Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đường lối chỉ đạo của đảng hội nghị BCHTW lần thứ 8 (51941) là đường lối chỉ đạo cách mạng của đảng cộng sản việt nam, tư tưởng về các vấn đề hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.99 KB, 20 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trên cơ sở kế thừa thành quả các nhà nghiên cứu và đặc biệt được quý
thầy cô đã tận tình giảng dạy trang bị cho tơi những kiến thức và kinh nghiệm
quý giá trong quá trình học tập đó là những kiến thức quan trọng khi tơi bước
vào đời.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo – TS. Phan Quốc
Huy – là người tận tình trực tiếp hướng dẫn cho tơi hồn thành đề tài này.
Tuy nhiên do khả năng và trình độ còn nhiều hạn chế, cùng với thời gian
ngắn đề tài khơng thể khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp
ý giúp đỡ của q thầy cơ!
Tơi xin chân thành cảm ơn!

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do lý luận
Đường lối chỉ đạo của Đảng tại Hội nghị BCHTW lần thứ 8 (5/1941) là
đường lối chỉ đạo kịp thời, sáng tạo và đúng đắn của Đảng ta. Đường lối đó
khơng chỉ phù hợp với một giai đoạn lịch sử mà nó cịn là kim chỉ nam cho sự
vận động vào việc đánh giá giải quyết các vấn đề của nước ta hiện nay.
1.2. Lý do thực tiễn
Nước ta đang đứng trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại và quốc tế
hóa. Trong bối cảnh đó Việt Nam có được nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, an ninh quốc phịng. Nước ta phấn đấu, nổ lực đến năm 2020 về
cơ bản trở thành nước cơng nghiệp. Tuy nhiên đó là một chặng đường gian lao
thách thức. Đường lối chỉ đạo của Đảng tại Hội nghị TW lần thứ 8 (5/1941) có ý
nghĩa thiết thực cho giải quyết các vấn đề hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Tìm hiểu về đường lối chỉ đạo của Đảng tại Hội nghị BCHTW lần thứ 8


từ đó vận dụng những đường lối chỉ đạo đó để giải quyết các vấn đề hiện nay,
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.2. Nhiệm vụ
2.2.1. Nghiên cứu, phân tích nét sáng tạo, đúng đắn kịp thời của HNTW
lần thứ 8.
2.2.2. Nêu được ý nghĩa của Hội nghị BCHTW lần thứ 8 từ dó tìm cách
áp dụng đường lối chỉ đạo của Đảng tại HNBCHTW 8 (5/1941) để giải quyết
các vấn đề hiện nay.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi tập trung nghiên cứu trong
“Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” và một số nguồn tư liệu
khác dưới góc đọ của phần lịch sử và triết học.
Đề tài nghiên cứu tìm hiểu “Đường lối chỉ đạo của Đảng tại Hội nghị
BCHTW lần thứ 8 (5/1941) và việc vận dụng giải quyết các vấn đề hiện nay”.
4. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sơ nghiên cứu
Cơ sở nghiên cứu vấn đề “Đường lối chỉ đạo của Đảng Hội nghị BCHTW
lần thứ 8 (5/1941) là đường lối chỉ đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam, tư tưởng về các vấn đề hiện nay.
4.2. Phương pháp
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng tổng hợp những
phương pháp sau:
- Phương pháp logic và lịch sử
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận

5. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài
Đường lối chỉ đạo của Đảng tại HNBCHTW lần thứ 8 (tháng 5/1941) là
đường lối chỉ đạo kịp thời, sáng tạo và đúng đắn của Đảng ta. Đường lối đó
khơng chỉ phù hợp với một giai đoạn lịch sử mà còn là làm kim chỉ nam cho sự
vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề hiện nay.

3


Trong tình hình hiện nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách sâu sắc về
đường lối chỉ đạo của hội nghị BCHTW lần thứ 8 và việc vận dụng để giải quyết
các vấn đề hiện nay là một vấn đề cần thiết. Thơng qua đề tài, tơi mong muốn
đóng góp một phần nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề hiện nay.
6. Quan điểm nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng tổng hợp các quan
điểm nghiên cứu sau:
- Quan điểm lịch sử viễn cảnh
- Quan điểm triết học
- Quan điểm tổng hợp

4


B. NỘI DUNG
I. Đường lối chỉ đạo của Đảng tại hội nghị BCHTW lần thứ 8
Hội nghị tiến hành từ ngày 10 đến 19/5/1941 tại rừng Khuẩn Nậm, Pác Bó
(Cao Bằng) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
1.1. Hồn cảnh lịch sử
1.1.1. Tình hình quốc tế
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

Ngày 1/9/1939, Phát xít Đức tân công Ba Lan, hai ngày sau Anh và Pháp
tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùn nổ. Phát xít Đức lần
lượt chiếm các nước Châu Âu. Đế quốc Pháp lao vào vòng chiến. Mặt trận nhân
dân Pháp tan vở. Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngồi vịng pháp luật.
Tháng 6/1946, Đức tấn cơng Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Ngày
22/6/1941, quân Phát xít Đức tấn cơng Liên Xơ, tính chất chiến tranh đế quốc
chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xơ làm trụ cột với
các lực lượng Phát xít do Đức cầm đầu.
- Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến
nước ta. Thực dân Pháp tăng cường đàn áp lực lượng cộng sản và tiến bộ trong
nước và ở các nước thuộc địa.
1.1.2. Tình hình trong nước
Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến
Đông Dương và Việt Nam. Ngày 28/9/1939. Tồn quyền Đơng Dương ra Nghị
định cấm tuyên truyền Cộng sản, cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu Cộng sản, đặt
Đảng cộng sản Đông Dương ra ngồi vịng pháp luật, giải tán các hội hữu ái
nghiệp đoàn tịch thu tài sản của các tổ chức đó, đóng cửa các tờ báo nhà xuất
bán, cấm hội họp và tụ tập đông người.
5


Trong thực tế, ở Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp đã thi hành
chính sách thời chiến rất trắng trợn. Chúng phát xít hóa tồn bộ máy thống trị,
thắng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân, tập trung lực lượng đánh
vào Đảng cộng sản Đông Dương. Hàng nghìn cuộc khám xét bất ngờ diễn ra
khắp nơi. Một số quyền tự do dân chủ đã giành được trong thời kỳ 1936 – 1939
bị thủ tiêu. Chúng ban bố lệnh tổng động viên, thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ
huy” nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh của Đế
quốc. Hơn bảy vạn thanh niên bị bắt sang Pháp để làm bia đỡ đạn.
Lợi dụng Pháp thua Đức, ngày 22/9/1940 Phát xít Nhật đã tiến vào Lạng

Sơn và đổ bộ Hải Phòng. Ngày 13/9/1940 tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu
hàng Nhật. Từ đó, nhân dân ta chỉ một cổ hai trịng áp bức bóc lột của Pháp –
Nhật. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta vớ đế quốc, phát xít Pháp – Nhật trở nên gay
gắt hơn bao giờ hết.
Trước tình hình đó Nguyễn Ái Quốc đã về nước và trực tiếp lãnh đạo cách
mạng Việt Nam. Người chủ trì hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 8, từ
ngày 10-19/5/1945 tại Khuội Nậm – Pắc Bó - Cao Bằng với sự tham gia của đại
biểu xứ ủy Bắc Kỳ, Trung kỳ, các đồng chí: Trường Chinh, Hồng Văn Thụ,
Hồng Quốc Việt ...
1.2. Nội dung của Hội nghị
Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của chiến tranh thế giới thứ hai
và căn cứ vào tình hình cụ thể ở trong nước, Ban chấp hành Trung ương đã
quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược sau:
- Hội nghị xác định:
+ Nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu: Ban chấp hành Trung ương
nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là
mâu thuẫn dân tộc ta với bọn đế quốc, phát xít Pháp, Nhật. Bởi “trong lúc này
nếu khơng giải quyết vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do

6


cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi
kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi
lại được”.
+ Kẻ thù chính là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
- Trên cơ sở bổ sung và phát triển những quyết định của Hội nghị TW6 và
hội nghị TW7, hội nghị Trung ương 8 đã có chủ trương sau:
+ Ban chấp hành TW quyết định tạm gác lại khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ,
chia ruộng đất cho nhân dân cày” thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của

bọn đế quốc và Việt gian cho dân cày nghèo”, chia lại ruộng đất công cho cồng
bằng và giảm tơ, giảm tức”..
+ Giải phóng dân tộc trong khn khổ từng nước ở Đông Dương.
+ Thành lập mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng
nhằm mục đích giải phóng dân tộc. Để thành lập lực lượng cách mạng đông đảo
trong cả nước, BCH TƯ quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh thay cho mặt
trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương; đổi tên các hội phản đế thành Hội
cứu quốc để vận động, thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành
phần lứa tuổi, đoàn kết bên nhau đặng cứu Tổ quốc cứu giống nòi.
+ Ban chấp hành TW xác định phương châm và hình thức khởi nghĩa ở
nước ta: “Phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vao cơ hội
thuận tiện hơn cả mà đánh bại quân thù... với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh
đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự
thắng lợi mà mở đường cho một tổng khởi nghĩa to lớn”.
+ Ban chấp hành TW cịn đặc biệt chú trọng cơng tác xây dựng Đảng
nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đồng thời chủ trương
gấp rút đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận, binh vận,
quân sự và đẩy mạnh công tác vận đông quần chúng.

7


1.3. Ý nghĩa của Hội nghị BCH TW lần thứ 8
Hội nghị TW lần thứ VIII là một sự kiện quan trọng cùng với sự ra đời
của Mặt trận Việt Minh đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và
sách lược của Đảng. Việc nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong Hội nghị
TW là sự kế tục và phát triển hoàn chỉnh hơn tư tưởng cách mạng giải phóng
của Nguyễn Ái Quốc đã đề ra trong chính cương Đảng Cộng sản Việt Nam từ
năm 1930. Tư tưởng đường lối đó trở thành ngọn cờ cách mạng phát huy tiềm
năng. Sức mạnh của dân tộc ta đứng lên đánh đổ đế quốc Pháp – Nhật, trực tiếp

góp phần quyết định thắng lợi của cách mạng tháng tám 1945.
Thể hiện sự trưởng thành trong nhận thức của Đảng về vấn đề cách mạng
ở một nước thuộc địa đã phát huy được sức mạnh toàn dân tộc trong cuộc đấu
tranh giành độc lập.
Hội nghị TW 8 có những điểm khác biệt so với Hội nghị TW6 của hội
nghị TW7.
1.4. Đánh giá
Hội nghị TW8 có những điểm khác biệt so với Hội nghị TW6 là: vận
mệnh dân tộc trở nên gay gắt hơn nên chống đế quốc trở thành nhiệm vụ duy
nhất của cách mạng Việt Nam, nhấn mạnh khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng
tâm của Đảng ta.
Ở Hội nghị TW lần thứ 7 (tháng 7/1936) tại Thượng Hải (Trung Quốc)
Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử chủ nghĩa phát xít chuẩn bị phát động
chiến tranh thế giới, quốc tế cộng sản có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược là:
Xác định nhiệm vụ trước mặt của giai cấp công nhân quốc tế chưa phải là đấu
tranh lật đổ chủ nghĩa phát xít và ngăn ngừa chiến tranh thế giới, giành dân chủ
và hịa bình, chủ trương xây dựng mặt trận nhân dân rộng rãi để tập hợp lực
lượng đấu tranh. Căn cứ vào diễn biến tình hình thế giới, trong nước và đường
lối của quốc tế cộng sản, Hội nghị xác định:

8


+ Kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương chưa phải là chủ
nghĩa đế quốc Pháp và phong kiến nói chung, mà là bọn phản động thuộc địa và
kẻ thù tay sai của chúng;
+ Mục tiêu nhiệm vụ phản động thuộc địa chống phát xít và chiến tranh
địi dân chủ, dân sinh và hịa bình. Hội nghị quyết định thành lập “Mặt trận nhân
dân phản đế Đông Dương”. Hội nghị quyết định thay đổi các hình thức tổ chức
về phương pháp đấu tranh của quần chúng, từ tổ chức bí mật đấu tranh bất hợp

pháp là chủ yếu chuyển sang tổ chức đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp
pháp là chủ yếu.
Về công tác xây dựng Đảng, Hội nghị chủ trương trong khi sử dụng hình
thức đấu tranh cơng khai hợp pháp càng ủng hộ tổ chức và cơng tác bí mật của
Đảng hơn nữa và hết sức chú trọng kết nạp Đảng viên và củng cố hàng ngũ.
Những quyết định của hội nghị BCHTW lần thứ 7 (7/1936) đánh dấu
bước trưởng thành mới của Đảng trong việc chỉ đạo chiến lược và sách lược
cách mạng Đông Dương. Trên cơ sở nắm vững mục tiêu chiến lược của cả tiến
trình cách mạng, Đảng đã định ra mục tiêu cụ thể của từng thời kỳ cách mạng
trước mắt phù hợp với những diễn biến tình hình mới, Đảng nhận thức đầy đủ
hơn vị trí về vị trí chiến lược của cơng tác mặt trận, có chủ trương linh hoạt để
tập hợp lực lượng, dù là tạm thời vào cuộc đấu tranh nhằm thực hiện mục tiêu
trước mắt Đảng lại biết lợi dụng một cách khôn khéo và đúng lúc khả năng này
đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp để đẩymạnh phong trào cách
mạng Đông Dương với cách mạng thế giới, cách mạng Đông Dương với cách
mạng Pháp, tranh thủ những điều kiện thuận lợi của tình hình thế giới để đẩy
mạnh cách mạng Đơng Dương phát triển, góp phần vào sự nghiệp cách mạng
thế giới. Những quyết định của hội nghị này phản ánh Đảng ta đã vận dụng đúng
đắn và sáng tạo đường lối của Quốc tế Cộng sản vào điều kiện cụ thể của các
dân tộc Đông Dương trong bối cảnh lúc bấy giờ.

9


Hạn chế của Hội nghị BCHTW tháng 7/1936 là chưa nêu được khẩu hiệu
thích hơp về dân tộc trong lúc còn tạm gác khẩu hiệu chiến lược đánh đổ đế
quốc Pháp giành độc lập dân tộc cho các dân tộc Đông Dương. Mặt trận thống
nhất nhân dân phản đế Đông Dương mà hội nghị thành lập chưa thích ứng với
hồn cảnh cụ thể của Đơng Dương thời kỳ này.Bởi vì u cầu đặt ra lúc này là
cần có một hình thức mặt trận rộng rãi hơn để tập hợp quần chúng đấu tranh đòi

quyền dân chủ, chống chiến tranh, chống phát xít, bảo vệ hịa bình.
Và Hội nghị TW lần thứ 8 (tháng 5/1941) là Hội nghị tiếp tục bổ sung và
phát triển và đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Hội nghị
BCHTW lần thứ 8 có đường lối chỉ đạo kịp thời, sáng tạo và đúng đắn.
Sự kịp thời đó thể hiện là: Trước tình thế nóng bỏng của tình hình thế giới
và trong nước lúc bấy giờ. Nguyễn Ái Quốc đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách
mạng Việt Nam. Người chủ trì hội nghị TW8 tại Khuội Nậm – Pác Bó.
Sự đúng đắn được thể hiện: Hội nghị đã xác định đúng đắn về mâu thuẫn
cơ bản và kẻ thù chính trong giai đoạn này. Đồng thời hội nghĩ đã có những
quyết định chủ trương đúng đắn nhằm tập trung giải quyết yêu cầu chủ yếu cấp
bách của cách mạng là giải phóng dân tộc. Cách mạng tháng 8 thắng lợi là sự kết
hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến của Hội nghị
TW8.
Sự sáng tạo được thể hiện: Bổ sung và phát triển đường lối chỉ đạo của
Hội nghị TW6 (tháng 11/1939) và Hội nghị TW7 (tháng 7/1940) để phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ.
II. Việc vận dụng để giải quyết các vấn đề hiện nay
Trước nhiều những vấn đề cần được giải quyết hiện nay thì những vấn đề
Đảng ta đặc biệt quan tâm và đặt lên hàng đầu như là: kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội, an ninh quốc phịng và ngoại giao...

10


Trên cơ sở kế thừa đường lối chỉ đạo của Đảng tại các hội nghị TW6,
TW7, đặc biệt là Hội nghị TW8. Đảng ta đã vận dụng để giải quyết các vấn đề
hiện nay như sau:
* Về kinh tế: Quá trình xu thế tồn cầu hóa, quốc tế hóa đã đặt nền kinh tế
Việt Nam trước những thách thức to lớn như khủng hoảng kinh tế thế giới,
khủng hoảng nợ công, thiếu vốn đầu tư, lạm phát tăng...

Trước đổi mới: Cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa
tập trung. Do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa va cơ chế thị trường. Nên nền
kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ khủng hoảng. Tại Đại hội VI “Cơ chế quản lý tập
trung quan liêu bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển,
làm suy yếu kinh tế XHCN”. Chính vì vậy, tại Đại hội IX của Đảng xác dịnh
“nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Kế thừa tư duy của Đại hội IX, Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm nội dung
cơ bản của định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta thể
hiện ở 4 tiêu chí sau:
+ Về mục đích phát triển: Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân
chủ văn minh”.
+ Về phương hướng phát triển: phát triển nền kinh tế với nhiều hính thức
sở hửu nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi
thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền. Phát huy tối đa nội lực
để phát triển nhanh nền kinh tế.
+ Về định hướng xã hội và phân phối: thực hiện tiến bộ công bằng ngay
trong từng bước và từng chình sách phát triển tăng trưởng kinh tế gắn chặt với
đồng bộ phát triển xã hội vì mục tiêu phát triển con người.

11


+ Về quản lý: phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân bảo đảm vai
trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh
đạo của Đảng
* Chính trị: Mục tiêu chủ yếu đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực
hiện tốt hơn dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Toàn
bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là
nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN bảo đảm quyền lực thuộc về

nhân dân.
Từ những mục tiêu chủ trương của Đảng vào xây dựng hệ thống chính trị
là:
+ Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
+ Xây dựng Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ
thống chính trị.
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta đã có nhiều đổi
mới góp phần xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm
quyền lực thuộc về nhân dân.
* Văn hóa: Tại Đại hội VI đến Đại hội X Đảng ta đã hình thành từng bước
nhận thức mới vè đặc trưng của nền văn hóa mà chúng ta cần xây dựng về chức
năng và vai trị,vị trí của nền văn hóa trong phát triển nền kinh tế - xã hội và hội
nhập quốc tế.
Đại hội VI (năm 1986) xác định khoa học kỹ thuật là một động lực to lớn
đẩy mạn quá trình phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí then chốt trong sự nghiệp
xây dựng XHCN.
Cương lĩnh năm 1991 lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt
Nam có đặc trưng: “Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” thay cho quan niệm nền

12


văn hóa Việt Nam có nội dung XHCN, có tính dân tộc, có tính Đảng và tính
nhân dân được nêu ra trước đây.
Đảng ta đã xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc
sách hàng đầu.
Đồng thời tại Hội nghị TW9 khóa IX (tháng 1/2004) xác định thêm phát
triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế, tiếp theo Đại hội X (tháng 7/2004)
đặt vấn đề bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây

dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với nhiệm vụ không ngừng nâng cao văn hóa
– nền tảng tinh thần của xã hội. Đây chính là bước phát triển quan trọng trong
nhận thức của Đảng về vị trí, của văn hóa và cơng tác văn hóa trong quan hệ với
các mặt cơng tác khác, đã làm cho mơi trường văn hóa có những chuyển biến
theo hướng tích cực, hợp tác quốc tế và văn hóa được mở rộng.
* Xã hội: Giải quyết tốt các vấn đề xã hội là một trong những chủ trương
giải phóng lớn lao nhằm phát triển kinh tế xã hội của Đảng ta trong thời kỳ đổi
mới. Những vấn đề xã hội mà Đảng ta quan tâm gồm: Dân số và nguồn lực lao
động và việc làm, giáo dục và y tế đạo đức và văn hóa, những đảm bảo về an
ninh quốc phịng và an tồn xã hội trong đời sống cá nhân và cộng đồng.
Trên cơ sở định hướng của Đảng đưa ra mục tiêu của chính sách xã hội
thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa, xã hội, giữa tăng trưởng kinh
tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân.
Đồng thời Đảng đã đề ra những quan điểm chỉ đạo về việc hoạch định hệ thống
chính sách.
Trên cơ sở khái quát những thành tựu và hạn chế của các hội nghị, Đại hội
X của Đảng khẳng định quan điểm: “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với mục tiêu
xã hội trong phạm vi cả nước, ở lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước và chính sách phát triển thực hiện tốt các
chính sach xã hội, phát triển trên cơ sở phát triển nền kinh tế, gắn quyền lợi

13


nghĩa vụ tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển xã hội ... Tập
trung giải quyết những vấn đề bức xúc.
* An ninh quốc phòng:
An ninh quốc phòng là một vấn đề rất quan trọng bởi trong thời kỳ mở
cửa này còn nhiều vấn đề cần quan tâm như các vùng sâu, vùng xã ... ta thấy gần
đây có cuộc “Bạo loạn ở Tây Nguyên” do những ngun nhân chủ quan là trình

độ dân trí ở biên giới, vùng sâu, vùng xa kém hiểu biết nên bị lôi kéo mua chuộc
và phần nào do sự quản lý của các cấp lỏng lẻo. Nguyên nhân khách quan là các
thế lực bên ngoài trà trộn vào để bêu xấu Đảng ta.
Trước đây ta chỉ hòa hiếu với phe XHCN chỉ có các nước Đơng Âu như
Liên Xơ... nhưng bây giờ nước ta đã hòa hợp với các quốc gia trên thế giới
khơng phân biệt chế đọ chính trị. Để khắc phục những quá khứ, thực hiện hòa
hiếu với tất cả các quốc gia để đảm bảo an ninh quốc phịng.
* Ngoại giao
Cơng tác đối ngoại của Đảng xác định là trở thành một mặt trận chủ động,
tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến
âm mưu chống phá cách mạng nước ta.
Với xu thế tồn cầu hóa Đảng ta có mục tiêu về đối ngoại là góp phần
“đưa nhà nước đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn” với phương châm là nền
ngoại giao của nước Việt Nam mới quán triệt quan điểm độc lập tự chủ, tự lực,
tự cường”.
Đảng ta đã nhấn mạnh đoàn kết và hợp tác tồn diện các nước. Để nắm
bắt cơ hội từ phía quốc tế: Kinh nghiệm phát triển kinh tế, học hỏi kinh nghiệm
chuyển giao công nghệ; phát triển an ninh quốc phòng và để kịp thời sửa chữa
các lổ hổng của chính sự phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc
phòng .. đồng thời chọn đối tác đầu tư đứng trên lập trường của dân tộc.
III. Các đề xuất kiến nghị - giải pháp
14


- Kinh tế:
+ Q trình xây dựng, hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN phải xúc tiến nhanh để theo kịp thời cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Hệ thống pháp luật cơ chế, chính sách chưa phải đầy đủ và đồng bộ thống nhất.
+ Giải quyết tốt, nhanh vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh
nghiệp nhà nước.

+ Cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước phải hoàn chỉnh
để phát huy hiệu lực quản lý.
+ Thúc đẩy đổi mới chính sách phát triển kinh tế
- Chính trị:
+ Mỗi bộ phận, mỗi tổ chức trong hệ thống chuyên chính vơ sản phải làm
tốt chức năng của mình
+ Phải nghiêm ngặt hơn trong chế độ trách nhiệm
+ Bổ sung kịp thời những thiếu sót của pháp chế XHCN
- Văn hóa:
+ Cơng tác tư tưởng văn hóa phải sắc bén và có tính chiến đấu hơn
+ Thúc đẩy nhanh về thể chế văn hóa
+ Bảo tồn những cơng trình văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống có
giá trị
- Xã hội:
+ Phải đánh thức tâm lý thụ động, ỷ lại nhà nước và tập thể trong giải
quyết các vấn đề xã hội
+ Nâng cấp hệ thống giáo dục, y tế
+ Chú trọng chính sách ưu đãi xã hội
+ Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
15


+ Bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu tạo việc chăm sóc sức khỏe
cộng đồng
- An ninh quốc phòng:
+ Phải đầu tư mức độ phát triển các vùng khó khăn: miền núi, biên giới,
hải đảo
- Ngoại giao:
+ Phải có chính sách mềm dẻo
+ Học hỏi kinh nghiệm bên ngoài


16


KẾT LUẬN
Đường lối chỉ đạo của Đảng tại Hội nghị BCH TW lần thứ 8 (5/1941) là
một đường lối chỉ đạo kịp thời, sáng tạo và đúng đắn của Đảng ta. Đường lố đó
khơng chỉ phù hợp với một giai đoạn lịch sử mà còn là kim chỉ nam cho sự vận
động vào việc giải quyết các vấn đề của nước ta hiện nay.
Từ sự đúng đắn, sáng tạo của đường lối chỉ đạo của Đảng tại Hội nghị
TW lần thứ 8 đó, Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo để giải quyết các vấn
đề hiện nay nhằm đưa đất nước phát triển đúng hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam – NXB
Chính trị quốc gia Hà Nội - 2010
2. Tạp chí Lịch sử Đảng
3. www.tailieu.vn

18


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................1
A. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................2

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................3
4. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu .........................................................3
5. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài ...............................................3
6. Quan điểm nghiên cứu ...........................................................................4
B. NỘI DUNG ...........................................................................................5
I. Đường lối chỉ đạo của Đảng tại hội nghị BCHTW lần thứ 8 .................5
1.1. Hồn cảnh lịch sử.................................................................................5
1.1.1. Tình hình quốc tế ..............................................................................5
1.1.2. Tình hình trong nước.........................................................................5
1.2. Nội dung của Hội nghị ........................................................................6
1.3. Ý nghĩa của Hội nghị BCH TW lần thứ 8 ...........................................8
1.4. Đánh giá...............................................................................................8
II. Việc vận dụng để giải quyết các vấn đề hiện nay ................................10
III. Các đề xuất kiến nghị - giải pháp .......................................................15
KẾT LUẬN .............................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................18

19


20



×