Tải bản đầy đủ (.pdf) (324 trang)

Đặc điểm của tiếng việt thế kỷ xii qua cứ liệu từ điển annam lusitan latinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.9 MB, 324 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

BÙI THỊ MINH THÙY

ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG VIỆT THẾ KỶ XVII

QUA CỨ LIỆU
TỪ ĐIỂN ANNAM - LUSITAN - LATINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

BÙI THỊ MINH THÙY

ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG VIỆT THẾ KỶ XVII

QUA CỨ LIỆU
TỪ ĐIỂN ANNAM - LUSITAN - LATINH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62220240
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ TRUNG HOA
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:



1. PGS.TS. DƯ NGỌC NGÂN
2. PGS. TS. HOÀNG QUỐC
PHẢN BIỆN:

1. PGS. TS. ĐẶNG NGỌC LỆ
2. PGS. TS. TRẦN THỊ NGỌC LANG
3. TS. HUỲNH BÁ LÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu trong luận án là cơ sở lý luận nghiên cứu khoa học.
Nội dung của luận án do tôi tự nghiên cứu, phân tích một cách trung thực,
khách quan và phù hợp với thực tiễn của ngành học.
Nội dung của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.

Tp Hồ Chí Minh, Ngày 05 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận án

NCS. Bùi Thị Minh Thùy


LỜI TRI ÂN
Xin kính gởi lời tri ân chân thành đến quý Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đã
tận tâm giảng dạy và hướng dẫn em trong thời gian qua.

Xin chân thành tri ân Bề trên Tổng quyền, Ban Tổng Cố vấn, và tồn thể
chị em trong Dịng nữ Đa Minh Rosa Lima, đặc biệt quý chị em Tu viện Mẹ
Thiên Chúa đã hy sinh thật nhiều cho em.
Xin thành kính ghi ơn cha mẹ, anh chị em trong gia đình đã ln trợ giúp
con bất cứ lúc nào con cần.
Xin tri ân Cha Cố Đa Minh Vũ Hồng Nho, Cha Bác Giuse Nguyễn Công
Đoan S.J, và quý Cha Dòng Tên.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn PGS. TS Lê Trung Hoa, người đã tận tâm
giúp đỡ em thực hiện tốt luận án này. Xin tri ân quý Thầy Cơ giáo đã góp
cơng sức và chỉ dẫn để cơng trình khoa học này được hồn thành.
Nguyện cầu cho tất cả mọi người ln sống an bình, thịnh đạt,
dồi dào sức khỏe và gặp được may lành.
Tp Hồ Chí Minh, Ngày 05 tháng 3 năm 2019
Bùi Thị Minh Thùy


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ALL: ........................ Annam – Lusitan – Latinh
PGTN: ..................... Phép giáng tám ngày
A.de Rhodes : .......... Alexandre de Rhodes
BCTT: ..................... Báo cáo tóm tắt về tiếng An Nam hay Đông – kinh
tr: ............................. trang
→ : ........................... đến
gt: ............................. giải thích
Nxb ........................... Nhà xuất bản.


156


MỤC LỤC
DẪN NHẬP ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ............................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
5. Ngữ liệu nghiên cứu và giới hạn đề tài .......................................................... 5
6. Đóng góp của luận án .................................................................................... 6
7. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI .......................................................................................................... 9
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................ 9
1.2. Lược sử tiếng Việt - các thời kỳ và đặc điểm .................................................. 12
1.3. Các vấn đề liên quan đến từ điển ..................................................................... 15
1.3.1. Về từ điển học ....................................................................................... 15
1.3.2. Từ điển Annam - Lusitan - Latinh ........................................................ 21
1.4. Những vấn đề liên quan đến nghiên cứu ngữ âm lịch sử ................................. 34
1.4.1. Ngữ âm học và âm vị học ..................................................................... 34
1.4.2. Mối liên hệ giữa âm và chữ................................................................... 37
1.5. Những vấn đề liên quan đến nghiên cứu từ vựng lịch sử ................................ 39
1.5.1. Khái niệm về từ ..................................................................................... 39
1.5.2. Phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa ..................................................... 40
1.5.3. Phân biệt từ cổ và từ lịch sử .................................................................. 42
1.6. Những vấn đề liên quan đến nghiên cứu ngữ pháp lịch sử .............................. 43
1.6.1. Khái niệm hư từ..................................................................................... 43
1.6.2. Khái niệm đoản ngữ .............................................................................. 44
1.7. Tiểu kết............................................................................................................. 47


157

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT THẾ KỶ XVII
QUA CỨ LIỆU TỪ ĐIỂN ANNAM - LUSITAN - LATINH ................................. 48
2.1. Đặc điểm về chữ viết........................................................................................ 48
2.1.1. Chữ cái .................................................................................................. 48
2.1.2. Chính tả ................................................................................................. 50
2.2. Đặc điểm ngữ âm ............................................................................................. 52
2.2.1. Âm đầu .................................................................................................. 52
2.2.2. Âm đệm ................................................................................................. 62
2.2.3. Âm chính ............................................................................................... 62
2.2.4. Âm cuối ................................................................................................. 67
2.2.5. Thanh điệu ............................................................................................. 68
2.2.6. Một số các diễn biến có thể ghi nhận .................................................... 69
2.3. Tiểu kết............................................................................................................. 70
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT THẾ KỶ XVII
QUA CỨ LIỆU TỪ ĐIỂN ANNAM - LUSITAN - LATINH ................................. 72
3.1. Tổng quan về từ vựng trong Từ điển Annam - Lusitan - Latinh ....................... 72
3.1.1. Từ đơn tiết – từ đa tiết ........................................................................... 72
3.1.2. Từ đơn nghĩa – từ đa nghĩa ................................................................... 73
3.1.3. Từ đồng âm ........................................................................................... 76
3.1.4. Từ đồng nghĩa ....................................................................................... 77
3.1.5. Từ vay mượn ......................................................................................... 80
3.2. Một số lớp từ ngữ đặc biệt ............................................................................... 83
3.2.1. Từ ngữ hiện nay khơng cịn nữa ........................................................... 83
3.2.2. Từ ngữ chỉ các đối tượng xã hội ........................................................... 87
3.2.3. Từ hơ gọi nhìn từ góc độ văn hóa ......................................................... 88
3.2.4. Từ ngữ địa phương ................................................................................ 94
3.2.5. Từ ngữ nghề nghiệp ............................................................................ 105
3.2.6. Từ ngữ thuộc phạm vi tơn giáo, tín ngưỡng ....................................... 106
3.2.7. Thành ngữ ........................................................................................... 107
3.2.8. Địa danh .............................................................................................. 111

3.3. Tiểu kết........................................................................................................... 113


158
CHƯƠNG 4 ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT THẾ KỶ XVII QUA CỨ LIỆU
TỪ ĐIỂN ANNAM - LUSITAN - LATINH ........................................................ 115
4.1. Trong phần Báo cáo tóm tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh ..................... 115
4.2. Trong Từ Điển Annam - Lusitan - Latinh...................................................... 118
4.2.1. Đặc điểm về các ngữ ........................................................................... 118
4.2.2. Đặc điểm về cách sử dụng hư từ ......................................................... 136
4.2.3. Đặc điểm về một số các hình thức lặp lại ........................................... 146
4.3. Tiểu kết........................................................................................................... 149
KẾT LUẬN............................................................................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................156
NGUỒN TƯ LIỆU .................................................................................................178
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC .................................................179
PHỤ LỤC .......................................................................................đánh số trang riêng


1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ của dân tộc nào thì thể hiện nét văn hóa của dân tộc ấy. Hiểu biết
về ngôn ngữ của dân tộc nào thì phần nào hiểu được lịch sử của dân tộc và hiểu
được văn hóa của dân tộc ấy. Trong sự phát triển của dân tộc, ngơn ngữ đóng góp
một phần khơng nhỏ. Hiện nay, tiếng Việt đã đưa văn hóa Việt Nam lan tỏa ra thế
giới và ngược lại nó cũng đưa văn hóa thế giới đến với dân tộc Việt Nam. Vì vậy,
nhu cầu hiểu biết về lịch sử dân tộc và lịch sử văn hóa Việt Nam thường kèm theo
nhu cầu hiểu biết về tiếng Việt lịch sử.

Tiếng Việt đã được giảng dạy tại nhiều trường đại học có tầm cỡ thuộc nhiều
quốc gia trên thế giới: Ở Hoa Kì, tiếng Việt đã được giảng dạy trong các trường đại
học bắt đầu từ những năm 1950; ở châu Âu, trong các đại học tại Pháp, Đức, Anh,
Nga và ở các nước châu Á như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Australia tiếng Việt cũng đã được giảng dạy. Trong việc giảng dạy này, tiếng
Việt lịch sử ắt hẳn là bộ môn không thể thiếu.
Năm 1651, Từ điển Annam – Lusitan – Latinh (thường gọi là Từ điển ViệtBồ-La) 1 được xuất bản tại Roma. Đây là tác phẩm đánh dấu mốc lịch sử quan trọng
của tiếng Việt. Vì thế, “hiếm có cơng trình nào khảo sát tiếng Việt về mặt lịch sử lại
khơng một lần trích dẫn Từ điển Việt-Bồ-La. Nói cách khác, Từ điển Việt-Bồ-La là
một trong những nguồn cứ liệu gần như bắt buộc” (Hồng Dũng, 1991, tr.5).

Lời nói đầu cuốn Từ điển Annam – Lusitan – Latinh (1991), Viện Khoa học
Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Bản thân Từ điển Việt-Bồ-La là
một kho lưu trữ “bỏ túi” về hàng trăm, hàng ngàn di tích văn hóa thế kỷ XVII. Đó
là những di tích về dạng chữ Việt Latinh hóa đầu tiên, về diện mạo ngữ âm, ngữ
pháp, từ vựng tiếng Việt thời ấy, về nhiều từ cổ nay không còn nữa hoặc nghĩa đã
biến đổi, về những vật cổ, phong tục tập quán cổ,… được ghi chép hoặc mô tả trong

1

Trong luận án, chúng tôi sử dụng tên gọi Từ điển Annam – Lusitan – Latinh (từ đây sẽ viết tắt là
Từ điển ALL). Tuy nhiên, khi trích dẫn chúng tôi sẽ giữ lại cách gọi mà các tác giả đã sử dụng.


2
hàng trăm trang từ điển.” (tr.5)
Nguyễn Tài Cẩn (1997) cũng đã phát biểu rằng: “…Từ điển Việt-Bồ-La vốn
do nhà truyền giáo Pháp là A. de Rhodes biên soạn và công bố năm 1651 tại Rome.
Cuốn này cùng với những tài liệu quốc ngữ đương thời là một kho tài liệu quý về
tiếng Việt thế kỷ XVII” (tr.13). Ông đã dựa vào cứ liệu của Từ điển ALL để khởi

đầu cho việc đi ngược dòng lịch sử và đã đưa ra nhiều những đóng góp giá trị và
hữu ích cho việc nghiên cứu tiếng Việt lịch sử.
400 năm qua, từ khi hình thành chữ quốc ngữ đến nay, Từ điển ALL - một
cơng trình của tập thể các giáo sĩ người Bồ Đào Nha và công ghi chép tổng hợp lại
của giáo sĩ Alexandre de Rhodes - đã là cứ liệu cho nhiều nhà nghiên cứu tiếng Việt
thế kỷ XVII ở nhiều cấp độ khác nhau.
Trong một thế kỷ qua (từ năm 1912 với bài báo của Maspero đến năm 2011
với cuốn sách của Trần Trí Dõi), đã có nhiều nhà khoa học tham gia khảo sát các
mặt ngữ âm – chữ viết, từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp của tiếng Việt thế kỷ XVII
và đã công bố trong hàng trăm quyển sách và bài báo nhưng chưa có một cơng trình
nào khảo cứu tồn bộ các mặt vừa nêu dựa trên cứ liệu là Từ điển ALL. Giá trị Từ

điển của A. de Rhodes đối với ngành từ điển học ở Việt Nam, đối với việc nghiên
cứu lịch sử tiếng Việt và đối với việc nghiên cứu lịch sử chữ quốc ngữ là điều không
thể phủ nhận.
Từ những thực tiễn nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài của luận án mong
đóng góp thêm vào q trình nghiên cứu tiếng Việt lịch sử. Đây chính là lí do để
chúng tơi chọn đề tài.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của luận án là “đặc điểm của tiếng Việt thế kỷ XVII” được
phản ánh qua Từ điển ALL.
2.2. Mục đích nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài nhằm đạt ba mục đích sau:


3
- Một là, luận án xây dựng được cơ sở lý thuyết nhờ đó tìm ra được đặc điểm
của ngơn ngữ trong một giai đoạn lịch sử trên bình diện ngữ âm - chữ viết, từ vựng
- ngữ nghĩa, ngữ pháp.

- Hai là, luận án tập trung khảo sát đặc điểm của tiếng Việt thế kỷ XVII ở các
bình diện ngữ âm - chữ viết, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp dựa trên cứ liệu là Từ

điển ALL từ đó xác định được đặc điểm của tiếng Việt thế kỷ XVII, nêu được giá
trị của Từ điển ALL.
- Cuối cùng, qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi tập hợp các ngữ liệu đã nghiên
cứu vào trong phần phụ lục nhằm phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến đề tài mà luận án đã gợi mở.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án dựa trên cứ liệu chính là Từ điển ALL và một số văn bản chữ Quốc
ngữ đặc trưng cho tiếng Việt thế kỷ XVII để tìm ra được “đặc điểm của tiếng Việt

thế kỷ XVII” trên các bình diện: ngữ âm - chữ viết, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp.
Luận án tập trung vào một số điểm sau:

- Về mặt ngữ âm - chữ viết: Luận án có nhiệm vụ tìm ra đặc điểm của ngữ
âm tiếng Việt thế kỷ XVII qua hình thức chữ viết mới hình thành đã được ghi lại
trong Từ điển ALL.

- Về mặt từ vựng – ngữ nghĩa: Luận án có nhiệm vụ tìm ra nét đặc biệt trong
hệ thống từ vựng tiếng Việt thế kỷ XVII đã được phản ánh qua Từ điển ALL.

- Về mặt ngữ pháp: Luận án có nhiệm vụ tìm ra được đặc điểm về ngữ pháp
tiếng Việt của thế kỷ XVII qua Từ điển ALL.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp chủ yếu để thống kê tần số các đơn vị ngôn ngữ xuất
hiện trong Từ điển ALL về: ngữ âm - chữ viết, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp. Từ



4
các số liệu thống kê mang tính định lượng đó, chúng tôi chứng minh đặc điểm của
tiếng Việt thế kỷ XVII. Chúng tôi cũng sử dụng một số phần mềm tin học như: phần
mềm WsegPotag-XP, đây là phần mềm tách từ giúp liệt kê các mục từ trong từ điển;
phần mềm CorpuScan, giúp thống kê tần số các lần xuất hiện của các từ. Tuy nhiên,
vì hình thức chữ Quốc ngữ thuở ban đầu ở Từ điển ALL chưa có sự thống nhất, nên
kết quả từ việc sử dụng phần mềm chỉ mang tính tương đối. Chúng tơi phải dị để
kiểm tra lại trên văn bản một lần nữa mới có được kết của cuối cùng.
- Phương pháp miêu tả và phân tích
Khi phân tích và miêu tả các trường hợp cụ thể trong Từ điển ALL trên từng
bình diện ngơn ngữ, chúng tơi tìm ra được những đặc điểm của tiếng Việt thế kỷ
XVII trên các bình diện ấy.
- Phương pháp so sánh lịch sử
Theo Nguyễn Thiện Giáp (2012. tr 532-555 và 2016a. tr.425), phương pháp
so sánh lịch sử là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của ngôn ngữ học lịch sử. Ngôn
ngữ học lịch sử là khoa học nghiên cứu sự biến đổi của ngôn ngữ và những hậu quả
của nó. Mục đích của phương pháp so sánh lịch sử chẳng những là so sánh các ngôn
ngữ và các hiện tượng của chúng mà còn là so sánh sự phát triển của các ngôn ngữ
thân thuộc. Đối với phương pháp nghiên cứu này, tư liệu luôn là cơ sở của mọi sự
phân tích. Phương pháp so sánh lịch sử khác với phép đối chiếu đơn giản ở chỗ: Các
hiện tượng được quan sát, được rút ra từ tất cả các ngôn ngữ thân thuộc, các sinh
ngữ và tử ngữ, các ngơn ngữ văn học có văn tự và các ngơn ngữ chưa có văn tự.
Ví dụ: (Theo Nguyễn Thiện Giáp, 2012. tr 541)
 So sánh từ vựng của tiếng Việt và tiếng Mường trong các trường hợp sau:
Tiếng Việt



gái


gốc

gạo

Tiếng Mường

ca

cải

cốc

cào

Ví dụ so sánh này cho thấy giữa hai ngơn ngữ thân thuộc có sự tương
ứng giữa /k/ và /g/.
 So sánh và ghi nhận những hiện tượng biến đổi ngữ âm (nguyên âm, phụ âm,


5
bán âm) ở tiếng Việt do các quy luật ngữ âm chi phối như:

Phụ âm: [k]→ [g] như: cận → gần, ký → ghi, kỷ → ghế, kính → gương,…
Nguyên âm: [a] → [ă] gian → căn (nhà), [iê] → [ê] thiêm → thêm,..
Thanh điệu: [thanh 3] → [thanh 6] lãnh → lạnh, mãnh → mạnh,…
 Hoặc, chúng tôi cũng dùng phương pháp này để so sánh và ghi nhận những
hiện tượng về luật đồng hoá ngữ âm trong tiếng Việt lịch sử. Ví dụ như:

Âm đầu: khách thứa (Từ điển ALL) → khách khứa (hiện nay)

Vần: ngoan ngõ (Từ điển ALL) → ngoan ngỗn (hiện nay)
Thanh điệu: lơng mí, bồ nhin (Từ điển ALL) → lơng mi, bồ nhìn (hiện nay)
5. Ngữ liệu nghiên cứu và giới hạn đề tài
5.1. Ngữ liệu nghiên cứu
Nguồn ngữ liệu chính của đề tài đó là Từ điển ALL của Alexandre de Rhodes
xuất bản năm 1651 tại Roma (bản chụp gốc). Từ điển này gồm hai nội dung: một là
Báo cáo tóm tắt về tiếng An Nam hay Đông - kinh gồm 31 trang được sắp xếp lên
đầu cuốn Từ điển và được đánh số trang tách biệt với cuốn từ điển; hai là Từ điển
Annam Lvsitan Latinh phần này gồm 900 cột ghi 22 mẫu tự theo chữ cái Latinh,
phần dịch nghĩa của các mục từ trong Từ điển chúng tôi sử dụng bản in 1991, NXB
Khoa học Xã hội. Chúng tôi thống kê và sắp xếp toàn bộ các mục từ trong Từ điển

ALL thành một bảng từ gồm 11.400 đơn vị mục từ sắp xếp theo thứ tự a,b,c… như
trong phần phụ lục. Đây là nguồn ngữ liệu chính đủ tin cậy để khảo sát thực hiện đề
tài luận án. Tuy nhiên, bảng từ 11.400 đơn vị mục từ của Từ điển ALL phần lớn sử
dụng để khảo sát về ngữ âm và chữ viết, từ vựng và ngữ nghĩa. Riêng ở bình diện
ngữ pháp thì các đơn vị mục từ của Từ điển ALL không đủ để nghiên cứu ở cấp độ
câu. Vì thế, trong những trường hợp đặc biệt chúng tôi sử dụng ngữ liệu trong “Phép

giảng tám ngày” , tác phẩm văn xuôi của cùng một tác giả, in cùng một thời điểm
để khảo sát.
Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng thêm một số ngữ liệu để so sánh và đối


6
chiếu. Các ngữ liệu phụ thêm bao gồm: An Nam dịch ngữ, Vương Lộc giới thiệu và
chú giải, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, 1995 (từ điển kế trước Từ điển

ALL); Tự vị Annam – Latinh, Pigneaux de Behaine, P, (Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc
Xuyên dịch và giới thiệu), Nxb Trẻ, 1999 (từ điển kế sau Từ điển ALL); Từ điển


tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB Từ điển Bách Khoa, 2010 tại Hà Nội (phản
ánh tiếng Việt hiên nay). Chúng tôi chọn nguồn ngữ liệu này để đối chiếu tìm ra đặc
điểm tiếng Việt thế kỷ XVII được phản ánh trong Từ điển ALL.
5.2. Giới hạn của đề tài
Trong việc khảo sát đối tượng là “tiếng Việt thế kỷ XVII,” chúng tôi chú
trọng đến “đặc điểm” trên các bình diện ngữ âm - chữ viết, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ
pháp. Những trường hợp có tần số xuất hiện không đáng kể, chưa đủ thuyết phục để
làm thành “đặc điểm tiếng Việt thế kỷ XVII” chúng tôi bỏ qua.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Đóng góp về lý luận
Luận án trình bày hệ thống lý luận giúp xác định đặc điểm ngơn ngữ của tiếng
Việt trên các bình diện trong một giai đoạn lịch sử.
Phần lý luận này chứng minh khả năng phản ánh tiếng Việt thế kỷ XVII của

Từ điển ALL.
6.2. Đóng góp thực tiễn
Đề tài có giá trị nhất định trong việc góp phần nghiên cứu lịch sử tiếng Việt.
Đồng thời đề tài không chỉ bổ trợ cho ngành ngơn ngữ học mà cịn bổ trợ cho các
ngành như: văn hóa, lịch sử, nhân học, dân tộc học…
Luận án góp thêm vào việc xác định rõ đặc điểm tiếng Việt thế kỷ XVII. Kết
quả luận án mong đóng góp cho người học tập và nghiên cứu tiếng Việt lịch sử, có
cái nhìn tổng qt về tiếng Việt thế kỷ XVII và cái nhìn chi tiết trên từng bình diện:
ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp.
Các ngữ liệu thống kê trong phần phụ lục có thể sử dụng để nghiên cứu các


7
vấn đề liên quan đến đề tài của luận án, ví dụ: bảng từ thống kê tồn bộ mục từ trong
từ điển, bảng đính chính, bảng chính tả, bảng các lớp từ, các cấu trúc ngữ,…

Bảng từ thống kê toàn bộ các mục từ trong từ điển, có thể viết thành một phần
mềm chạy trên máy tính giúp tra cứu nhanh khi nghiên cứu Từ điển ALL, hoặc có
thể đăng tải trên các website giúp tra cứu online.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài Dẫn nhập, phần Kết luận, nội dung luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan và những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài. Chương
này trình bày: lịch sử nghiên cứu tiếng Việt thế kỷ XVII dựa trên cứ liệu là Từ điển

ALL. Giới thiệu tác giả và Từ điển ALL. Trình bày các lý thuyết giúp nhận diện đặc
điểm của tiếng Việt thế kỷ XVII: trên bình diện ngữ âm và chữ viết như khái niệm

“âm vị, âm vị học, ngữ âm học”…; trên bình diện từ vựng như các khái niệm “từ
cổ, từ lịch sử, từ dân tộc, từ địa phương, từ nghề nghiệp, từ đa nghĩa, từ đồng âm”,…;
trên bình diện ngữ pháp như “các loại từ, cấu trúc ngữ, cấu trúc câu”... Ngồi ra,
luận án cũng trình bày lý thuyết về từ điển học, cấu trúc vĩ mô và vi mô của từ điển;

khái niệm mục từ, mục từ đầu mục, mục từ con. Chúng tôi xác định khả năng và
mức độ phản ánh đặc điểm một ngôn ngữ vào từ điển vừa đối chiếu vừa giải thích
từ đó vẽ ra lát cắt đồng đại của tiếng Việt thế kỷ XVII.

Chương 2: Đặc điểm ngữ âm và chữ viết tiếng Việt thế kỷ XVII qua cứ liệu
Từ điển ALL. Trong chương này, chúng tôi sử dụng cứ liệu ở Từ điển ALL để lý
luận và chứng minh đặc điểm về ngữ âm và chữ viết tiếng Việt thế kỷ XVII.

Chương 3: Đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt thế kỷ XVII qua cứ liệu
Từ điển ALL. Trong chương này, chúng tôi lý luận và chứng minh đặc điểm từ vựng
ngữ nghĩa tiếng Việt thế kỷ XVII được phản ánh qua Từ điển ALL.

Chương 4: Đặc điểm ngữ pháp tiếng Việt thế kỷ XVII qua cứ liệu Từ điển

ALL. Trong chương này, chúng tôi lý luận và chứng minh đặc điểm ngữ pháp tiếng
Việt thế kỷ XVII thể hiện trong Từ điển ALL.
Ngồi bốn chương chính, luận án cịn có phần tài liệu tham khảo. Phụ lục


8
gồm 134 trang bao gồm: Nguồn ngữ liệu khảo cứu; bảng đính chính (Appendix) của
Alexandre de Rhodes và những thơng tin nghiên cứu liên quan; bảng thống kê các
hình thức chữ viết mà Từ điển ALL ghi khác với Từ điển tiếng Việt hiện đại; bảng
thống kê các lớp từ; bảng thống kê các cấu trúc ngữ ở tiếng Việt thế kỷ XVII,v.v..
Hơn nữa, chúng tơi cũng thống kê tồn bộ các mục từ trong Từ điển ALL thành một
bảng từ gồm 173 trang, được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái tiếng Việt... Theo bảng
từ này, người nghiên cứu có thể tìm bất cứ mục từ tiếng Việt nào được ghi lại trong

Từ điển ALL một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vì nhà trường quy định giới hạn số trang
phụ lục của luận án, nên chúng tôi sẽ giới thiệu phụ lục này vào dịp khác.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, nhiều học giả trong nước lẫn nước ngoài đã
nghiên cứu tiếng Việt lịch sử và họ đã gặt hái được những thành quả đáng kể. Việc
nghiên cứu tiếng Việt lịch sử, đặc biệt là tiếng Việt thế kỷ XVII trở nên tương đối
dễ dàng hơn kể từ khi chữ Quốc ngữ ra đời, kể từ khi Từ điển ALL được in năm
1651 tại Roma và cũng kể từ khi chữ Quốc ngữ được sử dụng như một thứ chữ là
của dân tộc.

Theo trình tự thời gian, người đi tiên phong trong việc nghiên cứu tiếng Việt
lịch sử, cụ thể là tiếng Việt thế kỷ XVII, trước hết phải kể đến học giả người Pháp Henri Maspéro. Năm 1912, ông đã nghiên cứu các phụ âm đầu của tiếng Việt trung
đại.
Đến 1961-1962, Nguyễn Khắc Kham đã nghiên cứu “Lược sử cơng trình biên

soạn từ điển Việt ngữ từ thế kỷ XVII” bằng cách khảo sát Từ điển ALL.
Năm 1968, Thanh Lãng đã nghiên cứu “Âm vị học Việt Nam theo thiên ‘Sơ

thảo tiếng An Nam’”; “Cú pháp Việt Nam theo thiên Sơ thảo tiếng An Nam”;
“Ngơn ngữ hình thái học theo thiên ‘Sơ thảo tiếng An Nam’”. Ơng đã cung cấp một
cái nhìn tổng hợp về ngữ pháp tiếng Việt XVII được viết trong phần đầu của quyển

Từ điển ALL của Alexandre de Rhodes. Ông đã nêu lên những nguyên tắc A.de
Rhodes đã đề ra, liệt kê tất cả các ví dụ A.de Rhodes đã dẫn chứng. Tuy nhiên, cơng
trình này có giá trị nghiêng nhiều về sử học.
Tác giả đã tiếp nối việc nghiên cứu hệ thống âm vị của tiếng Việt trung đại
bằng cách sử dụng Từ điển ALL phải kể đến đó là Gregerson (Kenneth J) (1969).
Cơng trình của ơng đã gợi mở để từ đó có những nghiên cứu và khám phá mới thêm
về mặt ngữ âm.
Tiếp theo sau là hai học giả người Pháp là Haudricourt A.G. (1974) và


10
M.Ferlus (1981) đã nghiên cứu về tiếng Việt lịch sử và đã đưa ra những giải thích
về quy luật phát triển của chúng.
Ngoài ra, cũng phải kể đến các tác giả: Trần Xuân Ngọc Lan (1981-1991);
Đinh Văn Đức (1983); Hoàng Dũng (1991), Hoàng Thị Châu (1993); Shimizu
Masaaki (1994); Lý Toàn Thắng - Võ Xuân Quế - Lê Thanh Kim (1997); Phạm
Ngọc Thưởng (1997);… đã nghiên cứu tiếng Việt thế kỷ XVII. Mỗi tác giả cũng
đã khảo sát chuyên sâu ở mỗi bình diện ngơn ngữ và cũng đã có nhiều những đóng

góp giá trị giúp hiểu rõ thêm về đặc điểm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt
giai đoạn này.
Từ năm 1994-1995, sau khi Từ điển ALL được Viện Khoa học Xã hội cho
dịch và in lại năm 1991, Nguyễn Thị Bạch Nhạn đã nghiên cứu và công bố ở nhiều
cơng trình khác nhau về hình thức chữ quốc ngữ và đặc biệt chữ Quốc ngữ của tiếng
Việt thế kỷ XVII như: Chữ quốc ngữ trong từ điển Việt-Bồ-La; Sự biến đổi các hình

thức chữ Quốc ngữ từ 1620 đến 1877 (Luận án Phó Tiến sĩ)...
Đến Nguyễn Tài Cẩn (1997), (1998) đã sử dụng ngữ liệu của Từ điển ALL
làm cơ sở nghiên cứu và minh họa cho nội dung của “Giáo trình lịch sử ngữ âm

tiếng Việt.” Ơng cũng dùng nó để làm cột mốc phân kì tiếng Việt lịch sử “Thử phân
kì lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt”… Trong cơng trình này, người đọc có thể tìm
thấy đặc điểm tiếng Việt thế kỷ XVII trên bình diện ngữ âm.
Nguyễn Thị Phương Trang (1999) đã nghiên cứu hệ thống vần cái, một bộ
phận trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt qua cơng trình: “Hệ thống vần cái tiếng Việt

trong lịch sử và hoạt động chức năng của chúng” (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn). Dựa
trên cơng trình này, người đọc có thể tìm thấy đặc điểm của vần cái tiếng Việt thế
kỷ XVII và những chứng cứ liên quan được trích từ Từ điển ALL.
Nguyễn Ngọc San (2003) trong cơng trình “Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử”,
Nguyễn Thiện Giáp và một số tác giả khác (2005) trong cơng trình “Lược sử Việt

ngữ học” cũng đã nghiên cứu tổng quan về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng
Việt lịch sử. Các nghiên cứu này giúp hiểu thêm về đặc điểm tiếng Việt thế kỷ XVII
phần nào đó dựa trên Từ điển ALL.


11
Tác giả có cơng trình nghiên cứu về từ vựng tiếng Việt thế kỷ XVII dựa trên


Từ điển ALL: trước tiên phải kể đến là Vương Lộc (2010) trong công trình Từ điển
từ cổ. Ơng đã nghiên cứu về phần từ vựng hiện có trong từ Từ điển ALL mà nay
khơng cịn hoặc đã thay đổi nghĩa hoặc mất nghĩa. Lê Trung Hoa trong nhiều cơng
trình nghiên cứu (1999-2016) như: “Nhận xét về cách dùng các từ: ‘được’, ‘bị’,

‘mắc’, ‘chịu’ trong một số văn bản của thế kỉ XVII”; “Tìm hiểu một số thành tố
mất nghĩa trong các từ ghép qua cuốn Dictonarium Annammiticum, Lusitanum et
Latinum (1651) của A. de Rhodes”; “Về các phụ từ chẳng (chăng) và không trong
một số văn bản từ thế kỷ XV đến nay”… cũng đã đóng góp nhiều về việc nghiên
cứu đặc điểm từ vựng tiếng Việt thế kỷ XVII. Bùi Thị Hải với luận văn Thạc sĩ, năm
2000, Tìm hiểu về sự biến đổi ngữ nghĩa của từ Hán Việt trong từ điển Việt-Bồ-La

của A.de Rhodes cũng là một đóng góp ý nghĩa cho việc nghiên cứu đề tài của chúng
tôi. Gần đây, Lê Văn Dũng (2016) đã nghiên cứu “Một số trường hợp biến đổi ngữ

âm chính tả đồng thời biến đổi nghĩa từ Từ điển Việt-Bồ-La đến nay” trong luận
văn Thạc sĩ.
Tuy nhiên, đóng góp rất lớn về mặt nghiên cứu lịch sử từ vựng tiếng Việt,
đặc biệt là từ vựng tiếng Việt thế kỷ XVII phải kể đến công sức của Vũ Đức Nghiệu
trong các cơng trình (1986), (2010). Cơng trình phải được nhắc đến đó là “Lược

khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt” (2011), cơng trình này đã giúp ích nhiều cho việc
nghiên cứu đề tài của chúng tôi.
Công trình Lịch sử tiếng Việt năm 2011 của Trần Trí Dõi là cơng trình tổng
quan đã nhắc nhiều đến Từ điển ALL như là điểm mốc lịch sử không thể thiếu để
nghiên cứu tiếng Việt thế kỷ XVII và việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Ông khẳng
định rằng:
“Rõ ràng tư liệu của cuốn Từ điển Việt-Bồ-La rất phong phú và q
giá. Tuy nhiên, ngồi cơng trình xác định hệ thống âm vị tiếng Việt - Trung

cổ trên cơ sở tư liệu của cuốn từ điển do một nhà nghiên cứu người Mỹ thực
hiện (K.J. Gregerson, 1969), người ta vẫn chưa khai thác một cách triệt để
nguồn tư liệu này để nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ…” (tr.120)


12
Những người đưa ra những đóng góp quan trọng giúp hiểu thêm đặc điểm
tiếng Việt thế kỷ XVII trên tất cả các lĩnh vực ngữ âm – chữ viết, từ vựng - ngữ
nghĩa, ngữ pháp, phải kể đến đó là: Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo, N.V.
Stankevich, Hoàng Phê, Đoàn Thiện Thuật, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Thiện Giáp,
Hoàng Thị Châu, Vũ Đức Nghiệu, Trần Trí Dõi… Nhìn chung các tác giả trên đều
đã dùng Từ điển nêu trên để soi sáng cho việc nghiên cứu của mình.
Tất cả những thành tựu to lớn, các cơng trình nghiên cứu có giá trị của các
nhà nghiên cứu đi trước đã từng bước xây dựng nên một hệ thống lý luận vững chắc,
đầy đủ, đã chỉ ra những phương pháp khoa học, đã thiết lập các nội dung kiến thức
một cách có hệ thống cho thế hệ sau tiếp tục hành trình nghiên cứu về tiếng Việt
lịch sử.
1.2. Lược sử tiếng Việt - các thời kỳ và đặc điểm
Tiếng Việt được quy định là ngơn ngữ quốc gia (Điều 5, Hiến pháp, 2013).
Nó có lịch sử lâu đời, tồn tại trong một mơi trường chịu sự ảnh hưởng của đa ngôn
ngữ - đa sắc tộc ở Việt Nam. Tiếng Việt từ khởi thuỷ đến nay được các nhà ngôn
ngữ học phân chia thành các thời kì khác nhau tùy vào cách phân định dựa trên các
tiêu chí khác nhau.
Trong số các nhà ngơn ngữ học đã tham gia phân kỳ các giai đoạn của lịch
sử tiếng Việt, ta phải kể đến đó là H.Maspéro (1912). Ông đã dựa vào những tài liệu
lịch sử cụ thể mà chia lịch sử tiếng Việt thành năm giai đoạn:
a) Tiếng tiền Annam (proto-annamite): trước khi hình thành Hán - Việt.
b) Tiếng Annam cổ xưa (annamite archaique): sự hoàn thiện vấn đề Hán Việt (từ thế kỷ X trở đi).
c) Tiếng Annam cổ (annamite ancien): từ vựng Trung Quốc - Việt của Hoa


di dịch ngữ (thế kỷ XV). Đây chính là thời điểm ghi lại cách đọc tiếng Hán - Việt
trong tiếng Việt ở một mức độ tương đối chính xác.
d) Tiếng Annam trung cổ (annamite moyen): cuốn từ điển Việt-Bồ-La của
cha cố A. de Rhodes 1651 (thế kỷ XVII).
e) Tiếng Annam hiện đại (annamite moderne): (từ thế kỷ XIX trở về sau).


13
Cách phân kỳ được các nhà ngôn ngữ học quan tâm và trích dẫn nhiều phải
kể đến là cách phân kỳ của Nguyễn Tài Cẩn (1998, tr.7-12). Ông căn cứ vào tình
thế ngơn ngữ: tức là thế tương quan giữa các ngơn ngữ, giữa các kiểu văn tự, các
vai trị xã hội của ngôn ngữ (gắn với lịch sử dân tộc) để phân 12 thế kỷ tiếng Việt
thành sáu thời kỳ như bảng sau:
Giai đoạn
A

B

Proto Việt

lãnh đạo) và tiếng Việt.

(tiền Việt)

- Có 1 kiểu văn tự: chữ Hán

Giai đoạn

- Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt (khẩu ngữ của


tiếng Việt
tiền cổ

C

Giai đoạn
tiếng Việt cổ

Giai đoạn
D

tiếng Việt
trung đại

Giai đoạn
E

tiếng Việt
cận đại

F

- Có 2 ngôn ngữ: tiếng Hán (khẩu ngữ của

lãnh đạo) và văn ngơn Hán.
- Có 1 kiểu văn tự: chữ Hán.
- Có 2 ngơn ngữ: tiếng Việt và văn ngơn
Hán.
- Có 2 kiểu văn tự: chữ Hán và chữ Nơm
- Có 2 ngơn ngữ: tiếng Việt và văn ngơn

Hán.
- Có 3 kiểu văn tự: chữ Hán, chữ Nôm và
chữ Quốc ngữ

thế kỷ VIII, IX.
Vào khoảng các
thế kỉ X, XI,
XII
Vào khoảng các
thế kỉ XIII XVI
Vào khoảng các
thế kỉ XVII,
XVIII và nửa
đầu thế kỉ XIX

- Có 3 ngơn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Việt và
văn ngơn Hán.
- Có 4 kiểu văn tự: Pháp, Hán, Nơm, Quốc

Vào thời gian
Pháp thuộc

ngữ.

Giai đoạn

- Có 1 ngơn ngữ: tiếng Việt.

tiếng Việt


- Có 1 văn tự: chữ Quốc ngữ

hiện nay

Vào khoảng các

Từ năm 1945
trở đi

Tác giả Trần Trí Dõi (2011) đã kết hợp nhiều cách phân định để đưa ra sự
phân định các thời kì của lịch sử tiếng Việt gồm bảy giai đoạn, với các đặc điểm
như sau:


14
a) Giai đoạn Mon - Khmer: Giai đoạn này ước chừng cách nay 4.000 năm.
Lúc ấy tiếng Việt đang nằm chung trong khối các ngôn ngữ Mon - Khmer. Thời kì
này chưa có thanh điệu là đặc điểm quan trọng nhất của tiếng Việt.
b) Giai đoạn tiền Việt - Mường (proto Việt - Mường): Giai đoạn này vào
khoảng 1.000 năm trước Công nguyên đến những thế kỷ đầu Công nguyên. Thời kì
này tiếng Việt cùng nằm trong nhóm Việt - Mường, nhóm vừa tách ra khỏi khối
Đơng Mon - Khmer. Đặc điểm tiếng tiền Việt - Mường vẫn là chưa có thanh điệu,
nó vẫn lưu giữ sự đối lập hữu thanh/vô thanh ở các phụ âm đầu tắc, sự đối lập tắc/xát
ở các phụ âm cuối. Từ vựng cơ bản Nam Á được bảo lưu, đồng thời đã có dấu hiệu
của sự tiếp xúc với Nam Đảo.
c) Giai đoạn Việt - Mường cổ (archaic Việt - Mường): Giai đoạn này
khoảng thế kỷ I sau Công nguyên đến thế kỷ VII-VIII. Việt Nam bị phong kiến
phương Bắc đô hộ và tiếng Việt chịu tác động sâu sắc của tiếng Hán và chữ Hán.
Về mặt ngữ âm, thời kì này thanh điệu đã hình thành; về mặt từ vựng có sự đa dạng
do tiếp xúc, vay mượn tiếng Hán; về cấu tạo từ, tiếng Việt đã bắt đầu rụng đi các

tiền âm tiết và khơng cịn dạng cấu tạo từ theo phương thức phụ tố.
d) Giai đoạn Việt - Mường chung (Việt - Mường common): Giai đoạn này
là khoảng thế kỷ X đến thế kỷ XIV. Tiếng Việt là ngôn ngữ được tồn dân sử dụng,
nhưng chữ viết thì chữ Hán vẫn giữ vai trị chính mặc dầu đã có chữ Nơm. Về mặt
ngữ âm, tiếng Việt - Mường chung đã hoàn chỉnh 6 thanh điệu; về cấu tạo từ - đã
đơn tiết hoá; về từ vựng, tiếng Việt lúc này vay mượn từ gốc Hán và Việt hố nó để
rồi trở thành lớp từ Hán Việt.
e) Giai đoạn tiếng Việt cổ (Việt ancien): khoảng đầu thế kỷ XIV đến cuối
thế kỷ XV. Giai đoạn tiếng Việt cổ, chữ Nôm đã khẳng định được vai trò là chữ viết
văn học. Đặc điểm lớn nhất của giai đoạn này là tiếng Việt có một lớp từ Hán Việt
lớn, ổn định.
f) Giai đoạn tiếng Việt trung cổ (Việt moyen): Giai đoạn này ước tính
khoảng cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX. Nét nổi bật nhất của giai đoạn này
là sự xuất hiện chữ Quốc ngữ và sự ra đời của Từ điển ALL năm 1651 của A. de
Rhodes. Cuốn từ điển của A. de Rhodes cũng như nhiều văn bản, từ điển khác ghi


15
bằng chữ Quốc ngữ là hệ quả của việc tiếp xúc với các ngôn ngữ châu Âu. Giai đoạn
này, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học, đã dần hồn thiện hơn và hình thành
nên những vùng phương ngữ như nó có hiện nay.
g) Giai đoạn tiếng Việt hiện đại, tiếng Việt hiện nay: Từ nửa cuối thế kỉ
XIX, khi Pháp đô hộ Việt Nam, tiếng Việt chịu sự tiếp xúc sâu đậm với ngôn ngữ,
văn học và văn hoá Pháp. Khi Việt Nam giành được độc lập năm 1945, tiếng Việt
trở thành ngơn ngữ chính thức, là phương tiện giao tiếp chính của Việt Nam. Cho
đến nay, tiếng Việt đã có được một lớp từ vựng phong phú, đủ để đáp ứng mọi lĩnh
vực của khoa học và đời sống.
Dựa vào các cơng trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học đi trước, chúng
tôi khái quát lịch sử tiếng Việt như trên để có cái nhìn tổng quan, tạo tiền đề cho
việc khảo sát “tiếng Việt thế kỷ XVII”.

1.3. Các vấn đề liên quan đến từ điển
Nghiên cứu tiếng Việt thế kỷ XVII qua cứ liệu Từ điển ALL, chúng tôi đề
cập đến một số vấn đề cơ sở lý thuyết về từ điển học.
1.3.1. Về từ điển học
Cách nhà biên soạn từ điển cho rằng, khi biên soạn từ điển vấn đề tiên quyết
là phải lập bảng từ (danh sách các mục từ), sắp xếp chúng theo thứ tự (thường là
theo chữ cái nếu là ngôn ngữ ghi âm bằng chữ cái). Đây là cấu trúc thống nhất có
quan hệ dọc xuyên suốt từ đầu đến cuối từ điển nên được gọi là cấu trúc vĩ mô, cấu
trúc này phân biệt với cấu trúc vi mô, cấu trúc mục từ có quan hệ ngang. Viện Ngơn
ngữ học (1997, tr.26) đã định nghĩa cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô của từ điển
như sau:

Cấu trúc vĩ mơ (macrostructure) là cấu trúc bao gồm tồn thể các
mục từ được sắp xếp trong từ điển theo một trật tự xác định, cịn có thể gọi
là cấu trúc tổng thể hay cấu trúc bảng từ. Khái niệm cấu trúc vĩ mô đi liền
với cấu trúc vi mô (microstructure) là cấu trúc tồn bộ những thơng tin được
trình bày một cách hệ thống trong mỗi mục từ.


16
Dựa vào rất nhiều lí do mà tổ chức trong một số cuốn từ điển thường bị phi
cấu trúc hoá, tức là thành phần của cấu trúc vi mô lại không nằm trong cấu trúc vĩ
mô. Quả vậy, một số nhà nghiên cứu từ điển cho rằng: khơng thể địi hỏi tính cấu
trúc trong bảng từ rõ ràng như trong một hệ khép kín. Vì từ vựng của ngơn ngữ là
một tập hợp mở, có số lượng đơn vị rất lớn và thường xuyên biến động. Cấu trúc
bảng từ về cơ bản phản ánh cấu trúc từ vựng của ngôn ngữ nên cũng có sự biến đổi.
Trước hết, trong cấu trúc vĩ mô của từ điển ta không thể bỏ qua khái niệm
mục từ.
Mục từ (lexical entry) gồm những đơn vị với tư cách là những yếu tố của
bảng từ - danh mục các từ được xử lý của từ điển, là tổng thể các từ đầu mục trong

từ điển, được tách biệt bằng kiểu chữ riêng, và được bố trí phù hợp với sơ đồ sắp
xếp thường thấy trong loại từ điển nào đó (Nguyễn Thiện Giáp, 2016a, tr.280).
Khi biên soạn một từ điển tiếng Việt, giải quyết vấn đề cấu trúc vĩ mô các
nhà làm từ điển rơi vào khó khăn chung là: rất khó phân định ranh giới giữa tiếng là
từ hay là tiếng là hình vị, giữa từ kép và tổ hợp từ, giữa tổ hợp từ cố định và tổ hợp
từ tự do… (Viện Ngôn ngữ học & Trung tâm Từ điển học, 2008, tr.240). Hơn nữa,
quan niệm về các đơn vị mục từ trong từ điển thường không dễ thống nhất. L.Zgusta
cho rằng “Đại đa số các mục từ trong từ điển sẽ là những đơn vị từ vựng” (Nguyễn
Đức Tồn, 2016, tr.29). Quả vậy, cơ sở của đơn vị trong từ điển phải là từ, nhưng
cũng phải ghi nhận là có những “đơn vị lớn hơn từ”, và những “đơn vị nhỏ hơn từ”.
Đây là một thực tế trong cả tiếng Việt hiện đại cũng như trong tiếng Việt lịch sử.
Đây cũng là thực tế mà người nghiên cứu đã gặp khơng ít khó khăn khi khảo sát các
mục từ trong Từ điển ALL.
Có thể nói, đơn vị mục từ trong cấu trúc vĩ mô của từ điển bao gồm các dạng:
 Mục từ là “từ”: “Từ được định nghĩa là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc
lập về ý nghĩa và hình thức. Định nghĩa này hàm chứa hai vấn đề cơ bản: Vấn đề
khả năng tách biệt của từ, vấn đề tính hồn chỉnh của từ” (Nguyễn Thiện Giáp,
2016a, tr.547). Từ điển nào mà các đơn vị mục từ thỏa mãn khái niệm này sẽ tương
đối dễ dàng hơn cho việc nghiên cứu.


17
 Mục từ là “đơn vị lớn hơn từ”: Một số các ý kiến của các tác giả cho rằng

các đơn vị lớn hơn từ làm đơn vị mục từ bao gồm: Thứ nhất là những từ ghép có ít
nhất một yếu tố không dùng độc lập, và những từ ghép mà các thành tố đều có khả
năng dùng độc lập có ý nghĩa của tổ hợp khác với ý nghĩa của đơn vị kết hợp với
nhau theo nguyên tắc cú pháp thông thường như: ăn chia, ăn bám, ăn bẩn... Thứ hai
là những tổ hợp định danh mang nội dung khái niệm xác định như: nhà giáo nhân


dân, nhà giáo ưu tú, bùng nổ dân số, kế hoạch hoá gia đình… Thứ ba là những tổ
hợp có tần số sử dụng cố định khá cao mặc dù chưa có ý nghĩa tổng hợp khái quát
của từ ghép như: yêu quý, thân thuộc, con cháu, cười chê… Thứ tư là những tổ hợp
từ có tính thành ngữ như: cao chạy xa bay, ếch ngồi đáy giếng, xanh vỏ đỏ lòng…

Cuối cùng là những tổ hợp hoặc các khuôn ngữ pháp tạo nên ngữ nghĩa mới trong
câu như: …đi …lại, đâu …đấy, thử hỏi, thì chớ, … ví dụ như: nói đi nói lại, đọc đi

đọc lại, bỏ đi bỏ lại...
 Mục từ là “đơn vị nhỏ hơn từ”: Đây là các đơn vị được thu thập gồm yếu
tố có sức sản sinh cao, ví dụ như: bất (bất diệt, bất nghĩa, bất tri, bất tri nghĩa, bất

sinh…), vô (vô đạo, vô hồi, vô nhị, vô sự, vô thỉ vô chung, vơ thường ‘thướng’, vơ
tố…), vi (vi khuẩn, vi tính, siêu vi,...),… Ngồi ra, cịn có loại yếu tố có nghĩa không
dùng độc lập nhưng xuất hiện trong hàng loạt tổ hợp như: ngát (bát ngát, ngan

ngát,…); địa (địa bàn, địa hồng, địa lí, địa ngục, địa phủ,…).
Phần trung tâm của cấu trúc vĩ mô: Phải xác định rằng, phần hạt nhân quan
trọng nhất trong cấu trúc vĩ mô của từ điển giải thích là phần giải thích nghĩa trong
mỗi mục từ. Từ điển ALL vừa là từ điển đối chiếu đa ngữ vừa mang tính chất của
một từ điển giải thích; hơn nữa, ngơn ngữ giải thích trong Từ điển ALL lại là ngơn
ngữ được đối chiếu, vì thế phần trung tâm của cấu trúc vĩ mơ có phần phức tạp.
Về cấu trúc vi mô của từ điển, Chu Thị Bích Thu và Đào Thản đã nêu rõ
trong Một số vấn đề từ điển học (1997). Chu Thị Bích Thu liệt kê 13 yếu tố thông
tin tạo thành cấu trúc vi mơ của mục từ trong từ điển như: chính tả, ngữ âm, từ loại,
phong cách, phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp, ngữ dụng, đồng nghĩa - trái
nghĩa,… (tr.82-98). Đào Thản khái quát lại thành 5 yếu tố: về ngữ âm – chữ viết, về



×