Diễn biến mật ñộ bọ phấn A. spiniferus Quaitance dưới ñiều kiện
tuổi cây trồng khác nhau (bưởi diễn 5 năm tuổi và >10 năm tuổi)

vụ ðông - Xuân 2008 – 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội
4.4.

54

Một số đặc điểm hình thái, sinh học của loài bọ phấn
Aleurocanthus spiniferus Quaitance

56

4.4.1. ðặc ñiểm hình thái các pha phát dục của bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus Quaitance
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………iv

56


4.4.2. Kích thước cơ thể các pha phát dục của bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus Quaitance

61

4.4.3. Một số ñặc ñiểm sinh học của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
Quaitance
4.5.

62

Một số đặc điểm hình thái, sinh học của ong ký sinh Encarsia
opulenta Silvestri


4.5.1. ðặc ñiểm hình thái ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri

65
65

4.5.2. Kích thước cơ thể các pha phát dục của ong ký sinh Encarsia
opulenta Silvestri

68

4.5.3. Một số ñặc ñiểm sinh học của ong ký sinh Encarsia opulenta
Silvestri
4.6.

69

Bước đầu đề xuất biện pháp phịng trừ bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus Quaitance

73

4.6.1. Biện pháp kỹ thuật canh tác

73

4.6.2. Biện pháp sinh học

74


5.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

75

5.1.

Kết luận

75

5.2.

ðề nghị

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………v

78


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BPGð:


Bọ phấn gai ñen

BVTV:

Bảo vệ thực vật

CAQCM:

Cây ăn quả có múi

CTV:

Cộng tác viên

GðST:

Giai đoạn sinh trưởng

IPM:

Intergrated pest management

MðPB:

Mức độ phổ biến

MQH:

Mối quan hệ


TB:

Trung bình

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………vi


DANH MỤC BẢNG
STT
4.1.

Tên bảng

Trang

Thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae: Homoptera hại cây có múi
vụ ðơng - Xn 2008 - 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội

4.2.

35

Thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae: Homoptera hại cây có múi
vụ ðơng - Xn 2008 – 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội

4.3.

36

Thành phần ong ký sinh trên bọ phấn họ Aleyrodidae hại cây có

múi vụ ðơng - Xuân 2008 – 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội

4.4.

Thành phần ong ký sinh trên bọ phấn họ Aleyrodidae hại cây có
múi vụ ðơng - Xn 2008 – 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội

4.5.

45
46

Diễn biến mật ñộ bọ phấn A. spiniferus dưới ảnh hưởng của kỹ
thuật trồng ñộc canh bưởi và xen canh vụ ðông - Xuân 2008 –
2009 tại Gia Lâm, Hà Nội

4.6.

51

Diễn biến mật ñộ bọ phấn A. spiniferus trên cam Canh và bưởi
Diễn vụ ðông - Xuân 2008 – 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội

4.7.

53

Diễn biến mật ñộ bọ phấn A. siniferus Quaintance trên bưởi Diễn
dưới ảnh hưởng của tuổi cây vụ ðông - Xuân 2008 – 2009 tại Từ
Liêm – Hà Nội


4.8.

Kích thước các pha phát dục của bọ phấn

55
Aleurocanthus

spiniferus Quaintance

61

4.10. Khả năng ñẻ trứng của bọ phấn A. spiniferus Quaintance

64

4.11. Tỷ lệ trứng nở của bọ phấn A. spiniferus Quaintance

64

4.12. Kích thước trưởng thành ong ký sinh E. opulenta Silvestri

68

4.13. Thời gian phát dục của ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri

69

4.14. Thòi gian sống của trưởng thành ong Encarsia opulenta với thức
ăn bổ sung khác nhau ở nhiệt ñộ 240C và ẩm ñộ 80%


70

4.15. Tỷ lệ ký sinh trong phòng của ong ký sinh Ecarsia opulenta

71

4.16. Tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh trên bọ phấn A. spiniferus ngồi
đồng ruộng vụ ðơng – Xn 2008 - 20009 tại Gia Lâm – Hà Nội
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………vii

72


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

3.1.

Cấu tạo kẹp ni sâu

29

3.2.

Vị trí kẹp lồng nuôi sâu trên cây bưởi


29

4.1.

Trưởng thành bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance

39

4.2.

Trưởng thành bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby.

40

4.3.

Trưởng thành bọ phấn Aleurocanthus sp.

42

4.4.

Trưởng thành bọ phấn trắng (Dialeurodes citri Ashmead)

43

4.5.

Trưởng thành bọ phấn trắng (Bemisia tabaci Gennadius)


44

4.6.

Ong kí sinh Encarsia opulenta Silvestri

47

4.7.

Ong kí sinh Encarisa fomosa Gahan

48

4.8.

Ong kí sinh Eretmocerus sp.

48

4.9.

Ong kí sinh Encarsia sp1.

49

4.10.

Ong kí sinh Coccophagus sp.


49

4.11.

Ong kí sinh Encarsia sp2.

50

4.12.

Ong ký sinh Signophora sp.

50

4.13.

Diễn biến mật ñộ bọ phấn A. spiniferus dưới tác ñộng của yếu tố
kỹ thuật trồng xen canh và ñộc canh cây bưởi vụ ðông - Xuân
2008 – 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội

4.14.

52

Diễn biến mật ñộ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus dưới ảnh
hưởng của ñiều kiện giống cây trồng khác nhau vụ ðông - Xuân
2008 – 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội

4.15.


54

Diễn biến mật ñộ bọ phấn A. spiniferus trên bưởi diễn dưới ảnh hưởng
của tuổi cây vụ ðông - Xuân 2008 – 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội

56

4.16.

Trứng bọ phấn A. spiniferus Quaintance

57

4.17.

Sâu non tuổi 1 bọ phấn A.spiniferus Quaintance (mới nở)

58

4.18.

Sâu non tuổi 1 bọ phấn A.spiniferus Quaintance (hình thành diềm)

58

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………viii


4.19.


Sâu non tuổi 2 của bọ phấn A. spiniferus Quaintance

59

4.20.

Sâu non tuổi 3 của bọ phấn A. spiniferus Quaintance

59

4.21.

Nhộng bọ phấn A.spiniferus Quaintance

60

4.22.

Trưởng thành bọ phấn A. spiniferus Quaintance

60

4.23.

Trứng E. opulenta Silvestri

65

4.24.


Sâu non tuổi 1 E. opulenta Silvestri

66

4.25.

Sâu non tuổi 2 E. opulenta Silvestri

66

4.26.

Sâu non tuổi 3 E. opulenta Silvestri

67

4.27.

Nhộng của ong ký sinh Encarsia opulenta

67

4.28.

Trưởng thành ong ký sinh Encarsia opulenta

68

4.29.


Tỷ kệ ký sinh của ong E. opulenta Silvestri trong phòng

71

4.30. Tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh trên bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus Quaintance.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………ix

73


1. MỞ ðẦU
1.1.

ðặt vấn ñề
Trong những năm gần ñây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền

kinh tế ñất nước, sản xuất nơng nghiệp của Hà Nội đã có những thay ñổi ñáng
kể, ñặc biệt là sự chuyển ñổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp với tình
hình mới. Người nơng dân Hà Nội hiện nay khơng chỉ biết cấy lúa, trồng rau
mà còn tập trung phát triển nhiều loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao
như hoa, cây cảnh, cây ăn quả… Với mục tiêu tăng tỷ trọng của sản xuất nông
nghiệp trong nền kinh tế, Hà Nội đã đẩy mạnh cơng tác sản xuất các giống
cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao, trong đó cây ăn quả có múi chiếm
vai trị quan trọng.
Cây có múi được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như để ăn
tươi, vắt lấy nước uống, lấy mùi vị, chế biến thức ăn, làm mứt, chế biến nước
giải khát, làm hương liệu… Ngoài ra trong sản xuất công nghiệp, người ta sử

dụng vỏ và hạt của cây có múi để tách chiết tinh dầu, bã tép để sản xuất pectin
có tác dụng tốt trong việc chữa các bệnh về tim mạch, ñường ruột củng như
chống ung thư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005)[1].
Theo dự báo của FAO, năm 2000 tổng sản lượng quả của cây có múi
đạt trên 85 triệu tấn với tăng trưởng hàng năm 2,85% (Hoàng Ngọc Thuận,
2005)[5]. Khu vực trồng cam qt tập trung ở các nước có khí hậu Á nhiệt
ñới, ở các vĩ ñộ cao hơn 20 – 220 Nam và Bắc bán cầu có khi lên ñến 40 vĩ ñộ
Nam và Bắc bán cầu (Trần Thế Tục, 1998)[15].
Ở nước ta, trước ñây người dân chủ yếu trồng ñể phục vụ cho bản thân,
nhưng kể từ năm 1990 trở lại đây mức sản xuất cây có múi ñã ñược tăng lên,
nhiều hộ dân ñã sản xuất với quy mơ lớn để kinh doanh. Theo Niên giám thống
kê năm 1994 và ước tính diện tích trồng cam quýt của cả nước khoảng 60.000
ha, sản lượng gần 200.000 tấn. Cây có múi trồng nhiều ở vùng ðồng bằng sơng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………1


Cửu Long như Cần Thơ, Bến Tre, ðồng Tháp, Vĩnh long, Tiền Giang… có
khoảng 35.000 ha chiếm 57,86% diện tích trồng cây có múi của cả nước, sản
lượng 124.548 tấn chiếm 76.04% (Hồng Ngọc Thuận, 2005)[5].
Ở các tỉnh ðơng Nam Bộ trồng nhiều cây có múi chủ yếu là bưởi
đường da láng, ñường lá cam (Tân Uyên), bưởi Tân Triều (Biên Hịa-ðồng
Nai). Diện tích cây bưởi, cam, qt ở Bình Dương có chiều hướng phát triển
ở các xã Bạch ðằng, Lạc An, Tân Mỹ,Thường Tân, Uyên Hưng, Trừ Văn
Thố, Cây Trường, Lai Uyên… vào năm 2006 với diện tích 1470 ha chiếm tỉ lệ
13,54% diện tích cây ăn quả cả tỉnh (Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn,
2005)[1].
Các tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bằng sơng Hồng là những ñịa
phương có nhiều tiềm năng cho việc phát triển cây có múi. Tuy vậy, do điều
kiện khí hậu của nước ta thích hợp cho nhiều loại dịch hại phát triển gây ảnh
hưởng rất lớn đến việc sản xuất cây có múi.

Ngày nay, do ñầu tư thâm canh và sản xuất chuyên canh ñã tạo ñiều
kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh mẽ, diễn biến phức tạp. Biện pháp phòng
chống sâu hại nói chung và sâu hại cây ăn quả có múi nói riêng ở nước ta hiện
nay chủ yếu dựa vào thuốc hoá học. Sự lạm dụng thuốc trừ sâu khơng những
khơng tiêu diệt được sâu hại mà cịn làm cho sâu hại quen với thuốc hoá học,
ảnh hưởng tới sự tích luỹ số lượng của thiên địch, làm cho một số lồi có điều
kiện bùng phát số lượng.
Theo thống kê của Viện BVTV hiện nay trên cây có múi ở nước ta ñã phát
hiện hơn 80 loại sâu hại (côn trùng, nhện hại, ốc sên…) và khoảng 40 loại bệnh
hại (nấm, vi khuẩn, virus). Trong số các côn trùng hại cây có múi thì đơng nhất là
các lồi thuộc bộ cánh đều Homoptera. Trong bộ cánh đều thì lồi bọ phấn thuộc
họ Aleyrodidae gây hại ñặc biệt quan trọng. Chúng vừa chích hút dinh dưỡng của
cây, làm cho cây khô héo, vừa là môi giới truyền bệnh. Bên cạnh đó, dịch bài tiết
của chúng cịn làm mơi trường cho nấm muội ñen phát triển gây hại (Viện Bảo vệ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………2


thực vật, 1997-1998)[20].
Những năm gần ñây, biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ñang ñược
khuyến cáo áp dụng rộng rãi và ñạt ñược những kết quả tốt. Tuy nhiên hiện nay ở
nước ta các biện pháp phòng chống sâu hại nói chung và bọ phấn nói riêng trên
cây có múi vẫn sử dụng nhiều biện pháp hố học là chủ yếu. ðiều này không
những gây tốn kém về kinh tế mà cịn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con
người, môi trường, làm mất cân bằng sinh thái và giảm giá trị thương phẩm.
ðể khắc phục nhược ñiểm trên và góp phần hạn chế tác hại của bọ phấn
đen viền trắng Aleurocanthus spiniferus Quaitance trên cây có múi, chúng tơi tiến
hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu thành phần bọ phấn (họ Aleyrodidae: Homoptera) hại
cây có múi, đặc điểm sinh học, sinh thái của lồi bọ phấn đen viền trắng
Aleurocanthus spiniferus Quaitance và biện pháp phịng chống vụ ðơng

Xn 2008-2009 tại Gia Lâm và Từ Liêm, Hà Nội”
1.2.

Mục đích và u cầu

1.2.1. Mục đích của đề tài
Trên cở sở ñiều tra xác ñịnh thành phần bọ phấn gây hại trên cây có
múi, đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của lồi bọ phấn đen viền trắng
Aleurocanthus spiniferus Quaitance, từ đó đề xuất biện pháp phịng chống
chúng một cách hợp lý.
1.2.2. Yêu cầu của ñề tài
- ðiều tra xác ñịnh thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae hại cây có múi
và thành phần thiên ñịch của chúng ở vùng nghiên cứu.
- Xác ñịnh ñặc ñiểm sinh học của bọ phấn ñen viền trắng
Aleurocanthus spiniferus Quaitance.
- ðiều tra biến ñộng mật ñộ và tỷ lệ gây hại của bọ phấn ñen viền trắng
dưới ảnh hưởng của một số ñiều kiện sinh thái (giống, tuổi cây, trồng xen).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………3


- Xác định hình thái, sinh học của lồi ong ký sinh Encarsia opulenta
Silvestri có ý nghĩa trong điều hồ số lượng bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
Quaitance.
- Bước ñầu ñề xuất biện pháp phịng chống bọ phấn đen viền trắng
Aleurocanthus spiniferus Quaitance.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- Kết quả điều tra góp phần bổ sung thành phần bọ phấn hại cây có múi
(cam, chanh, quýt, bưởi...). Bổ sung những dẫn liệu về đặc điểm hình thái,
sinh học và biến động số lượng của lồi bọ phấn chính.

- Những dẫn liệu này giúp người sản xuất nhận biết những lồi bọ phấn
gây hại trên cây có múi cũng như vai trị của các lồi thiên địch.
- Trên cơ sở kết quả ñiều tra, nghiên cứu, bước ñầu ñề xuất biện pháp
khích lệ và bảo vệ thiên ñịch và ong kí sinh trong phịng chống bọ phấn.
1.4.

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

- C©y cã mói (cam, chanh, bởi)
- Bọ phấn hại và thiên địch của chúng.
- Phạm vi nghiên cứu: Gia Lâm, T Liờm, Hà Nội.

Trng i học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………4


2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGỒI NƯỚC
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài
Trên cây ăn quả nói chung đặc biệt là nhóm Citrus (cam, chanh, bưởi,

quất) nói riêng đều có các loại sâu bệnh gây hại hết sức nguy hiểm làm ảnh
hưởng trực tiếp ñến năng suất và chất lượng nơng sản phẩm. Trong thành
phần những lồi sâu bệnh hại thì lồi bọ phấn đen là đối tượng rất đáng quan
tâm. Chúng thường tụ tập và chích hút gây hại ở mặt dưới của lá cây có múi.
Cả trưởng thành và sâu non đều chích hút và tạo ra những giọt mật là môi
trường cho nấm muội ñen phát triển, ñồng thời chúng có khả năng truyền
bệnh cho cây có múi. Cây bị phá hại trở lên yếu ớt do bị mất nhựa sống và sự
phát triển của nấm mốc màu ñen che phủ trên bề mặt.

Con người ñã và ñang sử dụng rất nhiều loại thuốc hố học để phịng
chống chúng, đặc biệt là các loại thuốc trừ sâu có độ độc cao và sử dụng một
cách khơng hợp lý, do đó đã làm ảnh hưởng ñến thiên ñịch của nhiều loài sâu
bệnh, làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng sức khoẻ cộng đồng.
Việc nghiên cứu tìm hiểu về biến ñộng số lượng, ñặc ñiểm sinh học,
sinh thái và biện pháp phịng chống bọ phấn đen Aleurocanthus spiniferus
Quaitance là công việc cần thiết và cấp bách. ðây là một vấn đề hết sức nan
giải khơng chỉ đối với các nhà khoa học mà cả với các nhà làm vườn, cần phải
được tìm hiểu trước về chúng để có những biện pháp phịng chống đạt hiệu
quả kinh tế và mơi trường.
2.2.

Những nghiên cứu ở nước ngoài

2.2.1. Thành phần bọ phấn
Bọ phấn là loại cơn trùng có kích thước nhỏ, thuộc nhóm biến thái
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………5


khơng hồn tồn đặc biệt có trải qua pha nhộng giả. Các pha phát dục của bọ
phấn bao gồm: trứng, sâu non tuổi 1, sâu non tuổi 2, sâu non tuổi 3, nhộng và
trưởng thành. Chúng là lồi chích hút rất nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng
ñặc biệt là cây có múi. Cho đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu về bọ
phấn họ Aleyrodidae: Homoptera.
Theo Ryoichi Takahashi (1956)[56], năm 1931 giáo sư Kuwana đã mơ
tả lồi Aleurocanthus palauensis, đây là lồi đầu tiên được ghi nhận. Tác giả
cũng đã ghi nhận thêm được 6 lồi dựa trên cơ sở những bộ sưu tập mẫu của
giáo sư T. Esaki và năm 1943 Sampson xây dựng nên chi Metaleyroides cho
lồi Aleyroides oceanica Takahashi. Tác giả đã xác định ñược 8 loài gồm:

Dialeurodes kirkaldyi, Metaleyrodes oceanica, Bemisia gossypiperda,
Aleurocanthus esakii, S. A. palauensis, A. spiniferus, Xenaleyrodes artocarpi,
Neomaskellia bergii. Trong số những lồi được biết đến thì có 4 lồi là đa
thực. Những lồi cịn lại gồm 4 lồi Aleurocanthus palauensis Kuwana, A.
esahi Takahashi, Xenaleyrodes artocarpi Takahashi, và Metaleyrodes
oceanica (Takahashi) thì bị giới hạn thức ăn và là những loài bản ñịa.
L. J. Dumbleton (1961)[42] nghiên cứu về thành phần bọ phấn họ
Aleyrodidae ở khu vực Nam Thái Bình Dương. ðã thu thập được 10 lồi bọ
phấn là các lồi Aleurodicus holmesii (Maskell), Aleurocanthus calophylii
(Kotinsky), Aleurotrachelus trachoides (Back), Bemisia leakii (Peal),
Dialeurodes
Neomaskellia

fijiensis

(Kotinsky),

Dialeurodes

bergii

(Signoret),

Neomaskellia

kirkaldyi

(Kotinsky),

comata


(Maskell),

Orchamoplatus mammaeferus (Quaintance and Baker), Orchamoplatus
calophylli Russell. Trong đó lồi Aleurodicus holmesii (Maskell) thuộc họ
phụ Udamoselinae và loài Aleurocanthus calophylii (Kotinsky) thuộc họ phụ
Aleyrodinae.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………6


Tại phía Nam nước Mỹ, Gregory S. Hodges (2005)[34] đã thu thập
được 74 lồi bọ phấn trắng thuộc 2 họ phụ là họ Aleyrodinae và họ
Aleurodicinae.
Nghiên cứu tại Ấn ðộ, R. Sundarajai (2004)[48] cho biết: trong khoảng
1420 loài bọ phấn trên thế giới thuộc họ Aleyrodidae thì có tới 290 loài xuất
hiện Ấn ðộ, thuộc 57 chi và chúng chiếm khoảng 29,66%.
Trên thế giới đã xác định được hai lồi bọ phấn họ Aleyrodidae:
Homoptera hại chính trên cây có múi ñó là Aleurocanthus spiniferus
Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby (Dan Smith và cộng sự,
1997)[23].
2.2.2. Phân bố của hai loài bọ phấn chính Aleurocanthus spiniferus
Quaitance và Aleurocanthus woglumi Ashby
Lồi bọ phấn hại cam, Aleurocanthus spiniferus Quaitance và
Aleurocanthus woglumi Ashby là những loài cơn trùng gây hại bản địa trên
cây có múi ở vùng Châu Á nhiệt đới. Lồi Aleurocanthus spiniferus
Quaitance phân bố rộng rãi trong vùng Châu Á cận nhiệt ñới và nhiệt đới, lan
sang Châu Phi và Thái Bình Dương. Lồi Aleurocanthus woglumi Ashby tuy
có phân bố khá rộng nhưng khơng thấy xuất hiện ở lục ñịa Châu Mỹ. [27]
Bọ phấn ñen viền trắng có gai (Aleurocanthus spiniferus Quaintance)

phân bố ở châu Phi, Australia, Caribe và các đảo trong Thái Bình Dương
(Nguyen và cộng sự, 1993)[53]. Ở quần ñảo Caribe, Gowdey (1922)[33] đã
cơng bố bọ phấn đen viền trắng có gai là cơn trùng gây hại khơng thường
xun đối với cây có múi ở Jamaica. ðối với các đảo trong Thái Bình Dương,
lần đầu tiên nó được cơng bố ở Guam vào năm 1951 nơi mà chúng ñược theo
dõi kĩ lưỡng khơng những trên cây có múi mà cịn cả trên hoa hồng, nho, ñào,
lê và ổi (Peterson, 1955)[9].
Bọ phấn ñen viền trắng có gai lần đầu tiên được khám phá trên lá hoa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………7


hồng ở Honolulu, Oahu vào năm 1974. Sau đó các nghiên cứu kế tiếp ñã
khám phá ra chúng ở ruộng cam, quất, quýt và lê, nhưng sự phá hại ñã ñược
báo cáo chậm (USDA, 1974)[62]. Ở châu Phi, dịch hại này được cơng bố đầu
tiên vào năm 1987 ở Xoadilen và năm 1988 ở Nam Phi (Van den Berg,
1997)[63]. Sự thiết lập quần thể bọ phấn đen viền trắng có gai vẫn chưa thấy
xảy ra ở lục ñịa nước Mỹ (Jamba và cộng sự, 2007)[38].
Bọ phấn ñen (Aleurocanthus woglumi Ashby) là dịch hại nghiêm trọng
có nguồn gốc châu Á (Dietz và Zetek, 1920)[24], được tìm thấy ở phía tây
bán cầu vào năm 1913 ở Jamaica. Nó lan sang Cuba năm 1916, Mexico năm
1935 (Smith và cộng sự, 1964)[58] và ñược khám phá ra ở Key West, Florida
năm 1934. Chúng bị tiêu diệt ở Key West vào năm 1937 (Newell và Brown,
1939)[46]. Chúng ñược phát hiện lại ở Ft. Lauderdale, Florida năm 1976
(Dowell và cộng sự, 1981)[25], bọ phấn ñen ñã ñược tìm thấy ở các hạt Palm
Beach và hạt Dade vào năm 1977; hạt Lee, Highlands và Brevard vào năm
1979; hạt Manatee vào năm 1986; hạt Polk vào năm 1989; hạt Marion và
Volusia vào năm 1991; và hạt Alachua vào năm 1992. Hiện nay, bọ phấn ñen
lan rộng ở trung và nam Florida, từ Cross Creek ñến Key West (Ru Nguyen
và Hamon, 1993)[53].
2.2.3. Một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ phấn Aleurocanthus

spiniferus Quaitance và Aleurocanthus woglumi Ashby
Aleurocanthus spiniferus Quaintance
(1) Hình thái:
Pha trứng:
- Trứng có hình trái xoan, thon dài, kích thước nhỏ khoảng 0.2×0.1mm, màu
vàng nhạt, được đặt trong một khn hình xoắn ốc rất điển hình, gắn vào
mặt dưới của lá bởi một cuống nhỏ và ngắn. Khi phôi thai phát triển, trứng
dần chuyển thành màu nâu và đen. [27]
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………8


Pha sâu non:
- Sâu non có hình elip hoặc ovan, màu nâu đen và có một diềm sáp ngắn bao
quanh cơ thể của mỗi cá thể. Bọ phấn ñen viền trắng có gai phát triển đến
thời kì nhộng cố định
- Tuổi 1: có 6 chân, thon dài, kích thước 0.3x0.15mm, màu mờ tối, có 2 gai
dài và một vài gai ngắn hơn, có dạng toả tia.
- Tuổi 2: khơng có chân, dạng trứng lồi, kích thước 0.4x0.2mm, màu nâu
tối với những ñiểm vàng, dễ dàng phân biệt các tia.
- Tuổi 3: dạng trứng, kích thước 0.74-0.87mm, cơ thể nói chung màu ñen,
các ñốt bụng ñược phân biệt rõ hơn các đốt ngực, ở phía trên lưng có một
hàng gồm 8 ñốt bụng và 6 ñốt ngực chắc khỏe, ở giữa lưng của cơ thể có
những xương sống chắc khỏe.
Pha nhộng:
- Nhộng có hình trái xoan, màu đen nhánh, lồi, kích thước khoảng
1.88×1.23mm với cột sống khỏe màu đen sẫm. Mép của các ống sáp sản
xuất ra một diềm bóng, ngắn, chắc mềm, nó xuất hiện ở mép nhộng. Giai
đoạn nhộng của bọ phấn đen viền trắng có gai cũng tương tự như một loài
bọ phấn ngoại lai khác, loài mà ñược công nhận là ñang hiện hành ở
Florida, Aleurocanthus woglumi Ashby (bọ phấn đen). Sự khác nhau đặc

trưng chính giữa bọ phấn đen viền trắng có gai với bọ phấn ñen là tua sáp
màu trắng bao quanh mép thời kì nhộng của bọ phấn đen nhìn chung rộng
gấp hai lần so với bọ phấn đen viền trắng có gai (Jamba và cộng sự,
2007)[38].
Pha trưởng thành:
- Con cái dài khoảng 1.7mm, con ñực khoảng 1.35mm. Cơ thể trưởng thành
bọ phấn ñen viền trắng có gai màu xanh xám (Jamba và cộng sự,
2007)[38].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………9


(2) Sinh học:
Trong ñiều kiện nhiệt ñới, mọi giai ñoạn của Aleurocanthus spiniferus
Quaitance đều được tìm thấy quanh năm, nhưng sự sinh sản chỉ thấy xuất hiện
trong những thời kỳ thời tiết lạnh [27].
Trứng được đẻ hình xoắn ốc ở mặt dưới của lá, trứng nở trong vòng 412 ngày tuỳ thuộc vào điều kiện. Trứng nở ra loại bị sát 6 chân hoạt động có
dạng dẹt, màu đen. Chúng phân tán trong thời gian ngắn, hoạt ñộng chủ yếu ở
mặt dưới của lá ñể tránh ánh sáng mặt trời. Những con sâu non sau đó đưa
phần phụ miệng của chúng vào trong lá cây và bắt ñầu hút nhựa sống của cây.
Chúng lột xác, mất chân trong quá trình hồn thiện, cơ thể mỏng dẹt, hình
oval để tấn cơng lá cây bằng phần phụ miệng của chúng.
Những giai ñoạn chưa trưởng thành thường sống tập trung một số
lượng lớn khoảng vài trăm cá thể trên một lá ñơn. Sau hai lần lột xác sẽ hình
thành trưởng thành.
Cả con đực và con cái đều có cánh và chúng sống bằng cách hút nhựa
cây. Mỗi con cái có thể đẻ 35-100 trứng hay nhiều hơn trong suốt vịng đời.
Tuỳ thuộc vào điều kiện, vịng đời nói chung của bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus Quaitance dao động khoảng từ 2-4 tháng nhưng có thể có từ 3-6 đợt
phát sinh gối lên nhau trong 1 năm. [27]
Thời gian phát dục của từng pha:

- Pha trứng: 11 – 22 ngày
- Sâu non tuổi 1: 7 – 11 ngày
- Sâu non tuổi 2: 5 – 7 ngày
- Sâu non tuổi 3: 7 – 13 ngày
- Pha nhộng giả: 7 – 34 ngày
(Jamba và cộng sự, 2007)[38]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………10


Bọ phấn có 6 giai đoạn phát triển: trứng, giai ñoạn tiền sâu non (tuổi 1),
giai ñoạn sâu non (tuổi 2 và 3), giai ñoạn nhộng (tuổi 4) và trưởng thành. ðặc
ñiểm nhận dạng lớn nhất của Aleyrodidae là ñặc ñiểm của giai ñoạn nhộng
(tuổi 4). Thời gian sinh trưởng, vịng đời và số lứa trong năm của bọ phấn phụ
thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu thời tiết. Nhiệt ñộ ấm áp và ẩm ñộ cao là
ñiều kiện thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của bọ phấn. Trong 1
năm bọ phấn có khoảng 4 thế hệ theo báo cáo ở Nhật Bản (Kuwana và cộng
sự, 1927)[41] trong khi đó các báo cáo ở Guam đưa ra có khoảng 5-6 thế hệ
trong 1 năm (Peterson, 1955)[9]. Nhiều nhất là 7 thế hệ ñã ñược phát hiện ra
trong điều kiện phịng thí nghiệm (Kuwana và cộng sự, 1927)[41] ở Nhật Bản
ñã chỉ ra ñược sự biến ñổi lớn trong vịng đời của bọ phấn,đặc biệt là giữa
tuổi 3 và 4 (Jamba và cộng sự, 2007)[38].
(3) Ký chủ:
Giống cam qt các loại là ký chủ chính có ý nghĩa kinh tế quan trọng
của bọ phấn, tuy nhiên loài Aleurocanthus spiniferus Quaitance cịn gây hại
trên nhiều lồi cây trồng khác, ví dụ như cây nho (Vitis vinifera), ổi (Psidium
guajava), lê (Pyrus spp.), ñào (Diospyros kaki) và hoa hồng (Rosa spp.). Lồi
sâu hại này hầu hết được tìm thấy trên lá cây hay cành cây bị cắt, tuy nhiên
cũng có thể tìm thấy chúng trên quả tươi. [29]
(4) Triệu chứng:
Những pha tiền trưởng thành thường phát triển tập trung đơng ñúc ở

mặt dưới của lá cây, trưởng thành bay ngay lập tức khi bị đánh động. Lá và
quả có những đốm dẻo dính, dịch ngọt trong suốt, sau đó nó sẽ được phủ 1
lớp nấm màu đen bồ hóng. Sự tàn phá nặng có thể khiến cả cây gần như hồn
tồn màu đen. [27]
(5) Phương thức di chuyển và phân tán:
Trưởng thành lồi Aleurocanthus có khả năng bay theo chiều gió,
nhưng đây khơng phải là phương thức chủ yếu của việc lan trưyền đi xa. Lồi
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………11


bọ phấn trắng di chuyển sang các nước khác nhau trên các vật liệu giống cây
trồng có múi hay trên những lồi ký chủ khác, thậm chí là trên quả tươi. Loài
Aleurocanthus tồn tại trên những cây ký chủ mà chúng phá hoại và ñược vận
chuyển trong thương mại quốc tế. [27]
Aleurocanthus woglumi Ashby
(1) Hình thái:
Pha trứng:
- Trứng được đẻ theo hình xoắn ốc ở mặt dưới của lá, hình oval (Ru Nguyen
và Hamon, 1993)[53].
Pha sâu non:
- Sâu non tuổi 1: Cơ thể hình ovan thn dài, có màu nâu cùng với hai sợi
nhỏ màu thủy tinh uốn cong trên cơ thể, kích thước cơ thể trung bình
khoảng 0.3×0.15mm (Ru Nguyen và Hamon, 1993)[53].
- Sâu non tuổi 2: Cơ thể hình ovan hơn và lồi hơn tuổi 1, màu nâu tối, trên
cơ thể có nhiều gai bao phủ trên cơ thể, kích thước cơ thể trung bình
khoảng 0.4×0.2mm (Ru Nguyen và Hamon, 1993)[53].
- Sâu non tuổi 3: Cơ thể lồi hơn và dài hơn nhiều so với tuổi 2, màu ñen
bóng sáng cùng với những gai chắc và nhiều hơn ở tuổi 2, kích thước cơ
thể trung bình khoảng 0.87×0.74mm (Ru Nguyen và Hamon, 1993)[53].
Pha nhộng giả:

- Cơ thể hình trái xoan, màu đen bóng sáng với một diềm sáp bao quanh cơ
thể, giới tính dễ phân biệt, con cái có kích thước cơ thể trung bình khoảng
(1.24×0.71)mm, con đực có kích thước cơ thể trung bình khoảng
(0.99×0.61)mm (Ru Nguyen và Hamon, 1993)[53].
Pha trưởng thành:
- Trưởng thành ñẻ trứng theo hình xoắn ốc, mỗi con cái đẻ từ 2 – 3 vịng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………12


trứng trong suốt thời gian sống. Vào lúc mới lột xác cơ thể có màu vàng
nhạt, chân có màu trắng và mắt có màu nâu đỏ. Trong vịng 24 giờ sau khi
lột xác cơ thể ñược bao phủ một lớp bột ñẹp làm cho phiến màu xuất hiện
(Dietz và Zetek, 1920)[24], (Ru Nguyen và Hamon, 1993)[53].
(2) Sinh học:
Tương

tự

như

loài

Aleurocanthus

spiniferus

Quaitance,

loài


Aleurocanthus woglumi Ashby cũng phát triển ở mặt dưới của lá cây, chúng
dùng phần phụ miệng để chích hút nhựa cây làm thức ăn nuôi sống cơ thể. [28]
Sự phát triển của bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby nằm trong
khoảng nhiệt độ thích hợp 20-340C (tối ưu 25.60C) và ẩm ñộ tương ñối từ 7080%. Lồi này khơng thể sống sót ở mức dưới nhiệt độ đóng băng và khơng
tìm thấy được ở những vùng có nền nhiệt độ trên 430C.
Thời gian phát dục của từng pha:
Thời tiết ơn hồ với độ ẩm tương ñối cao là ñiều kiện lý tưởng cho sự
sinh trưởng và phát triển của bọ phấn A. woglumi Ashby.
- Pha trứng: 7 – 10 ngày
- Sâu non tuổi 1: 7 – 16 ngày
- Sâu non tuổi 2: 7 – 30 ngày
- Sâu non tuổi 3: 6 – 20 ngày
- Pha nhộng giả: 16 – 50 ngày
- Pha trưởng thành: 10 – 14 ngày
(Ru Nguyen và Hamon, 1993)[53]
2.2.4. Mức ñộ gây hại của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaitance và
Aleurocanthus woglumi Ashby
Loài bọ phấn ñen ñược coi là mang nguồn gốc châu Á (Aleurocanthus
woglumi Ashby) này ñã tràn vào phá hoại hơn 300 loại cây trồng, nhưng cây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………13


có múi là loại cây thích hợp nhất cho sự phát triển của chúng về số lượng.
Chúng phá hoại cây có múi bằng cách hút dịch lá cây làm cho cây suy yếu
dần. ðồng thời chúng tiết ra dịch có vị ngọt tạo ñiều kiện cho nấm mốc ñen
phát triển phủ lên bề mặt lá, làm cản trở quá trình quang hợp và hô hấp của
cây, làm cho cây dần mất sức sống (Ru Nguyen và cộng sự, 1993)[53].
Theo trung tâm cây có múi, trước đây bọ phấn đen viền trắng ñã bùng
nổ ở các vườn cây ăn quả của Valley vào năm 1955 và 1971. Lần ñầu tiên
chúng ñã bị hạn chế trên vườn cây có múi ở Brownsville nơi tập trung nhiều

cây có múi nhưng đã lan rộng ra các vườn cây thương phẩm ở Cameron năm
1974 [40].
Dịch hại ñã làm ảnh hưởng rất lớn ñến nền sản xuất cũng như chất
lượng cây có múi, dịch hại đó đã tìm thấy ở Florida. Nó làm cho cây bị phá
hại trở lên yếu ớt do bị mất nhựa sống và sự phát triển của nấm mốc màu ñen
che phủ trên bề mặt. Những bộ phận cây bị hại thường bị nấm mốc màu đen
bao phủ. Q trình di chuyển vật liệu vườn ươm và quả bị hại từ nơi này sang
nơi khác ñã làm phát tán nguồn bọ phấn ñen viền trắng làm cho khu phân bố
của chúng rộng hơn. Ở Florida bọ phấn ñen cũng ñược coi là mối đe dọa tiềm
tàng đối với các lồi cây khác nhau [38].
Cịn đối với bọ phấn đen viền trắng có gai Aleurocanthus spiniferus
Quaintance là dịch hại mang tính địa phương của cây có múi ở khu vực châu
Á nhiệt đới. Vào ñầu năm 1920, dịch hại bùng phát và gây hại ở nhiều mức
độ. Về cơ bản thì bọ phấn đen viền trắng có gai tấn cơng vật chủ bằng cách
hút nhựa cây, đồng thời cịn tiết ra những giọt dịch có vị ngọt, đây chính là
điều kiện kích thích sự phát triển của nấm mốc màu ñen, và thức ăn của
chúng chính là giọt dịch bọ phấn đã tiết ra, giọt dịch khơng chỉ do bọ phấn mà
cịn do những cơn trùng chích hút khác nữa như rệp hay lồi bọ phấn khác.
ðây là ngun nhân chính mà lớp nấm mốc màu đen che phủ hồn tồn bề
mặt của lá cây có múi, ảnh hưởng rất lớn đên việc quang hợp của lá [38].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………14


Dan Smith và cộng sự (1997)[23] cho rằng bọ phấn (whiteflies) là
những loài cỡ nhỏ dài khoảng 1,5 – 2mm, chúng thường tụ tập và chích hút
gây hại ở mặt dưới của lá cây có múi (cam, chanh, bưởi...). Sâu non có dạng
hình ovan cả trưởng thành và sâu non đều chích hút và tạo ra những giọt mật
là mơi trường cho nấm muội ñen phát triển, ñồng thời chúng có khả năng
truyền bệnh cho cây có múi.
ðối với cây có múi ở châu Á nhiệt đới thì bọ phấn Aleurocanthus

spiniferus Quaintance là một dịch hại thường xuyên xuất hiện, dịch hại này
thường bùng phát với tốc ñộ khá nhanh. Trước hết bọ phấn gây hại trên cây
trồng bằng cách chúng hút nhựa cây tạo ra vết thương tạo ñiều kiện cho các loại
nấm bệnh xâm nhập vào trong mô lá, nhưng cùng với những loài sâu hại khác
như sâu ăn lá, rệp ...là nguyên nhân gián tiếp tạo ra mơi trường cho nấm muội
đen phát triển trên những giọt dịch ñược tiết ra từ các bộ phận của cây [38].
Theo tác hại của chúng khơng những chích hút nhựa cây, làm giảm
chất lượng cũng như mẫu mã nông sản, mà nguy hiểm hơn là chúng có khả
năng truyền nhiều loại bệnh virus cho cây trồng. Theo tác giả Jonh
(2003)[39], bọ phấn là vecto truyền hơn 100 loại virus thực vật, mà điển hình
là các giống virus Begomovirus thuộc nịi Gemeniviridea, giống Crinivirus
thuộc nòi Clostero-viridae và giống Carlavirus thuộc nòi Potyviridae.
2.2.5. Một số biện pháp phòng trừ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
Quaintance và Aeurocanthus woglumi Ashby
* Biện pháp hóa học
Nói chung, biện pháp hoá học chưa cho thấy sự hiệu quả trong việc
phịng trừ bọ phấn có gai hại cây có múi hay những loài bọ phấn khác trong
các hệ trống cây trồng. [38]
Lồi bọ phấn có thể được kiểm sốt bằng việc phun xịt những loại chủ
yếu ñể ñiều khiển những lồi sâu có vảy. Có một điều quan trọng cần ghi nhớ
rằng việc phun với ñồng ñể ñiều khiển những loại nấm bệnh gây hại cũng sẽ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………15


×