Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai hai dòng có triển vọng tại tỉnh hoà bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 115 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

VƯƠNG ðẮC HÙNG

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ TỔ HỢP
LÚA LAI HAI DỊNG CĨ TRIỂN VỌNG
TẠI TỈNH HỒ BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01

Người hướng dẫn khoa học: TS.Trần Văn Quang

HÀ NỘI, 2012


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng tất cả những số liệu sơ cấp và kết quả nghiên cứu
trong ñề tài này là kết quả trong suốt quá trình thực hiện đề tài của tơi và chưa
từng được sử dụng trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tất cả những số liệu thứ cấp, phần trích dẫn tài liệu tham khảo ñều ñược
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2012
Tác giả luận văn

Vương ðắc Hùng



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành tốt luận văn như ngày hơm nay, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
chân thành tới các Thầy Cơ giáo Viện đào tạo sau đại học-Trường ðại học Nơng
nghiệp Hà Nội đã giảng dạy trong suốt thời gian tơi học tập tại đây, nhất là các
Thầy Cô giáo trong Bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng đã nhiệt tình đóng
góp những ý kiến q báu trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
ðặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Trần Văn
Quang - người trực tiếp hướng dẫn khoa học và thường xuyên có những chỉ dẫn
tận tình, ý kiến q báu giúp tơi hồn thành tốt luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Sở Nơng nghiệp & PTNT tỉnh Hồ Bình, cán bộ
CNV Trại sản xuất giống cây trồng Lạc Sơn, Trung tâm giống cây trồng Hồ
Bình nơi tơi thực hiện đề tài đã góp phần quan trọng giúp tơi hồn thành đề tài
nghiên cứu này./.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2012
Tác giả luận văn

Vương ðắc Hùng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ðOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vii
Chương 1. MỞ ðẦU............................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1
2. Mục đích - u cầu ...................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ðề tài ......................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài ................................................................... 3
4. Giới hạn của ñề tài........................................................................................ 3
Chương 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI ..... 4
2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và tại Việt Nam................................... 4
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới...................................................... 4
2.1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo tại Việt Nam.............................................. 8
2.1.3. Tình hình sản xuất lúa và sản xuất lúa lai của tỉnh Hịa Bình ............ 19
2.2. Cơ sở khoa học của công nghệ sản xuất lúa lai ........................................ 24
2.2.1. Lúa lai hệ ba dòng ............................................................................ 24
2.2.2. Phương pháp tạo giống lúa lai hệ Hai dòng....................................... 27
2.3 Nghiên cứu và phát triển lúa lai tại Việt Nam........................................... 29
Chương 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 33
3.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 33
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 34
3.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 34
3.3.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu..................................................... 34
3.3.2. Bố trí thí nghiệm............................................................................... 34
3.3.3. Kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc thí nghiệm............................................ 36
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi, ñánh giá................................................................. 37

3.4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng ........................................... 37
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iii


3.4.2. ðặc điểm nơng sinh học.................................................................... 37
3.4.3. ðặc điểm hình thái............................................................................ 37
3.4.4. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh.................................................................... 38
3.4.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất...................................... 38
3.4.6 Một số chỉ tiêu chất lượng gạo........................................................... 39
3.4.7. ðánh giá chất lượng cơm. ................................................................. 39
3.5. Phương pháp ñánh giá các chỉ tiêu theo dõi ............................................. 39
3.6 Xử lý số liệu ............................................................................................. 39
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 40
4.1. ðặc điểm nơng sinh học của các tổ hợp lúa lai hai dịng nghiên cứu........ 40
4.1.1. ðiều kiện khí hậu thủy văn trong thời gian thí nghiệm ..................... 40
4.1.2. ðặc điểm nơng sinh học của các tổ hợp lúa lai hai dòng ................... 42
4.2. Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai hai
dòng nghiên cứu ..................................................................................... 42
4.3. Một số đặc điểm nơng sinh học của các tổ hợp lúa lai hai dòng ............... 45
4.3.1. ðặc ñiểm sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai nghiên cứu ................... 49
4.3.2. ðặc điểm hình thái của các tổ hợp lúa lai hai dòng ........................... 68
4.3.3. ðặc ñiểm kiểu bông của các tổ hợp lúa lai hai dịng ......................... 70
4.3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính trên ñồng ruộng của các tổ
hợp lai ............................................................................................ 72
4.3.5. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lúa lai......... 73
4.3.6. Một số chỉ tiêu chất lượng của các tổ hợp lúa lai hai dòng................ 78
4.4. Kết quả trình diễn tổ hợp lúa lai hai dịng TH3-5 có triển vọng trong
vụ Xuân, Mùa 2011 ................................................................................ 82
4.5. Hiệu quả kinh tế của tổ hợp lúa lai hai dòng TH3-5................................. 86

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ............................................................... 89
5.1. Kết luận................................................................................................... 89
5.2. ðề nghị.................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 91
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 100

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.

Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới năm 2010............... 5

Bảng 2.2.

Tình hình sản xuất lúa trên thế giới từ năm 1961 – 2010 .................. 7

Bảng 2.3.

Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ở Châu
Á, vùng Nam Á năm 2010 ................................................................ 8

Bảng 2.4.

Năng suất lúa ñịa phương (tấn/ha) .................................................... 9


Bảng 2.5.

Diện tích, Năng suất và sản lượng lúa Việt Nam ............................ 11

Bảng 2.6.

Diện tích, năng suất lúa lai so với lúa thường của Việt Nam ........... 13

Bảng 2.7.

Diện tích và năng suất lúa lai tại Việt Nam (1992 – 2010).............. 15

Bảng 2.8.

Diện tích và năng suất sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại Việt
Nam................................................................................................ 18

Bảng 2.9.

Diện tích, năng suất, sản lượng lúa lai tại tỉnh Hịa Bình ................ 21

Bảng 3.1.

Danh sách các tổ hợp lúa lai dùng trong thí nghiệm vụ Xuân
2011 và vụ Mùa 2011 ..................................................................... 33

Bảng 4.1

Thời tiết khí hậu, thuỷ văn vụ Xuân 2011 tại huyện Kim Bơi
và Tân Lạc tỉnh Hồ Bình............................................................... 40


Bảng 4.2.

Thời tiết khí hậu, thuỷ văn vụ Mùa 2011 tại huyện Kim Bơi và
Tân Lạc – Hồ Bình ....................................................................... 41

Bảng 4.3. Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai
trong vụ Xuân 2011 và vụ Mùa 2011.............................................. 43
Bảng 4.4.

ðặc điểm nơng sinh học của các tổ hợp lúa lai hai dòng tham
gia nghiên cứu vụ Xuân 2011 và Mùa 2011................................... 47

Bảng 4.5.

ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lúa lai hai
dòng trong vụ Xuân 2011 ............................................................... 52

Bảng 4.6.

ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lúa lai hai
dòng trong vụ Mùa 2011................................................................. 55

Bảng 4.7.

ðộng thái ra lá của các tổ hợp lúa lai hai dòng trong vụ Xuân
2011 ............................................................................................... 57

Bảng 4.8.


ðộng thái ra lá của các tổ hợp lúa lai hai dịng trong vụ Mùa
2011 ............................................................................................... 59

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v


Bảng 4.9.

ðộng thái ñẻ nhánh của các tổ hợp lúa lai hai dòng trong vụ
Xuân 2011 ...................................................................................... 64

Bảng 4.10. ðộng thái ñẻ nhánh của các tổ hợp lúa lai hai dịng trong vụ
Mùa 2011 ....................................................................................... 67
Bảng 4.11. ðặc điểm hình thái của các tổ hợp lúa lai hai dòng tham gia
nghiên cứu...................................................................................... 69
Bảng 4.12. Một số đặc điểm kiều bơng của các tổ hợp lúa lai hai dòng
trong vụ Xuân 2011 và vụ Mùa 2011.............................................. 70
Bảng 4.13. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại chính của các tổ hợp lúa lai hai
dòng trong vụ xuân 2011 và vụ mùa 2011 ...................................... 72
Bảng 4.14. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lúa lai hai dòng
trong vụ Mùa 2011 và vụ Xuân 2011.............................................. 75
Bảng 4.15. Năng suất của các tổ hợp lúa lai hai dòng trong vụ xuân và vụ
mùa năm 2011 ................................................................................ 76
Bảng 4.16. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các tổ hợp lúa lai hai dòng
tham gia nghiên cứu ....................................................................... 79
Bảng 4.17. Chất lượng cơm của các tổ hợp lúa lai hai dòng tham gia
nghiên cứu...................................................................................... 81
Bảng 4.18. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của tổ hợp lúa lai hai dịng

có triển vọng TH3-5 trong vụ Xuân 2011 tại xã Phong Phú,
Tân Lạc .......................................................................................... 83
Bảng 4.19. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại trên tổ hợp lúa lai 2 dòng TH3-5,
vụ Xuân 2011 tại xã Phong Phú - huyện Tân Lạc ........................... 84
Bảng 4.20. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của tổ hơp lúa lai hai dịng
có triển vọng TH3-5 trong vụ Mùa 2011 tại xã Vĩnh Tiến
huyện Kim Bôi ............................................................................... 85
Bảng 4.21. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh của tổ hợp lai TH3-5, vụ Mùa 2011
tại xã Vĩnh Tiến, Kim Bôi .............................................................. 86
Bảng 4.22. Hiệu quả kinh tế

mơ hình trình diễn

giống lúa TH3-5

vụ Xn 2011 ................................................................................. 87
Bảng 4.23. Hiệu quả kinh tế

mơ hình trình diễn

giống lúa TH3-5

vụ Mùa 2011 .................................................................................. 88
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lúa lai hai
dòng vụ xuân 2011 ........................................................................... 53
Hình 4.2. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lúa lai hai
dòng vụ Mùa 2011............................................................................ 56

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


Chương 1
MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số thế
giới, tập trung tại các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Lúa gạo có vai
trị quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn ñịnh xã hội. Theo
cơ quan lương nông Liên hợp quốc (FAO) cho biết nhu cầu lương thực toàn cầu
sẽ phải tăng thêm 70% trong 40 năm tới. Dân số thế giới từ 7 tỷ hiện nay sẽ tăng
ñến 9,2 tỷ trong khoảng năm 2050 nhưng ñất nơng nghiệp khơng có khả năng
tăng, vẫn giữ ở mức trên dưới 10% diện tích Trái đất [88]. Như vậy thế giới
ñang nguy cơ thiếu hụt lương thực do dân số tăng nhanh, sức mua lương thực,
thực phẩm tại nhiều nước tăng, biến đổi khí hậu tồn cầu gây hiểm họa khó
lường như khơ hạn, bão lụt, động đất, sóng thần, nhiệt độ trái đất tăng dần, q
trình đơ thị hố làm giảm đất lúa… Nhiều nước phải dành đất, nước để trồng cây
nhiên liệu sinh học vì sự khan hiếm nguồn nhiên liệu rất cần thiết cho nhu cầu
ñời sống và cơng nghiệp phát triển. Chính vì vậy, an ninh lương thực là vấn ñề
cấp thiết hàng ñầu của thế giới ở hiện tại và trong tương lai, do ñó cần tăng
nhanh sản lượng lúa.
Việt Nam từ một nước thiếu đói về lương thực ở những năm 1975, nhờ có
định hướng chính sách phát triển sản xuất nơng nghiệp ñúng ñắn của Chính phủ,

nhất là chính sách ñổi mới nên năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam ñã liên
tục tăng từ 4,24 tấn/ha lên 5,22 tấn/ha; sản lượng lúa tăng từ 32.525.000 tấn lên
38.725.000 tấn; bình quân lương thực ñạt 449 kg/người/năm, tăng 30 kg so với
năm 2000. Hệ số sử dụng ñất ñạt 1,82 lần, tăng 0,1 lần; xuất khẩu trung bình 3-5
triệu tấn gạo/năm, trở thành nước xuất khẩu gạo ñứng thế 2 thế giới [30].
ðể ñảm bảo an ninh lương thực quốc gia cho ñến năm 2020 bên cạnh việc
quy hoạch ñất trồng lúa ñảm bảo trên 3,8 triệu ha trong kế hoạch 5 năm (20112015) thì một trong những biện pháp quan trọng nhất là phải tạo ra các giống lúa
có năng suất cao, vì vậy việc nghiên cứu và ứng dụng ưu thế lai thành cơng trên
cây lúa đã mở ra một thời kỳ mới - thời kỳ bắt ñầu cuộc cách mạng xanh lần thứ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
1


hai ñể tiếp tục ñưa năng suất lên cao phá vỡ ngưỡng giới hạn về năng suất của
các giống hiện tại. Vì thế, lúa lai đã có những đóng góp quan trọng vào việc giải
quyết an ninh lương thực toàn cầu.
Ở Việt Nam, nghiên cứu lúa lai ñã ñược thực hiện từ những năm 90 của thế
kỷ 20, năng suất lúa lai cao hơn so với lúa thuần khoảng 20 - 30% ở những vùng
có điều kiện sinh thái phù hợp. Từ những năm 1998, Việt Nam ñã nhập nội một
số tổ hợp lúa lai hai dòng, các tổ hợp này ñều cho năng suất cao, chống chịu khá
với sâu bệnh hại, việc phát triển các giống lúa lai và ñặc biệt lai tạo thành công
các tổ hợp lúa lai và tổ chức sản xuất hạt lai trong nước góp phần chủ động được
nguồn giống, giảm chi phí sản xuất cho nơng dân đảm bảo nâng cao năng suất
và hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa. ðến năm 2011 Bộ Nơng nghiệp và
PTNT đã cơng nhận chính thức và cho phép sản xuất thử trên 20 giống lúa lai do
các nhà khoa học trong nước lai tạo, trong số đó Trường ðại Học Nơng nghiệp
Hà Nội đã có các giống lúa lai sản xuất trong nước đã được cơng nhận và đang
có mặt trong sản xuất như ( TH3-3, TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2, Việt Lai 20,
Việt Lai 24… ).
Hòa Bình là tỉnh miền núi, diện tích đất trồng lúa khoảng 40.000 ha, năng

suất lúa năm 2011 ñạt 52,6 tạ/ha (báo cáo Cục Thống Kê tỉnh Hịa Bình), trong
đó diện tích lúa lai chiếm khoảng 40% (16.000 ha), năng suất lúa lai bình qn
đạt trên 60 tạ/ha, các giống lúa lai đang có trong cơ cấu sản xuất của các ñịa
phương trong tỉnh vào khoảng trên 10 giống như Nhị ưu 838, Vân Quang 14,
Thục hưng số 6, ðắc ưu 11, Thiên nguyên ưu số 9, Thái xuyên 111, Nghi hương
2308, LS1, D.ưu 527, TH3-3, TH3-4, Việt Lai 20… các giống lúa lai đã góp
phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người dân góp phần đảm bảo an
ninh lương thực trên ñịa bàn tỉnh. Tuy nhiên các bộ giống lúa lai đang có mặt
sản xuất tại Hịa Bình vẫn cịn nhiều mặt hạn chế như chủ yếu là các giống lúa
lai nhập nội, giá thành cao, việc chủ ñộng nguồn giống cho sản xuất thường bị
ñộng phụ thuộc nhập khẩu giống của các ñơn vị phân phối, cơ cấu các giống
chưa ña dạng nhất là các giống lúa lai có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất
cao, phù hợp với ñiều kiện sinh thái của ñịa phương ñáp ứng nhu cầu mở rộng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
2


diện tích sản xuất cây trồng trong vụ đơng của tỉnh, ñồng thời mở ra triển vọng
sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại Hịa Bình đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất phát từ
yêu cầu thực tiễn nêu trên chúng tơi đã tiến hành thực hiện đề tài “ nghiên cứu
tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai hai dịng có triển vọng tại tỉnh Hồ Bình.’’
2. Mục đích - u cầu
* Mục đích: Tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai 2 dịng có năng suất cao, chất
lượng tốt, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại tại
Hồ Bình nhằm làm phong phú bộ giống lúa, ñáp ứng nhu cầu sản xuất ñảm bảo
an ninh lương thực của tỉnh.
* Yêu cầu:
- Chọn ñược từ 1 ñến 2 tổ hợp lúa lai hai dịng phù hợp với điều kiện khí
hậu, thổ nhưỡng của tỉnh Hồ Bình.
- ðề xuất các giống có triển vọng ñã ñược tuyển chọn ñưa vào cơ cấu bộ

giống khảo nghiệm sản xuất của tỉnh Hịa Bình.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ðề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài sẽ góp phần ñịnh hướng cho các nhà chọn tạo giống, tiến
hành nghiên cứu sản xuất hạt giống lúa lai hai dòng tại Hồ Bình và rút ngắn
thời gian trong việc xác định những tổ hợp lúa lai hai dịng thích hợp cho ñịa
bàn tỉnh.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Kết quả của ñề tài sẽ chọn ra ñược các tổ hợp lúa lai có năng suất cao, ngắn
ngày, chống chịu sâu bệnh, thích ứng với điều kiện sinh thái của tỉnh Hịa Bình
để bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho
tỉnh Hịa Bình.
4. Giới hạn của đề tài
Chúng tơi chỉ tiến hành nghiên cứu trên một số tổ hợp lúa lai hai dịng được
lai tạo trong nước và tiến hành vụ xuân 2011 và vụ mùa 2011 tại Trại sản xuất
giống cây trồng Lạc Sơn thuộc trung tâm giống cây trồng tỉnh Hồ Bình (Khu
ðồn Kết - Thị trấn Bo - Huyện Kim Bơi - Hồ Bình).
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và tại Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Theo thống kê của FAO (2010), diện tích canh tác lúa toàn thế giới năm
2010 là 153.652.007 ha, năng suất bình quân 4,37 tấn/ha, sản lượng 672.015.587
tấn (Bảng 2.1). Trong đó, diện tích lúa của châu Á là 136.550.500 ha chiếm
89,87 % tổng diện tích lúa tồn cầu, kế ñến là châu Phi với 9.051.788 ha (5,89

%), châu Mỹ 7.308.591 ha (4,76 %), châu Âu 717.7287 ha (0,48 %). Những
nước có diện tích sản xuất lúa lớn nhất là Trung Quốc với 30.116.862 ha;
Indonesia 13.244.200 ha; Bangladesh 11.800.000 ha; Thái Lan 10.990.100 ha;
Việt Nam 7.513.700 ha và Philippin 4.354.160 ha. Mỹ và Trung Quốc là hai
quốc gia có năng suất lúa dẫn ñầu thế giới với số liệu tương ứng của năm 2010
là 7,54 và 6,55 tấn/ha. Việt Nam có năng suất lúa 5,32 tấn/ha cao hơn năng suất
bình quân của thế giới là 4,37 tấn/ha nhưng chỉ ñạt 70,56 % so với năng suất lúa
bình quân của Mỹ. Những nước có sản lượng lúa nhiều nhất thế giới là Trung
Quốc 197.212.010 tấn, kế ñến là Indonesia 66.411.500 tấn; Bangladesh
49.355.000 tấn; Việt Nam 39.988.900 tấn; Philipin 15.771.700 tấn.
Diện tích canh tác lúa từ năm 1961–2010 có xu hướng tăng (bảng 2.2).
Song tăng mạnh nhất là vào các thập kỷ 60–70 của thế kỷ XX, sau đó tăng chậm
dần và có xu hướng ổn định vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Về năng xuất
lúa trên một ñơn vị diện tích cũng có xu hướng tương tự. Trong 4 thập kỷ cuối
của thế kỷ XX năng xuất lúa tăng gấp 2 lần, tăng từ 18,7 tạ/ha (năm 1961) lên
38,9 tạ/ha (năm 2000), sau đó năng xuất lúa vẫn tăng nhưng chậm dần. ðiều đó
có thể lý giải là do giai ñoạn từ 1961 – 2000 cuộc cách mạng xanh về giống lúa,
kỹ thuật canh tác lúa có nhiều cải tiến, phân hóa học và thuốc trừ sâu, bệnh ñược
sử dụng phổ biến.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới năm 2010
Diện tích
(ha)

Năng suất

(tấn/ha)

Sản lượng
(tấn)

Thế giới

153.652.007

4,37

672.015.587

Châu Á

136.550.500

4,45

607.328.408

Châu Phi

9.051.788

2,52

22.855.318

Châu Mỹ


7.308.591

5,09

37.170.221

Châu Âu

717.728

6,29

4.661.640

Trung Quốc

30.116.862

6,55

197.212.010

Indonexia

13.244.200

5,01

66.411.500


Bangladets

11.800.000

4,18

49.355.000

Thái Lan

10.990.100

2,88

31.597.200

Việt Nam

7.513.700

5,32

39.988.900

Philippine

4.354.160

3,62


15.771.700

Campuchia

2.776.510

2,97

8.245.320

Brazil

2.709.650

4,17

11.308.900

Mỹ

1.462.950

7,54

11.027.000

Tên nước

(Nguồn FAOSTAT, 2010)

Từ ñầu thế kỷ XXI, do nhận thức ñược những tác hại của phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật hóa học tổng hợp trong thâm canh lúa, nhận thức của
người dân dần một nâng cao nên chú trọng chỉ tiêu chất lượng hơn là số lượng,
do đó năng suất lúa có xu hướng chững lại hoặc tăng chút ít. Tuy nhiên ở những
nước có nền khoa học kỹ thuật và kinh tế phát triển năng xuất lúa vẫn cao hơn.
Ngày nay do tốc độ đơ thị hố ngày càng mạnh nên theo dự báo của các nhà
khoa học thì sản lượng lúa sẽ tăng chậm và có xu hướng chững lại. Giá lúa tăng
chậm trong khí đó giá vật tư đầu vào tăng cao, một bộ phận nơng dân chuyển
diện tích gieo trồng lúa sang trồng các cây khác và nuôi trồng thủy sản có hiệu
quả kinh tế cao hơn hoặc chuyển sang trồng các giống lúa có chất lượng cao
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


mặc dù năng suất thấp hơn.
Theo dự báo của Bộ Nơng nghiệp & PTNT tình hình sản xuất và tiêu thụ
gạo trên thế giới ñến năm 2020 trên thế giới sẽ tăng chậm do hạn chế về diện
tích gieo cấy, một số nước có diện tích gieo cấy lúa lớn có xu hướng giảm và
năng suất lúa kém ổn định khi phải chịu ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh tăng
nhiều và ở mức khoảng 151,5 triệu ha. Hầu hết các nước ở Châu Á đều khơng
có hoặc có rất ít khả năng mở rộng diện tích ñất trồng lúa. Một số nước như:
Thái Lan, Indonexia, Tiểu vùng Saharar của Châu Phi có thể mở rộng một phần
diện tích trồng lúa nhưng cũng chỉ bù vào phần diện tích lúa sẽ bị thu hẹp của
các nước có diện tích lớn như Trung Quốc, Ấn ðộ do thiếu nguồn nước và nhu
cầu sử dụng đất cho các mục đích khác. Mặt khác theo dự báo biến đổi khí hậu
và nguy cơ mực nước biển nâng cao sẽ dẫn ñến một phần diện tích đất nơng
nghiệp vùng ven biển, chủ yếu là ñất lúa sẽ bị ngập hoặc nhiễm mặn.
- Về sản lượng gạo: Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo tồn cầu năm
2008 đạt khoảng 420,8 triệu tấn. Dự báo trong 10 năm tới nếu khơng có những

biến đổi về thiên tai và sâu bệnh hại trên quy mô lớn, sản lượng gạo tăng bình
qn khoảng 0,6 % năm đạt mức khoảng 440,2 triệu tấn vào năm 2017. Yếu tố
ñể tăng sản lượng gạo trong 10 năm tới chủ yếu là tăng năng suất dựa trên cở sở
phát triển thủy lợi, áp dụng giống tốt và cải tiến kỹ thuật canh tác. Nhiều quốc
gia xuất khẩu gạo lớn giảm lượng gạo xuất khẩu, trong khi nhu cầu nhập khẩu
gạo lại tăng, nguồn cung thị trường sẽ thiếu hụt so với cầu, giá gạo trên thị
trường thế giới giữ ở mức cao: Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ thương
mại toàn cầu năm 2008 khoảng 29,38 % giảm 1,3 triệu tấn so với năm 2007. Dự
báo lượng gạo thương mại trên thế giới trong những thập kỷ tới sẽ tăng bình
qn 2,4 % năm và sẽ đạt mức 35 triệu tấn vào năm 2017. Tuy nhiên nguy cơ
khủng hoảng an ninh lương thực tồn cầu, để đảm bảo an ninh lương thực trong
nước, một số nước như Trung Quốc, Ấn ðộ, Pakistan, Mỹ….giảm lượng gạo
xuất khẩu, trong khi nhiều nước tăng lượng nhập khẩu như Philippin, Indonexia,
Bangladesh và tiểu vùng Saharar của Châu Phi, Trung ðông, một số nước Tây
Bán Cầu thiếu hụt nguồn cung sẽ làm cho giá gạo thế giới duy trì giữ vững ở
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
6


mức cao trong trung và dài hạn.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới từ năm 1961 – 2010
Sản lượng

(ha)

Năng suất
(tấn/ha)

1961


115.365.147

1,87

215.646.626

1970

132.873.233

2,38

316.345.692

1980

144.412.350

2,75

396.871.306

1990

146.960.080

3,53

518.568.263


2000

154.059.904

3,37

518.568.263

2001

151.944.255

3,95

599.828.264

2002

147.625.898

3,87

571.386.791

2003

148.507.987

3,95


587.068.540

2004

150.553.112

4,04

607.990.214

2005

154.944.442

4,09

634.392.234

2006

155.250.033

4,13

641.239.835

2007

154.985.979


4,24

65.7149.812

2008

157.654.874

4,37

689.043.756

2009

158.367.654

4,32

684.779.898

2010

153.652.007

4,37

672.015.587

Năm


Diện tích

(tấn)

( Nguồn: FAOSTAT, 2010)
Lúa gạo là cây lương thực chính của châu Á. ðặc biệt ở vùng ðông Nam Á
(Trần Văn ðạt, 2005; Bùi Huy ðáp, 1970). Các loại cây trồng như Lúa, ngơ,
sắn, mía là những cây trồng chính và là nguồn thu nhập chủ yếu của người nơng
dân (Bảng 2.3), chính vì vậy các loại cây trồng này cần ñược quan tâm và phát
triển.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ở Châu Á,
vùng Nam Á năm 2010
Châu Á
Loại cây
trồng

Diện tích
(triệu ha)

Năng
suất

ðơng Nam Á
Sản lượng


Diện tích

(triệu tấn)

(triệu ha)

(tấn/ha)

Năng
suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Lúa gạo

7.513.700

5,32

39.988.900

54.441.967

3,46

188.556.290

Lúa mì


101.657.580

2,88

292.441.446 48.301.207

2,61

126.044.130

Ngơ

53.705.479

4,58

246.120.040

9.610.118

2,33

22.397.691

Mía

9.369.936

65,15


610.436.184

5.411.502

63,14

341.702.640

12.444

13,07

162.592

-

-

-

Sắn

3.891.487

74.778.723

255.341

32,67


8.342.563

Khoai tây

9.081.786

19,22
16,76

152.253.149

2.771.188

19,72

54.660.020

Khoai lang

( Nguồn: FAOSTAT, 2010)
2.1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo tại Việt Nam
Việt Nam là một nước nơng nghiệp, có tới 75% dân số sản xuất nơng
nghiệp và từ lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, nó có vai trị rất
quan trọng trong đời sống con người. Lúa gạo khơng chỉ giữ vai trị trong việc
cung cấp lương thực ni sống con người mà còn là mặt hàng xuất khẩu đóng
góp khơng nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, do có điều kiện tự nhiên
thuận lợi phù hợp cho cây lúa phát triển nên cây lúa ñược trồng ở khắp mọi miền
của ñất nước. Theo Nguyễn Văn Hoan (2004), các vùng trồng lúa nước ñược
phân chia theo ñặc ñiểm khí hậu và ñất ñai. Khí hậu, ñất ñai là hai yếu tố chính

chi phối các vụ lúa, trà lúa và hình thành nên các vùng trồng lúa của nước ta.
Theo cách phân chia này nước ta có 8 vùng trồng lúa phân bố theo các vùng sinh
thái nông nghiệp như sau:
• Vùng ðơng Bắc
• Vùng Tây Bắc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


• Vùng ðồng bằng Bắc Bộ ( ðồng bằng Sông Hồng )
• Vùng Bắc Trung Bộ
• Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
• Cao ngun ( Tây Ngun )
• ðơng Nam Bộ
• ðồng bằng Sơng Cửu Long
Theo ðinh Thế Lộc, Vũ Văn Liết ( 2004 ) thì 2 vùng sản xuất rộng lớn nhất
đó là vùng ðồng bằng châu thổ Sơng Hồng và ðồng bằng sông Cửu Long
Bảng 2.4. Năng suất lúa địa phương (tấn/ha)
2005

2007

2008

2009

2010

Vùng trồng lúa

DT (ha)

ðồng bằng Sơng Hồng 1186,1
Trung du & miền núi
phía Bắc
Bắc Trung Bộ &
Duyên hải miền trung

661,2

NS

DT

NS

DT

NS

DT

NS

DT

NS

(tấn)


(ha)

(tấn)

(ha)

(tấn)

(ha)

(tấn)

(ha)

(tấn)

5,39 1153,2 5,61 1155,4 5,89 1155,5 5,88 1150,1 5,92

4,33 658,8

4,3

669,9 4,41 670,4 4,55 664,2 4,64

1144,5 4,67 1191,8 4,85 1219,4 5,05 1221,0 5,11 1214,6 5,07

Tây Nguyên

129,2


3,73 205,2 4,22 211,3 4,43 215,6 4,63 217,1 4,82

ðông Nam Bộ

318,9

3,8

ðồng bằng Sông Cửu
Long
Cả nước

300,4 4,13 307,7 4,28 304,7 4,38 297,2 4,49

3826,3 5,04 3683,1 5,07 3858,9 5,36 3870,0 5,3 3970,5 5,43

7329,2 4,89 7192,5 4,99 7422,6 5,23 7437,2 5,24 7513,7 5,32

( Nguồn: Cục Trồng trọt - Bộ Nơng nghiệp& PTNT , 2010)
Trước năm 1945, diện tích ñất trồng lúa cả nước là 4,5 triệu ha, với sản
lượng thóc là 5,4 triệu tấn, năng suất trung bình là 13 tạ/ha. Sau năm 1975, trong
ñiều kiện ñất nước thống nhất, sản xuất lúa ở nước ta đã có những thuận lợi mới
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


và đã có những bước phát triển đáng kể, từ chỗ hàng năm phải nhập khoảng 0,8
triệu tấn lương thực quy gạo cho ñến khi ñã tự túc lương thực cho 70 triệu dân,
ngoài ra cũng giành một phần cho xuất khẩu. Do vậy mà nghề trồng lúa nước ta

ñã có những bước nhảy vọt về năng suất và sản lượng. Hiện nay, với những tiến
bộ kỹ thuật vượt bậc trong nơng nghiệp, người dân đã được tiếp cận với những
phương thức sản xuất tiên tiến nên họ ñã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, dùng các giống lúa mới, các giống lúa ưu thế lai, các giống lúa cao
sản, các giống lúa thích nghi với ñiều kiện ñặc biệt của từng vùng, các giống lúa
chất lượng ñạt tiêu chuẩn xuất khẩu… kết hợp ñầu tư thâm canh cao, hợp lý.
Nhờ vậy, ngành trồng lúa nước ta đã có bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng
và giá trị kinh tế. Năm 1996, nước ta xuất khẩu ñược 3,2 triệu tấn lương thực;
năm 1999 vươn lên ñứng hàng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Năm 2002,
tổng sản lượng lương thực ñạt 36,4 trệu tấn, trong đó lúa chiếm 70 %. Tuy
nhiên, con số này bị chững lại vào năm 2003 giảm xuống còn 34,5 triệu tấn.
ðiều này ñang ñặt ra những yêu cầu mới trong nơng nghiệp. Trong điều kiện
hiện nay, xu hướng đơ thị hố, cơng nghiệp hố đang diễn ra mạnh, dân số liên
tục tăng làm diện tích đất nơng nghiệp nói chung và diện tích đất trồng lúa nói
riêng ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, vấn đề cấp thiết ñặt ra ở ñây là cần phải nâng
cao hơn nữa năng suất và chất lượng lúa, nhằm ñáp ứng ñược nhu cầu lương
thực cho người dân và cho xuất khẩu.
Hiện nay do q trình đơ thị hóa đã và đang làm giảm đáng kể diện tích đất
nơng nghiệp nói chung và đất sản xuất lúa nói riêng. Diện tích thu hoạch lúa
hàng năm trong khoảng thời gian từ năm 2000 ñến năm 2007 ñang giảm từ 7,67
triệu ha còn 7,207 triệu ha. Các vùng có diện tích giảm nhiều là vùng ðơng Nam
Bộ giảm 42 nghìn ha, Dun hải Miền trung giảm 33,6 nghìn ha, đồng bằng
sơng Cửu Long giảm 52 nghìn ha. Diện tích gieo trồng lúa giảm đã làm cho sản
lượng lúa giảm mỗi năm khoảng 416 nghìn tấn. Từ năm 2008 – 2010 diện tích
sản xuất lúa tại Việt Nam đang có xu hướng tăng lên đạt trên 75 ngìn ha. Tính
đến vụ Mùa năm 2011, tồn miền Bắc đạt 1.192 ngàn ha (tăng 4 nghìn ha so với
vụ Mùa 2010). Trong đó các tỉnh vùng ðBSH diện tích tăng khoảng 6 ngàn ha,
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
10



các tỉnh vùng BTB diện tích gieo cấy lúa tăng khoảng 3 ngàn ha, các tỉnh vùng
TDNMPB diện tích gieo cấy lúa giảm khoản 5 ngàn ha so với vụ Mùa 2010.
Tỉnh có diện tích giảm nhiều như Hà Nội giảm trên 1 nghìn ha, Hà Giang giảm
khoảng 2 ngàn ha, Lào Cai giảm trên 1 ngàn ha so với vụ Mùa 2010.
Bảng 2.5. Diện tích, Năng suất và sản lượng lúa Việt Nam
giai ñoạn từ năm 1990 ñến năm 2010
Năm

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

1990

6042,8

3,18

19225,1

1995

7666,3


42,4

32529,5

2000

7666,3

4,24

32529,5

2001

7492,7

2002

7504,3

2003

7452,2

2004

7445,3

2005


7329,2

2006

7324,8

4,89

35849,5

2007

7207,4

4,99

35942,7

2008

7400,2

5,23

38729,8

2009

7437,2


5,24

38950,2

2010

7513,7

5,32

39988,9

4,29
4,59
4,64
4,86
4,89

32108,4
34447,2
34568,8
36148,9
35832,9

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010)
Chiến lược sản xuất lúa của Việt Nam trong thời gian tới là phấn đấu đạt và
duy trì sản lượng lúa hàng năm là 40 triệu tấn/năm, ñẩy mạnh các giống lúa có
chất lượng cao, dành 1 triệu ha để sản xuất lúa phục vụ mục tiêu xuất khẩu, duy
trì mục tiêu xuất khẩu từ 4–5 triệu tấn.
Ngoài ra nếu so sánh với các nước sản xuất lúa tiên tiến trên thế giới thì

năng suất lúa của Việt Nam vẫn cịn thua kém. ðể đảm bảo an ninh lương thực
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


trong nước cần phải tiếp tục ñầu tư thâm canh tăng vụ, lai tạo và nhập khẩu các
giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu với sâu bệnh và ñiều
kiện ngoại cảnh bất lợi ñể phục vụ cho sản xuất.
Quá trình hội nhập sâu vào kinh tế thế giới và khu vực, bên cạnh những
thách thức, lúa gạo Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất
khẩu. Trong khi đó nhu cầu gạo trên thị trường thế giới và khu vực 5 năm tới dự
báo vẫn tiếp tục sơi động do nhu cầu vẫn tăng. Những năm gần ñây hiệp hội
xuất khẩu gạo giữa các nước trên thế giới và khu vực cũng tạo ñiều kiện cho mỗi
nước. Thách thức của Việt Nam là thành viên của WTO nên thị trường nông sản
trên thế giới nói chung, thị trường Việt Nam nói riêng sẽ mở rộng cửa cho hàng
nhập khẩu từ các nước. Hàng rào thuế quan và sự bảo hộ của Nhà nước ñối với
sản xuất và xuất khẩu gạo dần hạn chế và tiến tới bãi bỏ. Gạo Thái Lan, Mỹ,
Trung Quốc,… và các nước khác có chất lượng cao, giá rẻ hơn sẽ tràn vào thị
trường Việt Nam với thuế nhập khẩu khơng đáng kể (94% hàng hóa Mỹ nhập
vào Việt Nam hướng thuế xuất khẩu 15 % trong đó hàng lương thực, gạo, ngơ
khơng đáng kể) do đó lúa gạo Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt
ngay trong nước.
Những giải pháp cơ bản ñể thúc ñẩy xuất khẩu gạo như: ðưa các giống lúa mới
phù hợp với thị hiếu của thị trường, tiến tới xây dựng vùng chuyên canh lúa cao cấp.
Áp dụng quy trình canh tác, bảo quản sau thu hoạch tiên tiến, nâng cao kỹ thuật và
năng lực xay xát, tăng cường khả năng bốc xếp tại các cảng xuất khẩu.
* Tình hình sản xuất lúa lai: Năm 1994, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng
thơn quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu lúa lai thuộc Viện Khoa học
Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam thì cơng tác nghiên cứu lúa lai được ñịnh

hướng rõ ràng. Các dòng bất dục ñực tế bào chất, dịng duy trì và dịng phục hồi
nhập nội từ Trung Quốc và IRRI ñã ñược ñánh giá ñầy ñủ và nhiều thực nghiệm
sản xuất hạt lai F1 ñược triển khai ở các ñịa phương. Lúa lai ñã thể hiện ñược ưu
thế về tiềm năng năng suất, chịu thâm canh và khả năng chống chịu sâu bệnh.
Diện tích lúa lai tăng lên nhanh chóng từ 11.094 ha năm 1991, tăng từ 1% năm
1995, lên cao nhất 9,54% năm 2009 (ñạt 709.270 ha). Tuy nhiên đến năm 2010
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
12


diện tích giảm chỉ cịn 605.562 ha. Năng suất lúa lai trong các năm ñều cao hơn
năng suất lúa trung bình từ 24,28 - 66,39% (bảng 2.6). Sự tham gia của các giống
lúa lai vào cơ cấu giống lúa ñã góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lúa ở
các tỉnh phía Bắc và đóng góp tích cực vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của
nhiều tỉnh nơng nghiệp [4], [15], [49].
Bảng 2.6. Diện tích, năng suất lúa lai so với lúa thường của Việt Nam
Diện tích
Năm

Lúa
thường

Năng suất tạ/ha

Lúa lai

Chênh

Lúa


lệch(%)

thường

Lúa lai

Chênh lệch
(%)

1995

6.765.000

73.503

1,08

36,9

61,4

66,39

1999

7.653.000

233.000

3,04


41,1

64,7

57,42

2000

7.666.000

435.508

5,68

42,4

64,4

51,88

2001

7.492.000

480.000

6,40

42,8


64,8

51,40

2002

7.504.000

500.000

6,66

45,9

63,6

38,56

2003

7.452.000

600.000

8,05

46,4

62,6


34,91

2004

7.445.000

577.000

7,75

48,5

63,5

30,92

2005

7.329.000

553.000

7,54

49,0

65,0

32,65


2006

7.324.000

572.700

7,81

49,0

65,0

32,65

2007

7.207.000

620.000

8,60

50,0

65,0

30,00

2008


7.400.000

560.000

7,56

52,2

68,0

30,26

2009

7.440.000

709.816

9,54

52,3

65,0

24,28

2010

7.730.000


612.9847

7,83

48,5

62,5

28,86

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010)
ðộng lực thúc ñẩy phát triển lúa lai với tốc ñộ nhanh ñó là sự kết hợp tự
nhiên giữa 3 yếu tố: Tiềm năng ƯTL cao về năng suất của giống, sự quan tâm
lãnh đạo và chính sách khuyến khích hợp lý của Nhà nước, yêu cầu bức xúc
lương thực của nông dân.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


Sản xuất lúa lai tại Việt Nam có tốc độ tăng dần qua các năm từ năm 1992
diện tích chỉ có 11.094 ha đến năm 2003 đạt 600.000 ha, từ sau năm 2003 ñến nay
diễn biến tăng giảm khác nhau xung quanh từ 600.000 đến 700.000 ha, diện tích
cao nhất năm 2009 đạt 709.270 ha. Diện tích lúa lai thương phẩm năm 2010 lại
giảm 103.708ha so với năm 2009 chỉ đạt 612.984 ha. Trong đó vùng đồng bằng
sơng Hồng (ðBSH) là 195.260 ha, Bắc Trung bộ 181.992 ha, miền Núi phía Bắc
209.305 ha; Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 19.000 ha, [5].
Nguyên nhân diện tích lúa lai giảm do một số tỉnh gặp ñiều kiện hạn hán ñầu vụ

rất nhiều diện tích khơng thể cấy được phải chuyển sang trồng cây màu, khơng đủ
giống lúa lai trong nước cung ứng, tình hình nhập khẩu hạt giống bị hạn chế do sản
xuất hạt lai F1 tại Trung Quốc gặp khó khăn, năng suất và sản lượng hạt lai giảm.
Các tỉnh có tỷ lệ diện tích lúa lai cao: Lào Cai 80%, Hà Giang 70%, Bắc Kạn
70%, Lai Châu 61,8%, Nghệ An 72,8%, Tun Quang 66,6%, Thanh Hố
59,7%, Ninh Bình 55%, Hà Nam 54,5%.... [5].
Năng suất các giống lúa lai ñược ghi nhận trong nhiều năm tại các tỉnh
ðBSH năng suất lúa lai bình qn đạt 62,0 - 63,0 tạ/ha, riêng vụ Xuân ñạt xấp xỉ
70 tạ/ha. Vụ xuân 2010, năng suất ñạt khoảng 70 tạ/ha thấp hơn so với năng suất
trung bình vụ Xuân năm 2009 khoảng 0,5 tạ/ha, có nơi năng suất đạt 72-73 tạ/ha
trên diện rộng như: Thái Bình, Bắc Giang, Hà Nam…
Hiện nay giống lúa lai ñược gieo trồng phổ biến chủ yếu là giống lúa lai
nhập nội như Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, Nhị ưu 986, Dưu527, Dưu6511, Khải
phong số 1, Khải phong số 7, Qưu số 1, Qưu số 6, Syn 6, Thục hưng 6, CNR36,
N ưu 69, Phú ưu số 1, Phú ưu số 4, Phú ưu 978, Nghi hương 2308, Vân Quang
14, ñại dương 1, Bio 404, BTE-1, Quốc hào 1, Thiên nguyên ưu 9, Thiên
nguyên ưu 16, Vân quang 14,... Các giống phản ứng ánh sáng như Bắc ưu 253, Bắc
ưu 903, Bắc ưu 64 gần ñây bị nhiễm bạc lá nặng, diện tích thu hẹp nhanh và đã được
thay bằng một số giống mới như: Bắc ưu 903 KBL, Bắc ưu 025... Các giống ñược
chọn tạo trong nước như: Việt lai 20, Việt lai 24, TH3-3, TH3-4, TH3-5,
HYT100, HYT103, LC25, HC1...cũng đang nhanh chóng mở rộng trong sản
xuất vì có các ưu thế như thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất khá, cơm ngon,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
14


ñặc biệt là sản xuất hạt giống F1 cho năng suất cao, góp phần hạ giá thành sản
phẩm để cạnh tranh với các giống lúa lai nhập nội [3], [4], [5], [21], [18], [19],
[20], [12]. Sự phát triển nhanh chóng của lúa lai tại Việt Nam ñược thể hiện qua
bảng 2.7.

Bảng 2.7. Diện tích và năng suất lúa lai tại Việt Nam (1992 – 2010)
Cả năm
Năm

Vụ Xuân

Diện tích Năng suất

Vụ Mùa

Diện tích Năng suất Diện tích Năng suất

(ha)

( tấn/ha)

(ha)

( tấn/ha)

(ha)

(tấn/ha)

1992

11.094

5,77


1.156

7,20

9.938

6.10

1993

34.648

6,75

17.025

7,02

17.623

6.50

1994

60.077

5,84

45.430


6,26

14.647

4.54

1995

73.503

6,14

39.598

6,35

33.905

5.91

1996

127.743

5,85

60.416

6,71


67.327

5.07

1997

187.802

6,38

110.802

6,56

77.000

6.14

1998

200.000

6,54

120.000

6,70

80.000


6.30

1999

233.000

6,47

127.000

6,50

106.000

6.43

2000

435.508

6,44

227.615

6,50

207.893

6.37


2001

480.000

6,48

300.000

6,60

180.000

6.30

2002

500.000

6,36

300.000

6,50

200.000

6.00

2003


600.000

6,26

350.000

6,45

250.000

6.00

2004

577.000

6,35

350.000

6,45

277.000

5.40

2005

553.000


6,5

350.000

6,5

200.000

5.36

2006

572.700

6,32

346.00

6,5

230.000

6.15

2007

620.000

6,5


390.000

6,8

230.000

6.3

2008

560.000

6,80

326.384

-

255.000

-

2009

709.816

6,50

404.160


67,3

305.655

57,0

2010

612.984

62,5

381.768

72,0

231.220

53,0

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


2011

394.186

70,0

(Nguồn:Bộ NN&PTNT, 2010, 2011)

* Về sản xuất hạt giống lúa lai F1 và ñịnh hướng phát triển
Năng suất hạt lai ñã tăng lên ñáng kể ở Trung Quốc, Ấn ðộ và Việt Nam: ở
Trung Quốc năng suất hạt lai F1 tăng từ 410 kg/ha năm 1976 lên 669 kg/ha năm
1981; 2.252 kg/ha năm 1991 lên 2.500 kg/ha năm 1995 và 2.700 kg/ha năm
2001. Diện tích sản xuất hạt lai năm 2001 là 115.000 ha (Yuan L.P.,2002) [71].
Cùng thời gian này năng suất hạt lai F1 ở Việt Nam ñạt 320 kg/ha năm 1992 lên
1.751 kg/ha năm 1996; 2.200 kg/ha năm 1998; năm 2001 diện tích sản xuất hạt
lai được mở rộng tới 1400 ha với năng suất bình quân 2.250 kg/ha, tại đồng
bằng sơng Cửu long đã đạt 3.000 kg/ha (trên diện tích 5 ha). Vụ ðơng xn năm
2002 diện tích sản xuất hạt lai mở rộng nhanh tại Nam Trung bộ, Tây Ngun,
đồng bằng sơng Cửu long, đã có những điển hình năng suất cao trên ruộng sản
xuất hạt lai F1 với các tổ hợp Nhị ưu 838 và Bác ưu 903. Tăng năng suất trên
ruộng sản xuất hạt lai F1 là vơ cùng quan trọng vì sẽ hạ được giá thành hạt lai,
góp phần giảm chi phí sản xuất lúa lai thương phẩm. Trong vụ ðông Xuân năm
2011 diện tích sản xuất hạt lai F1 đạt 1.353 ha, thấp hơn so với vụ ðX năm
trước trên 600 ha, trong đó các tổ hợp lúa lai hai dịng là 115 ha, các tổ hợp lúa
lai 3 dòng là 1.238 ha. Hai tỉnh có diện tích sản xuất hạt lai F1 lớn nhất là tỉnh
Quảng Nam 304 ha, ðắc Lắc 471 ha, chiếm gần 60% diện tích cả nước, trong đó
chủ yếu là các tổ hợp lúa lai ba dịng.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất hạt lai F1 trên quy mô lớn
như Công ty Cường Tân, Công ty GCT TW, Công ty GCT miền Nam, Công ty
CP kỹ thuật cao Hải Phòng, cơ cấu sản lượng hạt lai F1 theo các thành phần
kinh tế như sau: Các Cơng ty cổ phần (Trung ương, địa phương) chiếm khoảng
60%; Các Doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nước ngồi chiếm khoảng 30%
và các đơn vị sự nghiệp KHKT (Viện nghiên cứu, Trung tâm giống, Trung tâm
khuyến nông các tỉnh) chiếm khoảng 10% [5]..
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


16


Tại nước ta các vùng sản xuất giống F1 thuận lợi bước ñầu ñược xác ñịnh
như Quảng Nam, ðắc Lắc trong vụ xuân và một số tỉnh phía Bắc như Lào Cai,
n Bái, Nam ðịnh, Hải Phịng, Thanh Hóa, Thái Nguyên trong vụ mùa… tạo
thuận lợi cho sản xuất hạt giống lúa lai đạt hiệu quả cao.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

17


×