Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thử nghiệm một số loại thức ăn sản xuất trong nước có hàm lượng HUFA khác nhau lên đối tượng cá hồi vân oncorhynchus mykiss thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.11 MB, 74 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGƠ CHÍ PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THỨC
ĂN SẢN XUẤT TRONG NƯỚC CÓ HÀM LƯỢNG
HUFA KHÁC NHAU LÊN ðỐI TƯỢNG CÁ HỒI VÂN
(Oncorhynchus mykiss) THƯƠNG PHẨM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: nuôi trồng thủy sản
Mã số
: 60.62.70
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quốc Long

HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2008

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này ñã ñược cám ơn đầy đủ và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả


Ngơ Chí Phương

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường ðại
học Nơng nghiệp Hà Nội, Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu ni trồng thủy sản
I, phịng ðào tạo- Viện nghiên cứu ni trồng thuỷ sản I ñã ủng hộ giúp ñỡ và
tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành tốt khố học này.
ðặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS
Phạm Quốc Long, người thầy ñầy tâm huyết đã cho tơi những định hướng,
truyền đạt cho tơi những kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm quý báu trong
suốt q trình thực hiện luận văn khoa học này.
Tơi cũng xin cảm ơn sâu sắc tới TS Lê Thanh Lựu, KS Nguyễn Tiến
Thành, TS ðinh Văn Trung- Chủ nhiệm ñề tài “nuôi thương phẩm cá Hồi vân
và cá Tầm” những người đã cho tơi những lời khun, những định hướng,
những chỉ dẫn q báu để tơi thực hiện tốt luận văn khoa học này.
Tôi xin cám ơn cán bộ, nhân viên đề tài Ứng dụng cơng nghệ ni
thương phẩm cá Hồi và cá Tầm, tập thể cán bộ phòng Hoá sinh- biển, Viện
Hoá học các hợp chất thiên nhiên, tập thể cán bộ công nhân viên Trung tâm
nghiên cứu thủy sản nước lạnh SaPa- Lào Cai, phòng Sinh học thực nghiệmthuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể
tôi thực hiện luận văn này.
Lời cảm ơn chân thành tới người thân, bạn bè, đồng nghiệp những
người đã ln giúp đỡ, cổ vũ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện luận văn này.
Bắc Ninh, tháng 11 năm 2008
Tác giả
Ngơ Chí Phương


Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam ñoan …………………………………………………………….. i
Lời cảm ơn ……………………………………………………………….. ii
Mục lục ………………………………………………………………… iii
Danh mục các từ viết tắt …………………………………………………. v
Danh mục các bảng ………………………………………………………. vi
Danh mục các hình ……………………………………………………….. vii
CHƯƠNG 1. ðẶT VẤN ðỀ …………………………………………….. 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………. 3
2.1. Tổng quan về cá Hồi ………………………………………………… 3
2.1.1. ðặc ñiểm sinh học …………………………………………………. 3
2.1.1.1. Phân loại …………………………………………………………. 3
2.1.1.2. Hình thái và phân bố …………………………………………….. 3
2.1.1.3. Dinh dưỡng ……………………………………………………… 4
2.1.1.4. Sinh trưởng ………………………………………………………. 5
2.1.2. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng ñến ñời sống của cá Hồi vân . 5
2.1.2.1. Nhiệt độ ………………………………………………………….. 5
2.1.2.2. Hàm lượng ơxy hồ tan ………………………………………….. 6
2.1.2.3. ðộ pH …………………………………………………………..... 8
2.1.2.4. ðộ muối …………………………………………………………. 8
2.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng ……………………………………………….. 9
2.1.3.1. Nhu cầu năng lượng ....................................................................... 9
2.1.3.2. Nhu cầu prôtêin .............................................................................. 11
2.1.3.3. Nhu cầu lipít và axít béo ................................................................ 13
2.1.3.4. Nhu cầu vitamin ............................................................................. 16
2.1.3.5. Nhu cầu khống ............................................................................. 17

2.1.4. Hiện trạng ni thương phẩm cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss)
trên thế giới và ở Việt Nam ………………………………………………. 18
2.1.4.1. Trên thế giới ................................................................................... 18
2.1.4.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 21
2.2. Tổng quan về HUFA ............................................................................ 23
2.2.1. Khái niệm PUFA và HUFA .............................................................. 23
2.2.2. Khái niệm HUFA ω3 ........................................................................ 23
2.2.3. Khái niệm HUFA ω6 ........................................................................ 24
2.2.4. Vai trị HUFA đối với cơ thể sống .................................................... 24
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 28
3.1. Thời gian và ñịa ñiểm .......................................................................... 28
3.2. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................. 28
3.2.1. Thức ăn ............................................................................................. 28
3.2.2. Cá Hồi vân ........................................................................................ 30
3.2.3. Trang thiết bị dụng cụ khác .............................................................. 30
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................. 30
3.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu trong nghiên cứu .......................... 32
3.5. Phân tích thống kê ................................................................................ 33
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 34
4.1. Biến động các yếu tố mơi trường trong q trình thí nghiệm .............. 34
4.1.1. Nhiệt độ nước .................................................................................... 34
4.1.2. Hàm lượng ơxy hồ tan ..................................................................... 35
4.2. Ảnh hưởng thức ăn ñến tốc ñộ tăng trưởng, năng suất và tỷ lệ sống
của cá Hồi vân thí nghiệm .......................................................................... 36
4.2.1. Tốc ñộ tăng trưởng trung bình .......................................................... 36
4.2.2 Tăng trưởng bình quân cá thể (g/ con/ ngày) ..................................... 38
4.2.3. Năng suất cá nuôi .............................................................................. 39

4.2.4. Tỷ lệ sống .......................................................................................... 40
4.3. ðánh giá hiệu quả thức ăn .................................................................... 41
4.3.1. So sánh hệ số thức ăn ……………………………………………… 41
4.3.2. So sánh chi phí thức ăn ……………………………………………. 42
4.4. Bước ñầu ñánh giá chất lượng sản phẩm sau thu hoạch …………….. 44
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT ................................................. 47
5.1. Kết luận ................................................................................................ 47
5.2. ðề xuất ................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 48
Phụ lục ........................................................................................................ 53

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.

ANOVA

Phân tích phương sai

2.

Ctv

Cộng tác viên

3.

FCR


Hệ số thức ăn

4.

KK

Khơng khí

5.

Max

Giá trị lớn nhất

6.

Min

Giá trị nhỏ nhất

7.

Nt

Như trên

8.

PUFA


Polyunsaturated fatty acid

9.

HUFA

High Unsaturated fatty acid

10.

SE

Sai số chuẩn

11.

STD

ðộ lệch chuẩn

12.

TA

Thức ăn

13.

TB


Trung bình

14.

TNHH

Tránh nhiệm hữu hạn

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


DANH MC BNG BIU
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.


Tờn bng

S trang

Bảng 2-1: Nhu cầu axít béo không no của một số loài trong họ
cá Hồi
Bng 2-2: Những nghiên cứu về nhu cầu của một số vitamin
của cá Hồi vân
Bảng 2-4: Những nghiên cứu về nhu cầu một số chất khoáng
của cá Hồi vân
Bảng 2-5: Sản lượng cá Hồi các loại (FAO (2001) [26])
Bảng 2-6: Những nước có sản lượng Hồi vân lớn trên thế giới
(FAO, 2001 [26])
Bảng 3-1: Công thức thức ăn thí nghiệm nuôi cá Hồi vân
Bng 3-2: Ch s dinh dng trong thc ăn thí nghiệm
Bảng 3-3: Hàm lượng, tỷ lệ các axít béo họ ω3, ω6 trong chế
phẩm PUFA
Bảng 3-4: Lượng thức ăn cho cá Hồi vân tính theo % trọng
lượng thân/ ngày
Bảng 4-5: Tính tốn chí phí thức ăn cho 1kg cá tăng trọng
Bảng 4-1: Khối lượng bình quân cá Hồi vân qua các lần kiểm
tra
Bảng 4-2: tăng trưởng bình quân ngày qua các lần kiểm tra
Bảng 4-3: Hệ số thức ăn của các loại thức ăn thí nghiệm
Bảng 4-5: Hàm lượng HUFA ω3 và ω6 trong gan, mắt và cơ
cá khi đưa vào thí nghiệm
Bảng 4-6: Hàm lượng HUFA ω3 và ω6 trong gan, mắt và cơ
cá khi thu hoạch

15

16
17
19
19
29
30
30
32
33
38
39
42
45
46

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi


DANH MỤC HÌNH
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.


Tên hình

Số trang

Hình 2-1: Cá hồi vân Oncorhynchus mykiss
Hình 2-2: Con đường chuyển hóa năng lượng trong cơ thể cá
Hình 3-1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Hình 4-1: ðồ thị biến động nhiệt độ khơng khí, nhiệt độ nước
cấp, nhiệt độ nước bể thí nghiệm qua các tuần thí nghiệm
Hình 4-2: ðồ thị biến động hàm lượng ơxy nguồn nước cấp
và ở các bể ni trong q trình thí nghiệm
Hình 4-3: ðồ thị tốc độ tăng trưởng bình quân của cá Hồi vân
giữa các nghiệm thức trong quá trình thì nghiệm
Hình 4-4: ðồ thị tốc độ tăng trưởng bình quân ngày qua các
lần kiểm tra
Hình 4-5: ðồ thị năng suất cá ni của các loại thức ăn thí
nghiệm
Hình 4-6: ðồ thị tỷ lệ sống của các lô cá thí nghiệm
Hình 4-7: ðồ thị biểu diễn chi phí thức ăn giữa các lơ thí
nghiệm

4
9
31
35
37
38
39
40

41
42

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


CHƯƠNG 1. ðẶT VẤN ðỀ
Trong chiến lược phát triển nghề ni trồng thủy sản, việc di nhập và
thuần hóa các đối tượng giống ni mới góp phần vào việc đa dạng hố cơ
cấu đối tượng thủy sản ni và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất. Một trong
số các ñối tượng nuôi ñược di nhập vào Việt Nam và đang được ni có hiệu
quả là cá Hồi vân. Trong chương trình hỗ trợ của Chính phủ Phần Lan, Viện
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I là cơ quan chủ trì tiếp nhận dự án “Nhập
cơng nghệ sản xuất giống nhân tạo cá Hồi vân”. Sau những thành công liên
tiếp, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I tiếp tục triển khai dự án “Nghiên
cứu ứng dụng công nghệ nuôi thương phẩm cá Hồi vân và cá Tầm”. Kết quả
sơ bộ của chương trình đã khẳng định cá Hồi vân sinh trưởng tốt trong các
thủy vực nước lạnh ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam.
Trên thế giới, cá Hồi vân được ni rất phổ biến trong hệ thống mương
xây, bể xi măng, bể composite và ao nước chảy. Ở châu Mỹ và châu Âu sản
lượng cá Hồi vân năm 1999 là 481.654tấn (FAO, 2001 [26]). Nhiều nước ở
Châu Á như Ấn ðộ, Nê Pan, ðài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan
trong những năm gần ñây cũng ñã phát triển nghề nuôi cá Hồi vân trong các
hệ thống nuôi tương tự [47], [48], [52].
Tại Việt Nam, cá Hồi vân được đưa vào ni ở một số tỉnh có khí hậu
thuận lợi cho phát triển đối tượng ni này như: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu và
Lâm ðồng. Hiện nay chúng ta đã chứng minh khả năng thích nghi của đối
tượng này trong điều kiện khí hậu của các tỉnh nói trên. Trong những năm đầu
ni thử nghiệm, chúng ta chủ yếu sử dụng thức ăn nhập khẩu từ Phần Lan có
chỉ số dinh dưỡng: 38- 52% prơtêin, 15,5- 26,8% lipít, hệ số chuyển đổi thức

ăn xấp xỉ 1. Mặc dù có hiệu quả kinh tế nhưng chúng ta vẫn phụ thuộc vào
con giống và thức ăn nhập khẩu từ nước ngồi. Thêm vào đó, giá thành thức
ăn nhập ngoại cao và thiếu chủ động trong ni cá. Vì vậy, việc nghiên cứu và

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


chủ động sản xuất thức ăn trong nước có ý nghĩa trong việc giới thiệu đối
tượng ni mới tại Việt Nam.
ðể chủ ñộng trong việc sản xuất thức ăn trong nước nâng cao chất
lượng thức ăn là cơ sở luận chứng ñể tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu thử
nghiệm một số loại thức ăn sản xuất trong nước có hàm lượng HUFA
khác nhau lên ñối tượng cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) thương
phẩm”.
Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu chung:
Góp phần vào nâng cao chất lượng thức ăn sản xuất trong nước giúp
cho việc phát triển nghề nuôi cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- ðánh giá ảnh hưởng của thức ăn sản xuất trong nước ñến: tốc ñộ sinh
trưởng, tỷ lệ sống, năng suất, hệ số chuyển ñổi thức ăn của cá Hồi vân.
- Sơ bộ ñánh giá ảnh hưởng của axít béo khơng no (HUFA) tới sinh
trưởng của cá Hồi vân.
- ðánh giá hiệu quả kinh tế của thức ăn sản xuất trong nước.
Nội dung ñề tài
1) Phân tích và đánh giá hàm lượng dinh dưỡng thức ăn nhập ngoại làm
cơ sở cho việc sản xuất thức ăn trong nước.
2) Xây dựng công thức thức ăn và sản xuất thức ăn cũng như ñánh giá
chất lượng các loại thức ăn.
3) ðánh giá sơ bộ ảnh hưởng của việc sử dụng HUFA trong sản xuất

thức ăn nuôi cá Hồi vân giai đoạn ni thương phẩm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về cá Hồi vân
2.1.1. ðặc ñiểm sinh học
2.1.1.1 Phân loại
Bộ: Salmoniformes
Họ: Salmonidae
Giống: Oncorhynchus
Loài: O. mykiss
Cá Hồi vân là một trong 70 loài thuộc họ cá Hồi Salmonidae, ñầu tiên
cá Hồi vân ñược Walbalm phân loại với tên gọi là Salmo mykiss, sau ñó ñược
Richardson phân loại lại với tên khoa học là Salmo gairdneri, nhưng từ năm
1989 cá Hồi vân ñược phân loại lại với tên khoa học là Oncorhynchus mykiss,
có tên tiếng Anh là Rainbow trout. [19], [13]
2.1.1.2. Hình thái và phân bố
Cá Hồi vân phân bố tự nhiên ở vùng biển Thái Bình Dương thuộc khu
vực Bắc Mỹ, từ Mêxicơ ñến Alaska, trước ñây chúng phân bố rộng rãi trong
các hồ, suối và sông nước ngọt. Hiện nay, cá Hồi vân được coi như lồi các
thương mại dùng để câu các giải trí [36]. Cho, C. Young và Colin Cowey,
(1991) cho rằng thì cá Hồi vân phân bố tự nhiên ở các thủy vực nước lạnh
thuộc khu vực từ châu Phi cho tới bắc dãy Atlas, tây bắc Mêxicô và ðài Loan
[13].
Cá Hồi vân có hình dáng thn, thon dài với 60- 66 ñốt sống, 3- 4 gai
sống lưng, 10-12 tia vây lưng, 8-12 tia vây hậu môn và 19 tia vây đi. Trong
các vây có chứa lớp mơ mỡ, mép vây thường có màu đen [36].
Màu sắc và hình dáng bên ngồi của cá tùy thuộc vào mơi trường sống,

tuổi, giới tính và mức độ thành thục. Thơng thường lưng cá có màu xanh như
màu quả ơ liu, với các dải nhiều màu sắc như đỏ, tím, xanh dương và xanh lá

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


cây chạy dọc thân. Ở cá trưởng thành trên thân có một dải màu hồng chạy dọc
theo đường bên, dải này càng ñậm ở thời kỳ cá sinh sản và bụng có màu trắng
bạc. Trên lưng, lườn, đầu và vây có các chấm màu đen hình cánh sao [23],
[36].

Hình 2-1: Cá hồi vân Oncorhynchus mykiss (ảnh chụp 11/2007)
2.1.1.3. Dinh dưỡng
Cá hồi vân là lồi cá ăn động vật và có thể gây ảnh hưởng đến các lồi
thủy sản khác trong thủy vực. Giai ñoạn cá con chúng ăn sinh vật phù, khi
trưởng thành chuyển sang ăn các lồi cơn trùng, giáp xác và cả cá con [13];
[19]. Năm 1924, Embody và Gordon ñã tiến hành nghiên cứu ñầu tiên về thức
ăn tự nhiên của cá hồi vân, kết quả cho thấy trong thức ăn tự nhiên của cá hồi
vân có hàm lượng protein, mỡ và các khoáng chất lần lượt là 45%, 16-17% và
12% [19].
Sau khi nở, cá bột sử dụng nỗn hồng để làm thức ăn. Khi túi nỗn
hồng gần hết chúng bắt đầu tìm kiếm thức ăn trong tầng nước mặt. Vì cá Hồi
vân bột có kích cỡ khá lớn cho nên có thể sử dụng thức ăn cơng nghiệp để

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


ương cá giai ñoạn ñầu [19].
2.1.1.4. Sinh trưởng
Khả năng sinh trưởng của cá hồi vân tùy thuộc vào nhiệt ñộ, dinh

dưỡng và yếu tố di truyền. Nhìn chung cá hồi vân có tốc độ sinh trưởng
nhanh, trong điều kiện mơi trường sống giàu thức ăn tự nhiên cá có thể ñạt
100g trở lên trong năm ñầu, 250-300g sau 2 năm và sau 3 năm ñạt 40- 45cm
[23]. Theo Bromage Niall và ctv thì trong điều kiện ni, tính từ trứng có
điểm mắt đến khi đạt 10- 20 tháng ni cá có thể đạt khối lượng bình qn
200 g/con [10].
Sống tự nhiên ở hồ Kooteney-British Cơlơmbia cá đạt kích thước lớn
nhất là 23kg ở 5-6 tuổi. Tuy nhiên, trong các suối cá chỉ ñạt khối lượng 100g
sau 1 năm tuổi và 300-450g sau 3 năm tuổi [19]. Cá Hồi vân có thể sống 1012 năm và đạt kích thước đến 20kg [36].
2.1.2. Một số yếu tố mơi trường ảnh hưởng đến ñời sống của cá hồi vân
2.1.2.1. Nhiệt ñộ nước
Cá Hồi vân là loài cá rộng nhiệt, nhiều tác giả nghiên cứu ngưỡng nhiệt
ñộ của cá cho những kết quả khác nhau: 1- 20oC [13], 0,6- 25,6oC [14], 028oC [19], tùy thuộc vào nguồn gốc, dịng cá và biên độ nhiệt độ. Nhiệt độ
thích hợp nhất cho hầu hết các lồi cá Hồi sinh trưởng là 15- 17oC. Cá Hồi
vân sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở biên ñộ nhiệt từ 10- 15,6oC [14], 15oC
[13]; [38], [32], 16,5- 17,2oC [15], 10- 15oC [35] ở nhiệt ñộ này tốc ñộ trao
ñổi chất của cá là tối ưu, tức là cho hệ số chuyển ñổi thức ăn là tốt nhất. Cá
Hồi vân bắt mồi tốt nhất ở nhiệt ñộ 15oC, bỏ ăn khi nhiệt ñộ lên quá 20oC.
Theo Pike, I.H và ctv (1990) [32] khuyến cáo nên dừng cho cá ăn khi nhiệt ñộ
nước ở trên mức 22oC. Nhiệt ñộ trên 21oC là ñiều cần tránh với cá Hồi vân
ñặc biệt là khi hàm lượng ơxy hồ tan giảm [35].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


Tuy nhiên, theo Hardy & ctv, 2000 [19] cá hồi vân có thể sinh trưởng
khi nhiệt độ nước lên tới 25oC trong điều kiện có đủ ơxy và ở mức nhiệt ñộ
thấp nhất là 3,3oC (Hinshaw Jeffrey, 1999 [20]). Nhiệt ñộ nước trong các trại
nuôi cá hồi vân nên duy trì trong khoảng 12- 20oC, khơng nên vượt q 2123oC trong một thời gian dài [35]. Cá chết nhiều khi nhiệt ñộ ở mức ≥ 24oC
[23], 25-27oC [35]. Khả năng sử dụng thức ăn và tốc ñộ sinh trưởng của cá sẽ

giảm dần rồi ngừng hẳn khi nhiệt ñộ nước ở mức trên 20oC, ñây là ngưỡng
cao nhất ñể cá hồi vân có thể sống trong một thời gian dài [38].
Nhiệt độ khơng những ảnh hưởng đến q trình trao ñổi chất của cá mà
còn ảnh hưởng ñến nhu cầu sử dụng thức ăn và hoạt ñộng của hệ tiêu hóa. ðối
với cá nước ấm cần nhiều thức ăn hơn so với cá nước lạnh. Ở nhiệt ñộ 3,3oC
hoặc thấp hơn, tần số bắt mồi của cá hồi vân bị giảm và khả năng tiêu hóa rất
chậm, vì vậy trong ñiều kiện nhiệt ñộ giảm thấp khẩu phần ăn chỉ nên duy trì
ở mức dao động từ 0,5-1,8% khối lượng cơ thể/ngày tùy thuộc vào cỡ cá, nếu
cho ăn nhiều thì cá cũng khơng có khả năng tiêu hóa và thức ăn sẽ bị thải ra
ngồi. Khi nhiệt độ nước trên 20oC thì khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của
cá hồi vân giảm và thức ăn khơng được tiêu hóa một cách triệt để [23]. Nên
giảm khẩu phần ăn khi nhiệt ñộ nước cao ñể tránh thức ăn bị thải ra ngồi và
đảm bảo duy trì chất lượng nước tốt. Tác giả cịn cho biết nhiệt độ dao động
trong khoảng 12,7- 18,3oC là tối ưu ñể cho cá Hồi vân sinh trưởng và trong
khoảng nhiệt độ ấy có thể cho cá ăn ở khẩu phần tối ña (1,5- 6% khối lượng
cơ thể, tùy theo cỡ cá).
Biên ñộ dao ñộng nhiệt độ trong ngày nên duy trì trong khoảng từ 23oC ñể tránh gây sốc cho cá [26].
2.1.2.2. Hàm lượng ôxy hòa tan
Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng lớn ñến sự sống,
phân bố và sức khỏe của cá nói chung và cá Hồi vân nói riêng là hàm lượng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


ôxy hòa tan trong nước.
Hàm lượng ôxy hòa tan cho sinh trưởng tối ưu của các loài cá nước
lạnh là 7 mg/l, trong khi nuôi cá nước ấm chỉ cần 5 mg/l. ðối với cá Hồi vân
nuôi trong bể, ôxy hịa tan là yếu tố mơi trường quan trọng quyết định năng
suất cá ni [39]. Hàm lượng ơxy hịa tan thích hợp cho cá Hồi vân sinh
trưởng và phát triển dao ñộng trong khoảng 5- 10 mg/l, lý tưởng nhất ở mức

7mg/l trở lên [48]. Theo Theo Stevenson, J. P., (1980) [38Error! Reference
source not found.] và Colt và ctv (2001) [15] ngưỡng ôxy thấp nhất của cá
hồi vân ở mức 6 mg/l và trong các bể ni khơng nên để hàm lượng ơxy hịa
tan ở mức thấp hơn 5 mg/l [13]. Hàm lượng ơxy hịa tan ở mức 1,5-2 mg/l thì
cá Hồi vân trưởng thành có thể chịu được trong một thời gian ngắn và cũng
ñây là ngưỡng gây chết ñối với cá trưởng thành, ñối với cá giống ngưỡng gây
chết khoảng 3 mg/l [48]. Theo Liao, (1971) [26] thì cần có 200- 300g ơxy hồ
tan cho mỗi kg thức ăn cung cấp và nếu ơxy ở mức 3mg/l thì cần phải bổ sung
bằng sục khí. Nhu cầu ơxy của cá có thể tăng lên sau 20 phút hoặc vài giờ,
nhất là sau khi ăn việc này dẫn tới hiện tượng giảm ôxy huyết, stress ở cá cần
phải giảm lượng thức ăn Prtit, (1990) [26].
Hàm lượng ơxy hịa tan có ảnh hưởng rất lớn ñến sức sống và khả năng
kháng bệnh của cá của cá. Hàm lượng ơxy hịa tan cao sẽ giảm tỷ lệ chết của
cá do ký sinh trùng gây ra [31].
Khi nhiệt ñộ nước tăng lên, hàm lượng ơxy hịa tan cũng như khả năng
hịa tan của ôxy từ không khí vào môi trường nước bị giảm xuống, đây chính
là ngun nhân dẫn đến cá bị stress trong những tháng mùa hè. Do vậy, hàm
lượng ơxy hịa tan là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong việc
chọn thủy vực để ni cá hồi. Cá hồi vân thường được ni trong các thủy
vực tự nhiên và trong các hệ thống nước chảy. Có một tương quan giữa hàm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


lượng ơxy hồ tan với nhiệt độ nước và độ cao, khi độ cao tăng 300m làm khả
năng hồ tan ôxy giảm 0,5mg/l. [38]
2.1.2.3. ðộ pH
Nguồn nước chảy là yếu tố ñầu tiên quyết ñịnh tới sự biến ñộng pH
trong hệ thống ni, đối với cá Hồi vân pH tốt nhất là trung tính hơi kiềm
khoảng 7- 8, nguồn nước có tính axít pH< 7 khơng thể tiến hành ni cá [38].

pH tốt nhất cho cá Hồi vân sinh trưởng và phát triển là 7- 7,5 [35], 6,7-8,5
[26] và 6,7-8 [13], trong q trình ni chú ý khơng lấy nước tầng mặt sau
trận mưa lớn [26].
Từ nghiên cứu gần ñây [26] cho thấy cá hồi vân có thể thích nghi ñược
với ñiều kiện pH thấp. Cá hương, cá giống và cá trưởng thành có thể sống khi
pH ở mức dưới 5. Tuy nhiên, ở mức pH thấp thì sẽ khơng tốt cho sự phát triển
của phôi và cá bột. Với mức pH 4,5- 5,5 tỷ lệ nở của trứng giảm và pH ở mức
≤ 4,3 phôi cũng như cá bột sẽ bị chết. Khi pH > 9 thì cá hồi có thể chết, đặc
biệt là ở giai đoạn phơi phát triển và cá bột.
2.1.2.5. ðộ muối
Cá hồi vân là loài cá có khả năng thích nghi với mơi trường nước mặn,
chúng thường sống trong nước ngọt, nhưng có thể sống ở mơi trường nước
biển có độ muối đến 35‰ [45]. Chúng có khả năng thích nghi tốt với những
thay đổi nhanh về độ muối và di cư nhanh chóng từ nước ngọt ra đại dương
trong hệ thống ni thương phẩm. Finstad và ctv, (1998) [31] cho biết, cá hồi
vân cỡ 40-120 g/con di cư từ nước ngọt ra nước mặn có độ muối 26‰ mà
khơng thấy một dấu hiệu nào là cá bị stress. Thậm trí là ngược lại trong thực
tế cá sống trong môi trường nước ngọt khi bị stress có thể dùng muối bổ sung
trong nước để giảm stress [1].
Sức chịu ñựng của cá hồi vân ñối với sự tăng độ muối phụ thuộc vào cỡ
cá. Chúng có thể sinh trưởng trong nước lợ với ñộ muối thấp trong suốt năm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


ñầu tiên nhưng chúng chỉ chịu ñược ñộ muối 25-30‰ khi chiều dài cơ thể ñạt
15-20cm. Cá Hồi vân cỡ 90g được ni trong nước có độ muối 20‰, cá sinh
trưởng tốt và sự sinh trưởng của cá sẽ giảm, hệ số thức ăn (FCR) sẽ tăng khi
tăng ñộ muối (Steffens, W., (1989) [37]).
Ở ñộ muối 0‰ và 8‰ sự sai khác về tốc độ sinh trưởng của cá khơng

rõ rệt nhưng khi ñộ muối lên ñến trên 20‰ sự sinh trưởng bị chậm lại một
cách ñáng kể. Ảnh hưởng của ñộ muối ñến sinh trưởng của cá hồi vân phụ
thuộc vào thời gian trong năm và nhiệt ñộ. Ở nhiệt ñộ trên 12oC và với ñộ
muối 20‰ sẽ ức chế sự sinh trưởng của cá hồi vân nhưng ở nhiệt ñộ thấp hơn
chúng sinh trưởng tốt hơn trong nước ngọt [37].
2.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cá Hồi vân
2.1.3.1. Nhu cầu năng lượng:
Năng lượng lấy vào
(100%)
Bài tiết qua phân (25%)
Năng lượng tiêu hóa
(75%)
Bài tiết qua nước tiểu và
mang (8%)
Năng lượng trao đổi
chất (67%)

Năng lượng tích lũy
(34%)

- Trao đổi chất cơ sở(15%)
- Hoạt động (8%)
- Tỏa nhiệt (10%)

Hình2-2:Con đường chuyển hóa năng lượng trong cơ thể cá (Smith, 1989 [5])
Với ñộng vật thủy sản, 1/3 năng lượng mất ñi do q trình bài tiết
(trong phân, những phần khơng tiêu hóa ñược, nước tiểu và bài tiết qua
mang), 1/3 năng lượng dùng cho các hoạt ñộng của cơ thể và 1/3 cịn lại dành
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9



cho sự sinh trưởng. Các giá trị này thay ñổi tùy thuộc mức độ cho ăn và khả
năng tiêu hóa thức ăn của cá (Smith, (1989) [3], [5]). Như vậy, năng lượng
trao đổi chất cơ sở càng thấp thì năng lượng tích lũy cho sinh trưởng càng
cao. ðối với năng lượng tỏa nhiệt gồm: trao ñổi chất cơ sở (duy trì các hoạt
động của động vật thủy sản), duy trì cho sự vận ñộng, phản ứng tổng hợp hay
phân giải, lột xác… đo đó chi phí năng lượng cho q trình này khác nhau tùy
theo lồi. Trong một phạm vi nào đó, để hạn chế mất năng lượng nên đảm bảo
điều kiện mơi trường thích hợp và hạn chế stress hoặc những hoạt ñộng quá
mạnh ñối với cá.
Barrow và ctv, (2001) cho biết cá thường sử dụng 70% năng lượng ñể
duy trì hoạt ñộng và 30% năng lượng cho sinh trưởng [9]. ðối với cá Hồi vân,
nhu cầu năng lượng duy trì hoạt động chiếm khoảng 17 – 24% so với tổng
nhu cầu năng lượng hàng ngày của nó [37] và cá con địi hỏi năng lượng trong
khẩu phần ăn cao hơn so với cá lớn [20]. Theo Cho. C. Y, (1982) [11] cá Hồi
vân giai ñoạn trưởng thành ở ñiều kiện 15oC cần 5- 15% năng lượng lấy vào
(IE) cho q trình bài tiết, tương ứng ở giai đoạn cá con là 20- 30% (IE).
Các thí nghiệm với các mức lipít và prơtêin tiêu hố khác nhau. Kết
quả là khi tăng hàm lượng lipít, năng lượng tiêu hố và prơtêin tiêu hố thì tốc
độ tăng trưởng của cá cũng tăng [8]. Tác giả cũng cho rằng có thể tiết kiệm
prơtêin bằng cách giảm hàm lượng prơtêin tiêu hố và sử dụng hàm lượng
lipít cao trong thức ăn. Khoảng 35 – 40% năng lượng tiêu hố của cá Hồi vân
có nguồn gốc từ lipít và 40 – 45% từ prơtêin [37].
Theo Cho. C. Y, (1992) thì nhu cầu năng lượng cho cá Hồi vân có
trọng lượng 96- 145g là 8,85 kcal/ cá thể/ ngày [12].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


2.1.3.2. Nhu cầu prơtêin

Theo NRC nhu cầu prơtêin đối với ñộng vật ñã ñưa ra: “Nhu cầu
prôtêin là lượng prôtêin tối thiểu trong thức ăn nhằm làm thoả mãn nhu cầu
các axít amin để đạt tốc độ tăng trưởng tối ña. “Nhu cầu prôtêin của một ñối
tượng phụ thuộc vào một số yếu tố như: năng lượng của thức ăn, thành phần
axít amin và khả năng tiêu hố của protein thức ăn” [3].
Nhu cầu prơtêin của động vật nói chung và cá nói riêng thay đổi phụ
thuộc vào kích cỡ tuổi, giới tính, tình trạng sinh lí của động vật. Thơng
thường cá giai đoạn nhỏ có nhu cầu prơtêin cao hơn so với cá lớn [3], [5], [6].
ðối với cá Hồi Vân, giai đoạn cá bột, địi hỏi thức ăn giàu ñạm 45 - 50%. Khi
ñạt cỡ cá giống nhu cầu prơtêin và giai đoạn ni thương phẩm cá cần thức ăn
chứa hàm lượng prôtêin từ 42- 48% [9] với cá giai đoạn ni thương phẩm
nhu cầu prơtêin dao động từ 38- 45% và với thức ăn năng lượng cao hàm
lượng prơtêin có thể từ 45- 50 % [36].
Theo phân tích về dinh dưỡng của Viện nghiên cứu ni trồng thủy sản
I, hàm lượng prôtêin thô trong thức ăn nuôi cá Hồi vân nhập khẩu từ Phần
Lan giai ñoạn 100- 1500g là 38,8%, các giai đoạn trước đó trong khoảng
40,6- 52,2%.
Theo Steffens Werner, (1989) cá Hồi Vân sinh trưởng tốt nhất khi thức
ăn có chứa hàm lượng prơtêin là 40- 50%. Tốc ñộ tăng trưởng của cá Hồi vân
tỷ lệ thuận với hàm lượng prôtêin trong thức ăn và sau 6- 8 tuần nuôi nhu cầu
prôtêin trong khẩu phần thức ăn giảm từ 50% xuống 40%. ðối với thức ăn
giàu cacbonhydrat thì cần có hàm lượng prơtêin thơ 40%, trong khi đó với
thức ăn mà chất béo là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu thì hàm lượng
protein chỉ cần 30- 35% sẽ cho sinh trưởng của cá ở mức tối đa. Trong thức

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


ăn có chứa hàm lượng protein từ 30- 45%, 5% prơtêin có thể được thay thế
bằng 5% chất béo mà khơng làm tăng hệ số thức ăn [37].

Việc thay đổi các loại nguyên liệu cung cấp prôtêin trong thức ăn cho
cá Hồi vân cũng ảnh hưởng ñến hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng trưởng của
cá Hồi vân ñiều này ñược khẳng ñịnh bởi cá tác giả khác nhau: (Satia, 1974)
cho răng nếu sử dụng bột cá làm thức ăn cho cá Hồi vân thì cần có hàm lượng
prơtêin là 40%, (Zeitoun et al., 1973) cũng cho rằng nếu sử dụng prơtêin từ
casein thì nhu cầu prơtêin là 40%, tuy nhiên theo các nghiên cứu của (Halver
et al., 1964) thì nếu sử dụng casein để cung cấp prơtêin thì cần thức ăn có
khẩu phẩn prơtêin là 45% [3].
Nhu cầu prơtêin đối với cá Hồi vân cao nhất ở giai ñoạn cá bột sau ñó
giảm dần ở các giai ñoạn cá giống và cá trưởng thành. ðối với cá cỡ 100g thì
nhu cầu prơtêin duy trì hàng ngày ở nhiệt ñộ 10oC, 15oC và 20oC tương ứng
với 25,1; 69,3 và 97,7 mg/ngày [37]. Trong các thí nghiệm của (Austreng,
1978) cho thấy ñối với cá cỡ 100 – 300g, tốc ñộ sinh trưởng tối đa của chúng
đạt được khi prơtêin khẩu phần là 44%. ðối với cá cái 2 năm tuổi, trong 3
tháng phát dục trước khi sinh sản cần ñược cho ăn với thức ăn có hàm lượng
protein là 36 % và chất béo là 18 % thì cá thành thục nhanh và tỷ lệ thụ tinh
cũng như tỷ lệ nở sẽ ñạt ở mức cao nhất (Watanabe và ctv, (1984) [37]).
Ngồi ra việc cân đối tỷ lệ giữa hàm lượng prôtêin và năng lượng trong
khẩu phần ăn cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá Hồi vân (tỷ
lệ P/E) theo (Lee và Putnam, 1973) thì tỷ lệ P/E của cá Hồi vân là 19- 23, theo
(Cho và Woodward, 1989) thì tỷ lệ DP/DE của cá Hồi vân là 25,1. ñiều này
ñúng theo lý thuyết là ñối với các loài ñộng vật biến nhiệt thường tỷ lệ P/E
cao hơn so với các lồi động vật đẳng nhiệt [3], [5].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


2.1.3.3. Nhu cầu lipít và axít béo
Lipít là thành phần quan trọng trong thành phần thức ăn. Lipít cung cấp
năng lượng cao cho cá và là dung mơi để hồ tan một số vitamin. Nhiều

nghiên cứu đã khẳng định lipít có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và hiệu quả
sử dụng thức ăn của nhiều loài cá. Trong cơ thể cá lipít thường tồn tại ở hai
dạng: lipít cấu trúc màng tế bào và lipít dự trữ [37], [36] [3], [5].
Nhu cầu lipít:
ðối với các lồi số trong khu vực sinh thái nước lạnh có nhu cầu lipít
trong thức ăn cao hơn so với cá sống trong khu vực nước ấm vì ngồi năng
lượng năng lượng sử dụng cho sinh trưởng cá cần một nguồn năng lượng lớn
để duy trì trong ñiều kiện nhiệt ñộ thấp. Mặc khác, khả năng sử dụng năng
lượng dưới dạng carbonhydrate của chúng kém hơn so với những loài cá nước
ấm [3], [5]. Steffens Werner, (1989) cho biết, ñối với cá Hồi vân, thức ăn với
24% lipít (dầu cá Trích) và 36% prơtêin cho hiệu quả sinh trưởng tốt và hệ số
chuyển hóa thức ăn tốt nhất nếu nâng hàm lượng prôtêin lên mức 36% và hàm
lượng lipít ở mức 25- 45%. Tại NaUy, thức ăn cơng nghiệp cho nhóm cá Hồi
thường có khẩu phần lipít cao dao động từ 33- 38% [36].
Rehulka Jiri và Bohumil Mimarik, (2003) cho răng, trong thức ăn cho
cá Hồi vân, việc tăng hàm lượng lipít sẽ làm tăng khẳ năng sử dụng prơtêin
trong thức ăn. Hàm lượng lipít tăng từ 8% lên 16% trong thức ăn kết quả là
giảm tỷ lệ chết và cá sinh trưởng tốt hơn. Khi tăng hàm lượng lipít trong thức
ăn từ 9 - 11% (tương ứng với 48% prơtêin) lên 17-18% lipít và prơtêin là 4445% dùng cho cá có khối lượng từ 5g trở lên, kết quả cho thấy ñã cải thiện
ñược sức sinh trưởng và khả năng sử dụng thức ăn của cá. ðối với cỡ cá 250500g, nếu tăng hàm lượng lipít trong thức ăn thì tiết kiệm được prơtêin [34].
Beamish và Medland, (1986) [37] đã tiến hành các cơng thức thí
nghiệm trên cá Hồi vân ở 2 mức litpít là 12%, 24% (dầu cá Trích) với 3 mức

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


prôtêin tương ứng là 30%, 43% và 52%. Kết quả cho thấy, ở mức 24% lipit
thì mức tăng trưởng của cá khơng có sự sai khác giữa 2 mức prơtêin 43% và
52%, nhưng ở các lơ thí nghiệm ở mức 12% lipit và 30% prơtêin thì mức tăng
trưởng của cá chậm hơn ñáng kế. Tuy nhiên, ở mức 24% lipit khi tăng hàm

lượng prơtêin từ 30% lên 43%, thì mức tăng trưởng của cá cũng tăng. Nếu
giới hạn khẩu phần cho ăn (0,5% khối lượng cá/ngày), các lơ thí nghiệm ở
mức 24% lipit với 43%, 52% prơtêin có mức tăng trưởng của cá tốt hơn so
với các cơng thức thí nghiệm khác.
Nhu cầu axít béo:
Các nghiên cứu trên họ cá Hồi tại Na Uy cho thấy vai trò quan trọng
của các axít béo ω3, theo đó nhu cầu ω3 trong thức ăn cá Hồi nên ở mức 1%
khẩu phần ăn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng tích luỹ và tỷ lệ axít
béo ω3/ω6 trong cơ thể của cá Hồi trong nuôi nhân tạo không cao như trong
tự nhiên (4,5 so với 17) [36].
(Takeuchi và Watanabe (1982) cho biết, cá Hồi vân có nhu cầu khoảng
1% các axít béo ω3 thiết yếu trong thức ăn, sử dụng hỗn hợp axít béo 18:
3ω3/18: 2ω6 theo tỷ lệ 0,5% - 3%/1% sẽ cho tốc ñộ sinh trưởng của cá tốt
hơn so với dùng ñơn lẻ 18: 3ω3 hoặc sử dụng 2,5-5% hàm lượng 18: 2ω6.
Nếu sử dụng ñơn 18: 3ω3 với tỷ lệ 5% thì tốc độ sinh trưởng của cá cũng
khơng bằng so với có bổ sung 18: 2ω6. Vì vậy 18: 2ω6 được cho là có vai trị
như chất bổ sung đáp ứng nhu cầu axít béo thiết yếu của cá Hồi vân. Acid
Arachidonic (20: 4ω6) cũng có tác dụng thúc ñẩy sự sinh trưởng của cá Hồi
vân như là axít 18: 2ω6 [37], [42].
Khi sử dụng 1% ω6 PUFA và 1% ω3 PUFA trong thức ăn làm cho cá
có tốc độ tăng trưởng tốt (Takeuchi và Watanabe (1977) [37]).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


Theo nghiên cứu của Watanabe et. al, (1977) chỉ ra rằng khi phối trộn
0,8% 18:3ω3 trong khẩu phần thức ăn, cá Hồi vân đạt mức tăng trưởng tối ưu.
Cũng có thể thay thế 20% 18: 3ω3 trong tổng lipít vào khẩu phần ăn hoặc với
mức hoặc 10% tổng lipít là 20: 5ω3 và 22: 6ω3. Tuy nhiên việc bổ sung một
lượng nhỏ ω6 trong khẩu phần ăn sẽ ñảm bảo tốt hơn cho sự sinh trưởng và

phát triển của cá [13] .
Takeuchi và Watanabe, (1977) cho rằng, trong thức ăn có axít béo 20:
5ω3 và 22: 6ω6 sẽ cho tốc ñộ sinh trưởng của cá cao hơn so với thức ăn chỉ có
18: 3ω3. Khẩu phần ăn có 0,25% 20: 5ω3 hoặc 0,25% hỗn hợp 2 acid 20:
5ω3 và 22: 6ω3 (tỷ lệ 1:1) thì tốc độ sinh trưởng của cá tương ñương với cá
ñược cho ăn khẩu phần 0,5% 18: 3ω3. Khi sử dụng 0,5% hỗn hợp axít béo
như trên sẽ cho kết quả sinh trưởng của cá tốt hơn so với khi dùng ñơn lẻ
0,5% cho từng loại. Trong tổng hàm lượng lipít của thức ăn nếu bổ sung 1%
22: 6ω3 hoặc 1% hỗn hợp 20: 5ω3 và 22: 6ω3 (tỷ lệ 1:1) thì khả năng tiêu
hố thức ăn của cá ở mức tối ña và cho tốc ñộ sinh trưởng của cá cao nhất.
Nhu cầu của cá Hồi vân đối với acid 18: 3ω3 và các axít béo PUPA ω3 lần
lượt là 20%- 10% khẩu phần lipít [37].
Thành phần axit béo khẩu phần cũng có ảnh hưởng ñến khả năng miễn
dịch của cơ thể. Trong một nghiên cứu trên cá Hồi, (Thomson et al. (1996)
[5]) ñã thấy rằng khẩu phần đầy đủ axít béo ω3 nhưng tỷ lệ ω3/ω6 thấp thì
sức đề kháng với bệnh Aeromonas salmonicida và Vibrrio anguillarum kém
hơn khẩu phần có tỷ lệ ω3/ω6 cao.
Bảng 2-1: Nhu cầu axít béo khơng no của một số loài trong họ cá Hồi [42]
Loài
Rainbow trout
Chum salmon
Coho salmon

Nhu cầu axít béo

Nguồn

20% linolenic acid hoặc 10% lipid
dạng EPA và DHA
0,5% linoleic acid

1% linoleic acid và 1% linolenic
acid
1% linoleic acid và 1linolenic acid

Takeuchi & Watanabe (1977)
Takeuchi &Watanabe (1982)
Yu & Sinnhuber (1979)
Takeuchi & Watanabe (1977)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


2.1.3.4. Nhu cầu Vitamin
Vitamin là những chất hữu cơ có bản chất hóa học khác nhau, cơ thể
động vật có nhu cầu một lượng nhỏ trong thức ăn ñể ñảm bảo sự sinh trưởng
và phát triển bình thường [3], [5], [6].
Vai trị của vitamin được ứng dụng vào ni trồng thủy sản từ rất lâu,
nhất là từ khi nghề nuôi trồng thủy sản phát triển hình thức thâm canh cùng
với việc sử dụng thức ăn tổng hợp. Từ năm 1912, Dilley đã khám phá ra vai
trị của vitamin B12 trong việc phòng trị bệnh xuất huyết ở cá Hồi. Louis
Wolf ñã xác ñịnh ñược vai trò của B1 (thiamine) hay của folic acid ñối với cơ
thể ñộng vật [3], [5], [6].
Bảng 2-2: Những nghiên cứu về nhu cầu của một số vitamin của cá Hồi vân
(hàm lượng vitamin tính trong 1kg thức ăn)
Nguồn

TT

Vitamin


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.

Thiamine (B1)
Riboflavin (B2)
Pyridoxin (B6)
Pantothenic acid (B5)
Niacin (B3)
Biotin (H)
Folic acid (B9)
Cyanocobalamin (B12)

Choline
Inositol
Viatmin C
Vitamin D
Vitamin E
Vitamin K


15. Vitamin A

ðơn
vị

Steffens
(1989)

Hardy,
R.W
(2002)

mg
Nt
Nt
Nt
Nt
Nt
Nt
Nt
Nt
Nt
Nt
I.E
mg
mg

10 – 20
20-35

10-20
50-60
50-200
0,35-1,35
5-15
0,03-0,04
350-500
200-400
20-30mg
10-40

4
3
20
10
0,15
1
1000
300
50
2400
50 I.E
-

IE

2500

2500


Halver
(1989)

10- 15
20- 25
10- 15
40- 50
150- 200
1,5
6- 10
0,02
300- 400
80- 150
40- 50
20002500

Torrissen
(1982)

10- 15
10- 25
10- 20
40- 50
120- 200
1- 1,5
5- 10
0,02
200- 300
100- 150
2000

40- 50
20002500

NRC
(1993)

10
20
10- 15
40
150
1
5
0,02
400
100
2400
90
2500

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16


2.1.3.5. Nhu cầu chất khoáng.
Chất khoáng là những nguyên tố hố học cần thiết để xây dựng nên cơ
thể và tham gia vào quá trỡnh trao ñổi chất trong cơ thể động vật. Chất
khống có vai trị như là chất xúc tác đối với các enzim, hócmon và prơtêin.
Cho đến nay, người ta đó xỏc định được gần 100 ngun tố tồn tại trong tự
nhiên, trong đó có trên 30 nguyên tố tồn tại trong cơ thể ñộng vật và thực vật.
[3], [5], [6].

Khác với ñộng vật trên cạn cá có khả năng tiếp nhận khống trực tiếp
từ trong nước qua con ñường thẩm thấu. Tuy nhiên, phần lớn nhu cầu các chất
khống của cá được cung cấp từ thức ăn.
Bảng 2-3: Những nghiên cứu về nhu cầu một số chất khoáng của cá Hồi vân
Nguồn tài liệu
TT Khoáng

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Ca
P
Na
K
Cl (Nacl)
Mg
Zn
Mn
Cu

I
Co
Se
Fe

Steffens (1989)
ðơn vị
Chỉ số
2
G/kg KP
6
Nt
1 - 2,2
Nt
2-13
Nt
100
Nt
200-700 Mg/kg KP
15-100
Nt
12-13
Nt
3
Nt
0,6-2,8
Nt
0,05
Nt
0,2-0,4

Nt
-

Watanabe, T. (1990)
ðơn vị
% KP
Nt

%
Ppm
Nt
Nt
Nt

Chỉ số
<0,03
0,7 – 0,8
0,06-0,07
15-30
13
3
0,1
-

Shearer (1984),
Kirchgessmer và
Shwarz (1986)
ðơn vị
Chỉ số
g/kg

5,2
g/kg
4,8
g/kg
1,3
g/kg
3,2
g/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg

0,33
25
1,8
1,2

mg/kg

12

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17


×