Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tìm hiểu một số bài báo được đăng trên báo sông hương tục bản của xứ ủy trung kỳ giai đoạn 1936 1939

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.35 KB, 39 trang )

Lời cảm ơn
Để hoàn thành đợc đề tài bài tập lớn Tìm hiểu một số
bài báo đăng trên Sông Hơng tục bản em đà nhận đợc rất
nhiều sự giúp đỡ khác nhau. Ngoài sự cố gắng của bản thân,
em còn nhận đợc sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.s
Nguyễn Văn Trung, các thầy cô trong tổ bộ môn khoa giáo dục
chính trị, các anh chị khóa trớc đà tận tình giúp đỡ em trong
quá trình nghiên cứu. Hơn nữa, em còn đợc sự ủng hộ nhiệt
tình của ngời thân, bạn bè.Mặt khác ,với nguồn t liệu phong
phó cđa th viƯn trêng §H Vinh cịng gióp em hoàn thành đợc
đề iàt nghiên cú cua mình.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn
tất cả những gì mà thầy cô, bạn bè, gia đình đà giành cho
em, giúp em làm tốt đợc đè tài nghiên cứ của mình.
Do cũng là lân đầu tiên em đợc tiếp cân với đế tài
nghiên cứu khoa học nên trong bài làm còn có gì sai sót em
mong đợc quý thầy cô và bạn đọc bổ sung và có những đóng
góp ý kiến cho bài làm cua em. Em xin chân thành cảm ơn.

Vinh, ngày 5 tháng 6
năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Hằng

1


A.Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Báo chí là một phần thuộc kiến trúc thợng tầng, là một
yếu tố không thể thiếu đợc của xà hội.Vì thế, báo chí đợc sử


dụng nh một công cụ tuyên truyền, cổ động quần chúng, trở
thành diễn đàn của mọi ngời trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống.Và trong thời đại cách mạng báo chí đó là một vũ khí lợi
hại cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng
cuộc sống của nhân dân.
Tiếng nói của báo chí góp phần chuyển những chủ trơng
đờng lối của Đảng vào liên minh công - nông, chỉnh đốn đội
ngũ của cán bộ Đảng.Chính lenin đà cho rằng báo chí không
chỉ là nơi liên minh tập thể mà còn là nơi tổ chức tập thể.
Nên trong thời đại cách mạng đọc và phổ biến rộng rÃi báo cách
mạng chính là cũng cố liên minh công nông, liên minh chính
trị đợc vững chắc.
Trong điều kiện cha có chính quyền báo chí là cầu nối,
là phơng tiện lÃnh đạo của Đảng đối với quần chúng,đa chủ trơng chính sách của Đảng đến với quần chúng, phát triển chân
lý, lý luận các nguyên lý về sách lợc, các t tởng tổ chức
chung.Còn khi hòa bình lặp lại báo chí vẫn giữ chức năng là
ngời th ký trung thành của thời đại, phản ánh ngời thực việc
thực.

2


Tại thời điểm 1930 -1939 xứ ủy Trung Kỳ đã lãnh đạo quần chúng làm
nên những phong trào quần chúng sâu rộng góp phần vào phong trào đấu tranh
chung của cả nước. Trong xu hướng chung đó báo chí Trung kỳ đã góp tiếng nói
của mình làm trọn trách nhiệm “cổ vũ tập thể và tuyên truyền tập thể” để dưa lý
tưởng của Đảng vào quần chúng nhân dân đam bảo cho sự tồn thắng của cách
mạng.
Tìm hiểu báo chí cách mạng trong những năm 1930 -1939 có giá trị thực
tiễn và lí luận vơ cùng to lớn. Nhận thức được điều đó tơi quyết định “tìm hiểu

một số bài báo được đăng trên báo Sông Hương tục bản của xứ ủy Trung Kỳ giai
đoạn 1936 -1939” để làm bài tập nghiên cứu môn Đường lối cách mạng Đảng
Cộng sản Việt Nam.Em hi vọng với bài nghiên cứu của mình sẽ làm tài liệu
tham khảo cho sinh viên khoa giáo dục chính trị trong cơng tác học tập và
nghiên cứu về lịch sữ Đảng và những người muốn khám phá tìm hiểu về báo
chí của xứ ủy Trung kỳ giai đoạn 1936 -1939.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề :
Cho đến nay chưa có tài liệu nào nghieen cứu chuyên sâu về báo chí
Trung kỳ trong giai đoạn này nói chung và tờ báo “Sông Hương tục bản” nối
riêng. Nhưng để tìm hiểu về đề tài này em có tham khảo một số quyển sách sau
đây:
1 . Hồng Chương ( 1985 ), Báo chí Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội.
2. Đỗ Quang Hưng (Chủ biên), Nguyễn Thành, Hà Minh Đức ( 2001 ),
Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 - 1945, HN, 2001.
3. Nguyễn Thành ( 1984), Báo chí cách mạng Việt Nam 1925 – 1945,
NXBKHXH, Hà Nội.
Tuy nhiên, những cuốn tài liệu này chưa đi sâu phân tích một cách sâu sắc
đề tài mà em muốn tìm hiểu, vì đây là một đề tài cịn khá mới mẻ và khó nên

3


trong bài làm của mình con nhiều thiếu sót mong được q vị bạn đọc có những
góp ý cho bài làm của mình.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong bài làm của mình em chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật lịch
sử, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp đối chiếu so sánh. Ngồi ra, em
cịn sử dụng các phương pháp khác : : Phương pháp lịch sử kết hợp phương
pháp lơ gíc, Phương pháp điền dã, thống kê, phân tích tổng hợp so sánh, điều tra
khảo sát thực tiễn.


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1. Mục đích:
- Làm rõ sự lãnh đạo của xứ ủy Trung kỳ đối với các tờ báo của xứ mình
trong những năm 1930 -1939
- Làm rõ được hoạt động của báo “ Sông Hương tục bản” qua các số báo
điển hình.
- Rút ra bài học kinh nghiệm.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Tập hợp đầy đủ những nguồn tài liệu có liên quan đến sự lãnh đạo của
Trung ương Đảng đối với báo chí của các cấp bộ nói chung và tờ báo “ Sơng
Hương tục bản” nói riêng.
- Hệ thống các tư liệu và trình bày sự phát triển báo “ Sơng Hương tục
bản”
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động
cũng như tác dụng của báo “ Sông Hương tục bản” đối với phong trào cách
mạng của địa phương.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
4


5.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Chủ trương của Đảng và chi bộ Đảng xứ ủy Trung Kỳ đối với hoạt
động của báo “ Sông Hương tục bản”
- Nội dung của một số tờ báo in trên “ Sông Hương tục bản”
5.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: đè tài bước đầu tìm hiểu một số bài báo đăng trên báo “
Sông Hương tục bản” trong giai đoạn 1936 -1939.
- Về khơng gian: Tìm hiểu một số tờ báo trên “ Sông Hương tục bản” của
xứ ủy Trung kỳ.

- Phạm vi vấn đề: Điều kiện, hoàn cảnh trong nước và của xứ ủy Trung
Kỳ ảnh hưởng đên sự ra đời và phát triển của tờ báo.
6. Đóng góp của đề tài:
Góp phần làm rõ đường lối báo chí của Đảng và vai trị to lớn của báo chí
Xứ ủy Trung kỳ nói chung và của “ Sơng Hương tục bản” nói riêng trong q
trình vận động giải phóng dân tộc, trong những năm 1930-1939. Vì vậy đề tài có
thể được sử dụng làm tư liệu học tập cho sinh viên khoa Giáo dục Chính trị,
đóng góp một phần quan trọng làm phong phú thêm nguồn tư liệu về báo chí
trong giai đoạn cách mạng 1930-1939 cho những ai muốn tìm hiểu và quan tâm
về vấn đề báo chí trước cách mạng tháng 8/1945.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề
tài gồm 2 chương:
Ch¬ng 1 : C¬ së lí luận của báo chí v tình hình báo chí
Trung kỳ trớc 1936.
Chơng 2:

Nội dung chủ yếu của báo Sông Hơng tục

bản
5


B.Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận của báo chí cách mạng và tình hình
báo chí Trung kỳ trước 1936.
1.1 Lý luận chung về báo cách mạng
C.Mác - Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh - những nhà lãnh tụ vĩ đại
của giai cấp vô sản đều bắt đầu cuộc đời hoạt động của mình bằng tiếng nói đấu
tranh của báo chí. Bằng những bài báo tác phẩm của mình, các nhà cách mạng

vơ sản đó tiến hành luận chiến bảo vệ những lợi ích của quảng đại quần chúng
nhân dân lao động, bác bỏ và đánh bại các luận điệu của các thế lực thù địch.
Báo chí cách mạng thực sự là vũ khí chiến đấu của giai cấp cơng nhân, là cơ
quan tuyên truyền, tham gia vào việc tổ chức và phát triển xã hội bằng hoạt động
ngôn luận của mình. Báo chí cách mạng thực sự là vũ khí chiến đấu của giai cấp
công nhân, là cơ quan tuyên truyền, tham gia vào việc tổ chức và phát triển xã
hội bằng hoạt động ngơn luận của mình. Trọng trách của báo chí cách mạng là
phục vụ cho nhân dân lao động và sự nghiệp giải phóng con người.
1.1.1 Theo quan điểm của Mac - Ănghen về báo chí cách mạng:
Trong đấu tranh cách mạng Mac - Ănghen cũng rất đề cao vai trị của
báo chí cách mạng, xem nó là vũ khí chiến đấu của giai cấp cơng nhân và nhân
dân lao động. Chính vì vậy báo chí phải phản ánh được tự do ngôn luận và
bảo vệ lợi ích của giai cấp bị thống trị. Là phương tiện tuyên truyền sắc bén
phản ánh về cuộc sống của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân lao động.
Từ đó, Ănghen đưa ra kết luận: Ăngghen cho rằng “TÝnh cht nhân
dân ca báo chí t do - nh mi người đã biết, nhà họa sĩ cũng kh«ng thể
vẽ những bức tranh lịch sử lớn bằng thuốc nước - c¸ tÝnh lịch sử của b¸o
chÝ tự do, c¸i đem lại cho nã một tÝnh chất độc đ¸o, làm cho nã
trở thành một biểu hiện của một tinh thần nh©n d©n nhất định.

6


[26 ; 64-66 ]. Từ đó Ănghen cũng nhấn mạnh: “Báo chí là tiếng nói dũng cảm
của tinh thần của nhân dân mang tính lịch sử, là hình tương cơng khai của nhân
dân”.
Cịn theo Mac mọi điều bí mật đều có sức hấp dẫn ở chổ nào có dư luận
xã hội là một sự bí mật đối với bản thân nó ,mỗi tác phẩm vi phạm về hình thức
những giới hạn bí ẩn,điều đó sẽ có sức lơi cuốn trước dư luận xã hội ấy, chế độ
kiểm duyệt làm cho mỗi tác phẩm bị cấm dù hay hoặc dở đều là những tác

phẩm khơng bình thường cịn tự do báo chí thì mất đi cái vẻ oai nghiêm đó của
nó [26;88 ].
Báo chí sống trong nhân dân và phản ánh cuộc sống của nhân dân qua
các thăng trầm lịch sử. “Trong hi vọng và lo lắng,có điều gì báo chí nghe được
ở cuộc sống, báo chí sẽ cố gắng loan tin cho mọi người đều biết” và lúc đó tinh
thần đạo đức sẽ được chuyển tải qua các tờ báo cũng gióng như hương thơm
và tinh hoa của hoa biểu hiện ra trong mỗi cánh hoa của nó.Nhưng muốn cho
báo chí có thể hồn thành sứ mệnh của mình thì trước hết cần phải có áp lực
nào từ bên ngồi vào,cần phải thừa nhận cho nó những cái mà chúng ta thừa
nhận cho giới thực vật. Cụ thể đó là thừa nhận báo chí có những qui luật nội tại
của mình, những qui luạt mà người ta khơng thể và khơng nên tước bỏ của nó
một cách tùy tiện”( 27:240)
Nói tóm lại theo quan điểm cua Mac –Ănghen thì báo chí chứa đựng chức
năng là phản ánh nguyện vọng của nhân dân và thời đại.Đồng thời cũng phải
biết đấu tranh với những tiêu cực trong xã hội và lật đổ những tham vọng và
luận cứ của các thế lực thù địch.Và nghiên cứu xem trog công cuộc đấu tranh
cách mạng thì báo chí phải làm những chức năng gì để liên kết các Đảng phái
các tổ chức liên inh chính trị lại với nhau.
1.1.2. Quan điểm của Lênin
Là một lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân Nga, Leenin xem báo chí là
vũ khí săc bén trong cuộc đấu tranh quần chúng tham gia cách mạng, lật đổ ách
7


thống trị của giai cấp bóc lột. Báo chí đó là vũ khí tuyên truyền, vũ khí chiến
đấu của giai cấp vô sản ,là cơ quan tuyên truyền tham gia vào diện tổ chức và
phát triển xã hội bằng hoạt động ngơn luận của mình.
Theo Lênin “ Tác dụng của báo chí khơng những chỉ hạn chế ở chỗ truyền
bá tư tưởng giáo dục chính trị, và thu hút những đồng tình về tổ chức chính trị,
báo chí khơng chỉ là người tuyên truyền tập thể mà còn là người tổ chức tập

thể”.
Báo chí trong thời đại cách mạng phải đại diện cho giai cấp công nông
làm thành mối liên hệ vững chắc giữa Đảng và quần chúng lao động để đưa đến
sự toàn thắng của cách mạng. Lênin cho rằng cần phải xây dựng nên một tổ
chức chuyên trách để giữ mối liên hệ trong phong trào với các tổ chức Đồn thể
cách mạng. Và ơng khẳng định chỉ khi nào xây dựng được một tổ chức như vậy
thì khi ấy sự tồn tại vững chắc của Đảng mới được đảm bảo “chúng tôi muốn
đem hết nổ lực ra thực hiện phần đầu của nhiệm vụ đó, tức là tiến hành tổ chức
xuất bản sách báo chung bởi vì chúng tơi cho đó là một u cầu cấp thiết của
phong trào trong lúc này, và là một bước chuẩn bị cần thiết để khôi phục lai
hoạt động của đảng”.
Do tính chất đó của mục tiêu mà chúng tơi tự đặt cho mình, nên hồn
tồn tự nhiên là cần phải có một cương lĩnh để làm kim chỉ nam cho các tờ báo
chúng ta đang phát hành. Các báo này phải dành nhiều chỗ cho những vấn đề
lý luận. Tức là cả những vấn đề về lý luận dân chủ - xã hội nói chung lẫn sự vận
dụng lý luận đó vào thực tế nước Nga”. [21; 412]
Lênin rất đề cao vai trị của tự do báo chí, tự do lập hội , khẩu hiêu “tự do
báo chí” đã trơ thành một xu hướng trên toàn thế giới.Đặc biệt trong thế kỷ XIX
bọn tư sản đã biết dùng sức mạnh của báo chi để chống lài bọn thầy tu, giáo hội
và phong kiến thiết lập chế độ mới.

8


Chính vì vậy là một lãnh tụ vĩ đại lênin nhận diện rõ tầm quan trọng của
tư do báo chí và dùng nó đập lại chính giai cấp tư sản để đưa lại tự do thật sự
cho nhân dân lao động Nga và nhân dân u chuộng hịa bình trên thế giới.
1.1.3Quan điểm của Hồ Chí Minh
Là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, tiếp thu những thành tựu
của C.Mac,Ănghen, và những bậc tiền bối đi trước trong quá trinh hoạt động của

mình người đã khai thác triệt để sức mạnh cua báo chí.Dẫn chứng cụ thể đó là
trong những năm 1920 -1930 người đã trực tiếp cho xuất bản nhiều tờ báo cách
mạng, trực tiếp làm chủ bút các tờ báo:Người cùng khổ, Đời sống công
nhân ...Và nhất là tại đại hội Tua Người khẳng định:
"Chúng tơi khơng có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả
quyền tự do hội họp và lập hội cũng khơng có. Chúng tơi khơng có quyền sống
hoặc đi du lịch ở nước ngồi, chúng tơi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì
chúng tơi khơng có quyền tự do học tập...".
Người đã nhận rõ vai trị to lớn của tự do ngơn luận, tự do báo chí đối với
một dân tộc: “Tự do báo chí là quyền lợi tinh thần to lớn của một dân tộc, một
đất nước”
Người cũng đã đua ra một dẫn chứng thật khó tin nhưng đó là sự thật:
"Giữa thế kỷ XX này ở một nước có đến 20 triệu dân mà khơng có lấy một
tờ báo. Các bạn có thể tưởng tượng được như thế khơng? Khơng có lấy một tờ
báo bằng tiếng mẹ đẻ của chúng tôi" [15; 368]. Báo chí lúc này do chính quyền
Pháp ở Đơng Dương độc quyền. "Trước khi đưa đi nhà in, tất cả các bài báo
phải dịch ra tiếng Pháp và đưa kiểm duyệt đã. Cấm ngặt những tờ thông tin ấy
không được đả động gì đến những vấn đề chính trị hay tôn giáo mà chỉ được
đăng những tin tức thông thường, những vấn đề xét ra có lợi cho nhà nước" [28;
368].

9


Từ thực trạng đáng buồn đó của báo chí dân tộc Người đưa ra cho báo chí
dân tộc những mục tiêu và nhiệm vụ nhất định “Báo chí cách mạng phải mang
tính tiên phong, định hướng trong cuộc sống” .
Báo chí cách mạng là vũ khí đấu tranh trên mặt trận chính trị tư tưởng và
tác động sâu xa đến đời sống xã hội. Do đó báo chí cách mạng phải giữ vị trí tiên
phong, mở đường, truyền bá những tư tưởng và tri thức tiến bộ. Báo chí Hồ Chí

Minh dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nên đã có những
phẩm chất đặc biệt, có khả năng tiên đốn và phát hiện nhiều sự kiện quan trọng
trong đời sống và góp phần phát triển phong trào đấu tranh cách mạng. Người đến
với báo chí trong thời điểm đặc biệt, khơng phải với sự tiếp tục, tiếp nối một tiếng
nói đã có mà chủ yếu với tư cách người sáng lập, người tổ chức.
Người làm báo chí phải biết tơn trọng sự thật phải là người thư ký trung
thành của thời đại,phải biết phục vụ quần chung không được mưu lợi ich cá
nhân. ". Người thâu tóm cách viết trong những ý cơ đúc: Vì ai mà mình viết?
Mục đích viết làm gì? Viết cái gì?
Đó chính là hình báo chí Trung kỳ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết
thúc, chủ nghĩa tư bản mục đích mà báo chí nước nhà cần phải hướng tới để đưa
phong trào cách mạng đến bến bờ thắng lợi.
1.2

Tình hình báo chí Trung kỳ trước 1936

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, chủ nghĩa tư bản bước vào thời
kỳ phát triển tương đối ổn định về bề ngồi, tuy nhiên trong lịng của nó vẫn
ngầm chứa những mâu thuẫn gay gắt.
Cuộc khủng hoảng kinh tế lan tràn khắp thế giới từ năm 1929 đã tác động
mạnh đến nước pháp đế quốc chủ nghĩa, ảnh hưởng xấu tới xứ Đông Dương
thuộc địa, đến năm 1933 mới tạm thời ổn định, thời gian dịu đi chẳng được bao
lâu thì cuộc khủng hoảng mới lại bắt đầu từ năm 1935. Lần naỳ cuộc khủng
hoảng kinh tế tuy không nghiêm trọng như lần trước, nhưng nhân dân ta vẫn

10


thấy nghẹt thở, vì chưa lại sức bởi sự tàn phá trước thì lại phải hứng chịu luồng
gió độc mới làm cho xơ xác. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Viêt Nam đầu năm

1930,đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử trong sự phát triển của cách
mạng Việt Nam. Nhờ có một đảng triệt để cách mạng, có đường lối chính trị và
tổ chức sáng suốt,có uy tín của nhà lãnh tụ cách mạng thiên tài Nguyễn Ái
Quốc, qua” lời kêu gọi” nhân dịp thành lập Đảng, một cao trào cách mạng của
quần chúng lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Hệ thống tổ chức các cấp của đảng
được xây dựng. Các đoàn thể quần chúng cách mạng do Đảng lãnh đạo như
công hội, nông hội,thanh niên cộng sản đồn, cứu tế đỏ ,…đã lơi cuốn quần
chúng tham gia đơng đảo chưa từng có. Nhiều cuộc hội họp, rải truyền đơn, treo
cờ, dán biểu ngữ mít tinh, biểu tình, làm đơn kiến nghị địi chính quyền, địa chủ,
tư bản giải quyết những yêu cầu cấp thiết của đời sống nhân dân về các quyền
lợi kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Quần chúng tham gia đấu tranh phát triển
đến đỉnh cao, nhất là phong trào xô viết ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Khi Hội nghị bàn việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng
sản Việt Nam vừa kết thúc, Việt Nam Quốc dân Đảng bị động đẩy tới cuộc khởi
nghĩa Yên Bái ngày 9/2/1930 , đế quốc pháp dìm Việt Nam Quốc dân Đảng
trong tàn sát và khủng bố chưa xong, lại hoảng sợ trước khí thế mãnh liệt của
quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam mới ra đời. Chúng ra
sức tìm mọi cách ngăn chặn và đẩy lùi phong trào cộng sản mong đi tới tiêu diệt
nó. Chúng đàn áp hết sức điên cuồng, những vụ bắt người, ném bom, đốt nhà
cướp nhà, cướp của giết người khơng có xét xử diển ra lan tràn, gấp bội so với
thời kỳ đối phó với Việt Nam Quốc dân Đảng. Chúng vu khống những người
cộng sản trên báo chí, trước dư luận, mong cho quần chúng hiểu sai sự thật về lý
tưởng cộng sản chủ nghĩa và phẩm chất cao quý của người cộng sản.
Và báo chí cách mạng trong giai đoạn này bị thực dân Pháp khủng bố,cấm
đốn nghiêm ngặt. Chính vì vậy trong giai đoạn này báo chí là một lĩnh vực rất
mới mẻ đối với quần chúng.Đặc biệt ở mảnh đất nghèo nàn của Trung kỳ thì nó

11



lại càng bi đát hơn. Suốt một phần tư đầu thế kỷ 20, “Trên dải đất 15 tỉnh trải
dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận – như nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng tố cáokhơng có một tờ báo”
Khâm sứ Pháp và Nam triều đã dùng hàng loạt những sắc lệnh, nghị định
để rào giậu mãnh đất miền Trung vốn giàu truyền thống cách mạng này. không
những chúng nghiêm cấm các tờ báo yêu nước và cách mạng từ hải ngoại gửi về
mà ngay cả những tờ báo đương thời đựơc tự do xuất bản và cho phát hành công
khai ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ. Chúng chỉ cho phổ biến cơng báo của chính quyền
thực dân và những tờ báo sống bằng tiền trợ cấp của sở mật thám.
Một trong những chính sách ảnh hưởng đến hoạt động báo chí thời gian
này là chính quyền thực dân thực hiện chính sách báo chí của chính sách
mới.Chúng ra sức cấm đốn hoạt động của báo chí cách mạng, các tờ báo của
bọn tay sai hoạt động được sự cho phép của chính quyền thực dân nên có quan
điểm chống lại phong trào của quần chúng, chống lại các quan điểm của Đảng.
Từ năm 1930 đến giữa năm 1936, trước ngày chính phủ L.Blum thành lập, chính
quyền thực dân đã ban hành trên 30 văn bản mới về báo chí, hoặc có liên quan
đến báo chí.
Chính quyền thực dân chủ trương xóa bỏ chế độ kiểm dut khơng phải
nhằm mở rộng quyền tự do hoạt động cho báo chí, mà là để tăng cường việc ra
lệnh thu hồi giâý phép đối với những tờ báo nào mà chúng thấy không ưa, có ý
cơng kích chính sách thực dân, phê phán bọn quan trưởng sâu mọt, tàn nhẫn,
thối nát dù là dưới hình thức sổ sàng, bốp chát, hay kín đáo, tế nhị bất kể là báo
của ai, bằng tiếng pháp hay dã man hơn là cắt bỏ một vài đoạn, một bài, cho đến
cả một trang báo, nhưng tờ báo vẩn sống dù là sống lay lắt.
Tuy nhiên với tinh thần canh tân đất nước báo chí cách mạng vẫn phát
triển với những tờ báo tiêu biểu dưới đây:
* Báo BƠN-SÊ-VÍCH

12



*Báo CÔNG NÔNG BINH
*Báo NGƯỜI LAO KHỔ
* Báo CHỈ ĐẠO.
* Báo VƠ SẢN
Đó chính là những văn bản tun trun cho những chủ trương chính
sách đầu tiên của Đảng đến với quần chúng lao khổ nhất là giai cấp công nhân.Ở
đây nội dung chủ yếu được chứa đựng đó là: Tố cáo tội ác của của đế quốc,
phong kiến, Tuyên truyền đường lối của Đảng, cổ vũ phong trào đấu tranh của
quần chúng nhân dân.

13


Chương2:Nội dung chủ yếu của báo “Sơng Hương tục bản”

2.1

Hồn cảnh ra đời và chủ trương của Đảng về báo chí giai đoạn

1936 -1939:
2.1.1 Hồn cảnh lịch sử:
2.1.1.1 Tình hình thế giới:
Vào những năm 20 của thế kỷ XX chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện trên thế
giới, ( Ý, Đức, Nhật Bản ) chúng đang biến những nước này thành lò lửa chiến
tranh, chúng liên hệ với nhau bằng trục phát xít :Béc lin-Tơk-Rơma nhằm
đánh đổ các nước đế quốc già cỗi như Anh, Pháp, Mĩ tiêu diệt Liên Xơ và phong
trào cách mạng thế giới. Trước tình hình đó quốc tế cộng sản đã triệu tập hội
nghị tại Matxcơva và nhấn mạnh kẻ thù của cách mạng thế giới lúc này khơng
phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít một bộ phận hiếu
chiến nhất, phản động nhất và sô vanh nhất của chủ nghĩa tư bản tài chính nên

trước hết phong trào công nhân và cộng sản quốc tế phải tập trung mũi nhọn đấu
tranh chống bọn phát xít chống chiến tranh đế quốc. Để thực hiện mục tiêu này
quốc tế cộng sản đi đến chủ trương mỗi nước phải thành lập cho mình một mặt
trận dân t cách mạng thế giới nên chấp hành những mục tiêu mà Quốc tế Cộng
sản đề ra. Thực hiện chủ trương của quốc tế cộng sản nhiều nước đã thành lập
được mặt trận nhân dân chống phát xít như pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc…
điều đó ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam.
Ở pháp vào năm 1936 Đảng Cộng sản Pháp phối hợp với những người
thuộc cánh tả trong Đảng xã hội pháp đã giành thắng lợi lớn trong cuộc tổng
tuyển cử và đã thành lập được chính phủ mặt trận nhân dân pháp, chính phủ này
đã thi hành nới lỏng cho nhân dân thuộc địa một số quyền tự do dân chủ, lập ủy
ban điều tra tình hình thuộc địa, thả nhiều chính trị phạm …

14


2.1.1.2 Tình hình trong nước:
Ở trong nước sau khi thực dân pháp tiến hành khủng bố phong trào cách
mạng 1930-1931. Lực lượng cách mạng đã phục hồi, tháng 3-1935 Đảng triệu
hội đại biểu toàn quốc tại Ma Cao (Trung Quốc) đề ra bước phát triển và nhiệm
vụ mới của cách mạng Việt Nam, Đời sống của mọi tầng lớp nhân dân rất khốn
khổ, ruộng đất tốt tập trung trong tay địa chủ, phong kiến nên họ muốn đấu tranh
để cải thiện đời sống.
Trước tình hình đó Đảng đề ra chủ trương là phải thành lập mặt trận Dân
chủ Đông Dương, mặt trận này tập trung tất cả những người yêu nước ở Đơng
Dương kể cả người pháp bởi vì kẻ thù của nhân dân Đông Dương lúc này không
phải là thực dân pháp nói chung mà là bọn phản động thuộc địa pháp ở Đông
Dương không chịu thi hành các chính sách tiến bộ của chính phủ mặt trận bình
dân pháp.
Khẩu hiệu đấu tranh lúc này là : chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến

tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, bảo vệ Liên Xơ, bảo vệ hịa bình
thế giới, khẩu hiệu hành động chung của tồn dân lúc này là tự do cơm áo và
hịa bình.
Tồn quyền Robanh ban hành nghị định bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí ở
Đơng Dương từ ngày 1-1-1935. Nay đứng trước bóng mây chiến tranh thế giới
thứ 2 đang bao phủ trời Âu, việc bùng nổ chỉ cịn tính ngày giờ, toàn quyền
Brevier ra nghị định thu hồi bỏ kiểm duyệt, trở lại chế độ kiểm duyệt từ ngày
29-8-1939. Nhiều tờ báo in ra lại xuất hiện những đoạn, những cột, cho đến cả
những trang bỏ trắng, in vào đó chử “kiểm duyệt”.
Đến khi đứng trước ngưỡng cửa của chiến tranh bọn cầm quyền thẳng tay
xóa bỏ những điều cải cách, tiến hành chính sách phát xít đối với báo chí, đàn áp
báo chí tiến bộ, khủng bố các nhà báo dân chủ và cách mạng. Nhiều tờ báo phải
đình bản. Các nhà báo cách mạng từ công khai chuyển sang hoạt động bí mật.

15


2.1.1.3 Tình hình Trung kỳ:
Đứng trước tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến chuyển phức
tạp và khóa dân biểu trước do Thực dân Pháp tổ chức (1933/1937) hết nhiện
kỳ,khóa dân biểu mới được tổ chức ( 1937/1939).
Khóa dân biểu lần này được bầu ttrong hoàn cảnh địch điên cuồg khủng
bố cách mạng , phong trào nhiều nơi bị đàn áp ,tan vở ,những người tham gia
vào viện dân biểu tuyệt đa số là những phần tử xấu làm tay sai cho địch .
Trong khóa bầu cử này thì khác hẳn trước phong trào quần chúng cách
mạng do Đảng ta phát động đang dâng lên mạnh mẽ ,lợi dung khả năng hoạt
động hợp pháp ,nửa hợp pháp, những cuộc đấu tranh đòi dân sinh dân chủ đã
dành được một số quyền lợi thiết thực, buộc định phải lùi bước thi hành một số
chính sách theo chương trình của mặt trận nhân dân Pháp và yêu sách của
chúng. Chủ trương của Đảng không phải là tẩy chay viện dân biểu mà lợi dụng

viện dân biểu, tổ chức tranh cử và thành lập mặt trận dân chủ ngay trong viện
dân biểu, phối hợp đấu tranh trong viện với đấu tranh quần chúng. Xứ ủy Trung
Kỳ tỏ chức lánh đạo cuộc đấu tranh này theo chủ trương của Đảng dành được
thắng lợi rất lớn, làm cho địch hết sức bất ngờ.
2.1.2 Chủ trương của Đảng về cơng tác báo chí:
Hội nghị giới báo chí Trung Kỳ ngày 27/3/1937 ra Nghị quyết về quyền
tự do báo chí và về những vấn đề thuộc tình hình chính trị chung
Hội nghị BCHTW từ 25/8 đến 4/9/37 đã nhận định về những mặt tích cực
và hạn chế của cơng tác báo chí, Đảng đã đề ra nhiệm vụ cần kíp về cơng tác
tun truyền cổ động “ Công tác tuyên truyền cổ động cũng phải cơng khai hóa,
Hội nghị quyết định thủ tiêu các tờ báo bí mật của các hội quần chúng. Từ nay
về sau, các vấn đề bàn đến sinh hoạt và các cuộc vận động quần chúng phải
dùng sách báo công khai mà giải thích. Các báo bí mật của đảng bộ kế tiếp ra,
tuy nhiên chỉ bàn những vấn đề không thể in công khai mà thôi…” [13 , 292].

16


Và Đảng cũng quyết định ra báo bằng tiếng Pháp. Đảng còn chủ trương mua
lại, thuê lại những tờ báo đã hoạt động từ trước nay đong cửa, đưa báo của một
xứ, in và phát hành ở một xứ khác, xin phép ra báo, ra báo tiếng Việt không xin
phép.
Tiêu biểu có tờ Sơng Hương tục bản, của Xứ ủy Trung Kỳ lúc đầu tên gốc
là Sông Hương do Phan Khôi sáng lập, khi Sông Hương đang ế ẩm, bế tắc do tài
chính quẩn bách có nguy cơ đi tới đóng cửa và phá sản thì xứ ủy Trung Kỳ chủ
trương mua lại, vẩn tên báo cũ, thêm hai chữ “tục bản Sông Hương tục bản đã
bước vào đấu tranh bằng việc tranh cử. Sau khi mặt trận dân chủ thắng cử rồi thì
thơng qua báo, mà nhân danh nhân dân yêu cầu các dân biểu phải làm tròn trách
nhiệm của mình, mang nguyện vọng của nhân dân và nghị viện, đòi hỏi đi sát
nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, đồng thời công bố quan điểm, yêu cầu

đề nghị của các tờ báo để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh nghị trường “các bạn chớ
vì một chén ruợu, một số tiền, một tiếng hứa suông, một lời dọa hẩm mà làm sai
mất cái phận sự của một người dân đi bầu cử trong giờ nghiêm trọng này.
Để kịp thời phục vụ cho cuộc tranh cử vào viện dân biểu Trung kỳ tháng
8/1937, kết hợp vân động cử tri ,quàn chúng vào các cuộc hội họp, tuyên truyền
miệng, xứ ủy Trung kỳ mua lại báo “Sông Hương ” của Phan khôi đổi là “Sông
Hương Tục Bản” do Phan Đăng Lưu chỉ đạo biên tập, làm công cụ sắc bén, đắc
lực cho cuộc đấu tranh. Cùng với nhiều bài xã luận, bình luận,cơng bố chương
trình tranh cử của mặt trận, một loạt bài văn vần và tiểu phẩm cổ động cử try, tẩy
chay bọn nghị gật, chuộng hư danh đả kích bọn bn dân bán nước, vạch mặt
chỉ trán những tên xấu xa, nhơ bẩn, đáng khinh nhất muốn được tái cử hoặc ra
ứng cử lần đàu để dành phần thắng cho các ứng cử viên của mặt trận.
Với các bút danh: Nghị toét, K.D, Bọ quay, Phan Đăng Lưu đã tạo nên
một tiếng nói lớn trong tờ báo. Sau nhiều lần vào tù ra tội ông vẫn trung thành
với cách mạng. Là một cay bút sắc sảo, ông đã cùng với các đồng chí của mình
ném vào bọn tay sai phản động những nhát dao chí mạng
17


Thuở nhỏ, Phan Đăng Lưu học chữ Hán, sau học chữ Quốc ngữ và chữ
Pháp. Khi sắp học hết bậc cao đẳng tiểu học tại Huế, ông thi vào Trường Canh
nông thực hành ở Tuyên Quang.Tốt nghiệp ra trường, ông bị điều động làm việc
ở nhiều địa phương trong nước, cả ở Tây Nguyên và cuối cùng bị thải hồi vì "vơ
kỉ luật, hoạt động chống đối". Tại Nghệ An, được gặp những người bạn có cùng
chí hướng, Phan Đăng Lưu đã tham gia Hội Phục Việt, sau đổi thành Hưng
Nam, rồi Tân Việt Cách mạng Đảng.
Ngày 14-7-1928, tại Đại hội thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng, ông
được bầu làm Uỷ viên thường vụ tổng bộ phụ trách tuyên huấn. Cuối năm 1928,
ông được phân công sang Quảng Châu (Trung Quốc) gặp Tổng bộ hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên để bàn kế hoạch thống nhất hoạt động. Ngày 11-5-1929,

ông trở về nước báo cáo và đề đạt ý kiến của mình với Tổng bộ Đảng Tân Việt
về việc tổ chức một Đảng cộng sản. Tháng 12-1929, ông trở sang Quảng Châu
bàn việc hợp nhất với Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Tháng 5-1930, ông
lại trở về nước rồi 4 tháng sau lại sang Trung Quốc, nhưng đã bị bắt tại Hải
Phòng trước khi xuống tàu.
Ngày 21-11-1930, Phan Đăng Lưu bị toà án Nam triều ở Vinh đưa ra xử
cùng với 60 đảng viên Đảng Tân Việt và bị kết án 3 năm tù khổ sai đày đi Bn
Mê Thuật. Ở tù, ơng vẫn tích cực hoạt động, vận động anh em học tiếng Êđê để
thực hiện công tác binh vận, viết báo gửi ra ngoài tố cáo chế độ tàn bạo của thực
dân Pháp. Vì vậy đã bị tăng án lên 5 tù khổ sai, cấm cố tại xà lim, bị liệt vào
"loại nguy hiểm".
Giữa năm 1936, ông được ra tù nhưng lại bị quản thúc ở Huế. Ông lại tiếp
tục hạot động cách mạng và đã có những đóng góp xuất sắc vào các cuộc vận
động hợp pháp và nửa hợp pháp ở Trung Kì như phong trào Đơng Dương Đại
hội (1936) "đón" Gơđa, Hội nghị báo giới Trung Kì. Phan Đăng Lưu trực tiếp
chỉ đạo các báo Sông Hương tục bản, Dân, đồng thời viết nhiều sách lí luận
chính trị, lí luận văn học.
18


Tháng 11-1939, ông được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương
Đảng cộng sản Đông Dương, được phân công chỉ đạo phong trào Nam Kì.
Tháng 7-1940, xứ uỷ Nam Kì hợp đề ra chủ trương khởi nghĩa. Lấy tư
cách đại diện trung ương đến dự, ông khuyên Xứ uỷ hãy chờ xin chỉ thị của
Trung ương. Sau đó ơng ra dự hội nghị Trung ương lần thứ 7 và được chỉ thị
hỗn khởi nghĩa Nam Kì.
Ngày 9-11-1940, bế mạc hội nghị Trung ương, Phan Đăng Lưu trên
đường về Nam đã bị mật thám bắt vào đêm 22-11-1940 nên chưa kịp truyền đạt
chỉ thị của Trung ương về việc hoãn khởi nghĩa thì cuộc khởi nghĩa Nam Kì đã
nổ ra ngày 23-11-1940.

Trong phiên tồ xử án tại Sài Gịn, ngày 3-3-1941, Phan Đăng Lưu bị thực
dân Pháp kết án tử hình. Ngày 26-8-1941, ơng bị xử bắn tại Bà Điểm ở Hóc
Mơn cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy
Tập.
2.2

Nội dung chủ yếu của báo “Sông Hương tục bản”

2.2.1 Sự ra đời của báo “Sông Hương tục bản”
Mặt khác, sau khi Nhành Lúa bị cấm, Xứ ủy Trung kỳ khơng cịn báo
giới trong tay trong khi một cuộc đấu tranh dân chủ và phản động đặt ra trước
mắt :Tham gia tranh cử vào Viện dân biểu Trung Kỳ.
Để kịp thời phục vụ cho cuộc tranh cử vào viện dân biểu Trung kỳ tháng
8/1937, kết hợp vận động cử tri và quần chúng vào các cuộc hội họp, tuyên
truyền miệng, xứ ủy Trung kỳ mua lại báo “Sông Hương ” của Phan khôi đổi là
“Sông Hương Tục Bản” do Phan Đăng Lưu chỉ đạo biên tập, làm công cụ sắc
bén, đắc lực cho cuộc đấu tranh. Cùng với nhiều bài xã luận, bình luận,cơng bố
chương trình tranh cử của mặt trận, một loạt bài văn vần và tiểu phẩm cổ động
cử tri, tẩy chay bọn nghị gật, chuộng hư danh đả kích bọn bn dân bán nước,

19


vạch mặt chỉ trán những tên xấu xa, nhơ bẩn, đáng khinh nhất muốn được tái cử
hoặc ra ứng cử lần đầu để dành phần thắng cho các ứng cử viên của mặt trận.
Tờ Sông Hương do Phan Khôi chủ trương đang bế tắc, ế ẩm do “tài chính
quẫn bách”(số 1), có nguy cơ đi tới phá sản và đóng cửa ,thì xứ ủy chủ trương
mua lại và thêm hai chữ “ Tục bản”. Báo vẫn để tên người sáng lập là Phan Khơi
nhằm giữ thế hợp pháp về hình thức ,nhưng chủ nhiệm là Nguyển Cửu Thạnh
,một nhân sỉ dân chủ gần với Đảng; “Thư và madat xin gữi cho ông Phan Đăng

Lưu”(số 1). Ngô Đức Mậu được phân làm thư ký tòa soạn .Tòa soạn đặt ở số 68,
phố jules ferry,Huế.Những bài vở chính được Phan Đănh Lưu và Tôn Quang
Phiệt lo, viết rồi gữi ra Vinh cho Ngơ Đức Mậu sắp xếp trình bày,viết thêm tin
cho đầy trang, sửa bản in thử do Nhà in Vương Đình Châu ở Vinh in và phát
hành ngay tại đó.
Sơng Hương tục bản ra số 1 ngày 19/6/1937.Ngày 11/10/1937,tồn qun
Brêviê kí lệnh thu hồi giấy phép vào lúc báo vừa in xong,tranh thủ phát hành
xong số 14,ra ngày 14/10/1937,trước khi nghị định được thơng đạt với tịa sọan.
2.2.2 Nội dung phản ánh của báo “Sông Hương tục bản”:
Nhiêm vụ trước mắt của SHTB là tham gia tranh cử. Sau khi mặt trận dân
chủ thắng lợi rooawngsthif thơng qua báo, thì thơng qua báo,mà nhân danh nhân
dân yêu cầu các dân biểu phải làm trịn các trách nhiệm của mình, mang các
nguyện vọng của nhân dân vào nghị viện,đòi hỏi đi sát nhân dân, lắng nghe ý
kiến của nhân dân, đồng thời công bố quan điểm,yêu cầu, đề nghị của tờ báo để
chuẩn bị cho các cuộc đấu tranh nghị trường... “Các bạn đừng vì một chén rượu,
một số tền, một tiếng hứa suông,một lời dọa dẫm mà làm sai mất cái phận sự
của một người dân đi bầu cử trong giờ nghiêm trọng này” (số 3).
Đi đôi với các bài xã luận,bình luận có nhiều nhiều thể loại văn học xoay
quanh vấn đề này, làm cho SHTB thể hiện những nét sắc sảo,đậm đà,tươi
vui.Những bài tiểu phẩm đã kích sâu cay,trực diên những tên “tai to mặt lớn”
nhiều năm làm quan nghị , “đắc cử nhiều khóa, ra vào quan Thượng, quan khâm
20


như đi chợ”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, báo chí Đơng Dương đã kích đích
danh bọn bn dân bán nước trong cuộc tranh cử.Những tên như Cao Văn
Chiểu, Nguyển Quốc Túy,Bùi Huy Trứ, Trần Đình Tuyên...những kẻ lăm le nhảy
vào nghị trường, đặc biệt là Nguyển Quốc Túy, Trần Bá Vinh, Lê Thanh Cảnh.
SHTB bước vào đấu tranh nghị trường qua các bài,như “chương trình dự
thảo của dân biểu Trung Kỳ” (số 13), “Bức thư công khai kính gữi các onng dân

biểu Trung kỳ” họp kỳ thứ nhất khóa dân biểu 1937/1940, và “ chương trình
hành động của ơng nghị Huỳnh Văn Trần,Bình Định” nêu phương hướng, nhiệm
vụ hành động của quần chúng nhân dân và cử tri địi hổi các ơng nghị viên,đồng
thời là chổ dựa về mặt chính trị - xã hội cho các nghị viện dân chủ đấu tranh với
các thế lực phản động và ngồi Viện.
SHTB xuất bản trong thời gian có cuộc đình cơng lớn của cơng nhân xe
lửa Trường Thi nên đã kịp thời phản ánh tin tức,vạch mặt bọn tư bản áp bức,bóc
lột và cổ vũ nhân dân lao động, cơng nhân đấu tranh. Số cuối cùng có bàì về
cuộc đình cơng của phu mỏ Vàng Danh ddanng được triển khai.
Về vấn đề quốc tế, SHTB lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh phát xít của
nhân dân Tây Ban Nha và đưa tin về hội nghị quốc tế các nhà văn ủng hộ Tây
Ban Nha, lên án bọn tơrôtkit và Ăngdơre.
Báo SHTB chứa nhiều nội dung quan trọng, trong đó đầu tiên phải kể đến
đó là: Tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng.
Sơng Hương tục bản đăng liền 3 số 8, 9, 10 ra ngày 26-8, ngày 2 và ngày
11-9-1937, bài văn học và chủ nghĩa duy vât” của Hải Triều. Mới đăng từ số 2
đến số 5, ra từ ngày 15-5 đến ngaỳ 1-7-1939, bài “ý tưởng và học thuyết nhân
quả” của Sơn Trà.
Báo chí Xứ uỷ Trung Kỳ trong thời kỳ này đóng vai trị quan trọng trong
việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, quan điểm đường lối của Đảng, làm cho hệ
tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, những giá trị tốt đẹp trong truyền

21


thống văn hóa dân tộc, những tinh hoa văn hóa thế giới chiếm vị trí chủ đạo
trong đời sống tinh thần của xã hội,tuyên truyền sâu rộng và kịp thời, kêu gọi và
thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân trước những hình thức cổ động tuyên
truyền nhằm làm mê hoặc nhân dân ta. Báo chí là một hoạt động đặc biệt mang
đặc tính chính trị - xã hội. Mỗi tác phẩm báo chí được phát hành rộng rãi bao giờ

cũng tác động mạnh mẽ đến dư luận xã hội, nhận thức, thái độ quan niệm và
hành vi của đông đảo của quần chúng và cộng đồng.
Thứ hai , đó là thức tỉnh quần chúng đứng dậy đấu tranh.Ở nội dung này
được thể hiện cụ thể trong các bài báo sau đây được in trên SHTB. Tháng 7 1936, Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở
Thượng hải. Hội nghị phân tích tình hình quốc tế và trong nước, nêu rõ mục tiêu
trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và
chiến tranh đế quốc, địi quyền dân chủ, cải thiện dân sinh, bảo vệ hoà bình. Hội
nghị quyết định tạm thời chưa nêu khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp và giai cấp
địa chủ, giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày. Hội nghị quyết định
thành lập mặt trận rộng rãi lúc đầu gọi là Mặt trận nhân dân phản đế Đông
Dương (sau đổi là Mặt trận Dân chủ). Và xác định trong cuộc đấu tranh này báo
chí đóng một vai trò hết sức quan trọng phải là lực lượng tiên phong đi đầu.
Tháng 8-1936, nắm thời cơ Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong
tuyển cử, Quốc hội Pháp chuẩn bị cử một phái đồn điều tra sang Đơng Dương
để thực hiện một số điều cải cách, Đảng đã chủ trương mở cuộc vận động Đại
hội Đông Dương, tuyên truyền, động viên các tầng lớp nhân dân nêu nguyện
vọng, lập thành bản dân nguyện gửi tới phái đoàn điều tra nhằm mục tiêu trước
mắt là đòi nhà cầm quyền Pháp thực hiện những cải cách, thực hành tự do, dân
chủ, cải thiện đời sống cho nhân dân. Trước sức mạnh của phong trào Mặt trận
nhân dân, giới cầm quyền Pháp buộc phải thi hành một số cải cách tiến bộ ở
thuộc địa. Việc làm có ý nghĩa chính trị lớn nhất của Chính phủ Pháp là ra sắc
lệnh ân xá chính trị phạm ở Đơng Dương. Bọn thống trị ở Đông Dương buộc

22


phải thi hành một phần sắc lệnh này, để có được những thành cơng bước đầu này
báo chí đóng một vai trị hết sức to lớn với tính cách là người tuyên truyền tập
thể và cổ động tập thể lệnh ân xá chính trị phạm ở Đơng Dương. Bọn thống trị ở
Đông Dương buộc phải thi hành một phần sắc lệnh này, để có được những thành

cơng bước đầu này báo chí đóng một vai trị hết sức to lớn với tính cách là người
tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể
Những năm 1936 - 1939, phong trào công nhân ở Trung kỳ phát triển
mạnh mẽ, cuộc bãi công của tồn thể cơng nhân may, thợ giày Huế được xem là
một trong hai cuộc bãi công tiêu biểu trong năm 1937 của cả nước. Sát cánh
cùng phong trào công nhân đấu tranh là phong trào thanh niên và học sinh. Phát
huy truyền thống đấu tranh của những năm trước, thanh niên và học sinh đóng
vai trị tích cực trong cuộc vận động Đơng Dương Đại hội và đón Godart.
Cuộc bầu cử vào viện dân biểu Trung Kỳ là một trong những sự kiện
chính trị quan trọng, thu hút được sự quan tâm của nhiều người, tại đây các ông
Nghị đua nhau tranh cử, bọn chúng đã dùng đủ mọi thủ đoạn rêu rao, hứa hẹn
đưa ra những trò nhăm lừa bịp nhân dân, chúng cũng sẵn sàng bỏ tiền ra để mua
quan chức. Nhân sự kiện này ta sử dụng tờ Sơng Hương tục bản giải thích cho
quần chúng hiểu quyền lợi của mình, và phải chọn người xứng đáng để bầu,
đồng thời vạch mặt chỉ tên những kẻ sâu mọt, thối nát, đang tìm cách len lỏi vào
ghế nghị trường để mưu cầu danh lợi mà khi trúng cử rồi thì khơng thèm để ý tới
đời sống của quần chúng nhân dân.
Báo Sông Hương tục bản số 3 ngày 3 tháng 7 năm 1937 có bài “ Có vài
ơng nghị” dưới hình thức hát nói và Mưỡu, là lời tố cáo sâu cay bọn bất tài, tay
sai của Pháp:

( Hát nói )

23


Trong thiên hạ có vài ơng nghị
Chỉ ăn no ngủ kỹ ở trên lầu
Nào việc dân, việc nước, đâu dâu
Mượn tiếng nghị mà làm giàu cho dễ

Thuế nặng sưu cao, thôi mặc kệ
Lương nhiều ngôi quý ấy là tiên
Cứ mỗi năm đi hội nghị một phen
Về lộ phí đã có tiền phụ cấp
Rượu cứ uống tiệc cứ ăn
Thuốc nha phiến cứ tiêm
Trống cơ đầu cứ đập
Chớ nói gì mà dính dấp đến dân quyền
Sợ rằng trái ý quan trên
Mưỡu
Đã gần bầu cử nghị viện
Nhiều ông sắm bạc sắm tiền để lo
Nhiều ơng mổ lợn, mổ bị
Nhiều ơng đi cúi đi mò cửa quan”.
Bài báo đăng bài trên nhằm phê phán việc tinh thần thái độ của các ơng
nghị bình thường thì khơng chăm lo cho dân chúng, cứ ăn chơi trác táng, đồng
thời nói lên một thái độ sống khơng muốn làm phật lịng chế độ quan trên,
khơng biết quan tâm đến đời sống của nhân dân Báo Sông Hương tục bản với
nhiệm vụ trước mắt là tham gia tranh cử. Sau khi mặt trận dân chủ thắng cử rồi
thì thông qua báo, mà nhân danh nhân dân yêu cầu các dân biểu phải làm tròn

24


trách nhiệm của mình, mang nguyện vọng của nhân dân vào nghị viện, đòi hỏi
đi sát nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, đồng thời công bố quan điểm
yêu cầu, đề nghị của tờ báo để chuẩn bị cho các cuộc đấu tranh nghị trường ...
“các bạn chớ vì một chén rượu, một số tiền. một tiếng hứa suông, một lời dọa
hẩm mà làm sai mất cái phận sự của một người dân đi bầu cử trong giờ nghiêm
trọng này” (số 3)

Sông Hương tục bản số 4 ngày 10 tháng 7 năm 1937 có đăng bài lời
khuyên các cử tri , ký tên gái quê, cũng là lời tố cáo chua cay không kém
“Các cử tri ơi! ở đời nhiều thứ nghị viện
Nghị thì giết heo đãi khách, nghị thì xuất tiền mua thăm
Làm ơng nghị, trên đưa đãi sắt cầm
Làm ơng ngị, dưới thì phải tốn kém bạc trăm bạc ngàn.
Các cử tri ơi lại nhiều ông nghị nhờ quan
Ép dân bỏ phiếu để được đội ơn cao dày
Đánh lừa một hạng người ngay
Mà mưu tư lợi cho đầy túi tham
Các cử tri ơi! Nếu bọn nàỳ trúng cử ra làm
Thì mai một họ sẻ được phẩm hàm giàu sang
Họ mang chức tước về làng
Họ xây nhà gạch, họ mang bài ngà
Các cử tri ơi! Họ có ngỡ gì đến quyền lợi của chúng ta
Sưu cao thuế nặng họ mà mất chi
Đến kỳ hội nghị họ đi
Họ chè chén. Họ có nhớ gì tới đám bình dân

25


×