Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt luận văn tốt nghiệp (tài chính bảo hiểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.78 KB, 73 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ
BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT
Khoa: Ngân hàng- Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính bảo hiểm
Học viên thực hiện : Lê Mai Anh
Người hướng dẫn : TS. Trịnh Hữu Hạnh

Hà Nội, năm 2020


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................

1

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................

2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI
NGƯỜI THỨ BA..............................................................................

5



1.1. Khái niệm chung về trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách
nhiệm dân sự...................................................................................

5

1.2. Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba...................................

9

1.3. . Những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.........................

15

1.4. Quy trình phát triển nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba...................................

19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ
BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ
XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TỔNG CÔNG TY
BẢO HIỂM BẢO VIỆT.....................................................................

28

2.1. Vài nét về tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt......................................


28


2.2. Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba rại ban xe cơ giới tổng
công ty bảo hiểm Bảo Việt....................................................................

35

2.3. Đánh giá thực trạng triển khai nghiệp vụ qua
một số năm.............................................................................................

47

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC
TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM BẮT BUỘC
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI
NGƯỜI THỨ BA TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO
VIỆT.....................................................................................................

53

3.1. Đánh giá thuận lợi và khó khắn cơ bản của công ty......................

53

3.2. Một số giải pháp.........................................................................

54


KẾT LUẬN............................................................................................. 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................

63

PHỤ LỤC..............................................................................................

64


1

ơ

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của Tổng
công ty bảo hiểm Bảo Việt.
Tác giả luận văn

Lê Mai Anh


2

LỜI MỞ ĐẦU
Nhu cầu đi lại đã từ lâu là một nhu cầu thiết yếu của con người. Nhu
cầu này càng có xu hướng tăng nên cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã
hội, của tiến bộ khoa học kĩ thuật. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ về số
lượng, cũng như chủng loại các phương tiện vận tải cơ giới đã đem lại cho

con người một phương thức vận chuyển thuận tiện nhanh gọn và tiết kiệm.
Tuy nhiên sự phát triển một cách nhanh chóng đã dẫn đến tình trạng
giao thơng đường bộ ngày càng trở nên phức tạp. Sự phát triển bất hợp lý
giữa mức độ tăng nhanh của các phương tiện cơ giới với tốc độ phát triển của
cơ sở hạ tầng giao thông cùng với việc thiếu ý thức của những người tham gia
giao thông đã làm cho tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều và mức độ
ngày càng nghiêm trọng gây thiệt hại về tài sản, tính mạng cho cá nhân, cũng
như toàn xã hội.
Để hỗ trợ, khắc phục tài chính cho các chủ phương tiện, nhằm bảo đảm
an tồn cho xã hội đồng thời bảo vệ lợi ích trong hoạt động kinh doanh, tổng
công ty bảo hiểm Bảo Việt đã triển khai loại hình bảo hiểm (Bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ gới đối với người thứ ba). Bảo hiểm
trách nhiệm dân sự là nghiệp vụ bảo hiểm quan trọng nó thực hiện hai mục
tiêu:
- Thực hiện tốt nghị định 115/1997/NĐ/CP về việc quy định về chế độ
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nhằm bảo vệ
quyền lợi, lợi ích chính đáng và hợp pháp cho những người thiệt hại về
thân thể và tài sản cho chủ xe cơ giới gây ra đồng thời giúp chủ xe khắc
phục hậu quả.
- Đóng góp khơng nhỏ trong tổng doanh thu hằng năm của tổng công ty
bảo hiểm.


3

Bảo Việt là một công ty cổ phần hoạt động trên thị trường bảo hiểm đã
sớm khẳng định được mình trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Nghiệp vụ
bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công
ty đã không ngừng phát triển, nó đóng góp khơng nhỏ vào tổng doanh thu
hằng năm của công ty và không ngừng nâng cao uy tín của cơng ty trên thị

trường bảo hiểm.
Tuy vậy trong thực tế khơng thể tránh khỏi những khó khăn cũng như
những thiếu xót trong q trình hoạt động, triển khai từ khâu khai thác đến
khâu giám định bồi thường. Qua thực tế hoạt động của công ty, nhận thức
được vai trò to lớn của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiện dân sự của chủ xe cơ
giới đối với người thư ba, sau thời gian thực tập tại tổng công ty bảo hiểm
Bảo Việt em đã chọn đề tài: “Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại
tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt”.
Kết cấu đề tài gồm có 3 chương:
Chương I: Tổng quan về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới đối với người thứ 3.
Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại tổng công ty bảo
hiểm Bảo Việt
Chương III Một số giải pháp thúc đẩy việc triển khai nghiệp vụ bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại
tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt.
Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận đươc sự giúp đỡ tận tình của các
cán bộ chuyên môn ở ban xe cơ giới tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt và đặc
biệt là sự quan tâm chỉ bảo tận tình của cơ giáo trực tiếp hướng dẫn tiến sĩ
Trịnh Hữu Hạnh. Nhân đây em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những quan


4

tâm giúp đỡ đó. Song do thời gian hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh
nghiệm thực tế nên bài viết nay khơng thể tránh khỏi những thiếu xót. Kính
mong nhận được sự góp ý chân thành của thày cơ giúp em hồn thiện hơn cho
đề tài này.



5

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA:
1.1.

Khái niệm chung về trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm
dân sự:

1.1.1. Trách nhiệm dân sự và các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự:
1.1.1.1. Trách nhiệm dân sự:
Ngày nay mọi hoạt động của cá nhân đều phải tuân thủ theo những quy
định của pháp luật, pháp luật sẽ công nhận và bảo vệ lợi ích chính đáng cho
mọi người. Một khi những lợi ích nay bị xâm phạm thì họ có quyền địi hỏi sự
bồi thường và sự bù đắp hợp lý.
Xuất phát từ việc cần thiết bảo vệ lợi ích chính đáng trên những quy
tắc đã được thể chế hóa thành một chế tài của pháp luật dân sự đó là trách
nhiệm dân sự và nó bắt buộc mọi cơng dân phải tuân thủ.
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân
sự. Trong đó nghĩa vụ dân sự chính là việc mà theo quy định của pháp luật thì
một hoặc nhiều chủ thể khơng được làm hoặc bắt buộc làm một hành động
nào đó đối với một hoặc nhiều chủ thể khác. Người chịu trách nhiệm dân sự
mà không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ đó thì phải
chịu trách nhiệm đối với người bị hại và trước pháp luật.
Nhìn chung thì trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường về vật
chất và tinh thần. Trong đó trách nhiệm bồi thường về vật chất và tinh thần là
trách nhiệm bồi thường những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền

do bên vi phạm nghĩa vụ dân sự gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí
ngăn chặn thiệt hại, thu nhập thực tế bị giảm sút. Người thiệt hại về tinh thần
đối với người khác do xâm phạm đến tính mạng sức khỏe, danh dự, uy tín của


6

người khác thì ngồi việc chấm dứt hành vi vi phạm còn phải bồi thường một
khoản tiền cho người bị hại.
Trong pháp luật dân sự thì ngồi việc gây ra thiệt hại đối với người bị
hại còn phải do hành vi có lỗi của chủ thể mới phát sinh trách nhiệm dân sự.
1.1.1.2. Các yếu tố phát sinh trách nhiệm dân sự:
Theo quy định của của pháp luật thì những trường hợp mà thỏa mãn
các điều kiện sau đây sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự :
- Phải có thiệt hại thực tế của bên bị hại.
- Phải có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại
thực tế.
- Phải có tỷ lệ lỗi gây ra thiệt hại.
Trách nhiệm dân sự bao gồm trách nhiệm dân sự trong và ngoài hợp
đồng. Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng phát sinh trên các cơ sở những thỏa
thuận giữa các bên trong hợp đồng. Như vậy trách nhiệm dân sự theo hợp
đồng chỉ phát sinh khi các bên có những mối quan hệ rằng buộc từ trước và
có các quan hệ trực tiếp đến hợp đồng ký kết, liên quan đến chủ thể ký kết
hợp đồng, họ đều là những người có đầy đủ năng lực hành vi. Nó khác với
trách nhiệm dân sự ngồi hợp đồng chủ thể gây ra có thể là do người hoặc súc
vật…
Bởi vậy trách nhiệm bồi thường cũng có sự khác nhau, liên quan đến
những người đại diện hợp pháp hặc chủ sở hữu (đối với vật và gia súc).Đây
chính là điểm khác nhau cơ bản giữa trách nhiệm dân sự trong và ngoài hợp

đồng. Việc phát sinh trách nhiệm dân sự thường là bất ngờ vàkhơng ai có thể
lường trước được. Nhiều những trường hợp thiệt hại vượt quá khả năng tài
chính của cá nhân, tổ chức.


7

Do vậy các cá nhân cũng như các tổ chức đã tìm mọi các biện pháp để
hạn chế và kiểm soát tổn thất như:
- Tự chịu rủi ro
- Né tránh rủi ro
- Bảo hiểm
Tuy nhiên biện pháp ưu việt nhất, tốt nhất là các cá nhân cũng như các
tổ chức nên mua bảo hiểm. Qua đó các cá nhân chuyển giao rủi ro cho nhà
bảo hiểm, bù lại các cá nhân phải đóng cho nhà bảo hiểm một khoản phí và
nhà bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo
hiểm xảy ra.
1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm dân sự:
Trách nhiệm dân sự mang đầy đủ những đặc điểm chung của loạihình
trách nhiệm pháp lý:
Thứ nhất: Trách nhiêm dân sự được coi là một biện pháp cưỡng chế
của pháp luật được thể hiện dưới dạng trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên bị hại.
Thứ hai: Cùng với các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ dân sự
nó sẽ đem lại cho người thực hiện nghĩa vụ dân sự những hậu quả bất lợi.
Thứ ba: Trách nhiệm dân sự do các cơ quan có thẩm quyền của nhà
nước thực thi theo trình tự và thủ tục nhất định đối với những ngưịi có hành
vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác nhưng chưa đủ để chịu trách
nhiệm hình sự trước pháp luật.
1.1.3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự:

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm mà người bảo
hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm
theo cách thức và hạn mức đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng với
điều kiện người tham gia bảo hiểm phải đóng một khoản phí tương ứng.


8

Mục đích của người tham gia chính là chuyển giao phần trách nhiệm
dân sự của mình mà chủ yếu là trách nhiệm bồi thường.
Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời từ rất sớm và ngày càng
phát triển. Hiện nay, ở Việt Nam, có rất nhiều các nghiệp vụ bảo hiểm trách
nhiệm như:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách
trên xe.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tầu biển.
- Bảo hiểm trách nhiệm đối với hàng hóa vận chuyển trên xe.
- Bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm và của chủ lao động đối với
người lao động.
Đối với những chủ xe hiện nay, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc
của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là loại hình mà tất cả các cá nhân tổ
chức (bao gồm người nước ngoài) sở hữu xe tại Việt Nam đều phải tham gia
theo quy định của nhà nước, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba trong
trường hợp nếu chẳng may chủ xe, lái xe gây thiệt hại cho họ.
Tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe ô tô là bạn
đã chấp hành đúng chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước và luật giao
thông đường bộ. Nguyên lý của bảo hiểm đó là “Lấy số đơng bù cho số ít kém
may mắn”, trong trường hợp có tai nạn xảy ra, các công ty bảo hiểm sẽ sử
dụng số tiền bảo hiểm thu được từ số đông để bồi thường cho số ít người bị

tai nạn. Điều đó giúp cho một số người vì một lý do nào đó gây tai nạn khơng
phải bỏ trốn, có trách nhiệm với tai nạn đã xảy ra theo mức trách nhiệm của
bảo hiểm đã tham gia, và khơng bị truy cứu hình sự vì mất khả năng bồi
thường cho chủ thể khác.


9

Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại tổng công ty bảo hiểm Bảo
Việt em đã quyết định nghiên cứu nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
1.2.

Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba:

1.2.1. Khái niệm về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba:
Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một loại
bảo hiểm trách nhiệm dân sự ngồi hợp đồng trong đó quy định đối với chủ
xe cơ giới phải đền bù thiệt hại cho người thứ ba do xe cơ giới gây ra trong
khi tham gia giao thông.
1.2.2. Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba:
1.2.2.1. Đặc điểm và tính năng động của xe cơ giới:
Xe cơ giới là tất cả các loại xe hoạt động trên đường bộ bằng chính
những động cơ của mình và được phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc
gia. Xe cơ giới chiếm một số lượng lớn và có một vị trí quan trọng trong
ngành giao thơng vận tải, một ngành kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả các ngành
nó là một sợi dây kết nối các mối quan hệ lưu thơng hàng hóa giữacác vùng,

giữa trong và ngồi nước tạo điều kiện phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu
đi lại của nhân dân. Ngày nay vận chuyển bằng xe cơ giới là hình thức vận
chuyển phổ biến và sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân.
Xe cơ giới có tính ưu điểm là tính cơ động cao và linh hoạt có thể di
chuyển trên địa bàn phức tạp, tốc độ cao và chi phí tương đối là thấp. Tuyvậy
vấn đề an toàn đang là vấn đề lớn đang được đặt ra đối với loại hình vận
chuyển này. Đây là hình thức vận chuyển có mức độ nguy hiểm lớn, khả năng
xảy ra tai nạn là rất cao do số lượng đầu xe dày đặc, đa dạng về chủng loại,


10

bất cập về chất lượng. Hơn nữa hệ thống đường xá ngày càngxuống cấp lại
không được tu sửa kịp thời. Đó chính là những ngun nhânchủ yếu dẫn đến
các vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn về người và của cho nhân dân gây
mất trật tự an toàn xã hội.
1.2.2.2. Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba:
Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện cơ giới một mặt đem lại
cho con người một hình thức vận chuyển thuận tiện nhanh chóng kịp thời, giá
rẻ và phù hợp với đại đa số cư dân Việt Nam hiện nay.
Thống kê tới tháng 7/2016 của Viện Chiến lược & Phát triển GTVT cho
thấy, từ năm 2010 - 2015, trong khi diện tích dành cho giao thơng chỉ tăng
trưởng bình qn 3,9%/năm thì lượng xe máy tăng 7,66%/năm (gấp 2 lần), ô
tô tăng 16,15% (gấp 4 lần). Cụ thể, cuối năm 2008, Hà Nội có 2,2 triệu
phương tiện, trong đó có 185 nghìn ơ tô, nhưng chỉ sau 10 năm phát triển, con
số này đến hết năm 2017 đã là 6 triệu phương tiện, tức là tăng gần 3 lần, trong
đó ơ tơ có hơn 540 nghìn xe, xe máy có 5,4 triệu xe.
Với 8 tháng đầu năm 2018, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, đã làm đăng ký,
cấp biển số mới cho hơn 218.000 phương tiện, trong số này có hơn 38.000 ơ

tơ, 170 nghìn xe máy. Từ lượng phương tiện gia tăng từ đầu năm 2018 đến
nay, tính trung bình mỗi tháng, Hà Nội đang có thêm hơn 27 nghìn ơ tơ, xe
máy, xe đạp điện được cấp biển số để đổ ra đường. Đó là chưa kể 1,2 triệu
phương tiện từ ngoại tỉnh vào Hà Nội tham gia giao thông.
Với taxi và xe ô tô chở khách dưới 9 chỗ, từ năm 2012 Hà Nội đã dừng gia
tăng số lượng phương tiện mới. Tại thời điểm dừng, số lượng taxi trên địa bàn
Hà Nội là 17.400 taxi, tuy nhiên con số taxi thực tế được thống kê hiện nay là
20.000 xe. Cùng với đó, số lượng xe chở khách dưới 9 chỗ tham gia loại hình
taxi cơng nghệ hiện đã được Sở GTVT Hà Nội cấp phù hiệu lên đến 21.800


11

xe. Như vậy số lượng xe taxi và phương tiện hoạt động như taxi trên địa bàn
Hà Nội hiện nay là 41.800 xe chứ không phải 17.400 xe.
Đối lập với tốc độ gia tăng của các phương tiện giao thông. Tốc độ phát
triển của cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế. Hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thơng ở Việt Nam đa số có quy mơ nhỏ bé, chưa đồng bộ và chưa
tạo được sự kết nối liên hồn, khả năng đáp ứng nhu cầu giao thơng và an
tồn giao thơng cịn hạn chế. So với một số nước tiên tiến trong khu vực, hệ
thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Hiện
tồn quốc mới có 765 km đường bộ cao tốc đã hồn thành và đi vào khai thác
(tính đến 2016). Cũng từ sự phát triển bất hợp lý này đã làm cho tình hình tai
nạn giao thơng có xu hướng ngày càng tăng.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê chiều 27/12/2019, số người chết chủ
yếu xảy ra tại các vụ tai nạn giao thông thảm khốc, đặc biệt nghiêm trọng. Cụ
thể, trong năm 2019, trên địa bàn cả nước xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao thông,
bao gồm 9.229 vụ tai nạn giao thơng từ ít nghiêm trọng trở lên và 8.397 vụ va
chạm giao thông, làm 7.624 người chết, 13.624 người bị thương và 8.528
người bị thương nhẹ.

Trong tổng số 9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên, có
9.021 vụ (chiếm 97,7%) xảy ra trên đường bộ, làm 7.458 người chết và 5.054
người bị thương. Bình quân 1 ngày trong năm 2019, trên địa bàn cả nước xảy
ra 48 vụ tai nạn giao thông (giảm 2 vụ so với năm 2018), gồm 25 vụ tai nạn
giao thơng từ ít nghiêm trọng trở lên và 23 vụ va chạm giao thông, làm 21
người chết, 37 người bị thương và 23 người bị thương nhẹ.
Đất nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đều phải đối mặt với tình
trạng tai nạn giao thơng, phải đối mặt với những thiệt hại về người và của mà
các chủ phương tiện và người thiệt hại phải gánh chịu.


12

Làm thế nào để khắc phục dược những thiệt hại và nâng cao trách nhiệm
của các chủ phương tiện. Từ xưa đến nay con người đã tìm ra các biện pháp
kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro thế nhưng biện pháp hữu hiệu nhất là tham
gia bảo hiểm. Việc tham gia bảo hiểm sẽ thành lập nên một quỹ tài chính, quỹ
này sẽ chi trả cho các đối tượng tham gia bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm
xảy ra nhằm giúp đỡ người bị hại ổn định cuộc sống.
Như vậy nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba ra đời đã đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội và cũng là
điều mong muốn thiết tha của các chủ phương tiện.
1.2.2.3. Cơ sở hình thành tính bắt buộc của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với người thứ 3:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe được đưa vào loại hình bắt
buộc, nhằm giúp chủ xe và nạn nhân có một quỹ tài chính để bình ổn trong
trường hợp gặp sự cố.
Tính đến cuối năm 2019, cả nước đã có gần 60 triệu xe môtô, xe máy,
tăng gần 80% so với năm 2011. Cùng với sự gia tăng số lượng xe, các vụ tai
nạn cũng nhiều hơn.

Cụ thể, mỗi năm số nạn nhân bị thiệt mạng do tai nạn giao thông
(TNGT) tại Việt Nam là trên 8.000 người, chưa kể số người bị thương tật
hoặc tàn phế. Việc này để lại nỗi đau dai dẳng và có thể đẩy nhiều gia đình rơi
vào cảnh ly tán, tạo ra gánh nặng về kinh tế cho cả chủ xe, người bị nạn và xã
hội.
Thực tế cho thấy nhiều vụ tai nạn xảy ra, người gây tai nạn bỏ chạy
hoặc khơng có đủ tiền bồi thường cho gia đình nạn nhân, khiến họ chịu cảnh
mất người thân và trụ cột gia đình. Nếu tham gia bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự theo quy định, chủ xe có thể chuẩn bị một quỹ tài chính bình ổn
để giảm thiểu mất mát.


13

Từ tháng 9/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2008/NĐCP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Theo Hiệp
hội Bảo hiểm Việt Nam, đây là loại hình các cá nhân hoặc doanh nghiệp phải
mua theo luật định, được xem như chính sách an sinh xã hội của Nhà nước,
nhằm bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân trong vụ tai nạn giao thơng do xe cơ giới
gây ra, mặt khác góp phần bảo vệ tài chính cho chủ xe cơ giới trước những rủi
ro bất ngờ. Quy định này hỗ trợ phần nào khó khăn về mặt tài chính cho chủ
xe cũng như gia đình nạn nhân.
Để đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, ngoài việc tuyên tuyền để
người dân nhận thức và tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ
xe cơ giới đầy đủ, Chính phủ cũng quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh
vực giao thông tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Việc tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cần thiết và mang
lại lợi ích thiết thực cho chủ xe cũng như xã hội. Hành động này thể hiện công
dân gương mẫu tuân thủ luật pháp, bảo vệ bản thân trước các rủi ro tài chính,
đảm bảo nghĩa vụ khắc phục hậu quả nếu điều không may xảy đến.
1.2.2.4. Tác dụng của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ

giới đối với người thứ ba:
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới mang lại
những lợi ích vơ cùng to lớn cho người mua bảo hiểm nói riêng và cho tồn
xã hội nói chung. Những lợi ích ấy được thể hiện qua các vai trị sau:
Đối với chủ xe: Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới khơng chỉ có vai trò to lớn đối với người bị hại mà còn cả xã hội, nó là
tấm lá chắn vững chắc cho chủ xe khi tham gia giao thông và tạo tâm lý yên
tâm, thoải mái, tự tin khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thơng.
Bởi vì khi phát sinh trách nhiệm dân sự, công ty bảo hiểm sẽ bồi
thường nhanh chóng, kịp thời cho các chủ xe nhằm phục hồi lại tinh thần, ổn


14

định sản suất, phát huy quyền tự chủ về tài về chính, tránh thiệt hại kinh tế
cho chủ xe. Khơng chỉ vậy, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới cịn có tác dụng giúp chủ xe có ý thức trong việc đề phịng và hạn chế
tổn thất và phần nào giúp xoa dịu bớt căng thẳng giữa chủ xe và người bị hại.
Đối với người thứ ba và hành khách trên xe: Khi chủ xe cơ giới mua
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự bị phát sinh trách nhiệm thì nhà bảo
hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại cho nạn nhân một cách nhanh chóng kịp
thời, khơng phụ thuộc vào tình trạng tài chính của chủ xe.
Thêm vào đó, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
còn giúp người thứ ba và hành khách ổn định tài chính và tinh thần.
Đối với xã hội: Số phí bảo hiểm thu được từ những người tham gia bảo
hiểm sẽ hình thành một quỹ rất lớn, quỹ này ngoài việc sử dụng bồi thường
cho chủ xe cơ giới khi rủi ro xảy ra, còn sử dụng để đề phòng hạn chế tổn thất
như hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lánh nạn, đường phụ, làm thêm các biển
báo chỉ đường,..góp phần khơng nhỏ làm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn.
Không chỉ vậy, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cịn

góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đồng thời góp
phần tăng thu cho ngân sách.
Mặt khác, chính từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp
có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh, hệ thống đại lí, tạo nhiều việc làm cho
người lao động.
Như vậy với tư cách là một nghiệp vụ bảo hiểm mang tính bắt buộc
nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba
vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, thể hiện tinh thần tương thân
tương ái, tính nhân văn, nhân đạo cao cả. Mội lần nữa khẳng định tính khách
quan cũng như tính bắt buộc của nghiệp vụ này.


15

1.3.

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI
THỨ BA:

1.3.1. Đối tượng bảo hiểm:
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên
thứ ba là loại hình bảo hiểm mà tất cả các cá nhân tổ chức (bao gồm người
nước ngoài) sở hữu xe cơ giới tại Việt Nam đều phải tham gia theo quy định
của nhà nước, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba trong trường hợp nếu
chẳng may chủ xe, lái xe gây thiệt hại cho họ. Nếu không tham gia sẽ bị cơ
quan chức năng phạt hành chính và bắt buộc phải tham gia ngay.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng bên thứ ba trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là những người trực tiếp bị thiệt hại
do hậu quả của các vụ tai nạn ngoại trừ:

- Lái, phụ xe, nguời làm công cho chủ xe.
- Những người mà lái xe phải nuôi dưỡng như cha mẹ, vợ, chồng, con
cái.
- Hành khách đi trên xe.
- Tài sản tư trang hành lý của những người nói trên.
- Các khoản phạt mà chủ xe, lái xe phải gánh chịu.
Đối tượng được bảo hiểm không xác định được từ trước chỉ khi nào lưu
hành xe gây tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với người thứ ba thì đối tượng mới được xác định cụ thể.
Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba bao gồm:
- Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hay sức khỏe của bên thứ ba.


16

- Chủ xe phải có hành vi trái pháp luật. Có thể do vơ tình hay hay cố ý
mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ hoặc là vi phạm các quy định
khác của nhà nước.
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại thực tế.
- Chủ xe, lái xe phải có lỗi.
Trên thực tế chỉ cần đồng thời xảy ra 3 điều kiện thứ 1, thứ 2, thứ 3 là
đã phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Nếu
thiếu một trong 3 điều kiện đó thì sẽ khơng phát sinh trách nhiệm dân sự.
Điều kiện 4 có thể có hoặc khơng vì nhiều khi tai nạn xảy ra là do tính nguy
hiểm cao độ của xe cơ giới mà hồn tồn khơng có lỗi của chủ xe.
1.3.1.2. Phạm vi bảo hiểm:
Người bảo hiểm nhận bảo hiểm cho các rủi ro bất ngờ, không lường
trước được gây ra tai nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe.
Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường những thiệt hại về vật chất, về người, về

tài sản được tính tốn theo những ngun tắc nhất định. Ngồi ra, doanh
nghiệp bảo hiểm cịn phải thanh tốn cho chủ xe những chi phí mà họ đã chi
ra nhằm phịng ngừa hạn chế, thiệt hại. Những chi phí này chỉ được bồi
thường khi nó phát sinh sau khi tai nạn xảy ra và được coi là chi phí cần thiết
và hợp lý.
Trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm được hạn mức
trong mức trách nhiệm ghi trong hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm.
Trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới các thiệt hại
nằm trong phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm gồm:
- Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khỏe của bên thứ ba.
- Thiệt hại về tài sản, hàng hoá của bên thứ ba.
- Thiệt hại về tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc làm
giảm thu nhập.


17

- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp đề phòng
và hạn chế tổn thất, các chi phí đề xuất của bên bảo hiểm.
- Những thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ của những nguời
tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.
1.3.2. Phí bảo hiểm và phương pháp tính phí:
1.3.2.1. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải nộp cho nhà bảo
hiểm để hình thành một quỹ tiền tệ độc lập, tập trung đủ lớn để bồi thường
thiệt hại xảy ra trong năm nghiệp vụ theo phạm vi bảo hiểm và hạn mức trách
nhiệm mà người tham gia đã ký với nhà bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
Biểu phí thì do bộ tài chính quy định ngồi ra các cơng ty bảo hiểm có
thể thoả thuận với các chủ xe cơ giới với người thứ ba theo số lượng đầu
phương tiện của mình. Mặt khác các đầu phương tiện lại khác nhau về chủng

loại, về độ lớn, xác suất xảy ra tai nạn là khác nhau. Do đó phí bảo hiểm sẽ
được tính riêng cho từng loại phương tiện.
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là hình thức
bảo hiểm bắt buộc nên luật pháp đưa ra biểu phí cụ thể (xem phụ lục số 01).
1.3.2.2. Bồi thường - trả tiền bảo hiểm:
Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới
đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh
nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại.
Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay
những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm
khắc phục hậu quả tai nạn.


18

Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người
được xác định theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo
quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BTC hoặc
theo thoả thuận (nếu có) giữa chủ xe cơ giới và người bị thiệt hại hoặc đại
diện hợp pháp của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã
chết) nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục trên.
Trường hợp có quyết định của tồ án thì căn cứ vào quyết định của tồ án
nhưng khơng vượt q mức bồi thường quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm
theo Thông tư 22/2016/TT-BTC.
Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến các thiệt hại về người,
mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng
mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.
Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân

do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba thì mức bồi thường bảo hiểm về người đối với
các đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định Phụ lục 6
ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BTC.
Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản/1 vụ tai nạn được xác
định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không
vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.
+ Doanh nghiệp bảo hiểm khơng có trách nhiệm bồi thường phần vượt
quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo
Thông tư 22/2016/TT-BTC.
+ Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi
thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực bảo hiểm trước.


19

1.3.3. Loại trừ bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường
hợp sau:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt
hại.
- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự
của chủ xe, lái xe cơ giới.
- Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù
hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp lái
xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc khơng thời hạn
thì được coi là khơng có Giấy phép lái xe.
- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt
hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

- Chiến tranh, khủng bố, động đất.
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại
giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
1.4. Quy trình phát triển nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba:
1.4.1. Công tác khai thác:
Khai thác bảo hiểm là nghiệp vụ quan trọng trong quá trình kinh doanh
bảo hiểm. Để khai thác bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba tốt, trước hết khai thác viên cần nắm được quy trình
khai thác của bảo hiểm đó. Quy trình khai thác bảo hiểm của mỗi cơng ty bảo
hiểm tn thủ theo các trình tự khác nhau, tuy nhiên, hoạt động khai thác bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đều
tuân thủ theo các bước sau:


20

Bước 1: Tiếp thị, tìm kiếm, nhận thơng tin về khách hàng, xử lý thơng
tin, phân tích tìm hiểu đánh giá rủi ro
- Khai thác viên thông qua tất cả các kênh tiếp cận khách hàng: Trực
tiếp, hệ thống các kênh thông tin, tuyên truyền, internet… thực hiện tuyên
truyền, quảng cáo, vận động mời chào khách hàng tham gia bảo hiểm, bán
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trực tiếp hoặc thông qua đại lý, cộng
tác viên bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm...
- Khi nhận thông tin yêu cầu từ chủ xe, khai thác viên cần hướng dẫn
chủ xe kê khai đầy đủ mọi thông tin trong Giấy yêu cầu bảo hiểm và/hoặc
danh sách xe yêu cầu bảo hiểm, giải thích và cung cấp các tài liệu khác theo
yêu cầu của khách hàng như Quy tắc bảo hiểm, nội dung điều khoản bổ
sung…
- Tất cả các thông tin của khai thác viên khi đánh giá rủi ro đều được

điền vào mẫu giấy chứng nhận bảo hiểm, đây là căn cứ thông tin ban đầu rất
quan trọng trong khai thác bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới.
- Ngồi các thơng tin trên giấy chứng nhận bảo hiểm, khai thác viên
đánh giá rủi ro trên cơ sở tiếp xúc trực tiếp chủ xe, tìm hiểu thêm từ công ty
bảo hiểm mà chủ xe từng tham gia, tình hình tổn thất các năm trước đó.
- Khi đã có các số liệu của chủ xe, khai thác viên đề xuất Lãnh đạo
cơng ty về chính sách khách hàng, công tác quản lý rủi ro, kiểm tra các thông
tin, số liệu liên quan đến các rủi ro yêu cầu bảo hiểm và đối tượng được bảo
hiểm.
Bước 2: Tính tốn phí bảo hiểm
Sau khi có đầy đủ các thông tin chủ xe cung cấp trong giấy chứng nhận
bảo hiểm, kết hợp với báo cáo đánh giá rủi ro và các số liệu thống kê, chính
sách khách hàng… Phịng kinh doanh khu vực hoặc phòng nghiệp vụ của


21

cơng ty bảo hiểm tiến hành tính tốn mức phí phù hợp cho chủ xe theo các
quy tắc hiện hành áp dụng tại cơng ty bảo hiểm đó.
Bước 3: Đàm phán chào phí và kết quả
- Trên cơ sở phương án bảo hiểm đã được Lãnh đạo phòng kinh doanh
khu vực hoặc phịng nghiệp vụ của cơng ty bảo hiểm duyệt, khai thác viên
tiến hành chào phí bảo hiểm cho chủ xe.
- Sau khi có thơng tin phản hồi từ phía chủ xe, khai thác viên tiến hành
các bước như sau:
+ Chủ xe chấp nhận bản chào phí bảo hiềm, tiến hành ký kết hợp đồng
bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, thu phí, báo phát sinh, quản lý giấy
chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm.
+ Nếu chủ xe khơng chấp nhận bản chào phí bảo hiểm: khai thác viên

và Lãnh đạo phòng kinh doanh khu vực hoặc phịng nghiệp vụ của cơng ty
bảo hiểm tiến hành thảo luận và đàm phán với chủ xe để sửa đổi bản chào phí.
Bước 4: Ký kết hợp đồng bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, thu
phí, bán phát sinh, quản lý hợp đồng bảo hiểm – giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Sau khi hồn tất q trình đàm phán, khai thác viên tiến hành cấp giấy
chứng nhận bảo hiểm, chi tiết cấp giấy chứng nhận bảo hiểm:
+ Thực hiện thơng báo tới khách hàng và thu phí bảo hiểm theo đúng
quy định hiện hành của Công ty bảo hiểm.
+ Vào sổ cập nhật phát sinh doanh thu theo quy định.
- Ký kết hợp đồng bảo hiểm: Khi chủ xe yêu cầu ký kết hợp đồng bảo
hiểm, khai thác viên lập hợp đồng bảo hiểm theo mẫu quy định chuyển Lãnh
đạo Phòng khai thác/ Phòng nghiệp vụ kiểm tra và trình ký Lãnh đạo Đơn vị.
- Quản lý đơn bảo hiểm/ hợp đồng bảo hiểm (Hồ sơ khai thác): Các Hồ
sơ khai thác này được lấy theo số hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận
bảo hiểm .


22

Bước 5: Theo dõi thu phí chi trả hoa hồng bảo hiểm
- Sau khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết, khai thác viên thường
xuyên phối hợp với Phòng Kế tốn theo dõi đơn đốc việc thu/nộp phí từ
khách hàng.
- Thực hiện cấp hóa đơn tài chính (Hóa đơn VAT) cho khách hàng (chỉ
thực hiện cấp hóa đơn VAT cho khách hàng khi có cơ sở chắc chắn thu được
tiền từ khách hàng).
- Lập bảng thanh toán hoa hồng chi trả cho đại lý (Trường hợp khai
thác qua đại lý).
- Khi chủ xe yêu cầu sửa đổi nội dung hợp đồng bảo hiểm bằng văn
bản, khai thác viên lập Phụ lục hợp đồng bảo hiểm theo mẫu quy định, bổ

sung vào Hồ sơ khai thác và thực hiện các bước lưu trữ hồ sơ cần thiết.
Văn bản yêu cầu sửa đổi nội dung hợp đồng bảo hiểm bắt buộc phải
đóng dấu cơng văn đến, được đính kèm và là bộ phận không thể tách rời với
hợp đồng bảo hiểm/Phụ lục hợp đồng bảo hiểm.
- Khai thác viên thường xuyên thực hiện cơng tác tun truyền, đề
phịng hạn chế tổn thất… chủ động thu thập thông tin, phục vụ cho các nhu
cầu bảo hiểm tiếp theo của khách hàng, hoặc tái tục bảo hiểm sau này.
Bước 6: Xem xét gia hạn nợ phí, duyệt gia hạn nợ phí (nếu phát sinh),
xử lý nợ quá hạn
- Trường hợp không cho khách hàng nợ phí, khai thác viên thực hiện
thu tiền ngay tại thời điểm cấp đơn, sau đó thực hiện nộp tiền về công ty bằng
tiền mặt hoặc chuyển khoản Ngân hàng theo quy định.
- Trường hợp cho nợ phí: Hai bên phải thực hiện ký kết hợp đồng bảo
hiểm và việc gia hạn thanh tốn phí phải được quy định rõ tại điều khoản
thanh toán trong hợp đồng bảo hiểm và tuân thủ theo quy định hiện hành của
doanh nghiệp bảo hiểm và Pháp luật (Hiện tại thực hiện theo quy định tại


×