Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Nhận dạng và phân tích các cơ hội và thách thức từ môi trường vĩ mô từ đó chỉ ra những tiềm năng từ thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Đề tài:
Nhận dạng và phân tích các cơ hội và thách thức từ mơi
trường vĩ mơ từ đó chỉ ra những tiềm năng từ thị trường
giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn
Lớp học phần
Nhóm

: TS. Lưu Thị Thùy Dương
: H2101SMGM0111
: 06

Hà Nội – 2021


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 6
STT

Mã sinh

Họ và tên

viên
52


19D250022

Nội dung thực

Tự

Nhóm

hiện

đánh

trưởng

giá

đánh giá

Nguyễn Thị

Các lực lượng văn

Thu Hường

hóa - xã hội + Mơ
hình EFAS

53

19D250019


Cao Thanh
Huyền

Cơ hội từ mơi
trường vĩ mơ

54

18D210020

Đỗ Ngọc

Các lực lương công

Huyền

nghệ + Kết luận

Lê Thị

Mở đầu + Thực

Huyền

trạng

Nguyễn Thị

Các lực lương kinh


Huyền

tế + Kết luận

Tạ Thị

Cơ sở lý luận

55
56
57

19D250089
19D120019
19D250021

Huyền
58
59

19D250090
19D100022

Trần Linh

Thách thức từ môi

Huyền


trường vi mô

Nguyễn Thị

Các lực lượng

Khánh

chính trị - pháp luật
+ Mơ hình EFAS

60

19D140304

Mai Trung

Tiềm năng từ thị

Kiên

trường giao đồ ăn
trực tuyến tại Việt
Nam

Chữ kí


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................................3
1. Khái niệm môi trường vĩ mô..........................................................................................3
2. Các môi trường vĩ mô của doanh nghiệp.......................................................................3
2.1. Các lực lượng kinh tế.............................................................................................. 3
2.2. Các lực lượng chính trị- pháp luật......................................................................... 4
2.3. Các lực lượng văn hố-xã hội.................................................................................4
2.4. Các lực lượng cơng nghệ........................................................................................ 4
3. Các bước xây dựng EFAS..............................................................................................5
B. CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ TIỀM NĂNG TỪ THỊ TRƯỜNG GIAO ĐỒ ĂN
TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM....................................................................................... 6
1. Thực trạng thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam............................................6
2. Các yếu tố vĩ mô tác động đến thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam hiện
nay ...................................................................................................................................8
2.1. Các lực lượng kinh tế.............................................................................................. 8
2.2. Các lực lượng chính trị - pháp luật:.......................................................................9
2.3. Các lực lượng văn hóa-xã hội...............................................................................10
2.4. Các lực lượng công nghệ...................................................................................... 12
3. Cơ hội và thách thức từ môi trường vĩ mô đối với thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại
Việt Nam.......................................................................................................................... 14
3.1. Cơ hội từ môi trường vĩ mô...................................................................................14
3.2. Thách thức từ môi trường vĩ mô........................................................................... 16
4. Lập mơ hình EFAS.......................................................................................................19
5. Tiềm năng từ thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam........................................... 21
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 25


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Thương Mại đã đưa
học phần Quản trị chiến lược vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, nhóm xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến giảng viên TS Lưu Thị Thùy Dương đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức
quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian học tập,
chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm
túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững
bước sau này.
Quản trị chiến lược là học phần rất thú vị, bổ ích và có tính thực tế cao, đảm bảo cung
cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến
thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế cịn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù nhóm đã
cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài thảo luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và
nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét và góp ý để bài thảo luận của nhóm
được hồn thiện hơn.
Nhóm 6 xin chân thành cảm ơn!

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại 4.0, người tiêu dùng luôn tìm kiếm các sản phẩm/dịch vụ giúp đời sống
họ thuận tiện hơn, nhanh chóng và tiện lợi hơn trong một mơi trường mà khả năng kết nối
ngày càng tăng đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng/sử dụng dịch vụ của
họ. Sự gia đời của các loại dịch vụ trực tuyến là giải pháp cho các nhu cầu đó. Trong đó,
song hành với dịch vụ thanh tốn trực tuyến, thị trường giao đồ ăn cũng là lĩnh vực hưởng
lợi nhờ sự phát triển của công nghệ cũng như nhu cầu tiêu dùng thay đổi của người Việt.
Bởi lẽ, trong nhịp sống hiện đại bận rộn dẫn đến những thay đổi đáng kể trong thói quen
ăn uống của nhiều người, thay vì nấu nướng hay ra quán thì họ chọn giải pháp giao hàng
tận nơi.
Áp dụng công nghệ là một bước đi lớn, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng
như khách hàng. Đặc biệt hơn khi hiện nay, mạng Internet gần như trở thành công cụ

không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Xung quanh mọi người ln là hình
ảnh quảng cáo các chương trình khuyến mãi, chính sách ưu đãi quà tặng khi đặt hàng trên
các ứng dụng. Trực tiếp kích thích nhu cầu chi tiêu online, đặt hàng của người dùng.
Đồng thời, ứng dụng trên điện thoại thông minh ngày một phát triển, cho phép thương
hiệu bán đồ ăn chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng, vượt qua giới hạn của kiểu
kinh doanh truyền thống. Sự chuyển mình trong hành vi tiêu dùng này đã và đang tạo ra
một cuộc đua giao đồ ăn trực tuyến của các thương hiệu vô cùng khốc liệt. Thị trường
giao đồ ăn trực tuyến đang dần nóng lên từng ngày với tiềm năng khai thác ngày một rộng
lớn. Chính vì vậy, chúng tơi đã lựa chọn đề tài: “Nhận dạng và phân tích các cơ hội và
thách thức từ mơi trường vĩ mơ từ đó chỉ ra những tiềm năng từ thị trường giao đồ ăn
trực tuyến Việt Nam”

2


A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành của mơi trường bên
ngồi của doanh nghiệp.
Mơi trường vĩ mô (Môi trường xã hội) bao gồm các yếu tố nằm ngoài doanh nghiệp,
các yếu tố này thường không liên quan đến các hoạt động ngắn hạn của doanh nghiệp
mà chủ yếu có tác động ở phạm vi rộng tới các quyết định chiến lược của doanh nghiệp
ở tầm dài hạn. Môi trường vĩ mô là một tập hợp các yếu tố bao hàm các biến số kinh tế,
chính trị, văn hóa, luật pháp…
2. Các mơi trường vĩ mô của doanh nghiệp
2.1. Các lực lượng kinh tế
Thực trạng và xu hướng vận động của nền kinh tế quốc gia ln có sức ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất tới sự phát triển của các ngành kinh doanh cũng như hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản mà doanh nghiệp thường xem xét
là: tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, ....

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thể hiện quy mô và sự tăng trưởng về quy mô của
một nền kinh tế thông qua các chỉ số về GDP (tổng sản phẩm quốc nội), GNP (tổng sản
phẩm quốc gia), hoặc chỉ số thu nhập bình quân đầu người (PCI).
Lãi suất là một trong những đòn bẩy quan trọng của nền kinh tế thị trường. Việc thay
đổi tỷ lệ lãi suất cho vay có ảnh hưởng quyết định tới khả năng cầu về vốn và mở rộng
quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tỷ giá hối đối được tính bằng tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ giá hối đối
thay đổi có thể tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa sang thị
trường nước ngồi (khi đồng nội tệ có giá trị thấp hơn đồng ngoại tệ) bằng việc tạo ra lợi
thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế và ngược lại.
Lạm phát cũng là một vấn đề quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô. Lạm phát tăng lên,
các dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn bởi giá cả và tiền công lao động tăng khiến sản
phẩm kém sức cạnh tranh. Ở chiều hướng ngược lại, giảm phát cũng chưa hẳn là dấu hiệu
tốt bởi nó cho thấy sức mua của nền kinh tế chững lại.

3


2.2. Các lực lượng chính trị- pháp luật
Chính trị- pháp luật có ảnh hưởng khá rõ nét tới khả năng phát triển nền kinh tế cũng
như các doanh nghiệp trong quốc gia đó. Chúng có thể tạo ra các cơ hội hoặc thách thức
cho doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau. Có thể xem xét tới các yếu tố chủ đạo như:
Sự ổn định về chính trị tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào các ngành kinh tế.
Vai trị và thái độ của chính phủ về kinh doanh quốc tế đóng vai trị quyết định tới xu
hướng phát triển của nền kinh tế quốc gia. Với định hướng hội nhập kinh tế thế giới và
phát triển nền kinh tế hướng ra xuất khẩu, chính phủ của nhiều quốc gia đã ban hành các
chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho nhiều ngành sản xuất trong nước phát triển và
xuất khẩu, mở rộng thương mại quốc tế.
Hệ thống luật và hệ thống tòa án tạo nên hành lang pháp lý của quốc gia. Mức độ hoàn
thiện, chặt chẽ của hành lang pháp lý này có thể tạo nên nhiều cơ hội hoặc thách thức cho

các doanh nghiệp trên thị trường.
2.3. Các lực lượng văn hố-xã hội
Mơi trường văn hóa- xã hội bao gồm các yếu tố liên quan đến các thái độ xã hội và
giá trị văn hóa của một quốc gia. Do đó, trong trung và dài hạn, đây lại là các yếu tố dẫn
dắt các thay đổi của mơi trường kinh tế, chính trị, pháp luật và công nghệ.
Ngày nay, các tổ chức xã hội ngày càng có tiếng nói quan trọng đến đời sống xã hội,
thậm chí đơi khi gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới một số ngành kinh doanh. Dân
số ở các nước phát triển đang già đi, và tỷ lệ sinh sản ở những nước này ngày càng giảm.
Điều này có tác động đến hệ thống y tế, chính sách nhà ở cho người cao tuổi và thị trường
lao động. Sự căng thẳng về các dịch vụ xã hội và hệ thống lương hưu là điều không thể
tránh khỏi. Biến chuyển này là mối đe dọa cho một số công ty nhưng cũng là cơ hội lớn
cho những công ty khác.
Tại nhiều quốc gia, các yếu tố về nhân khẩu học đôi khi lại là một trong những tác
nhân tạo nên lợi thế cạnh tranh cho quốc gia đó. Hiện tại, Việt Nam đang chính thức bước
vào thời kì cơ cấu dân số vàng. Đây là cơ hội giúp các doanh nghiệp sử dụng nguồn lao
động dồi dào với chi phí thấp, gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
2.4. Các lực lượng công nghệ
Trong những thập kỷ qua, sự phát triển về khoa học- công nghệ đã làm biến đổi nhiều
xu hướng vận động của nền kinh tế. Nhiều ngành/ lĩnh vực kinh doanh bị chao đảo, thậm
chí bị biến mất nhưng cũng đồng thời làm xuất hiện hoặc hoàn thiện hơn một số ngành/
lĩnh vực kinh doanh mới. Sự thay đổi về công nghệ sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chu kỳ sống
4


của một sản phẩm hoặc dịch vụ, kéo theo sự thay đổi trong chu kỳ chiến lược kinh doanh
của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một điều cần khẳng định rằng hầu như tất cả những
thành tựu về phát triển khoa học công nghệ trong những năm qua đều hướng hướng tới
mục tiêu tăng năng suất, giảm chi phí, tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt hơn
Công nghệ đại diện cho cả mối đe dọa và cơ hội. Công nghệ là mối đe dọa khi làm
suy yếu công việc kinh doanh hiện tại (phần mềm xử lý văn bản và máy tính đã làm tê liệt

ngành cơng nghiệp máy đánh chữ, ... Mặt khác, cơng nghệ cũng có thể đem lại những cơ
hội đầy thuyết phục cho các cơng ty thương mại hóa cơng nghệ…
3. Các bước xây dựng EFAS
Bước 1: Xác định và lập danh mục từ 10 dến 20 nhân tố (cơ hội và đe dọa) có vai trog
quyết định đến sự thành cơng của doanh nghiệp.
Bước 2: Đánh giá tầm quan trọng cho mỗi nhân tố này từ 1.0 (quan trọng nhất) đến 0.0
(không quan trọng) dựa vào ảnh hưởng (mức độ, thời gian) của từng nhân tố đến vị thế
chiến lược hiện tại của doanh nghiệp. Mức độ phân loại thích hợp có thể dược xác định
bằng cách so sánh những đối thủ cạnh tranh thành công với những doanh nghiệp không
thành công. Tổng độ quan trọng của tất cả các nhân tố bằng 1.
Bước 3: Đánh giá xếp loại cho mỗi nhân tố từ 4 (nổi bật) đến 1 (kém) căn cứ cách thức
mà định hướng chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với các nhân tố này. Như
vậy sự xếp loại này là riêng biệt của từng doanh nghiệp, trong khi đó sự xếp loại độ quan
trọng ở bước 2 là riêng biệt dựa theo ngành.
Bước 4: Nhân độ quan trọng của mỗi nhân tố với điểm xếp loại để xác định số điểm
quan trọng của từng nhân tố.
Bước 5: Cộng số điểm quan trọng của tất cả các nhân tố bên ngoài để xác định tổng số
điểm quan trọng của doanh nghiệp. Tổng số điểm quan trọng năm từ 4.0 (Tốt) đến 1.0
(Kém) và 2.5 là giá trị trung bình.
Trong đó, nhóm tiến hành xây dựng cụ thể Bước 1 và Bước 2

5


B. CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ TIỀM NĂNG TỪ THỊ TRƯỜNG GIAO
ĐỒ ĂN TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM.
1. Thực trạng thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam
Theo ước tính của Tập đồn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, thị
trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam có giá trị quy mơ 33 triệu USD trong năm 2018,
dự kiến sẽ đạt quy mô khoảng 38 triệu USD vào năm 2020 và duy trì mức tăng trưởng

bình quân 11% trong 5 năm tới. Cịn theo Cơng ty nghiên cứu thị trường Kantar TNS,
doanh thu thị trường giao thức ăn trực tuyến Việt Nam năm 2018 là 148 triệu USD và có
tốc độ tăng trưởng trung bình 28,5%/ năm. Dự kiến năm 2019, doanh số thị trường này sẽ
lên tới 207 triệu USD và năm 2023 ước tính có thể lên tới 449 triệu USD. Tuy nhiên, so
với những nước trong khu vực châu Á như Ấn Độ hay Nhật Bản, quy mô thị trường giao
đồ ăn Việt Nam vẫn còn rất bé, chỉ chiếm 0,2% thị phần trong thị trường giao đồ ăn trên
thế giới. Chính vì quy mô thị trường tại Việt Nam rất bé nên lĩnh vực giao thức ăn nhanh
được xem là một thị trường “vàng” nhiều sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Đáng chú ý, cuộc chiến chiếm lĩnh thị phần giữa các ứng dụng vẫn chưa có dấu
hiệu giảm nhiệt, thậm chí ngày càng khốc liệt hơn khi Baemin đang tăng tốc bám sát “kẻ
dẫn đầu” Grabfood. Năm 2020, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng mạnh về giao hàng thực
phẩm trực tuyến do Covid-19 (1.140.397 lượt thảo luận). Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục
tăng trưởng suốt năm 2021, đồng thời được dự báo tăng trưởng sẽ đạt giá trị hơn 38 triệu
USD và duy trì mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới.
Sau cái tên Now tiên phong thử nghiệm giao đồ ăn, thị trường này bắt đầu "nóng" khi
Grab vào cuộc khi triển khai GrabFood, lấn sân thị trường giao nhận món ăn trực tuyến.
Cuộc đua bùng nổ khi thị trường này có sự tham gia của GoFood (ứng dụng gọi xe GoViet), Loship (ứng dụng của startup Lozi) và sự xuất hiện của tân binh Baemin- ứng dụng
giao đồ ăn của kỳ lân Hàn Quốc là Woowa Brothers.

6


(Nguồn: VnEconomy.vn)
Cụ thể, theo báo cáo thị trường dịch vụ giao thức ăn trực tuyến Việt Nam 2020 vừa
được Reputa- Social Listening Platform phân tích cho thấy, GrabFood là thương hiệu dẫn
đầu thị trường khi chiếm đến 33,38% thị phần thảo luận, theo sau là Now với 23.16%
lượng thảo luận trên Social, thứ 3 là Baemin với 21.95%. Loship và GoFood lần lượt
chiếm tỷ lệ thị phần thảo luận là 15,14% và 6,37%. Trong đó, NowFood và GrabFood dẫn
đầu về thị phần thảo luận dịch vụ giao hàng, đặc biệt các đánh giá về sự chuyên nghiệp
của shipper, tốc độ giao hàng mang tính tích cực.

Bên cạnh việc phát triển rầm rộ của những ứng dụng đặt giao đồ ăn online thì nhiều
chuỗi cửa hàng đồ uống và thức ăn nhanh đang đầu tư xây dựng ứng dụng giao hàng riêng
của mình. Chẳng hạn như chuỗi cà phê The Coffee House ra mắt ứng dụng đặt hàng với
cam kết thời gian giao hàng tối đa là 30 phút. Ten Ren, Passio, v.v… cũng là những
thương hiệu đồ uống đã tự giới thiệu giới thiệu ứng dụng giao hàng tự xây dựng. Còn đối
với VinID, “tay chơi” này tỏ ra quyết liệt hơn khi bên cạnh The Coffee House còn cung
cấp thêm dịch vụ ăn uống, với những thương hiệu quen thuộc như Highlands Coffee,
Starbucks, The Alley,... cùng với đó là phát triển ứng dụng Đi Chợ đã được hình thành và
phát triển trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát.

7


2. Các yếu tố vĩ mô tác động đến thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam
hiện nay
2.1. Các lực lượng kinh tế
Các lực lượng kinh tế vĩ mô tác động đến thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam
bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và lạm phát. Cụ thể:
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, kinh tế- xã hội của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng
nề bởi đại dịch Covid-19 trong năm 2020. Khi dịch bệnh bùng phát với các chỉ thị phong
tỏa, giãn cách, thị trường giao đồ ăn trực tuyến cũng đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên,
nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở toàn bộ các cấp với những giải pháp quyết liệt
và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển
kinh tế – xã hội”, tác động y tế của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia
khác. Chính vì thế, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc đạt mức tăng
trưởng 2,91%, đồng thời quy mô nền kinh tế đạt hơn 343 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành
quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, mặc dù mức tăng trưởng
GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020.


(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Chính vì vậy, khi nền kinh tế dần hồi phục, sự tăng trưởng kinh tế dương đã tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực giao đồ ăn trực tuyến tiếp tục phát triển mạnh
mẽ.
 Lãi suất
Kể từ đầu tháng 7-2020, hàng loạt các ngân hàng lớn như BIDV, VCB, Agribank đến
các ngân hàng nhỏ hơn như là AB Bank, VP Bank đã công bố giảm lãi suất cho vay để hỗ
trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Mức lãi suất đối với các lĩnh vực
8


ưu tiên cũng đã được kéo xuống còn khoảng 5%/năm đối với ngắn hạn; 7,5 - 8,5%/năm
với trung và dài hạn. Việc giảm lãi suất không những giúp cho các doanh nghiệp giao đồ
ăn trực tuyến có cơ hội vay vốn để bù đắp vào chi phí trong mùa dịch mà cịn giúp cho họ
có 1 khoản đầu tư mới để phát triển những hạng mục mới phù hợp với tình hình dịch
bệnh Covid hơn khi mà vốn quay vịng của doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.
 Tỷ giá hối đoái
Trong những năm gần đây, tỷ giá VND/USD đã được điều hành theo hướng ổn định,
linh hoạt với biên độ dao động dưới 2%/năm nhờ cung cầu ngoại tệ thuận lợi cũng như
chính sách ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Dự báo về tỷ giá năm 2021, đồng VND trong năm 2021 sẽ tăng giá khoảng 0,5 đến 1%,
trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ tích cực và đồng USD giảm giá cùng với những nỗ
lực của ngân hàng nhà nước. Nguồn cung ngoại tệ được đánh giá vẫn duy trì trạng thái
dồi dào 2021. Điều này tác động tích cực đến nền kinh tế như: Kích thích dịng vốn đầu tư
vào Việt Nam, giảm bớt gánh nặng thanh tốn nợ nước ngồi, giảm bớt mất cân bằng
thương mại giữa Mỹ và Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đồ ăn
trực tuyến sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc được rót vốn đầu tư để phục hồi và phát triển.
 Lạm phát
- Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản năm 2020 tăng 2,31% so với năm 2019.
Bình quân năm 2020 lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này

phản ánh biến động giá chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu và giá dịch
vụ giáo dục tăng. Ta có thể thấy, việc kinh doanh dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến liên quan
cả đến các nhà hàng, thực phẩm và chi phí đi lại. Chính vì vậy, việc tăng giá các sản phẩm
này gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp trong thị trường giao đồ ăn trực tuyến khi
những sản phẩm/ dịch vụ bị tăng giá dẫn đến tổng chi phí của doanh nghiệp tăng. Đồng
thời các doanh nghiệp cũng phải giải quyết bài toán việc tăng giá dịch vụ có thể khiến thị
trường giao đồ ăn trực tuyến bị mất khơng ít khách hàng.
2.2. Các lực lượng chính trị - pháp luật:
Lực lượng chính trị- pháp luật là một trong những lực lượng đến từ môi trường vĩ mơ
có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong thị trường giao đồ ăn
trực tuyến. Điều này thể hiện rõ qua các yếu tố chủ đạo:
Sự ổn định chính trị của Việt Nam: Giáo sư Chuan Petkaew thuộc Đại học Suratthani
Rajabhat (Thái Lan) đã từng nhận xét: “Sự ổn định chính trị đã trở thành ưu điểm xuyên
suốt quá trình phát triển của Việt Nam, ưu điểm mà khơng phải quốc gia nào cũng có
được.”. Có thể nói, ổn định chính trị là một trong những yếu tố khơng thể thiếu, góp phần
9


giúp Việt Nam thu hút sự đầu tư vào thị trường giao đồ ăn trực tuyến của các doanh
nghiệp cả trong nước và ngồi nước. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được
một nền hịa bình và thịnh vượng. Nền chính trị của Việt Nam ln ổn định, đây là một
bảo đảm cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp trong thị trường giao đồ ăn
nhanh nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Vai trị và thái độ của Chính phủ về kinh doanh quốc tế: Chính phủ Việt Nam ln có
thái độ tích cực, tơn trọng và nâng cao sự hợp tác kinh tế với các quốc gia khác trên thế
giới. Có thể thấy, quan hệ đối ngoại của Việt Nam không ngừng được mở rộng, hội nhập
kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt. Nước ta tham gia tích
cực các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong Hiệp hội các nước Đơng Nam Á
(ASEAN) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ..; có quan hệ

thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút
được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngồi. Từ đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
nước ngoài đầu tư vào thị trường giao đồ ăn trực tuyến của Việt Nam như: Grabfood,
Now Singapore), Baemin (Hàn Quốc), ....
Hệ thống luật pháp tại Việt Nam: Hệ thống pháp luật Việt Nam cơ bản đầy đủ, đồng bộ,
thống nhất, tạo hành lang pháp lý để phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, công tác tổ
chức thi hành pháp luật và ý thức thượng tôn pháp luật ngày càng được nâng cao. Hơn
nữa, về việc hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid –
19, Bộ Tài chính cũng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của
Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp của năm 2020 đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. Điều này có thể nhận xét như
một chiếc phao cứu sinh với khơng ít doanh nghiệp trong thị trường giao đồ ăn trực tuyến.
2.3. Các lực lượng văn hóa-xã hội


Dân số và tỷ lệ đơ thị hóa

Về dân số, theo Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2020, dân số Việt Nam trung bình
ước tính là 97,58 triệu người, tăng 1,098 triệu người, tương đương tăng 1,14% so với năm
2019. Trong tổng dân số, dân số thành thị là 35,93 triệu người, chiếm 36,8%; dân số nông
thôn 61,65 triệu người, chiếm 63,2%; dân số nam 48,59 triệu người, chiếm 49,8%; dân số
nữ 48,99 triệu người, chiếm 50,2%. Trong giai đoạn 2021-2030, dự báo dân số khu vực
thành thị tiếp tục tăng, đạt 42,04 triệu người năm 2025 và 47,25 triệu người năm 2030.

10


Về tỷ lệ đơ thị hóa, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ dân cư đơ thị ở
mức thấp (34,4%), xét ở các nước phát triển thì tỷ lệ này giao động từ 70 đến 80%. Theo
ông Bùi Xuân Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản dự báo các

thành phố với 0,75- 5 triệu dân sẽ phát triển nhanh hơn và góp một phần đáng kể vào
GDP của cả nước trong thập kỷ tới. Tỷ lệ đơ thị hóa tăng dần và đạt 40,91% vào năm
2025 và 44,45% năm 2030. Dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 1 đô thị trên 10 triệu
dân, 1 đô thị từ 5-10 triệu dân, và 4 đô thị từ 1-5 triệu dân. Thu nhập tại thành thị cũng
cao hơn khu vực nông thôn hay miền núi (cao gấp từ 2-2,5 lần) nên điều này cho phép họ
sẵn sàng chi “hầu bao” để gọi món trực tuyến, việc bỏ tiền ra để đặt đồ ăn trực tuyến sẽ
trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, xã hội ngày càng phát triển làm thay đổi hành vi sinh hoạt
hằng ngày, do áp lực công việc cao nên dân cư đơ thị dành ít thời gian hơn cho công việc
làm bếp, mọi người hạn chế hơn trong việc nấu nướng và thay vào đó họ có xu hướng gọi
đồ ăn trực tuyến thông qua các ứng dụng (Nowfood, Grabfood, Baemin…) để tiết kiệm
thời gian và họ có nhiều sự lựa chọn món ăn với nhiều hương vị và ngon hơn tự nấu.
Có thể nhận xét rằng, việc gia tăng dân số, tăng tỷ lệ đô thị hóa cũng như tăng dân cư
đơ thị sẽ có tác động tích cực đến thị trường giao đồ ăn trực tuyến của các doanh nghiệp
bởi việc mở rộng thị trường. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng cần thích ứng nhanh
chóng với nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” ngày càng cao mà khách hàng đưa ra,


Thói quen sử dụng phương tiện giao thông và vấn đề ô nhiễm môi trường

Việt Nam là quốc gia sử dụng nhiều phương tiện giao thông cá nhân chạy bằng năng
lượng hóa thạch. Đây là nguyên nhân chính gây ra ơ nhiễm khơng khí ngày càng nghiêm
trọng. Số liệu năm 2019 chỉ ra Hà Nội ô nhiễm nhất trong các tháng 12, tháng 1, tháng 2
và tháng 3. Hiện tượng ô nhiễm bụi mịn thường tăng cao vào khoảng tháng 12, tháng 1 -2
và có thể kéo dài sang tháng 3 tại Hà Nội do chịu tác động mạnh của gió mùa Đơng Bắc.
Ngày 20/2/2021, theo trang thông tin điện tử và nền tảng ứng dụng PAM Air, nhiều tỉnh,
thành phố thuộc miền Bắc có chỉ số chất lượng khơng khí (AQI) ở mức xấu đến mức
kém. Đáng lưu ý, một vài điểm thuộc miền Bắc có chỉ số chất lượng khơng khí màu tím
(ở mức rất xấu) cảnh báo có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ơ nhiễm khơng khí có
thể gây ra các bệnh về đường hơ hấp, điều đó làm cho người dân e ngại ra đường, thay
vào đó họ sử dụng dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến, đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp

chuyên cung cấp loại dịch vụ này
Đi đôi với tốc độ gia tăng đô thị hóa, việc tập trung nhiều dân cư ở các thành phố lớn
kèm theo cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém, thói quen sử dụng các phương tiện giao
thơng cơng cộng chưa cao (Tỷ lệ sử dụng phương tiện công cộng tại thành phố lớn như
11


Hà Nội chỉ đạt 20%) cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tắc đường. Vào giờ cao điểm,
thật khơng khó để thấy tình trạng ùn tắc giao thơng ở các thành phố lớn, gây bất tiện trong
di chuyển đặc biệt vào những ngày thời tiết xấu, việc mọi người ra đường tự tay mua đồ
ăn là một vấn đề nan giải. Chính vì thế dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến trở thành dịch vụ
hữu ích để giải quyết vấn đề này. Điều này được đánh giá là yếu tố cơ hội cho sự phát
triển của dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến tại các đô thị.


Dịch bệnh Sars - CoV - 2

Cuối năm 2019, đầu năm 2020 thế giới đối mặt với dịch bệnh mang tên Sars – CoV-2,
trong đó Việt Nam cũng khơng ngoại lệ. Dưới sự ảnh hưởng của dịch bệnh, các cơ quan
quản lý nhà nước đã ban hành lệnh cấm tụ tập đông người, cấm các cơ sở kinh doanh dịch
vụ không thiết yếu mở cửa, cấm dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến. Đó là thời điểm hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến gặp khó khăn
nhất. Tuy nhiên sau khoảng 1 tháng, khi cơ quan nhà nước dỡ bỏ dần lệnh cấm, người dân
vẫn có tâm lý e ngại đến các điểm đơng người, đặc biệt là cửa hàng ăn uống thì dịch vụ
gọi đồ ăn trực tuyến lại sôi động trở lại do người dân khơng phải ra đường vẫn có thể
thưởng thức ẩm thực. Từ đó, người dân hình thành tâm lí gọi đồ ăn tận nhà, đảm bảo an
tồn cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh.
2.3. Các lực lượng cơng nghệ
Đến cuối 2019, Việt Nam có 43,7 triệu người đang sử dụng các thiết bị smartphone
trên tổng dân số 97,4 triệu dân tương đương tỉ lệ 44,9%. Việt Nam lọt vào top 15 thị

trường có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới, nó được sử dụng với nhiều
công dụng khác nhau không chỉ riêng nghe và gọi. Các doanh nghiệp chuyên cung cấp
dịch vụ thanh tốn trực tuyến đã rất nhạy bén khi tích hợp các cơng nghệ thanh tốn trên
điện thoại thơng minh, phổ biến nhất là ví điện tử để làm cho người sử dụng điện thoại
thông minh cảm thấy thuận tiện khi mua sắm các sản phẩm, trong đó có dịch vụ giao đồ
ăn trực tuyến. Đây là yếu tố tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ở mảng dịch vụ đồ ăn
trực tuyến, làm khách hàng không cần dùng tiền mặt, thu hút được nhiều đối tác là tài xế
tham gia.
Với sự phát triển công nghệ mạnh mẽ thời đại 4.0 thì khơng ít thị trường ví điện tử
phát triển phục vụ nhu cầu thanh toán online là đối tác thân thiết với các dịch vụ đồ ăn
trực tuyến tiêu biểu là ví điện tử Momo, Airpay, Zalopay, Viettelpay, ...Ví điện tử momo
đang là công cụ được sử dụng phổ biến nhất để thanh toán dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến,
chiếm thị phần 35%
12


Cơng nghệ khơng chỉ tác động đến thói quen, thị hiếu của người tiêu dùng mà cịn
liên quan đến thói quen của người kinh doanh, hành vi kinh doanh. Sự tác động của cơng
nghệ mới đến thói quen, tư duy chiến lược, chiến thuật của cửa hàng đồ ăn: ứng dụng
công nghệ 4.0 ( sử dụng những Grapfood, Nowfood.. trở thành kênh mới, đối tác mới
trong hoạt động kinh doanh để tăng khả năng tiếp cận khách hàng…). Một số cửa hàng
ăn rất nhỏ nhưng trước cửa hàng rất đông. Cácchủ nhà hàng, quán ăn… không cần mở
rộng quy mô cửa hàng lớn nhưng tận dụng được, có liên kết được với các ứng dụng giao
đồ ăn trực tuyến thì có thể tiếp cận thị trường được nhanh và rộng hơn

13


3. Cơ hội và thách thức từ môi trường vĩ mô đối với thị trường giao đồ ăn trực
tuyến tại Việt Nam.

3.1. Cơ hội từ môi trường vĩ mô


Thứ nhất, hành vi tiêu dùng người dân đô thị đang thay đổi nhanh chóng theo xu

hướng nhanh, tiện lợi. Hành vi tiêu dùng thay đổi, đặt đồ ăn trực tuyến trở thành một xu
hướng vô cùng mạnh mẽ. Cùng với tốc độ đơ thị hóa ngày càng tăng kéo theo thói quen
sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người sẵn sàng gọi đồ ăn trực tuyến để tiết kiệm nhiều thời
gian hơn, bớt vất vả hơn. Sự tiện lợi khi đặt đồ ăn sẵn được mang đến tận nhà khiến lượng
lớn người dân hình thành thói quen, suy nghĩ mới về việc ăn uống không nhất định phải
vào bếp hoặc phải di chuyển đến tận quán ăn, mà ngồi tại nhà cũng có thể tận hưởng rất
nhiều các món ăn ngon. Lượng lớn giới trẻ, cụ thể là sinh viên có thói quen đặt đồ ăn trực
tuyến vì tính tiện lợi, khơng cần vào bếp mà có thể chọn món đa dạng, nhất là những sinh
viên ở lại trường học vào buổi trưa hay sinh viên ở ký túc xá.
Bên cạnh đó, tỷ lệ đơ thị hóa tăng khiến mật độ dân số ở các đô thị tăng nhanh, các
phương tiện giao thông được sử dụng nhiều hơn gây ô nhiễm môi trường, khói bụi khiến
người tham gia giao thơng trở nên khó chịu đặc biệt khi trời nắng nóng hay xuất hiện hiện
tượng bụi mịn. Nhiều người e ngại ra đường nên sẵn sàng đặt đồ ăn trực tuyến.
Tóm lại, tâm lý tiêu dùng của dân cư đô thị là nhanh và thuận tiện giúp thị trường các
ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là thị trường giao đồ ăn trực tuyến giúp tiết
kiệm thời gian, ăn ngon mà không phải đi xa. Đây là xu hướng và tâm lý người tiêu dùng
đem lại những cơ hội mới cho các doanh nghiệp khảo sát điều tra thật kỹ để bắt kịp xu
hướng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà họ hướng tới.


Thứ hai, sự e dè của khách hàng trước tình hình dịch bệnh. Hiện nay, dịch

COVID hồnh hành, tâm lý e ngại tiếp xúc hay trao đổi trực tiếp khiến nhu cầu đặt hàng
trực tuyến phát triển mạnh mẽ. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp tận dụng và khơng
ngừng cải tiến dịch vụ của mình sao cho khách hàng cảm thấy yên tâm, an toàn và thực

hiện đủ các nguyên tắc phòng tránh lây lan dịch bệnh.
Thứ ba, chính sách hạ lãi suất cho vay từ phía các ngân hàng: Chính sách cho
vay đối với doanh nghiệp, kể từ tháng 7/2020, hàng loạt các ngân hàng đã cơng bố giảm


lãi suất cho vay do tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp ảnh hưởng đến nền kinh tế nói
chung hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Các doanh nghiệp chịu tổn thất nặng
nề tuy nhiên dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến lại rất phát triển, nên các doanh nghiệp khi đủ
vững vàng về năng lực tài chính sẽ hồi phục và sẵn sàng vực dậy phát triển mạnh mẽ. Có
thể nói COVID vừa là thách thức vừa là cơ hội để các doanh nghiệp tận dụng để nâng cao
14


năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển trên thị trường giao đồ ăn trực tuyến của Việt
Nam hiện nay.


Thứ tư, sự phát triển của cơng nghệ thanh tốn điện tử. Hiện nay, các cơng cụ

thanh tốn điện tử ra đời và lan tỏa mạnh mẽ bởi tính tiện dụng của nó. Chiếc điện thoại
đang dần trở thành vật bất li thân của người dân, vì vậy việc sử dụng ví điện tử với tần
suất cao khiến lượng người tiếp cận với các dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến cũng cao hơn.
Doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thanh tốn với khách hàng, các tài xế giao hàng
khơng cần phải ứng tiền và hạn chế việc “bùng” hàng. Ngồi ra, khi sử dụng các app ví
điện tử, hàng ngày khách hàng đều sẽ có những ưu đãi khác nhau nhằm vào lợi ích của
người dùng, qua đó thúc đẩy người dùng đặt đồ ăn trực tuyến nhiều hơn.
Như vậy trong thời kỳ hiện nay, việc kết hợp ví điện tử cùng việc đặt đồ ăn trực tuyến
khiến người dân cảm thấy thật sự tiết kiệm thời gian và sự thuận tiện. Điều này kích thích
người dân sử dụng các dịch vụ trực tuyến và đặc biệt là dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến.



Thứ năm, những bài học đắt giá và kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đi trước. Sự

sụp đổ của hàng loạt doanh nghiệp như La La, Food Panda, Vietnammm cho thấy thị
trường Việt Nam cho thấy việc dấn thân vào ngành này là không hề dễ dàng. Sự sụp đổ
của các doanh nghiệp đi trước để lại những bài học vô cùng quý giá, các doanh nghiệp đi
sau muốn thành cơng cần tự mình rút ra những thách thức và cơ hội trên thị trường.
Chúng ta có thể thấy Now là doanh nghiệp mở bước đầu tiên vào thị trường Việt Nam,
bước đầu đã thu được rất nhiều thành công nhờ dịch vụ mới mẻ và tính độc quyền thị
trường, tuy nhiên họ cũng gặp rất nhiều khó khăn khi đội ngũ vận hành cịn khá nặng nề
về thủ công gây rất nhiều vấn đề rắc rối khi các nhà hàng hết món. Ngay sau đó Grabfood
đã nhanh chóng nhận ra, tiến hành những dịch vụ mới mẻ hơn và khắc phục khó khăn mà
Now gặp phải trong đội ngũ vận tải, cùng với những kinh nghiệm từ những thị trường
khác, Grabfood nhanh chóng vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực này. Vì vậy, tuy Now đã
hoạt động lâu năm trong ngành vẫn phải ngậm ngùi nhường thị phần cho Grabfood mới
“nhảy” vào không lâu. Grabfood còn vượt qua các thị trường khác và nắm giữ 65% thị
phần.
Tóm lại, sự sụp đổ của các doanh nghiệp “đầu tàu” tạo ra những bài học nhất định và
vô cùng quý giá cho các doanh nghiệp đang đi sau tránh khỏi “vết xe đổ”.

15


3.2. Thách thức từ môi trường vĩ mô
Thứ nhất, thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát



triển và quy mơ vẫn cịn non trẻ: Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam vẫn còn rất bé, theo
số liệu thống kê đưa ra của Euromonitor International thì thị trường trong nước chỉ chiếm

0,2% so với thế giới, thực sự nhỏ bé, lý do cũng có thể do các app giao đồ ăn mới xuất
hiện trên thị trường và bùng nổ cách đây không lâu, tuy nhiên nó lại có những tiềm năng
riêng, trở thành thị trường “vàng”, một miếng bánh ngon, đưa lại những sự thu hút đối với
các nhà đầu tư cả trong lẫn ngồi nước. Những cơng ty mới bắt đầu với dịch vụ giao đồ
ăn trực tuyến sẽ cảm thấy khó khăn, thị trường hẹp sẽ đem lại nhiều khó khăn, lợi nhuận
mới kiếm sẽ chưa được cao như mong muốn, cần nhiều hơn vào sự đầu tư và quảng cáo.
Nhất là ở Việt Nam, nhiều gia đình truyền thống quen với việc tự đi ăn ngoài, hoặc số
lượng những người không sử dụng điện thoại thông minh hay không dùng những ứng
dụng đặt đồ ăn bên ngồi vì lo ngại vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.


Thứ hai, cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong ngành. Thị trường giao đồ ăn trực

tuyến tại Việt Nam tuy còn mới song khá sôi động và cạnh tranh gay gắt. Nhiều doanh
nghiệp xâm nhập vào thị trường từ những ngày đầu tiên như La La, Food Panda,
Vietnammm lần lượt dời thị trường sau một thời gian hoạt động. Có thể thấy thị trường
Việt Nam là “miếng bánh béo bở” nhưng cũng gây ra nhiều khó khăn cho ác doanh
nghiệp gia nhập như xây dựng, quản lí đội ngũ giao hàng hay biên lợi nhuận khơng cao.
Đồng thời, qua phần phân tích về “Thực trạng thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt
Nam” phía trên, có thể thấy thị phần của thị trường giao đồ ăn trực tuyến đang bị tranh
giành giữa rất nhiều doanh nghiệp, việc này đẩy cuộc cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong
ngành ngày càng gay gắt. Ngoài ra, khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt và thị trường giao
đồ ăn đang có dấu hiệu dần bão hịa, việc đơn thuần làm nhiệm vụ giao nhận dường như
chưa đủ sức để làm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng leo thang của người dùng. Các
doanh nghiệp nhỏ liên tục làm mới, đưa ra các chương trình khuyến mãi/ giảm giá để dịch
vụ thu hút khách hàng hơn. Việc chi tiêu ngân sách vào các chương trình khuyến mãi này
có thể chưa thu lại được lợi nhuận nhưng đã làm tiêu hao một khoản khơng nhỏ của
doanh nghiệp. Ngồi ra, các công ty phải đầu tư một số lượng lớn nhân viên mới có thể
“phủ sóng” tồn bộ các điểm giao nhận trên toàn thành phố và điều này cũng tiêu tốn
khơng ít tiền của doanh nghiệp. Theo các chun gia, đơn vị giao hàng nào nhanh nhất,

nhiều khuyến mại nhất và nhiều thực đơn phong phú ắt sẽ thắng trong cuộc đua giành thị
phần này.
16


Mặc dù được hậu thuẫn từ nhiều phía, song vì sự cạnh tranh khốc liệt thì buộc họ phải
“cân đo đong đếm”. Các doanh nghiệp muốn cạnh tranh một cách bền vững cần phải cân
nhắc các chính sách của mình, tránh việc chi phí bỏ ra khơng thu lại được lợi nhuận tương
đương dẫn đến việc doanh nghiệp bị lỗ và phải rút khỏi thị trường.


Thứ ba, những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới nền kinh tế và các doanh

nghiệp trong ngành: Đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay, gây ảnh hưởng
toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới, hiện vẫn đang diễn biến phức tạp.
Một trong số những ngành nghề chịu tác động của Covid-19 là dịch vụ giao đồ ăn trực
tuyến. Do tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng, lệnh giãn cách xã hội đã được Chính
phủ ban hành với những lệnh cấm như cấm tụ tập đông người, cấm các cơ sở kinh doanh
dịch vụ không thiết yếu mở cửa, cấm các dịch vụ vận chuyển hành khách, dịch vụ giao đồ
ăn trực tuyến. Đây chính là thời gian khủng hoảng của nhiều doanh nghiệp dịch vụ giao
đồ ăn online. Khi tình hình dịch bệnh dần được kiểm sốt, thị trường dần được khơi phục
và sôi động trở lại. Tuy nhiên, dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến vẫn cịn gặp rất nhiều khó
khăn để trở lại. Do tâm lý e ngại, hạn chế sử dụng dịch vụ, tiếp xúc người ngoài của
người dân vẫn còn khiến cho thị trường dù phục hồi những vẫn chưa thể quay về như
trước. Thực tế, để tiêu thụ hàng hóa trong những ngày Covid, nhiều cửa hàng kinh doanh
ăn uống, cà phê… đã đẩy mạnh bán hàng online thơng qua mạng xã hội Facebook, Zalo,
website, app thậm chí điện thoại tư vấn, giao hàng đến tận nhà cho khách, nhưng có vẻ đã
khơng cịn hiệu quả như lần trước.
Hơn nữa, theo báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê, thời gian qua, dịch Covid-19
đã khiến thu nhập của người lao động giảm 5,1%, lực lượng lao động giảm trên 2 triệu

người so với quý I/2020, là mức giảm kỷ lục trong 10 năm qua. Từ những nhận định trên
có thể thấy, tác động của đại dịch đã ngấm dần vào “túi tiền” của người dân, khiến người
dân phải thắt chặt chi tiêu. Do đó, kể cả mua hàng online hay truyền thống, đối với từng
quyết định mua bán đều là một sự cân nhắc kỹ càng.


Thứ tư, thói quen sử dụng phương tiện giao thơng cá nhân và vấn đề ô nhiễm môi

trường: Từ nhiều năm nay, tình trạng ùn tắc giao thơng trên nhiều con đường, tuyến phố
đang trở thành "nỗi khổ không của riêng ai". Hà Nội được xem là một đơ thị có nạn ùn tắc
giao thông hàng đầu cả nước. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao đồ ăn
trực tuyến. Việc này không những làm cho giao thông càng trở nên ùn tắc mà còn khiến
các đơn hàng ùn tắc theo. Thời gian các shipper lấy được đồ ăn và giao đến tay khách
hàng sẽ bị kéo dài ra. Thứ nhất, chất lượng đồ ăn sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Thứ hai, việc
phải chờ đợi đồ ăn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng, khiến khách hàng cảm thấy khó
17


chịu, khơng hài lịng, nếu tình trạng đó diễn ra nhiều lần sẽ khiến khách hàng không sử
dụng dịch vụ của doanh nghiệp nữa.
Môi trường đô thị dần trở nên ô nhiễm nặng nề cũng là một trở ngại rất lớn đối với
lĩnh vực giao đồ ăn trực tuyến. Các shipper chủ yếu phải hoạt động ngoài đường phố, đặc
biệt là vào giờ cao điểm. Khói bụi ơ nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của họ. Bên
cạnh đó cịn có vấn đề về thay đổi khí hậu. Mùa đông Hà Nội lạnh cắt da cắt thịt hay mùa
Hè Sài Gịn nóng rát. Nhất là khi phải giao hàng vào những ngày mùa đông giá rét hay
những ngày hè nhiệt độ lên tới 40 độ C. Việc đi lại hàng giờ đồng hồ để giao đồ ăn cho
khách hàng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các shipper. Chính vì thế mà nhiều
người đã phải xin nghỉ công việc làm shipper này.
Các vấn đề như ách tắc giao thông hay ô nhiễm môi trường đều là những vấn đề mà
doanh nghiệp nào trong lĩnh vực giao đồ ăn trực tuyến gặp phải nhưng không phải doanh

nghiệp nào cũng có thể giải quyết. Để có thể phát triển hiệu quả và trụ vững trong ngành
các doanh nghiệp chỉ có thể tìm ra các giải pháp để ứng phó và giảm bớt các vấn đề trên.

18


4. Lập mơ hình EFAS
Độ
Các nhân tố chiến
quan Chú giải
lược
trọng
O1-Tốc độ đơ thị hóa 0,05

Dân cư đơ thị cũng có thu nhập cao, cho

ngày càng gia tăng

phép họ sẵn sàng chi “hầu bao” để gọi món
trực tuyến

O2-Tâm lý tiêu dùng 0,1

Do áp lực công việc cao nên cư dân đô thị

nhanh và tiện lợi

dành ít thời gian hơn cho cơng việc làm bếp

O3-Tâm lý e ngại virus 0,06


Tình trạng dịch bệnh kéo dài khiến người

Sars-Cov-2

dân e ngại di chuyển đến địa điểm đông
người như quán ăn

O4-Vấn đề ô nhiễm môi 0,04

Ơ nhiễm khơng khí làm cho người dân e

trường

cực

ngại ra đường, thay vào đó họ sử dụng dịch

trong chính sách cho

vụ gọi đồ ăn trực tuyến. Việc giảm lãi suất



vay

giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu

hội


nghiệp của Chính phủ

tư cho các hoạt động sinh lời khác

O5-Sự tích cực trong 0,1

Việc giảm lãi suất giúp doanh nghiệp có

chính sách cho vay đối

thêm nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động

với doanh nghiệp của

sinh lời khác

Sự

đối

tích
với

doanh

Chính phủ
O6-Sự phát triển của 0,15

Việc tích hợp các cơng nghệ thanh tốn trên


cơng nghệ thanh tốn

điện thoại thơng minh làm tăng thuận tiện

điện tử trên nền tảng

khi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến.

điện thoại thông minh
O7 --Kinh nghiệm từ các 0,12

Bài học về việc duy trì đội ngũ giao hàng

doanh nghiệp đi trước

của Now…

T1- Thị trường và quy 0,1
Thách mơ vẫn cịn non trẻ
thức
T2-Cạnh tranh giữa các 0,15
doanh nghiệp cao

Thị trường trong nước chỉ chiếm 0,2% so
với thế giới,
Sự gia nhập của các đối thủ mới và việc chi
mạnh tay cho các các chương trình xúc tiến
19



tiêu dùng dịch vụ của các doanh nghiệp
T3-Ảnh hưởng tiêu cực 0,08

Nhà nước ban hành chỉ thị 15,16 trong thời

từ dịch bệnh

kỳ dịch bệnh bùng phát, cấm các cơ sở kinh
doanh dịch vụ khơng thiết yếu mở cửa,
trong đó có dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến

T4-Sử dụng phương tiện
giao thơng

Tình trạng sử dụng phương tiện cá nhân với
0,02

rất cao gây tắc đường trong q trình tiến
hành dịch vụ.

T5-Ơ nhiễm mơi trường

0,03

Các shipper chủ yếu phải hoạt động ngồi
đường phố, đặc biệt là vào giờ cao điểm.
Khói bụi ơ nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe của họ.

Tổng


1.0

20


5. Tiềm năng từ thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam
* Quy mô thị trường
Số liệu từ Statista cho biết doanh thu mảng giao đồ ăn trực tuyến của Việt Nam ghi
nhận ở mức 302 triệu USD trong năm 2020, cao hơn so với Thái Lan (275 triệu USD)
nhưng thấp hơn nhiều so với Indonesia (1,9 tỷ USD) và Singapore (464 triệu USD).
So với các nước trong khu vực, quy mô thị trường giao đồ ăn ở Việt Nam hiện rất nhỏ.
Việc mở rộng thị trường giao thức ăn nhanh tại Việt Nam không chỉ đem lại thuận lợi cho
thương hiệu, mà còn tạo cơ hội cho nhiều nhà hàng, quán ăn nhỏ, thậm chí là các gia đình
có sở trường nấu ăn mà khơng có điều kiện mở mặt bằng. Điều này tạo nên thị trường
thức ăn phong phú, hấp dẫn thực khách địa phương và cả khách du lịch trong và ngồi
nước.
Chính vì quy mơ thị trường tại Việt Nam rất bé nên lĩnh vực giao thức ăn nhanh được
xem là một thị trường “nóng” nhiều sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngoài ra, đơn vị giao hàng nào nhanh nhất, nhiều khuyến mãi nhất và nhiều thực đơn
phong phú nhất ắt sẽ thắng trong cuộc đua giành thị phần này.
Hiện nay, chỉ có 5 cơng ty lớn trong mảng giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam; đứng
đầu là GrabFood của Grab, Now của SEA, GoFood của Gojek, BEAMIN và Loship.
Ngồi ra cịn có các cơng ty F&D nổi tiếng như Phúc Long, The Coffee House,
Redsun,… cũng chủ động trong việc giao các sản phẩm của mình để tiết kiệm chi phí
chiết khấu cho bên thứ ba là các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến, đồng thời vẫn hợp tác với
các đơn vị này để có thể phân phối và mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
* Hệ sinh thái của công ty mẹ với CRM lớn có thể tiếp cận những khách hàng
tiềm năng.
Các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến hiện nay gần như đều nằm trong hệ sinh thái của

cơng mẹ. Ví dụ như Now nằm trong hệ sinh thái của Sea Group bao gồm ứng dụng
thương mại điện tử Shopee, ví điện tử Shopee Pay (trước đây là Airpay) và Now, có
lượng user sẵn có lên tới hàng chục triệu người do đó việc mở rộng và tiếp cận khách
hàng sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến là rất lớn. Tương tự như Now, GrabFood,
GoFood BEAMIN, Loship cũng đều có cho hệ sinh thái của riêng mình.
* Sự phát triển của cơng nghệ thanh tốn điện tử trên nền tảng điện thoại thông
minh
Các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ thanh tốn trực tuyến đã rất nhạy bén khi
tích hợp các cơng nghệ thanh tốn trên điện thoại thơng minh, phổ biến nhất là ví điện tử
như Momo, Zalopay thanh toán BEAMIN, Shopee Pay thanh toán cho Now,…làm cho
21


người sử dụng điện thoại thông minh cảm thấy thuận tiện khi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn
trực tuyến. Đây cũng là một yếu tố tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ở mảng dịch vụ
này ăn nên làm ra, tạo nên sự thuận tiện cho những khách hàng không dùng tiền mặt, thu
hút nhiều đối tác là tài xế tham gia hơn vì họ khơng phải ứng tiền để mua đồ ăn cho khách
hàng và tình trạng “bom hàng” cũng ít xảy ra.
* Thị trường tại các tỉnh/thành phố khác
Hiện tại, Hà Nội, Thành phố Hồ Chi Minh là thị trường chính của các cơng ty giao đồ
ăn trực tuyến bởi mật độ dân cư cao và nhu cầu người tiêu dùng rất lớn do đó sự cạnh
tranh của các công ty này rất khốc liệt. Tuy nhiên, cịn rất nhiều tỉnh/thành phố khác chưa
có sự tham gia nhiều của các công ty; đây là các khu vực tiềm năng cực kỳ lớn cho các
đơn vị này chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
* Hành vi tiêu dùng của khách hàng
Trong thời đại 4.0, người tiêu dùng đang tìm kiếm các sản phẩm/ dịch vụ giúp đời sống
thuận tiện hơn. Họ cũng đang có nhu cầu khẩn thiết về các giải pháp tiện lợi có thể giúp
đơn giản hoá cuộc sống. Lối sống bận rộn và khả năng kết nối ngày càng tăng đóng vai
trị quan trọng trong quyết định mua hàng/ sử dụng dịch vụ đặc biệt là dịch vụ giao đồ ăn.
6 yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về sự tiện lợi:

 Đơ thị hóa.
 Qui mơ hộ gia đình bị thu nhỏ lại.
 Giao thơng ở các đơ thị trở nên đơng đúc.
 Chuyển dịch vai trị nam và nữ trong xã hội.
 Nhu cầu của mỗi thế hệ khác nhau.
 Sự lan rộng của công nghệ.
Theo phương án trung bình, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 50% dân số sống ở
khu vực thành thị; đến năm 2069, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị chiếm
64,8%.(Nghiên cứu chuyên sâu của Tổng cục Thống kê). Tại Việt Nam, người sử dụng
Internet lên tới gần 70 triệu người và các OTT đã phát triển nhanh chóng và trở thành 1
xu hướng mới trong giai đoạn giãn cách xã hội, theo đó tỷ lệ xem OTT trên smartphone
chiếm tới 67%, 86% người dùng sẵn sàng xem quảng cáo để đổi lại các nội dung miễn phí,
35% tỷ lệ chuyển đổi quảng cáo mua hàng trên các nền tảng OTT tại Việt Nam. Đây là cơ
hội lớn cho các ứng dụng giao đồ ăn mở rộng thị phần và phát triển tới khách hàng.

22


×