Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tiểu luận cuối khóa CBQL xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng trường th lê đình chinh, huyện đắkr’lấp, tỉnh đắk nông năm học 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.83 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
LỚP CÁN BỘ, QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG PHỔ THƠNG
KHĨA V NĂM 2020 - ĐẮK NÔNG

TÊN TIỂU LUẬN:

XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA HIỆU
TRƯỞNG TRƯỜNG TH LÊ ĐÌNH CHINH,
HUYỆN ĐẮKR’LẤP, TỈNH ĐẮK NÔNG
NĂM HỌC 2020-2021

Học viên thực hiện: Khúc Thị Hương
Đơn vị cơng tác : Trường TH Lê Đình Chinh
huyện ĐắkR’Lấp, tỉnh Đắk Nông

Đắk Nông, Tháng 10/2020


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
1.1. Lý do pháp lý .......................................................................................................................... 1
1.2. Lý do lý luận ........................................................................................................................... 3
1.3. Lý do thực tiễn ........................................................................................................................ 4
2. Phân tích tình hình thực tế về thực trạng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng
trường THLê Đình Chinh, huyện ĐắkR’Lấp, tỉnh Đắk Nông .................................. 5
2.1. Giới thiệu khái quát về trường TH Lê Đình Chinh, huyện ĐắkR’Lấp, tỉnh Đắk
Nơng .................................................................................................................................................. 5
2.2. Thực trạng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường TH Lê Đình Chinh ..... 7


2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với Hiệu trưởng trường TH
Lê Đình Chinh trong phong cách lãnh đạo nhà trường........................................................ 8
2.3.1. Điểm mạnh...................................................................................................... 8
2.3.2. Điểm yếu ......................................................................................................... 8
2.3.3. Cơ hội ............................................................................................................. 8
2.3.4. Thách thức ...................................................................................................... 9
2.4. Kinh nghiệm của bản thân về việc xây dựng phong cách lãnh đạo của Hiệu
trưởng trong quản lý nhà trường ................................................................................................ 9
3. Kế hoạch hành động để đổi mới phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường
TH Lê Đình Chinh trong thời gian tới: ..................................................................... 10
4. Kết luận và kiến nghị .............................................................................................. 17
4.1. Kết luận .................................................................................................................................. 17
4.2. Kiến nghị ................................................................................................................................ 18
4.2.1. Kiến nghị với phòng GD-ĐT ........................................................................ 18
4.2.2. Kiến nghị với cơ quan cấp Tỉnh, Huyện ....................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 19
PHỤ LỤC (CÁC MINH CHỨNG KÈM) .................................................................. 20


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Giải nghĩa

Chữ viết tắt
GD-ĐT
TH
CBQL
CBQLGD

Giáo dục và đào tạo
Tiểu học

Cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý giáo dục

PCLĐ

Phong cách lãnh đạo

NXB

Nhà xuất bản

HT

Hiệu trưởng

PHT

Phó Hiệu trưởng

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

TS

Tổng số


DT

Dân tộc

TSDT

Tổng số dân tộc

TL %

Tỉ lệ %


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do pháp lý
Trong xu thế đổi mới giáo dục, người quản lý giáo dục có ảnh hưởng quan trọng,
trực tiếp đến thành công hay thất bại của một nhà trường, đòi hỏi người cán bộ quản lý
nhà trường phải thường xuyên học tập và trang bị cho mình những kỹ năng quản lý,
những phong cách lãnh đạo phù hợp để điều hành nhà trường hiệu quả và có khả năng
thích ứng với sự thay đổi cùng những thách thức của thời đại. Vì vậy, phát triển giáo
dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con
người vừa hồng vừa chuyên. Do đó, nhà giáo và cán bộ quản lý nói chung, đặc biệt là
Hiệu trưởng (HT) nhà trường nói riêng là lực lượng nịng cốt có vai trị hết sức quan
trọng trong công tác lãnh đạo và quản lý của nhà trường.
Chỉ thị 40/2004/CT-TW ngày 15 tháng 06 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục” đưa ra mục tiêu là “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được

chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng
nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo;
thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục
để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao
của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước”.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị lần thứ tám của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã định hướng rõ quan điểm:
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) là đổi mới những vấn đề
lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương
pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD-ĐT và việc
tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các
bậc học, ngành học” và đề ra mục tiêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt
Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,
trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý giáo dục là khâu then chốt”.
Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 09 năm 2020 Ban hành Điều lệ
trường Tiểu học, Điều 11quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng như sau:
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội
đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
Học viên: Khúc Thị Hương

1


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020


- Thành lập các tổ chuyên mơn, tổ văn phịng và các hội đồng thi đua khen
thưởng; hội đồng kỉ luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ
phó; cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của
pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; xây dựng kế hoạch phát triển
năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo
viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; thực hiện đánh giá, xếp
loại giáo viên, nhân viên theo quy định của Bộ GD-ĐT; tham gia quá trình tuyển dụng,
thuyên chuyển, sắp xếp giáo viên; tổ chức các bước giới thiệu nhân sự đề nghị cấp có
thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng.
- Quản lý, tiếp nhận học sinh, cho phép học sinh chuyển trường; quyết định kỉ
luật, khen thưởng học sinh; phê duyệt kết quả đánh giá học sinh, danh sách học sinh
lên lớp, lưu ban; tổ chức kiểm tra cơng nhận việc hồn thành chương trình tiểu học cho
học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.
- Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo
quy định của Bộ GD-ĐT; sách giáo khoa, nội dung giáo dục của địa phương theo
quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện quản lý, sử dụng và lựa chọn các
xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ GD-ĐT.
- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng
lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị,
chun mơn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy theo quy định về định mức tiết
dạy đối với hiệu trưởng.
- Quản lý hành chính; quản lý và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tài chính,
tài sản của nhà trường theo quy định.
- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối
hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát
huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng xã hội.
- Xây dựng mơi trường học đường an tồn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống
bạo lực học đường theo quy định của Pháp luật.
- Hưởng chế độ phụ cấp đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Ngồi ra, theo thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn Hiệu
trưởng của cơ sở giáo dục phổ thông ngày 20 tháng 7 năm 2018 yêu cầu người HT
phải có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị
nhà trường; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân; chỉ đạo xây dựng
và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển chất lượng bền vững ; đánh giá việc thực hiện
kế hoạch phát triển nhà trường, tạo lập được môi trường dân chủ trong nhà trường .

Học viên: Khúc Thị Hương

2


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

Căn cứ các văn bản pháp quy của nhà nước về lãnh đạo, quản lý nhà trường phổ
thông, HT là người lãnh đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện
nhiệm vụ giáo dục học sinh theo chương trình, kế hoạch của Bộ GD-ĐT. Hiệu trưởng
là người chịu trách nhiệm về việc đảm bảo chất lượng của trường mình. Chính vì vậy,
HT phải giữ vai trị thủ trưởng, thường xun nắm thơng tin và có những quyết định
kịp thời khơng để những hiện tượng thiếu trách nhiệm, tiêu cực xảy ra làm ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Để thực hiện mục tiêu trên, HT là người lãnh
đạo và phát triển đội ngũ của nhà trường. HT phải chủ động thu hút và tập hợp lực
lượng tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ của nhà trường với những
nội dung và hình thức phù hợp. Do vậy, muốn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và phát
triển nhà trường địi hỏi người HT ngồi việc phải xây dựng cịn phải hồn thiện lề lối,
phương pháp làm việc với cấp dưới một cách khoa học để tạo động lực cho tập thể
giáo viên và nhân viên nhà trường. Xây dựng lề lối làm việc đó chính là xây dựng
phong cách lãnh đạo (PCLĐ) khoa học phù hợp với đặc trưng của nhà trường và xu
thế phát triển giáo dục hiện nay.
1.2. Lý do lý luận

Theo Đại từ điển Tiếng Việt (1999): Phong cách là vẻ riêng trong lối sống, cách
làm việc của một người hay một kiểu loại người nào đó.
Theo từ điển Từ và Ngữ Việt Nam (2000): Phong cách (Chữ Hán Phong: lề thói,
cách: Phương thức) là cách thức làm việc hoặc cư xử có những nét riêng biệt của mỗi
người.
Theo tác giải Trần Ngọc Khuê: Phong cách của một người chính là sự thể hiện
trong đời sống, quan hệ giao tiếp, ứng xử và trong công việc những nét độc đáo riêng
biệt của mỗi người.
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí (CBQL) trường cán bộ quản lý giáo dục
(CBQLGD) Thành Phố Hồ Chí Minh có thể khái quát Lãnh đạo là việc đề ra tầm nhìn
chiến lược để định hướng phát triển cho tổ chức cũng như sử dụng các kỹ năng khích
lệ nhằm động viên cấp dưới tích cực cùng theo đuổi việc thực hiện tầm nhìn đề ra.
Quản lý là hoạt động, là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến
đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục
đích của tổ chức.
Phong cách lãnh đạo: Là dạng hành vi người lãnh đạo thể hiện khi thực hiện các
nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác. Là cách thức vận dụng rõ ràng
và sắc nét những nguyên tắc và phương pháp quản lý của người lãnh đạo khi giải
quyết những nhiệm vụ quản lý của mình. Là tổng hợp những phương pháp, biện pháp,
cách thức làm việc riêng, tiêu biểu, ổn định của người HT sử dụng hàng ngày để thực
thi nhiệm vụ của mình. Là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành
Học viên: Khúc Thị Hương

3


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

trên cơ sở của sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và
yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý.

Các tác giả A.J.Dubrin, C.R.Dalglish và P.Miller cho rằng: “Phong cách lãnh đạo
là hệ thống các cách thức, phương pháp hành động tương đối ổn định của người lãnh
đạo, quản lý. Phong cách của người lãnh đạo, quản lý trở thành phù hợp và hiệu quả
khi người lãnh đạo, quản lý vận dụng chúng một cách linh hoạt trong những tình
huống lãnh đạo, quản lý cụ thể”.
Qua tham gia lớp bồi dưỡng CBQLGD trường phổ thông tại Trung tâm giáo dục
thường xuyên tỉnh Đắk Nông, bản thân đã được học tập và nghiên cứu chuyên đề:
“Phong cách lãnh đạo”. Bản thân nhận thức rằng mỗi loại PCLĐ chỉ phát huy tác dụng
trong những điều kiện và tình huống nhất định. ” Có thể chia phong cách lãnh đạo theo
nhiều kiểu khác nhau, nhưng với tôi PCLĐ được chia như sau:
Thứ nhất, căn cứ vào tiêu chí hành vi người lãnh đạo quan tâm đến công việc và
quan tâm đến con người, nên có thể có bốn loại PCLĐ cực đoan: PCLĐ quan tâm đến
công việc thấp và con người cao; PCLĐ quan tâm đến công việc cao và con người
thấp; PCLĐ quan tâm đến công việc cao và con người cao; PCLĐ quan tâm đến công
việc thấp và con người thấp.
Thứ hai, căn cứ vào tiêu chí mức độ trưởng thành của cấp dưới, địi hỏi người
lãnh đạo phải có hành vi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của họ và có bốn
phong cách lãnh đạo: PCLĐ chỉ đạo; PCLĐ kèm cặp hoặc hướng dẫn; PCLĐ hỗ trợ;
PCLĐ ủy quyền.
Thứ ba, căn cứ vào tính chất của mối quan hệ giữa người lãnh đạo với những
người cấp dưới, Kurt LeWin đã chia ra ba loại PCLĐ cơ bản: PCLĐ dân chủ; PCLĐ
độc đoán; PCLĐ tự do.
Thực tế, mỗi loại PCLĐ có những mặt tốt và hạn chế riêng của nó, nên mỗi
PCLĐ sẽ phát huy mặt tích cực của nó trong những tình huống và đối tượng cụ thể. Vì
vậy, nghiên cứu lý luận để xây dựng PCLĐ phù hợp cho HT trường Tiểu học Lê Đình
Chinh có ý nghĩa rất lớn và hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý
của HT. Xây dựng PCLĐ phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển nhà trường trong thời gian
tới. Cho nên, trong quản lý muốn thành công người lãnh đạo phải biết áp dụng những
PCLĐ phù hợp và hướng đến PCLĐ của HT, người quản lý giáo dục phải là PCLĐ
dân chủ, phù hợp với môi trường lãnh đạo, phù hợp với trình độ phát triển của tập thể

sư phạm, phù hợp với đặc điểm tâm lý của cấp dưới và phù hợp với tình huống quản lý
cụ thể trong nhà trường.
1.3. Lý do thực tiễn
Trong thời gian qua công tác lãnh đạo, quản lý nhà trường của HT trường TH Lê
Đình Chinh, huyện ĐắkR’Lấp, tỉnh Đắk Nơng cho thấy công tác quản lý chưa đạt hiệu
Học viên: Khúc Thị Hương

4


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

quả như mong muốn của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường. Qua quá trình tham gia
lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trường phổ thơng khóa V và được học tập
chun đề Phong cách lãnh đạo, tôi nhận thức rằng một trong những nguyên nhân cơ
bản làm giảm hiệu quả lãnh đạo, quản lý của HT trường TH Lê Đình Chinh, huyện
ĐắkR’Lấp, tỉnh Đắk Nơng đó là HT chưa xây dựng được phong cách lãnh đạo khoa
học, phù hợp với thực tiễn của nhà trường.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân
chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo
có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần
quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”.
Do vậy, trong nhà trường Hiệu trưởng là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý các hoạt động giáo dục, là người chịu trách nhiệm chính với cấp trên, với ngành
giáo dục và với địa phương. HT có vai trị hết sức cần thiết và quan trọng, nó có ý
nghĩa quyết định đối với chất lượng giáo dục và sự phát triển của nhà trường.
Chính vì những lý do trên tơi chọn đề tài: “Xây dựng phong cách lãnh đạo của
Hiệu trưởng trường TH Lê Đình Chinh, huyện ĐắkR’Lấp, tỉnh Đắk Nơng năm

học 2020-2021” để nghiên cứu. Thông qua đề tài này không chỉ giúp tơi hồn thành
tiểu luận cuối khóa của lớp bồi dưỡng CBQLGD phổ thơng mà cịn khắc phục hạn chế
về PCLĐ của Hiệu trưởng, nhằm từng bước đưa trường TH Lê Đình Chinh có sự thay
đổi, có bước chuyển biến mới, có mơi trường làm việc thân thiện, tích cực, hợp tác,
đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm và hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự
nghiệp giáo dục.
2. Phân tích tình hình thực tế về thực trạng phong cách lãnh đạo của Hiệu
trưởng trường TH Lê Đình Chinh, huyện ĐắkR’Lấp, tỉnh Đắk Nơng.
2.1. Giới thiệu khái quát về trường TH Lê Đình Chinh, huyện ĐắkR’Lấp, tỉnh
Đắk Nông
Trường được thành lập từ năm 1990 lấy tên trường PTCS Lê Đình Chinh, đến
ngày 28 tháng 9 năm 1998 trường đổi tên là trường TH Lê Đình Chinh. Trường TH Lê
Đình Chinh, nằm ở trung tâm xã Nhân Cơ, huyện ĐắkR’Lấp, tỉnh Đắk Nơng với tổng
diện tích là 13266m2.. Trường thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh
thuộc thôn, Bon trên địa bàn của xã Nhân Cơ, huyện ĐắkR’Lấp, tỉnh Đắk Nơng.
Trường TH Lê Đình Chinh là một trong hai trường TH trong xã Nhân Cơ, đa số
học sinh đều ngoan, có ý thức học tập tốt, phần đông học sinh của trường là con gia
đình nơng dân, một số cha mẹ làm cơng nhân, làm thuê, buôn bán, các em đến từ nhiều

Học viên: Khúc Thị Hương

5


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

thơn, Bon của xã. Bên cạnh đó, vẫn cịn một số học sinh chưa chăm chỉ, chưa tích cực
do ảnh hưởng các yếu tố tác động của xã hội từ bên ngoài nhà trường.
Về cơ sở vật chất: Trải qua 22 năm hình thành và phát triển, nhà trường khơng
ngừng phát triển đến nay đã có 03 dãy phòng học gồm 23 phòng học; 05 phòng phục

vụ học tập trong đó 01 phịng Anh văn; 01 phòng Tin học;01 phòng Âm nhạc; 01
phòng Mĩ thuật và 01 phịng thư viện. Có 01 phịng giáo dục thể chất (nhà Đa năng );
01 dãy khu hành chính gồm 04 phịng trong đó Ban giám hiệu 02 phịng (01 phịng
Hiệu trưởng , 01 phịng phó hiệu trưởng), 01 phịng truyền thống và 01 phịng Kế tốn;
nhìn chung đáp ứng yêu cầu cơ bản của việc dạy và học trong nhà trường.
Về chất lượng giáo dục năm học 2019-2020: trường có 23 lớp với tổng số học
sinh là 785 em, trong đó khối 1 có 185 học sinh/ 5 lớp, khối 2 có 187 học sinh/ 6 lớp,
khối 3 có 132 học sinh/ 4 lớp, khối 4 có 144 học sinh/ 4 lớp, khối 5 có 141 học sinh/ 4
lớp. Cuối năm tỷ lệ học sinh khen thưởng hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và
rèn luyện là: 245 em. Học sinh được khen thưởng từng mặt: 456 em. Tỷ lệ học sinh
hồn thành chương trình lớp học là 99,6%. Tỷ lệ học sinh hồn thành chương trình
Tiểu học là 100%. Kiểm định chất lượng giáo dục đạt mức cấp độ 1. (Bảng 1- Thống
kê chất lượng hai mặt giáo dục năm học 2019-2020, kèm ở phần phụ lục)
Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Tổng số cán bộ, giáo
viên, nhân viên của trường là 44, trong đó 02 cán bộ quản lý (HT, PHT); có 37 giáo
viên, trong đó giáo viên tiểu học 29; Thể dục 02; Âm nhạc 01; Mĩ thuật 01; Tiếng Anh
03, Tin học 01. Có 05 nhân viên trong đó có 01 thư viện; 01 thủ quỹ; 01 kế toán; 01 y
tế; 01 bảo vệ; 100% giáo viên đều đạt chuẩn và có 30 giáo viên đạt trên chuẩn. Trường
có 5 tổ chun mơn thuộc 5 tổ khối từ tổ khối 1 đến tổ khối 5 và một tổ văn phịng.
Nhìn chung các giáo viên trong trường đều yêu nghề, mến trẻ. Một số giáo viên lớn
tuổi có nhiều kinh nghiệm, tận tâm với nghề; một số trẻ thì nhiệt tình, năng động, sáng
tạo. (Bảng 2- Thống kê tình hình đội ngũ của nhà trường, kèm ở phần phụ lục).
Thành tích hàng năm của nhà trường đều có giáo viên đạt giải trong các hội thi
như: Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện (08 đồng chí), cấp tỉnh (05 đồng chí), hội thi
giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện (06 đồng chí), cấp tỉnh (04 đồng chí). Danh hiệu
thi đua cá nhân cuối năm được công nhận 01 Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 01 bằng khen
cấp tỉnh, 03 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và 32 đạt danh hiệu lao động tiên tiến. Nhiều
năm liền nhà trường đạt được danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. Nhà trường hàng
năm được công nhận đạt Công sở văn hóa và được ngành cấp trên đánh giá là “Trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.

Chi bộ nhà trường được cơng nhận “Trong sạch vững mạnh”. Cơng Đồn cơ sở
đạt danh hiệu “Cơng đồn Vững mạnh xuất sắc” và được tặng Giấy khen.

Học viên: Khúc Thị Hương

6


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

Cơng tác xã hội hóa giáo dục nhà trường hàng năm luôn nhận được sự hỗ trợ tích
cực, nhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân, ủng hộ giúp đỡ trên
100 triệu đồng, sử dụng vào việc khen thưởng cho giáo viên, học sinh đạt thành tích
tốt và trợ cấp học bổng kịp thời cho những học sinh có hồn cảnh khó khăn vượt khó,
vươn lên trong học tập.
2.2. Thực trạng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường TH Lê Đình
Chinh
Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là hành vi của một người đó thể hiện các
nỗ lực ảnh hưởng đến hoạt động người khác. PCLĐ là cách thức làm việc của nhà lãnh
đạo, là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy
định bởi những đặc điểm cá nhân của họ. Qua nghiên cứu các PCLĐ, trên cơ sở ba
PCLĐ cơ bản: PCLĐ dân chủ, PCLĐ tự do, PCLĐ độc đoán…. Căn cứ vào cách Hiệu
trưởng làm việc với cấp dưới trong quản lý, tôi nhận thấy rằng, PCLĐ của Hiệu trưởng
trường TH Lê Đình Chinh trong thời gian qua là PCLĐ dân chủ có kết hợp linh hoạt
hai PCLĐ độc đoán và PCLĐ tự do đối với mỗi giáo viên, nhân viên, mọi tình huống
quản lý, mọi giai đoạn phát triển của tập thể nhà trường. Cụ thể:
Phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng thể hiện trong sinh hoạt, có lối sống giản
dị, hòa đồng, thân thiện, gần gũi với mọi người và biết quan tâm chia sẻ đúng mức đến
hoàn cảnh, nguyện vọng của mỗi giáo viên, nhân viên nhà trường, nhất là giáo viên,
nhân viên có hồn cảnh gia đình khó khăn, giáo viên lớn tuổi, giáo viên có con nhỏ và

tạo điều kiện tốt cho giáo viên, nhân viên đang đi học các lớp nâng cao trình độ.
Trong công việc, Hiệu trưởng luôn mềm dẻo, tạo không khí thoải mái, nhẹ
nhàng, ln tơn trọng đề cao và phát huy vai trị của các Phó Hiệu trưởng, các tổ
trưởng chuyên môn, giáo viên kinh nghiệm, phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên,
nhân viên, sẵn sàng giao việc và tin tưởng sự thành công của mỗi người.
Trong công tác quản lý, Hiệu trưởng quản lý theo kế hoạch, phân định rõ trách
nhiệm từng bộ phận quản lý và báo cáo. Việc áp dụng theo phong cách lãnh đạo này
cho thấy rằng HT không ôm đồm nhiều việc, mà HT đã khai thác tối đa các nguồn lực
của tập thể và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ được phân
cơng. Vì vậy, một người HT giỏi cần phải biết phân quyền cho giáo viên, nhân viên và
trong quản lý cần phải chịu thiệt và biết hy sinh quyền lợi cá nhân của mình.
Tuy nhiên, do trình độ phát triển của tập thể sư phạm không đồng đều, một số
giáo viên, nhân viên chưa tự giác cao trong thực hiện nhiệm vụ, và chưa có sự đồn
kết hỗ trợ nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ chung. Bên cạnh đó cơng tác kiểm tra,
giám sát, nhắc nhở, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận mà HT phân
công thực hiên chưa sâu sát, nguyên nhân chính là HT chưa nắm bắt kịp thời các thơng
tin, các tình huống thực tế ở nhà trường. Nhiều trường hợp HT thiếu tính quyết đoán.
Học viên: Khúc Thị Hương

7


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

Từ thực trạng này cho thấy vai trò, chức năng quản lý của Hiệu trưởng là rất cần
thiết và cực kỳ quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại đến
chất lượng giáo dục và sự phát triển của nhà trường. Một PCLĐ tốt là một sản phẩm
mang tính trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng
các PCLĐ khác nhau vào các tình huống khác nhau, phù hợp với các đặc điểm văn hóa
Việt Nam, văn hóa địa phương nơi trường đóng. Vì vậy, HT trường TH Lê Đình Chinh

cần phải xây dựng PCLĐ theo hướng lấy PCLĐ dân chủ làm PCLĐ chủ đạo, đồng thời
phải ứng xử phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của giáo viên, nhân viên, phù hợp với
tình huống quản lý cụ thể, phù hợp với trình độ phát triển của tập thể sư phạm.
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với Hiệu trưởng
trường TH Lê Đình Chinh trong phong cách lãnh đạo nhà trường
2.3.1. Điểm mạnh
HT là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo quản lý các hoạt động trong nhà trường,
là người chịu trách nhiệm chính với cấp trên, với ngành giáo dục và địa phương.
Hiệu trưởng đã học tập bồi dưỡng lớp bồi dưỡng CBQLGD phổ thơng (Tiểu học)
nên có trình độ nghiệp vụ vững vàng, hiểu được các loại PCLĐ, ưu điểm, nhược điểm
của từng loại PCLĐ và ý nghĩa của PCLĐ đối với việc nâng cao tay nghề và tạo nên
động lực lao động cho mỗi giáo viên, nhân viên và tập thể sư phạm.
HT có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc, có khí chất lãnh đạo, vui vẻ,
thân thiện, hòa đồng, gần gũi, được tập thể hội đồng sư phạm quý mến và tín nhiệm.
HT có thâm niên cơng tác, từng trải nghiệm qua cơng tác quản lý của nhà trường.
2.3.2. Điểm yếu
Hiệu trưởng vận dụng các PCLĐ chưa phù hợp với thực tiễn của đơn vị.
HT chưa có tính quyết đốn cao trong một số tình huống, dẫn đến việc triển khai
cơng việc chậm, nên một số giáo viên chưa thực hiện công việc của mình một cách tự
giác, tích cưc.
HT xử lý cơng việc thường nặng về tình cảm, dẫn đến một số giáo viên ỷ lại, kết
quả công việc chưa cao.
HT chưa tìm hiểu thấu đáo về tâm tư nguyện vọng của giáo viên, nhân viên.
Trong cơng tác HT có phân cơng, phân nhiệm nhưng khâu kiểm tra, đánh giá đôi
lúc chưa chặt chẽ..
2.3.3. Cơ hội
Được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa
phương, được sự chỉ đạo hướng dẫn kịp thời của phòng giáo dục và đào tạo
ĐắkR’Lấp, tỉnh Đắk Nơng.
Được Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn của trường đã tham mưu và

giúp việc cho Hiệu trưởng.
Học viên: Khúc Thị Hương

8


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

Được sự phối hợp và thống nhất hiệu quả của các tổ chức trong nhà trường như
Cơng Đồn, Đồn Thanh niên, tổ chun mơn và được sự hợp tác tích cực của Hội cha
mẹ học sinh nhà trường.
Được tập thể hội đồng sư phạm tín nhiệm cao, thông qua đánh giá chuẩn HT.
Khuôn viên nhà trường rộng rãi, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để đáp ứng yêu
cầu tổ chức hoạt động giáo dục.
2.3.4. Thách thức:
Bộ phận tham mưu, tư vấn giúp việc cho Hiệu trưởng chưa nhạy bén và tinh thần
trách nhiệm chưa cao.
Trình độ phát triển của tập thể sư phạm chưa cao, chưa đồng bộ, còn một số giáo
viên, nhân viên chưa tích cực, chưa tự giác thực hiện cơng việc của mình, sự phối hợp
giữa các thành viên trong việc thực hiện công việc chung chưa cao.
Thời gian đi công tác nhiều, tham gia các lớp tập huấn, các lớp học tập nâng cao
trình độ, có ảnh hưởng nhất định đến cơng tác kiểm tra, giám sát tình hình phát sinh
của nhà trường.
2.4. Kinh nghiệm của bản thân về việc xây dựng phong cách lãnh đạo của
Hiệu trưởng trong quản lý nhà trường
Để quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, người cán bộ cần nắm chắc và hiểu rõ về
mọi mặt của các thành viên để có những cách ứng xử phù hợp. Việc sử dụng PCLĐ
trong thời gian qua, HT nhà trường đã vận dụng ba PCLĐ dân chủ, độc đốn, tự do
trong q trình phát triển tập thể sư phạm nhà trường.
Do trình độ phát triển của tập thể khơng đồng bộ, cịn nhiều thành viên chưa tích

cực, chưa tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình nên trong trao đổi và tham khảo ý kiến
của cấp dưới khó có sự thống nhất cao. Trong cơng tác, HT có phân cơng, phân nhiệm
nhưng khâu cơng tác kiểm tra, đánh giá đơi lúc chưa chặt chẽ. Do đó, HT chưa thành
công cao trong công tác quản lý, chưa phát huy được tính sáng tạo của giáo viên trẻ.
Nguyên nhân thành cơng chưa cao là HT chưa có sự kết hợp hài hịa giữa ba
PCLĐ đó một cách phù hợp với trình độ phát triển của tập thể sư phạm nhà trường,
đặc điểm tâm lý của giáo viên, nhân viên và đặc điểm tình huống quản lý. Khi sử dụng
PCLĐ độc đốn thì quyết định có tính áp đặt, khơng phát huy được sức mạnh tập thể
và hình thành cách ứng xử đối phó của cấp dưới, gây bức xúc cho một số nhân viên
trong quá trình làm việc.
Bài học kinh nghiệm: Qua thực tiễn cho thấy, HT cần phải có sự kết hợp hài hịa
giữa ba PCLĐ tự do, dân chủ và độc đốn. Đối với trình độ phát triển của tập thể nhà
trường đang ở giai đoạn phân hóa: một số nhóm tích cực, một số nhóm bình thường và
một số nhóm tiêu cực. Để đi đến hợp nhất tập thể này trong giai đoạn tiếp theo, tơi cho
rằng cần phải quan tâm đến cả ba nhóm đối tượng trên, giao quyền cho nhóm tích cực,
Học viên: Khúc Thị Hương

9


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

tạo động lực để nhóm bình thường làm việc hiệu quả hơn, quan tâm chỉ đạo, theo dõi
đơn đốc để nhóm tiêu cực trở nên trung hịa theo hướng tích cực. Giao quyền nhưng
khơng có nghĩa là cho tự do, thích làm gì thì làm. Giao quyền nhưng cần kiểm tra,
giám sát để hiệu quả công việc tốt hơn. Như vậy, người HT cần biết vận dụng tốt các
PCLĐ, biết phối hợp hài hòa các PCLĐ khác một cách phù hợp là vai trò rất quan
trọng trong thái độ của người quản lý đối với từng người. HT cần phải áp dụng PCLĐ
dân chủ trong quản lý, hạn chế PCLĐ độc đoán, nhưng khi cần phải áp dụng PCLĐ
độc đoán đối với các giáo viên mới và những người khơng có tính tự chủ, thiếu nghị

lực và tính sáng tạo, bên cạnh cần áp dụng thêm PCLĐ chỉ đạo với những người này.
Giáo viên, nhân viên có trình độ tay nghề cao, tự tin có tinh thần trách nhiệm cần áp
dụng thêm PCLĐ ủy quyền với họ trên cơ sở duy trì PCLĐ dân chủ. Để hình thành
được PCLĐ theo hướng tích cực cho bản thân, phải tích lũy bằng nhiều con đường
khác nhau, bằng con đường tự giáo dục, qua giao lưu học hỏi, đặc biệt tự tích lũy kinh
nghiệm cho mình qua các hoạt động trải nghiệm thực tế trong cơng việc, từ đó rút ra
những bài học quý báu, bổ ích cho bản thân trong cơng tác quản lý nhà trường.
Do đặc tính của cá nhân người lao động là khác nhau, sức ép của môi trường làm
việc khác nhau, nhu cầu của người lao động cũng khác nhau. Và do khơng có phong
cách lãnh đạo nào là vạn năng, vì thế muốn thành công, người Hiệu trưởng cần linh
hoạt thay đổi PCLĐ cho phù hợp với trình độ phát triển, các đặc điểm tâm lý xã hội,
điều kiện, hồn cảnh của mơi trường làm việc. Tạo một môi trường hoạt động thật
công bằng, tươi vui và hiệu quả.
3. Kế hoạch hành động để đổi mới phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng
trường TH Lê Đình Chinh trong thời gian tới:
Từ thực trạng trên là người cán bộ quản lý giáo dục, tôi thấy cần có những biện
pháp cụ thể, sát với tình hình thực tế nhà trường, để xây dựng tập thể sư phạm vững
mạnh, đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Phong cách lãnh đạo hiệu quả là PCLĐ dân chủ phù hợp với tình
huống quản lý, đặc điểm tâm lý của giáo viên, nhân viên và trình độ phát triển của tập
thể sư phạm. Để làm được điều này, bản thân tôi tập trung thực hiện tốt một số nội
dung sau đây: (Kế hoạch hành động năm học 2020-2021: từ tháng 8 năm 2020 đến
tháng 5 năm 2021)
Tên cơng
việc
1-

Nội dung
c ti u/ kết quả
c n đạt


-Tìm hiểu sâu hơn về ưu điểm, nhược điểm của từng
loại phong cách lãnh đạo và điều kiện áp dụng.

Nghiên
cứu lại Ngư i th c hiện -Hiệu trưởng.
các
tài /Ngư i, đ n v ph i -Văn thư, thư viện nhà trường cùng phối hợp thực hiện.
Học viên: Khúc Thị Hương

10


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

liệu

về h p th c hiện

Đi u kiện, phư ng -Thời gian: Tháng 8,9/2020
cách
tiện th c hiện, th i -Đọc tài liệu liên quan đến phong cách lãnh đạo tại thư
lãnh đạo. gi n th c hiện
viện trường.
phong

iện

pháp


th c -Đọc tài liệu có sẵn.

hiện

-Đọc trên internet.
-Đọc tài liệu trên thư viện.

kiến rủi ro, kh
khăn c thể ả r

-Tài liệu thất lạc.
-Tài liệu không cập nhật.
-Văn thư, thư viện thiếu hợp tác.

kiến iện pháp -Truy tìm trong thư viện.
khắc ph c rủi ro
-Truy tìm trên mạng internet.
-Dùng kỹ năng thuyết phục văn thư, thư viện nhiệt tình
giúp đỡ.
c ti u /kết quả
c n đạt

-Học tập thường xuyên để đổi mới kiến thức và tư duy.
-Đổi mới phong cách lãnh đạo.
-Có tầm nhìn chiến lược dài hạn khi ra quyết định.

Ngư i th c hiện/ -Hiệu trưởng.
Ngư i, đ n v ph i - Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn trong nhà
h p th c hiện
trường.

Đi u kiện, phư ng -Thời gian: Tháng 9 năm 2020.
2Học tiện th c hiện, th i -Do phòng GD-ĐT tổ chức tập huấn.
-Nghiên cứu tài liệu về phong cách lãnh đạo tại thư viện
tập nâng gi n th c hiện
trường hoặc trên mạng Internet.
cao trình
Biện pháp th c -Tham gia các lớp bồi dưỡng CBQL.
độ
hiện
nghiệp
vụ quản
lý.
kiến rủi ro, kh
khăn c thể ả r

-Học tập kinh nghiệm từ đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh.
- Tự học, tự nghiên cứu qua Internet.
-Do nhiều việc khơng có thời gian cập nhật kiến thức.
-Khơng có kinh phí thực hiện.
-Thư viện khơng có nhiều tài liệu.

kiến iện pháp -Chủ động sắp xếp công việc khoa học để tham gia học
khắc ph c rủi ro
tập có hiệu quả.
-Tham mưu cấp trên xin kinh phí hỗ trợ.
-Chỉ đạo thư viên mua sắm, trang bị đầy đủ các loại sách
tham khảo.
c ti u/ kết quả
c n đạt
Học viên: Khúc Thị Hương


-Có sự thống nhất chỉ đạo; quản lí trong Ban giám hiệu.
-Tận dụng tối đa sự giúp việc cho Hiệu trưởng.
11


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

Ngư i th c hiện/ -Hiệu trưởng.
3- Thiết Ngư i, đ n v ph i - Phó Hiệu trưởng.
lập
sự h p th c hiện
thống
Đi u kiện, phư ng
nhất giữa tiện th c hiện, th i
các
gi n th c hiện
thành
iện pháp th c
viên
hiện
trong
Ban
giám
hiệu.

kiến rủi ro, kh
khăn c thể ả r

-Thời gian: Cuối tháng 9, đầu tháng 10/2020

(Sau hội nghị công nhân viên chức)
-Tổ chức họp quán triệt tại phòng Hiệu trưởng.
-Hiệu trưởng quán triệt lại: quyền hạn, trách nhiệm và
phạm vi thực hiện của từng thành viên, từng bộ phân.
-Tận dụng sự đóng góp, sáng kiến hay.
-Phó Hiệu trưởng hợp tác khơng cao, chưa nhiệt tình,
chưa hết lịng.
-Khơng thống nhất chung.

kiến iện pháp -Thể hiện tính cầu thị của Hiệu trưởng.
khắc ph c rủi ro
-Vận động, quán triệt phó Hiệu trưởng và giúp cho họ
thấy được vai trị, quyền hạn, trách nhiệm của mình.
c ti u/ kết quả
c n đạt

Nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên của
mình về: -Lịch sử bản thân.
-Quá trình đào tạo, q trình cơng tác
-Hồn cảnh gia đình.
-Nguyện vọng, sở trường, năng lực.
-Xu hướng phát triển và bồi dưỡng.

Ngư i th c hiện/ -Hiệu trưởng.
4- Tìm
Ngư i, đ n v ph i -Văn thư nhà trường.
hiểu
h p th c hiện
-Chủ tịch cơng đồn.
trình độ

-Đồn thanh niên.
phát
Đi u kiện, phư ng -Thời gian: Tháng 10, 11 năm 2020.
triển của
tiện th c hiện, th i -Bộ phận văn thư, Cơng đồn, Đồn thanh niên: Cung
tập thể
gi n th c hiện
cấp các loại hồ sơ liên quan.
sư phạm
iện pháp th c -Nghiên cứu hồ sơ, phân loại giáo viên trong các năm
nhà
hiện
gần đây.
trường
-Gặp riêng trao đổi.
-Đánh giá công tác và nề nếp làm việc trong thời gian
qua.
-Phân tích thơng tin, dư luận của quần chúng và ý kiến
nhận xét của các tổ chức trong và ngồi nhà trường
-Phiếu khảo sát các tiêu chí liên quan.
-Sổ theo dõi từng thành viên trong nhà trường.
Học viên: Khúc Thị Hương

12


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

kiến rủi ro, kh
khăn c thể ả r


-Giáo viên, nhân viên thiếu hợp tác, tránh né.
-Hồ sơ thất lạc.
-Việc đánh giá giáo viên, nhân viên của các tổ chức
trong nhà trường chưa chính xác. Bộ phận tham mưu
cho Hiệu trưởng chưa thực hiện tốt.

kiến iện pháp -Tạo sự gần gũi, thân thiện, thể hiện sự lắng nghe, chia
khắc ph c rủi ro
sẻ, thơng cảm.
-Truy tìm hồ sơ từ các nguồn.
-Yêu cầu các phiếu đánh giá cần chi tiết, việc tổ chức
đánh giá cần chính xác, khách quan.
-Thuyết phục các tổ chức tham mưu chính xác.
c ti u/ kết quả

-Rèn luyện kỹ năng về phong cách lãnh đạo của Hiệu
trưởng trong môi trường lãnh đạo.

c n đạt

Ngư i th c hiện/ -Hiệu trưởng.
Ngư i, đ n v ph i -Các tổ chức trong nhà trường cùng phối hợp thực hiện.
h p th c hiện
Đi u kiện, phư ng -Thời gian: Tháng 01 năm 2021

5-

Vận


tiện th c hiện, th i -Thông qua các quyết định, Qui chế, qui định chung của
gi n th c hiện
nhà trường.
-Đối với giáo viên mới, giáo viên thử việc, thường
chống đối, khơng có tính tự chủ, thiếu nghị lực, và tính
sáng tạo.
-Các giáo viên, nhân viên làm chủ cơng việc, có kỹ
năng xử lý cơng việc tốt. Có tinh thần trách nhiệm cao.

dụng
phong
cách
lãnh đạo

-Đối với những người lớn tuổi, những người có tinh

vào từng
tình

thần hợp tác, và lối sống nề nếp, có tính kỷ luật cao.

huống,
đối
iện
tượng cụ
hiện
thể

Hiệu trưởng phải có năng lực chuyên mơn cao, khả
năng kiểm sốt, điều hành tốt

pháp

th c Hiệu trưởng áp dụng:
-PCLĐ độc đoán, kết hợp chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ.
-PCLĐ ủy quyền đối với giáo viên hiểu rõ hơn cơng
việc.
-PCLĐ dân chủ đối với những có tinh thần hợp tác.

kiến rủi ro, kh
khăn c thể ả r

Học viên: Khúc Thị Hương

-Giáo viên khơng thích làm việc.
-Hạn chế tính sáng tạo.
-Khơng khí làm việc căng thẳng.
-Cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu sự quan tâm đến công việc.
13


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

-Tốn thời gian, khơng đảm bảo tính bí mật.
kiến iện pháp Hiệu trưởng cần:
khắc ph c rủi ro
-Xác định cho họ thấy rõ thời điểm họ cần phải làm.
-Động viên họ trong quá trình thực hiện.
-Động viên, giám sát.
-Kích thích làm việc, có chế độ khen thưởng khi hồn
thành cơng việc. Biết chia sẻ khi chưa thành cơng.

-Hiệu trưởng phải có tính quyết đốn.
-Giáo viên, nhân viên xác định rõ: Dân chủ nhưng phải
tập trung, đúng pháp luật.
c ti u / kết quả
c n đạt

6-

Tìm

Ngư i th c hiện/ -Hiệu trưởng.
Ngư i, đ n v ph i -Ban chấp hành Cơng đồn.
h p th c hiện
-Kế toán, thủ quỹ.
-Hội cha mẹ học sinh.

Đi u kiện, phư ng
hiểu về
tiện th c hiện, th i
hoàn
gi n th c hiện
cảnh và
điều kiện
iện pháp th c
sống để
hiện
chăm lo
đời sống
vật chất
và tinh

thần cho
từng cán

- Thời gian: Tháng 12/2020
-Lập kế hoạch, dự trù kinh phí.
-Bộ phận tài vụ chi trả lương phải thực hiện đúng đủ,
kịp thời.
-Trả lương và các chế độ chính sách, phụ cấp, tiền tăng
giờ, cơng tác phí,.., đúng đủ, kịp thời.
-Xây dựng quỹ tương trợ xoay vòng vốn, tạo điều kiện
vay vốn ngân hàng.
-Đặt báo, tạp chí cho giáo viên tham khảo học tập.
-Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí: thể thao, văn
nghệ, tham quan,…

kiến rủi ro, kh
bộ, giáo
khăn c thể ả r
viên,
nhân
viên.

-Đảm bảo nhu cầu cơ bản để họ yên tâm, hoàn thành tốt
nhiệm vụ của trường và gia đình.

-Bộ phận tài vụ chưa đáp ứng chi trả kịp thời.
-Các văn bản về chế độ cho nhà giáo khơng rõ, chưa
cập nhật.
-Thiếu kinh phí.


kiến iện pháp -Qui định chi trả đúng thời gian.
khắc ph c rủi ro

-Thường xuyên cập nhật các văn bản mới.
-Huy động từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước, các
mạnh thường quân, hội cựu học sinh của trường.

c ti u/ kết quả
7Xây
dựng môi c n đạt
Học viên: Khúc Thị Hương

-Tạo môi trương sư phạm nhẹ nhàng, thoải mái, mọi
thành viên trong nhà trường đoàn kết, trao đổi, hỗ trợ
14


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

trường

nhau trong cơng việc.

làm việc Ngư i th c hiện/
thân
Ngư i, đ n v ph i
thiện,
h p th c hiện
gần gũi Đi u kiện, phư ng
và đối xử tiện th c hiện, th i

công
gi n th c hiện

-Hiệu trưởng.
-Tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên.

bằng với
cán bộ,

-Thời gian: từ tháng 09/2020 đến tháng 05/ 2021
-Giáo viên phải phát huy tính dân chủ, thấy được vai trị
của mình, có tính cống hiến, tính xây dựng tập thể.
-Hiệu trưởng phải có bản lĩnh vững vàng, cơng bằng, là
trung tâm của sự đồn kết, có tinh thần đấu tranh và tự

giáo viên
trong hội
đồng sư iện
phạm
hiện
nhà
trường.

phê bình cao. Thực sự là chỗ dựa tin cậy của tập thể sư
phạm nhà trường.
pháp

th c -Thông qua các diễn đàn trong nhà trường, Hiệu trưởng
tạo điều kiện để giáo viên, nhân viên phát huy tính dân
chủ, thể hiện vai trị của mình, sự cống hiến cho tập thể,

tính xây dựng tập thể
-Hiệu trưởng: Lắng nghe dư luận của quần chúng để
phát hiện nắm bắt kịp thời, giải quyết thắc mắc cá nhân
kịp thời để tạo sự đoàn kết, đồng thuận.

kiến rủi ro, kh
khăn c thể ả r

-Một số giáo viên thiếu tinh thần hợp tác, thích làm việc
cá nhân và làm theo cảm tính.
-Một số GV hạn chế kỹ năng giao tiếp.

kiến iện pháp Hiệu trưởng: - Người kiến tạo đổi mới, sáng tạo
khắc ph c rủi ro
- Xây dựng những giá trị, văn hóa nhà trường.
- Hướng về người học, xây dựng kỹ năng sống.
- Tạo lập môi trường hợp tác, thân thiện, gần gũi, chia sẻ.
-Đối xử công bằng trong công việc.
c ti u/ kết quả
8- Nâng c n đạt
cao năng Ngư i th c hiện/
lực quản Ngư i, đ n v ph i
lý,
kỹ h p th c hiện
năng
Đi u kiện, phư ng
lắng
tiện th c hiện, th i
nghe, kỹ gi n th c hiện
năng làm

việc
iện pháp th c
nhóm, kỹ hiện
Học viên: Khúc Thị Hương

-Là cơ sở cho việc thực hiện tốt phong cách lãnh đạo
của HT, đặc biệt là phong cách lãnh đạo dân chủ.
-Hiệu trưởng.
-Phó Hiệu trưởng.
-Thời gian: Tháng 03 năm 2021
-Hiệu trưởng phải thể hiện năng lực chuyên môn, vai trị
lãnh đạo.
-Hiệu trưởng là người đồng chí, là người bạn tin cậy.
-Thực hiện tốt chức năng của một nhà quản lý (gồm 4
chức năng: xây dựng kế hoạch thực hiện; tổ chức triển
15


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

năng

khai thực hiện; Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá

đàm

việc thực hiện)
-Thực hiện tốt các bước của kỹ năng làm việc nhóm, kỹ

phán, kỹ

năng ra
quyết
kiến rủi ro, kh
định.
khăn c thể ả r

năng lắng nghe, kỹ đàm phán, kỹ năng ra quyết định.
-Đối tượng quản lý đa dạng.
-Đối tượng đàm phán thiếu thiện chí.
-Đối tượng thường chống đối khi ra quyết định.

kiến iện pháp -Tìm hiểu kỹ từng đối tượng.
khắc ph c rủi ro

-Phân tích cho họ thấy được lợi ích cá nhân, lợi ích tập
thể.
-Căn cứ cơ sở pháp lý, cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn.

c ti u/ kết quả
c n đạt
9- Theo
dõi
và Ngư i th c hiện/
phân
Ngư i, đ n v ph i
công giáo h p th c hiện
viên
Đi u kiện, phư ng
đúng
tiện th c hiện, th i

trình độ gi n th c hiện
nghiệp
vụ, độ tự
tin, tinh iện
thần
hiện
trách
nhiệm.

pháp

-Để áp dụng đúng đắn các phong cách lành đạo theo
từng tình huống, từng cá nhân.
-Phát huy tài năng, nâng cao chất lượng giảng dạy và
giáo dục cho học sinh.
-Hiệu trưởng.
-Giáo viên, nhân viên nhà trường.
-Thời gian đầu năm học ( tháng 8,9/2020).
-Có thơng tin đánh giá về mỗi giáo viên của năm học
2019-2020.
-Thành tích cá nhân của các năm trước.
-Nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng giáo viên.

th c -Lấy thông tin đánh giá kết quả của giáo viên, kết quả
học sinh năm 2019-2020 làm cơ sở phân công.
-Tổ chức họp, tham mưu ý kiến của các Phó Hiệu
trưởng, các tổ trưởng chun mơn.
-Ra quyết định phân cơng. VD: Giáo viên có năng lực;
có uy tín nên giao làm tổ trưởng chun mơn, giáo viên
có năng lực vững vàng nên phân vào các lớp cuối cấp.


kiến rủi ro, kh
khăn c thể ả r

-Thắc mắc, so bì, khơng ủng hộ.
-Có tư tưởng tránh việc nặng, tìm việc nhẹ.

kiến iện pháp -Phân tích cho tất cả giáo viên thấy vì mục tiêu chất
khắc ph c rủi ro

10-

Sơ,

c ti u / kết quả

Học viên: Khúc Thị Hương

lượng của nhà trường.
-Thể hiện sự tin tưởng của nhà trường đối với cá nhân
được phân công.
-Đánh giá việc thực hiện phong cách lãnh đạo trong nhà
16


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

tổng kết, c n đạt

trường, mức độ đạt được, chưa đạt.


đánh giá Ngư i th c hiện/
các cuộc Ngư i, đ n v ph i
phong
h p th c hiện
cách
Đi u kiện, phư ng
lãnh đạo tiện th c hiện, th i
đã thực gi n th c hiện

-Hiệu trưởng.
-Các tổ chức và cá nhân trong nhà trường.

hiện.
iện

pháp

-Thời gian: cuối tháng 5 năm 2021.
-Các tổ chức và cá nhân trong nhà trường phải tham gia
phiếu đánh giá công chức cuối năm và đánh giá chuẩn
Hiệu trưởng.

th c -Cơng đồn nhà trường hoặc cấp ủy chi bộ phối hợp tổ

hiện

chức thực hiện.
-HT phải làm bản tự kiểm điểm chi tiết của cá nhân.
-Lấy kết quả phiếu đánh giá, từ đó xác định mức độ đạt

và chưa đạt.

kiến rủi ro, kh
khăn c thể ả r

-Tinh thần trách nhiệm chưa cao trong công tác đánh
giá.
-Việc tổ chức chưa bài bản, nhiều người không tham
gia.

kiến iện pháp -Xác định nhiệm vụ đánh giá cho Hiệu trưởng là quyền
khắc ph c rủi ro
lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân.
-Chỉ đạo việc thực hiện cơng tác đánh giá cho Hiệu
trưởng phải đảm bảo tính khách quan, nghiêm túc.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Đổi mới quản lý giáo dục hiện nay, người CBQL trường phổ thơng cần loại bỏ
PCLĐ độc đốn, quan liêu, máy móc, chun quyền, cần xây dựng PCLĐ quyết đốn
hiệu quả trong tất cả các khâu của quá trình quản lý, từ việc lập kế hoạch, bố trí nhân
sự, chỉ đạo, điều hành đến kiểm tra, đánh giá và có thể nói rằng, một PCLĐ tốt của
Hiệu trưởng là một sản phẩm mang tính trí tuệ cao của người Hiệu trưởng, thể hiện sự
nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các PCLĐ khác nhau vào các tình huống khác nhau,
đồng thời phù hợp các đặc điểm của môi trường lãnh đạo. Chỉ có như thế tổ chức mới
đạt được hiệu quả trong giải quyết công việc một cách cao nhất, phát huy được sức
mạnh tập thể sư phạm và tinh thần sáng tạo của giáo viên, nhân viên nhà trường. Hiệu
trưởng nhà trường, ngồi chức năng quản lý cần có PCLĐ đúng đắn, phù hợp, hiệu
quả trong môi trường lãnh đạo. Đúng như một câu danh ngơn đã nói: “Một nhà quản lý
phải đồng thời là một viên đại tướng biết cách chỉ huy, một quan tòa biết cách xét xử,
một nhà giáo dục khéo dạy dỗ, một nhà tâm lý biết khích lệ cổ vũ”. Nếu giải quyết

được vấn đề này chính là xây dựng hiệu quả phong cách lãnh đạo của mình.
Học viên: Khúc Thị Hương

17


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

Phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân
với mơi trường lãnh đạo, nên HT cần có PCLĐ dân chủ làm nền tảng, đồng thời kết
hợp linh hoạt các PCLĐ khác, nâng cao trình độ tay nghề, tinh thần trách nhiệm, tính
tự tin, tính năng động tự chủ của cả tập thể sư phạm. Có như vậy PCLĐ mới thành
công, tập thể sư phạm và nhà trường mới phát triển lớn mạnh không ngừng.
Qua học tập lớp bồi dưỡng CBQL giáo dục phổ thông năm 2020 tại Trung tâm
giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Nông, giúp tôi hiểu rõ hơn về PCLĐ của người quản
lý trường Phổ thông. Với những kiến thức tôi đã được học và những kinh nghiệm tôi
đã từng trải qua, tôi tin chắc rằng trong thời gian tới tôi sẽ xây dựng được một PCLĐ
của Hiệu trưởng trong trường TH Lê Đình Chinh một cách hiệu quả, tốt hơn rất nhiều
so với hiện tại.
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Kiến nghị với phòng GD-ĐT
Lãnh đạo phòng GD-ĐT huyện ĐắkR’Lấp cần kiện toàn cơ cấu nhân sự, Hiệu
trưởng được tham mưu cho phòng về vấn đề này.
- Sở, phòng GD-ĐT cần mở các lớp bồi dưỡng về phong cách lãnh đạo, tập huấn
công tác quản lý cho Hiệu trưởng.
- Phịng GD-ĐT cần rà sốt đội ngũ giáo viên, nhân viên, bồi dưỡng về chuyên
môn, về phẩm chất đạo đức, chính trị cho họ.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý được đi tham quan, giao lưu học tập, trao đổi kinh
nghiệm các trường tiên tiến, chất lượng cao của các tỉnh và các nước trong khu vực.
4.2.2. Kiến nghị với cơ quan cấp Tỉnh, Huyện

- Cần đầu tư và trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, đáp ứng phục vụ dạy và học cho
nhà trường; hướng đến trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
- Lãnh đạo Ban thường vụ Huyện ủy ĐắkR’Lấp cần quan tâm, chỉ đạo sâu sát,
kịp thời, tạo điều kiện tốt nhất để Hiệu trưởng hồn thành cơng việc.

Học viên: Khúc Thị Hương

18


Tiểu luận cuối khóa – Lớp CBQLGD trường phổ thơng – Khóa V- năm 2020

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Dũng (2006), Giáo trình tâm lí học quản lí, NXB Đại Học Sư phạm.
[2] Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, NXB Khoa học Xã hội.
[3] Hoàng Minh Hùng (2009), ột vài vấn đ tâm lý học trong quản lý trư ng học,
Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.
[4] Nguyễn Hữu Lam (1997), Nghệ thuật lãnh đạo, NXB Giáo dục.
[5] Nguyễn Hữu Lam (1996), Hành vi tổ chức, NXB Giáo dục.
[6] A.G.Kôvaliôp (1976), Tâm lý học ã hội, NXB Giáo dục
[7] Yves Enregle – Ray Mond Alain Thietart (1991) , Nhà quản lý giỏi – Khái niệm về
lãnh đạo và quản trị - Nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo, NXB TP. Hồ Chí Minh
[8] Nguyễn Kiên Trường và nhóm dich giả (2004), Phư ng pháp lãnh đạo và quản lý
nhà trư ng hiệu quả, NXB Chính trị Quốc gia.
[9] Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành Phố Hồ Chí Minh (2013), Tài liệu học tập
bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông.
[10] TT 28/2020 Điều lệ trường Tiểu học.
[11] Một số tiểu luận cuối khóa của các khóa trước

Học viên: Khúc Thị Hương


19


PHỤ LỤC (CÁC MINH CHỨNG KÈM)
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bảng 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ 2 MẶT GIÁO DỤC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC CUỐI NĂM HỌC 2019 – 2020
( Kể cả HS dân tộc )

Đơn vị : Trường TH Lê Đình Chinh
Tồn trường
Chất lượng giáo dục
I. Kết quả học tập
1. Tiếng Việt
Hồn thành tốt
Hồn thành
Chưa hồn thành
2. Tốn
Hồn thành tốt
Hồn thành
Chưa hoàn thành
3. Đạo đức
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
4. Tự nhiên và Xã hội

Hoàn thành tốt

TS
785
353
425
7
785
542
237
6
785
380
405
500
271

TL%

45,0
54,1
0,9
69,0
30,2
0,8
48,4
51,6

Lớp 1
TS

181
77
98
6
181
121
54
6
181
73
108

181
54,2 86

TL%

Lớp 2
TS

TL%

Lớp 3
TS

TL%

Lớp 4
TS


TL%

Lớp 5
TS

TL%

187
80
106
1
187
164
23

132
42,8 78
56,7 54
0,5
132
87,7 87
12,3 45

144
59,1 56
40,9 88

141
38,9 62
61,1 79


44,0
56,0

144
65,9 93
34,1 51

141
64,6 77
35,4 64

54,6
45,4

40,3
59,7

187
86
101

132
46,0 83
54,0 49

144
62,9 60
37,1 84


141
41,7 78
58,3 63

55,3
44,7

47,5

187
87

132
46,5 98

74,2

42,5
54,1
3,3
66,9
29,8
3,3

Ghi chú


Hoàn thành
Chưa hoàn thành
5. Khoa học

Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
6. Lịch sử và Địa lý
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
7. Âm nhạc
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
8. Mĩ thuật
Hoàn thành tốt
Hồn thành
Chưa hồn thành
9. Thủ cơng, Kĩ thuật
Hồn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
10. Thể dục
Hoàn thành tốt
Hoàn thành

224
5
285
156
129

44,8

1,0

90
5

49,7
2,8

100

53,5

34

25,8

54,7
45,3

144
78
66

141
54,2 78
45,8 63

55,3
44,7


285
177
108

62,1
37,9

144
100
44

141
69,4 77
30,6 64

54,6
45,4

785
268
517

181
34,1 60
65,9 121

785
263
522


181
33,5 61
66,5 120

785
384
401

181
48,9 72
51,1 109

785
390
395

181
49,7 74
50,3 107

33,1
66,9

187
65
122

132
34,8 45
65,2 87


144
34,1 43
65,9 101

141
29,9 55
70,1 86

39,0
61,0

33,7
66,3

187
64
123

132
34,2 47
65,8 85

144
35,6 40
64,4 104

141
27,8 51
72,2 90


36,2
63,8

39,8
60,2

187
85
102

132
45,5 98
54,5 34

144
74,2 60
25,8 84

141
41,7 69
58,3 72

48,9
51,1

40,9
59,1

187

89
98

132
47,6 82
52,4 50

144
62,1 65
37,9 79

141
45,1 80
54,9 61

56,7
43,3


Chưa hoàn thành
11. Ngoại ngữ
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
12. Tin học
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
II. Năng lực
1.Tự phục vụ tự quản

Tốt
Đạt
Cần cố gắng
2.Hợp tác
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
3.Tự học và giải quyết vấn đề
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
III. Phẩm chất
1.Chăm học chăm làm
Tốt

745
254
491

158
34,1 37
65,9 121

745
423
322

158
56,8 93
43,2 65


785
695
90

181
88,5 159
11,5 22

785
686
99

181
87,4 159
12,6 22

785
680
105

181
86,6 159
13,4 22

785
711

181
90,6 167


23,4
76,6

170
68
102

132
40,0 47
60,0 85

144
35,6 41
64,4 103

141
28,5 61
71,5 80

43,3
56,7

58,9
41,1

170
103
67


132
60,6 75
39,4 57

144
56,8 69
43,2 75

141
47,9 83
52,1 58

58,9
41,1

87,8
12,2

187
176
11

132
94,1 119
5,9 13

144
90,2 132
9,8 12


141
91,7 109
8,3 32

77,3
22,7

87,8
12,2

187
175
12

132
93,6 119
6,4 13

144
90,2 132
9,8 12

141
91,7 101
8,3 40

71,6
28,4

87,8

12,2

187
175
12

132
93,6 120
6,4 12

144
90,9 132
9,1 12

141
91,7 94
8,3 47

66,7
33,3

92,3

187
179

132
95,7 120

144

90,9 132

141
91,7 113

80,1


×