Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thành phần loài và biến động số lượng động vật phù du copepoda và rotifer trong các ao nuôi sinh khối phục vụ ương nuôi ấu trùng cá biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.4 MB, 77 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------

TẠ THỊ HẠNH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ BIẾN ðỘNG SỐ LƯỢNG
ðỘNG VẬT PHÙ DU (COPEPODA VÀ ROTIFER) TRONG CÁC AO
NUÔI SINH KHỐI PHỤC VỤ ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG CÁ BIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

Chun ngành: Ni trồng thuỷ sản
:60.62.70
Mã số
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Xân

HÀ NỘI - 2008
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


Lời Cam ðoan
Tơi xin cam đoan rằng, các số liệu thu được trong thí nghiệm và kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa ñược sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng, các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ
rõ nguồn gốc.


Tác giả
Tạ Thị Hạnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


Lời Cảm Ơn

ðể hồn thành được luận văn này trước hết tơi xin gửi lời cảm ơn đến: Ban lãnh
đạo Viện Nghiên cứu Ni trồng Thuỷ sản I, Phịng đào tạo Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thuỷ Sản 1, Ban giám hiệu và Khoa sau đại học trường đại học Nơng Nghiệp
Hà Nội đã ln tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành tốt khố học này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc ñến Tiến sĩ Lê Xân, thạc sĩ Cao Văn Hạnh,
những người thầy ñã ñịnh hướng và tận tâm hướng dẫn để tơi hồn thành tốt đề tài
này.
Tiếp đến tơi xin bày tỏ lịng biết ơn Bác Nguyễn Dương Thạo, Cơ Nguyễn Thị
Thu, và Anh Nguyễn Hồng Minh người đã giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong q
trình phân tích, định loại giống lồi Copepoda và Rotifer.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn của mình đến tập thể cán bộ công nhân viên
Trạm nghiên cứu NTTS nước lợ thuộc trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc
ñã tạo ñiều kiện cơ sở vật chất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn ñến những người thân trong gia đình, các bạn
và đồng nghiệp, những người đã ln động viên, giúp đỡ và cổ vũ tơi rất nhiều
trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2008
Tác giả

Tạ Thị Hạnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan ................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ðỒ....................................................viii
CHƯƠNG1.MỞ ðẦU ................................................................................ 1
CHƯƠNG2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 3
2.1 Một số ñặc ñiểm sinh học của Copepoda và Rotifer .................................................3
2.1.1 ðặc ñiểm sinh học của Copepoda...........................................................................3
2.1.1.1 Hệ thống phân loại của Copepoda ..................................................................3
2.1.1.2 ðặc điểm hình thái và cấu tạo của Copepoda .................................................3
2.1.1.3 ðặc ñiểm phân bố và dinh dưỡng của Copepoda ...........................................5
2.1.1.4 ðặc ñiểm sinh trưởng và phát triển của Copepoda........................................6
2.1.2 ðặc ñiểm sinh học của Rotifer................................................................................6
2.1.2.1 Hệ thống phân loại của Rotifer.........................................................................7
2.1.2.2 ðặc điểm hình thái và cấu tạo của Rotifer ......................................................7
2.1.2.3 ðặc ñiểm phân bố và dinh dưỡng của Rotifer ...............................................8
2.1.2.4 ðặc điểm sinh sản, sinh trưởng và vịng đời của Rotifer ...............................8
2.2 Vài nét về dinh dưỡng cho ấu trùng cá biển ..............................................................9
2.3 Vai trị của động vật phù du trong Ni trồng Thuỷ sản .........................................10
2.3.1 Vai trị chuyển hố năng lượng ........................................................................10
2.3.2 Vai trị làm thức ăn cho tôm, cá ........................................................................11
2.4 Cơ sở của việc sử dụng phân vô cơ và phân hữu cơ gây màu cho ao ni .................
........................................................................................................................................13
2.5 Tình hình nghiên cứu và sử dụng ðVPD trên thế giới và Việt Nam ....................14

2.5.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng ñộng vật phù du trên thế giới..........................14

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


2.5.1.1.Nghiên cứu về thành phần loài và sinh vật lượng ðVPD trên thế giới ......14
2.5.1.2 Nghiên cứu sử dụng ðVPD trong Ni trồng Thuỷ sản ..............................17
2.5.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng ñộng vật phù du ở Việt Nam..........................21
2.5.2.1 Phân bố thành phần loài ðVPD các vùng nước lợ ven biển Việt Nam ......23
2.5.2.2 Phân bố mật ñộ, sinh vật lượng ðVPD các vùng nước lợ ven biển Việt Nam
........................................................................................................................................25
2.5.2.3 Tình hình sử dụng ðVPD trong NTTS .........................................................27

CHƯƠNG 3. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 29
3.1 ðối tượng, thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu .....................................................29
3.2 Nội dung nghiên cứu..............................................................................................29
3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................29
3.3.1 Dụng cụ thí nghiệm.............................................................................................29
3.3.2 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................30
3.3.3 Thiết kế thí nghiệm ............................................................................................31
3.3.4 Phương pháp thu và phân tích mẫu vật ...........................................................32
3.3.4.1 Phương pháp thu và phân tích mẫu định tính ..............................................33
3.3.4.2 Phương pháp thu và phân tích mẫu ñịnh lượng ...........................................34
3.4 Xử lý số liệu ...........................................................................................................36

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 37
4.1 Một số yếu tố mơi trường trong q trình thí nghiệm .......................................37
4.2 Thành phần giống lồi Copepod và Rotifer trong các cơng thức thí nghiệm ..38
4.3 Biến ñộng số lượng Copepoda và Rotifer theo thời gian ở các ao có cơng thức

thức ăn khác nhau........................................................................................................48
4.3.1 Biến ñộng số lượng Copepoda và Rotifer trong ao có chế độ bón phân vi sinh
........................................................................................................................................48
4.3.2 Biến động số lượng Copepoda và Rotifer trong ao có chế độ bón cá tạp xay
nhuyễn...........................................................................................................................52

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


4.3.3 Biến ñộng số lượng Copepoda và Rotifer trong ao có chế độ bón bằng bột cá
kết hợp cám gạo. .........................................................................................................54
4.3.4 Biến ñộng số lượng Copepoda và Rotifer trong ao khơng có chế độ chăm
bón. ................................................................................................................................56
4.3.5 So sánh sự biến ñộng về mật ñộ cực ñại giữa các ao có công thức gây màu
khác nhau......................................................................................................................58

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT .......................................................61
5.1 Kết luận ..................................................................................................................61
5.2 ðề xuất ...................................................................................................................61

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 63
PHỤ LỤC ...................................................................................................................68

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT


Từ viết tắt

Từ gốc

1.

CT

Công thức

2.

ctv

Cộng tác viên

3.

ct/l

Cá thể/lít

4.

DHA

Decosahexaenoic acid, 22:6n-3

5.


EPA

Eicosapentaenoic acid, 20:5n-3

6.

NTTS

Ni trồng Thuỷ sản

7.

ðVPD

ðộng vật phù du

8.

FAO

Food and Agriculture Organization of United
Nations

9.

h

Giờ

10.


n-3 HUFA

Highly unsaturated fatty acid

11.

PUFA

Poly Unsaturated Fatty Acid

12.

TB

Trung bình

13.

MðCCð

Mật độ Copepoda cực đai

14.

MðLTCð

Mật ñộ luân trùng cực ñại

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của ln trùng được và khơng được làm giàu
........................................................................................................................................12
Bảng 4.1 Một số yếu tố mơi trường trong thời gian thí nghiệm ..............................37
Bảng 4.2 Thành phần giống lồi trong các cơng thức thí nghiệm...........................38
Bảng 4.3 Tỷ lệ số lượng Copepoda ở dạng Nauplius (N), tiền trưởng thành (C) và
trưởng thành (T). .........................................................................................................51
Bảng 4.4 Tỷ lệ số lượng Copepoda ở dạng Nauplius (N), tiền trưởng thành (C) và
trưởng thành (T) trong ao nuôi có sử dụng cá tạp ...................................................54
Bảng 4.5 Tỷ lệ Copepoda ở dạng Nauplius (N), tiền trưởng thành (C) và trưởng
thành(T) trong thí nghiệm đối chứng .......................................................................57
Bảng 4.6 Mật độ cực ñại của Copepoda và Rotifer trong các công thức chăm bón
khác nhau......................................................................................................................58

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ðỒ
Hình 2.1 Hình thái ngồi của Copepoda trưởng thành..............................................3
Hình 2.2 Các giai đoạn phát triển trong vịng đời của Copepoda.............................7
Hình 2.3 Sinh sản đơn tính và hữu tính của ln trùng Brachionus plicatilis .........8
Hình 3.1 Dụng cụ thu mẫu động vật phù du .............................................................29
Hình 3.2 Kính hiển vi và dụng cụ phân tích mẫu ....................................................30
Sơ đồ 3.1 Bố trí thí nghiệm với các cơng thức thức ăn khác nhau..........................32
Hình 4.1 Hình ảnh nhận dạng loài Acartia clausi trong ao nước lợ tại vùng Quý
Kim ................................................................................................................................40
Hình 4.2 ðặc điểm nhận dạng lồi Acartia clausi Giesbrecht,1889 ........................40
Hình 4.3 Hình ảnh nhận dạng lồi Acartia pacifica trong ao nước lợ tại vùng 42

Quý kim ........................................................................................................................42
Hình 4.4 ðặc điểm nhận dạng lồi Acartia pacifica Steuer,1915.............................42
(Theo Nguyễn Văn Khơi, 1994) ..................................................................................42
Hình 4.5 Hình ảnh nhận dạng của Schmackeria dubia trong ao nước lợ tại vùng
Quý Kim .......................................................................................................................44
Hình 4.6 ðặc ñiểm nhận dạng loài Schmackeria dubia Kiefer, 1936 .....................44
(Theo Chen, 1965) ........................................................................................................44
Hình 4.7 Hình ảnh nhận dạng lồi Oithona simplex trong ao nước lợ tại vùng Quý
Kim ................................................................................................................................46
Hình 4.8 ðặc ñiểm nhận dạng loài Oithona simplex Farran, 1913..........................46
(Theo Chen & Zhang, 1974) .......................................................................................46
Hình 4.9 Hình ảnh nhận dạng lồi Brachionus plicatilis Muller,1786...................48
Hình 4.10 Biến động số lượng Copepoda và Rotifer trong các ao có chế độ bón
bằng phân vi sinh .........................................................................................................49
Hình 4.11 Biểu thị tỷ lệ giữa các giống lồi trong ao thí nghiệm sử dụng phân vi
sinh ................................................................................................................................51
Hình 4.12 Biến động mật độ Copepoda và Rotifer trong ao có sử dụng cá tạp.....52

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii


Hình 4.13 Biểu thị tỷ lệ giữa các giống lồi trong ao thí nghiệm sử dụng cá tạp...53
Hình 4.14 Biến ñộng mật ñộ Copepoda và Rotifer trong ao có sử dụng bột cá kết
hợp cám gạo gây màu ..................................................................................................55
Hình 4.15 Biểu thị tỷ lệ giữa các giống loài trong ao thí nghiệm sử dụng bột cám
gạo kết hợp bột cá ........................................................................................................56
Hình 4.16 Biến động mật độ Rotifer và Copepoda trong khơng bón phân............57
Hình 4.17 Biểu thị tỷ lệ thành phần giữa các giống trong ao khơng bón phân......58
Hình 4.18 Biểu thị mật ñộ cực ñại của Copepoda và Rotifer với các công thức thức
ăn khác nhau ................................................................................................................59


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix


CHƯƠNG 1. MỞ ðẦU
Ni trồng Thuỷ sản (NTTS) có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta
và là một trong các lĩnh vực sản xuất thực phẩm phát triển nhanh. Trong NTTS, vấn ñề
thức ăn là khâu then chốt, quyết ñịnh số lượng và chất lượng con giống trong sản xuất
giống nhân tạo cũng như tăng sản lượng của sản phẩm nuôi. Hiện nay, nhiều loại thức
ăn nhân tạo đã được sản xuất cho ấu trùng tơm, cá và các đối tượng hải sản khác nhưng
chưa có loại thức ăn nào có thể thay thế tốt hơn thức ăn tự nhiên trong giai ñoạn ñầu
của ấu trùng.
Thức ăn tự nhiên mà điển hình là động vật phù du (ðVPD) có vai trị quyết định
đến sự phát triển nguồn giống cá biển trong tự nhiên. Giai ñoạn ñầu của ấu trùng cá
biển chỉ sử dụng ñược con mồi có kích cỡ nhỏ như Rotifer hoặc Nauplius của một số
loài Copepoda cỡ nhỏ (Doi et al,1997 ; Ness và Lie,1998)[25]. Vì vậy, Rotifer
(Brachiunus sp) và Copepoda là thức ăn tươi sống có nhiều ưu điểm được dùng chủ
yếu cho ương nuôi ấu trùng cá biển. Chúng là dạng con mồi sống, có tốc độ sinh sản
nhanh, kích thước nhỏ, giàu dinh dưỡng, bổ sung các axit amin không thay thế nên rất
phù hợp cho ương nuôi ấu trùng tôm, cá. Những nghiên cứu cho thấy, tốc ñộ tăng
trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cá biển sử dụng thức ăn là Copepoda kết hợp với các
loại thức ăn khác như luân trùng và nauplius của Artemia sẽ cao hơn nhiều lần so với
khi sử dụng ñơn thuần một loại (Kraul, 1983; Heath và More,1997)[40].
Hiện nay trên thế giới, những nước có nghề ni biển phát triển là những nước
có kỹ thuật sản xuất thức ăn tươi sống phát triển mạnh. Một số nước như: ðan Mạch,
Nhật Bản, Trung Quốc.... đã nghiên cứu về thành phần lồi, đặc điểm sinh học và ni
thành cơng một số lồi ðVPD (Copepoda và Rotifer) trong ao và trong bể ñể phục vụ
cho ương ni ấu trùng cá biển với các hình thức ni khác nhau: ni quảng canh,
ni thâm canh.
Trong khi đó ở Việt Nam, những cơng trình nghiên cứu khoa học ñặc ñiểm sinh

học, kỹ thuật nuôi sinh khối hay sử dụng một số lồi Copepoda cụ thể trong điều kiện
thể tích nhỏ cịn hạn chế. Sinh khối Copepoda hiện đang ñược sử dụng phần lớn phụ
thuộc vào tự nhiên.
Ở Việt Nam, nghiên cứu ñộng vật phù du mới chỉ dừng lại ở mức ñiều tra phân
loại ñể ñánh giá dưới góc độ nguồn lợi và khu hệ sinh vật biển. Trong khi đó, một số
lồi động vật phù du làm thức ăn cho các loài cá biển trong vùng nước lợ chưa ñược
nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học, sự biến động và q trình phát triển của mỗi lồi cụ
thể trong điều kiện ao ni...Tồn tại này dẫn đến hiện trạng nguồn thức ăn tươi sống
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


cung cấp khơng đủ và đúng thời điểm cá sử dụng. Do đó, để nâng cao tỷ lệ sống trong
ương ni cá biển thì cơng tác đánh giá nguồn lợi thức ăn tự nhiên cũng như thời gian,
chu kì phát triển của mỗi giống lồi, từ đó làm cơ sở khoa học để định hướng và sử
dụng chúng có hiệu quả trong ương ni cá biển có vai trị quan trọng. ðược sự ñồng ý
của Hội ñồng xét duyệt ñề cương Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, tôi thực hiện
đề tài:
" Nghiên cứu thành phần lồi và biến ñộng số lượng ñộng vật phù du (Copepoda và
Rotifer) trong các ao nuôi sinh khối phục vụ ương nuôi ấu trùng cá biển."
Mục tiêu chung:
Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn tươi sống để ương ni ấu trùng cá
biển trong ao nước lợ.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác ñịnh thành phần giống loài ñộng vật phù du (Copepoda và Rotifer) là thức
ăn cho ấu trùng cá biển trong ao ni sinh khối
- Nắm được q trình biến động số lượng của Copepoda và Rotifer trong ao có
chế độ chăm bón khác nhau để tiến hành ni sinh khối ñạt hiệu quả hơn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2



CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số ñặc ñiểm sinh học của Copepoda và Rotifer
2.1.1 ðặc ñiểm sinh học của Copepoda
2.1.1.1 Hệ thống phân loại của Copepoda
Theo phân loại của Nguyễn Văn Khơi (2001), Copepoda có hệ thống phân loại
như sau:
Ngành chân đốt

Arthropoda

Ngành phụ có hàm:

Mandibulata

Lớp giáp xác:

Crustacea

Phân lớp chân mái chèo:

Copepoda

b

Hình 2.1 Hình thái ngồi của Copepoda trưởng thành
a: con ñực; b: con cái mang trứng
(Nguồn R. J. Rippingale & M. F. Payne, 2001)[50]
Nguyễn Văn Khơi (2001) đã sử dụng hệ thống phân loại như của tác giả Chen
& Zhang (1965). Theo tác giả phân lớp chân mái chèo ñược chia thành 7 bộ như sau:

Calanoida,

Harpacticoida,

Cyclopoida,

Lernacopodoida,

Notodelphycoida,

Montrilloida, Calizoida. Theo Humes (1994) Copepoda có khoảng 200 họ với 1650
giống và 11500 lồi [6],[35].
2.1.1.2 ðặc điểm hình thái và cấu tạo của Copepoda

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


ðặc điểm hình thái
Phân lớp chân mái chèo thuộc động vật giáp xác bậc thấp. Chúng có cơ thể nhỏ,
chiều dài phổ biến 1- 4mm, loài nhỏ nhất là Microsettella sp có chiều dài 0,4mm, lồi
lớn nhất như Megacalanus sp, Bathycalanos có chiều dài tới 12 - 13mm. Hình dạng và
kích thước của chân mái chèo rất khác nhau liên quan chặt chẽ đến sự phân bố của
chúng trong mơi trường. ða số các lồi có hình trứng như Calanus sp, phần trước thân
có hình chữ nhật hoặc hình lá. Những loài sống ở biển sâu và biển khơi thường lớn hơn
những loài sống ở tầng mặt và ven bờ, những lồi sống ở nước ngọt phần lớn có kích
thước nhỏ. Những lồi sống ở tầng mặt thường có màu xanh nhạt như Paracalanus,
cịn những lồi sống ở tầng sâu có màu hồng hoặc xanh da trời như Labidocera và
Pontella, có những lồi cơ thể trong suốt như như Sapphirina (Nguyễn Văn Khôi,
2001).
Cấu tạo

Cơ thể chân mái chèo do 16 - 17 đốt tạo thành, trong đó có một số ñốt thường
hợp lại với nhau nên số ñốt giảm nhưng khơng dưới 11 đốt. Cơ thể chúng được chia
làm 2 phần : phần trước thân (metasome) và phần sau thân (urosome). Phần trước thân
gồm phần ñầu và ngực. Phần sau thân đối với bộ Calanoida do bụng tạo thành, cịn bộ
Cyclopoida, Harparticoida và Monstrilloida do bụng và ñốt ngực cuối cùng tạo thành.
- Phần đầu: Có 6 đốt và thường rộng hơn phần ngực. Phần trước trán khác nhau
ở các lồi và là căn cứ để định loại quan trọng. Phần lớn các lồi trước trán tù trịn, một
số lồi hình tam giác như Eucalanus, hình mỏ neo như Rhincalanus, hình ngang bằng
như Candacia. ðỉnh trước trán kéo dài thành gai trán. Bên cạnh các đốt cịn có các
phần phụ: râu A1và A2, hàm lớn, hàm nhỏ I và II, chân hàm.
+ Râu I có một nhánh, dài ngắn khác nhau tuỳ lồi và là một trong những đặc
điểm định loại. Hình dạng, độ dài, số lượng đốt là đặc ñiểm ñể phân loại. Râu 2 có 2
nhánh, cấu tạo gồm 2 ñốt gốc, 2 ñốt nhánh trong và 5 - 7 đốt nhánh ngồi. Râu này có
tác dụng tạo dịng nước để đưa thức ăn vào miệng. Một số lồi râu 2 thối hố.
+ Hàm lớn (mandibulata): hàm lớn có 2 nhánh, đốt gốc 1 bằng chất kitin, có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


răng ñể nghiền thức ăn.
+ Hàm nhỏ (maxillula): hàm nhỏ 1 có cấu tạo phức tạp. Phần gốc có 4 đốt và
nhiều lồi dạng lá, nhánh trong và ngồi khơng phát triển. Hàm nhỏ 2 có cấu tạo kiểu 1
nhánh, phần gốc phát triển, nhánh trong đơn giản, nhánh ngồi thối hố. Gốc có 2 đốt,
thường có 5 lồi dạng lá trên đó có lơng cứng. Hình dạng, số lượng và độ dài của lơng
cứng là đặc điểm để phân loại.
- Phần ngực: do 5 ñốt tạo thành, nhưng do một số ñốt ngực hợp lại, hoặc ñốt
ngực 1 hợp với phần đầu nên chỉ cịn lại 3 - 4 ñốt. Góc bên sau ñốt ngực cuối cùng là
ñặc ñiểm định loại quan trọng đối với nhiều lồi, có lồi tù tròn như Paracalanus, nhọn
như Candacia, lồi dạng gai như Pontellopsis hoặc phân hai chạc như Undinula
vulgaris. Phần ngực có 5 đơi chân ngực ở mặt bụng, chân ngực I - IV dạng 2 nhánh,

cấu tạo thường giống nhau và khơng phân biệt đực cái. Chân ngực V biến đổi rất lớn
và là ñặc ñiểm ñịnh loại quan trọng nhất. Chân ngực V của con đực và con cái có cấu
tạo rất khác nhau.
- Phần bụng: phần bụng có 5 ñốt, ở con cái số ñốt ít hơn do một số đốt hợp lại.
ðốt bụng 1 cịn gọi là đốt sinh dục, là ñặc ñiểm ñịnh loại quan trọng. Ở con cái đốt sinh
dục lớn và phình to do hai ñốt bụng 1 và 2 hợp lại. Mặt bụng có lồi sinh dục cũng là
căn cứ ñịnh loại. ðốt sinh dục con đực ngắn hơn đốt bụng 2 do có lỗ sinh dục ở phía
bên trái nên thường mất đối xứng. Cuối cùng là đốt hậu mơn, sau đó là chạc đi[6].
2.1.1.3 ðặc điểm phân bố và dinh dưỡng của Copepoda
Phân lớp chân mái chèo phân bố khá ña dạng trong các loại hình thuỷ vực nước
ngọt, nước lợ và nước mặn. Chúng có thể bơi tự do, sống đào bới, cộng sinh và ký
sinh. Sự phân bố ña dạng của lồi trong các loại hình thuỷ vực nên chúng dễ dàng
chiếm lượng lớn về thành phần loài và sinh khối trong các lồi động vật phù du sống ở
biển[36]. Cho ñến nay Humes (1994) ñã xác ñịnh ñược khoảng 11500 lồi thuộc 1650
giống và 200 họ, trong đó thì chỉ một số lồi có khả năng ni sinh khối cao, kích cỡ
phù hợp và có hàm lượng dinh dưỡng cao có thể sử dụng làm thức ăn cho ni thuỷ
sản. Trong 7 bộ đã nêu ở trên thì một số lồi thuộc 3 bộ Calanoida, Harpacticoida,
Cyclopoida là được sử dụng rộng rãi nhất [35],[49].
Bộ Calanoida: Các loài thuộc bộ này thường sống phù du trong tầng nước,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


chúng phân bố ở mọi độ sâu, nhiều lồi sống gần ñáy và sát ñáy. Theo Dussart B.H &
et al (1995) thức ăn của Calanoida chủ yếu là phiêu sinh vật ñược lọc qua râu
A1(quay, xoắn) và râu A2 (ñập vỡ thức ăn) đưa vào nhờ dịng nước, từ đây nó sẽ được
lọc qua phần miệng. Bằng hình thức lọc thức ăn trong q trình dinh dưỡng mà nhóm
này sử dụng rất hiệu quả nguồn thức ăn trong môi trường ñặc biệt là một số loài vi tảo.
Ngoài ra, một số lồi trong bộ này có thể sử dụng thức ăn từ những động vật nhỏ khác
trong q trình sống [6],[26].
Bộ Cyclopoida: gồm nhiều lồi đa dạng về hình thái, phân bố rộng khắp ở các

loại hình thuỷ vực, từ ao hồ, sơng suối đến vùng nước lợ ven biển và nước mặn ngồi
khơi. Ngồi ra, một số lồi có thể sống cộng sinh và ký sinh. Theo Dussart B.H &ctv
(1995) phần miệng của Cyclopoida biến đổi để thích nghi với phương thức bắt mồi chủ
ñộng, thức ăn của chúng là tảo, ñộng vật ñơn bào và ñộng vật ña bào có kích cỡ nhỏ
nhất như nhóm giáp xác, detritus. Hiện tượng ăn nhau xảy ra khá phổ biến khi chúng
chưa thành thục[6],[26].
Bộ Harpacticoida: Bộ này có cấu tạo phần miệng thích nghi với kiểu lấy thức
ăn là cào cấu, sàng lọc và cạp thức ăn từ ñáy thuỷ vực[6].
2.1.1.4 ðặc ñiểm sinh trưởng và phát triển của Copepoda
Theo R.J Rippingale & M.F Payne (2001) quá trình sinh trưởng của Copepoda
trải qua nhiều giai ñoạn khác nhau. Trứng thụ tinh ñược thải ra môi trường nước hoặc
ñể trong túi trứng. Trứng của Copepoda có dạng hình cầu và được bao bọc bởi lớp vỏ
kitin. Trứng nở ra các cá thể Nauplius có chiều dài 100 - 150µm, các Nauplius trải qua
6 giai ñoạn (từ N1- N6), với mỗi giai ñoạn phát triển, hình dạng cơ thể thay đổi và sau
đó chúng chuyển sang giai đoạn copepodid. Giai đoạn này tồn bộ cơ thể thay đổi từ
hình dạng quả lê (Nauplius) thành hình dạng chung của cá thể trưởng thành với
antennae thứ nhất và có sự phân chia rõ ràng giữa phần trước thân và phần sau thân. Số
lượng các cặp chân bơi tăng từ 1 đến 5 và kích thước cơ thể cũng tăng. Giữa mỗi giai
ñoạn phát triển chúng lột xác.Cuối cùng là giai ñoạn trưởng thành, lúc này có thể phân
biệt giữa con đực và con cái. Ấu trùng Nauplius của Calanoid nhiều metazoan. Thời
gian phát triển phôi phụ thuộc vào nhiệt ñộ. Ở nhiệt ñộ 250C, giai ñoạn phôi và ấu
trùng Nauplius trải qua 4- 5 ngày và đến giai đoạn trưởng thành (phơi đến trưởng
thành) mất khoảng 10 - 12 ngày[36],[50].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


Hình 2.2 Các giai đoạn phát triển trong vịng đời của Copepoda
(Nguồn Vũ Trung Tạng,1999)
2.1.2 ðặc ñiểm sinh học của Rotifer

2.1.2.1 Hệ thống phân loại của Rotifer
Theo hệ thống phân loại của Isamu Yamaji (1984), Rotatoria có hệ thống phân
loại như sau:
Ngành
Lớp

Aschelmithes
Rotatoria
Bộ
Monogononta

2.1.2.2 ðặc điểm hình thái và cấu tạo của Rotifer
Trùng bánh xe (Rotatoria) là một trong những ñộng vật phân bố rộng rãi nhất ở
nước ngọt. Chúng có kích thước hiển vi thường từ 100-200µm, nhỏ nhất khoảng 40µm,
lớn nhất khơng q 2mm. Hình dạng trùng bánh xe rất khác nhau. Các dạng sống trơi
nổi điển hình thường hình túi, hình cầu, các dạng sống bám có hình phễu. Cơ thể ñối
xứng hay mất ñối xứng, dẹp lưng bụng hay dẹp bên (ðặng Ngọc Thanh & ctv,1980).
Các con ñực có kích thước nhỏ và kém phát triển hơn các con cái, một số có kích thước
chỉ 60µm[11].
Hoff & Snell (1987);Tech (1981) lồi ln trùng Brachionus plicatilis có kích

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


thước nhỏ bé, cơ thể ñối xứng hai bên và ñược chia làm 3 phần: ñầu, thân và chân.
Phần ñầu là một ñĩa tiêm mao quanh ñầu tạo thành vành tiêm mao với chức năng là cơ
quan vận ñộng và bắt mồi. Phần thân phình lớn được bao bọc bởi lớp vỏ Protein dạng
chất sừng ñược gọi là lorica, gồm nhiều mảnh ghép lại, trên mặt vỏ có các gai dạng góc
tù phân bố, bên trong phần thân có chứa các nội quan làm nhiệm vụ bài tiết, sinh sản,
tiêu hố….Phần chân là đi của ln trùng có hình giun, cấu trúc có thể co rút được

kiểu vịng khơng có phần ñốt ở cuối[35],[17].
2.1.2.3 ðặc ñiểm phân bố và dinh dưỡng của Rotifer
Khoảng 2000 loài Rotifer sống trong ao, hồ nước ngọt và có một vài lồi
được biết sống trong nước lợ, biển khơi và trên rêu, ñịa y trong vùng ñất ẩm ướt. Phần
lớn bơi tự do, một số sống bám. Mặc dù, Rotifer là một ngành nhỏ nhưng đóng vai trị
vơ cùng quan trọng trong thuỷ vực nước ngọt, chiếm ñến 30% tổng sinh khối ñộng vật
phù du, có một vài lồi ln trùng đã tìm thấy ở nước lợ và nước mặn cũng ñược sử
dụng phổ biển làm thức ăn cho ấu trùng cá biển. Thức ăn mà luân trùng sử dụng là vi
khuẩn và tảo, chúng đã hình thành nên mắt xích giữa sinh vật sản xuất sơ cấp và sinh
vật tiêu thụ thứ cấp hoặc vật mồi như cá và ấu trùng côn trùng[13],[11].
2.1.2.4 ðặc ñiểm sinh sản, sinh trưởng và vòng ñời của Rotifer
Vòng ñời của luân trùng (Brachionus plicatilis) ước tính trong khoảng từ 3,4 4,4 ngày ở nhiệt ñộ 250C. Sau khi nở 18h các cá thể trưởng thành bắt ñầu sinh sản và
con cái cứ 4h lại sinh sản một lần, con cái có thể sinh sản 10 thế hệ con trước khi chết.
Vịng đời của lồi Brachionus plicatilis được khép lại bằng hai phương thức sinh sản.
Trong giai ñoạn sinh sản đơn tính, con cái vơ phối đơn tính sản sinh ra các trứng đơn
tính (2n), các trứng này phát triển và nở thành con cái vơ phối đơn tính.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


Hình 2.3 Sinh sản đơn tính và hữu tính của ln trùng Brachionus plicatilis
(Nguồn Hoff & Snell,1987)
Trong điều kiện mơi trường bất lợi, con cái chuyển sang sinh sản hữu tính phức
tạp hơn và trở thành con cái vơ phối đơn tính hoặc lưỡng tính. Con cái vơ phối lưỡng
tính sản sinh ra các trứng ñơn bội (n). Các trứng lưỡng tính khơng thụ tinh này phát
triển thành con đực đơn bội. Những con đực này có kích thước bằng khoảng 1/4 kích
thước con cái. Cịn những trứng lưỡng tính thụ tinh hình thành nên các trứng nghỉ và sẽ
nở thành con cái vơ phối đơn tính khi điều kiện mơi trường thích hợp[17].
2.2 Vài nét về dinh dưỡng cho ấu trùng cá biển
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết ñịnh tốc ñộ tăng trưởng

và tỷ lệ sống của ấu trùng các lồi cá biển. Nhìn chung, tỷ lệ sống của ấu trùng cá biển
từ bột lên giống trong các trại sản xuất hiện nay còn rất thấp. Có hai giai đoạn cá chết
nhiều là giai đoạn sau khi sử dụng hết nỗn hồng (từ 3-5 ngày tuổi) và giai ñoạn
chuẩn bị vượt qua hậu biến thái (từ 20-25 ngày tuổi) chuyển cá hương thành cá giống.
Ngun nhân chủ yếu là ấu trùng khơng được đáp ứng ñủ nhu cầu dinh dưỡng. Nhiều
nghiên cứu ñã chỉ ra rằng ấu trùng cá biển có nhu cầu cao về các axít béo khơng no,
gồm ARA (Arachionic acid: 20:4n-6), EPA (Eicosapentaenoic acid: 20:5n-3), DHA
(Decosahecxaenoic acid: 22:6n-3). Tỷ lệ sống của ấu trùng thấp nếu thức ăn thiếu hụt
các loại axít béo khơng no này. Tuy nhiên, nhu cầu về các loại axít béo khơng no khác
nhau ở các lồi cá biển khác nhau. Một số lồi cá biển có nhu cầu về cả 2 loại axít béo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


khơng no EPA và DHA, một số khác chỉ có nhu cầu về một trong hai loại axít trên.
ðiều phổ biến là chuỗi các axít béo khơng no như ARA, EPA, DHA đóng vai trị quan
trọng trong sự thành cơng của tái sản xuất các loài cá biển, sự phát triển và sự sống của
các loài cá biển. EPA (20:5n-3) và DHA (22:6n-3) được biết là những axít béo cần
thiết cho sự sống của ấu trùng cá biển . Do đó, axít béo đặc trưng của trứng và ấu trùng
mới nở phải ñược cung cấp bằng cách ñưa vào từ cơ thể cá mẹ và tiếp theo đó qua thức
ăn của ấu trùng ở sự tấn công của sự cung cấp ngọai sinh. Nguồn động vật phù du ở
biển có nguồn lipid, axít béo cần thiết, protein, aminoacid, carotenoid dễ hấp thụ,
khống, enzym…là những thành phần khơng thể thiếu được trong khẩu phần ăn của cá
biển (Kraul, 1983). Sự thiếu hụt các axít béo khơng no trên sẽ làm giảm tỷ lệ sống,
giảm sức chịu ñựng và nguy cơ mắc bệnh cao cho ấu trùng cá biển [49], [54],[56],[34].
2.3 Vai trị của động vật phù du trong Ni trồng Thuỷ sản
2.3.1 Vai trị chuyển hố năng lượng
Thủy sinh vật và môi trường sống là những yếu tố tạo nên hệ sinh thái thủy sinh
vật. Hệ sinh thái này luôn luôn vận động tạo nên chu trình chuyển hố vật chất và năng
lượng trong thủy vực. Việc nâng cao năng suất sinh học của thủy vực phải dựa trên sự

hiểu biết về chu trình vật chất trong thủy vực và đặc tính của các q trình sinh học
diễn biến trong thủy vực, đặc tính sinh học, sinh thái học của khu hệ thủy sinh vật sống
trong đó. ðộng vật khơng xương sống nói chung hay động vật phù du nói riêng là một
trong những mắt xích của chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của thủy vực đó
(Hồng Thị Ty, 1999)[18].
Mối quan hệ chủ yếu của các sinh vật trong thuỷ vực là quan hệ thức ăn thông
qua chu trình vật chất. Sinh vật ban đầu là tảo (sinh vật dị dưỡng) cho ñến sinh vật cuối
cùng là cá (nguồn lợi sinh vật mà con người có thể sử dụng). Nguồn dinh dưỡng bắt
ñầu cho tảo ñược cung cấp từ bên ngồi và cả q trình tích tụ bên trong thuỷ vực đó.
.Một đặc tính trong chu trình vật chất là chu trình càng dài thì năng lượng tiêu hao càng
lớn (ðặng Ngọc Thanh & ctv,1980). Sự chuyển hoá vật chất trong thuỷ vực nước ñược
tiến hành thứ tự theo các bước sau:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


+ Các chất hữu cơ có trong bùn đáy được vi sinh vật phân huỷ thành các muối
vô vơ làm giàu dinh dưỡng cho nước.
+ Vi khuẩn và tảo hấp thụ các muối dinh dưỡng vô cơ và các chất hữu cơ từ
nước
+ ðộng vật phù du và ñộng vật ñáy dùng tảo và vi khuẩn làm thức ăn
+ Cuối cùng toàn bộ chất hữu cơ của các sinh vật kể trên dùng làm thức ăn cho
các loài cá.
+ Ngoài ra, ở tất cả các bước chuyển hố trên đều có những sinh vật chết và chất
thải của sinh vật. Những sản phẩm này ñược các sinh vật sống trong bùn đáy và vi
khuẩn nitrat hố sử dụng, phân huỷ thành muối vô cơ và các hợp chất hữu cơ hồ tan
trong nước[11].
2.3.2 Vai trị làm thức ăn cho tơm, cá
Các lồi động thực vật phù du vai trị quan trọng đối với nhiều ấu trùng tơm, cá
đặc biệt là các loài cá sống ở biển. Các loài cá và tơm biển địi hỏi nhu cầu dinh dưỡng

rất cao mà thức ăn nhân tạo khơng đáp ứng đủ. Những nghiên cứu của nhóm các tác
giả cho thấy tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá biển sử dụng Copepoda
kết hợp với Rotifer và nauplii của Artemia sẽ cao hơn nhiều lần so với khi sử dụng ñơn
thuần là Rotifer, artemia (Kraul,1983; Heath và Morre, 1997)[34],[40].
Những ñiều kiện mà ấu trùng tơm, cá có thể bắt được mồi, tiêu hố để có năng
lượng bao gồm sự sẵn có của các loại thức ăn trong mơi trường, mật độ thức ăn, kích
cỡ, hình dạng, chất lượng và thành phần dinh dưỡng, dễ tiêu hố, ổn định và khả năng
vận động của cá. ðộng vật phù du khơng những đáp ứng đủ thành phần dinh dưỡng mà
chúng cịn có kích cỡ, hình dạng phù hợp với cỡ miệng của ấu trùng cá biển. Do đó
chúng được sử dụng làm thức ăn quan trọng cho ấu trùng cá biển từ giai ñoạn cá bột
ñến giai ñoạn cá giống. Năng suất của ấu trùng cá biển phụ thuộc vào việc sử dụng
thức ăn sống (vi tảo, Rotifer, Copepoda và Artemia) ñược cung cấp trong những ngày
ñầu sau khi nở (Hold, 1993; Person Le Ruyet và ctv, 1993).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


Rotifer
Ln trùng là thức ăn có kính thước vừa với miệng của ấu trùng cá biển ở giai
ñoạn ñầu, chúng là loại thức ăn sống giàu chất dinh dưỡng. Thành phần hố học của
ln trùng bao gồm protein dao động từ 28-63% trọng lượng cơ thể (Lubzen, 1989),
glucose chiếm 61-80% ( hầu hết là glycogen), 9-18% là ribose và 0,8-7% là galactose,
mantose, deoxiglucose, fucose và xylose (Whyte và Nagata, 1992). Lipid thường
chiếm từ 9 – 28% trọng lượng khô [42].
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của luân trùng ñược và khơng được làm giàu
Thành phần %

Ln trùng
Khơng làm giàu


Làm giàu

Protein

51,3

52,2

Lipid

7,7

9,4

Carbonhydrat

15,2

14,2

Tro

18,2

16,9

ðộ ẩm

7,6


7,3

Copepoda
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Copepoda có hàm lượng dinh dưỡng cao và là
ñộng vật phù du duy nhất có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng ñối với ấu trùng cá
biển. Copepoda ở vùng nước mặn và nước lợ là thức ăn rất tốt cho ấu trùng cá biển do
chúng có hàm lượng DHA (Decosahecxaenoic acid: 22:6n-3) và HUFA (hightly
unsaturated fatty acid) rất cao (Reitan & et al,1994). Banstedt (1986) ñã nghiên cứu về
thành phần hố học và mức năng lượng có trong Copepoda [19],[51].
Protein: protein chiếm từ 24 - 82% trọng lượng khô, hàm lượng cao nhất đối
với những lồi sống ở vĩ độ trung bình. Acid amin tự do được sử dụng để ñiều tiết việc
thẩm thấu, chúng có hàm lượng tăng khi nồng độ muối trong mơi trường tăng. Các acid
amin như: Glyxin, alanine, arginine, lisine, proline và taurine có vai trị vơ cùng quan
trọng giúp hồn thiện q trình biến thái của hầu hết các loài cá biển (Banstedt,
1986)[19].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


Lipid: hàm lượng lipít trong cơ thể copepod phụ thuộc vào mùa trong năm, loại
thức ăn mà chúng sử dụng thường dao động từ 2-61% trọng lượng khơ đối với những
lồi sống ở vĩ độ thấp và từ 8-73% đối với những lồi sống ở vĩ độ cao
(Banstedt,1986). Loại lipít chiếm hàm lượng cao vượt trội trong suốt các giai ñoạn phát
triển của copepod là phospholipit (Sargent and Henderson,1989). Giai đoạn copepod
trưởng thành thì lượng lipít lúc này chứa nhiều este hay triacylglyxerol (Kattener and
Krause,1987). Ở giai ñoạn trưởng thành lồi Pseudocalanus acuspes dự trữ lipít dưới
dạng este và Acartia longiremis ở dạng triacylglyxerol [19],[39],[44],[53].
Vitamin C: Copepoda chứa hàm lượng vitaminC rất cao, dao động từ 201235µg/1g nauplii của hai loài Acartia clausi và Temora longiconis (Happete and
Puolet,1990). Một số thành phần khác như:nước chiếm khoảng 82 - 84% trọng lượng
ướt, các bon chiếm khoảng 28-68% trọng lượng khô và photpho chiếm khoảng

1%(Banstedt, 1986). Hiện nay, copepod ñã và ñang ñược sử dụng như 1 loại thức ăn
giàu dinh dưỡng cho ấu trùng cá biển[33],[19].
2.4 Cơ sở của việc sử dụng phân vô cơ và phân hữu cơ gây màu cho ao ni
Thức ăn nhân tạo được sử dụng rất hạn chế trong giai ñoạn ấu trùng của cá và
một số loài giáp xác sống ở biển. Bởi vậy, việc quản lý ñộng vật phù du sao cho
chuyển ñến cá một cách có hiệu quả nhất. ðặc điểm biến động số lượng ñộng vật phù
du ñã giúp các nhà nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật chăm bón để tạo mơi trường dinh
dưỡng đặc biệt để kích thích sự phát triển của các lồi động vật phù du đặc trưng trong
ao ni (Colura & Matlock,1983; Geiger,1983). Mục đích của việc quản lý này là để
duy trì mật độ động vật phù du cao trong ao ni cho đến khi cá ñược thu hoạch. Sự
biến ñộng của ñộng vật phù du đóng vai trị quan trọng đối với cá, các lồi ñộng vật
phù du bao gồm: Rotifer, Cladocera và Copepoda[24].
Liên quan ñến nguồn thức ăn tự nhiên có trong thuỷ vực, người ni thường sử
dụng phân để cải thiện nguồn thức ăn cơ bản. Phân thường ñược sử dụng là phân vơ cơ
hoặc phân hữu cơ. Phân vơ cơ có dạng hạt hoặc dạng lỏng có hàm lượng phospho cao
và một lượng nhỏ Nitơ. Việc sử dụng phân vô cơ sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng kích

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


thích sự gia tăng số lượng thực vật phù du. Sự gia tăng số lượng thực vật phù du gọi là
hiện tượng nở hoa, thực vật phù du tăng là nguồn thức ăn trực tiếp cho ñộng vật phù
du. Sự tăng số lượng ñộng vật phù du thường liên quan ñến chất lượng nước thông qua
các thông số môi trường: tăng pH vào buổi trưa và hàm lượng oxy thấp vào buổi sáng
(Geiger, J.G 1983).
Một số tác giả đã có những nghiên cứu thành công trong việc quản lý số lượng
động vật phù du thơng qua việc quản lý thực vật phù du. Phân vơ cơ thường hồ tan rất
nhanh trong nước vì vậy phân vơ cơ bổ sung muối dinh dưỡng vào nước rất nhanh. Sự
kết hợp của nhiều loại phân bón kích thích sự phát triển thành phần lồi thực vật nổi và
từ đó sẽ cải thiện được thành phần lồi động vật nổi. Khẩu phần quan trọng nhất của

động vật là ngành tảo có kích cỡ nhỏ (1-25µm) (Lampert 1987).
Gerald M. & et al (1998) phân hữu cơ dạng bột như là cám gạo kết hợp một số
loại bột khác ñược tiêu thụ trực tiếp bởi ñộng vật phù du. Phân hữu cơ ñược phân huỷ
bởi vi khuẩn và là nguồn thức ăn cho ñộng vật phù du. Ngoài ra, vi khuẩn tạo ra nguồn
dinh dưỡng cho thực vật phù du sử dụng. Sự phân huỷ của phân hữu cơ kéo dài thời
gian dinh dưỡng trong ao và giúp ngăn ngừa sự phát triển nở rộ[30]. Khi bón phân hữu
cơ cho ao có thể thấy rõ sự phát triển của các sinh vật trong vực nước ưa môi trường
giàu chất hữu cơ như luân trùng thuộc giống Brachionus phát triển rất nhanh (ðặng
Ngọc Thanh, Phạm Văn Miên và Thái Trần Bái,1980)[13].
Theo Gerald M. & et al (1998) ln trùng là nhóm động vật phù du phát triển
đầu tiên trong ao, chúng nở ra từ các trứng nghỉ cịn sống sót lại dưới đáy ao. Khi nhiệt
độ trong ao ở khoảng 300C thì số lượng luân trùng bắt ñầu tăng nhanh trong vòng từ 57 ngày sau khi ao được cấp nước. Số lượng ln trùng có thể ñạt từ 0 tới 4000ct/l trong
vòng 4-5 ngày. Sau một vài ngày số lượng của chúng giảm xuống thấp. Khí số lượng
luân trùng giảm xuống thì Nauplius của Copepoda bắt đầu tăng. Nauplius có kích cỡ
nhỏ và chúng thường xuất hiện sau 2 đến 3 tuần sau khi bón phân. Tất cả ñộng vật phù
du bắt ñầu từ các trứng cịn sống sót trong đáy ao hoặc được lấy vào từ nguồn nước
cấp[30].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


2.5 Tình hình nghiên cứu và sử dụng ðVPD trên thế giới và Việt Nam
2.5.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng ñộng vật phù du trên thế giới
2.5.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài và sinh vật lượng ðVPD trên thế giới
Các nhà nghiên cứu ñã lập ra ñược khố phân loại để định loại các giống lồi.
Các nhà phân loại cịn mơ tả được thành phần lồi động vật phù du ở các loại thuỷ vực
khác nhau, có nhiều lồi mới được phát hiện.
Nghiên cứu thành phần lồi ðVPD biển
Dựa vào các mẫu thu ñược trong thời gian từ 1959 – 1960, ở phần phía Bắc biển
ðơng trong phạm vi vùng nước ven bờ Kwangtung và ñảo Hải Nam.Chen Qing Chao

và Zhang Shu Zhen (1974) ñã liệt kê ñược 48 loài Copepoda thuộc 4họ Calanoida,
Eucalanidae, Paracalanidae và Pseudocalanidae, trong đó có lồi mới đối với khoa
học là Calocalanus monospinus và 9 lồi khác được ghi nhận là mới ñối với vùng biển
Trung Quốc[16],[21].
Chen Qing Chao & Shen Chia Jui,1974 đã cơng bố cơng trình thứ hai về
Copepoda của biển ðông với khu vực khảo sát tại vùng nước gần bờ của Trung Quốc.
Có 31 lồi thuộc bộ Calanoida ñã ñược xác ñịnh với thành phần chính là các lồi nhiệt
đới trong đó có 16 lồi phân bố ở biển ðơng Trung Quốc, 11lồi ở phía Nam biển
Hồng Hải, chỉ có 4 lồi có giới hạn phân bố ở biển ðơng. Có 2 lồi lần đầu tiên gặp ở
biển ðơng là Pontellopsis inflatodigitata [16],[21].
Chen Qing Chao (1982) đã cơng bố kết quả nghiên cứu thành phần khu hệ
ðVPD ở vùng nước quanh đảo Hồng Kơng với 15 lồi cùng với nhiều ấu trùng da gai,
thân mềm và cá biển. ðVPD khá phong phú ở vùng nước gần bờ với thành phần chính
là các lồi cửa sơng và ven bờ[22].
Chen Qing Chao (1982) đã mơ tả được 10 lồi thuộc bộ Calanoida, họ
Tortanidae và giống Tortanus. Hầu hết các loài này đều bắt gặp ở biển ðơng Trung
Quốc và biển Hồng Hải. Trong đó lồi Tortanus sinicus là lồi mới ñược phát
hiện[22].
Nghiên cứu về mật ñộ và sinh vật lượng ðVPD

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


×