Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ:NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CỦA CHI BƯỚM BẠC (MUSSAENDA L.) PHÂN BỐ Ở LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

NGUYỄN THỊ HỒNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI
CỦA CHI BƯỚM BẠC (MUSSAENDA L.)
PHÂN BỐ Ở LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60.42.0120

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH SINH THÁI HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NÔNG VĂN DUY

LÂM ĐỒNG - 2016


LỜI CẢM ƠN
Công trình này là thành quả của hơn hai năm học tập, tìm tòi nghiên cứu với
sự giúp đỡ, chỉ dẫn của các thầy cô và bạn bè. Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân
thành, sâu sắc nhất đến thầy TS. Nông Văn Duy - Người đã trực tiếp định hướng,
chỉ dạy để tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn thầy Nguyễn Duy Chính- Khoa
Sinh học- Đại học Đà Lạt, người đã luôn theo sát, giúp đỡ trong quá trình nghiên
cứu tại thực địa.
Xin cảm ơn các thầy cô Khoa Sau Đại học- Đại học Đà Lạt đã trang bị
những kiến thức cần thiết và có những chỉ dẫn, góp ý quý báu, tạo điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu


Khoa học Tây Nguyên và các anh, chị, em Phòng Tài Nguyên thực vật của Viện để
tôi có môi trường học tập, nghiên cứu tốt nhất.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên để tôi hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
của thầy - TS. Nông Văn Duy. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn
là trung thực.
Những kết quả nghiên cứu của người khác và các số liệu được trích dẫn
trong luận văn đều được chú thích đầy đủ.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Lâm Đồng, Ngày 30 tháng 4 năm 2016

Nguyễn Thị Hồng


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

C:

Làm cảnh

Cr:

Cây chồi ẩn

DS:


Dạng sống

Đ:

Độc tính

EN:

Nguy cấp

G:

Lấy gỗ, củi, làm giấy

HN:

Bảo tàng thực vật Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật

Hp:

Cây chồi trên thân thảo

K:

Bảo tàng thực vật Kew của Hoàng gia Anh

Lp:

Dây leo


Me:

Cây gỗ vừa

Mg:

Cây gỗ lớn

Mi:

Cây gỗ nhỏ

Na:

Cây bụi

P:

Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris của Pháp

S:

Cây lấy sợi

SING: Bảo tàng thực vật Singapore
T:

Làm thuốc


TA:

Làm rau ăn

Th:

Cây một năm

VTN:

Bảo tàng mẫu thực vật Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 2
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CHI BƯỚM BẠC (MUSSAENDA L.) Ở
NGOÀI NƯỚC ................................................................................................... 2
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CHI BƯỚM BẠC (MUSSAENDA L.) TRONG
NƯỚC ................................................................................................................. 6
1.3. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Ở LÂM ĐỒNG........................ 10
1.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 10
1.3.2. Đặc điểm địa hình ................................................................................. 10
1.3.3. Khí hậu ................................................................................................. 11
1.3.4. Thổ nhưỡng........................................................................................... 15
1.3.5. Thảm thực vật ....................................................................................... 16
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 20
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 20

2.3.1. Kế thừa ................................................................................................. 20
2.3.2. Điều tra, thu thập, xử lý mẫu vật ........................................................... 20
2.3.3 Phương pháp xác định đặc điểm phân bố, sinh thái ................................ 24
2.3.4. Xác định thành phần thực vật phân bố cùng các loài Bướm bạc
(Mussaenda L.) ở Lâm Đồng .......................................................................... 25
2.3.5. Phương pháp xây dựng bản đồ phân bố ................................................. 25
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 26
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHI BƯỚM BẠC (MUSSAENDA L.) ................................. 26
3.2. DANH LỤC CÁC LOÀI BƯỚM BẠC (MUSSAENDA L.) ĐIỀU TRA
ĐƯỢC ............................................................................................................... 28
3.3 KHÓA PHÂN LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI BƯỚM BẠC
(MUSSAENDA L.) Ở LÂM ĐỒNG. ................................................................ 29


3.4. THÀNH PHẦN LOÀI BƯỚM BẠC (MUSSAENDA L.)......................... 30
3.4.1. Mussaenda chevalieri Pitard. ................................................................ 30
3.4.2. Mussaenda densiflora Li. ...................................................................... 32
3.4.3. Mussaenda erosa Cham. ex Benth......................................................... 34
3.4.4. Mussaenda hoaensis Pierre ex Pit.......................................................... 36
3.4.5. Mussaenda longipetala H. L. Li. ........................................................... 38
3.4.6. Mussaenda philippica A. Rich. var. aurorae Hort .................................. 40
3.4.7. Mussaenda pubescens Dryand. .............................................................. 42
3.4.8. Mussaenda squiresii Merr. .................................................................... 44
3.4.9. Mussaenda theifera Pierre ex Pit. .......................................................... 46
3.4.10. Mussaenda thorelii Pitard.................................................................... 48
3.5. BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI BƯỚM BẠC Ở LÂM
ĐỒNG .............................................................................................................. 50
3.5.1. Phân bố của các loài thuộc chi Bướm bạc (Mussaenda L.) theo đai độ cao 50
3.5.2. Xác định pH đất của các loài Bướm bạc phân bố ở Lâm Đồng .............. 56

3.5.3. Xác định ẩm độ (%) của các loài Bướm bạc phân bố ở Lâm Đồng ........ 57
3.5.4. Xác định cường độ ánh sáng (%) của các loài Bướm bạc....................... 58
3.6. BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CÁC LOÀI BƯỚM BẠC (MUSSAENDA L.) Ở
LÂM ĐỒNG .................................................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 61
1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 61
2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 63
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 68


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Biến thiên nhiệt độ không khí (°C) trong năm theo các đai độ cao .................... 13
Bảng 1.2: Biến thiên độ ẩm không khí (%) trong năm theo các đai độ cao ....................... 14
Bảng 3.1: Danh lục các loài Bướm bạc phân bố ở Lâm Đồng .......................................... 28
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của độ cao đến sự phân bố của các loài Bướm bạc......................... 51
Bảng 3.3: pH đất của các loài Bướm bạc phân bố ở Lâm Đồng ........................................ 56
Bảng 3.4: Độ ẩm (%) của các loài Bướm bạc phân bố ở Lâm Đồng ................................. 57
Bảng 3.5: Cường độ ánh sáng (%)của các loài Bướm bạc phân bố ở Lâm Đồng .............. 58


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng ................................................................... 10
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí điều tra thu mẫu ............................................................................. 22
Hình 3.1: a. Hoa cắt dọc, b. Quả, c. Nhị và nhụy, d. Quả cắt ngang và cắt dọc ................ 27
Hình 3.2: Mussaenda chevalieri Pitard ........................................................................... 31
Hình 3.3: Mussaenda densiflora H. L. Li ......................................................................... 33
Hình 3.4 : Mussaenda erosa Champ. ex Benth ............................................................... 35
Hình 3.5: Mussaenda hoaensis Pierre ex Pit. .................................................................. 37

Hình 3.6: Mussaenda longipetala H. L. Li ....................................................................... 39
Hình 3.7: Mussaenda philippica A.Rich. ......................................................................... 41
Hình 3.8: Mussaenda pubescens Ait.F. ............................................................................ 43
Hình 3.9: Mussaenda squiresii Merr. ............................................................................... 45
Hình 3.10: Mussaenda theifera Pierre ex Pit. ................................................................... 47
Hình 3.11: Mussaenda thorelii Pit. .................................................................................. 49
Hình 3.12: Bản đồ phân bố các loài Bướm bạc ở Lâm Đồng ............................................ 59


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Biến trình năm của số giờ nắng trung bình tháng ......................................... 11
Biểu đồ 1.2: Biến trình năm của nhiệt độ theo các đai độ cao........................................... 12
Biểu đồ 1.3: Biến trình năm của lượng mưa theo các đai độ cao ...................................... 13
Biểu đồ 1.4: Biến trình năm của độ ẩm tương đối (%) trung bình các tháng .................... 14


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam của dãy Trường Sơn với địa hình phức
tạp nhiều đèo dốc, vách đứng nghiên từ Đông Bắc xuống Tây Nam có độ cao từ
150m đến trên 2000m. Do địa hình trải dài trên những đai độ cao khác nhau, vì vậy
Lâm Đồng có những vùng khí hậu khác nhau, từ đó xuất hiện nhiều kiểu thảm thực
vật khác nhau, dẫn đến hệ thực vật đa dạng, phong phú về thành phần loài, trong đó
có các loài thuộc chi Bướm bạc (Mussaenda L.).
Một số loài thuộc chi Bướm bạc có giá trị dược liệu cao, chữa nhiều bệnh:
làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa ho, hen, sốt cách nhật … như Bướm bạc bon
(Mussaenda bonii Pitard), Bướm bạc Cam bốt (Mussaenda cambodiana Pierre.),
Bướm bạc lá (Mussaenda frondosa L.), Bướm bạc nhẵn (Mussaenda glabra Vahl)
và Bướm bạc trà (Mussaenda theifera Pierre ex Pitard) [1]. Ngoài ra, nhiều loài

Bướm bạc có hoa đẹp, đa dạng về màu sắc, đang được khai thác phục vụ cho nhiều
mục đích khác nhau như: Trang trí, trồng cảnh quan. Việc nghiên cứu đa dạng về
thành phần loài và sự phân bố các loài Bướm bạc sẽ là cơ sở dữ liệu phục vụ cho
công tác quản lí, khai thác bền vững và bảo vệ nguồn tài nguyên Bướm bạc, trong
chiến lược bảo tồn tài nguyên thực vật ở Lâm Đồng. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu
thành phần loài của chi Bướm bạc (Mussaenda L.) phân bố ở Lâm Đồng” được
thực hiện có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn góp phần xây dựng cở sở dữ liệu về
thành phần loài cũng như đặc điểm phân bố của chi Bướm bạc ở Lâm Đồng. Đồng
thời, góp phần định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật các loài thuộc
chi Bướm bạc và đây sẽ là những kết quả đáng tin cậy góp phần hữu ích cho nhiều
ngành khoa học khác nhau như y học, dược học.….


2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CHI BƯỚM BẠC (MUSSAENDA L.) Ở

NGOÀI NƯỚC
Chi Bướm bạc (Mussaenda L.) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), trên thế giới có
khoảng 200 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Phi, Châu Á, Madagascar
và ở đảo Thái Bình Dương [30, 31].
Năm 1753 Linaeus dựa trên các mẫu thực vật do Paul Hermann thu được với
các đặc điểm lá đài to, tràng hoa xòe rộng, quả mọng và xác định đây là chi mới lấy
tên là Mussaenda [43].
Trong tác phẩm “Species Plantarum”, Mussaenda là một trong 28 chi được
xếp trong họ cà phê. Dựa trên quan điểm Linaeus (1753) [43], năm 1790 Loureiro
tiếp tục nghiên cứu và mô tả chi Bướm bạc với đặc điểm một trong năm lá đài phát

triển thành bản lớn màu trắng có hình chiếc lá, gân nổi rõ, có cuống dài hay ngắn,
quả mọng với số lượng loài khoảng 118 loài [44].
Chi Aphaenandra được Miquel mô tả vào năm 1857 trên cơ sở tách loài
Mussaenda uniflora (Wall. ex G. Don) Bremek thành một chi riêng biệt. Đặc điểm chi
này gần giống với chi Mussaenda, nhưng điểm khác biệt ở đây là 5 cánh hoa thon nhọn,
màu trắng, 5 lá đài nhọn không phát triển thành bản lớn [46]. Đồng quan điểm Miquel,
Hooker (1880) và Kurz (1887) cũng cho rằng Mussaendae gồm nhiều chi, trên cơ sở tách
các loài trong Mussaenda thành các chi khác, dựa trên các đặc điểm khác nhau về hình
thái như: Tràng hoa, ống tràng, cụm hoa, lá đài, hình dạng quả [35, 39].
Năm 1891, Schumann đã căn cứ vào số lượng noãn trong các ô của bầu
nhụy, tác giả xếp chi Mussaenda nằm trong Mussaendaea với đặc điểm bầu nhụy 2
ô, đính noãn trung trụ, quả mọng bên trong có nhiều hạt nhỏ. Theo tác giả chi Bướm
bạc trên thế giới có khoảng 200 loài và ở Ấn Độ có 10 loài với đặc điểm lá mọc đối,
tràng hoa xòe đều, một trong 5 lá đài phát triển thành bản lớn, cụm hoa hình xim
mọc ở ngọn [52].


3
Năm 1943, Li dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài của loài Mussaenda
dehiscens Craib với cánh hoa tròn, quả nang, lá có hình giáo ngược khác so với các loài
khác trong chi Bướm bạc, đã tách ra và thành lập chi Schizomussaenda [42].
Năm 1977, Leppik [41] dựa theo quan điểm của Miquel (1842) [46], Hooker
(1880) [35] và Kurz (1887)[39], đã ủng hộ tính đa tông của Mussaendae, dựa trên
các đặc điểm: Tràng hoa, lá đài, hình dạng quả, loại quả. Trong đó, chi Bướm bạc
có đặc điểm tràng hoa xòe rộng, đài hoa phát triển thành bản lớn, quả mọng bên
trong có nhiều hạt nhỏ. Dựa trên quan điểm đó, có khoảng 132 loài trên thế giới
được ghi nhận ở chi này.
Các nghiên cứu của Robbrech (1988) [50], Bremer và cộng sự (1995) [27], đã
đưa ra hệ thống phân loại thực vật hạt kín, trong đó họ Cà phê được chia ra làm 3 phân
họ Rubioideae, Ixoroideae và Cinchonoideae. Chi Mussaenda đã được sắp xếp vào trong

phân họ Ixoroideae vì sự tương đồng về hình thái như lá kèm chẻ đôi, cụm hoa hình
chùy, quả nang.
Năm 2008, Mabberley cho rằng đặc điểm khác biệt giữa chi Mussaenda so
với chi khác là vành hoa cam, vàng, tràng hoa hình phễu, lá đài trắng hình chiếc lá
và đa số các loài trong chi này thường phân bố ven rừng [45]. Năm 2009,
A.Takhtajan đưa ra một hệ thống phân loại cho thực vật có hoa, trong đó có họ Cà
phê. Tác giả chia hệ thống này thành 3 phân họ Rubioideae, Ixoroideae và
Cinchonoideae. Trong đó chi Mussaenda thuộc tông Mussaendae nằm trong phân
họ Ixoroideae [53].
Chen và cộng sự (2011) đã ghi nhận có 97 chi với 701 loài thuộc họ Cà phê
phân bố ở Trung Quốc, trong đó có 29 loài thuộc chi Mussaenda. Tác giả đã đưa ra
hệ thống phân loại về chi này chủ yếu dựa vào hình thái lá, chiều dài bầu nhụy, hình
dạng của tràng hoa và kích thước, hình dạng của các lá đài. Đồng thời tác giả cho
rằng chi Schizomussaenda rất dễ nhằm lẫn với chi Mussaenda, vì hình thái của
chúng chỉ khác ở vành hoa xòe thẳng, lá hình giáo ngược, quả nang [30].


4
Năm 2014, James và cộng sự dựa vào đặc điểm hình thái lá, đã mô tả 2 loài,
9 thứ thuộc chi Mussaenda ở Philippin. Theo tác giả hình thái lá được xem là đặc
điểm quan trọng để phân loại Mussaenda. Tác giả thống kê có khoảng 20 loài thuộc
chi này với một số đặc điểm giống các loài ở Trung Quốc như cụm hoa, lá đài xòe
rộng nhưng khác với các loài ở Ấn Độ về ống tràng hoa có lông [32].
Năm 2015, Chantaranothai thống kê chi Mussaenda ở Thái Lan có 17 loài,
trong nghiên cứu này ngoài thống kê về thành phần loài thì tác giả cũng nêu tên
đồng danh, ghi nhận sự phân bố của các loài theo độ đai cao và mô tả các đặc điểm
nhận biết của các loài [29]. Năm 2016, Alejandro và cộng sự nghiên cứu về phân
loại Mussaenda ở Philippin. Qua kết quả nghiên cứu tác giả đã ghi nhận có 24 loài
và mô tả đặc điểm hình thái, phân bố, vật hậu học [23].
Trước đây, việc nghiên cứu hệ thống phát sinh của chi Bướm bạc dựa vào

đặc điểm hình thái là chủ yếu. Những năm gần đây, nghiên cứu về mối quan hệ phát
sinh giữa các nhóm thực vật hay mối quan hệ gần gũi giữa các loài dựa trên kỹ thuật
sinh học phân tử rất được nhiều tác giả quan tâm. Bremer và Thulin (1998) [27] đã
tiến hành phân tích hệ thống phát sinh loài dựa trên maker phân tử rbcL. Kết quả
cho thấy chi Mussaenda và chi Isertia thuộc hai nhóm khác nhau. Như vậy, nghiên
cứu về mối quan hệ phát sinh này cho rằng chi Mussaenda nằm trong phân họ
Mussaendeae, kết quả này giống với những nghiên cứu của các tác giả: Schumann
(1891) [52], Verdcourt (1958) [54], Bremekamp (1966) [25], Khác với các nghiên
cứu của các tác giả trên như Kirkbride (1979) [37], Robbrecht (1988) [50],
Andersson (1996) [24] thì cho rằng chi Mussaenda nằm trong phân họ Isertieae.
Năm 2005, Alejandro và cộng sự đã nghiên cứu mối quan hệ phát sinh giữa
các loài Bướm bạc của vùng Châu Á và Châu Phi dựa trên phân tích trình tự gene
ITS và trn T-F. Các loài được chọn phân tích thuộc Pseudomussaenda, Heinsia, ,
Landia, Mussaenda, Aphaenandra, kết quả chỉ ra rằng Pseudomussaenda thuộc
Pseudomussaenda clade; Heinsia thuộc Heinsia clade; còn Landia, Mussaenda, và
Aphaenandra thuộc Mussaenda clade. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả sắp xếp
Aphaenandra và Landia thuộc Mussaenda [21].


5
Ngoài các công trình mang tính chất phân loại như đã trình bày ở trên, còn
một số công trình ở các nước trên thế giới đề cập đến giá trị sử dụng cũng như tiềm
năng làm cây cảnh của các loài thuộc chi Mussaenda.
Giá trị dược liệu
Koul và cộng sự (2011) đã nghiên cứu hoạt tính trong rễ loài Mussaenda
frondosa L. có tác dụng lên một số bệnh như ung thư, viêm nhiễm, suy thận. Đây là
loài rất có tiềm năng và hoạt tính tác động tổng hợp của chúng vẫn tiếp tục được
nghiên cứu [38].
Năm 2013, Kar và cộng sự nghiên cứu đã phát hiện trong lá Mussaenda
philippica có hoạt tính gây mê mang lại ý nghĩa rất lớn cho y học [36]. Tiếp sau đó,

năm 2015, Gunasekaran và cộng sự nghiên cứu thành phần dược tính của chi Bướm
bạc và đề cập 16 loài có giá trị dược liệu đã được sử dụng rộng rãi ở các nước: Ai
Cập, Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp [34].
Giá trị cây cảnh
Rosario (1998) khi nghiên cứu về chi Mussaenda, tác giả đã chỉ ra rằng loài
Mussaenda philippica Rich. var. aurorae Hort được trồng nhiều ở các vườn hoa,
công viên tại Philippines. Đây là hai loài được ưa chuộng vì chúng cho hoa đẹp với
cánh hoa màu vàng nằm ở giữa 5 lá đài và đặc biệt hoa nở quanh năm [51]. Năm
2005, Puff và cộng sự khi nghiên cứu về họ cà phê ở Thái Lan, thì mussaenda là 1
trong 108 chi thuộc họ này và phân thành 2 nhóm: Nhóm cây gỗ và nhóm cây trồng.
Trong đó, các tác giả đã đề cập đến 2 loài được trồng làm cảnh: Mussaenda
philippica A. Rich. var. aurorae Hort và Mussaenda erythrophylla Schum. &
Thonn [48].
Năm 2013, Motaled và cộng sự đã đề cập đến loài Mussaenda roxburghii
Hook., không chỉ có giá trị dược liệu, mà còn có tiềm năng làm cảnh với đặc điểm
như dạng cây bụi nhỏ, lá đài màu trắng, tràng hoa 5 cánh vàng, nhọn xòe rộng [47].


6

1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CHI BƯỚM BẠC (MUSSAENDA L.)
TRONG NƯỚC
Năm 1790, Loureiro là người đầu tiên nghiên cứu hệ thực vật ở Việt Nam. Công
trình“Flora Cochinchinensis”, tác giả đã mô tả 20 chi với 38 loài sau này được xếp vào
họ Cà phê [44]. Giống như Linnaeus các chi và loài được tác giả xếp trong hai nhóm:
Nhóm 4 nhị với nhụy đơn (Tetrandra monogynia) và nhóm 5 nhị với nhụy đơn
(Pentandria monogynia). Trong đó chi Mussaenda nằm trong nhóm 5 nhị với nhụy đơn.
Đồng thời tác giả đã mô tả 2 loài thuộc chi Bướm bạc mới cho khoa học [43].
Trong nửa sau của thế kỉ XX, đã có một số công trình nghiên cứu về họ Cà
phê nói chung và chi Bướm bạc nói riêng. Đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu

của Phạm Hoàng Hộ, Trần Ngọc Ninh có ý nghĩa trong việc tra cứu và xác định các
loài có ở Việt Nam. Năm 1984 Nguyễn Tiến Bân và cộng sự [1] khi nghiên cứu về
hệ thực vật ở vùng Tây Nguyên, các tác giả đã thống kê họ Cà phê ở Tây Nguyên
gồm 33 chi và 126 loài. Trong đó chi Bướm bạc có 6 loài, riêng Lâm Đồng có 3
loài: Bướm bạc mòn (Mussaenda erosa), Bướm bạc vui (Mussaenda hilaris) và
Bướm bạc lông (Mussaenda pubescens).
Phạm Hoàng Hộ (1993) đã thống kê 83 chi với 436 loài thuộc họ Cà phê.
Theo tác giả chi Bướm bạc với các đặc điểm: Phát hoa ở ngọn, tiểu mọc hay leo và
thường có lá đài to, gồm có 25 loài, trong đó Lâm Đồng có 3 loài là Bướm bạc
chevalier (Mussaenda chevalieri); Bướm bạc lá (Mussaenda frondosa) và Bướm
bạc squires (Mussaenda squiresii) [6].
Phạm Hoàng Hộ (1999) đã tái bản lại cuốn “Cây cỏ Việt Nam” về cơ bản
giống với công trình công bố năm 1993, tuy nhiên có bổ sung thêm 7 chi và một số
loài thuộc họ Cà phê. Theo quan điểm của tác giả, ở Việt Nam không tồn tại chi
Schizomussaenda và được gộp vào chi Mussaenda. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả
đã ghi nhận ở Việt Nam có 28 loài thuộc chi Bướm bạc. So với nghiên cứu trước đó
thì số lượng tăng thêm 3 loài: Bướm bạc Dran (Mussaenda dranensis); Bướm bạc
lông (Mussaenda pubescens) và Bướm lông (Mussaenda rehderiana). Trong đó có


7
6 loài phân bố ở Lâm Đồng gồm: Bướm bạc chevalier (Mussaenda chevalieri);
Bướm bạc Dran (Mussaenda dranensis); Bướm bạc lá (Mussaenda frondosa);
Bướm bạc lông (Mussaenda pubescens); Bướm bạc Sander (Mussaenda
sanderiana) và Bướm bạc Squire (Mussaenda squiresii) [7].
Theo Hoàng Thị Sản (2003) thì chi Bướm bạc có một số đặc trưng về hình
thái như lá đài phát triển thành bản lớn màu trắng có dạng hình chiếc lá, hoa nhỏ
màu vàng hình sao. Đây được xem là đặc điểm, đặc trưng của chi Bướm bạc giúp
dễ dàng trong việc phân biệt với các chi khác [16].
Năm 2005, Trần Ngọc Ninh đã mô tả đặc điểm phân bố, dạng sống, sinh thái

của 29 loài Bướm bạc ở Việt Nam. Tác giả không đề cập đến loài Mussaenda
dranensis Wernh giống như Phạm Hoàng Hộ, tuy nhiên có đề cập thêm 2 thứ của
loài Bướm bạc Cam bốt và Bướm bạc trà: Mussaenda var. annamensis Pitard
(Bướm bạc Trung bộ), Mussaenda var. suffruticosa Pitard (Bướm bạc nửa bụi).
Trong nghiên cứu này, tác giả đã ghi nhận có 7 loài phân bố ở Lâm Đồng gồm:
Bướm bạc chevalier (Mussaenda chevalieri); Bướm bạc mòn (Mussaenda erosa);
Bướm bạc lá (Mussaenda frondosa); Bướm bạc lông (Mussaenda pubescens);
Bướm bạc Sander (Mussaenda sanderiana); Bướm bạc Squire (Mussaenda
squiresii) và Bướm bạc vui (Mussaenda hilaris) [15].
Như vậy, theo Phạm Hoàng Hộ (1999) có 28 loài [7], Trần Ngọc Ninh
(2005) có 29 loài thuộc chi Bướm bạc ở Việt Nam [15]. Số lượng các loài thuộc chi
này ở Việt Nam chiếm 1/3 số loài ở Châu Á, gần bằng Châu Phi và Trung Quốc,
còn ở Lâm Đồng có 6 loài chiếm gần 1/5 so với cả nước, thành phần loài của chi
Bướm bạc ở Lâm Đồng có tính đa dạng.
Giá trị dược liệu
Năm 1993, Trần Đình Lý [13] đã đề cập 3 loài thuộc chi Bướm bạc có công
dụng làm thuốc là Bướm bạc Cam bốt (Mussaenda cambodiana); Bướm lông
(Mussaenda pubescens) và Bướm bạc rehder (Mussaenda rehderiana). Võ Văn Chi
(1983, 2004) [2,4], Trần Ngọc Ninh (2005) [15] đã đề cặp 5 loài thuộc chi Bướm


8
bạc có công dụng dùng làm rau ăn, làm thuốc… đó là các loài: Bướm bạc Cam bốt
(Mussaenda cambodiana); Bướm bạc tự khai (Mussaenda dehiscens); Bướm bạc lá
(Mussaenda frondosa); Bướm bạc rehder (Mussaenda rehderiana) và Bướm bạc trà
(Mussaenda theifera).
Năm 2006, Phạm Hoàng Hộ nghiên cứu các cây có vị thuốc ở Việt Nam, tác
giả đã đưa ra 6 loài thuộc chi Bướm bạc được dùng làm thuốc là Bướm bạc bon
(Mussaenda bonii), Bướm bạc Cam bốt (Mussaenda cambodiana); Bướm bạc tự
khai (Mussaenda dehiscens); Bướm bạc lá (Mussaenda frondosa); Bướm bạc rehder

(Mussaenda rehderiana) và Bướm bạc trà (Mussaenda theifera) [8].
Đặc biệt, cuốn sách “Hướng dẫn sử dụng cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam”
của Nguyễn Đình Hùng (2015) đã đề cập 4 loài Bướm bạc: Bướm bạc Cam bốt
(Mussaenda cambodiana); Bướm bạc tự khai (Mussaenda dehiscens); Bướm bạc lá
(Mussaenda frondosa) và Bướm bạc trà (Mussaenda theifera Pierre) được dùng
trong một số bài thuốc của Đông y [9].
Giá trị cây cảnh
Trần Ngọc Ninh (2005) đã đề cập đến 3 loài Bướm bạc với hoa đẹp được
trồng làm cảnh như Bướm vàng (Mussaenda flava (Verdc.) Bakh. f); Bướm hồng
(Mussaenda erythrophylla Schum. & Thonn) và Bướm bạc philippin (Mussaenda
philippica A. Rich. var. aurorae Hort) [15]. Lê Quang Long (2008) đã mô tả 3 loài
thuộc chi Bướm bạc như Bướm lông (Mussaenda pubescens); Bướm hồng
(Mussaenda erythrophylla) và Bướm philippin (Mussaenda philippica) được trồng
làm cảnh bởi vì chúng có hình dạng đặc biệt với cánh lá đài to màu trắng đẹp khiến
nhiều người tưởng nhầm là hoa, tràng hoa màu vàng làm thành ống hẹp ở đáy [10].
Các công trình nói trên góp phần cung cấp dẫn liệu khoa học quan trọng về
giá trị dược liệu cũng như tiềm năng sử dụng làm cây cảnh của một số loài trong chi
Bướm bạc ở Việt Nam.


9
THẢO LUẬN TỪ NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUAN
Qua tổng quan về các vấn đề lịch sử nghiên cứu của các loài Bướm bạc trong
và ngoài nước, cho thấy:
Trên thế giới:
Đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm đến nghiên cứu chi Bướm bạc, hầu
hết các nghiên cứu trên thế giới tập trung vào nguyên tắc phân loại và đa dạng thành
phần các loài. Tùy theo cách tiếp cận mà các tác giả đã sắp xếp các loài Bướm bạc
thành các bậc phân loại khác nhau. Do vậy, hệ thống phân loại chi Bướm bạc đã có
sự thay đổi theo thời gian. Cũng thông qua vấn đề nghiên cứu, cho thấy hệ thống

phân loại của Schumann (1891) và Chen và cộng sự (2011) được xem là hệ thống
đầy đủ nhất với việc mô tả đặc điểm hình thái và khu phân bố, bên cạnh đó các tác
giả cũng đã sử dụng phương pháp so hình thái để sắp xếp các loài theo hệ thống, vì
vậy chúng tôi chọn các hệ thống này để áp dụng trong nghiên cứu phân loại các loài
Bướm bạc ở Lâm Đồng.
Ở Việt Nam:
Ngoài nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ và Trần Ngọc Ninh thì có rất ít các
nghiên cứu đề cập đến sự đa dạng về thành phần loài trong chi Bướm bạc. Từ
những nguồn tài liệu đã tham khảo được, cho thấy sự ghi nhận về thành phần loài ở
Lâm Đồng không có sự đồng nhất của các tác giả. Mặt khác, các nghiên cứu trước
đây chỉ ghi nhận sự có mặt của loài mà không đi sâu vào nghiên cứu thành phần
cũng như xác định khu phân bố của loài. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện là cần
thiết, có nghĩa lý luận cũng như thực tiễn và đây cũng là cơ sở giúp cho các nghiên cứu
tiếp theo về bảo tồn, phát triển các loài Bướm bạc. Đồng thời góp phần nâng cao giá trị
sử dụng của các loài này ở Lâm Đồng và vùng lân cận.


10

1.3. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Ở LÂM ĐỒNG
1.3.1. Vị trí địa lý
Lâm Đồng là tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên với diện tích tự nhiên 977.540
ha, diện tích vùng Tây Nguyên, chiếm khoảng 3,1% diện tích toàn quốc và 17,9%.
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông
suối lớn, có tọa độ địa lý từ 11°12’30” – 1226’00” vĩ độ Bắc và từ 107°15’00” –
108°45’00” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Đắk Lắk; Tây Bắc giáp Đắk Nông; Tây
Nam giáp Đồng Nai và Bình Phước; Đông Nam giáp Bình Thuận; Đông Bắc giáp
Ninh Thuận và Khánh Hòa [20].

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng

1.3.2. Đặc điểm địa hình
Đặc điểm chung của địa hình Lâm Đồng là cao nguyên tương đối phức tạp,
chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng
phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, độngthực vật và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Đặc điểm nổi bật của địa hình
tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ từ Bắc xuống Nam. Phía bắc của tỉnh là vùng
núi cao - vùng cao nguyên Langbiang với những đỉnh núi cao từ 1300 đến trên


11
2000m như Langbiang (2167m), Bi Đúp (2297m). Phía Đông và Tây có dạng địa
hình núi thấp có độ cao 500 – 1000m. Phía Đông Nam tỉnh có cao nguyên nhỏ Di
linh cao khoảng 1010m và khá bằng phẳng, là nơi đầu nguồn cùa sông La Ngà chảy
vào Đồng Nai. Phía Tây Nam có địa hình khá bằng phẳng với độ cao dưới 500m
gồm các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai [20].
1.3.3. Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến
thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên
cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 - 25°C, thời tiết
ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm.
Lượng mưa trung bình 1750 – 3150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 8587%, số giờ nắng trung bình cả năm 1890 – 2500 giờ.
1.3.3.1. Chế độ bức xạ và thời gian chiếu sáng
Lâm đồng nằm trong khu vực nội chí tuyến nên chế độ bức xạ dồi dào, rất thuận
lợi cho quang hợp thực vật nói chung và các loài Bướm bạc nói riêng. Chế độ bức xạ có
sự khác biệt giữa các tháng, thay đổi rõ nét theo mùa và phân hóa theo đai độ cao. Số giờ
nắng trung bình các tháng ở các đai độ cao được thể hiệ trong biểu đồ 1.1.

.
Biểu đồ 1.1: Biến trình năm của số giờ nắng trung bình tháng
(Nguồn số liệu:Niên giám thống kê Lâm Đồng 2014)



12
Đai I số giờ nắng trung bình năm là 7,4 giờ/ngày, số giờ nắng/ngày cực đại
vào tháng 3 (9,4 giờ/ngày), duy trì ổn định trong 2 tháng tiếp theo quanh ngưỡng
khoảng 7,4 -7,7 giờ/ngày rồi giảm dần và đạt cực tiểu vào tháng 7 (5,1 giờ/ngày)
tiếp tục tăng lại dần từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau.
Đai II số giờ nắng trung bình năm là 6,5 giờ/ngày, số giờ nắng/ngày cực đại
vào tháng 3 (8,2 giờ/ngày), đạt cực tiểu vào tháng 7 (4,8 giờ/ngày) và tăng lại dần từ
tháng 8 đến tháng 3 năm sau
Đai III số giờ nắng trung bình năm là 6,2 giờ/ngày, số giờ nắng/ngày cực đại
vào tháng 3 (9,1 giờ/ngày), đạt cực tiểu vào tháng 7 (3,6 giờ/ngày) và tăng lại dần từ
tháng 8 đến tháng 3 năm sau.
Kết quả phân tích biến trình năm của số giờ nắng cho thấy, càng lên cao số
giờ nắng trong năm có xu hướng giảm đi, ở đai II và đai III, tháng 7 có số giờ nắng
thấp nhất do nhiều mưa, mây, sương mù.
1.3.3.2. Nhiệt độ
Nằm ở vùng vĩ độ thấp, lượng bức xạ mặt trời dồi dào cộng với độ cao địa hình
lớn làm cho Lâm Đồng có một nền nhiệt độ trung bình và ổn định. Đặc biệt, nhiệt độ
có sự phân hóa rất lớn theo độ cao địa hình, càng lên cao tổng nhiệt và nhiệt độ trung
bình năm càng thấp. Biến trình năm của nhiệt độ thể hiện ở biểu đồ 1.2 và bảng 1.1
30°C
25
20
Đai I

15

Đai II
Đai III


10
5
0
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 Tháng

Biểu đồ 1.2: Biến trình năm của nhiệt độ theo các đai độ cao
(Nguồn số liệu:Niên giám thống kê Lâm Đồng 2014)



13
Bảng 1.1: Biến thiên nhiệt độ không khí (°C) trong năm theo các đai độ cao
Đai (độ
cao)

Trung bình

Cực tiểu

Cực đại

Biên độ dao
động

I

26,1

23,3 (tháng 1)

28,1 (tháng 5)

4,8

II

22,0


19,1 (tháng 1)

23,8 (tháng 5)

4,7

III

18,2

14,9 (tháng 1)

19,8 (tháng 5,6)

4,9

Kết quả phân tích cho thấy, ở tất cả các đai độ cao, nhiệt độ có xu hướng
tăng dần từ tháng 1 (tháng lạnh nhất trong năm) đến tháng 5 – tháng 6 (tháng nóng
nhất trong năm. Về mùa đông, nhiệt độ giảm thấp do chênh lệch khối khí lạnh, nhiệt
độ trung bình tháng 1 ở các đai đều thấp hơn so với các tháng trong năm. Mùa hè
nhiệt độ khá cao trung bình tháng 5 ở các đai đều cao. Nhiệt độ cao nhất ở các vùng
thấp nhất có thể lên trên 28°C.
1.3.3.3. Lượng mưa
Biến trình năm của lượng mưa theo các đai độ cao được thể hiện ở biểu đồ 1.3

Biểu đồ 1.3: Biến trình năm của lượng mưa theo các đai độ cao
(Nguồn số liệu:Niên giám thống kê Lâm Đồng 2014)
Như vậy, lượng mưa có sự biến thiên theo các đai độ cao khác nhau lượng
mưa trung bình năm tương đối lớn từ 1750 – 3150 mm, tập trung chủ yếu vào các
tháng mùa mưa (tháng 7,8), chiếm 80-90% lượng mưa của cả năm, trong khi lượng



14
mưa của mùa khô chỉ chiếm 10-20% năm. Phân bố không gian, thời gian, lượng
mưa cũng không đồng đều và có sự khác nhau giữa các vùng theo các đai độ cao
khác nhau. Với chế độ mưa trên, khu vực Lâm Đồng rất thuận lợi cho việc phát
triển những loại cây ưa ẩm. Sự phân hóa lượng mưa theo không gian và thời gian
tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái ở khu vực Lâm Đồng.
1.3.3.4. Ẩm độ
Độ ẩm tương đối ở khu vực Lâm Đồng trung bình các tháng trong năm khá
cao và ổn định từ 80 -85%, cao nhất 91%, thấp nhất 72%. Mức chênh lệch giữa mùa
hè và mùa đông từ 15 – 20%. Biến trình năm của độ ẩm theo các đai độ cao được
thể hiện ở biểu đồ 1.4 và bảng 1.2.

Biểu đồ 1.4: Biến trình năm của độ ẩm tương đối (%) trung bình các tháng
(Nguồn số liệu:Niên giám thống kê Lâm Đồng 2014)
Bảng 1.2: Biến thiên độ ẩm không khí (%) trong năm theo các đai độ cao
Đai độ cao

Trung bình

Cực tiểu

Cực đại

Biên độ dao động

I

80


69 (tháng 2)

86 (tháng 6,7)

17

II

82

71 (tháng 3)

90 (tháng 7)

19

III

85

73 (tháng 3)

91 (tháng 7)

18


15
Độ ẩm tương đối trung bình/ năm đạt 80 – 85%, trong mùa mưa đạt 90%,

trong mùa khô 75%. Nhìn chung độ ẩm trung bình ở Lâm Đồng thường cao hơn
70%, càng lên cao độ ẩm không khí càng tăng. Ở đai độ cao III, từ tháng 4 cho đến
tháng 12, độ ẩm đều trên 80%..
Như vậy các nhân tố khí hậu ở khu vực Lâm Đồng có sự thay đổi rõ nét theo
độ cao.
1.3.4. Thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên của Lâm Đồng là 977.540 ha trong đó đất có độ
dốc trên 200 chiếm trên khoảng 70%. Lâm Đồng có 8 nhóm đất, bao gồm 45 loại
đất, trong đó quan trọng nhất là đất bazan có diện tích 212,3 nghìn ha, tập trung trên
cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh địa hình khá bằng phẳng, đất màu mỡ, thích hợp để
phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày.
Do kiến tạo của vỏ quả đất và chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình khí hậu,
hệ thực vật, đã tạo ra lớp phủ thổ nhưỡng ở Lâm Đồng với nhiều loại đất khác nhau
và có quy luật phân bố theo đai cao rõ rệt. có 4 loại chủ yếu sau:
Đất phù sa Đệ Tứ:
Có diện tích 54.090 ha chiếm 5,53% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo các
sông Đồng Nai (Vùng Cát Tiên, Đạ Huoai), sông Đạ Dâng (Vùng Lâm Hà – Di
Linh – Đức Trọng), sông Đa Nhim (Ở Đơn Dương – Đức Trọng) và nhiều sông,
suối nhỏ khác. Hình thành chủ yếu do bồi tụ, lắng đọng. Đất phù sa thường có tầng
dày, thành phần cơ giới của tầng đất mặt là cát pha thịt nhẹ hoặc trung bình, đất có
độ phì nhiêu trung bình, lượng mùn 3 - 4%, pH = 4,5 – 5, xu hướng Feralit hóa.
Đất Feralit đỏ vàng:
Phân bố ở độ cao dưới 1000m, ở một số nơi có thể gặp ở độ cao 1500m. Có
639.730 ha chiếm 65,55% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở Di Linh
(200.000ha), Đức Trọng, Đơn Dương, Bảo Lộc…Đây là vành đai đất điển hình,
phát sinh, phát triển trên nhiều loài đá mẹ (Đá phiến, đá cát, bazan) nhưng chủ yếu
trên đất bazan. Đây là loại đất có tầng đất dày trên 100cm, lượng mùn 5-6%, pH =
5, thường có màu đỏ nâu, đỏ vàng, vàng đỏ điển hình.



16
Đất mùn vàng đỏ trên núi
Phân bố trên dãy núi ở vùng Đà Lạt, Lạc Dương, ở độ cao trên 1200. Có diện
tích 287.860 ha chiếm 29,47%. Hình thành tại chỗ trên các loại đất mẹ khác nhau
nhưng do điều kiện khí hậu và lớp phủ thổ nhưỡng mà quá trình hình thành, tích lũy
mùn diễn ra mạnh hơn nên có tầng mặt tơi xốp và độ phì nhiêu cao, lượng mùn từ 5
– 8%, pH = 4,5 – 5, kết cấu sét và cát, xu hướng feralit hóa.
Đất mùn Alit trên núi cao
Phân bố ở độ cao trên 2000m, gặp chủ yếu ở đỉnh núi Langbian, Bidoup –
Núi Bà có 2350 ha chiếm 0,24%. Trên loại đất này, quá trình tích lũy và hình thành
mùn diễn ra mạnh và chủ yếu, lượng mùn 3 – 5%. Quá trình phong hóa feralit
ngừng hẳn, tầng đất mỏng 40 – 50 cm lẫn nhiều đá mẹ, tầng trên mặt đất là một lớp
mùn thô, xác thực vật hoặc dạng than bùn trên núi cao.
Đất mùn trên núi cao không có ý nghĩa nhiều trong sản xuất nhưng là vành
đai bảo tồn các khu rừng lá kim, rừng thường xanh khá tốt và là nơi xuất phát của
nhiều con sông, dòng suối… cung cấp nước cho vành đai thấp hơn.
Ngoài ra còn một số loại đất khác: Đất đen, đất đầm lầy và than bùn, đất
thung lũng … chiếm một tỉ lệ không đáng kể, phân bố không tập trung.
Các yếu tố khí hậu, thảm thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình
phong hóa, mùn hóa để tạo nên nhiều loại đất khác nhau nhưng yếu tố con người
cũng tác động không nhỏ đến sự thay đổi cấu trúc các loại đất, thảm thực vật, hệ
sinh thái ở Lâm Đồng.
1.3.5. Thảm thực vật
Các loại rừng ở Lâm Đồng bị tác động mạnh mẽ của địa hình đồi núi nên
phân hóa thành các đai khác nhau từ thấp đến cao. Điều kiện thổ nhưỡng, khí
hậu riêng biệt đã làm cho thảm thực vật ở Lâm Đồng có nhiều kiểu, dạng khác
nhau và là nơi có tính sinh học cao về động vật, thực vật, các loại cây gỗ quý,
dược liệu các loại …



×