Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tìm hiểu quy trình sản xuất rau xà lách an toàn tại trang trại hiroyasu hayashi, làng kawakami,tỉnh nagano, nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN XUÂN LINH
Tên đề tài:
TIM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU XÀ LÁCH AN TOÀN TẠi
TRANG TRẠI HIROYASU HAYASHI, LÀNG KAWAKAMI, TỈNH
NAGANO, NHẬT BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016-2020

Thái Ngun, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN XUÂN LINH
Tên đề tài:
TIM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU XÀ LÁCH AN TOÀN TẠi
TRANG TRẠI HIROYASU HAYASHI, LÀNG KAWAKAMI, TỈNH
NAGANO, NHẬT BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: Trồng trọt - 48 - N02

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016-2020

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Mai Thảo


Thái Nguyên,năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trước lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống
lại những kiến thức lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất.
Được tham gia khóa thực tập tốt nghiệp tại Nhật Bản khơng chỉ giúp tơi
có thêm những kiến thức bổ ích mà nó cịn giúp cho tơi có thêm những trải
nghiệm, những khám phá về một nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại. Đây
khơng chỉ đơn thuần là một khóa thực tập tốt nghiệp mà nó cịn là cả một cơ
hội mới giúp cho tơi có được những hướng phát phát triển sau khi tốt nghiệp
trở thành kỹ sư nơng nghiệp.
Để hồn thành khóa luận này tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
chủ hộ gia đình làng Kawakami, các thầy cô giáo tại trung tâm phát triển quốc
tế ITC, các thầy cô giáo trong Nông học, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận
tình của cơ giáo: Ths.Nguyễn Thị Mai Thảo đã giúp đỡ tơi trong suốt q
trình làm đề tài.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong
khoa Nông Học, gia đình, bạn bè đặc biệt là cơ giáo Ths.Nguyễn Thị Mai
Thảo giảng viên khoa Nông học, trường Đại Học Nơng Lâm Thái Ngun đã
giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Trong suốt q trình thực hiện đề tài này do thời gian và kiến thức bản
thân còn hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tơi rất mong
được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cơ giáo, bạn bè để khóa luận
tốt nghiệp của tơi được hồn thiện hơn.

Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 8 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Xuân Linh


ii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Máy phân tích đất ............................................................................ 28
Hình 4.2.Bón phân cải tạo đất ......................................................................... 29
Hình 4.3.Q trình lên luống và chải maruchi ................................................ 30
Hình 4.4.phủ maruchi hồn thành ................................................................... 32
Hình 4.5. cây con được chuyển lên nhà lưới .................................................. 34
Hình 4.6. thu hoạch rau 3h sáng...................................................................... 39
Hình 4.7 phân bón cho đất sau thu hoạch ....................................................... 41


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ năm 2009 - 2018 ................ 6
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của làng Kawakami năm 2016 ................... 21
Bảng 4.2. Mức thu nhập của các hộ nông dân năm 2016 ............................... 23
Bảng 4.3. Cơ sở vật chất trang trại Hiroyasu Hayashi .................................... 24
Bảng 4.4 . Tình hình sản xuất xà lách tại trang trại Hiroyasu Hayashi .......... 25
Bảng 4.5: Cơ cấu giống xà lách tại trang trại Hiroyasu Hayashi năm 2019 ... 26
Bảng 4.6: Tình hình tiêu thụ xà lách tại trang trại Hiroyasu Hayashi từ năm
2017-2019........................................................................................................ 26



iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật

ĐVT

: Đơn vị tính

HTX

: Hợp tác xã

JA

: Hiệp Hội Nơng Nghiệp Nhật Bản

NN

: Nơng nghiệp

RAV

: rau an tồn


UBND

: Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết: ............................................................................................ 1
1.2. Mục dích và yêu cầu .................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
2.1. Đặc điểm, yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây rau xà lách .............. 3
2.1.1. Đặc điểm cây rau xà lách ........................................................................ 3
2.1.2 Yêu cầu sinh thái và sinh dưỡng của cây rau xà lách .............................. 3
2.1.3. Phân loại xà lách ..................................................................................... 4
2.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam, Nhật Bản .................... 5
2.2.1. Tình hình sản xuất rau thế giới ............................................................... 5
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam ........................................... 7
2.2.3. Tình hình sản xuất rau của Nhật Bản .................................................... 12
2.2.4. Tình hình sản xuất rau tại làng Kawakami,tỉnh Nagano,Nhật Bản ...... 15
PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ....................... 18
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................... 18

3.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 18
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 18
3.2. Nội dung thực hiện ................................................................................... 18
3.3. Phương pháp thực hiện............................................................................. 18


vi

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 20
4.1. Điệu kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của làng Kawakami ........................... 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của làng Kawakami ................................................ 20
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 22
4.2. Hiện trạng sản xuất của trạng trại Hiroyasu Hayashi .............................. 24
4.2.1. Tình hình sản xuất rau xà lách tại trang trại Hiroyasu Hayashi............ 25
4.3. Quy trình sản xuất rau xà lách cuộn tại trang trại Hiroyasu Hayashi ...... 26
4.3.1. Làm đất, cải tạo đất trồng trước vụ gieo trồng mới .............................. 27
4.3.1.1. Làm đất:............................................................................................. 27
4.3.1.2. Phân tích đất: ...................................................................................... 27
4.3.1.3. Phương án cải tạo và bón phân .......................................................... 28
4.3.2. Tạo luống đất và phủ bạt nilon(maruchi) .............................................. 29
4.3.2.1. Tiến hành phủ bạt nilon(maruchi)...................................................... 31
4.3.3. Ươm hạt giống ...................................................................................... 32
4.3.4. Tiến hành trồng xà lách và kỹ thuật chăm sóc giai đoạn sinh trưởng .. 34
4.3.4.1. Tiến hành đưa rau ra ruộng ................................................................ 34
4.2.4.2. Tiến hành trồng .................................................................................. 35
4.3.4.3. Chăm sóc xà lách giai đoạn sinh trưởng ............................................ 36
4.3.4.4. Tiêu chuẩn an toàn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và một số bệnh
thường gặp ở cây xà lách ................................................................................ 37
4.3.5. Một số bệnh trên cây xà lách và biện pháp phòng trừ .......................... 37
4.3.6. Thu hoạch và vận chuyển rau xuất kho ................................................ 38

4.3.7. Vận chuyển rau xuất kho ...................................................................... 40
4.3.8. Đảm bảo chất lượng trong quá trình vận chuyển rau ............................ 40
4.3.9. Thu dọn sau mùa vụ ............................................................................ 40
4.3.10. Chuẩn bị vụ sau ................................................................................... 42
4.4. Bài học kinh nghiệm ................................................................................ 44


vii

4.4.1. Điểm mạnh và điểm yếu bản thân......................................................... 45
4.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp/ trang trại ..45
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................ 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 48
TÀI LIÊU THAM KHẢO ............................................................................ 50
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 51


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết:
Trong sản xuất nơng nghiệp hiện nay việc áp dụng các quy trình sản
xuất mới hiện đại áp dụng các công nghệ mới. Đem lại hiệu quả kinh tế cao là
một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến
để sản xuất, cịn gọi là cơng nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế giá trị
cho nghành nông nghiệp, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản,
thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội đảm bảo về tình hình an ninh
lương thực thế giới và đảm bảo sự phát triển cho ngành nông nghiệp phát

triển bền vững. Việc áp dụng công nghệ cao được tích hợp ứng dụng trong
phát triển nơng nghiệp bao gồm: cơng nghiệp hóa nơng nghiệp (cơ giới hóa
các khâu của quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến...), tự động
hóa, cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học;
các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao... các quy trình canh
tác tiên tiến, canh tác hữu cơ... cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản
xuất. Việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã được áp
dụng cụ thể trên từng khâu của quy trình kỹ thuật cụ thể và áp dụng cho từng
sản phẩm để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật của mỗi vùng tùy thuộc vào điều kiện
tự nhiên, điều kiện nhân tạo của từng nơi nhằm mục đích cao nhất mà con
người mong muốn. Nhật Bản là quốc gia rất thành công trong việc ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Một trong những nơi như thế tại Nhật
Bản đó là khu làng thần kỳ Kawakami. Kawakami là một ngôi làng nằm ở huyện
Minamisaku thuộc tỉnh Nagano nằm ở phía nam trung tâm, thuộc vùng
Chubu của Nhật Bản, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1.185m, nhờ


2

vào địa hình cao vậy mà nơi đây nghề trồng rau rất phát triển, và nơi đây nổi
tiếng trên toàn đất nước Nhật Bản về rau xà lách, cải thảo, súp lơ, cải bắp.
Rau xà lách là giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng thích
nghi tốt với điều kiện tự nhiên và chịu lạnh tốt nên được người nơng dân sử
dụng để sản xuất. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng từ 55 - 60 ngày, đây là
giống có thể áp dụng vào trồng tại Việt Nam ở vụ thu đơng. Xuất phát từ thực
tiễn đó tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu quy trình sản xuất rau xà
lách an tồn tại trang trại Hiroyasu Hayashi, làng Kawakami,tỉnh Nagano,
Nhật Bản”.
1.2. Mục dích và yêu cầu

1.2.1. Mục đích
Thực hiện được các bước cụ thể trong quy trình sản xuất xà lách an
tồn tại trang trại Hiroyasu Hayashi , làng Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản
qua đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của sinh viên đi
thực tập tại doanh nghiệp hoặc trang trại nước ngoài.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra sơ lược điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của làng
Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản.
- Đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh của trang trại của trang trại.
- Tìm hiểu về quy trình sản xuất rau xà lách an tồn tại trang trại
Hiroyasu Hayashi, làng Kawakami.
- Xác định thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển rau xà lách của
trang trại Hiroyasu Hayashi.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm, yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây rau xà lách
2.1.1. Đặc điểm cây rau xà lách
Đặc điểm thực vật học cây rau xà lách:
Rễ xà lách: hệ rễ cọc, ăn nông trên bề mặt đất, ăn rộng 20 - 30cm, bởi
vậy cây không chịu ngập úng, lớp đất mặt cần độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng để
rễ hút thức ăn dễ dàng.
Thân xà lách:Thân có loại thân ngắn như xà lách cuộn, có loại thân
thẳng, dài như rau diếp.
Lá xà lách: Có nhiều lớp, có loại xanh đậm, có loại xanh nhạt, loại
cuộn có lá trong màu trắng ăn ngon mềm hơn lá ngoài.
Hoa xà lách: Chùm hoa dạng bầu, chứa số lượng lớn các hoa nhỏ kết

chặt với nhau trên một đế hoa. Hoa có 5 đài, 5 nhị cái và 2 lá noãn, hoa tự
thụ, hạt phấn và lá nỗn có độ hữu thụ cao. Hoa nở từ lúc có ánh sáng mặt
trời đến trưa, thụ phấn tốt nhất lúc 9 - 10 giờ sáng.
Quả xà lách: Loại quả bế, hạt khơng có nội nhũ [7].
2.1.2 u cầu sinh thái và sinh dưỡng của cây rau xà lách
Cây rau xà lách yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng dưỡng của xà lách là
15 – 180C. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là 200C vào ban ngày và
180C vào ban đêm. Nhiệt độ cao trên 220C là mầm hạt kéo dài và làm giảm
chất lượng của lá và bắp.
Ánh sáng: Thường giai đoạn đầu của cây cần ánh sáng nhiều hơn giai
đoạn sau. Quang chu kỳ gây ảnh hưởng đến sự phát triển và phân hóa mầm
hoa của cây. Ánh sáng ngày dài ảnh hưởng đến diện tích lá, sinh trưởng của
cây và sự hình thành bắp, nhưng khơng ảnh hưởng đến hình thành lá.


4

Độ ẩm: Xà lách là cây ưa ẩm, độ ẩm đồng ruộng thích hợp nhất là 70 80%, độ ẩm khơng khí là 65% - 75%.
u cầu đất và dinh dưỡng cây trồng:
Yêu cầu về đất: Xà lách ưa cát pha đến thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng và
nhiều chất hữu cơ. Độ pH thích hợp nhất cho xà lách là 6 - 6,5.
Làm đất: Rau xà lách có thể trồng trên nhiều loại đất nhưngthích hợp
nhất vẫn là đất thịt nhẹ, nhiều mùn,bằng phẳng (làm đất gieo xà lách cần phải
băm nhỏ kỹ), đất dễ thoát nước, đất được cày, phơi ải từ 5-7 ngày trước khi
lên luống mới. Đất được cày xới và dọn sạch tàn dư thực vật, bón vơi (để nâng
ph lên 5.5 - 6.6) cày trộn đều trong đất phơi ải 1- 2 tuần (có thể dùng các hóa
chất, chế phẩm xử lý đất như: Nokap, Mocap, Sincosin, ...) sau đó lên luống rộng
1 m, chiều cao luống từ 20- 25cm (tùy theo mùa), rãnh luống rộng 30 cm, chiều
dài luống tuỳ theo kích thước thửa ruộng. Bón phân lót, xới và trộn đều phân.

Chuẩn bị đất kỹ tươi xốp, nhặt sạch cỏ dại tàn dư cây trồng vụ trước,
nếu có điều kiện phơi khơ khoảng một tuần và đảo lớp đất mặt xuống dưới để
thoáng khí cho cây trồng sinh trưởng tốt đồng thời hạn chế các sâu bệnh cư
trú trong đất [7].
2.1.3. Phân loại xà lách
1. Xà lách Mỹ (Iceburg Lettuce hay Iceberg/crisphead)
Lớp lá bên ngoài xanh hơn và lớp lá bên trong trắng hơn. Loại này phổ
biến nhất vì có kết cấu lá giịn, mùi vị nhẹ nhàng và có nhiều nước. Nó là một
nguồn chứa nhiều chất choline (Một chất amin tự nhiên, C5H15NO2, thường
được xếp vào loại vitamin B complex, và là thành phần của nhiều phân tử
sinh học quan trọng khác, chẳng hạn như acetylcholine và lecithin).


5

2. Xà lách Romaine (Romaine Lettuce)
Có lá xanh đậm và dài. Nó có kết cấu lá giịn và hương vị đậm đà hơn
các loại khác. Là một nguồn chứa nhiều vitamin A, C, B1 và B2, và axit folic.
3. Xà lách mỡ (Butterhead Lettuce)
Đây là loại xà lách có lá lớn và được sắp xếp “lỏng lẻo”, và rất dễ dàng
tách ra từ thân của nó. Nó có kết cấu lá mềm hơn, với hương vị ngọt ngào so
với họ hàng của nó.
4. Xà lách lơ lơ (Loose-leaf Lettuce)
Như tên gọi của nó, loại này có hai loại (Xà lách lơ lơ xanh và xà lách
lơ lơ tím), lá sắp xếp rời rạc, có tàng lá rộng và xoăn. Nó có hương vị nhẹ và
kết cấu lá hơi giịn.
2.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam, Nhật Bản
2.2.1. Tình hình sản xuất rau thế giới
Rau cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như:
vitamin, chất khống axít hữu cơ và nhiều chất bổ khác…Phát triển sản xuất

rau cịn có ý nghĩa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm phát
triển và là nguồn xuất khẩu có giá trị. Sản xuất rau quả nói chung là ngành có
hiệu quả và thu nhập khá cao trong ngành trồng trọt. Có khả năng thu hút
nhiều lao động và giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất
ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao. Với ý
nghĩa to lớn trên rau được phát triển và trở thành một ngành sản xuất quan
trọng không thể thiếu được trong nông nghiệp.


6

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ năm 2009 - 2018
Chỉ tiêu

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

2009

49,67

18,17

902,93


2010

50,90

18,14

923,73

2011

52,36

18,28

957,19

2012

53,78

18,23

980,534

2013

54,82

18,23


1000,03

2014

55,43

18,64

1033,91

2015

56,77

18,57

1055,87

2016

57,07

18,73

1073,48

2017

57,37


18,81

1083,46

2018

57,88

18,81

1088,83
(Nguồn: FAO 2020)

Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy :
Năng suất và diện tích trồng rau trên thế giới đều tăng nên sản lượng rau
cũng tăng đều qua các năm. Năm 2009 có sản lượng thấp nhất là 902,93 triệu
tấn, năm 2018 đạt 1.088,83 triệu tấn, tăng 185,9 triệu tấn so với năm 2009.
Diện tích trồng rau trên thế giới giai đoạn 2009 – 2018 tăng đều qua các
năm. Năm 2009 cả thế giới trồng được 49,67 triệu ha, năm 2018 là 57,88 triệu
ha, tăng 8,21 triệu ha so với năm 2009. Trung bình mỗi năm tăng 0,821 triệu ha.
Năng suất rau biến động khơng nhiều, năm 2010 có năng suất thấp
nhất là nhất là 18,14 tấn/ha, năm 2018 năng suất rau đạt cao nhất là 18,81
tấn/ha, tăng 0,67 tấn/ha so với năm 2010.


7

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam
Diện tích trồng rau của Việt Nam khá lớn tính đến năm 2005, tổng diện

tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 635,8 nghìn ha, sản lượng 9640,3 ngàn
tấn; so với năm 1999 diện tích tăng 175,5 ngàn ha (tốc độ tăng bình quân
3,61%/năm), sản lượng tăng 3071,5 ngàn tấn (tốc độ tăng bình quân
7,55%/năm). Vùng sản xuất rau lớn nhất là ĐBSH (chiếm 24,9% về diện tích
và 29,6% sản lượng rau cả nước), tiếp đến vùng ĐBSCL (chiếm 25,9% về
diện tích và 28,3% sản lượng rau của cả nước).
Nhiều vùng rau an tồn(RAT) đã được hình thành đem lại thu nhập cao
và an toàn cho người sử dụng đang được nhiều địa phương chú trọng đầu tư
xây dựng mới và mở rộng: Hà Nội, Hải Phòng (An Lão), TP Hồ Chí Minh,
Lâm Đồng (Đà Lạt)…
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả, trong những năm gần đây
những loại rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩm
cho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau....phát triển mạnh cả về
quy mơ và sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hố chiếm tỷ trọng cao.
Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản
xuất hàng hố, trong đó rau hàng hố tập trung chính ở 2 khu vực:
Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân
cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng
loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao
(4,3 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá, song mức độ không an
tồn sản phẩm rau xanh và ơ nhiễm mơi trường canh tác rất cao.
Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau
được trồng ln canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất
đa dạng: phục vụ ăn tươi cho cư dân trong vùng, ngồi vùng, cho cơng nghiệp
chế biến và xuất khẩu.


8

Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được

hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất
trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường
bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và
sản xuất các loại cây q hiếm, năng suất cao bằng cơng nghệ nhà kính của
Israel có điều khiển kiểm sốt các yếu tố môi trường.
Một số vùng tập chung trồng rau:
Miền Bắc:
Sản xuất rau ở Hà Nội: Năm 2005, tổng diện tích gieo trồng rau các
loại của TP Hà Nội có 8,1 ngàn ha (diện tích canh tác 3 ngàn ha, hệ số sử
dụng đất 2,7 lần), năng suất đạt 186,2 tạ/ha, sản lượng 150,8 ngàn tấn.
Chủng loại rau rất phong phú, đa dạng. Các loại rau ăn lá như cải xanh,
rau muống, cải thảo, cải làn, bắp cải, cải ngọt, cải bó xơi...chiếm ưu thế về diện
tích và sản lượng (chiếm khoảng 70 –80% diện tích), có tỷ suất hàng hố cao.
Tuy nhiên sản xuất rau hiện nay chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền
thống nên chất lượng rau không đảm bảo. Do đó chủ chương của Thành phố
là đẩy nhanh việc xây dựng các vùng sản xuất RAT, nhằm đảm bảo an toàn
cho người sử dụng, người sản xuất và môi trường sinh thái. Hiện nay trên địa
bàn Thành phố, diện tích sản xuất(RAT) chiếm khoảng 20 – 25% diện tích
canh tác rau, tập trung chính ở các huyện ngoại thành như Đơng Anh, Gia
Lâm, Thanh Trì. Lượng rau an toàn chiếm khoảng 15 – 20% sản lượng rau
của toàn Thành phố. Thành phố đang xây dựng các dự án nơng nghiệp cơng
nghệ cao như: mơ hình rau hoa chất lượng cao ở Từ Liêm 16 ha với vốn đầu
tư 24 tỷ đồng, mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao Nam Hồng 30 ha, Kim
Sơn 15 ha… Hà Nội hiện có 37 HTX sản xuất RAT, tập trung tại Đơng Anh,
Sóc Sơn, Từ Liêm..., trong đó một số HTX thực hiện tốt quy trình sản xuất
RAT trong những năm qua và được cấp chứng nhận sản xuất RAT (mơ hình


9


quản lý sản xuất, đăng ký thương hiệu có mã vạch và hệ thống tiêu thụ sản
phẩm RAT).
Vùng sản xuất chuyên canh cà rốt, hành tỏi, dưa hấu hàng trăm ha tại
Nam Sách, Bình Giang, Kim Thành tỉnh Hải Dương hàng năm cho thu nhập
70 - 90 triệu đồng/ha.
Vùng chuyên sản xuất dưa chuột tại Lý Nhân tỉnh Hà Nam hàng năm
sản xuất 400 - 500 ha cà chua và dưa chuột cung cấp cho các nhà máy chế
biến của Tổng công ty rau quả, nông sản. Vụ Xuân 2006, Tổng công ty rau
quả đã tổ chức sản xuất rau nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh Nam Định, Bắc
Giang, Thanh Hố đạt 840 ha (trong đó dưa chuột bao tử 274 ha, ớt 300 ha,
ngô ngọt 126 ha, cà chua bi 45 ha) và đã thu mua trên 6.000 tấn sản phẩm.
Thái Bình đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nơng nghiệp mang
tính chun canh với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: hành, tỏi, ớt,
khoai tây ở huyện Quỳnh Phụ; dưa chuột, ngô bao tử, sa lát ở huyện Thái
Thuỵ...Một số rau màu xuất khẩu được tỉnh mở rộng gieo trồng: khoai tây
Đức, Hà Lan; ớt Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản; cải bắp cuộn, bí xanh, đậu
cơ ve Trung Quốc; khoai lang Nhật và cà chua bi... để tăng giá trị thu nhập và
hiệu quả sản xuất.
Trồng măng ở Đan Phượng – Hà Tây: Cây măng Điền trúc, có nguồn
gốc từ Trung Quốc, được trồng ở xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Tây; trên
diện tích đất chân đồi bạc màu. Sau 12 tháng trồng cho thu hoạch, sau khi trừ
mọi chi phí, thu lãi từ 60 –70 triệu đồng/ha. Trồng măng Điền trúc cho giá trị
kinh tế cao là vì sản phẩm của nó có khả năng tận thu cao: mầm măng (củ
măng) bán rất chạy trên thị trường, với giá bán 8.000 - 11.000 đồng/kg măng
ngọt; mo nang dùng để bán cho các làng nghề chuyên chằm nón, thân cây mẹ
lại là nguyên liệu chính để sản xuất chiếu trúc.


10


Miền Trung:
Sản xuất rau hàng hoá xuất khẩu Quỳnh Lưu, Nghệ An
Sản xuất rau ở xã Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu vào chính vụ (vụ Đơng và
Hè Thu), bình qn mỗi ngày nông dân trong xã đưa ra thị trường từ 30 đến
45 tấn rau. Xã đã thành lập trang web giới tiệu, quảng bá và bán sản phẩm,
thông qua trang Web này nhiều hợp đồng bán rau xanh cho khách hàng trong,
ngoài nước đã được ký. Trong năm 2005, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An đã xuất sang Hà Lan 600 tấn rau xanh các loại (cà chua,
rau cải, đậu, bắp cải, rau thơm, hành), tăng hơn năm ngối 100 tấn.
Miền Nam:
Trồng rau nơng nghiệp cơng nghệ cao ở thành phố Hồ Chí Minh
Hiện thành phố có 1.663 ha sản xuất rau an toàn với sản lượng đạt
khoảng 30.000 tấn/năm. Hiện nay thành phố đang xây dựng khu nông nghiệp
công nghệ cao trên 100 ha tại huyện Củ Chi, áp dụng công nghệ trồng rau
bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng và canh tác trên giá thể không đất,
nuôi cấy mô cho rau, hoa, cây cảnh, cây ăn trái… ứng dụng chất điều hoà sinh
trưởng thực vật, công nghệ gen, sản xuất nấm và các chế phẩm vi sinh.
Trồng nấm tại tỉnh Vĩnh Long:
Dự án cung cấp giống chương trình nấm thực phẩm đã hỗ trợ nơng dân
ở 20 xã trồng trong vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông được 634,5 ha nấm
rơm, tương đương 139590 m mô. Năng suất thu được 1 – 1,4 kg/m mô, sản
lượng 139,6 – 195,4 tấn nấm rơm, với giá bán từ 7000 – 9000 đồng/kg nấm,
doanh thu từ chương trình khoảng 1,4 – 1,75 tỷ đồng.
Vùng trồng rau tỉnh Tiền Giang:
Hiện nay, diện tích rau của Tiền Giang lên đến 30.000 ha, mỗi năm cho
sản lượng xấp xỉ 450.000 tấn với tổng thu nhập khoảng 150 tỷ đồng. Vùng
trồng rau an toàn của tỉnh được qui hoạch ở các xã Thân Cửu Nghĩa, Long


11


An, Phước Thạnh, Tân Hiệp (Châu Thành); Long Bình Điền, Bình Phan, Bình
Phục Nhất (Chợ Gạo); Bình Nhì, Long Vĩnh (Gị Cơng Tây); Mỹ Phong, Tân
Mỹ Chánh (thành phố Mỹ Tho) và Long Hưng (thị xã Gị Cơng). Hiện tại dự
án sản xuất rau an toàn 500 ha đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt. Dự
kiến mở rộng lên 1000 ha vào những năm tiếp theo.
Vùng trồng nấm Tân Phước - Tiền Giang:
Toàn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có khoảng 500 ha nấm rơm,
chủ yếu trồng tập trung ở các xã Tân Hoà Tây, Mỹ Phước, Phước Lập, Thạnh
Mỹ, Tân Hồ Đơng… giá nấm rơm khoảng 18.000 – 20.000 đồng/kg, có khi
lên đến 25.000 đồng/kg, vốn đầu tư thấp, nguồn nguyên liệu sẵn có (rơm rạ),
kĩ thuật đơn giản.
Vùng sản xuất rau ơn đới tỉnh Lâm Đồng:
Diện tích trồng rau tại Lâm Đồng năm 2005 đạt khoảng 27.315 ha, sản
lượng 67.700 tấn, sản lượng xuất khẩu khoảng 17.324 tấn. Chủng loại rau
phong phú, có nhiều loại rau chất lượng cao như cải bắp, cải thảo, súp lơ
(chiếm 55 – 60%), nhóm rau ăn củ chiếm 20 - 25% (khoai tây, cà rốt, củ dền),
nhóm rau ăn quả chiếm 10 -12% (cà chua, đậu Hà lan...)
Diện tích rau an tồn trên 600 ha theo cơng nghệ sản xuất cách ly trong
nhà lưới khơng sử dụng phân bón, nơng dược vơ cơ và cách ly trong nhà lưới
có sử dụng giới hạn nơng dược vơ cơ.
Tình trạng tiêu thụ rau:
Hiện nước ta có khoảng 60 cơ sở chế biến rau quả với tổng năng suất
290.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó doanh nghiệp nước ngoài chiếm khoảng
50%, doanh nghiệp quốc doanh 16% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi 34%, ngồi ra cịn hàng chục ngàn hộ gia đình làm chế biến rau quả ở
qui mô nhỏ.


12


Hiện nay tiêu thụ rau chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, sản phẩm rau
cho chế biến chiếm tỷ lệ không đáng kể, năm 2005 rau quả xuất khẩu chỉ đạt
235 triệu USD, trong đó phần lớn là từ quả chế biến. Sản phẩm rau cho xuất
khẩu chủng loại rất hạn chế, hiện chỉ một số loại như cà chua, dưa chuột, ngô
ngọt, ngô rau, ớt, dưa hấu ở dạng sấy khơ, đóng lọ, đóng hộp, muối mặn, cơ
đặc, đơng lạnh và một số xuất ở dạng tươi.
Tiêu thụ trong nước không nhiều và giá cả thất thường phụ thuộc vào
lượng hàng nông sản cung cấp trong khi mức tiêu thụ hạn chế dẫn đến tình
trạng một mặt hàng nơng sản có năm rất đắt, có năm lại rất rẻ ảnh hưởng đến
tính bền vững trong sản xuất.
Sản phẩm rau trở thành hàng hoá ngay sau khi thu hoạch và nó rất dễ
bị hư hỏng trong khi hầu hết các vùng sản xuất hàng hố lớn chưa có nơi sơ
chế và kho bảo quản tạm thời [6].
2.2.3. Tình hình sản xuất rau của Nhật Bản
Theo thống kê của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản, chỉ 3% dân số
của Nhật Bản làm nông nghiệp nhưng cung cấp đầy đủ thực phẩm chất lượng
cao cho hơn 127 triệu dân của quốc gia này, ngồi ra cịn dư thừa để xuất
khẩu. Ở các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp không gian rất sạch sẽ, hài hịa
và rất đẹp như một cơng viên, san sát các nhà kính trồng các giống cây mới
lai tạo từ công nghệ gen. Những cây dâu nhỏ, trĩu quả chín hồng, rồi các loại
hoa được tạo nên màu sắc theo ý thích của con người, tăng gấp nhiều lần giá
trị thông thường, những giống cà chua năng suất cao và giống lúa chất lượng
tốt nhất thế giới v.v…
Để có được ngành nơng nghiệp liên tục phát triển trong thời gian qua,
ngoài những đầu tư về mặt kinh tế từ chính phủ, các cơng ty lớn người nơng dân
cịn được tư vấn thường xuyên của các nhà khoa học từ các trung tâm nghiên
cứu nông nghiệp của cấp Tỉnh như trung tâm thử nghiệm giống làng Kawakami,



13

trung tâm thử nghiệm giống Tỉnh Nhật Bản với nhiều chính sách phát triển kinh
tế đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp.
Kể từ năm 2012, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu nới lỏng hàng loạt quy
định hạn chế các cơng ty ngồi ngành tham gia sản xuất nơng nghiệp, trong
đó quan trọng nhất là giảm đáng kể thuế đất. Điều này đã thúc đẩy hàng lọat
công ty lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghịêp. Các công ty Nhật Bản tin rằng
công nghiệp hóa ồ ạt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu lương thực trên phạm vi toàn
cầu và với việc đầu tư vào nơng nghiệp ngay lúc này, Nhật Bản có thể chuẩn
bị cho những kịch bản xấu trong các thập kỷ sắp tới.
Đặc biệt, trong vòng hai năm trở lại đây, hàng loạt công ty danh tiếng
trong ngành công nghệ cao và sản xuất máy móc cơng nghiệp tại Nhật Bản đã
đồng loạt tham gia lĩnh vực nơng nghiệp. Ví dụ, Nhà sản xuất đồ điện tử Nhật
Bản Fujitsu đã tạo nên bước đột phá trong công nghệ trồng rau siêu sạch, khi
cải tạo một nửa nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở tỉnh Fukushima thành nhà
máy trồng rau. Fujitsu trồng rau siêu sạch theo phương pháp thủy canh,
khôngdùng đất. Nhờ họat động trồng trọt được kiểm soát chặt chẽ theo
phương thức sản xuất công nghiệp, rau do công ty sản xuất đạt độ vô trùng
gần như tuyệ tđối. Các loại rau trồng trong phịng sạch có lượng kali chỉ bằng
1/5 so với thơng thường và có thể để được hai tháng mà không hỏng.
Với mức giá cao gấp 4 lần thơng thường, rau trồng trong phịng sạch
khơng được bán rộng rãi trên thị trường mà hướng đến một nhóm khách hàng
giàu có. Thơng qua việc chuẩn hóa quy trình sản xuất trồng rau chất lượng
cao, các cơng ty Nhật Bản muốn đem lại giá trị gia tăng cho thị trường vẫn
được xem là có tỷ suất lợi nhuận thấp như ngành nông nghiệp.
Theo ông Miyabe - Giám đốc nhà máy Akisai, Fujitsu cho biết: “Việc
sản xuất rau theo phương thức công nghiệp cho phép chúng tôi xuất xưởng



14

3.500 cây xà lách mỗi ngày. Thời gian kể từ thời điểm trồng đến thu họach
chỉ kéo dài 1 tháng rưỡi" [9].
Nagano, ngồi các trung tâm đó cịn có trung tâm khuyến nông đây là
trung tâm trực tiếp tiếp xúc với người nông dân, nơi đây tiếp nhận mọi thông
tin phản hồi của người nông dân và giải quyết những vấn đề đó. Những tổ
chức đó ln ln đồng hành cùng người nông dân khi liên tục đưa ra những
giống mới phù hợp nhất với điều kiện khí hậu của từng vùng và cho năng
suất, chất lượng cao, đồng thời họ có những phương án xử lý dịch hại mang
tính bền vững và thân thiện với môi trường.
Ngành nông nghiệp ngày nay dựa gần như hồn tồn vào cơng nghệ
liên kết với khoa học, với cơ quan chính phủ, trung tâm nghiên cứu, ngành và
các cơ quan hợp tác làm việc với nhau để tìm kiếm các giải pháp và đáp ứng
những thách thức mới.
Nhật Bản đang tích cực thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản,
xem đây như một lĩnh vực mới nhiều tiềm năng bên cạnh các sản phẩm truyền
thống như điện tử gia dụng và ô tô. Nhiều mặt hàng nông sản của Nhật Bản
được đánh giá là có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Điểm yếu lớn nhất của hàng nông sản Nhật Bản là giá thành. Lấy ví dụ
như mặt hàng gạo. Giá gạo Nhật Bản cao gấp từ 8 - 10 lần giá gạo của các
nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan. Ngược lại, điểm mạnh của hàng nông
sản Nhật Bản là sạch sẽ, an tồn do ít dùng thuốc trừ sâu, chất lượng cao và
ổn định. Nhiều mặt hàng như thịt bị, rượu có thương hiệu lâu đời và được
người tiêu dùng u thích.
Hàng nơng sản Nhật Bản rất khó xuất khẩu vì giá cao, chính vì thế mà
Nhật Bản không đi theo hướng xuất khẩu đại trà mà gắn nơng sản vào các nhà
hàng Nhật Bản ở nước ngồi. Chính phủ Nhật Bản chủ trương xuất khẩu văn
hóa ẩm thực, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp Nhật Bản mở nhà hàng ở



15

nước ngồi, sau đó sẽ xuất khẩu hàng nơng sản cho các nhà hàng đó. Vì văn
hóa ẩm thực Nhật Bản rất đặc thù, món ăn Nhật Bản được chế biến từ các loại
nơng sản trồng tại nước này có hương vị riêng, nên chiến lược này cho đến
nay đã phát huy hiệu quả tương đối khả quan. Các sản phẩm chủ lực được
xuất khẩu ngày càng nhiều là trà, gạo, rượu sake, thịt bò đều là nguyên liệu cơ
bản dùng trong các nhà hàng.
Chính từ chiến lược xuất khẩu văn hóa ẩm thực trước, xuất khẩu nơng
sản theo sau, mà Nhật Bản sẽ tập trung vào các quốc gia nơi văn hóa Nhật
Bản đã có sẵn sức lan tỏa cao hoặc cộng đồng người Nhật đơng đúc, trong đó
các quốc gia châu Á láng giềng, Mỹ và EU là các vùng địa lý được ưu tiên
hàng đầu.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, quy mô thị trường ẩm
thực tồn cầu sẽ tăng gấp đơi vào năm 2020 so với năm 2009 lên 6,4 nghìn tỷ
USD, trong đó riêng châu Á tăng gấp 3 lần. Thị trường Châu Á với các quốc
gia có dân số hàng trăm triệu người là khu vực rất triển vọng với Nhật Bản.
Xuất khẩu nông sản qua các nhà hàng Nhật Bản tại nước ngoài hiện chiếm
đến một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này" [8].
2.2.4. Tình hình sản xuất rau tại làng Kawakami,tỉnh Nagano,Nhật Bản
Từng là địa phương nghèo nhất Nhật Bản nhưng nhờ vào việc trồng xà
lách sạch, mỗi gia đình tại làng Kawakami có thể kiếm 25 triệu yên mỗi năm.
Nằm sâu trong núi Shinshu, làng Kawakami thuộc tỉnh Nagano, phía
Tây Thủ đơ Tokyo được người dân đất nước mặt trời mọc mệnh danh là "ngôi
làng thần kỳ".
Nơi đây có khí hậu khắc nghiệt, tuyết phủ suốt mùa đơng và xn, nhiệt
độ có lúc xuống dưới âm 20 độ C, thời gian có thể sản xuất nơng nghiệp chỉ
khoảng 4 tháng trong năm. Tuy nhiên, nhờ trồng xà lách sạch, Kawakami trở



16

thành ngơi làng giàu có nhất Nhật Bản, thu nhập bình quân của mỗi gia đình ở
đây là 25 triệu yên (hơn 200.000 USD).
Những năm 60 của thế kỷ trước, ngôi làng rất nghèo và hoang vắng,
cây lúa kém phát triển nên chỉ có những người bệnh mới có cơ hội ăn cơm
trắng. Tuy nhiên, đến năm 1950, người Mỹ đem giống rau xà lách tới đây
trồng thử và thành cơng. Loại rau này ưa khí hậu lạnh, khơ nên phù hợp với
điều kiện tự nhiên của làng. Từ khi trồng xà lách, thói quen ăn uống của
người dân nơi đây cũng thay đổi theo. Họ sử dụng loại rau này trong bữa ăn
hàng ngày cho đến tận bây giờ.
Theo người dân nơi đây, băng tuyết kéo dài khiến người dân phải
ởtrong nhà nhiều tháng, trong khi họ vẫn phải ăn, con cái vẫn phải đi học,
người đau ốm vẫn phải chữa bệnh, nhiều người bỏ làng lên thành phố kiếm
sống nhưng thu nhập không khá hơn là bao. Để giải thốt khỏi tình trạng này,
năm 1980, trưởng làng đứng lên kêu gọi người dân sản xuất nông nghiệp theo
tiêu chuẩn riêng của làng.
Ban đầu, nông dân lấy mẫu đất, nước để kiểm tra từng thành phần, theo
dõi lượng mưa trong năm để chọn thời điểm xuống giống hợp lý và xây dựng
ra bộ tiêu chí riêng cho quy trình canh tác ở làng. Người dân mất tới 20 năm
để hồn thiện bộ tiêu chí này và áp dụng tới tận bây giờ. Đây là những tiêu
chí khắt khe khiến rau xà lách của làng dù không theo tiêu chuẩn GlobalGAP
hay JGAP nhưng chất lượng vẫn cao.
Cụ thể, thời điểm thu hoạch rau là từ 3h đến 7h sáng, những loại hái
sau 8h khơng được chấp nhận. Bón phân, phun thuốc trừ sâu phải sử dụng
cách ít nhất 10 ngày. Thuốc bảo vệ thực vật cũng thân thiện với môi trường,
bất cứ hóa chất nào dùng đều được tính tốn phù hợp rồi mới sử dụng. Từ
cách trồng, phun thuốc đến thu hoạch đều để ý kỹ càng. Nông dân sẽ ghi chép



×