Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

NGHE THUAT QUAN SU VIET NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.43 KB, 32 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng cộng sản Việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài thể hiện
ở các nội dung sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói :
“Các vua hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Dựng nước luôn đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật tồn tại và phát
triển của dân tộc Việt Nam. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
là vấn đề có chiến lược sống còn, đảm bảo cho dân tộc ta mãi mãi trường tồn và
cường thịnh.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đầy
gian khổ và hi sinh nhưng rất vẻ vang. Một dân tộc mà hàng bao thế hệ kế tiếp
nhau phải chống giặc ngoại xâm, trong những điều kiện rất ác liệt, trong so sánh
lực lượng hết sức chênh lệch, tiến hành chiến tranh vệ quốc vứi hồn cảch một
nước kinh tế cịn lạc hậu, chống lại sự xâm lực của những kẻ thù giàu mạnh,
đông quân hơn trang bị hiện đại hơn, người Việt Nam đã tìm ra cách đánh riêng,
có hiệu quả. Đó là cả nước đánh giặc, kháng chiến tồn dân, tồn diện, trường
kì, tự lực cách sinh; mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm, đường phố là
một pháo đài, đánh giặc mọi nơi mọi lúc và bằng mọi vũ khí có trong tay.
Qua mỗi cuộc chiến tranh, thời nào dân tộc ta cũng có anh hùng hào kiệt,
những tướng lĩnh thao lược, nhưng nhà quân sự, chính trị kiệt xuất. Trước những
kẻ thù xảo quyệt và hung bạo, dân tộc Việt Nam đã vùng lên, dám đánh, quyết
đánh, biết đánh và biết thắng bằng sức mạnh truyền thống dân tộc anh hùng,
lịng dũng cảm và trí tuệ của con người Việt Nam giàu lòng nhân nghĩa nhưng
rất kiên cường. Nghệ thuật đánh giặc, tư tưởng lý luận quân sự Việt Nam phát
triển và trở thành một truyền thống quân sự độc đáo, một kế sách giữ nước thích
hợp và đạt đến đỉnh cao học thuyết chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí
Minh.
1




Kế thừa và phát triển nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, nghệ thuật quân sự
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã không ngừng phát triển, gắn liền với hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là sản phẩm đích thực về
học thuyết của Đảng cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng,
học thuyết chiến tranh toàn dân, toàn diện trên đất nước ta nhằm đập tan bạo lực
phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc thể hiện nguyện vọng tha thiết về một
nền hồ bình, độc lập tự do của cả dân tộc.
Thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược
đã khẳng định sự ra đời tính cách mạng và tính khoa học cuả một phương thức
tiến hành chiến tranh nhân dân, một nền nghệ thuật quân sự của chiến tranh toàn
dân và chiến tranh toàn diện ở nước ta. Bằng sự lãnh đạo tài tình của Đảng đã
lãnh đạo quân và dân ta vận dụng những hình thức va phương thức đấu tranh
cách mạng một cách hợp lí; nâng cao phương thức đó lên một trình độ nghệ
thuật mới phù hợp với quy luật của chiến tranh cách mạng. Chính nền khoa học
và nghệ thuật quân sự cách mạng tuy còn non trẻ nhưng dưới sự lãnh đạo dẫn
dắt của Đảng ta vẫn luôn luôn tràn đầy một sức sống mãnh liệt, cũng chính sức
mạnh tiềm tàng ấy đã khơi dậy sự đồng lòng của quân và dân ta, làm phá sản
học thuyết chiến tranh xâm lược, các sản phẩm tư duy quân sự tinh tuý nhất của
nước Pháp và đế quốc Mĩ trong so sánh lực lượng rất không cân sức ban đầu.
Lịch sử dân tộc ta đã để lại một pho tàng kinh nghiệm vô giá, những bài
học sâu sắc cho muôn đời. Càng tự hào và trân trọng di sản quá khứ, chúng ta
càng phải khai thác, khơi dậy nguồn sức mạnh của bao thế hệ người Việt Nam,
của cả dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. trong
cuộc sống đổi mới , trong sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố chúng ta cần
vận dụng sáng tạo những bài học lịch sử, phát huy truyền thống anh hùng dân
tộc, tinh thần yêu nước nồng nàn cũng như truyền thống lao động, chiến đấu
dũng cảm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, việc học tập, nghiên cứu nghệ thuật quân sự để

kế thừa, phát huy, vận dụng vào xây dựng bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam

2


XHCN là rất cần thiết, đó là trách nhiệm là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người
dân Việt Nam hiện nay.
Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Những nét đặc sắc của
nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có đảng lãnh đạo” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật đánh giặc
giữa nước của dân tộc Việt Nam.
- Tìm hiểu về những nét đăc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi
có Đảng lãnh đạo.
- Nghiên cứu để có thể làm tài liệu tham khảo và làm cơ sở để giảng dạy
mơn “Giáo Dục Quốc Phịng” sau này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu, đề tài cần tập trung giải quyết các
nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của nghệ thuật quân sự Viêt
Nam
Thứ hai: Tìm hiểu nghiên cứu các yếu tố tác động và nội dung nghệ thuật
đánh giặc giữ nước của tổ tiên
Thứ ba: Nghiên cứu về nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh
đạo.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Tiềm hiểu về “nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có
Đảng lãnh đạo”.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp lý luận thông qua việc nghiên cứu thu thập tài

liệu, các kênh thông tin quân đội
- Sử dụng phương pháp hệ thống để thể hiện đầy đủ quá trình hình thành
và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam .

3


B . NỘI DUNG

4


I . NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
1.1. Khái niệm nghệ thuật quân sự Viêt Nam
“Nghệ thuật quân sự lí luận, thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến tranh,
chủ yếu là đấu tranh vũ trang gồm chiến lược quấn sự, nghệ thuật chiến dịch và
chiến thuật”
- Chiến lươc quân sự là lí luận, thực tiễn chuẩn bị cho đất nước, lực
lượng vũ trang nhằm ngăn chặn và sẵn sàng tiến hành chiến tranh, lập kế hoạch
chuẩn bi và tiến hành chiên tranh. Chiến lược quân sự la bộ phận hợp thành và
là bộ phận quan trọng nhất, có tác dụng chủ đạo trong nghệ thuât quân sự.
- Chiến dịch là tổng thể các trận đấu( trong đó có những trận đánh then
chốt) có tác động liên quan chặt chẽ, diễn ra trong một không gian, thời gian
nhất định, dưới quyền chỉ huy thống nhất của một bộ phận để nhằm hoàn thành
những nhiệm vụ do chiến lược vạch ra.
- Chiến thuật là lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến
đấu của phân đội, binh đội, binh đoàn lực lượng vũ trang, bộ phận hợp thành của
nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Ba bộ phận của nghệ thuật quân sự thống nhất , liên quan chặt chẽ, tác
động bổ sung cho nhau. Trong đó chiến lược qn sự đóng vai trị quyết định

chủ đạo, chi phối nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật trở thành phương tiện
thực hiện những nhiệm vụ do chiến lược vạch ra nhưng có tac động trở lại đối
với chiến lược quân sự.
1.2. Cách yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc
giữ nước của dân tộc ta
1.2.1. Địa lý

5


Do Việt Nam là nước giàu tài nguyên, có điều kiện để phát triển nền sản
xuất nông nghiệp nhưng lại nằm ở vành đai thiên tai, lụt lội, khí hậu khơng điều
hồ. Mặt khác nước ta nằm ở một vị trí chiến lược hết sức quan trọng, cửa ngõ
đi vào lục địa Châu á, đi ra Thái Bình Dương, điểm cắt nhau của đường thiên di
Bắc Nam và Đông Tây. Vì thế nước ta ln bị các thiên tai địch hoạ, kẻ thù dịm
ngó tiến cơng xâm lược. Điều này địi hỏi dân tộc ta phải biết đồn kết, cảnh
giác, sát cánh bên nhau, cùng nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp chống lại sự tàn
phá của thiên nhiên, đánh bại mọi kẻ thù để tồn tại, xây dựng và phát triển đất
nước. Trong đánh giặc, tổ tiên ta đã biết vận dụng yếu tố “thiên thời, địa lợi”
sáng tạo ra nhiều cách đánh phù hợp hiệu quả như: Lợi dụng núi rừng, đèo dốc,
sông biển, đồng ruộng ao hồ, đầm lầy...để tiêu diệt kẻ địch, bảo vệ mình.
1.2.2. Kinh tế
Nền kinh tế nước ta trước đây chủ yếu lấy sản xuất nơng nghiệp, thủ cơng
nghiệp là chính theo mơ hình tự cung tự cấp, trình độ canh tác thấp, quy mơ nhỏ,
có tính chất phân tán . Trình độ phát triển kinh tế thấp ảnh hưởng trực tiếp đến
nghệ thuật đánh giặc của dân tộc. Vì vậy ngay từ thời kỳ đầu dựng nước, dân tộc
ta đã biết kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đất nước đi đôi với chăm lo củng cố
quốc phòng, sẵn sàng đánh giặc giữ nước theo tinh thần tự lực tự cường, quán
triệt tư tưởng “Quốc phú binh cường”. Trong đánh giặc nhân dân ta đã biết cất
giấu lương thực để ổn định đời sống, nuôi quân, sử dụng các công cụ lao động

sản xuất ra các loại vũ khí trang bị như mũi tên đồng, cung nỏ, vót chơng...để
đánh giặc bảo vệ Tổ quốc.
1.2.3. Chính trị

6


Đất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, không qua chế độ
chiếm hữu nô lệ, phân vùng cát cứ không nhiều. Các dân tộc đều sống hồ
thuận, gắn bó thuỷ chung, u q hương đất nước. Đây là nhân tố, là cơ sở tạo
nên sức mạnh đoàn kết, thống nhất dân tộc, sự cố kết cộng đồng bền vững.
Trong quá trình xây dựng đất nước, chúng ta đã tổ chức ra nhà nước xác định
chủ quyền lãnh thổ, tổ chức ra quân đội, đề ra luật pháp để quản lý, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Trong đánh giặc, quân và dân ta đã chiến đấu dũng cảm, kiên
cường, bất khuất, tinh thần quyết tâm cao, với ý chí quật cường sắt đá và nghị
lực phi thường, luôn sáng tạo ra nhiều cách đánh hay, đánh giặc mềm dẻo khơn
khéo, mưu trí sáng tạo. Dân tộc ta đã chiến đấu và đánh bại nhiều kẻ thù, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc, giữ vững độc lập cho dân tộc.
1.2.4. Văn hố - xã hội
Dân tộc ta có một nền văn hoá bản địa xuất hiện sớm, từ thời tiền sử với
kết cấu bền vững có nhà, có làng, có bản, có nhiều dân tộc cùng chung sống,
mỗi dân tộc, làng xã lại có một truyền thống phong tục tập quán riêng. Nhưng
trong quá trình lao động, đấu tranh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì các dân
tộc đã vun đắp nên những truyền thống văn hóa chung như: Tinh thần u nước,
đồn kết, gắn bó, yêu thương đùm bọc che chở lẫn nhau, ý thức lao động cần cù
sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, đấu tranh dũng cảm, kiên cường, bất khuất...Đây
là nguồn gốc sức mạnh của dân tộc để chống lại thiên nhiên, đánh bại mọi thế
lực, mọi kẻ thù xâm lược. Tóm lại, Các yếu tố địa lý kinh tế, chính trị, văn hố
xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta. Tất cả nững
yếu tố đó đã khơng ngừng được tìm tịi và phát triển, tạo nên sức mạnh to lớn

cho dân tộc ta trong quá trình xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh bảo
vệ giống nòi, giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc.
1.3. Nét nổi bật của nghệ thuật thật quân sự đánh giặc giữ nước của
dân tộc Việt Nam

7


Từ thế kỉ X, các nhà nước phong kiến Việt Nam đã dành được độc lập tự
chủ, đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật đánh giặc Việt
Nam dưới chế độ phong kiến. Nghệ thuật đánh giặc trong thời kỳ này là sự kế
thừa và phát triển nghệ thuật đánh giặc của nhân dân Âu Lạc trước đây, cũng
như của các vị anh hùng dân tộc như Ngơ Quyền, Lê Hồn, Lê Lợi, Nguyễn
Trãi, Nguyễn Huệ...
Nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta được thể hiện ở
những mặt sau đây.
1.3.1. Tư tưởng, kế sách đánh giặc
Với tư tưởng tích cực chủ động tiến công và kế sách đánh giặc mềm dẻo,
khéo léo của dân tộc ta đã được các triều đại Lí, Trần, Hậu Lê...và Quang Trung
vận dụng một cách linh hoạt, sánh tạo, đưa quân và dân ta đánh bại nhiều kẻ thù
xâm lược, giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc và được thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, Tư tưởng tích cực, chủ động tiến cơng
Lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cho
thấy: “Tư tưởng chiến lược tiến công là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đánh
thắng các đạo quân xâm lược đất nước ta”.
Quan điểm quân sự của dân tộc Việt Nam cho rằng: chỉ có tiến cơng và
tiến cơng một cách kiên quyết mới có thể đánh bại được kẻ thù để giải phóng đất
nước và bảo vệ Tổ quốc. Và trên thực tế, các cuộc chiến tranh chống xâm lược

đã giành được thắng lợi, dân tộc Việt Nam đều rất coi trọng nghệ thuật tiến công
và thực hiện tiến công rất tài giỏi.
Cách tiến công của chúng ta là tích cực chuẩn bị, tiến cơng liên tục, tiến
công từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến tồn bộ. Đạt được mục tiêu tiến cơng là tiêu
diệt nhiều sinh lực địch, làm thay đổi so sánh lực lượng ta và địch trên chiến
trường, thay đổi cục diện chiến tranh và ta dành thắng lợi. Tư tưởng tích cực chủ
động tiến cơng là chủ động giành quyền đánh giặc trên các mặt trận của dân tộc,
kiên quyết tiến cơng bằng sức mạnh tổng hợp tồn dân, khơng thụ động phịng
ngự đó là yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh và là nét đặc sắc trong
8


nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc ta. Với thế cơ động tiến cơng từ mọi
phía, hãm địch vào thế bị động lúng túng, nắm được thời cơ chuyển sang phản
công, tiến công và giành thắng lợi.
Trong nghệ thuật qn sự dân tộc Việt Nam, phịng ngự ln gắn liền
với tiến công và phản công. Vừa chặn địch ở chính diện, vừa đánh vào bên
sườn phía sau, kết hợp phản cơng và tiến cơng ngay khi đang cịn phịng
ngự, tìm cách bộc lộ sơ hở để ta chuyển sang tiến cơng hoặc phản cơng, đó
là cách phịng ngự thế công.
Thứ hai, kế sách đánh giặc
Chiến tranh là một quá trình đấu tranh vũ trang rất quyết liệt giữa hai bên
tham chiến để dành ưu thế mà thắng. Sự đọ sức quyết liệt ấy địi hỏi phải có lực
lượng, song nó cịn gắn liền với sự đấu tranh rất gay go quyết liệt về trí tuệ của
các bên tham chiến, bên nào thông minh hơn sẽ thắng. Càng đọ sức quyết liệt và
gay go thì càng biểu hiện quy luật chung của chiến tranh “Mạnh được yếu
thua”, mạnh yếu tuỳ thuộc vào số lượng, chất lượng mọi người tham chiến,
tranh bị vật chất kỹ thuật và nguồn lực bảo đảm các mặt cho cuộc chiến tranh
đó, và cịn phụ thuộc rất lớn vào tài nghệ chỉ đạo, chỉ huy của người cầm quyền
cùng năng lực sáng tạo trong vận dụng nghệ thuật của người tham chiến trên

chiến trường. Vì vậy ai có sức mạnh hơn, thơng minh hơn và sáng tạo hơn thì
ngưới đó sẽ chiến thắng.
Do đó kế sách đánh giặc ở đây là mưu kế, là sách lược đánh giặc của dân
tộc. Kế sách phải mềm dẻo, khéo léo kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và phòng
ngự, quân sự với binh vận, ngoại giao tạo ra thế mạnh của ta phá thế mạnh của
địch, trong đó tiến cơng qn sự ln giữ vai trị quyết định. Kế sách đó được
vận dụng linh hoạt sáng tạo cho từng cuộc chiến tranh. Vì vậy mưu kế và kế
sách giữ vai trò hết sức quan trọng trong nghệ thuật đánh giặc.
Mưu kế trong chiến tranh tạo ra thế trận và thời cơ có lợi mà đánh thắng
địch, đó là yếu tố thế và thời trong chiến tranh do mưu kế tạo nên. Trong lịch sử
đấu tranh của dân tộc, nhân dân ta luôn phải đương đầu với những kẻ thù lớn
mạnh hơn mình rất nhiều lần, chúng vừa đơng lại có tiềm lực kinh tế, quân sự to
9


lớn hơn. Nhân dân ta đánh giặc trong điều kiện nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều, yếu
chống mạnh và thường bị qn thù bao vây về mọi phía.
Có mưu hay kế khéo thì các trận đánh lớn, nhỏ cũng như tác chiến đều
cho phép ta với lực lượng ít hơn, có thể đánh thắng được một đối thủ có lực
lượng đơng và vũ khí trang bị kỹ thuật mạnh hơn. Mưu hay kế khéo có thể buộc
địch đánh theo cách đánh của ta, biến địch từ tiến công thành bị tiến cơng, q
trình giao chiến buộc địch bộc lộ ra những sơ hở để ta chủ động và bất ngờ đánh
thắng.
Từ đó cho thấy tư tưởng chỉ đạo đánh giặc của nhân dân ta phải dành, giữ
vững quyền chủ động, liên tục tiến công địch. Nhưng tuỳ theo điều kiện của
từng cuộc chiến tranh, so sánh lực lượng ta và địch, để tìm ra cách đánh thích
hợp tiêu diệt chúng. Kế sách đánh giặc của nhân dân ta rất mềm dẻo, khôn khéo,
kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao...tạo ra thế
mạnh của ta, phá thế mạnh của địch, đánh bại chúng, trong đó tiến cơng qn sự
ln giữ vai trị quyết định.

1.3.2. Tồn dân là binh cả nước đánh giặc
Đây là nghệ thuật về tổ chức, sử dụng lực lượng, động viên tinh thần, phát
huy sức mạnh, cách đánh giặc theo sở trường của từng người, từng lực lượng,
mỗi bản làng, thơn xóm...trên cả nước tạo thành sức mạnh toàn dân là binh cả
nước đánh giặc.
Toàn dân là binh, cả nước đánh giặc là nghệ thuật đánh giặc truyền thống
độc đáo, sáng tạo của dân tộc ta, là chiến thuật chiến tranh nhân dân tồn dân
đánh giặc, nó được thể hiện trong cả khởi nghĩa vũ trang, trong chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc.
Thắng lợi của nhân dân ta chống kẻ thù xâm lược trong lịch sử đều do biết
tiến hành chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân là binh, cả nước
đánh giặc mà nội dung thực chất là nghệ thuật quân sự dựa vào dân, lấy dân làm
gốc để tiến hành chiến tranh. Nó mang tính truyền thống của nghệ thuật qn sự
Việt Nam, nó đã trở thành nguyên lý sâu sắc nhất để tiến hành giành thắng lợi
khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng suốt hàng ngàn năm lịch sử.
10


- Cơ sở phát động toàn dân đánh giặc.
Các cuộc chiến tranh mà nhân dân ta tiến hành đều là chiến tranh yêu
nước chính nghĩa để bảo vệ Tổ quốc hoặc giải phóng dân tộc, đây là nguồn sức
mạnh tinh thần to lớn thúc đẩy toàn đân hăng hái tham gia, nhà nhà hưởng ứng,
người người đứng lên đánh giặc cứu nước. Dân tộc ta có truyền thống đồn kết,
u nước, thương nịi, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất, tinh thần quyết
đánh quyết thắng quân xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc.
Trải qua bao nhiêu thế hệ, dân tộc Việt Nam với khí phách anh hùng ngày
càng nảy nở và phát triển, đã kiên quyết liên tục đứng lên chống ngoại xâm, sẵn
sàng chịu đựng mọi gian khổ, bảo vệ quyền sống của mình trên mảnh đất quê
hương.

- Nội dung nghệ thuật phát huy sức mạnh toàn dân là binh, cả nước đánh
giặc.
Thứ nhất, tổ chức động viên lực lượng
Là tổ chức động viên toàn dân, mọi nhà, mọi người đều đánh giặc, “trăm
họ là binh, cả nước đánh giặc” tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Với
truyền thống yêu nước nồng nàn, tự lập tự cường, anh dũng bất khuất gắn liền với
ngọn cờ đại nghĩa chiến đấu vì độc lập, thống nhất đất nước “nhân dân ta đã sớm
có ý thức gắn quyền lợi của Tổ quốc với quyền lợi của gia đình và bản thân, gắn
bó nước với nhà, làng với nước trong mối quan hệ keo sơn bền chặt”, “nước mất
nhà tan”, câu nói đó đã có từ lâu đời cho nên mỗi khi có giặc xâm lược thì mọi
người đều đồng lòng đứng dậy chống giặc để giữ nước, giữ nhà. “Cả nước chung
sức đánh giặc đó là truyền thống quân sự của dân tộc Việt Nam”.
Thứ hai, Với sức mạnh“toàn dân là binh, cả nước đánh giặc” đã hình
thành nên thế trận đánh giặc độc đáo, sáng tạo ra nhiều cách đánh đạt hiệu quả
cao.
Nghệ thuật đánh giặc mưu trí sáng tạo của dân tộc ta là giành giữ vững
quyền chủ động trong cả cơng và phịng. Trong đánh giặc phải linh hoạt sử dụng
11


mưu kế để lừa địch, tạo lợi thế, tận dụng thời cơ để tập trung lực lượng đánh
địch. Ta thắng địch là thắng địch ở chỗ khôn khéo như Nguyễn Huệ nói “Người
khéo thắng là thắng ở chỗ rất mềm dẻo”.
Một nước nhỏ bị một nước lớn đang lúc cường thịnh chinh phục và nơ
dịch, lại có thể tự giải phóng hồn tồn bằng những chiến thắng qn sự hết sức
lẫy lừng trong một thời gian ngắn như vậy, thì đó là một sự kiện hiếm có trong
thời đại bấy giờ. Điều đó chứng tỏ rằng vào thế kỉ XX dân tộc Việt Nam đã là
một dân tộc trưởng thành, có ý thức dân tộc sâu sắc, có sức sống phi thường và
năng lực sáng tạo phong phú. Đó là một dân tộc đã có hàng ngàn năm lịch sử
đấu tranh dựng nước và giữ nước, một dân tộc anh hùng và khơng một thế lực

xâm lược nào có thể khuất phục nổi.

1.3.3. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống
mạnh
Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh xuất
phát từ điều kiện thực tiễn chiến tranh ở nước ta. Một nước đất không rộng, người
không nhiều, luôn phải chống lại nhiều kẻ thù lớn mạnh, chúng có lực lượng quân
đội, trang bị vũ khí, kinh tế ...lớn hơn ta rất nhiều lần. Đứng trước một kẻ thù lớn
mạnh như thế phải làm thế nào để không bị đè bẹp? Làm thế nào để nắm quyền
chủ động? Làm thế nào để xoay chuyển tình thế? Đó là vấn đề tưởng chừng như
không thể trong cuộc đối đầu giữa một quốc gia nhỏ bé với những kẻ thù lớn
mạnh. Tuy thế nhưng lịch sử Việt Nam chứng minh được rằng kẻ địch dù có đến
từ đâu, lớn mạnh cỡ nào ta cũng tìm cách tiêu diệt chúng. Trong binh pháp người
việt, kỹ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh đã trở thành
nghệ thuật quân sự. Những đội qn xâm lược có tiềm lực mạnh ln muốn đánh
nhanh và chúng chắc chắn rằng nếu cự lại sức mạnh của chúng thì chúng ta khơng
thể tồn tại được lâu, thế nên thay vì chọn cách đánh đối đầu ngay như ý muốn của
giặc ta lại tìm cách làm suy yếu giảm sức mạnh của địch. Đó là bằng thế trận
12


chiến tranh nhân dân rộng khắp, bằng sức mạnh thoắt ẩn, thoắt hiện và dường như
ở đâu cũng có lực lượng của ta đánh địch.
Trong các cuộc chiến tranh giải phóng và giữ nước của dân tộc, nghệ
thuật quân sự Việt Nam có nhiều sáng tạo và linh hoạt, phù hợp với tương quan
lực lượng giữa địch và ta để định ra phương thức sử dụng lực lượng phù hợp với
tình hình đặc điểm của từng cuộc chiến tranh. Lịch sử chống giặc ngoại xâm của
dân tộc ta mỗi thời một khác nhưng đều để lại truyền thống “Biết địch, biết ta
trăm trận không nguy”, nghệ thuật sử dụng lực lượng trên cơ sở đánh giá địch
một cách chính xác, từ so sánh lực lượng và phân tích thế địch, thế ta, dự báo

hình thái đơi bên sẽ diễn biến trên chiến trường từ đó đưa ra phương thức để
đánh địch. Đánh giá so sánh lực lượng địch ta là nghệ thuật quân sự của dân tộc
để vận dụng quan điểm tổng hợp không chỉ dựa vào số lượng quân đội, vũ khí,
phương tiện mà cịn xem xét tồn diện: qn sự, kinh tế, chính trị, văn hố, vật
chất và tinh thần, số lượng và chất lượng, điều kiện thế giới và trong nước có
liên quan...đồng thời khơng chỉ nhìn trước mắt, ban đầu, tìm ra chỗ mạnh, chỗ
yếu của mỗi bên để định ra hình thức và phương thức cho phù hợp. Hầu hết các
nhà quân sự của ta đều hiểu rõ ta khơng chỉ có yếu mà cịn có mạnh, hơn nữa có
cái rất mạnh cơ bản, cịn địch khơng phải chỉ có mạnh mà cịn có cái yếu, có
những chỗ yếu rất cơ bản, cái yếu chí mạng, cái tất yếu dẫn đến yếu.
Do đó, đối với một dân tộc nhỏ bé như chúng ta nếu không biết lựa sức
mình thì khơng bao giờ có thể đánh bại được kẻ thù hùng mạnh. Vì thế chủ động
bất ngờ là mạch sống tác chiến trong nghệ thuật quân sự của dân tộc ta.
Nghệ thuật đánh giặc dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống
mạnh đã có bước phát triển mới, được vận dụng rất linh hoạt trong chiến tranh,
chiến lược và chiến đấu. Quân dân ta kết hợp rất chặt chẽ mưu, kế, thế, thời,
lực...để nâng cao sức mạnh chiến đấu đạt hiệu quả đánh tan mọi âm mưu, thủ
đoạn của kẻ thù.
Qua đó cho thấy nghệ thuật dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu
chống mạnh là nghệ thuật đánh giặc độc đáo, sáng tạo của dân tộc ta. Đòi hỏi
các nhà lãnh đạo, chỉ huy phải có tài thao lược, biết động viên, phát huy sức
13


mạnh toàn diện, vận dụng cách đánh phải tạo ra được nhiều lợi thế hơn kẻ thù,
để tiêu diệt chúng. Trong đánh giặc nếu ta chưa tạo được lợi thế hơn địch, thì
nhất thiết phải tập trung binh lực mạnh để đánh thắng chúng. Nó đã trở thành nét
đặc sắc trong nghệ thuât đánh giặc truyền thống của dân tộc ta.
1.3.4. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự chính
trị, ngoại giao, binh vận

Nghệ thuật chiến tranh nhân dân của dân tộc ta là giải quyết mối quan hệ
giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, binh vận,
địch vận và các mặt đấu tranh khác trong cuộc kháng chiến toàn dân, tồn diện
và lâu dài. Vì vậy sự kết hợp giữa các mặt đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị,
đấu tranh ngoại giao và đấu tranh binh vận trong chiến tranh là nét điển hình
trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta.
Trong chiến tranh, đấu tranh quân sự là điều diễn ra rất tất yếu, và có tính
quyết định trực tiếp đến thắng lợi của cuộc chiến tranh. Phải tổ chức thực hành
các phương thức tác chiến, huy động lực lượng đánh giặc, thực hiện các hình
thức, thủ đoạn chiến đấu rất linh hoạt sáng tạo, tiêu diệt nhiều sinh lực địch tạo
lợi thế cho các mặt trận khác. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta đã chỉ ra
rằng: nhân dân ta luôn phải đối chọi với những kẻ thù mạnh hơn ta về mọi thứ,
âm mưu của chúng rất nham hiểm, xảo quyệt. Muốn đánh thắng, làm chúng
hoàn toàn thất bại về ý đồ xâm lược của chúng thì phải đánh thật mạnh, tiêu diệt
nhiều binh lực, phá huỷ nhiều phương tiện vật chất của chúng mới làm cho
chúng suy yếu mà đi tới thất bại. Song mặt khác phải tìm cách khoét sâu nhược
điểm, yếu điểm của quân xâm lược về mặt tinh thần thì thắng lợi của ta mới trọn
vẹn, giảm bớt được thương vong tổn thất to lớn với ta. Đấy chính là nghệ thuật
phải biết dựa vào thế mạnh, thế thắng của ta mà làm cơng tác chính trị binh vân,
ngoại giao. Thế mạnh của ta là yếu tố chính nghĩa, thế thắng của ta là thế trận
chiến tranh nhân dân. Dựa vào hai thế đó và kết hợp một cách chặt chẽ giữa các
mặt trận để giành thắng lợi trong chiến tranh.
Đánh giặc đến xâm lược đất nước mình, tất yếu là một cuộc chiến tranh
chính nghĩa, là thế mạnh về chính trị của nhân dân ta. Phát huy cao độ yếu tố
14


chính nghĩa của chiến tranh chống xâm lược đánh vào qn xâm lược phi nghĩa.
Dân tộc ta ln tìm cách làm rõ mục đích chiến đấu chống quân xâm lược, phân
biệt rõ tính chất chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của chiến tranh xâm

lược, tạo ra sự nhất trí của nhân dân ta, lơi kéo được những phần tử trong binh
lính địch đứng vào trong hàng ngũ của ta chống lại quân xâm lược, thu hút sự
đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trong nước và trên thế giới.
Bên cạnh đó mặt trận ngoại giao cũng rất được chú trọng, ngày càng phát
triển và trở thành một mặt trận phối hợp hiệu quả với đấu tranh quân sự, chính
trị, đánh mạnh vào ý chí xâm lược của kẻ thù, làm sáng tỏ giá trị nhân văn quân
sự của ta. Ngoại giao đã tích cực, chủ động, ln giương cao ngọn cờ vì hồ
bình, độc lập dân tộc, kiên trì kết hợp đấu tranh chính trị, tập trung làm rõ chính
nghĩa của ta, vạch trần những âm mưu thủ đoạn và tội ác của kẻ thù. Mỗi khi
dành được thắng lợi trên mặt đấu tranh quân sự, chính trị, ơng cha ta đều cử sứ
giả “Bàn hoà” với địch; tu sửa lại các con đường, cung cấp lương thảo cho hàng
binh của địch khi thất bại trở về nước...tất cả việc làm đó với mục đích là để dập
tắt muôn đời chiến tranh.
Xuất phát từ tư tưởng “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay
cường bạo”, đây là một nội dung mang bản chất chính nghĩa trong nghệ thuật
tác chiến kết hợp với binh vận, địch vận, nó thể hiện tính nhân đạo sâu sắc trong
truyền thống dân tộc “đánh người quay đi, không đánh người trở lại”, có nghĩa
rằng đối với binh lính địch đã bị bắt làm tù binh hoặc đã đầu hàng thì ta ln có
chính sách đối xử tử tế với họ.
Kết hợp giữa đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, binh vận, địch vận
với đấu tranh ngoại giao, tiến cơng địch tồn diện đã thể hiện tính độc đáo sáng
tạo, vô cùng phong phú và linh hoạt. Nghệ thuật kết hợp cần phải luôn nắm chắc
thắng lợi của đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận, địch vận làm cơ sở và thế
mạnh cho tiến công ngoại giao phát triển. Điểm nổi bật ở đây không chỉ là phát
triển đấu tranh quân sự ở mức cao mà còn là sự hình thành và phát triển khá
hồn thiện một nghệ thuật đấu tranh chính trị đặc sắc, làm cho chính trị khơng
chỉ là nền tảng cơ bản của cuộc chiến tranh mà cịn là phương thức tiến cơng
15



địch có hiệu lực cao, trực diện tiến cơng địch trên chiến trường. Chính trị trong
chiến tranh của ta là chính trị qn sự, cịn qn sự của ta là quân sự chính trị.
Nghệ thuật tiến hành chiến tranh hay nhất, đạt hiệu lực chiến lược lớn nhất của
ta là nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, binh vận và đấu
tranh ngoại giao.
II. NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ ( 1954 – 1975 )
2.1. Giai đoạn từ tháng 7-1954 đến hết năm 1960
Trong giai đoạn chiến lược này, đối chiếu với diễn biến trên chiến trường
miền Nam, có thể thấy sự lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng trong giai đoạn
đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có những điểm nổi bật như sau:
Đảng ta đã sớm xác định và chỉ rõ kẻ thù mới của dân tộc ta là đế quốc
Mỹ và tay sai với chính sách xâm lược thực dân mới của chúng, sớm vạch ra
một cách đúng đắn hai chiến lược cách mạng, phải đồng thời tiến hành trên hai
miên Nam Bắc nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất
nước.
Ta đã khẩn trương ổn định, củng cố được miền Bắc làm căn cứ địa vững
chắc, làm trung tâm lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng cả nước. Đó là nhân tố cực kỳ
quan trọng trước khi cả nước ta bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước.
Sau một thời gian tìm giải pháp đưa cách mạng miền Nam tiến lên theo
con đường đúng đắn, có lợi nhất, đầu năm 1959, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã vạch ra được đường lối, phương pháp cách mạng giải phóng
miền Nam thể hiện tập trung trong Nghị quyết Trung ương lần thứ 15, đưa đến
cuộc đồng khởi vĩ đại đánh thắng chiến lược đầu tiên của đế quốc Mỹ.
Thời kỳ này ở miền Bắc, quân đội ta tập trung thực hiện một số nhiệm vụ
trước mắt, cùng toàn dân khắc phục hậu quả chiến tranh, chấn chỉnh tổ chức, cải
tiến trang bị, bước đầu xây dựng theo phương hướng chính quy, hiện đại. Việc
tổng kết kinh nghiệm chiến đấu trong kháng chiến chống Pháp bắt đầu được
thực hiện. Công tác huấn luyện quân sự, diễn tập thực nghiệm và thực binh được
đẩy mạnh.

16


Trình độ chiến đấu, nghệ thuật quân sự của quân đội ta có bước phát triển,
tiến bộ mới trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, học tập kinh nghiệm của bạn và
huấn luyện quân sự.
Ở miền Nam, lực lượng vũ trang mới hình thành, quy mơ tổ chức của các
đơn vị vũ trang tập trung phổ biến là trung đội, đại đội và một số tiểu đồn. Hình
thức tác chiến chủ yếu là du kích, hỗ trợ quần chúng đấu tranh chính trị và nổi
dậy đồng khởi. Xuất hiện một số trận phục kích (Giồng Thị Đàm, Gị Quản
Cung), tập kích (Tua Hai), bao vây bứt rút đồn bảo an dân vệ, diệt ác ơn... Vũ
khí chủ yếu là thu của địch và tự tạo.
Đây là kết quả vận dụng kinh nghiệm trong kháng chiến chống Pháp và có
những phát triên mới về nghệ thuật quân sự trong điều kiện chủ nghĩa thực dân
mới, đặc biệt là nghệ thuật chuyển từ đồng khởi sang chiến tranh cách mạng, từ
đấu tranh chính trị sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, dùng
sức mạnh tổng hợp của “hai chân, ba mũi” để tiến công địch, phát triển cuộc
chiến tranh nhân dân lên một trình độ mới.
2.2. Giai đoạn từ năm 1961 đến giữa năm 1965
Để đối phó với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, trên cơ sở thế
mới và lực mới do cao trào Đồng khởi tạo ra, Đảng ta chủ trương chuyển cách
mạng giải phóng miền Nam lên giai đoạn mới. Từ đây, các cuộc khởi nghĩa từng
phần phát triển lên thành một cuộc chiến tranh cách mạng trên quy mơ tồn
miền Nam.
Sự chỉ đạo chiến lược của Đảng ta trong giai đoạn này, có những điểm nổi
bật sau:
Đã kịp thời chuyển cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam từ khởi nghĩa
từng phần lên chiến tranh cách mạng, nhưng vẫn tiếp tục tiến hành khỏi nghĩa
trong chiến tranh, kết hợp chiến tranh với khởi nghĩa; kịp thời nâng vị trí đâu
tranh vũ trang lên theo yêu cầu của chiến tranh, nhưng vẫn thực hiện vũ trang

và chính trị đi đơi, đưa cuộc chiến tranh nhân dân ở miền Nam phát triên lên
đỉnh cao mới: đánh địch bằng cả quân sự và chính trị, bằng cả ba mũi giáp công,
trên cả ba vùng chiến lược.
17


Tập trung đánh bại các biện pháp của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”,
nhưng hướng đúng mũi nhọn đâu tranh vào phá “ấp chiến lược” và làm thất bại
các cuộc càn quét của quân chủ lực ngụy, làm phá sản mục tiêu chủ yếu trong
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Ngụy.
Không ngừng đẩy mạnh chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời chủ
động tổ chức sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc.
Bước phát triển của nghệ thuật đánh viện trong các chiến dịch giai đoạn
đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ là ta không chỉ đánh địch ra tăng viện, giải
tỏa bằng đường bộ, đường sông như trong kháng chiến chống Pháp mà còn đánh
địch ra tăng viện giải tỏa bằng đổ bộ đường không. Nghệ thuật đánh viện của ta
là bố trí, cơ động, triển khai lực lượng bí mật, tạo lợi thế cho ta, đánh được địch
ra bằng đường bộ và đổ bộ đường khơng; có thể chia, cắt, vây, tiến cơng vào bên
sườn, phía sau... hạn chế chỗ mạnh về hỏa lực, khả năng cơ động của địch.
Trong tiến công phải bám sát, đánh gần, đánh nhanh, chuyển hóa thế trận nhanh,
đánh liên tiếp nhiều trận, vận dụng nhiều hình thức chiến thuật như vận động
tiến cơng, tập kích, phục kích. Tiến cơng địch phịng ngự trong cơng sự vững
chắc là hình thức chiến thuật được vận dụng linh hoạt. Trong tiến công, tổ chức
hỏa lực mạnh, chính xác, bảo đảm cho bộ binh vượt qua cửa mở đánh chiếm khu
vực đầu cầu để phát triển tiến công vào bên trong (tung thâm). Trong đánh
chiếm trận địa địch, bộ binh phải tổ chức thành các bộ phận đột kích mạnh, hiệp
đồng chặt chẽ với hỏa lực chi viện trực tiếp để tiêu diệt từng mục tiêu, đánh
chiếm nhanh từng công sự, trận địa địch. Vận động tiến cơng là hình thức chiến
thuật được vận dụng phổ biến trong đánh địch khi chúng ra ngồi cơng sự vững
chắc. Trong tổ chức chiến đấu, phải lựa chọn địa hình, xác định đúng khu vực

tập trung diệt địch, tổ chức lực lượng nghi binh, chiến đấu tạo thế để đưa địch
vào, giữ chúng lại, nhanh chóng cơ động lực lượng, triển khai thế trận tiến công.
Trong tiến công phải đánh nhiều hướng, mũi, đánh nhanh, chuyển hóa thế trận
nhanh, đánh liên tiếp nhiều trận, vận dụng linh hoạt và kết hợp nhiều hình thức
chiến thuật, thủ đoạn chiến đấu để tiêu diệt địch.
2.3. Giai đoạn từ năm 1965 đến hết năm 1968
18


Đế quốc Mỹ thi hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân viễn
chinh Mỹ vào tham chiến trên quy mô lớn ở miền Nam, đẩy mạnh Chiến tranh
phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc.
Sự chỉ đạo chiến lược của Đảng trong giai đoạn này, giai đoạn đánh thắng
nỗ lực chiến tranh cao nhất của cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế
quốc Mỹ, nổi lên những điểm sau:
Đã dự kiến sớm và đúng xu hướng phát triển của chiến tranh, nên có sự
chủ động chuẩn bị đối phó. Khi địch đang đưa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
đến mức cao ở miền Nam (tháng 12-1963) ta đã dự kiến khả năng địch có thể
leo thang lên nấc cao hơn và tiến hành “Chiến tranh cục bộ”; cũng như lúc địch
đang còn tiến hành “bí mật phá hoại” đối với miền Bắc, ta đã dự kiến khả năng
Mỹ đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân khi cuộc Chiến tranh đặc
biệt bị thất bại. Do đó, trước sự thay đổi chiến lược và bước leo thang chiến
tranh mới, Mỹ đưa hàng chục vạn quân ồ ạt vào miền Nam, dùng hàng ngàn
máy bay, hàng chục tàu chiến đánh phá miền Bắc, ta đều chủ động chuẩn bị đối
phó và đánh thắng bước đi chiến lược mới của Mỹ.
Đã đánh giá đúng so sánh lực lượng địch, ta khi Mỹ đưa mấy chục vạn
quân ồ ạt vào miền Nam; kiên định quyết tâm đánh Mỹ, giữ vững và thực hành
chiến lược tiến công và kịp thời xác định quyết tâm trực tiếp đánh quân chiến
đấu Mỹ với chủ trương chiến lược kết hợp phản công với tiến công; đã chỉ đạo
đánh thắng Mỹ ngay từ những trận đầu, chiến dịch đầu, thời kỳ đầu. Đặc biệt, ta

đã động viên xây dựng được quyết tâm và khí thế đánh Mỹ trên cả nước cao
chưa từng thấy, củng cố được niềm tin và tập trung xây dựng lực lượng chủ
động phát triển thế trận, giữ vững quyền chủ động tiến công
Đã chọn đúng hướng tiến công rất hiểm là thành thị, sáng tạo cách đánh
mới trong Tết Mậu Thân – Xuân 1968 rất bất ngờ và đầy hiệu lực, giành thắng
lợi oanh liệt khi Mỹ đang cố gắng cao nhất về quân sự, tạo được bước ngoặt
quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ .
Trong giai đoạn này ta đã thực hành chiến dịch tiến công và chiến dịch
phản công quy mô lực lượng từ 1 - 4 sư đoàn bộ binh, cùng các đơn vị binh
19


chủng và lực lượng vũ trang địa phương. Trước đối tượng tác chiến mới, ta
thường chọn vùng rừng núi làm địa bàn chính để mở chiến dịch. Ở địa bàn rừng
núi, ta có thể dựa vào hậu phương và hậu phương tại chỗ, vận chuyên tiếp tế
thuận lợi, công tác chỉ huy, hiệp đồng, bảo đảm, cơ động lực lượng nhanh, bí
mật, phát huy được sức mạnh của vũ khí mang vác và sở trường đánh gần.
Trong chiến dịch tiến công, ta đã vận dụng thành công cách đánh điểm
diệt viện, tư tưởng chỉ đạo là lấy tiêu diệt địch ngồi cơng sự là chính. Thành
cơng trong vận dụng, phát triển cách đánh chiến dịch của ta là đã dự kiến, chuẩn
bị nhiều phương án tác chiến để tiêu diệt địch trên đường bộ và địch đổ bộ
đường không. Dù trong tình huống nào, ta cũng giành quyền chủ động tiến công
tiêu diệt địch. Trong tiến công, ta tập trung lực lượng, phương tiện trên những
hướng chủ yếu theo phương án tác chiến, tạo ưu thế về lực lượng; đồng thời, vận
dụng linh hoạt nhiều hình thức chiến thuật (vận động tiến công, đánh đổ bộ
đường không, vận động phục kích, tập kích...); kết hợp nhiều thủ đoạn chiến đấu
(chốt chặn, chia cắt, thọc sâu, bám sát, đánh gần) để hạn chế hỏa lực, khoét sâu
chỗ yếu sợ đánh gần của quân Mỹ; đánh thắng trận then chốt chiến dịch.
Trong chiến dịch phản công, ta kết hợp chặt chẽ giữa phịng ngự, ngăn
chặn với cơ động tiến cơng. Bước phát triển về cách đánh chiến dịch thời kỳ này

so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp là ta sử dụng lực lượng vũ trang tại chỗ
đểngăn chặn các mũi tiến công đường bộ của bộ binh, xe tăng, thiết giáp địch,
kết hợp với cơ động tiến công tiêu diệt quân đổ bộ đường không trong căn cứ.
Trong giai đoạn “Chiến tranh cục bộ”, trước đối tượng tác chiến chủ yếu
là quân Mỹ, về mặt chiến thuật, ta đã vận dụng, có bước phát triển mới về hình
thức và quy mơ sử dụng lực lượng.
Chiến thuật chốt kết hợp với vận động tiến cơng hình thành; chiến thuật
tập kích phát triển thành chiến thuật vận động tập kích.
2.4. Giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1973
Trong thời gian từ giữa năm 1968 đến cuối năm 1969, ta đánh giá địch
chưa đúng, không nhận thấy những cố gắng mới của địch trong kế hoạch “bình
định nơng thơn”, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “học thuyết Níchxơn”,
20


để có chủ trương đối phó phù hợp; đánh giá ta cũng chưa đúng, khơng thấy hết
khó khăn sau năm1968, lực lượng ta bị hao mòn, tổn thất, phong trào cách mạng
ở đồng bằng bị thất thế, bộ đội chủ lực mất chỗ đứng chân, phải chuyển ra ngoài
biên giới, thế tiến công yếu xuống.
Ta vẫn chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tổng cơng kích - tổng khởi nghĩa;
khơng nắm thật vững phương châm chiến lược ba vùng, do đó, cứ bị hút mãi vào
đô thị, bỏ lỏng nông thôn, để cho địch triển khai các kế hoạch bình định, lực
lượng ta hao tổn, cách mạng mất dân, mất đất, chủ lực mất thế tiến công.
Nhưng từ cuối mùa xuân 1970, nhất là hai năm 1971 - 1972, ta đã có
nhiều nhận định đúng, quyết định đúng, kịp thời và sắc bén, quân và dân ta rất
kiên quyết trong hành động phản công và tiên công tạo chuyển biến cục diện
chiến trường, cục diện cuộc chiến tranh. Ta sớm dự kiến đúng và nhanh chóng
khai thác sai lầm chiến lược của địch mở rộng nhanh chiến tranh sang
Campuchia, cùng với bạn kịp thời phản công thắng lợi trước các cuộc tiến cơng
của cả qn Mỹ, qn ngụy Sài Gịn và quân ngụy Lonnon ở Campuchia. Dự

kiến chính xác ý đồ của địch đánh ra Trung Hạ Lào, cùng với bạn đánh bại cuộc
hành quân của “bộ binh Ngụy hỏa lực Mỹ” ra Đường 9 - Nam Lào.
Tranh thủ thời cơ khi lực lượng Mỹ ngụy sa lầy ở Campuchia và thất trận
ở Đường 9 - Nam Lào, ta phục hồi dần cơ sở và đẩy mạnh đánh phá bình định ở
miền Nam.
Đặc biệt, nhờ chuẩn bị tốt cả thế và lực, nhằm đúng thời cơ các binh đoàn
chủ lực của ta đã trở về đứng chân ở miền Nam đúng vào năm có bầu cử tổng
thống ở Mỹ, địch muốn tình hình ổn định, ta tiến hành thắng lợi cuộc tiến công
chiến lược năm 1972 ở miền Nam và đánh bại cuộc Chiến tranh phá hoại lần thứ
hai trên miền Bắc, nổi bật là đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay
B-52 của Mỹ, làm thay đổi cục diện chiến tranh, giành thắng lợi quyết định.
Trong đàm phán, ta cũng khôn khéo tiến công địch, phối hợp chặt chẽ “đánh và
đàm”, làm thất bại mưu đồ đàm phán trên thế mạnh của địch, buộc Mỹ phải ký
Hiệp định Pari, rút hết quân Mỹ, quân các nước phụ thuộc ra khỏi miền Nam,

21


làm cho so sánh lực lượng thay đổi hẳn, có lợi cho ta, tạo điều kiện cơ bản nhất
để tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.
Trong các chiến dịch tiên công, ta vận dụng phương thức kết hợp đột phá
thọc sâu với bao vây chia cắt, đánh địch trên toàn bộ chiều sâu phòng ngự chiến
dịch của địch.
Trong các chiến dịch tiến công tổng hợp, phương thức hoạt động chủ yếu
là kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị trên quy mơ chiến dịch, kết
hợp chặt chẽ cả về chiến dịch và chiến thuật, giữa tiến công quân sự của chủ lực
và lực lượng vũ trang địa phương với nổi dậy của quần chúng và công tác binh
vận.
Kết hợp chặt chẽ giữa phịng ngự tích cực, vững chắc, ngoan cường với
liên tục phản kích và các trận phản đột kích; kết hợp các hình thức vận động tiến

cơng, tập kích, phục kích vào sau lưng địch của bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phương, dân quân du kích. Đánh địch trên nhiều hướng, đồng thời tập trung
đánh gãy cánh qn tiến cơng chủ u của địch. Có lực lượng dự bị, kịp thời bổ
sung quân số, vũ khí trang bị và thay phiên cùng với các biện pháp phịng
khơng, phịng pháo để giảm bớt thương vong.
Giai đoạn 1969 - 1972, các hình thức, thủ đoạn chiến thuật của ta có bước
phát triển rất quan trọng.
Trong tiến cơng và phản cơng, ta đã vận dụng các hình thức vận động
phục kích, tập kích, vận động tiến cơng, đánh đổ bộ đường khơng, truy kích, tiến
cơng địch phịng ngự trong cơng sự vững chắc, tập kích bí mật bằng đặc cơng,
cơng kiên, vây lấn…
Trong phịng ngự có phịng ngự trận địa, phòng ngự kết hợp chốt và vận
động, cùng các hình thức chiến thuật khác.
Điểm nổi bật trong giai đoạn này là xuất hiện các trận tiến công hiệp đồng
binh chủng quy mơ sư đồn trong các chiến dịch tiến công và phản công.
2.5. Giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1975
Về sự chỉ đạo chiến lược của Đảng trong giai đoạn này, nổi lên những
điểm sau đây:
22


Trong mấy tháng đầu (từ tháng 2 đến 4/1973) sau khi Hiệp định Pari có
hiệu lực, sự chỉ đạo của ta có thiếu sót nhưng khơng qn triệt chủ trương chủ
động đối phó với hành động phá hoại Hiệp định, lấn chiếm và bình định của Mỹ
- Ngụy để địch gây cho ta nhiều thiệt hại, mất dân, mất đất ở một số vùng. Song,
thiếu sót trên khơng kéo dài và cũng chưa ảnh hưởng đến cục diện và chiến
lược. Ta đã phát hiện kịp thời và ra sức khắc phục, nên đã nhanh chóng chuyển
thế chiến trường ngay từ giữa năm 1973.
Trong hoàn cảnh trong nước và quốc tế lúc đó rất phức tạp, song ta đã kịp
thời xác định đúng cong đường tiến lên của miền Nam là dùng bạo lực cách

mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng của Mỹ - Ngụy (Nghị quyết ngày
21/7/1973); nhạy bén phát hiện thời cơ chiến lược giải phóng miền Nam phù
hợp với so sánh lực lượng trong nước và bối cảnh quốc tế lúc đó (tháng 7-1974),
hạ quyết tâm chiến lược kịp thời, chính xác giải phịng miền Nam ngay trong hai
năm 1975 - 1976 (tháng 10/1974) nếu để chậm thì tình hình có thể sẽ rất phức
tạp, nguy hiểm chưa thể lường hết được.
Đã chỉ đạo sắc sảo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, chọn
hướng tiến chiến lược đúng, chỉ đạo cách đánh đúng, nắm bắt nhanh diễn biến
chiến trường và nhạy bén trước mọi động thái của địch, liên tục bổ sung quyết
tâm chiến lược kịp thời với nhịp độ phát triển cực nhanh và yếu tố bất ngờ, sự
táo bạo của cuộc tổng tiến công. Nét nổi bật là tạo thời cơ, thúc đẩy thời cơ, đẩy
nhanh cuộc tổng tiến công với tốc độ cao chưa từng có, giảm được thương vong
của bộ đội và nhân dân; giữ được nhiều thị xã, thành phố nguyên vẹn, giành
được thắng lợi lớn nhất với thời gian ngắn nhất, thiệt hại thấp nhất, hoàn thành
xuất sắc, vượt mức cả quyết tâm và kế hoạch dự định hơn hai năm, kết thúc toàn
thắng trong gần hai tháng.
Chiến công oanh liệt của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975
đại thắng kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chứng minh đường lối
và phương pháp cách mạng của Đảng là hoàn toàn đúng; sự lãnh đạo và chỉ đạo
của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương rất chính xác, kịp thời, kiên quyết, táo
bạo và sắc bén.
23


Điểm nổi bật về chiến lược quân sự giai đoạn này là vận dụng sáng tạo
phương pháp tiến công chiến lược, chỉ đạo phối hợp chiến trường chặt chẽ.
Từ tiến công trên chiến trường trọng điểm Tây Nguyên, ta nắm bắt được
thời cơ, tổ chức tiến công gối đầu chiến dịch Huế - Đà Nẵng và vận dụng
phương pháp kế tiếp để chắc thắng cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng Chiến dịch Hồ Chí Minh .
Mỗi chiến dịch tiến công lớn trong cuộc Tổng tiến công chiến lược năm

1975 có những đặc điểm địch, ta, địa hình và thời cơ chiến lược khác nhau nên
có cách đánh cụ thể khác nhau. Nhìn chung, ta đã vận dụng 2 phương pháp tác
chiến chiến dịch.
- Một là, lần lượt tiêu diệt từng sư đoàn địch, đánh chiếm từng mục tiêu
chiến dịch, tiến tới tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ qn địch, giải phóng tồn bộ
khơng gian chiến dịch (Chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng).
- Hai là, đồng loạt tiêu diệt các sư đồn địch phịng ngự ở vịng ngồi,
đồng thời thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu của chiến dịch ở bên trong,
tiêu diệt và làm tan rã tồn bộ tập đồn phịng ngự chiến dịch của địch, giải
phóng khơng gian chiến dịch trong thời gian ngắn (chiến dịch Hồ Chí Minh).
Nét đặc sắc về nghệ thuật chiến dịch của ta trong cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là cuộc tiến cơng như vũ bão của các binh đồn
chủ lực, ở bất cứ hướng nào, trong chiến dịch nào cũng luôn luôn gắn liền với
nổi dậy của quần chúng ở cả nông thôn và đô thị trên địa bàn chiến dịch, thực
hiện kết hợp chặt chẽ giữa tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ.
Trong các chiến dịch mùa Xuân năm 1975, ta đã chỉ đạo vận dụng các
hình thức chiến thuật rất linh hoạt như đánh cắt đường, tiến công địch trong các
căn cứ, thị xã, thành phố lớn, vận dụng cả trong trường hợp có thời gian chuẩn
bị, chuẩn bị gấp và tiến công trong hành tiến, vận động tiến công, đánh địch đổ
bộ đường không, truy kích v.v... Đây là đỉnh cao về vận dụng chiến thuật của
chiến tranh nhân dân Việt Nam.

24


Chiến thuật tiến cơng địch phịng ngự trong các căn cứ thị xã, thành phố
đạt đến trình độ cao cả về vận dụng cách đánh, tổ chức sử dụng lực lượng và các
trình độ hiệp đồng giữa các lực lượng, các hướng, các binh chủng.
Chiến thuật tiến công địch cơ động cũng có bước phát triển, nhất là chiến
thuật vận động tiến cơng và truy kích.

Tiến cơng trong hành tiến đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của bộ
đội ta về trình độ tổ chức chỉ huy nhằm tranh thủ thời gian, tận dụng thời cơ để
phát triển chiến dịch, chiến đấu.
Các chiến thuật độc lập của các quân chủng, binh chủng cũng được vận
dụng rộng rãi và có bước phát triển mới.
Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân của ta giải quyết tốt mối quan
hệ giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao và các
mặt đấu tranh khác trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài.
Sự vận dụng sáng tạo nghệ thuật đó biểu hiện tập trung và rõ nét trên mấy
vấn đề sau đây:
- Nghệ thuật mở đầu cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam bằng cuộc
đồng khởi vĩ đại, chuyển thành chiến tranh cách mạng. Ta chủ động mở đầu
cuộc chiến tranh bằng chính trị và khởi nghĩa bộ phận, đánh vào khâu yếu nhất
của địch hồi đó là chính quyền cơ sở, tạo ra và phát triển thế và lực tại chỗ, đẩy
địch vào cuộc khủng hoảng triền miên, bị động cả về chính trị, quân sự, ngoại
giao ngay từ đầu. Cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển hẳn
sang thế tiên cơng. Ta đã mở đầu cuộc chiến tranh đúng thời cơ lịch sử, vào lúc
tình thế cách mạng chín muồi ở miền Nam và bằng phương thức thích hợp, do
bản thân nhân dân miền Nam trực tiếp khởi động.
- Nghệ thuật điều khiển chiến tranh trên thế chủ động. Ta luôn giữ thế tiến
cơng kiên quyết, chủ động tích cực, kết hợp qn sự, chính trị thực hành tiến
cơng địch bằng hai chân (quân sự, chính trị), ba mũi (quân sự, chính trị, binh
địch vận), đánh địch trên cả ba vùng chiến lược. Ta kiên quyết chiếm lĩnh và xây
dựng thế trận tiến công ở địa bàn kề cận các trung tâm chính trị, các căn cứ quân

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×