Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tiểu luận cuối khóa CBQL xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng trường tiểu học lộc giang a, xã lộc giang, huyện đức hòa, tỉnh long an năm học 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.91 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH
__________________

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
Lớp bồi dưỡng CBQL trường mầm non và tiểu học Long An

Tên tiểu luận: XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC GIANG A,
XÃ LỘC GIANG, HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
NĂM HỌC 2019 - 2020

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ An
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lộc Giang A,
huyện Đức Hịa, tỉnh Long An

ĐỨC HỊA, THÁNG 10 /2019


MỤC LỤC
1.

do
chọn
chủ
luận...…………………………………………….…Error!
defined.

đề
Bookmark


tiểu
not

1.1. Lý do pháp lý ................................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Lý do lý luận .................................................................................... 2
1.3. Lý do thực tiễn ................................................................................. 3
2. Phân tích tình hình thực tế về phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng
trường Tiểu học Lộc Giang A, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.......................5
2.1. Giới thiệu khái quát về trường Tiểu học Lộc Giang A .................... 5
2.2. Thực trạng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng trường Tiểu học
Lộc Giang A, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ................................................... 5
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới nâng
cao chất lượng hoạt động về phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng trường Tiểu
học Lộc Giang A, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ............................................ 8
2.3.1. Điểm mạnh ................................................................................ 8
2.3.2. Điểm yếu ................................................................................... 8
2.3.3. Cơ hội........................................................................................ 8
2.3.4. Thách thức ................................................................................ 8
2.4. Kinh nghiệm thực tế những việc làm của hiệu trưởng về việc vận
dụng phong cách lãnh đạo trong quản lý nhà trường ....................................... 9
3. Kế hoạch hành động vận dụng những điều đã học trong phong cách lãnh
đạo của hiệu trưởng trường Tiểu học Lộc Giang A, huyện Đức Hòa, tỉnh
Long An .......................................................................………………………..10
4.
Kết
luận

kiến
nghị………………………………………………………Error! Bookmark not
defined.4

4.1. Kết luận ........................................ Error! Bookmark not defined.4
4.2. Kiến nghị ...................................... Error! Bookmark not defined.4
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………15




1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận
1.1 Lý do pháp lý
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ. Người coi “cán
bộ là cái gốc của mọi công việc”, “cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy” và đi đến kết
luận: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Do đó, nhà
giáo dục và cán bộ quản lý nói chung đặc biệt là hiệu trưởng nhà trường nói riêng là
lực lượng nịng cốt có vai trị hết sức quan trọng trong công tác lãnh đạo và quản lý
của nhà trường.
Tham khảo trước, Luật giáo dục số 43/2019/QH 14, Hà Nội ngày 14 tháng 6
năm 2019 tại Điều 18 về Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục sẽ có
hiệu lực thi hành 1/7/2020 có nêu như sau:
1. Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều
hành các hoạt động giáo dục.
2. Cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo
đức, trình độ chun mơn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo
quy định của pháp luật.
3. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục.
Căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường Tiểu học được quy định
tại Khoản 5 Điều 20 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể như sau:
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế
hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và

các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà
trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
c) Phân cơng, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên
chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của
nhà trường;
e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới
thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh
giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc
hồn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác
trên địa bàn trường phụ trách;
g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng
dạy bình qn 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu
đãi theo quy định;
h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội
trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội
cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thơng. Do vậy,
để hồn thành tốt nhiệm vụ quản lý xây dựng và phát triển nhà trường, người hiệu
trưởng phải xây dựng lề lối, kế hoạch, phương pháp làm việc với các cấp một cách

1


khoa học và phù hợp với đặc trưng của nhà trường XHCN Việt Nam nói chung, nhà
trường thuộc phạm vi lãnh đạo của hiệu trưởng nói riêng.
1.2 Lý do lý luận

Theo Đại từ điển Tiếng Việt (1999): Phong cách là vẻ riêng trong lối sống,
cách làm việc của một người hay một kiểu loại người nào đó.
Theo Dwight D.Eisenhower: Lãnh đạo là nghệ thuật khiến người khác làm
điều bạn muốn, bởi vì họ muốn làm điều đó.
Theo tác giả Nguyễn Hữu Lam: Phong cách lãnh đạo là dạng hành vi người
lãnh đạo thể hiện khi thực hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người
khác theo nhận thức của đối tượng.
Theo tác giả Hoàng Tâm Sơn: Phong cách làm việc của người hiệu trưởng là
tổng hợp những phương pháp, biện pháp cách thức làm việc riêng có, tiêu biểu, ổn
định của người hiệu trưởng sử dụng hằng ngày để thực thi nhiệm vụ của mình.
Căn cứ vào tiêu chí hành vi người lãnh đạo quan tâm đến công việc và quan
tâm đến con người thể hiện rõ 4 loại phong cách lãnh đạo cực đoan: Phong cách lãnh
đạo quan tâm đến công việc cao và con người cao; Phong cách lãnh đạo quan tâm đến
công việc cao và con người thấp; Phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc thấp
và con người cao; Phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc thấp và con người
thấp.
Công việc và con người là hai đối tượng được xem là hai nhân tố quan trọng
của lãnh đạo. Trong phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc cao và con người
cao là phong cách lãnh đạo đạt hiệu quả nhất. Tuy vậy, dựa vào tình hình thực tế
trong nhà trường hiện tại thì phong cách lãnh đạo này thật lý tưởng, khó mà thực hiện.
Để đạt được kết quả mong đợi thì hiệu trưởng phải biết chọn lựa phong cách lãnh đạo
phù hợp, mang tính tồn diện vừa quan tâm đến công việc vừa quan tâm đến con
người ở mức độ hợp lí, cơng việc phải tương xứng với tiềm năng của cá thể giáo viên,
của tập thể thì vai trò lãnh đạo sẽ đạt hiệu quả cao.
Phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản lý giáo dục là kiểu hoạt động đặc
thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở của sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố
tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản
lý. Vì thế, những nhân tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo là:
- Thứ nhất là đặc điểm tâm lý của đối tượng quản lý;
- Thứ hai là đặc điểm tâm lý của cấp dưới;

- Thứ ba là đặc điểm của các tình huống;
- Thứ tư là đặc điểm phát triển của tập thể;
Nếu căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa người quản lý với những người cấp
dưới có 3 loại phong cách lãnh đạo cơ bản sau:
- Phong cách lãnh đạo dân chủ: Hiệu trưởng ra quyết định sau khi bàn bạc,
trao đổi và tham khảo ý kiến của cấp dưới. Phong cách này khai thác được nguồn lực
tập thể, tạo điều kiện mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ được phân cơng, tạo khơng
khí thoải mái để tập thể đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ
được giao. Thế nhưng với tập thể có nhận thức thấp, chưa tự giác, chưa thống nhất
mục tiêu, chưa đoàn kết hỗ trợ nhau hoặc trong những trường hợp khẩn cấp cần giải
quyết; trong những trường hợp cần giữ bí mật của cơng việc; hiệu trưởng thiếu tính
quyết đốn thì phong cách này khơng mang lại hiệu quả cao.
- Phong cách lãnh đạo độc đốn: Hiệu trưởng ra quyết định mà khơng cần
tham khảo ý kiến của người dưới quyền. Phong cách này có hiệu quả trong những

2


trường hợp khẩn cấp cần có quyết định ngay; hoặc tập thể chưa có ý thức trách nhiệm,
mất đồn kết hoặc với những giáo viên, nhân viên thiếu kinh nghiệm, kĩ năng cần
thiết để hồn thành cơng việc. Khi sử dụng phong cách này hiệu trưởng phải khéo léo
để tránh sự khơng đồng tình của giáo viên, nhân viên nảy sinh sự chống đối.
- Phong cách lãnh đạo tự do: Hiệu trưởng sử dụng rất ít quyền hành thường
ủy quyền và cho phép cấp dưới tự do trong quyết định để hồn thành cơng việc mà
bản thân họ cho là tốt nhất. Phong cách này phát huy cao khả năng chủ động, sáng tạo
và tạo cho cấp dưới tính tự chủ cao. Tóm lại, khi sử dụng phong cách lãnh đạo, hiệu
trưởng phải vận dụng thật khéo léo, phải nắm được các mặt tích cực, hạn chế để phát
huy tối đa mặt tích cực của mình trong từng tình huống cụ thể.
Việc nghiên cứu lý luận để xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp cho hiệu
trưởng trường Tiểu học Lộc Giang A, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An là

một việc làm rất cần thiết trong công tác xây dựng và phát triển nhà trường trong thời
gian tới. Phong cách lãnh đạo đặc trưng phải là phong cách lãnh đạo dân chủ phù hợp
với môi trường lãnh đạo thể hiện ba mặt: Đặc điểm tâm lí của giáo viên, nhân viên;
tình huống quản lí cụ thể; trình độ phát triển của tập thể sư phạm. Hiệu trưởng phải
giản dị, hịa đồng với giáo viên, nhân viên, khơng cho phép mình hưởng điều gì có
tính chất “đặc quyền, đặc lợi”. Khi hiệu trưởng thấm nhuần phong cách lãnh đạo, hiệu
trưởng sẽ được giáo viên, nhân viên yêu thương, tin cậy, ủng hộ và khi đó, việc gì
hiệu trưởng làm cũng thành công.
1.3. Lý do thực tiễn
Bản thân với vai trị là hiệu trưởng gần được 2 năm cơng tác, từ trường khác
luân chuyển về quản lý trường Tiểu học Lộc Giang A, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Đối với tơi cịn mới mẻ nên chưa đạt hiệu quả cao như mong đợi của tập thể sư phạm
nhà trường. Qua học tập nghiên cứu chuyên đề Phong cách lãnh đạo, bản thân đã
nhận ra rằng một trong những nguyên nhân tác động làm hiệu quả quản lý chưa cao,
là do trong q trình quản lý, tơi là người mới đến trường nên chưa nắm bắt sâu đặc
điểm tâm lý của đội ngũ, chưa tiếp cận được đặc thù hoàn cảnh thực tế của nhà trường
do vậy chưa xây dựng được phong cách lãnh đạo khoa học phù hợp với thực tiễn nhà
trường. Xuất phát từ những lý do đã nêu trên, bản thân đã xác định được rằng người
quản lý muốn thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình thì người quản lý phải biết xây
dựng và vận dụng phong cách lãnh đạo thật phù hợp, thật cụ thể với mơi trường nhà
trường mà mình quản lý. Hiệu trưởng có vai trị hết sức cần thiết và quan trọng, nó có
ý nghĩa quyết định đối với chất lượng giáo dục và sự phát triển của nhà trường. Hiệu
trưởng phải nắm rõ được lý luận về phong cách lãnh đạo và tình hình thực tế của nhà
trường để vận dụng lý luận vào thực tế đó. Bác Hồ nói: “Thực tiễn khơng có lý luận
hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý
luận suông”, nên lý luận mà xa rời thực tiễn thì sớm muộn sẽ dẫn tới bệnh giáo điều,
sách vở, nên người lãnh đạo phải nắm chắc lý luận, đồng thời qua kinh nghiệm làm
việc, phải hiểu rõ sự vận động của các quan điểm lý luận trong thực tiễn, qua đó dự
báo được những biến đổi của nhà trường, từ đó mới có thể thực hiện tốt vai trị lãnh
đạo của mình.

Chính vì những lý do trên tôi chọn đề tài: “Xây dựng phong cách lãnh đạo
của hiệu trưởng trường Tiểu học Lộc Giang A, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa,
tỉnh Long An, năm học 2019- 2020” để nghiên cứu. Thông qua đề tài này không chỉ
giúp tơi hồn thành tiểu luận cuối khóa của lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục mà
còn khắc phục hạn chế về phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng, nhằm từng bước đưa

3


trường Tiểu học Lộc Giang A có sự thay đổi, có bước chuyển biến mới, có mơi
trường làm việc thân thiện, tích cực, hợp tác, đồn kết, dân chủ, trách nhiệm và hiệu
quả hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

4


2. Phân tích tình hình thực tế về phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng trường
Tiểu học Lộc Giang A, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
2.1 Giới thiệu khái quát về trường Tiểu học Lộc Giang A
Tình hình chung: Trường Tiểu học Lộc Giang A thuộc địa bàn ấp Lộc Thạnh,
xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà. Diện tích 9.451 m2. Tổng số học sinh có 761 bố trí 23
lớp. Xếp vào trường hạng II. Trường tọa lạc tại ấp Lộc Thạnh, xã Lộc Giang. Trường
quản lý học sinh tiểu học trên địa bàn 04 ấp gồm: ấp Lộc Thạnh, ấp Lộc An, ấp Lộc
Bình và ấp Lộc Hưng. Giao thông đi lại thuận lợi tạo điều kiện cho học sinh đến
trường. Trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia - mức độ 1 từ năm 2001 nhưng
đến nay không đảm bảo theo các tiêu chuẩn. Hiện nay trường đang phấn đấu đến năm
2020 trường đề nghị cấp trên kiểm tra công nhận Trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng giáo dục mức độ 2 và đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Đa số người dân
sống nghề nông, Do gần khu công nghiệp Thành Thành Công nên dân nhập cư đông.
Số học sinh tăng, giảm do việc chuyển đi, chuyển đến không ổn định.

Quy mô phát triển nhà trường.
- Tổng số lớp: 23 lớp
- Tổng số học sinh: 761 em.
Trong đó: Học sinh nữ: 379 em; Học sinh khuyết tật học hòa nhập: 0.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Tổng số: 33 người/ 3 nữ
- Đảng viên: 15; Đảng viên nữ: 8
- Trình độ: Đại học: 17; Cao đẳng: 13; Trung cấp: 3 .
- Trình độ lý luận chính trị trung cấp: 3
Đặc điểm nổi bậc của đơn vị: Trường được sự quan tâm của Đảng, chính
quyền các cấp, của các ban ngành, đồn thể địa phương, của Sở, Phòng Giáo dục –
Đào tạo và của Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường. Đội ngũ cơ bản đạt chuẩn về
trình độ chun mơn nghiệp vụ cơ bản phát triển đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Cơ sở
vật chất, trang thiết bị cơ bản đủ phục vụ cho việc giảng dạy. Số giáo viên giỏi
trong năm qua: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 6; Giáo viên giỏi cấp trường: 16
- Thi giải toán qua internet cấp huyện: 1
- Thi Olympic tiếng Anh cấp huyện: 1
- Thi viết chữ đẹp cấp huyện đạt giải ba
- Chi bộ được xếp loại đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh ”.
- Thư viện được kiểm tra đề nghị đạt danh hiệu tiên tiến cấp tỉnh
2.2. Thực trạng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường Tiểu học Lộc Giang
A, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên trường tơi có độ tuổi trải đều, có
nhiều kinh nghiệm trong cơng tác lại tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao.
Xuất phát từ đặc điểm đó, với vai trò là hiệu trưởng trường Tiểu học Lộc Giang A, xã
Lộc Giang, huyện Đức Hịa, tỉnh Long An, tơi đã sử dụng cả 3 phong cách lãnh đạo và
tôi chọn phong cách lãnh đạo chủ yếu là phong cách dân chủ. Vì phong cách dân chủ
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của giáo viên, công nhân viên trường tơi. Dựa trên
tinh thần trách nhiệm và trình độ chun môn, sự tự tin của giáo viên, công nhân viên,
tôi chủ động kết hợp thêm phong cách lãnh chỉ đạo hoặc hướng dẫn hỗ trợ những giáo

viên, công nhân viên tay nghề cịn mới chưa có kinh nghiệm trong cơng tác và cũng
mạnh dạn sử dụng phong cách lãnh đạo tự do dưới hình thức ủy quyền với các tổ chức,
đồn thể hoặc cá nhân mà tơi đặt nhiều lịng tin là họ sẽ hồn thành tốt cơng việc được

5


giao. Ở mọi tình huống quản lý, tơi đều sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ là chủ
yếu, cụ thể là mọi nghị quyết được thực hiện đều được đưa ra tập thể đóng góp xây
dựng và biểu quyết. Tùy mức độ và vai trị của cơng việc thì tôi sử dụng phong cách
lãnh đạo dân chủ bằng cách đưa ra liên tịch hoặc tập thể giáo viên, công nhân viên,
phụ huynh học sinh tồn trường để góp ý biểu quyết. Việc sử dụng phong cách lãnh
đạo dân chủ của tôi được biểu hiện rõ nét ở việc lập kế hoạch năm, tháng ở trường. Cụ
thể là: Tất cả các kế hoạch đó được tơi lập ra đều mang tính dự thảo, sau đó tơi đưa ra
liên tịch thảo luận góp ý để hồn chỉnh kế hoạch và bước cuối cùng tơi đưa kế hoạch
đó ra tập thể hội đồng sư phạm nhà trường góp ý, thảo luận bổ sung, trước khi thành
nghị quyết thực hiện kế hoạch đó được tập thể biểu quyết, nếu đạt tỉ lệ quá bán thì mới
được thực hiện. Tơi sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ trong việc lãnh đạo bằng
nghị quyết được tập thể đồng thuận, nhất trí cao do vậy hiệu quả đạt được rất cao, tạo
được tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất cùng nhau hoàn thành kế hoạch đề ra. Kế
hoạch được tập thể góp ý, thống nhất thì nhất định sẽ khơng xảy ra những tư tưởng
tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi cá nhân. Đây là một trong những tình
huống quản lý mà tôi biết sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ phù hợp để đạt được
kết quả mong đợi theo nguyên tắc lãnh đạo mà bản thân người quản lý phải nắm được
“tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Ví dụ: “Với trách nhiệm của người đứng đầu
đơn vị cá nhân tôi và tập thể cấp ủy, ban giám hiệu thực hiện nghiêm túc các chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Điều đó thể hiện ở chỗ, nhà
trường thực hiện nghiêm túc 3 công khai. Đơn cử như đầu năm học, khi triển khai các
khoản thu đóng góp theo quy định hoặc các khoản xã hội hóa, nhà trường đều báo cáo
xin chủ trương của cấp trên, họp phụ huynh toàn trường để xin ý kiến. Nếu như nhà

trường có kế hoạch sửa chữa phịng học hay mua sắm trang thiết bị đều có văn bản báo
cáo xin ý kiến của Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơng khai dự tốn kèm theo. Cá nhân
tơi trực tiếp triển khai đến tất cả phụ huynh của tồn trường. Nếu các phụ huynh cịn
băn khoăn, khơng hiểu tơi sẽ giải thích cặn kẽ. Nhà trường chỉ thực hiện thu các khoản
xã hội hóa khi có sự đồng thuận của đa số phụ huynh học sinh. Nhà trường không thu
gộp các khoản vào đầu năm học để giảm gánh nặng cho phụ huynh. Không lợi dụng
việc xã hội hóa để lạm thu. Với cách làm cơng khai, minh bạch, dân chủ như trên, các
bậc phụ huynh học sinh đều đồng thuận cao, nhiệt tình ủng hộ”. Nhiều năm qua,
Trường Tiểu học Lộc Giang A triển khai các khoản thu xã hội hóa đầu tư nâng cấp lớp
học, các trang thiết bị trị giá hàng trăm triệu đồng nhưng khơng có ý kiến phụ huynh
học sinh nào trái chiều. Bởi bản thân các phụ huynh học sinh đều được cơng khai bàn
bạc dân chủ, thống nhất đóng góp cùng nhà trường để con em mình được học tập trong
một ngôi trường khang trang, hiện đại hơn.
Trong những trường hợp giáo viên, nhân viên mới vào nghề tôi thường kết hợp
phong cách chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ để giúp họ hồn thành tốt cơng việc được giao.
Cụ thể: Hàng năm trường thường có giáo viên mới ra trường về công tác, với những
đối tượng này tôi thường sử dụng phong cách lãnh đạo chỉ đạo, hướng dẫn hỗ trợ tạo
điều kiện giúp giáo viên mới tiếp cận với môi trường nhà trường, hòa nhập được các
phong trào nhà trường. Tôi dùng phong cách chỉ đạo để giáo viên mới đó tuân thủ nền
nếp, nội quy ở nhà trường, hướng dẫn giáo viên về chuyên môn bằng cách dự giờ,
thăm lớp và tìm cách giúp giáo viên tháo gỡ khó khăn trong q trình tập sự để giáo
viên đó nâng cao năng lực chun mơn, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ví dụ: Cơ
Nguyễn Thị Ngọc Giàu, giáo viên dạy lớp 1, vừa mới về trường. Tôi chỉ đạo Phó hiệu
trưởng, Tổ trưởng chun mơn khối 1 lập kế hoạch và tổ chức dự giờ, góp ý cho giáo

6


viên mới về trường. Tổ trưởng chuyên môn khối 1 hướng dẫn cô Giàu soạn giảng theo
đúng quy định của trường và của phịng, giúp cơ Giàu lồng ghép các nội dung giảng

dạy và giải đáp thắc mắc trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, nếu tơi khơng chỉ đạo
sâu sát và thường xun kiểm tra, đánh giá thì cơ Giàu sẽ không nắm kỹ phương pháp
dạy học và chất lượng giảng dạy của giáo viên mới về trường sẽ không đạt kết quả như
mong đợi.
Với những cá nhân hoặc tập thể có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao,
ln hồn thành xuất sắc cơng việc thì hiệu trưởng kết hợp thêm phong cách lãnh đạo
tự do dưới hình thức ủy quyền để phát huy năng lực sáng tạo công tác của họ. Cụ thể:
Tôi thể hiện phong cách tự do dưới hình thức ủy quyền, hiệu trưởng đặt niềm tin vào
hội đồng tư vấn của nhà trường, mạnh dạn ủy quyền cho giáo viên có bề dày thành tích
về chun mơn, năng lực sư phạm vững mạnh có uy tín với tập thể sư phạm để tham
gia quyết định việc đánh giá tay nghề của giáo viên ở các hội thi giáo viên giỏi, xét
chuẩn nghiệp vụ của giáo viên. Việc sử dụng phù hợp các phong cách lãnh đạo này
trong các tình huống quản lý mà tơi đã thực hiện đem đến hiệu quả là tập thể nhà
trường đoàn kết, thống nhất trong tư tưởng và hành động, tập thể sư phạm mạnh về
chun mơn hồn thành tốt nhiệm vụ năm học đề ra. Phong cách lãnh đạo này cho
phép giáo viên cấp dưới có quyền tự chủ rất cao để hồn thành cơng việc và nhà quản
lý có nhiều thời gian để nâng cao năng suất làm việc của mình. Tuy nhiên, cách quản
lý này phải được sử dụng một cách phù hợp, nếu khơng có thể gây ra sự mất ổn định
trong đội ngũ. Ví dụ: Về việc học Bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên. Tôi nêu
trong cuộc họp Hội đồng sư phạm là: Thực hiện việc học Bồi dưỡng thường xuyên của
giáo viên, giao cho giáo viên tự học bồi dưỡng. Như vậy tôi đã để cho giáo viên chủ
động thực hiện công việc này một cách tự do. Trong khi đó tơi thì coi như đã hồn
thành kế hoạch (chưa quan tâm thăm hỏi để nắm bắt những khó khăn vướng mắc, nắm
bắt tiến độ thực hiện và chất lượng thực hiện như thế nào để động viên và hỗ trợ cho
giáo viên). Trong tình huống này tơi đã dùng phong cách lãnh đạo tự do vì tơi tin
tưởng vào khả năng tự ý thức, năng lực tự giải quyết vấn đề của giáo viên, tơi muốn
mỗi giáo viên đều có thể trở thành chủ thể tự học và sẽ phát huy được tính sáng tạo
của mỗi giáo viên. Nhưng trong thực tế tập thể nhà trường chưa ý thức được điều đó,
giáo viên tỏ ra lúng túng khơng biết phải học như thế nào, cách thức học ra sao và
không biết thực hiện vào thời gian nào là phù hợp, vì thế mỗi giáo viên thực hiện một

kiểu dẫn đến hiệu quả học tập cịn hạn chế. Kết quả khơng đạt hiệu quả là do tơi cịn
chủ quan. Sau đó, tơi hiểu rằng, để có thể áp dụng phong cách lãnh đạo này tốt nhất thì
cần phải có những điều kiện sau:
- Các giáo viên có năng lực làm việc độc lập và chun mơn tốt, có thể đảm bảo hiệu
quả cơng việc.
- Các nhà lãnh đạo có những cơng cụ tốt để kiểm sốt tiến độ cơng việc của giáo viên.
Trong thực tế, mỗi nhà lãnh đạo thường có những cách riêng khi quản lý các
giáo viên của mình. Tuy nhiên, mỗi phong cách lãnh đạo nói trên đều có những ưu và
nhược điểm, do vậy cần phải biết phối hợp để lãnh đạo hợp lý trong từng giai đoạn,
từng trường hợp. Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo nào, các nhà quản lý cần cân
nhắc dựa trên nhiều yếu tố cùng một lúc, chẳng hạn như thời gian cho phép, kiểu
nhiệm vụ, mức độ áp lực cơng việc, trình độ giáo viên, mối quan hệ giữa các giáo viên
trong nhà trường, ai là người nắm được thông tin… Tuy nhiên, để trở thành một lãnh
đạo giỏi thì tơi cần phối hợp và sử dụng linh hoạt cả 3 phong cách lãnh đạo nói trên
một cách hợp lý trong những trường hợp cụ thể.

7


2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới nâng cao chất
lượng hoạt động về phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng trường Tiểu học Lộc
Giang A, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
2.3.1. Điểm mạnh
Muốn đổi mới phong cách lãnh đạo thì bản thân hiệu trưởng phải nắm được các
loại hình phong cách lãnh đạo, ý nghĩa, vị trí, vai trị của từng loại phong cách lãnh
đạo. Hiệu trưởng trường Tiểu học Lộc Giang A, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh
Long An đã qua lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý thế nên trong quá trình lãnh đạo, hiệu
trưởng đã vận dụng kiến thức quản lý kết hợp với việc học tập kinh nghiệm lãnh đạo
đồng nghiệp cộng hưởng với lòng nhiệt tình sẵn có. Nhiệt tình, vui vẻ, gần gũi giáo
viên, công nhân viên được quần chúng và phụ huynh tin yêu.

- Có tuổi nghề cao, có bề dày kinh nghiệm trong công tác giảng dạy lớp và công
tác quản lý, cơng tác nhiều năm ở trường.
- Có tâm huyết với nghề, nhiệt tình hết lịng phục vụ vì học sinh thân u.
- Tập thể sư phạm có truyền thống đồn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau hồn thành
cơng việc.
2.3.2. Điểm yếu
Bên cạnh những điểm mạnh đã nêu việc vận dụng phong cách lãnh đạo dân chủ
phù hợp với tình huống quản lý, đặc điểm tâm lý của giáo viên, công nhân viên, hiệu
trưởng trường Tiểu học Lộc Giang A, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
cũng gặp một số khó khăn nhất định:
- Từ trường khác luân chuyển về đảm nhận công tác hiệu trưởng mới 2 năm nên
việc nắm bắt tình hình đội ngũ về đặc điểm tâm sinh lý của cán bộ giáo viên, công
nhân viên chưa được sâu sát, chưa nắm được rõ các tình huống, môi trường sư phạm
trong nhà trường nên việc vận dụng phong cách lãnh đạo với cá nhân, nhân viên và tập
thể chưa được mạnh dạn và tự tin.
- Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế kể cả nơi làm việc của người quản lý cũng
chưa đảm bảo đầy đủ nhu cầu để làm việc.
- Một số bộ phận giáo viên chưa bắt nhịp được phong cách lãnh đạo của hiệu
trưởng mới nên việc quản lý cũng gặp không ít khó khăn.
- Một số giáo viên trẻ mới về trường chưa hòa nhập với tập thể sư phạm, còn
lúng túng chư thể hiện tốt nền nếp sinh hoạt ở trường.
- Số dân nhập cư làm mướn ở các cơ sở gạch và làm công nhân các khu công
nghiệp gần địa bàn, đa số khơng có thời gian quan tâm nên ảnh hưởng đến chất lượng
giảng dạy đặc biệt là các lớp đầu cấp.
- Trong năm học 2019-2020 đội ngũ giáo viên còn thiếu, nhân viên y tế nghỉ hộ
sản, thiếu nhân viên thư viện-thiết bị....Nhiều giáo viên lớn tuổi, sắp nghỉ hưu…
2.3.3. Cơ hội
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng uỷ, chính quyền địa phương. Đặc biệt là
sự quan tâm chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của phịng GD-ĐT huyện Đức Hồ.
- Cơng nghệ thơng tin ngày càng phát triển đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng

giáo dục.
- Được tài trợ của các công ty ở khu Công nghiệp Thành Thành Công.
2.3.4. Thách thức
- Nhận thức của người dân về cơng tác giáo dục cịn chưa sâu sát, điều này làm
ảnh hưởng khơng ít đến chất lựơng giáo dục.

8


- Kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển, cơ chế thị trường những tệ nạn
xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn luyện đạo đức, ý thức, thái độ học tập của
học sinh.
- Do trường học gần khu nhà trọ, gần khu công nghiệp nên ảnh hưởng đến việc
đưa đón con của cha mẹ học sinh và cũng ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.
2.4. Kinh nghiệm thực tế những việc làm của hiệu trưởng về việc vận dụng phong
cách lãnh đạo trong quản lý nhà trường
Tuy mới đảm nhận công tác hiệu trưởng ở trường mới chưa trịn 2 năm, thế
nhưng trong q trình quản lý cộng sự với phó hiệu trưởng, bản thân đã nhận định
được những việc làm mà hiệu trưởng trường Tiểu học Lộc Giang A, xã Lộc Giang,
huyện Đức Hòa, tỉnh Long An phải làm là vận dụng phong cách lãnh đạo trong quản lý
nhà trường một cách thành công nhất, cụ thể là:
Hiệu trưởng đã vận dụng tốt phong cách lãnh đạo dân chủ phù hợp với đặc điểm
tâm lý của giáo viên, công nhân viên nắm bắt kịp thời các tình huống quản lý trong
nhà trường. Hiệu trưởng đã biết dựa vào tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn,
sự tự tin của giáo viên, công nhân viên phân cơng nhiệm vụ phù hợp, kích hoạt được
năng lực cơng tác của tập thể.
Trong thực tiễn làm quản lý nhà trường trong những năm qua, nhờ sự vận dụng
tốt các phong cách lãnh đạo, biết phối hợp hài hòa các phong cách lãnh đạo khác một
cách phù hợp. Hiệu trưởng cần phải áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ trong quản
lý, hạn chế phong cách lãnh đạo độc đoán, quan liêu, chuyên quyền. Hiệu trưởng cần

xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đốn, ơn hịa, hiệu quả, gần gũi, thân
thiện. Hiệu trưởng sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách, tạo được lòng tin cho mọi
người, và ln ln có thái độ cầu thị.
Vì thế:
Với những giáo viên, nhân viên có tuổi nghề cao, có nhiệt huyết, có bề dày
thành tích và có uy tín với tập thể, hiệu trưởng mạnh dạn sử dụng phong cách lãnh đạo
ủy quyền cho cá nhân, tập thể này.
Với những giáo viên mới về trường, mới ra trường, hiệu trưởng khéo léo sử
dụng phong cách lãnh đạo chỉ đạo, hướng dẫn để giúp đỡ họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Việc sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp
tình huống quản lý cụ thể ở nhà trường. Hiệu trưởng đã xác định, việc dùng người
phải hợp lý, đúng năng lực và sở trường của họ, đúng người, đúng việc, chớ “dùng thợ
mộc làm nghề thợ rèn” và phải cho họ hiểu rõ mọi mặt các công việc họ phải phụ
trách. Hiệu trưởng đã tạo mơi trường làm việc thoải mái, vui tươi, có tinh thần đồn
kết, hợp tác, cảm thơng cùng nhau trong mọi lĩnh vực để hoàn thành nhiệm vụ.

9


3. Kế hoạch hành động vận dụng những điều đã học trong phong cách lãnh đạo
của hiệu trưởng trường Tiểu học Lộc Giang A, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa,
tỉnh Long An, năm học 2019-2020
Để trang bị nội dung kiến thức vững chắc về phong cách lãnh đạo trong quản lý
cũng như phát triển kĩ năng cho việc vận dụng linh hoạt sáng tạo mang tính bền vững
các loại hình phong cách lãnh đạo, tiến tới phong cách lãnh đạo tối ưu: Phong cách
lãnh đạo dân chủ phù hợp với mơi trường lãnh đạo thì việc làm cơ bản nhất, cấp thiết
nhất đối với người quản lý là phải xây dựng được kế hoạch cụ thể trong thời gian tới.

1. Nghiên cứu
những vấn đề

liên quan đến
lý luận về
phong cách
lãnh đạo

Kết quả/ mục tiêu
cần đạt
Người/ đơn vị thực
hiện
Người/đơn vị phối
hợp thực hiên
Điều kiện thực hiện

Cách thức thực hiện

Rủi ro
Hướng khắc phục

2. Tìm hiểu
hồn
cảnh
sống, trình độ
chun mơn,
các đặc điểm
tâm lý khác
của từng giáo
viên,
cơng
nhân
viên;

trình độ phát
triển của tập
thể

10

Kết quả/ mục tiêu
cần đạt
Người/ đơn vị thực
hiện
Người/đơn vị phối
hợp thực hiện
Điều kiện thực hiện

- Nghiên cứu để vận dụng lý luận vào từng
loại phong cách và điều kiện áp dụng.
- Hiệu trưởng
- Giáo viên, công nhân viên
- Cơng đồn
- Phương tiện; tài liệu về phong cách lãnh
đạo, kinh nghiệm vận dụng phong cách lãnh
đạo cán bộ quản lý trường bạn.
- Cơng đồn hỗ trợ kinh phí
- Thời gian: 2 tháng
- Tìm tài liệu về phong cách lãnh đạo, thu
thập thêm các tài liệu có liên quan khác qua
các nguồn thông tin.
- Giao lưu với đồng nghiệp về phong cách
lãnh đạo, học tập với các cán bộ quản lý có
kinh nghiệm, tìm hiểu về kĩ năng vận dụng

phong cách lãnh đạo trong quản lý
- Tài liệu thất lạc.
- Tài liệu không cập nhật.
- Văn thư, thư viện thiếu hợp tác.
- Truy tìm trong thư viện.
- Truy tìm trên mạng internet.
- Dùng kỹ năng thuyết phục văn thư, thư
viện nhiệt tình giúp đỡ.
- Hiểu được đặc điểm tâm lý của từng giáo
viên, cơng nhân viên: hồn cảnh sống, trình
độ chun mơn, thâm niên cơng tác, khí chất,
tuổi tác.
- Đánh giá chính xác để xác định tập thể sư
phạm ở trường phát triển ở mức độ nào.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng,
giáo viên
- Cơng đồn
- Cơng đồn hỗ trợ kinh phí
- Kế hoạch dự giờ, kiểm tra
- Thời gian: 2 tháng


3. Rèn luyện
phong cách
giao tiếp, ứng
xử với tập thể

phạm
trong
nhà

trường

11

- Tổ chức nhiều cuộc sinh hoạt để tiếp cận,
gần gũi trò chuyện , thăm hỏi về hoàn cảnh
sống để nắm hoàn cảnh của họ, xem họ có
những khó khăn, vướng mắc.
- Phối hợp với tổ chức cơng đồn, đồn
Cách thức thực hiện thanh niên trong công tác.
- Tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp để
làm cơ sở cho quá trình nhận xét đành giá
trình độ đội ngũ.
- Phân loại giáo viên sát với trình độ chun
mơn của họ.
- Giáo viên, nhân viên thiếu hợp tác, tránh
né.
- Việc đánh giá giáo viên, nhân viên của các
tổ chức trong nhà trường chưa chính xác. Bộ
Rủi ro
phận tham mưu cho Hiệu trưởng chưa thực
hiện tốt.
- Các văn bản về chế độ cho nhà giáo khơng
rõ, chưa cập nhật.
- Thiếu kinh phí.
- Tạo sự gần gũi, thân thiện, thể hiện sự lắng
nghe, chia sẻ, thông cảm.
- Yêu cầu các phiếu đánh giá cần chi tiết,
việc tổ chức đánh giá cần chính xác, khách
quan.

- Thuyết phục các tổ chức tham mưu chính
Hướng khắc phục
xác.
- Quy định chi trả đúng thời gian.
- Thường xuyên cập nhật các văn bản mới.
- Huy động từ các nguồn ngoài ngân sách
nhà nước, các mạnh thường quân, hội cựu
học sinh của trường.
- Tính cách hiệu trưởng phải điềm tĩnh, tự tin,
cởi mở, hòa đồng với tập thể.
Kết quả/ mục tiêu
- Hiệu trưởng cần thể hiện tinh thần” biết hạ
cần đạt
mình cho vừa tầm với mọi người và mong
muốn nâng mọi người cho vừa tầm với mình.
Người/ đơn vị thực
- Hiệu trưởng
hiện
Người/đơn vị phối - Thời gian: Cả năm học 2019-2020
hợp thực hiên
- Có tinh thần học tập và mong muốn vươn
Điều kiện thực hiện lên trong công tác và đem lại sự phát triển
cho nhà trường.
- Rèn luyện khả năng lắng nghe, khả năng
Cách thức thực hiện kiềm chế khi giải quyết công việc, khi trao
đổi, đàm phán với giáo viên công nhân viên


Rủi ro


Hướng khắc phục

4. Vận dụng
lý luận phong
cách lãnh đạo
vào từng tình
huống quản


Kết quả/ mục tiêu
cần đạt
Người/ đơn vị thực
hiện
Người/đơn vị phối
hợp thực hiên

Điều kiện thực hiện

Cách thức thực hiện

Rủi ro

12

cũng như khi có ý kiến trái chiều.
- Tạo mối quan hệ chặt chẽ, đồng thuận với
lãnh đạo như hình với bóng.
- Thường xun đặt mình vào vị trí của
người khác để xử lí cơng việc.
- Một số giáo viên thiếu tinh thần hợp tác,

thích làm việc cá nhân và làm theo cảm tính.
- Một số GV hạn chế kỹ năng giao tiếp.
Hiệu trưởng:
- Người kiến tạo đổi mới, sáng tạo
- Xây dựng những giá trị, văn hóa nhà trường.
- Hướng về người học, xây dựng kỹ năng
sống.
- Tạo lập môi trường hợp tác, thân thiện, gần
gũi, chia sẻ.
- Đối xử công bằng trong công việc.
- Vận dụng thành thạo lý luận về phong cách
lãnh đạo trong công tác quản lý nhà trường
thành kĩ năng số lấy đó làm cơ sở hình thành
phẩm chất của bản thân hiệu trưởng.
- Hình thành kĩ năng vận dụng lý luận vào
thực tế.
- Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên.
- Cơng đồn
- Cần có sự thống nhất cao và ủng hộ, tạo
điều kiện cho nhau trong các thành viên.
- Trình độ phát triển của tập thể sư phạm ở
mức cao, mỗi thành viên đều có ý thức vươn
lên vì sự nghiệp chung.
-Thời gian: 1 năm
- Quan tâm xây dựng tập thể, nâng cao trình
độ của tập thể.
- Thống nhất hành động trong ban giám hiệu,
đội ngũ giáo viên cốt cán, những việc trong
quản lý phải được bàn luận trong tập thể sư
phạm và đưa vào kế hoạch tổng thể của nhà

trường.
- Bản thân chưa tự tin với tập thể sư phạm
mà bản thân mới được luân chuyển về làm
quản lý, chưa có kinh nghiệm giải quyết
những vấn đề nảy sinh để có thể ứng phó kịp
thời phù hợp.
- Cấp dưới có thể chưa quen, chưa thích nghi
với phong cách của hiệu trưởng mới nên có
thể sẽ chưa ủng hộ.


Hướng khắc phục

5. Thu thập
thông
tin
phản hồi từ
việc
thực
nghiệm

vận
dụng
công tác thực
hành

Kết quả/ mục tiêu
cần đạt
Người/ đơn vị thực
hiện

Người/đơn vị phối
hợp thực hiện
Điều kiện thực hiện

Cách thức thực hiện

Rủi ro
Hướng khắc phục

13

- Có thể có những tình huống mà hiệu trưởng
sử dụng phong cách lãnh đạo chưa thành
công.
- Chú ý theo dõi sự chuyển biến của đối
tượng áp dụng xem hiệu quả của việc vận
đụng phong cách lãnh đạo đạt ở mức độ nào
từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp, kịp thời.
- Bền vững thực hiện, vận dụng linh hoạt
sáng tạo , nhạy cảm để tạo sự chuyển biến tốt
với các đối tượng chưa tiến bộ và mở rộng
dần việc vận dụng phong cách lãnh đạo ra
nhiều đối tượng tùy theo đặc điểm riêng của
từng đối tượng mà lựa chọn phong cách phù
hợp.
-Ở những tình huống quản lý chưa đạt kết
quả mong đợi thì hiệu trưởng phải nghiêm
túc rút kinh nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân
để nhanh chống thay đổi phong cách lãnh
đạo sao cho phù hợp.

- Nắm được thông tin phản hồi.
- Mở rộng phạm vi áp dụng.
- Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên.
- Cơng đồn
- Cần có sự phối hợp giữa các lực lượng.
Kinh phí cơng đồn hỗ trợ.
- Thời gian: 1 tháng
- Tổ chức các cuộc tọa đàm sinh hoạt để tiếp
cận thu thập thông tin
- Giao lưu với đồng nghiệp về phong cách
lãnh đạo, học tập với các cán bộ quản lý có
kinh nghiệm, tìm hiểu về kĩ năng vận dụng
phong cách lãnh đạo trong quản lý.
- Thông tin thiếu chính xác, mang tính chủ
quan.
- Cần kiểm tra đánh giá độ chính xác của
nguồn tin.


4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng là nhân tố quyết định nhất, chủ đạo giúp
hiệu trưởng thành công trong các lĩnh vực quản lý của mình. Do vậy, hiệu trưởng cần
phải nghiên cứu sâu, nắm được ưu nhược điểm của từng loại phong cách lãnh đạo, tác
dụng của từng loại phong cách để vận dụng sáng tạo phong cách lãnh đạo phù hợp
trong tình huống quản lý, phù hợp với đặc điểm tâm lý của đội ngũ và phù hợp với
trình độ phát triển của tập thể sư phạm thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao.
Mối quan hệ giữa hiệu trưởng và tập thể sư phạm nhà trường cần được xây
dựng trên cơ sở tập trung dân chủ: “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Hiệu trưởng
với tập thể sư phạm nhà trường phải thể hiện hiệu trưởng “như thuyền”; giáo viên,

cơng nhân viên “như nước” như thế thì “ thuyền xơ sóng dậy, nước đẩy thuyền lên”,
tạo mơi trường làm việc thân thiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục.
Điều quan trọng hơn là hiệu trưởng phải biết vận dụng phong cách lãnh đạo
dân chủ, coi đây là phong cách lãnh đạo chủ đạo trong công tác quản lý của mình. Vận
dụng khéo léo các phong cách lãnh đạo phù hợp với tình hình sư phạm cụ thể ở nhà
trường, hiệu trưởng nhất định sẽ thành công và đạt mức độ cao ở nghệ thuật lãnh đạo.
4.2. Kiến nghị
Lãnh đạo SGDĐT-PGDĐT: Cần tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý nhà trường
tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kĩ năng quản lý trường học.
Đảng ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà
trường tích cực hỗ trợ mọi mặt trong điều kiện cụ thể để hiệu trưởng hoàn thành tốt
nhiệm vụ quản lý của mình.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 Ban hành Điều lệ trường tiểu
học.
2. Luật giáo dục số 43/2019/QH 14, Hà Nội ngày 14 tháng 6 năm 2019 có hiệu lực
thi hành 1/7/2020.
3. Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông
4. Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.Hồ Chí Minh (2013), tài liệu học tập “Bồi
dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông”.
5. Trần Thu Thảo( 2009), Giải đáp tình huống pháp luật dành cho hiệu trưởng.
6. Lê Quỳnh( 2006), Cẩm nang nghiệp vụ quản lý trường học.
7. Trần Quang Quý(2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ
giáo viên.
8. Lê Văn Yên(2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.

9. Học viên có tham khảo tài liệu của các khóa trước.

15



×