Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Gió trên địa cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.53 KB, 43 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Gió trên địa cầu” là kết quả nghiên cứu đầu tiên của tôi trong thời
gian học tập tại khoa Địa lí trường Đại Học Vinh. Để hoàn thành đề tài này,
ngoài sự cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ của giảng viên
giảng dạy mơn “địa lí tự nhiên đại cương 2”, có sự động viên, khích lệ của gia
đành và bạn bè.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên: Nguyễn Văn Đơng đã
hướng dẫn tơi hồn thành đề tài nghiên cứu này.
Là lần đầu tiên làm quen với môt đề tài nghiên cứu khoa học, trình độ bản
thân có hạn, chưa có đầy đủ nguồn tài liệu và thời gian nghiên cứu có hạn nên
bản thân khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy cơ giáo và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 01 năm 2014
Sinh viên

1


Nguyễn Thị
NgânMỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Trái Đất là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối
lượng và mật độ vật chất. Đây cũng là nơi duy nhất trên Trái Đất có sự sống, nó
là nhà của hàng triệu lồi sinh vật, trong đó có con người. Trái Đất đã được hình
thành cách đây 4,55 tỉ năm và sự sống cũng đã xuất hiện cách đây khoảng 1 tỉ
năm. Sinh quyển của Trái Đất đã có sự thay đổi đáng kể từ khi hình thành cho
đến nay.
Trái Đất là nơi tồn tại của nhiều hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng, gió,


nhiệt, ẩm,…tất cả những yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên sự đa dạng của các
yếu tố tự nhiên như đất, nước, khí hậu, sơng ngịi, cảnh quan,…các yếu tố tự
nhiên này lại có tác động trực tiếp đến cuộc sống của các sinh vật, trong đó
khơng thể khơng nói đến con người.
Gió là một hiện tượng tự nhiên có tác động đến nhiều yếu tố trong tự
nhiên. Và chính bản thân nó cũng chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố. Gió
khơng tự sinh ra bởi nó di chuyển và hoạt động theo quy luật: gió sẽ di chuyển
từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp, mà trên bề mặt Trái Đất lại có các đai
khí áp hoạt động khác nhau. Gió khơng chỉ có một hướng nhất định mà dưới tác
động của nhiều lực khác nhau thì sẽ có các hướng di chuyển khác nhau.
Trái Đất có rất nhiều loại gió, mỗi loại gió xuất phát từ những nguyên
nhân khác nhau, có thời gian hoạt động, phạm vi hoạt động và ảnh hưởng khác
nhau,…tất cả đã làm nên đặc điểm riêng biệt của từng loại gió.
Việc nghiên cứu một cách khái quát từ khái niệm, nguyên nhân chung, các
đại lượng đặc trưng, các lực tạo gió, …đặc biệt là tìm hiểu về đặc điểm của từng
loại gió trên Địa Cầu, ta có thể có cách nhìn tổng quát hơn về sự hoạt động của
các loại gió. Từ đó có thể dễ dàng giải thích các hiện tượng thời tiết và khí hậu
của các khu vực trên Trái Đất. đồng thời, việc nghiên cứu một cách khái quát

2


này sẽ tạo điều kiện cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn về từng loại gió trên
Trái Đất.
Vơi những định hướng ban đầu như vậy, thêm vào đó là sự định hướng,
giúp đỡ của giảng viên: Nguyễn Văn Đông, tôi đã chọn đề tài “ Gió trên Địa
Cầu” làm đề tài nghiên cứu của bản thân.
2.

Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài “Gió trên địa cầu”, nhằm những mục đích sau:

-

Tìm hiểu được các đặc điểm khái qt về gió trên Địa Cầu.

-

Tìm hiểu được những nét khái qt nhất về đặc điểm của các loại gió chính trên
Địa Cầu.

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu

-

Nghiên cứu các khái niện, các đặc điểm của gió trên địa cầu.

-

Nghiên cứu các đặc điểm chính của các loại gió chính hoạt động trên Địa Cầu.

4.

Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

4.1.


Gió trên Địa Cầu
Giới hạn nghiên cứu

4.2.

Đề tài chỉ nghiên cứu những nét khái quát nhất liên quan đến gió và các
loại gió trên địa cầu mà khơng có sự đi sâu nghiên cứu một khía cạnh nào của “
gió”.
5.
5.1.

Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Thu thập và đọc các tài liệu, tìm kiếm thơng tin trên tất cả các trang
internet có liên quan đến các đề tài nghiên cứu (khái quát về Trái Đất, những
nét khái quát về gió và các loại gió chính trên địa cầu,…)

5.2.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Có sự quan sát, phân tích các hiện tượng thời tiết, khí hậu để tổng hợp
thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó cịn có thu thập và xử lí
số liệu trong quá trình nghiên cứu.
3


6.

Giả thuyết khoa học
Nếu đề tài thành cơng, có nghĩa là đã nghiên cứu được những nét khái

quát về “ gió trên địa cầu”, bao gồm : khái niệm, nguyên nhân, các đại lượng đặc
trưng, nghiên cứu được các lực tạo gió,… đặc biệt là có kết quả nghiên cứu về
nguyên nhân, đặc điểm, thời gian hoạt động, phạm vi hoạt động của các loại gió
chính trên Địa Cầu thì sẽ tạo điều kiện cho chúng ta nhận thức được về các loại
gió, phạm vi ảnh hưởng, các tác động của các loại gió.Từ đó, có thể chủ động
phịng tránh, hạn chế các hậu quả mà các gió này hoạt động gây ra.
Mặt khác, việc nghiên cứu một cách khái quát về các loại gió này sẽ là cơ
sở để những nghiên cứu sau có thể đi sâu vào đặc điểm của từng loại gió.

7.

Bố cục
Ngồi phần mở đầu, kết thúc, tài liệu tham khảo, phụ lục thì bố cục của đề
tài gồm 2 chương:
Chương 1 Những nét khái quát về gió
Chương 2 Các loại gió chính trên địa cầu

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ GIÓ
1.1.

Khái quát về Trái Đất

Hình 1: Trái đất
Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh
lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối
lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên "thế giới",

"hành tinh xanh" hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu lồi sinh vật, trong đó có
con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự
sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỉ năm và sự sống xuất hiện
trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển của Trái Đất đã
có thay đổi đáng kể bầu khí quyển và các điều kiện vô cơ khác, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành
của tầng ơzơn -lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn
5


chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống. Các đặc điểm vật lí của Trái Đất
cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian
qua. Người ta hy vọng rằng Trái Đất cịn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ
năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.
Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo, chúng di chuyển từ từ
trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm qua. Khoảng 71% bề mặt Trái Đất
được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các lục địa và các
đảo; nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống, chưa từng phát hiện sự tồn tại
của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác. Lõi của Trái Đất vẫn hoạt
động được bao bọc bởi lớp manti rắn dày, lớp lõi ngoài lỏng tạo ra từ trường
và lõi sắt trong rắn.
Trái Đất tương tác với các vật thể khác trong không gian bao gồm Mặt
Trời và Mặt Trăng. Hiện nay, thời gian Trái Đất di chuyển hết 1 vòng quanh Mặt
Trời bằng 365,26 vịng nó tự quay quanh trục của chính nó. Khoảng thời gian
này bằng với một năm thiên văn tức 365,26 ngày trong dương lịch. Trục tự quay
của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,4° so với trục vng góc với mặt phẳng
quĩ đạo, tạo ra sự thay đổi mùa trên bề mặt của Trái Đất trong một năm chí
tuyến. Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, đồng thời cũng là
nguyên nhân chính của hiện tượng thủy triều đại dương, bắt đầu quay quanh Trái
Đất từ 4,53 tỷ năm trước, vẫn giữ nguyên góc quay ban đầu theo thời gian

nhưng đang chuyển động chậm dần lại. Trong khoảng từ 4,1 đến 3,8 tỷ năm
trước, sự va đập của các thiên thạch trong suốt thời kì “Cơng phá Mạnh muộn”
đã tạo ra những sự thay đổi đáng kể trên bề mặt Mặt Trăng.
Cả tài nguyên khoáng sản lẫn các sản phẩm của sinh quyển được sử dụng
để cung cấp cho cuộc sống của con người. Dân cư được chia thành hơn
200 quốc gia độc lập, có quan hệ với nhau thơng qua các hoạt động ngoại giao,
du lịch, thương mại, qn sự. Văn hóa lồi người đã phát triển tạo nên nhiều
cách nhìn về Trái Đất bao gồm việc nhân cách hóa Trái Đất như một vị thần,
niềm tin vào một Trái Đất phẳng hoặc một Trái Đất là trung tâm củacả vũ trụ, và
6


một quan điểm nhìn hiện đại hơn như Trái Đất là một mơi trường thống nhất cần
có sự định hướng.
1.2.

Khái niệm, nguyên nhân, đại lượng đặc trưng của gió

1.2.1.

Khái niệm
Dưới tác động của mặt trời, nhiệt độ mặt đất nóng dần lên, tuy nhiên
không phải nhiệt độ nơi nào cũng như nhau do khoảng cách với mặt trời, địa
hình hay loại đất đá cũng ảnh hưởng dẫn đến hiện tượng khơng khí ở một số khu
vực nóng lên. Khi nóng lên khơng khí trở nên nhẹ đi và bắt đầu bay lên cao kéo
theo hiện tượng áp suất khu vực đó trở nên thấp, khơng khí ở các khu vực xung
quanh bị đẩy đến khu vực đó do sự chênh lệch áp suất. Sự di chuyển của khơng
khí đó gọi là gió.
Như vậy, ta có thể kết luận, gió là sự chuyển động ngang của khơng khí
tương đối so với mặt đất.


1.2.2.

Nguyên nhân sinh ra gió
Nguyên nhân sinh ra gió là sự phân bố khơng đều của khí áp trên bề mặt
nằm ngang của Trái Đất. Khơng khí sẽ chuyển động từ nơi có khí áp cao đến nơi
có khí áp thấp, sự dịch chuyển đó diễn ra mãi, cho đến khi khơng cịn sự chênh
lệch áp suất theo chiều ngang mới thơi.



Khái niệm khí áp

-

Khí áp là áp suất khí quyển tại một điểm nào đó trong khí quyển. Khí áp ( P )
được đo bằng trọng lượng của cột khơng khí có tiết diện 1 cm 2 nằm bên trên kéo
dài từ địa điểm đó đến giới hạn trên của khí quyển:
P = gpz
g là gia tốc trọng trường.
p là khối lượng riêng của khơng khí.
z là chiều cao của cột khơng khí từ điểm đo khí áp đến giới hạn trên
của khí quyển.

-

Khi đo áp suất khơng khí (khí áp) người ta dùng đơn vị milimet thủy ngân
(mmHg) hay đơn vị bar.
7



-

Khí áp ở mặt nước biển trung bình bằng 760 mmHg, tương ứng với 1013,1 mb,
nếu nhỏ hơn là khí áp thấp và lớn hơn là khí áp cao.

-

Khí áp luôn luôn thay đổi theo thời gian và không gian, đặc biệt thay đổi mạnh
theo chiều cao. Ba yếu tố, gia tốc trọng trường (g), khối lượng riêng của khơng
khí (p) và bề dày của khơng khí (z), đều giảm khi chiều cao của địa điểm tăng
lên, vì vậy mà khí áp sẽ giảm theo chiều cao.


-

Sự phân bố khí áp
Sự thay đổi của khí áp theo thời gian: áp suất của khí quyển ở một điếm bất kì
nào đó trên mặt đất hay khí quyển tự do đều thay đổi theo thời gian nghĩa là nó
có thể tăng hoặc giảm và sự thay đổi đó khơng theo chu kì, ở các vĩ độ ôn đới
thay đổi mạnh hơn ở các vĩ độ nhiệt đới. Trong ngày đêm ở một địa điểm có thể
thay đổi từ 20 – 30 mb.

-

Sự phân bố khí áp tháng 1 và tháng 7 ở mực nước biển.
Tháng 1:
Khu vực xích đạo là một dải áp thấp, trong dải này có 4 vùng áp thấp
riêng biệt với các đường đẳng áp khép kín ở Nam Mĩ, Nam Phi, châu Úc và
Inđônêxia, áp suất ở tâm của vùng này thấp hơn 1010 mb.

Ở vùng áp cao á nhiệt đới hai bên bán cầu, ta thấy những xốy nghịch á
nhiệt đới được tách ra riêng biệt, có các đường đẳng áp khép kín. Ở bán cầu Bắc
có những xoáy nghịch á nhiệt đới trên Đại Tây Dương (cao áp Axoras), ở Thái
Bình Dương (cao áp Haoai). ở Nam bán cầu, có hình thành dải áp cao Nam Ấn
Độ Dương, Nam Thái Bình Dương, Nam Đại Tây Dương bị phân cách bởi dải
áp thấp trên lục địa.
Ở các vĩ độ ôn đới và á cực đới: ở bán cầu Nam là dải áp thấp kéo dài liên
tục còn ở bán cấu Bắc thì cũng có áp thấp nhưng chỉ trên đại dương.
Tháng 7:
Dải áp thấp xích đạo chuyển lên bán cầu Bắc. Trung tâm áp thấp xích đạo
trên các lục địa nóng đã vượt ra ngồi giới hạn của vùng nhiệt đới.

8


Vùng áp cao á nhiệt đới: ở bán cầu Nam, các xốy nghịch á nhiệt đới
những khơng chỉ thấy ở trên ba đại dương mà còn cả trên lục địa lạnh. Cịn ở
bán cầu Bắc, xốy nghịch chỉ có trên hai đại dương, trên các lục địa có khí áp
thấp so với mùa đông.
Vùng các vĩ độ ôn đới và á cực đới: ở bán cầu Bắc, áp thấp đại dương và
áp thấp lục địa tạo thành vòng đai áp thấp á cực đới. Ở cực Bắc, áp suất có tăng
lên nhưng không đáng kể. ở bán cầu Nam, các vùng áp thấp trong các vĩ độ á
cực đới và vùng áp cao lục địa cực Nam được phân cách nhau rõ rệt.
-

Sự phân bố khí áp theo vĩ độ: trên Trái Đất có 7 đai khí áp : 1 áp thấp xích đạo, 2
áp cao chí tuyến, 2 áp thấp ôn đới và 2 áp cao địa cực. các đại khí áp này phân
bố xen kẽ nhau từ xích đạo về hai cực.




Nguyên nhân thay đổi khí áp:

-

Nhiệt độ: nhiệt độ cao, khơng khí dãn nở, khí áp giảm. khi nhiệt độ giảm thì khí
áp tăng.

-

Độ cao: độ cao tăng, khơng khí lỗng, khí áp giảm. Độ cao giảm thì khí áp tăng.

-

Độ ẩm: độ ẩm tăng, hơi nước nhiều, khí áp giảm. độ ẩm giảm, khơng khí khơ,
khí áp tăng.
Vì khí áp có sự phân bố khơng đều nên đã sinh ra gió.

1.2.3.

Các đại lượng đặc trưng của gió



Tốc độ gió:

-

Khái niệm: là quãng đường mà gió đi được trong một đơn vị thời gian.


-

Đơn vị đo: tốc độ gió được đo bằng đơn vị mét/giây (m/s) hay kilomet/ giờ
(km/h).

+

Các cấp gió: chia làm 12 cấp (cấp gió Bơpho).
Gió êm đềm: cấp 0 có vận tốc gió nhỏ hơn 1 km/h, mặt biển phẳng lặng, mặt
đất êm đềm.

+

Gió rất nhẹ: cấp 1 có vận tốc gió từ 1-6 km/h, sóng lăn tăn, khơng có ngọn.
Chuyển động của gió thấy được trong khói.

9


+

Gió thổi nhẹ vừa phải: cấp 2 có vận tốc gió từ 7-11 km/h, sóng lăn tăn. Cảm
thấy gió trên da trần, tiếng lá xào xạc.

+

Gió nhẹ nhàng: cấp 3 có vận tốc gió từ 12-19 km/h, sóng lăn tăn lớn, lá và cọng
nhỏ chuyển động theo gió.

+


Gió vừa phải: cấp 4 có vận tốc gió từ 20-29 km/h, sóng nhỏ, bụi và giấy rời bay
lên, những cành cây nhỏ chuyển động.

+

Gió mạnh vừa phải: cấp 5 có vận tốc gió từ 30-39 km/h, sóng dài vừa phải
(1,2m). Có một chúc bọt và bụi nước, cây nhỏ đu đưa.

+

Gió mạnh: cấp 6-7 có vận tốc 40-62 km/h, biển cuồn cuộn sóng và bọt bắc đầu
có vệt, cây to chuyển động, phải có sự gắng sức khi đi ngược gió.

+

Gió mạnh hơn: cấp 8 có vận tốc gió 63 -75 km/h, sóng cao vừa phải với ngọn
sóng gẫy tạo ra nhiều bụi, các vệt bọt nước, cành nhỏ gẫy khỏi cây.

+

Gió rất mạnh: cấp 9 có vận tốc gió 76-87 km/h sóng cao (2,75 m) với nhiều bọt
nước. Ngọn sóng bắt đầu cuộn lại, nhiều bụi nước. Một số cơng trình xây dựng
bị hư hại nhỏ.

+

Gió bão: cấp 10 có vận tốc gió 88-102 km/h, sóng rất cao. Mặt biển trắng xóa
và xơ mạnh vào bờ. Tầm nhìn bị giảm, cây bật gốc, một số cơng trình xây dựng
hư hỏng.


+

Gió bão dữ dội: cấp 11 có vận tốc gió 103-117 km/h, sóng cực cao, nhiều cơng
trình xây dựng hư hỏng.

+

Gió bão cực mạnh: cấp 12 có vận tốc gió 118/132 km/h và cao hơn, các cơn
sóng khổng lồ, khơng gian bị bao phủ bởi bọt và bụi nước, biển hoàn toàn trắng
với các bụi nước. Nhìn gần cũng khơng rõ, nhiều cơng trình hư hỏng nặng.



Hướng gió:

-

Khái niệm: hướng gió là điểm ở chân trời mà từ đó gió thơi đến.

-

Các hướng gió: hướng gió gồm 16 hướng, trong đó có 4 hướng chính: bắc (B),
nam (N), đơng (Đ), tây (T), đông bắc (ĐB), đông nam (ĐN), tây nam (TN), tây
bắc (TB), bắc - đông bắc (BĐB), đông - đông bắc (ĐĐB), đông – đông nam
10


(ĐĐN), nam – đông nam (NĐN), nam – tây nam (NTN), tây – tây nam (TTN),
bắc – tây bắc (BTB), tây – tây bắc (TTB).

-

Cách biểu diễn: có hai phương pháp đó là: phương pháp phương vị và phương
pháp biểu diễn.

Hình 2: Các hướng gió chính
1.3.

Các lực tạo gió

1.3.1.

Lực građien khí áp nằm ngang (lực phát động građien khí áp)

-

Khái niệm: lực phát động građien khí áp là lực đẩy cho khơng khí chuyển động
do chênh lệch khí áp giữa hai khu vực được biểu thị bằng:
G=P là mật độ khơng khí.
dp là độ biến thiên áp suất.
dn là độ biến thiên khoảng cách.

-

Đặc điểm : Lực phát động Građien khí áp tỉ lệ thuận với Građien khí áp nằm
ngang và tỉ lệ nghịch với mật độ của khơng khí. Lực này có hướng thẳng góc với
đường đẳng áp về phía áp thấp.

11



1.3.2.
-

Lực làm lệch do sự tự quay của Trái Đất (lực Cơriơlit)
Khái niệm : là lực qn tính tác dụng lên vật, xuất hiện khi nó chuyển động
trong một hệ quy chiếu quay.

-

Đặc điểm : lực này không làm thay đổi tốc độ gió mà chỉ có tác dụng làm thay
đổi hướng gió, ở bán cầu Bắc bị lệch về phía bên phải và bãn cầu Nam bị lệch
về phía bên trái của hướng gió.

Hình 3 : lực cơriơlít trên bề mặt Trái Đất
Lực này tác động lên một đơn vị khối lượng và bằng gia tốc quay có đại
lượng là A.
A = 2w.v. sin

(cm/s2)

Trong đó: w – tốc độ góc, w =
v là tốc độ gió.
1.3.3.
-

Lực ma sát
Khái niệm : lực ma sát là một loại lực cản xuất hiện giữa các bề mặt vật chất,
chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt.
12



-

Đặc điểm : khi khơng khí chuyển động sẽ xuất hiện lực ma sát, lực này có
hướng ngược với hướng gió, nó có tác dụng làm giảm tốc độ và thay đổi hướng
gió. Lực ma sát lớn nhất ở lớp khơng khí sát mặt đất và đến độ cao trung bình
1000m (độ cao ma sát hay lực ma sát) thì lực ma sát bằng khơng. Lực này kí
hiệu là R và
R = - k.v
Trong đó : k là hệ số ma sát, hệ số ma sát bằng không ở trên ma sát, dấu
(-) thể hiện hướng của lực ma sát ngược với hướng gió.

1.3.4.
-

Lực li tâm
Khái niệm : Lực ly tâm là một lực quán tính xuất hiện trên mọi vật nằm yên
trong hệ quy chiếu quay so với một hệ quy chiếu qn tính. Nó là hệ quả của
trường gia tốc, xuất hiện trong hệ quy chiếu phi quán tính mà trong trường hợp
này là hệ quy chiếu quay. Cũng có thể hiểu lực li tâm là phản lực của lực hướng
tâm tác động vào vật đang chuyển động theo một đường cong (thành phần lực
vng góc với vận tốc và làm đổi hướng vận tốc), để giữ cho vật nằm cân bằng
trong hệ quy chiếu quay.

Hình 4 : lực li tâm

13



- Nếu khơng khí chuyển động trong các đường đẳng áp cong thì sẽ xuất
hiện lực li tâm C và
C=

(cm/s2)

Trong đó : r là bán kính của quỹ đạo chuyển động.
-

Hướng của lực li tâm ln vng góc với tiếp tuyến của quỹ đạo chuyển động
của khơng khí.
Xốy gió và các loại gió sinh ra khi khơng khí chuyển động trong các đường

1.4.

đẳng áp
1.4.1.

Xốy gió



Xốy thuận :

-

Xốy thuận là vùng áp thấp có các đường đẳng áp khép kín, áp suất giảm từ
ngồi vào trong. Gió trong xốy thuận có hướng từ ngoài vào tâm ngược chiều
kim đồng hồ ở Bắc bán cầu, theo chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu, hướng gió
theo đường xốy trơn ốc từ dưới lên trên nên trong khu vực có xốy thuận hoạt

động có nhiều mây, mưa ít, khí hậu ẩm. Riêng ở trung tâm xốy thuận có luồng
khơng khí từ trên cao hạ xuống, nhiệt độ tăng lên, trời quang mây lặng gió, gọi
là mắt xốy thuận.

-

Phạm vi xuất hiện và hoạt động

+

Xoáy thuận xuất hiện trên các vĩ độ cao : đa số được hình thành trên frơng cực,
khi mới hình thành ở phía tây, phát triển và di chuyển theo hướng đông – đông
nam ở bán cầu Bắc và hướng đông – đông bắc ở bán cầu Nam và tan đi ở đấy.
frông già tan đi, frông trẻ lại xuất hiện liên tục tạo thành những chuỗi xoáy thuận
nối tiếp nhau và hình thành ở các vĩ độ 60 – 650 một vành đai áp thấp động lực.

+

Xoáy thuận xuất hiện ở các vĩ độ thấp (5 – 20 0) (được gọi là xoáy thuận nhiệt
đới hay bão nhiệt đới) : xốy thuận nhiệt đới chỉ được hình thành trên các đại
dương, khi tràn vào lục địa, do ảnh hưởng của ma sát lớn nên chúng sẽ tan
nhanh. Nơi có xốy thuận nhiệt đới hoạt động thì có gió lớn kèm theo mưa
nhiều, thường xảy ra những thiên tai lớn. trung bình hằng năm trên Trái Đất có
14


tới 70 cơn bão nhiệt đới xuất hiện ở bán cầu mùa hạ và mùa thu, mùa đông hầu
như không có.
Xốy thuận nhiệt đới xuất hiện ở những vùng sau : ở bán cầu Bắc bao
gồm vùng biển Hoàng Hải, quần đảo philippin, tây Thái Bình Dương đến 170 0

kinh tuyến đơng, đơng Thái Bình Dương – từ mehico về phía tây, …ở bán cầu
Nam bao gồm vùng Thái Bình Dương từ Tân ghinê đến phía tây và bắc
Ơxtraylia đến quần đảo Capca, vùng Ấn Độ Dương,…


Xoáy nghịch

-

Xoáy nghịch là các vùng áp vùng áp cao có các đường đẳng áp khép kín, hướng
của gradien khí áp từ trong ra ngồi theo đường xốy trơn ốc (ở bán cầu Bắc
theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam ngược chiều kim đồng hồ). Trong khu
vực hoạt động của xoáy nghịch thời tiết trong sáng, mây khó hình thành, mưa ít,
khí hậu khô.

-

Vùng á nhiệt đới hai bên bán cầu ở các vĩ độ 30 – 35 0 , các xoáy nghịch tồn tại
quanh năm trên các đại dương. Trên các lục địa lạnh vào mùa đơng cùng xuất
hiện các xốy nghịch, như trên các lục địa Á – Âu – Bắc Mĩ…
Hồn lưu trong xốy nghịch đóng vai trị quan trọng trong việc điều hòa,
phân bố lại nhiệt và ẩm trên bề mặt đất.

1.4.2.

Các loại gió sinh ra khi khơng khí chuyển động trong các đường đẳng áp



Trường hợp các đường đẳng áp song song ( gió địa chuyển)


-

Gió địa chuyển khơng có ma sát
Khi gió ở độ cao trên mực ma sát thì có hai lực tham gia là lực phát động
Gradien khí áp (G) và lực Cơriơlit (A), hai lực này cân bằng nhau, khơng khí
chuyển động dưới dạng thẳng đều, khơng có ma sát, chuyển động đó dọc theo
các đường đẳng áp thẳng và song song gọi là gió địa chuyển.
Hướng : từ áp cao về áp thấp, sau khi chuyển động thì nó chịu tác động
của lực Cơriơlit.

-

Gió địa chuyển có ma sát

15


Khi gió ở trong lớp ma sat thì có ban lực tham gia, ngồi lực Cơriơlit (A),
lực Gradien khí áp (G) thì cịn có lực ma sát, ba lực này cân bằng nhau tạo nên
hướng gió khơng trùng với đường đẳng áp mà cắt đường đẳng áp, lệch về phía
áp thấp tạo với hướng của lực Gradien khí áp một góc
khơng khí sát mặt đất

= 600,

nhỏ hơn 900. Ở lớp

ngồi biển lớn hơn trong lục địa và


tăng theo chiều cao, đến mực ma sát nó gần bằng 90 0 và hướng gió trùng với
hướng gió địa chuyển.


Trường hợp các đường đẳng áp cong (gió địa xốy)

-

Gió địa xốy khơng có ma sát
Gió ở độ cao trên mực ma sát sẽ có ba lực tham gia đó là lực phát động
Gradien khí áp (G), lực Cơriơlit (A) và lực li tâm (C), ba lực này cân bằng nhau
tạo nên hướng gió luôn luôn là tiếp tuyến của đường đẳng áp cong, vng góc
với lực phát động Gradien khí áp và lệch về phía bên phải của nó ở bán cầu Bắc
và bên trái của bán cầu Nam.

-

Gió địa xốy có ma sát
Gió ở trong lớp ma sát sẽ có đầy đủ bốn lực tham gia, đó là lực phát động
Gradien khí áp (G), lực Côriôlit (A), lực ma sát (R), và lực li tâm (C). Bốn lực
này cân bằng nhau tạo nên hướng gió khơng phải là tiếp tuyến của đường đẳng
áp, mà nó cắt đường đẳng áp, lệch về phía áp thấp, tạo với hướng của lực
Gradien khí áp một góc nhỏ hơn 900, lực Cơriơlit và lực li tâm vng góc với
hướng gió. Trong trường hợp các đường đẳng áp cong khép kín có tâm là áp
thấp hay áp cao thì đó chính là xốy thuận và xốy nghịch.

16


CHƯƠNG 2 CÁC LOẠI GIĨ CHÍNH TRÊN ĐỊA CẦU

2.1. Gió đối lưu nhiệt
2.1.1. Tầng đối lưu
Tầng đối lưu là phần thấp nhất của khí quyển, của một số hành tinh. Phần
lớn các hiện tượng mà con người gắn với thời tiết hàng ngày diễn ra ở tầng đối
lưu. Đặc trưng của tầng này thể hiện ở các dòng đối lưu của khơng khí nóng từ
bề mặt bốc lên cao và lạnh đi. Hiện tượng đối lưu đã mang lại tên gọi cho tầng
này.
Tầng đối lưu bắt đầu từ bề mặt Trái Đất mở rộng ra đến độ cao 20 km (12
dặm) ở các vùng nhiệt đới, giảm tới khoảng 11 km ở các vĩ độ trung bình, ít hơn
7 km (4 dặm) ở các vùng cực về mùa hè còn trong mùa đơng là khơng rõ ràng.
Lớp khí quyển này chiếm khoảng 80% tổng khối lượng của tồn bộ khí
quyển, gần như tồn bộ hơi nước và xon khí (aerosol). Trong khu vực tầng đối
lưu thì khơng khí liên tục luân chuyển và tầng này là tầng có mật độ khơng khí
lớn nhất của khí quyển Trái Đất. Nitơ và ơxy là các chất khí chủ yếu có mặt
trong tầng này.
Tầng đối lưu nằm ngay phía dưới tầng bình lưu. Phần thấp nhất của tầng
đối lưu, nơi ma sát với bề mặt Trái Đất ảnh hưởng tới luồng khơng khí, là lớp
ranh giới hành tinh. Lớp này thông thường chỉ dày từ vài trăm mét tới 2 km (1,2
dặm), phụ thuộc vào địa mạo và thời gian của ngày. Ranh giới giữa tầng đối lưu
và tầng bình lưu, được gọi là khoảng lặng đối lưu, là nghịch chuyển nhiệt độ.
Tầng đối lưu được chia thành 6 khu vực luồng luân chuyển theo đới, gọi
là các quyển hoàn lưu. Các quyển hồn lưu này chịu trách nhiệm cho hồn lưu
khí quyển và tạo ra các hướng gió thịnh hành.
Nguyên nhân các biến đổi nhiệt độ trong tầng đối lưu là do nhiệt độ được
xác định bởi bức xạ nhiệt từ mặt đất ngược trở lại khơng khí. Mặc dù tia
nắng Mặt Trời tiếp xúc với phần khơng khí ở trên cao trước, nhưng khơng
khí khá trong suốt nghĩa là nó hấp thụ rất ít năng lượng của tia nắng.

17



Đỉnh tầng đối lưu đánh dấu giới hạn của tầng đối lưu và nó được nối tiếp
bằng tầng bình lưu. Nhiệt độ ở phía trên đỉnh tầng đối lưu lại tăng lên chậm cho
tới cao độ khoảng 50 km.
2.1.2. Đặc điểm gió đối lưu nhiệt
- Nguyên nhân và đặc điểm:
Nếu bề mặt Trái Đất đồng nhất thì khơng có sự chênh lệch nhiệt theo
chiều ngang, và các mặt đẳng áp phân bố ở các độ cao khác nhau đều song song
với mặt chuẩn thủy, gradien khí áp nằm ngang sẽ bằng khơng và gió cũng xuất
hiện.
Nhưng trong thực tế, bề mặt Trái Đất khơng đồng nhất, thậm chí trong
một phạm vi nhỏ tính chất vật lí của bề mặt đệm ở những vùng khác nhau cũng
rất khác nhau, nên khả năng hấp thụ và bức xạ năng lượng nhiệt dung cũng
khơng giống nhau. Kết quả là sự nóng lên hay lạnh đi của chúng cũng rất khác
nhau. Trong mỗi địa phương thường có những vùng nóng và lạnh xen kẽ nhau,
nên vùng nóng có khơng khí nóng thống trị, vùng lạnh có khơng khí lạnh thống
trị.
Khối khơng khí nóng có bậc thang khí áp lớn, có nghĩa là vùng nóng áp
suất giảm chậm theo chiều cao. Khối khơng khí lạnh có bậc thang khí áp nhỏ, vì
vậy áp suất của vùng lạnh sẽ giảm nhanh hơn. Kết quả của sự phân bố nhiệt
không đều ở mặt đất sẽ đưa đến sự phân bố lại các bề mặt đẳng áp. Ở vùng
nóng, dưới thấp mặt đẳng áp lõm xuống, trên cao lồi lên cịn ở vùng lạnh thì
ngược lại. Như vậy, gradien khí áp nằm ngang xuất hiện ở trên cao và dưới thấp
ngược hướng nhau, và gió theo chiều ngang cũng được xuất hiện tuân theo quy
luật phân bố áp suất theo chiều ngang và lôi kéo sự chuyển động của khơng khí
theo chiều thẳng đứng phát triển. Ở vùng nóng khơng khí chuyển động đi lên và
ở vùng lạnh chuyển động đi xuống với tốc độ khoảng 10 m/s có khi tới 20 m/s.
Qúa trình này sinh ra gió đối lưu nhiệt.
-


Phạm vi hoạt động và ảnh hưởng:

18


Gió đối lưu nhiệt thường xảy ra trong một khối khí địa phương về mùa
nóng trên các lục địa, vào nửa ngày buổi chiều.
Khi có gió đối lưu thì mây tích (có dạng khối riêng biệt đỉnh trắng, sáng,
chân màu xám giữ màu xanh da trời, độ cao chân mây khoảng 0,3 km, đỉnh 3 -4
km hình vịm) hay mây vũ tích (đỉnh rất cao, có thể tới lớp trên cùng của tầng
đối lưu màu trắng – sáng trong như nhiều quả núi lớn chất đống, chân mây đen
kịt) hình thành ở các vùng nóng và thường có mưa dơng, còn gọi là mưa đối lưu.
Mưa đối lưu là mưa rơi phần lớn từ mây vũ tích hình thành bởi dòng đối lưu,
thường là mưa rào, với lượng mưa khá lớn trong thời gian ngắn. Mưa đối lưu có
thể xuất hiện vào mùa xuân (tháng 3, 4) ở Miền Bắc khi frông lạnh về, kèm theo
dông hoặc mưa đá (nhất là ở miền núi). Vào mùa hè, Mưa đối lưu thường ứng
với dơng nhiệt.
Hiện tượng gió đối lưu nhiệt sẽ bị tiêu tan sau những cơn mưa dông giữ
dội, hoặc những trận gió mạnh làm cho sự chênh lệch nhiệt ở mặt đất giảm đi,
gió dừng lại.
2.2. Gió Bơri
- Khái niệm:
+ Gió Bơri là loại gió có chu kì một ngày đêm. Ban ngày gió thổi từ trên
mặt nước vào mặt đất, ban đêm ngược lại, gió thổi từ mặt đất lên trên mặt nước.
Loại gió xảy ra trên các bờ biển , người ta gọi là gió đất, gió biển.
+ Gió biển: Ban ngày, cả mặt đất và mặt biển hấp thụ năng lượng mặt
Trời như nhau. Nhưng do khả năng hấp thụ nhiệt của mặt đất nhanh hơn, và
nhiệt dung riêng của đất cũng thấp hơn nên nhiệt độ mặt đất cao hơn nhiệt độ
mặt


biển.

Như vậy, áp suất khơng khí trên mặt đất sẽ thấp hơn (do nhiệt độ cao, khơng khí
nở ra nhiều hơn). Do đó áp suất khí trên mặt biển cao hơn. Từ đó hình thành
luồng khí thổi từ biển vào đất liền, gọi là gió biển.

19


+ Gió đất : Ban đêm thì ngược lại, cả mặt biển và mặt đất đều tỏa nhiệt ra
môi trường. lúc này do khả năng tỏa nhiệt tốt, nhiệt dung riêng lại thấp nên mặt
đất lại giảm nhiệt độ nhiều hơn, nhiệt độ thấp hơn mặt biển.
Như vậy ban đêm, khơng khí ở đất liền lạnh hơn (áp cao) so với khơng
khí mặt biển (áp thấp). Lại hình thành luồng khí ngược lại, thổi từ đất liền ra
ngồi biển, gọi là gió đất.
-

Ngun nhân:
Ngun nhân hình thành gió Bơri là do sự khác nhau về tính chất vật lí
giữa đất và nước, dẫn tới sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất của khơng khí trên
mặt đất và mặt nước.
Ban ngày mặt đất nóng hơn mặt nước nên có đối lưu phát triển, trên mặt
đất khơng khí chuyển động đi lên, áp suất hạ xuống, trong khi đó trên mặt biển
lạnh hơn, áp suất cao, khơng khí tràn vào bờ theo hướng của Gradien khí áp để
bù đắp cho khơng khí đã được nâng lên tạo thành gió biển, cịn trên cao, q
trình ngược lại, khơng khí từ bờ chuyển ra biển rồi lại chuyển động đi xuống tạo
thành vòng tuần hồn kín.

-


Ban đêm hiện tượng ngược với ban ngày, nước có nhiệt dung lớn và bức xạ kém
so với mặt đất nên nhiệt độ của nước hạ xuống chậm hơn đất, do đó nước nóng
hơn, khơng khí bốc lên cao, áp suất hạ xuống, khơng khí trên bề mặt đất tràn ra
biển thành gió đất, trên cao gió từ biển thổi vào và chuyển động đi xuống tạo
thành vòng tuần hồn kín.

-

Đặc điểm:
Gió Bơri thường thấy ở các miền bờ biển, bờ các hồ lớn, có khi cả trên
bờ các con sơng lớn.
Gió biển và gió đất đổi hướng cho nhau vào thời gian gần trưa (khoảng 10
giờ) và gần nửa đêm (22 giờ).
Gió Bơri có bề dạy khoảng vài trăm mét, ở phía trên thì khơng khí di
chuyển theo hướng ngược lại (phản Bơri) tạo thành với Bơri một vịng tuần hồn

20


khép kín. Bơri tràn vào sâu trong lục địa khơng quá 10 km và thường phát triển
mạnh vào mùa hạ, mạnh nhất vào những thời gian có thời tiết quang mây.
Phạm vi của gió biển thổi vào đất liền chỉ từ 20 – 50 km và có khác nhau
theo mặt đất. Gió biển ở bờ biển mát, nên gió biển có thể làm giảm sự tăng cao
của nhiệt độ khơng khí buổi trưa. Sau khi gió biển vào đất liền, sẽ tương đối ẩm,
nhưng vẫn duy trì đặc trưng mới mẻ của nó.

Hình 5: Gió biển và gió đất
2.3. Gió núi – thung lũng
Trong hệ thống các núi thường thấy có gió thay đổi hướng theo chu kì
một ngày đêm, loại gió này gọi là gió núi – thung lũng.

-

Nguyên nhân:
Nguyên nhân sinh ra gió này là do sự chênh lệch nhiệt độ ở cùng độ cao
của khơng khí ở sườn núi và trên thung lũng.
Ban ngày sinh ra Gradien khí áp nằm ngang hướng từ thung lũng đến
sườn núi, khơng khí trên sườn núi nóng hơn nên bốc lên cao, khơng khí ở thung
lũng lạnh, theo hướng Gradien khí áp nằm ngang tràn lên sườn núi và đi lên gọi
là gió thung lũng.

21


Ban đêm sườn núi bức xạ mạnh hơn nên bị lạnh đi nhiều, hiện tượng xảy
ra ngược lại với qua trình diễn ra ban ngày, gió trên đỉnh núi tràn xuống gọi là
gió núi.
-

Đặc điểm:
Ban ngày gió thổi từ trung tâm thung lũng theo sườn núi đi lên. Ban đêm
gió thổi theo sườn núi đi xuống, dọc thung lũng tràn về đồng bằng, chiều dày
của gió này có thể lên tới vài km, tốc độ gió mạnh có khi đạt tới 10 cm/s và lớn
hơn.
Gió thung lũng thương oi bức (nóng ẩm), gió núi mát dịu hơn.
Cần phân biệt gió núi – thung lũng với loại gió núi chỉ thổi một chiều từ
trên núi xuống suốt cả ngày đêm, đây là loại gió lạnh thổi từ trên các đỉnh núi có
băng bao phủ, thường được gọi là gió băng, ban đêm thổi mạnh hơn vì cùng hợp
lực với gió núi, cịn ban ngày yếu hơn vì bị gió thung lũng cản trở, trong trường
hợp này ban ngày thường xuất hiện sương mù ở những vùng giao nhau của hai
luồng không khí.

2.4. Gió fơn
- Khái niệm:
Những đợt gió khơ nóng thổi từ trên núi xuống gọi là gió fơn.
Trong khí tượng có hiện tượng gió vượt đèo được gọi là "Fơn" (foehn): từ
bên kia núi gió thổi lên (anabatic wind), khơng khí bị lạnh dần đi rồi ngưng kết
nên chút bớt ẩm nhưng cũng thu thêm nhiệt do ngưng kết toả ra, sau khi qua
đỉnh gió thổi xuống (katabatic wind) bên này núi, nhiệt độ của nó tăng dần lên
do quá trình khơng khí bị nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này gió trở
nên khơ và nóng hơn. Núi càng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn. (thí dụ với dãy
núi cao 3km, nhiệt độ khơng khí bên kia núi là 10oC, sang chân núi bên này
nhiệt độ đã lên tới 18oC, theo Nicholas M. Short, NASA).
Hiện tượng trên mỗi địa phương gọi mỗi tên khác nhau, "Fơn" là cách gọi
ở Nam Mỹ, ở tây nam nước Mỹ là "chinook", ở vùng giữa Alma-Ata và Frunze

22


(Liên xô cũ) là "kastek", ở Việt Nam ta gọi là "gió Lào" (vì thổi từ Lào sang)
hay gió tây khơ nóng (gió có thể lệch tây).
-

Đặc điểm:
Trong các đợt gió fơn mạnh , nhiệt độ có khi lên rất cao, độ ẩm tương đối
giảm mạnh, có khi đạt đến giá trị rất thấp. Thời gian hoạt động của những đợt
gió fơn có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ba ngày.
Gió fơn có thể xuất hiện ở hệ thống núi dài, cao bất kì nơi nào, khi hai bên
dãy núi có sự chênh lệch lớn về áp suất, các dịng khơng khí phải vượt qua sống
núi di chuyển từ nơi áp cao đến áp thấp.
Khi sườn núi đón gió chúng khơng thể rẽ ngang được, bắt buộc phải vượt
qua sống núi.Ở sườn đón gió, khơng khí chuyển động đi lên, nhiệt độ hạ xuống

theo đoạn nhiệt (0,60C/100m), không khí bị lạnh đi, nhiệt độ xuống dưới điểm
sương, sự ngưng kết hơi nước được diễn ra, mây hình thành và mưa rơi xuống từ
các đám mây bên sườn đón gió. Khi các dịng khơng khí vượt qua sống núi sang
sườn khuất gió, hơi nước đã giảm nhiều, bắt đầu chuyển động đi xuống và nhiệt
độ tăng theo đoạn nhiệt khơ (10C/100m) nên độ ẩm tương đối hạ xuống. Vì vậy
mà ở sườn phía sau có gió nóng và khơ.
Có trường hợp gió fơn xảy ra ở cả hai bên sườn núi, nghĩa là cả hai bên
đều có gió từ núi đi xuống khơ và nóng, trường hợp này chỉ xảy ra khi có khí
xốy nghịch thống trị bên trên như ở Capcadơ, Subơ,…
Vì đặc điểm của fơn như vậy nên ở những vùng có gió fơn hoạt động
thường bị khô hạn, cường độ bốc hơi khả năng rất lớn.

23


Hình 6: Gió fơn
-

Gió fơn ở Việt Nam:
Gió tây thổi từ tây qua đơng dãy Trường Sơn gây ra gió khơ nóng chủ yếu
ở khu vực miền Trung nước ta, thường xảy ra vào tháng 4, 5 và 6 hàng năm,
thành từng đợt, kéo dài trong nhiều ngày. Thời tiết trong những ngày này rất
khơ, độ ẩm có khi xuống 30%, và nóng, nhiệt độ có khi lên tới 43 độ C, bầu trời
khơng một gợn mây, trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa, cây
cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả
hoạn. Các nơi khác ở nước ta cũng có gió khơ nóng, song mức độ thấp hơn so
với Trung bộ, nên để định lượng hố hiện tượng gió khơ nóng các nhà khí tượng
nước ta đưa ra chỉ tiêu: ngày có nhiệt độ >35 độ C, độ ẩm <= 50% được xem là
ngày có gió khơ nóng.
2.5. Gió mùa

- Khái niệm:



Theo quan điểm nhiệt học.
+ Halây (1686): Gió mùa là cơ chế nhiệt của mặt đất
Ơng giải thích, trong mùa đơng lục địa nguội lạnh hình thành những miền
cao áp, nhiệt và khơng khí lạnh đặc hơn khơng khí nóng, ngược lại áp suất giảm
24


trong khơng khí nóng và nhẹ trên đại dương. Vì vậy, dịng khí chuyển động từ
miền áp cao trên đất liền tới miền áp thấp trên biển. Mùa hạ một dịng khí ngược
hướng chuyển động từ biển tương đối lạnh vào đất liền bị đốt nóng.
+ Bơơ (1944): Gió mùa là sự thay đổi nhiệt theo mùa khơng có cùng
hướng thịnh hành.
+ Sechac (1948): Gió mùa là sự thay đổi nhiệt trong khí quyển tự do giữa
mùa đơng và mùa hạ phù hợp với sự thay đổi hướng của nó.
+ Phlơn (1951): Gió mùa là sự thay đổi có tính chất chu kỳ của hướng gió
mặt đất và trên cao, là kết quả dao động bình thường của các đới hồn lưu hành
tinh.
 Theo quan điểm khí tượng học:

I.I cơ: Bất kì dịng khơng khí nào vượt qua xích đạo và lêch hướng đều
gọi là gió mùa, khác dịng tín phong khơng chuyển qua xích đạo và khơng lệch
hướng.
 Theo quan điểm động lực học:

Do sự tương phản về khí áp giữa lục địa và đại dương, giữa lục địa bán
cầu Bắc và bán cầu Nam theo mùa làm phát sinh ra một loại gió chuyển động từ

áp cao đến áp thấp theo mùa có hướng ngược nhau gọi là gió mùa.
Như vậy, gió mùa là dịng khơng khí cố định theo mùa, hướng gió thịnh
hành thay đổi mạnh từ mùa đông sang mùa hạ và từ mùa hạ sang mùa đơng.
-

Đặc điểm:
Hướng gió thịnh hành của mùa đơng ngược với hướng gió của mùa hạ,
nghĩa là ở mỗi khu vực gió mùa, gió mùa mùa đơng và gió mùa mùa hạ sẽ có
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×