Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 223 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LƯƠNG KHẢI ÂN

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG CHO
VAY TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LƯƠNG KHẢI ÂN

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG CHO VAY
TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 09.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Vân
2: PGS. TS. Phan Huy Hồng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019



i

Lời cam đoan

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tơi. Các số
liệu, trích dẫn được sử dụng để phân tích, đánh giá trong luận án có nguồn gốc rõ
ràng, đã được cơng bố theo đúng quy định.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi thực hiện một cách trung thực,
khách quan, chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu của tác giả nào khác.
Lương Khải Ân


ii

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ............................................................................ 6
5. Các điểm mới của luận án ............................................................................... 6
6. Kết cấu của luận án ......................................................................................... 7
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngồi nước ................................... 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi .......................................................... 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 10
1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................... 14
1.2. Cơ sở lý thuyế t và phương pháp nghiên cứu ......................................... 16

1.2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 16
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 20
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG CHO VAY VÀ PHÁP
LUẬT HỢP ĐỒNG CHO VAY TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
2.1. Khái niệm và bản chất của hợp đồng cho vay, các nguyên tắc pháp lý
cơ bản của hợp đồng trong quan hệ hợp đồng cho vay ........................................... 23
2.1.1. Khái niệm về hợp đồng cho vay .............................................................. 23
2.1.2. Bản chất của hợp đồng cho vay ............................................................... 28
2.1.3. Các nguyên tắc pháp lý cơ bản của hợp đồng trong quan hệ hợp đồng cho
vay ................................................................................................................................ 37
2.2. Điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ hợp đồng cho vay trong lĩnh vực
tín dụng ngân hàng ..................................................................................................... 40
2.2.1. Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ hợp đồng cho vay . 40
2.2.2. Quan hệ pháp luật về hợp đồng cho vay ................................................. 45
2.2.3. Giao kết, thực hiện, và giải quyết tranh chấp hợp đồng cho vay ............ 57
2.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá pháp luật về hợp đồng cho vay trong lĩnh
vực tín dụng ngân hàng .............................................................................................. 63
2.3.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng pháp luật hợp đồng cho vay ..................... 63
2.3.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật hợp đồng cho vay ........... 66


iii

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG
CHO VAY TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
3.1. Các quy định về chủ thể của hợp đồng cho vay ..................................... 69
3.1.1. Năng lực pháp lý của chủ thể hợp đồng cho vay .................................... 69
3.1.2. Quy định về cấm hoặc giới hạn cho vay ................................................. 74
3.1.3. Quyền tiếp cận tín dụng của khách hàng tiềm năng ................................ 76
3.2. Pháp luật về hình thức của hợp đồng cho vay, mối quan hệ giữa hợp

đồng cho vay và hợp đồng bảo đảm .......................................................................... 79
3.2.1. Hình thức văn bản của hợp đồng cho vay ............................................... 79
3.2.2. Mối quan hệ giữa hợp đồng cho vay và hợp đồng bảo đảm .................... 81
3.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng cho vay ............................ 87
3.3.1. Nghĩa vụ cung cấp thơng tin tín dụng ..................................................... 87
3.3.2. Quy định về mục đích sử dụng vốn, kiểm tra giám sát sử dụng vốn ...... 91
3.3.3. Thỏa thuận lãi suất, phí tín dụng trong hợp đồng cho vay, nghĩa vụ hoàn
trả nợ gốc và lãi tiền vay .............................................................................................. 98
3.3.4. Quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, quyền chấm dứt cho vay thu hồi
vốn trước hạn theo hợp đồng cho vay ........................................................................ 105
3.3.5. Chuyển nợ quá hạn, thu hồi nợ, xử lý tài sản theo hợp đồng cho vay và
hợp đồng bảo đảm ...................................................................................................... 109
Chương 4: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ÁP DỤNG VÀ
XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHO VAY TRONG LĨNH VỰC TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG
4.1. Những yêu cầu, định hướng và nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng cho vay .............................................................................................................. 123
4.1.1. Những yêu cầu và định hướng hoàn thiện.............................................. 123
4.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho vay ......................... 125
4.2. Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện áp dụng pháp luật về hợp đồng cho
vay .............................................................................................................................. 127
4.2.1. Giải pháp về quy trình thực hiện hợp đồng cho vay an toàn, hiệu quả đối
với bên cho vay............................................................................................................ 127
4.2.2. Xây dựng, tuân thủ quy định nội bộ về cho vay của tổ chức tín dụng .. 129
4.2.3. Một số giải pháp khắc phục sự rời rạc, thiếu ràng buộc trong quan hệ giữa
hợp đồng cho vay và hợp đồng bảo đảm .................................................................... 132
4.2.4. Nhận diện và xử lý những trường hợp áp dụng không đúng các quy định
về chế tài do vi phạm hợp đồng cho vay để bảo vệ quyền lợi bên vay ...................... 134
4.2.5. Giải pháp áp dụng quy định về quyền yêu cầu hoàn trả nợ gốc và lãi tiền
vay tại tòa án, trọng tài ............................................................................................... 136

4.3. Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện xây dựng pháp luật về hợp đồng
cho vay ....................................................................................................................... 138


iv

4.3.1. Bổ sung quy định nhằm bảo đảm quyền được giao kết, thực hiện hợp
đồng của bên vay ........................................................................................................ 138
4.3.2. Thiết lập quy định về trách nhiệm pháp lý của các bên trước khi ký kết
hợp đồng cho vay (giai đoạn tiền hợp đồng) .............................................................. 141
4.3.3. Cơ chế đồng thuận và trách nhiệm pháp lý của bên cho vay trong quan hệ
hợp đồng cho vay đồng tài trợ (cho vay hợp vốn) ..................................................... 142
4.3.4. Kiến nghị bổ sung một số quy định để bảo vệ quyền lợi bên vay khi vay
vốn nhằm mục đích tiêu dùng .................................................................................... 145
4.3.5. Hồn thiện các quy định về chế tài do vi phạm hợp đồng cho vay ....... 150
Kết luận .......................................................................................................... 154
Phụ lục 1: Khảo sát về hợp đồng cho vay ....................................................... 157
Phụ lục 2: Mẫu hợp đồng cho vay của một tổ chức tín dụng .......................... 162
Phụ lục 3: Tóm lược một vài vụ án tranh chấp hợp đồng cho vay điển hình . 171
Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................ 201
Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................... 202


v

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt
BLDS
HĐCV

HĐTD
NHNN
NHTM
Nghị định số 96/2014/NĐ-CP

Nghị quyết số 42/2017/QH14

TCTD
Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

Thông tư số 43/2016/TT-NHNN

Viết đầy đủ nghĩa
Bộ luật dân sự
Hợp đồng cho vay
Hợp đồng tín dụng
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ban hành ngày
17/4/2014 của Chính phủ quy định xử phạt
hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
Nghị quyết số 42/2017/QH14 ban hành ngày
21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ
xấu của các tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng
Thơng tư số 39/2016/TT-NHNN của Ngân
hàng nhà nước ban hành ngày 30/12/2016 quy
định về hoạt động cho vay của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với
khách hàng

Thơng tư số 43/2016/TT-NHNN của Ngân
hàng nhà nước ban hành ngày 30/12/2016 quy
định cho vay tiêu dùng của cơng ty tài chính


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đã chuyển đổi từ mô hình một cấp sang
mơ hình ngân hàng hai cấp, vận hành dựa trên quy luật cung - cầu của thị trường. Để
phục vụ quá trình chuyển đổi này, khung pháp lý cho các giao dịch vay được hình
thành, hồn thiện hơn phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, đưa ngành ngân hàng
phát triển mạnh mẽ về số lượng, loại hình các TCTD.1
Trong hoạt động cấp tín dụng, cho vay vẫn là giao dịch phổ biến, đáp ứng
nguồn vốn chủ yếu cho nền kinh tế.2 Đây cũng là lĩnh vực hoạt động mang lại nhiều
lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro đe dọa an ninh tiền tệ và là
nguyên nhân của khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Điều này đòi hỏi các nhà làm luật
phải kịp thời sửa đổi, bổ sung pháp luật HĐCV tiệm cận với nền kinh tế nhằm bảo
đảm quyền tiếp cận tín dụng cơng bằng cho khách hàng vay, mang lại lợi ích kinh tế xã hội khi sử dụng vốn vay; bảo đảm chất lượng tín dụng, kiểm sốt được những rủi
ro, dự phòng những biện pháp xử lý hiệu quả khi có dấu hiệu, nguy cơ mất an tồn vay
trong hoạt động ngân hàng, đóng góp thiết thực vào sự phát triển lành mạnh của hệ
thống ngân hàng Việt Nam, phù hợp với thông lệ, pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này.
Với bản chất là hình thức pháp lý của quan hệ cho vay, HĐCV cịn có các tên
gọi khác nhau trong pháp luật và thực tiễn áp dụng: “hợp đồng cho vay”, “hợp đồng
tín dụng”, hay là “thỏa thuận cho vay” (như quy định trong luật hiện nay)3. Thuật ngữ
này hiểu theo nghĩa hẹp, đó là thỏa thuận được giao kết giữa các TCTD (bên cho vay)
với các tổ chức, cá nhân (“bên vay” hay còn gọi là “khách hàng vay”) nhằm làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các bên căn cứ pháp lý quan trọng để các bên hợp đồng thực hiện mục tiêu kinh tế, dân sự của
mình. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan thẩm quyền xác định phạm vi trách nhiệm và

mức độ tuân thủ hợp đồng vay, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, duy trì ổn định
hệ thống ngân hàng. Do đó, hợp đồng vay phải thể hiện các nguyên tắc pháp lý căn
bản của quan hệ hợp đồng (bình đẳng, tự do, tự định đoạt ý chí của các chủ thể hợp
đồng), đồng thời phải phù hợp với những nhân tố đặc thù của giao dịch này.
Trong quan hệ hợp đồng vay, thực hiện nguyên tắc “hoàn trả đầy đủ tiền vay và
lãi suất” của bên vay là yêu cầu bắt buộc, chi phối xuyên suốt quá trình thực hiện. Các
quyền và nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ HĐCV cũng phải dựa trên nguyên tắc này để
Theo thống kê của NHNN, tính đến ngày 31/12/2017, vốn tự có của NHTM nhà nước là 4.570.097 tỷ đồng
(tăng trưởng so với năm trước liền kề là 18,34%; vốn tự có của NHTM cổ phần là 4.028.497 tỷ đồng (tăng
trưởng 17,69%). Xem tại />truy cập lúc 4:19 ngày 13/4/2018
2
Tỷ trọng này chiếm 64,6% trong năm 2017, ước tính 63,6% trong năm 2018. Xem: Ủy ban giám sát tài chính
quốc gia (2017), Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017, tr. 37, truy cập lúc 08:30 ngày 8/3/2018
3
Thuật ngữ “thỏa thuận cho vay” sử dụng chính thức tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016
1


2

bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng được tuân thủ đúng như cam kết của bên vay. Sự can thiệp
của nhà nước chỉ để giúp cho các giao dịch vay phát triển, trên cơ sở dung hòa quyền
lợi của các chủ thể, kể cả lợi ích của bên thứ ba (trật tự, an tồn của hệ thống tín dụng).
Nhà nước khơng vì các mục tiêu an tồn của hệ thống tín dụng mà triệt tiêu các quyền
lợi cơ bản hợp đồng, cản trở sự phát triển của các giao dịch vay.
HĐCV có những đặc điểm khác biệt với hợp đồng vay tài sản trong quan hệ
dân sự hay các hợp đồng kinh doanh, thương mại thông dụng. Các bên được tự do giao
dịch nhưng có thể bị giới hạn về phạm vi và nội dung thỏa thuận,4 trong đó có các yêu
cầu bảo toàn và phát triển vốn vay. Các giới hạn này được đặt ra, về bản chất cũng
chính là để bảo vệ khách thể: Lợi ích của người gửi tiền, của những nhà đầu tư và sự

ổn định chung, phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính tiền tệ. Công tác này được
thực hiện thông qua việc nhà nước sử dụng công cụ lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc can
thiệp vào thị trường tiền tệ, tín dụng; thiết lập cơ chế giám sát nội bộ cũng như quản lý
chặt chẽ từ các chuyên môn của nhà nước; định hướng phát triển quan hệ hợp đồng
vay lành mạnh, an toàn, phù hợp với các chủ trương của nhà nước đối với nền kinh tế.
Về phương diện pháp luật điều chỉnh quan hệ HĐCV, cụ thể hóa đạo luật cơ
bản - Hiến pháp năm 2013, song hành cùng pháp luật doanh nghiệp, đất đai, nhà ở,
kinh doanh bất động sản… vừa được bổ sung, pháp luật trong lĩnh vực này đã có nhiều
bước đột phá, hồn thiện hơn trước, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của hệ thống
pháp luật Việt Nam trong chiến lược cải cách tư pháp của nhà nước. Những sửa đổi,
bổ sung đó đã giải quyết nhiều vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, củng cố quan hệ
hợp đồng, tạo môi trường pháp lý cho các chủ thể kinh doanh phát triển. Song, với bản
chất là quan hệ tài sản, các quy định về giao dịch vay cũng khơng tránh khỏi tình trạng
thiếu đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn, khó áp dụng khi giải quyết tranh chấp. Những tồn
tại, hạn chế này, theo tác giả phải được khắc phục bằng các giải pháp và ban hành các
quy định sửa đổi phù hợp, đáp ứng cơng tác thực hiện, giải quyết tranh chấp được
nhanh chóng, chính xác, kịp thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các bên.
Bên cạnh đó, tồn tại trên phải kể đến những nguyên nhân chủ quan, các TCTD
với đặc điểm là bên có thế mạnh, chủ động soạn thảo, cung ứng dịch vụ vẫn còn thiếu
minh bạch khi cho vay; đưa vào hợp đồng vay những thỏa thuận khung, tự ấn định
phương pháp tính lãi suất, thu phí cho vay; đặt ra nhiều điều kiện giải ngân không phù
hợp; tùy tiện ấn định giá trị tài sản bảo đảm khi xử lý thu hồi nợ,… Hậu quả, những
hành vi này làm cho các cơ quan pháp luật khó xác định phạm vi, giới hạn của những
điều khoản hợp đồng hợp pháp, cơng bằng. Do đó, việc áp dụng pháp luật, giải quyết
tranh chấp HĐCV vẫn thường thiếu chính xác, làm ảnh hưởng không nhỏ đến các
quyền lợi hợp đồng, giảm niềm tin của khách hàng đối với các TCTD.

Quan điểm tự do kinh doanh được tác giả tiếp cận, giải quyết theo luận điểm này, mục đích là làm sáng tỏ
phạm vi, mức độ của quyền tự do thỏa thuận, xác định giới hạn cần thiết để bảo đảm lợi ích của chủ thể khác
4



3

Về tình hình nợ xấu phát sinh từ HĐCV, theo các số liệu thống kê, bao gồm nợ
phải thu khó địi và tái cơ cấu nợ tại các NHTM, tính đến tháng 12/2017 là 9,5% (theo
Báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, số liệu theo báo cáo của ngành ngân
hàng là 2,6%5). Số liệu này đã phản ánh những hạn chế trong các giao dịch cho vay tại
Việt Nam hiện nay cả về quản trị chất lượng khoản vay, cũng như cơng tác quản lý,
kiểm sốt tín dụng của các TCTD.
Qua nghiên cứu, luận án đã làm sáng tỏ những hạn chế trên xuất phát từ nhiều
ngun nhân, trong đó điển hình là: các ngân hàng cho vay dưới tiêu chuẩn được phép
(những khoản vay chất lượng thấp, rủi ro cao); thiếu cơ chế xử lý, thu hồi tiền vay chủ
động, nhanh chóng, hiệu quả; tội phạm phát sinh từ các HĐCV được ký kết trái pháp
luật diễn biến phức tạp;6 cơ chế kiểm soát giao dịch cho vay của các TCTD, kiểm soát
nhà nước bộc lộ nhiều lỗ hổng; nhiều trường hợp khách hàng cố ý khơng trả tiền vay
nhưng pháp luật vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để xử lý… nó có nguy cơ mất an
toàn, tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống ngân hàng;7 biện pháp xử lý nợ phát sinh
từ HĐCV phần lớn do tòa án các cấp xét xử,8 giải pháp thương lượng, hòa giải được
xem như ưu điểm trong tranh chấp, phù hợp với quyền được tự do ý chí, tự định đoạt
của các bên nhưng vẫn thiếu một cơ chế pháp lý ràng buộc, thực thi hiệu quả.
Thực trạng trên đòi hỏi các nhà làm luật phải sớm thiết lập các quy định phù
hợp nhằm tăng cường an toàn, giảm thiểu rủi ro khi cho vay, chủ động xử lý nợ, đồng
thời các giải pháp đặt ra cũng phải hài hịa lợi ích hợp đồng của các bên, bảo đảm các
quyền về tài sản của bên bảo đảm, thống nhất trong công tác thực thi pháp luật.
Về phương diện khoa học, công tác nghiên cứu pháp luật về HĐCV đến nay
vẫn còn khiêm tốn, vẫn chưa có một hệ thống lý luận để đánh giá bao quát, đầy đủ bản
chất pháp lý – kinh tế của quan hệ HĐCV, thiếu khung lý thuyết phù hợp làm nền tảng
cho việc nghiên cứu xây dựng, ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện.
Với lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài thực hiện luận án tiến sĩ luật học: “Pháp

luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng” để giải
Tỷ lệ này giảm so với mức 11,9% cuối năm 2016 do các khoản nợ xấu tiềm ẩn trong nợ cơ cấu lại, các khoản
khó thu hồi giảm. Xem: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (2017), Tlđd (2), tr. 46
6
Theo Thanh tra Chính Phủ, năm 2013, các cuộc thanh kiểm tra của ngành thanh tra và kiểm toán đã phát hiện
45 vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng với số tiền vi phạm là 917.161 triệu đồng, đã thu hồi
23.480 triệu đồng, xử lý cán bộ 71 người… Xem: Tài chính, Mạnh tay với tội phạm ngân hàng,
truy cập lúc 14:30 ngày 09/4/2015
7
Đánh giá Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng nhà nước, những hạn chế trong hoạt động cho vay đều có
những nguyên nhân liên quan đến quy trình cho vay như sau: “Công tác thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra
sử dụng vốn vay, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa tuân thủ đúng quy định; Cơng tác
phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng, lĩnh vực kinh doanh chưa sát với thị trường để có biện pháp ứng xử kịp
thời; Việc đánh giá tài sản đảm bảo cao hơn giá trị thực tế, nhận tài sản đảm bảo khơng đầy đủ tính pháp lý, có
tranh chấp dẫn tới tình trạng khó xử lý, phát mại hoặc phát mại được thì giá trị thu hồi thấp”. Xem Ngân hàng nhà
nước Việt Nam (2012), Báo cáo số 104/BC-NHNN ngày 15/8/2012 của Ngân hàng nhà nước về việc giải trình
chất vấn tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
8
Thống kê, năm 2010 tranh chấp án tín dụng 2.980 vụ, chiếm hơn 50% án kinh doanh, thương mại đã được thụ
lý tại Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh (theo Tịa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Hội nghị triển khai cơng tác
năm 2011 của ngành Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh). Hiện nay, các số liệu thống kê về tranh chấp HĐCV
tại các cấp tịa án khơng được đề cập, theo tác giả nguyên nhân là do thiếu các tiêu chí thống kê, u cầu của
ngành tịa án đối với tòa án các cấp
5


4

quyết một cách căn cơ, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn, đáp ứng mục tiêu,
yêu cầu nâng cao chất lượng thực thi, hoàn thiện pháp luật về HĐCV trong bối cảnh

hiện nay. Nghiên cứu đồng thời giúp tác giả nâng cao trình độ chun mơn, đưa ra
những đóng góp có giá trị vào kho tàng nghiên cứu khoa học, giải quyết các công việc
liên quan đến lĩnh vực pháp lý – ngân hàng đạt kết quả tốt hơn sau này.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về HĐCV trong
lĩnh vực tín dụng ngân hàng; đồng thời, nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả áp
dụng và hoàn thiện luật các TCTD, các văn bản dưới luật điều chỉnh quan hệ HĐCV
trong tình hình Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận để làm sáng tỏ nguồn gốc, bản chất;
đánh giá sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ HĐCV; tìm ra các nhân
tố tác động đến quá trình phát triển của pháp luật về HĐCV; phân tích, đánh giá những
nội dung cơ bản, đặc thù của chế định hợp đồng này.
Thứ hai, nghiên cứu so sánh và rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị từ
pháp luật của một số nước trên thế giới phù hợp với thực tiễn cần được tiếp thu, hoàn
thiện tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu tiếp thu thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong các
giao dịch vay.
Thứ ba, đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra những ưu điểm, bất cập của pháp luật
thực định về HĐCV; làm rõ những sai sót vướng mắc thường gặp của các TCTD khi
soạn thảo hợp đồng, thực hiện quy trình cho vay, kiểm tra, giám sát, thu hồi vốn vay,
những điểm bất cân xứng về quyền lợi của các chủ thể xét từ góc độ bình đẳng hợp
đồng; xác định phạm vi, mức độ can thiệp của nhà nước vào quan hệ hợp đồng vì mục
tiêu tín dụng an tồn, ít rủi ro khi cho vay.
Thứ tư, đưa ra những giải pháp pháp lý, kiến nghị hồn thiện pháp luật có giá
trị, ý nghĩa thiết thực.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm các nhóm đối tượng sau: i) Bản chất pháp luật
của HĐCV; các sự kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật về HĐCV;
những rủi ro khi giao kết thực hiện HĐCV; phạm vi, giới hạn của quyền bình đẳng, tự
do trong quan hệ HĐCV; ii) Pháp luật thực định về HĐCV, kết quả thực thi pháp luật
trong quá trình giao kết, thực hiện và trong thực tiễn tài phán; iii) Đối tượng nghiên
cứu của luận án còn bao gồm: những quy định đặc thù, các văn bản nội bộ của các


5

TCTD (quy chế, quy trình nội bộ về cho vay, kiểm sốt cho vay, quy trình xử lý khi
bên vay vi phạm HĐCV của các TCTD).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về lĩnh vực nghiên cứu:
Quan hệ tín dụng trong lĩnh vực ngân hàng hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả
các hoạt động cho th tài chính, bao thanh tốn, chiết khấu,… Phạm vi của luận án
chỉ tập trung, đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về HĐCV giữa
một bên là các TCTD với bên kia là các tổ chức (những pháp nhân thương mại), cá
nhân nhằm mục đích sản xuất kinh doanh hoặc đời sống, tiêu dùng. Công tác nghiên
cứu này được thực hiện dưới góc độ học thuật, ứng dụng bằng các phương pháp liên
ngành pháp lý – kinh tế, kết hợp với việc sử dụng các lý thuyết về hợp đồng, lý thuyết
chuyên ngành ngân hàng để phân tích, đánh giá.
Đối với chủ thể cho vay, bên cạnh các NHTM, công ty tài chính hoạt động kinh
doanh vì mục đích lợi nhuận, cịn có các tổ chức tài chính vi mơ, hợp tác xã tín dụng
hoạt động phi lợi nhuận, mang tính tương hỗ nên HĐCV của các tổ chức này thường
có những khác biệt về nội dung. Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung làm rõ
các quy định về HĐCV của bên cho vay là các NHTM, công ty tài chính, với tư cách
là những chủ thể kinh doanh tham gia quan hệ HĐCV thường xuyên, tác động mạnh
mẽ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Luận án không nghiên cứu: Các giao dịch cho vay liên ngân hàng mang tính hỗ
trợ thanh khoản, phát sinh giữa các TCTD; Các khoản vay và trả nợ nước ngoài chịu
sự điều chỉnh của pháp luật ngoại hối; Các biện pháp bảo đảm tài sản (luận án chỉ đề
cập có giới hạn các biện pháp bảo đảm tiền vay trong mối quan hệ về hình thức với
HĐCV, xử lý nợ theo HĐCV và hợp đồng bảo đảm); Những rủi ro trong lĩnh vực ngân
hàng; Vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp HĐCV chịu sự điều chỉnh của pháp
luật tố tụng dân sự; Cơng tác quản lý hành chính của nhà nước - ngành ngân hàng đối
với TCTD trong hoạt động cho vay (luận án đề cập giới hạn các biện pháp xử phạt
hành vi vi phạm để bảo đảm duy trì trật tự, ổn định khi ký kết hợp đồng vay).
- Về phạm vi lãnh thổ:
Luận án nghiên cứu pháp luật điều chỉnh quan hệ HĐCV trong phạm vi lãnh
thổ Việt Nam. Việc dẫn chiếu pháp luật nước ngoài trong luận án với mục đích làm
sáng tỏ những tương đồng, khác biệt, định vị rõ nét hơn pháp luật Việt Nam trong việc
tiếp thu những chuẩn mực, kinh nghiệm pháp luật nước ngoài.
- Về thời gian:
Giao dịch cho vay gắn liền với hoạt động ngân hàng phát triển lớn mạnh từ năm
2005 đến nay. Đây là giai đoạn luật chung, luật ngân hàng và các quy định liên quan,
cụ thể là: BLDS năm 2005, năm 2015; Luật các TCTD năm 1997, sửa đổi vào năm
2004 thay thế bởi Luật các TCTD năm 2010, sửa đổi vào năm 2017… được ban hành,


6

góp phần củng cố quan hệ cho vay, tạo tiền đề pháp lý cho việc phát triển toàn diện
quan hệ hợp đồng có nhiều đặc thù này. Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về HĐCV
trong giai đoạn trên, kết quả đạt được sẽ cơ đọng, có tính thời sự, giải quyết có hiệu
quả các yêu cầu về khoa học và thực tiễn của luận án.

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Với những nghiên cứu có hệ thống, giải pháp tồn diện, những luận điểm có

căn cứ khoa học, phù hợp thực tiễn, luận án hồn thành sẽ có ý nghĩa, giá trị như sau:
4.1. Ý nghĩa lý luận khoa học
Luận án tiếp thu, củng cố, bổ sung thêm những luận điểm có giá trị khoa học về
quan hệ HĐCV và pháp luật về HĐCV. Dựa vào hệ thống những cơ sở lý luận này,
luận án đánh giá thực trạng pháp luật về HĐCV, đưa ra các giải pháp, kiến nghị có cơ
sở khoa học để khắc phục những tồn tại, hướng đến mục tiêu hoàn thiện pháp luật về
HĐCV vừa đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng, đồng thời phù hợp
với những điểm đặc thù của lĩnh vực tín dụng ngân hàng.
4.2. Giá trị ứng dụng thực tiễn
Dựa trên kết quả của luận án, các TCTD xây dựng quy trình tín dụng, quản lý
HĐCV an toàn, hiệu quả, gợi ý phác thảo những mẫu HĐCV có thể triển khai ứng
dụng thống nhất trong nội bộ TCTD, vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn khi có tình
huống pháp lý tương tự để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho các TCTD.
Các giải pháp pháp lý giúp cho các cơ quan tố tụng ban hành các nghị quyết, án
lệ; đánh giá đúng, thống nhất về quan điểm áp dụng luật khi giải quyết tranh chấp.
Thông qua các đánh giá, dự báo của luận án, các cơ quan quản lý nhà nước
ngành ngân hàng (NHNN, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng) sử dụng các công cụ
pháp lý, kinh tế thiết lập cơ chế quản lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay
nói chung; ban hành các chủ trương, chính sách pháp luật hiệu quả như các tiêu chí
được luận án đề cập, phân tích.

5. Các điểm mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án thể hiện được những điểm mới như sau:
Thứ nhất, luận án xây dựng cơ sở lý thuyết và đặt ra các câu hỏi, giả thuyết phù
hợp để thực hiện công tác nghiên cứu; tập trung làm sáng tỏ phạm vi của quyền tự do,
bình đẳng HĐCV, chú trọng xây dựng những luận điểm làm rõ vị trí thế mạnh của bên
cho vay, bảo vệ quyền lợi của bên vay yếu thế, làm sáng tỏ giới hạn can thiệp của nhà
nước vào quan hệ hợp đồng vay; nghiên cứu bảo đảm quyền tiếp cận tín dụng của
cộng đồng; tăng cường mức độ an toàn, hạn chế rủi ro phát sinh từ HĐCV đối với hệ
thống tín dụng ngân hàng.

Thứ hai, luận án bổ sung những luận điểm khoa học về phạm vi, mức độ,
phương thức điều chỉnh bằng pháp luật vào quan hệ HĐCV với tư cách là một chế
định quan trọng trung tâm trong lĩnh vực ngân hàng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu xác


7

định các đặc điểm, nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh HĐCV; mục đích, tiêu chí cụ
thể của cơng tác xây dựng và hồn hiện pháp luật HĐCV trong tình hình hiện nay.
Thứ ba, luận án kế thừa, bổ sung những luận điểm tiếp tục khẳng định HĐCV
là một dạng hợp đồng vay tài sản trong lĩnh vực dân sự; làm sáng tỏ sự khác biệt giữa
hai dạng hợp đồng này trong khoa học, bằng việc đi sâu đề cập và phân tích những quy
định mới, những yếu tố đặc thù thuộc về bản chất của một chế định có đặc điểm chủ
thể, đối tượng riêng biệt, chịu sự tác động mạnh mẽ bởi các nhân tố kinh tế.
Thứ tư, luận án tiếp cận phân tích những cơ sở lý luận về trách nhiệm pháp lý
của các bên ngay từ khi tiếp xúc cho vay; làm rõ ý nghĩa của sự tín nhiệm trong quan
hệ này; phân loại những chủ thể tham gia quan hệ HĐCV để thiết lập quy trình cho
vay hiệu quả; những căn cứ pháp lý để bên vay hoàn trả tiền vay, kể cả lãi suất (nghĩa
vụ này được kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm thực hiện cho đến khi bên vay trả hết nợ);
bổ sung thêm các luận điểm, khái niệm về HĐCV trong pháp luật và trong khoa học.
Thứ năm, luận án đánh giá đầy đủ, khách quan về những ưu điểm, hạn chế của
pháp luật về HĐCV trước đây cũng như hiện nay qua các kết quả nghiên cứu; làm rõ
phạm vi, hiệu lực của những thỏa thuận thông qua các điều khoản HĐCV, những
quyền và nghĩa vụ được luật định; xác định tính chất, mức độ bình đẳng hợp đồng; dự
báo những tác động, lợi ích nếu những kiến nghị, giải pháp này được thực hiện.
Thứ sáu, luận án vạch rõ những yêu cầu, định hướng hoàn thiện, đánh giá đúng
thực trạng pháp luật, đưa ra những giải pháp pháp lý, kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp
luật có cơ sở khoa học với mục đích, ý nghĩa sau: i) Các cơ quan giải quyết tranh chấp,
ngành ngân hàng, TCTD, doanh nghiệp, cá nhân thống nhất áp dụng pháp luật về
HĐCV, giải quyết xung đột, mâu thuẫn về lợi ích hợp đồng; xây dựng quy trình giám

sát, thực hiện HĐCV an toàn, hiệu quả; ii) Các cơ quan pháp luật ban hành các quy
định hoàn thiện pháp luật về HĐCV theo các tiêu chí, kiến nghị của luận án, góp phần
tăng cường bảo vệ quyền lợi người vay; bảo đảm an toàn, hiệu quả hơn cho các TCTD
khi cho vay, chủ động xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ.

6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc
của luận án gồm 04 (bốn) chương như sau:
- Chương I : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Chương II : Cơ sở lý luận về HĐCV và pháp luật HĐCV trong lĩnh vực tín
dụng ngân hàng
- Chương III : Thực trạng pháp luật Việt Nam về HĐCV trong lĩnh vực tín
dụng ngân hàng
- Chương IV : Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện áp dụng và xây dựng pháp
luật về HĐCV trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng


8

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI TRONG VÀ NGỒI NƯỚC

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu về luật hợp đồng
Hợp đồng nói chung và HĐCV nói riêng là đối tượng nghiên cứu của khoa học
pháp lý. Những cơng trình tiêu biểu, có giá trị khoa học đã làm sáng tỏ những cơ sở lý
luận về quyền tự do, bình đẳng hợp đồng được thực hiện bởi các tác giả ở nước ngoài
như sau: John D. Calamari và Joseph M. Perillo trong tác phẩm “The Law of

Contracts”9 (Luật về hợp đồng) đã khái niệm về hợp đồng dựa trên sự tự nguyện cam
kết và hệ quả nếu không tồn tại sự tự nguyện, tự do ý chí thì cam kết đó bị vơ hiệu.
Cũng với nghiên cứu tương tự, Catherine Elliott và Frances Quinn trong cuốn sách
“Contract Law”10 (Luật hợp đồng) đã khai thác, đi vào chiều sâu về nguồn gốc, quyền
tự do hợp đồng dựa trên các học thuyết kinh tế.
Nhìn chung, các nghiên cứu kinh điển về luật hợp đồng có những điểm chung:
Thiết lập và củng cố nguyên tắc tự do ý chí khi giao kết, thay đổi hợp đồng; bảo đảm
bình đẳng… như một nguyên tắc tối thượng chi phối suốt “vòng đời” hợp đồng; đề cập
đến phạm vi, mức độ can thiệp của nhà nước để bảo đảm lợi ích cơng. Luận án đã kế
thừa những nguyên tắc pháp lý cơ bản của luật hợp đồng, đồng thời vận dụng xuyên
suốt những luận điểm có cơ sở, giá trị khoa học này trong các nghiên cứu.
1.1.1.2. Các cơng trình ở nước ngồi nghiên cứu pháp luật về hợp đồng cho vay
Quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay ngân hàng nói chung và HĐCV
nói riêng được nhiều cơng trình có giá trị ở nước ngồi đề cập dưới nhiều hình thức,
tại các thời điểm khác nhau: Tác giả Edward K. Reed, Edward K. Grill trong tác phẩm
“Commercial Banking”11 (Ngân hàng thương mại) đã tổng quan tương đối đầy đủ các
quy định về hoạt động tín dụng, bảo đảm tài sản, xử lý khoản vay ngân hàng ở Anh
(nền pháp luật tác động mạnh mẽ đến các quốc gia theo hệ thống thông luật). Nghiên
cứu có giá trị tham khảo, giúp luận án làm sáng tỏ những đặc thù của giao dịch cho
vay, những tiêu chí đánh giá hiệu quả của quy trình vay, cung cấp thêm những quy
định của pháp luật Anh để so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật Việt Nam.
Năm 1980, tác giả Lee Chin Yen trong tác phẩm “The Law of Consumer
Credit”12 (Luật Về tín dụng tiêu dùng) đã tập trung nghiên cứu các quy định cho vay
nhằm mục đích tiêu dùng ở Singapore dựa trên nguồn luật dân sự; Sweet và Maxwell,
9

John D, Calamari & Joseph M. Perillo (1987), The Law of Contracts, 3rd Ed., West Publishing Co
Catherine Elliott and Frances Quinn (2009), Contract Law, Pearson Longman, U.K
11
Edward W. Reed , Edward K. Gill (1989), Commercial Banking, Prentice Hall

12
Lee Chin Yen (1980), The Law of Consumer Credit: Consumer Credit and Security over Personality in
Singapore, Singapore University Press Singapore
10


9

“Encyclopedia of Consumer Credit Law”13 (Bách khoa toàn thư về Luật Tín dụng tiêu
dùng) xuất bản năm 1992, đề cập tồn diện các khía cạnh pháp lý của Luật tín dụng
tiêu dùng Anh. Sau đó, năm 2011, E.P. Ellinger, E. Lomnicka và C. Hare cũng có
những nghiên cứu tương tự dưới tiêu đề “Ellinger’s Modern Banking Law”14 (Luật
Ngân hàng hiện đại của Ellinger). Bên cạnh những ảnh hưởng, tác động của Đạo Luật
tín dụng tiêu dùng Anh, cuốn sách này đã lý giải cụ thể, đầy đủ hơn các vấn đề về cho
vay, bảo đảm tiền vay... Tác giả luận án đã tiếp thu, nhận diện những hành vi vay vốn
tiêu dùng ở các nước, bổ sung những luận điểm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bên
vay “yếu thế” trong tình hình Việt Nam. Kết quả, luận án đã kiến nghị bổ sung quy
định bảo vệ quyền lợi người vay tiêu dùng, áp dụng cả đối với bên cho vay là NHTM
thay vì chỉ dành riêng cho các cơng ty tài chính; kiến nghị nâng cao trách nhiệm của
bên cho vay trong việc chia sẻ những rủi ro phát sinh từ hợp đồng vay tiêu dùng.
Nghiên cứu của LS Sealy và RJA Hooley trong tác phẩm “Commercial Law Text, Cases and Materials”15 (Luật Thương mại – Văn bản, Tình huống và Những
trường hợp cụ thể) xuất bản vào năm 2003. Các tác giả đã tập trung phân tích các biện
pháp nghiệp vụ của hoạt động tín dụng thương mại; tín dụng doanh nghiệp, tiêu dùng;
vấn đề bảo đảm bằng tài sản, tín chấp… Luận án đã tiếp cận, làm sáng tỏ thêm những
đặc thù về chủ thể khách hàng vay, những rủi ro về pháp lý có thể xảy ra đối với từng
đối tượng tài sản bảo đảm, đưa ra một số khuyến nghị để khoản vay an toàn hơn khi
ngân hàng cho vay từng nhóm chủ thể vay có cùng lợi ích.
Christopher L. Allen và nhóm tác giả trong bài viết: “US Regulation of Bank
Lending”16 (Luật Cho vay ngân hàng ở Hoa Kỳ), phát hành tháng 8/2015, đã nhấn
mạnh đến vai trò cốt lõi của ngân hàng khi cho vay, tài liệu đã hệ thống hóa được

tương đối đầy đủ các quy định về cho vay ở Hoa Kỳ. Luận án đã tiếp cận, tìm hiểu
thêm pháp luật điều chỉnh cho vay ngân hàng ở Hoa Kỳ; đối chiếu, so sánh rút ra
những kinh nghiệm từ thực tiễn Việt Nam về các quy định: những chủ thể bị giới hạn
cho vay, quyền tiếp cận cho vay, vấn đề cho vay tiêu dùng.
Vào năm 1994, Ngân hàng Hồng Kông xuất bản cuốn “The ABC Guide to
Credit” (Cẩm nang tín dụng). Cơng trình là một tác phẩm chun sâu, khá đầy đủ về
các nghiệp vụ cho vay; hướng dẫn chi tiết trình tự ký kết, thực hiện HĐCV; chỉ dẫn
các cơng cụ, cách thức kiểm sốt hợp đồng vay có hiệu quả,… Tài liệu đóng góp nhiều
hữu ích cho các TCTD trong công tác quản trị, điều hành hoạt động cho vay lĩnh vực
ngân hàng. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả nhìn nhận, đánh giá rõ hơn về một quy
trình tín dụng hiệu quả, giảm thiểu rủi ro làm cơ sở xây dựng các tiêu chí khi cho vay.
Các nghiên cứu của tác phẩm này chỉ dừng lại ở khía cạnh nghiệp vụ dưới dạng cẩm
13

Sweet & Waxwell (1992), Encyclopedia of Consumer Credit Law, Capital Access. New Jersey
Xem thêm: Consumer Credit Act 1974 (Anh). truy cập
lúc 9:00 ngày 24/11/2013
15
LS Sealy & RJA Hooley (2003), Commercial Law - Text, Case and Materials, 3rd ed., LexisNexis UK, tr.
1023 - 1129
16
Xem tại: Arnold & Porte LLP (8/2015), US Regulation of Bank Lending,
truy cập lúc 8:00 ngày 10/6/2017
14


10

nang, hướng dẫn cho vay an toàn, chưa đi vào chiều sâu dưới khía cạnh một chế định
pháp lý, các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên ràng buộc với nhau, có xét

đến vị thế của các bên vốn dĩ vẫn chưa thật sự bình đẳng quyền lợi như đúng nghĩa.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Cho đến thời điểm hiện nay, nhiều cơng trình nghiên cứu về HĐCV các cấp độ
khác nhau đã được công bố tại Việt Nam. Tác giả chọn lọc một số công trình tiêu biểu
liên quan đến đề tài luận án, có giá trị nghiên cứu, tham khảo nhất định như sau:
1.1.2.1. Nghiên cứu về luật hợp đồng
Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Thị Bích Thọ (năm 2002) với đề tài: “Hợp đồng
kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu”; Luận án của tác giả
Lê Minh Hùng về: “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”
công bố sau đó (năm 2010). Những cơng trình này có đề cập các kết quả nghiên cứu
kinh điển về những nguyên tắc trong giao kết hợp đồng, nhân tố làm phát sinh, chấm
dứt hợp đồng, nội dung các điều khoản cơ bản của hợp đồng... Tác giả (luận án đang
thực hiện) tiếp thu, vận dụng nguyên tắc này vào các quan hệ cho vay, tiếp tục làm rõ
những nội dung cơ bản của HĐCV, những điều khoản được các bên thỏa thuận nhưng
không được bảo đảm thực hiện, lý do vướng mắc (do các bên chưa tuân thủ hay do
pháp luật chưa đầy đủ, rõ ràng), hướng giải quyết;…
Một số nghiên cứu gần đây có giá trị khoa học về quyền tự do kinh doanh thông
qua hoạt động ký kết, thực hiện hợp đồng, tiêu biểu như: Sách chuyên khảo của tác giả
Bùi Ngọc Cường có tựa đề: “Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật
kinh tế hiện hành ở Việt Nam”17, năm 2004; Bài viết đăng trên tạp chí khoa học của tác
giả Bùi Xuân Hải về: “Tự do kinh doanh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, năm
2011; Sách tham khảo của tác giả Mai Hồng Quỳ về tự do kinh doanh gắn với các
nghiên cứu về quyền dân sự, kinh tế cơ bản của con người (tựa đề cuốn sách này là:
“Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam”, xuất bản năm
2012). Những sách tham khảo, bài viết được kể trên, theo tác giả là những chất liệu bổ
ích, làm cơ sở chứng minh một cách thực tế cho các luận điểm về quyền tự chủ, tự do
ý chí khi giao kết, thay đổi thực hiện HĐCV; xác định những giới hạn trong phạm vi,
khuôn khổ được pháp luật cho phép để bảo đảm quyền tự do hợp đồng. Những giá trị
trong các nghiên cứu này được tác giả luận án tiếp cận, làm sáng tỏ hơn trong quan hệ

hợp đồng vay, dựa trên các tiêu chí được chính luận án đặt ra, phù hợp về một dạng
hợp đồng có nhiều điều kiện ràng buộc mang tính đặc thù, chuyên biệt.
Sách tham khảo “Luật hợp đồng Việt Nam: Bản án và bình luận bản án” của
tác giả Đỗ Văn Đại (tập 2, tái bản lần thứ 3 năm 2011), cơng trình đã đi sâu phân tích
các sự kiện pháp lý, trách nhiệm thực hiện các hợp đồng nói chung, vấn đề phạt lãi
chậm trả trong lĩnh vực dân sự (theo thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật),... Những
vấn đề này đều được dẫn chứng bằng các bản án của các cấp tòa án, thông qua phương
Bùi Ngọc Cường (2004) Sách chuyên khảo, Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế
hiện hành ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia
17


11

pháp bình luận án, đánh giá hiệu quả áp dụng thực thi pháp luật. Vấn đề này được luận
án kế thừa, vận dụng trong các quan hệ HĐCV bằng việc phân tích, làm rõ những
tranh chấp thơng qua 02 tình huống pháp lý tiêu biểu: i. xác định lãi suất, điều chỉnh
lãi suất; ii. bảo đảm tiền vay. Kết quả nghiên cứu của luận án đã nêu lên một số ưu
điểm, hạn chế, đưa ra các kiến nghị khi thực thi pháp luật về những nội dung này.
1.1.2.2. Các nghiên cứu pháp luật về hợp đồng cho vay tại Việt Nam
- Về luận án tiến sĩ, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án:
Vào năm 2003, tác giả Ngơ Quốc Kỳ cơng bố hồn thành đề tài luận án: “Hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”18. Nghiên cứu đã hệ thống được
những vướng mắc, thuận lợi về một cơ chế bảo đảm an toàn cho các NHTM dựa trên
các yếu tố: biên độ, tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi, vay có bảo đảm và
khơng bảo đảm, vấn đề xử lý nợ… Trong quan hệ cho vay ngân hàng, vấn đề an toàn
cũng được luận án (đang thực hiện) đặt ra, phạm vi từ khi phát sinh quan hệ giữa các
TCTD với khách hàng, cho đến khi chấm dứt nợ vay. Xuyên suốt giai đoạn tín dụng
này, luận án nhận diện những rủi ro, và đưa ra biện pháp khuyến cáo, phòng ngừa. Kết

quả là các kiến nghị làm hình thành một quy trình cho vay an tồn, hiệu quả cao hơn.
Cơng trình của tác giả Nguyễn Văn Tuyến (năm 2004) có tựa đề: “Các giao
dịch thương mại chủ yếu của ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường
ở Việt nam”. Tác giả Nguyễn Văn Tuyến đã xây dựng những cơ sở lý luận của pháp
luật điều chỉnh các giao dịch thương mại của NHTM, cũng như đưa ra các giải pháp
kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện các giao dịch này đạt hiệu quả. Luận án (đang thực
hiện) đã tiếp cận một số luận điểm, áp dụng vào công tác nghiên cứu các quan hệ cho
vay, với mục đích làm sáng tỏ hơn bản chất pháp lý của hành vi đề nghị giao kết hợp
đồng vay, quyền định đoạt khoản vay.
Cùng thời gian này (năm 2004), tác giả Nguyễn Văn Hoạt công bố đề tài luận
án: “Đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản”. Nội
dung nghiên cứu đã đánh giá đầy đủ thực trạng quy định về thế chấp tài sản bảo đảm
tiền vay. Pháp luật giao dịch bảo đảm ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi
nên việc tiếp cận các nghiên cứu này được giới hạn. Phạm vi của luận án chỉ đề
cập đến HĐCV, do vậy nghiên cứu chỉ củng cố thêm ý nghĩa của biện pháp bảo
đảm tài sản trong mối quan hệ hình thức với HĐCV, xử lý tài sản bảo đảm theo các
điều khoản hợp đồng vay được các bên thỏa thuận ký kết, với các giải pháp phù hợp
để tháo gỡ vướng mắc phát sinh từ thực tiễn giao dịch này còn rời rạc, thiếu liên kết.
Trong đề tài luận án: “Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh
trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, 19 tác giả
Ngơ Quốc Kỳ (2003), Hồn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
19
Viên Thế Giang (2014), Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng
của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội
Việt Nam
18


12


Viên Thế Giang đề cập các nguyên tắc kinh doanh với hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, đưa ra những kiến nghị các hoạt động lập pháp để bảo vệ lợi ích
chính đáng của NHTM, người sử dụng dịch vụ ngân hàng. Luận án (đang thực
hiện) quan tâm những luận điểm, kết quả nghiên cứu trên, tiếp tục làm sáng tỏ
phạm vi, giới hạn của hành vi cạnh tranh trong các giao dịch vay của NHTM,
thông qua các quy định về chính sách lãi suất, thủ tục, tiện ích khi vay vốn của
các ngân hàng. Nghiên cứu có ý nghĩa phân định phạm vi cho vay hợp pháp, tạo
ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh sự lôi kéo, gây mất ổn định, ảnh
hưởng tiêu cực đến uy tín của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng vay.
Tác giả Nguyễn Văn Phương với đề tài: “Pháp luật về cho vay của Ngân
hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” 20. Đề tài luận án đã tập
trung vào các quan hệ cho vay, chỉ ra những ngun tắc, quy trình cho vay của
NHTM có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng an toàn, hiệu quả. Nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Văn Phương góp phần làm rõ thêm hoạt động cho vay của
NHTM có vốn đầu tư nước ngồi với tư cách là chủ thể, bình đẳng về địa vị
pháp lý với các TCTD trong nước khi tham gia ký kết, thực hiện các giao dịch
cho vay.
Về phương diện an toàn cho vay, tác giả Nguyễn Xuân Bang đã công bố
luận án tiến sĩ, đề tài: “Pháp luật về an tồn trong hoạt động cấp tín dụng của
các ngân hàng” (năm 2018). Cơng trình này đã nhận diện, làm sáng tỏ những
trường hợp mất an toàn khi cấp tín dụng, đưa ra các biện pháp, cách thức phòng
ngừa hiệu quả. Trong quan hệ HĐCV, vấn đề an tồn vay có ý nghĩa quan trọng
được luận án quan tâm, thể hiện bằng các nghiên cứu về các quy định hạn chế
cho vay, rủi ro có thể xảy ra của quy trình tín dụng. Nghiên cứu đưa ra những
biện pháp, cách thức để khoản vay được an toàn hơn, kể cả trong công tác thu
hồi nợ dựa trên bối cảnh thực tế tại Việt Nam.
- Về luận văn thạc sĩ:
Do phạm vi cấp độ thạc sĩ, các luận văn nghiên cứu đề tài pháp luật về HĐCV
nói chung, đã đạt được kết quả ở mức độ nhất định như sau:

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Thúy với đề tài: “Pháp luật về hợp đồng tín dụng
ngân hàng ở Việt Nam” (công bố năm 2008), luận văn đã dựa vào một số quy định của
pháp luật thực định về HĐCV với những tình huống tranh chấp phát sinh trong lĩnh
vực này; kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được những nguyên nhân hạn chế của pháp luật
và hướng khắc phục. Luận văn này chưa xây dựng khung lý thuyết luận giải cụ thể
những đặc thù của HĐCV. Việc phân tích, đánh giá pháp luật dựa trên các hợp đồng
vay được ký kết trong thực tiễn còn bỏ ngỏ.
Luận văn của tác giả Trần Thu Lan (năm 2011) về: “Hợp đồng cho vay tại ngân
hàng thương mại – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, đã khái quát được chế độ pháp
Nguyễn Văn Phương (2016), Pháp luật về cho vay của NHTM có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt
Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội
20


13

lý của HĐCV, đưa ra một số kiến nghị có giá trị tham khảo nhằm sửa đổi một vài
quy định của pháp luật về lãi suất, giao dịch bảo đảm, hệ thống thơng tin tín
dụng. Luận văn khơng đề cập đến nguồn gốc, bản chất pháp lý, kinh tế của một
chế định bị chi phối mạnh mẽ của quy luật thị trường, chưa làm sáng tỏ sự khác
biệt giữa các đối tượng vay, ý nghĩa nghiệp vụ, pháp lý của công tác cho vay, xử
lý nợ…
Một số luận văn tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án, chẳng hạn như:
Về lãi suất cho vay, năm 2006, tác giả La Hồng công bố luận văn: “Giải quyết
tranh chấp về lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng của các tổ chức tín dụng tại
tịa án”, luận văn đã đưa ra kết quả phân tích về mối tương quan giữa lãi suất huy động
và lãi suất tiền vay, lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn. Kết quả nghiên cứu
này không đề cập đến cơ chế điều chỉnh lãi suất trong suốt thời hạn thực hiện hợp
đồng, từ khi ký kết cho đến khi bên vay trả hết nợ (kể cả giai đoạn xét xử, thi hành án).
Về vấn đề an tồn, phịng chống rủi ro cho vay, năm 2011, tác giả Phan Vũ Ánh

Nguyệt công bố luận văn: “Pháp luật về thế chấp trong hoạt động cho vay của các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, luận văn đã phân tích mối quan hệ pháp lý giữa
hợp đồng thế chấp với HĐTD, đưa ra những kiến nghị cụ thể về thời hạn có hiệu lực
của hợp đồng thế chấp, định giá tài sản thế chấp...; Cùng thời gian này (năm 2011), tác
giả Lê Thị Ngân Hà công bố luận văn: “Pháp luật về hạn chế rủi ro tín dụng trong
hoạt động thẩm định cho vay của ngân hàng thương mại”, luận văn của tác giả Lê Thị
Ngân Hà đã tiếp cận đa dạng hơn, cả về năng lực chủ thể, khả năng tài chính, phương
án, mục đích sử dụng vốn và thẩm định tài sản bảo đảm… Các kết quả nghiên cứu
trên, giúp đánh giá đầy đủ hơn về thực trạng pháp luật, qua đó tác giả luận án đi sâu
tìm hiểu những hạn chế cịn tồn tại, đề xuất các giải pháp, kiến nghị khả thi.
Về cung ứng vốn tín dụng (ngân hàng), năm 2011, tác giả Đặng Kim Phương
với đề tài: “Pháp luật ngân hàng điều chỉnh dịch vụ cung cấp vốn cho khu vực kinh tế
tư nhân”. Nội dung luận văn đã đánh giá hiệu quả pháp luật điều chỉnh dịch vụ cung
cấp vốn, bước đầu đề cập đến quyền bảo đảm tín dụng công bằng cho người vay. Liên
quan đến quyền tiếp cận tín dụng, luận án chú trọng, đi sâu hơn bằng các phân tích,
làm rõ các quyền này theo nghĩa rộng, chỉ ra các nhân tố cản trở cần xóa bỏ, giúp
người vay có năng lực tài chính cịn hạn chế (bao gồm cả các doanh nghiệp có quy mơ
nhỏ, hộ gia đình,…) được tiếp cận vốn vay của ngân hàng theo một cơ chế pháp lý đặc
thù, thuận lợi hơn so với các chủ thể vay vốn thương mại khác.
- Các nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học ngành luật và các tài liệu khác:
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Vân (vào năm 2000) có tựa đề: “Mấy suy
nghĩ về bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng”21. Trên cơ sở nghiên cứu

Nguyễn Văn Vân (2000), Mấy suy nghĩ về bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng, Khoa học pháp
lý số 03/2000, tr. 26-32
21


14


luật cổ La Mã, tác giả Nguyễn Văn Vân đã đi sâu phân tích và làm sáng tỏ tính chất
ưng thuận trong quan hệ HĐCV, đưa ra luận chứng riêng để khẳng định: HĐCV là
một dạng đặc biệt của hợp đồng vay tài sản trong luật dân sự, xuất phát từ bản chất
chung nhất đó là “nghĩa vụ hồn trả tiền vay”. Kết quả nghiên cứu trên được tác giả
luận án tiếp cận, kế thừa khi đề cập đến những vấn đề thuộc về bản chất, nguồn gốc,
quá trình hình thành, phát triển của giao dịch vay.
Tiếp sau đó, năm 2002 tác giả Lê Thị Thu Thủy có bài viết tương tự: “Bản chất
pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng”22. Bài viết này đã tập trung phân tích
những điểm đặc thù của pháp luật thực định về hợp đồng vay… Trong cơng trình luận
án, bên cạnh những điểm đặc thù của quan hệ hợp đồng này (ví dụ như: lãi suất, nghĩa
vụ hoàn trả tiền vay của bên vay, cơ chế chủ động thu hồi tiền vay,…), tác giả luận án
quan tâm, làm sáng tỏ việc thực thi của các bên, chỉ rõ những bất cập của pháp luật
thực định. Kết quả của những nghiên cứu này là: Đưa ra được các kiến nghị về minh
bạch khi điều chỉnh lãi suất; Khẳng định quyền yêu cầu hoàn trả nợ vay không bị chi
phối thời hiệu khởi kiện; Kiến nghị những biện pháp pháp lý nhằm xóa bỏ rào cản
trong công tác xử lý nợ phát sinh từ hợp đồng vay.
Sách tham khảo của tác giả Trần Đình Định (chủ biên) có tựa đề: “Những quy
định của pháp luật về hoạt động tín dụng”, xuất bản năm 2006. Tài liệu đã chỉ ra
những vướng mắc, sai sót thường xảy ra khi xét xử các vụ án tranh chấp HĐCV
(ngành tòa án hiện nay dùng thuật ngữ “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”) tại các cấp
tịa án, đồng thời nêu lên những kinh nghiệm giúp các TCTD nâng cao hiệu quả ký kết
HĐTD. Cuốn sách này vẫn chưa chỉ ra những tranh chấp hợp đồng vay điển hình, đi
sâu bình luận, phân tích và làm sáng tỏ những bất cập từ thực tiễn giải quyết tranh
chấp cần được tiếp tục khắc phục, hồn thiện.

1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.3.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được
Nhìn chung, các tài liệu, cơng trình trong và ngồi nước đã tiếp cận một cách cơ
bản, toàn diện cả về phương diện pháp lý lẫn kinh tế các quan hệ pháp luật về HĐCV.
Các kết quả nghiên cứu, đóng góp cho khoa học đã thể hiện những ưu điểm riêng, tiêu

biểu có thể kể đến: Bài viết về bản chất pháp lý của HĐCV đăng trên Tạp chí khoa học
pháp lý của tác giả Nguyễn Văn Vân; Nghiên cứu về NHTM của các tác giả Edward
K. Reed, Edward K. Gill; Về pháp luật cho vay tiêu dùng ở Anh của Ellinger, Sweet
và Wax well… Những tài liệu này đã đưa ra luận cứ có giá trị về bản chất, những đặc
điểm pháp lý chuyên biệt của HĐCV; thiết lập cơ chế pháp lý thiết yếu, đề cao, bảo vệ
quyền lợi chính đáng cho người vay tiêu dùng (đối với các nghiên cứu ở nước ngồi).
Cơng trình của các tác giả Robert Cole, L. Mishler; LS Sealy, RJA Hooley đã
chú trọng phân loại chủ thể bên vay gồm các đối tượng: doanh nghiệp, cá nhân (việc
phân loại đối tượng vay này được ứng dụng phổ biến trong các NHTM ở Việt Nam),
Lê Thị Thu Thủy (2002), Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng, Dân chủ và Phát luật 12/2002,
tr.10-14
22


15

từ những phân loại này các nghiên cứu đã định vị, thiết lập những điều kiện, quy trình
cho vay tương ứng. Đây cũng là hướng phân loại HĐCV dựa trên tiêu chí cấu trúc chủ
thể hợp đồng,23 phù hợp với từng nhóm đối tượng vay có mục đích, và quy trình cho
vay chuyên biệt.
Những nghiên cứu về đặc điểm, nội dung, quá trình hình thành, phát triển quan
hệ tương tác của HĐCV và pháp luật HĐCV trong các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
thực hiện tại các cơ sở đào tạo tại Việt Nam được tập hợp tương đối đầy đủ qua từng
năm, tương ứng với những giai đoạn bổ sung, thay đổi của pháp luật về HĐCV. Các
nghiên cứu trong những cơng trình này được luận giải, có dẫn chứng cụ thể, thể hiện
những ưu điểm riêng về từng mảng nghiên cứu trong các cơng trình này. Đối với các
giáo trình, tài liệu tham khảo, các bài báo khoa học những tài liệu này cũng đã giúp tác
giả luận án tiếp cận, nhìn nhận đầy đủ thực trạng trong nghiên cứu khoa học, những
luận điểm có giá trị làm cơ sở để kế thừa, tiếp tục phát triển của đề tài luận án.
1.1.3.2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Thứ nhất, các cơng trình trong và ngồi nước liên quan đến đề tài luận án nhìn
chung có đề cập một hoặc một vài vấn đề về thực trạng của pháp luật, phần lớn chưa
xây dựng khung lý thuyết đầy đủ để phân tích, đánh giá tồn diện, giải quyết các yêu
cầu, mục tiêu cấp bách của đề tài nghiên cứu. Vì vậy, các giải pháp, kiến nghị đưa ra
vẫn chưa mang tính hệ thống, khái quát.
Thứ hai, đến nay vẫn chưa có cơng trình nào trùng lặp với đề tài luận án, nghiên
cứu pháp luật điều chỉnh về HĐCV tại Việt Nam, từ đó đánh giá sự khác biệt giữa các
giao dịch cho vay (trong lĩnh vực dân sự, và lĩnh vực ngân hàng); quá trình củng cố,
phát triển, tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài nhằm định vị thực tế nhất pháp luật Việt
Nam về HĐCV trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
Thứ ba, một số cơng trình có đề cập nhưng chưa đánh giá đầy đủ những quan
hệ pháp lý phát sinh, mức độ tương xứng về trách nhiệm, quyền hạn của các bên hợp
đồng; giới hạn giữa phạm vi điều chỉnh của pháp luật với thỏa thuận hợp đồng; những
đặc thù của quan hệ HĐCV so với các hợp đồng dân sự, thương mại khác.
Thứ tư, những vấn đề mới, phát sinh từ thực tiễn liên quan đến HĐCV cho đến
nay vẫn chưa được các nghiên cứu đề cập giải quyết cả về phương diện thực thi và
hoàn thiện pháp luật (Đó là các vấn đề: bảo vệ quyền lợi bên vay “yếu thế”; trách
nhiệm pháp lý giai đoạn tiền HĐCV; những rào cản ảnh hưởng đến cơ chế chủ động
xử lý tài sản bảo đảm của các TCTD; tình trạng thu lãi suất khơng đúng pháp luật...).
Những nội dung cịn bỏ ngỏ trên được luận án đề cập, đi sâu phân tích, so sánh,
đánh giá và đề ra các biện pháp, kiến nghị giải quyết, khắc phục cụ thể, thiết thực.
Tóm lại, những cơng trình khoa học, tài liệu nghiên cứu trong và ngồi nước có
liên quan đến đề tài luận án kể trên, đã thể hiện tương đối đầy đủ thực trạng chung về
các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Với những ưu điểm, những vấn đề
chưa được các nghiên cứu đề cập, còn bỏ ngỏ, đề tài luận án tiếp tục thực hiện một
23

Tài liệu: Những quy định của luật hợp đồng của Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nxb. Chính trị quốc gia 1993, tr. 8



16

cách tồn diện, có hệ thống đưa ra những phân tích đánh giá, kiến nghị có cơ sở khoa
học và giá trị thực tiễn.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1. Cơ sở lý thuyết
1.2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án sẽ trả lời những câu hỏi quan trọng về từng vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa
thống nhất như sau:
Câu hỏi nghiên cứu 01: Sự hình thành, bản chất pháp lý của HĐCV thể hiện
trong pháp luật và khoa học? Điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ HĐCV dựa trên
khung lý thuyết, mơ hình lý luận nào, trên cơ sở đặc điểm của hợp đồng, cũng như qua
quá trình giao kết, thực hiện, giải quyết tranh chấp HĐCV?
Trả lời câu hỏi (tại chương 2 luận án) sẽ mở ra định hướng, tư tưởng chủ đạo
chi phối toàn bộ quá trình xây dựng, ban hành, thực hiện pháp luật về HĐCV kể cả
khâu kiểm tra, xét xử để giải quyết những tranh chấp phát sinh.
Câu hỏi nghiên cứu 02: Các tiêu chí nào được luận án đặt ra để đánh giá chất
lượng, hiệu quả của pháp luật về HĐCV? Dựa vào hệ thống tiêu chí này, pháp luật về
HĐCV tại Việt Nam đã thật sự hiệu quả chưa? Vì sao?
Trả lời câu hỏi này (tại chương 2, 3 luận án) sẽ hệ thống tiêu chí để khảo sát,
đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật, kinh tế cho các bên từ đó, nhìn nhận đầy đủ
những ưu khuyết điểm, ngun nhân xét từ góc độ thực thi, ban hành pháp luật?
Câu hỏi nghiên cứu 03: Cơ chế pháp lý nào để nhận diện, phòng ngừa, hạn chế
rủi ro phát sinh trong hoạt động ký kết, thực hiện HĐCV? Giải pháp để khắc phục
những bất cập, hạn chế, bảo đảm bình đẳng hợp đồng (bao gồm cả quyền lợi chính
đáng của bên vay là số đông, yếu thế)?
Trả lời câu hỏi phần này (tại chương 3, 4 luận án) sẽ đánh giá thực trạng, đưa ra
những giải pháp cụ thể, thiết thực trong thực thi pháp luật.
Câu hỏi nghiên cứu 04: Định hướng, nguyên tắc cơ bản để hoàn thiện pháp luật

về HĐCV trong điều kiện kinh tế - xã hội, pháp lý hiện nay? Định vị chế định hợp
đồng vay trong hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam đứng trên quan điểm nào (lợi
ích của các bên hợp đồng, lợi ích nền kinh tế quốc gia hay dung hịa các lợi ích này)?
Yếu tố kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tác động đến pháp luật HĐCV,
mức độ của sự can thiệp?
Trả lời câu hỏi này (tại chương 3, 4 luận án) sẽ định vị pháp luật hiện nay, đưa
ra được những giải pháp hoàn thiện pháp luật phù hợp với đặc thù của quan hệ cho
vay, phù hợp nhu cầu hoàn thiện pháp luật của nền kinh tế Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu 05: Những tác động, ảnh hưởng phát sinh nếu những kiến
nghị và giải pháp được đề xuất nêu trên được triển khai, ứng dụng?
Trả lời câu hỏi này (tại chương 4 luận án) có ý nghĩa đánh giá dự báo tác động
những kiến nghị, giải pháp của luận án nếu được áp dụng sửa đổi, thi hành pháp luật.


17

1.2.1.2. Lý thuyết nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng lý luận; tiếp thu các học thuyết pháp lý về mối liên
hệ có tính phổ biến giữa các hiện tượng nhà nước và pháp luật được hình thành và phát
triển trên cơ sở hoạt động nhận thức tư duy khoa học.
Luận án vận dụng trọng tâm, xuyên suốt lý thuyết về tự do hợp đồng (freedom
of contract) trong phạm vi, khuôn khổ của quan hệ tín dụng có sự can thiệp của nhà
nước; lý thuyết về cân bằng lợi ích trong hợp đồng.24 Các lý thuyết này được tác giả
luận án sử dụng thường xuyên để làm sáng tỏ bản chất, các mối quan hệ pháp lý của
hợp đồng vay, đồng thời xây dựng cơ sở lý luận để đưa ra các kiến nghị phù hợp.
Thông qua các học thuyết, lý thuyết trong lĩnh vực kinh tế, luận án làm rõ mối
quan hệ giữa nhà nước - pháp luật và kinh tế thị trường; tính chất, mức độ can thiệp
điều tiết của nhà nước thông qua các công cụ pháp luật – kinh tế. Cụ thể như sau:
i) Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes (J.M.Keynes)25 về sự cân bằng

kinh tế dựa trên cơ sở tự điều tiết của thị trường: Theo học thuyết này, nhà nước vẫn
can thiệp vào kinh tế, sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng làm cơng cụ chủ yếu để
điều tiết kinh tế,... Luận án đã liên hệ, phân tích phạm vi giới hạn can thiệp của nhà
nước bằng các biện pháp: chế tài hành chính đối với TCTD sai phạm trong các giao
dịch HĐCV, can thiệp bằng cơng cụ về lãi suất (định mức, mục đích cho vay), công cụ
dự trữ bắt buộc khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ để an toàn vay…
ii) Các học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa tự do mới:26 Theo học thuyết này, nền
kinh tế thị trường kết hợp tự do cá nhân, năng lực hoạt động kinh tế với cơng bằng xã
hội, phịng tránh được các khuyết tật lớn của thị trường,… Học thuyết này được vận
dụng nhằm củng cố những cơ sở lý luận về năng lực của các tổ chức, cá nhân được tự
chủ giao kết, thực hiện HĐCV, vấn đề bình đẳng khi tham gia quan hệ HĐCV, đóng
góp vào sự phát triển của dịch vụ cho vay.
iii) Các lý thuyết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Hội đồng
lý luận trung ương,27 về vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế: Trong lĩnh
vực ngân hàng, nhà nước can thiệp bằng các hoạt động rót vốn vào các NHTM, chủ
đạo điều tiết giao dịch vay theo chính sách của nhà nước để ổn định hệ thống tiền tệ,
Lý thuyết này dựa trên quan điểm của Oliver Hart và Bengt Holmstrom về cân bằng các yếu tố khác nhau
(trade-offs) khi xác lập những điều khoản hợp đồng; khám phá những khiếm khuyết của thị trường thiết yếu.
Xem: Huỳnh Hoa (Theo The Economist) 2016, Giải Nobel kinh tế 2016: Khoa học về hợp đồng,
truy cập lúc
16:15 ngày 10/6/2017
25
Xem tại: Voer, Học thuyết kinh tế của trường phái KeyNes, truy cập lúc 19:20 ngày 17/5/2017
26
Một số lý thuyết tiêu biểu của Chủ nghĩa này là: Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hòa liên
bang Đức, các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ. Xem thêm tại: truy cập lúc 8:30 ngày 17/5/2017
27
Xem: Tạp chí Cộng sản, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua các văn kiện của Đảng trong thời
kỳ đổi mới, truy cập lúc 22:00 ngày 10/5/2017
24



18

hay bằng các quy định bảo đảm quyền tiếp cận tín dụng của khách hàng tiềm năng, vì
mục tiêu lợi ích lâu dài của kinh tế - xã hội.
Luận án còn sử dụng các lý thuyết chuyên ngành về tiền tệ, tín dụng và ngân
hàng:28 Lý thuyết kinh tế về chi phí - hiệu quả dưới phương diện kinh tế học pháp luật
làm cơ sở đánh giá hiệu quả hợp đồng, giải quyết tranh chấp, mua bán nợ;29 Lý thuyết
thông tin bất cân xứng (asymmetric infomation),30 nhằm làm rõ tình trạng bất cân
xứng, tăng cường mức độ, trách nhiệm nghĩa vụ cung cấp thơng tin về khoản tiền vay
từ phía TCTD khi cho vay; Lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng (credit risk
management) trong hoạt động điều chỉnh lãi suất, giám sát, xử lý nợ…, phòng tránh
rủi ro hệ thống; Lý thuyết về quyền tiếp cận tín dụng (credit access rights),31 bảo đảm
quyền tiếp cận tín dụng của khách hàng có tài chính hạn hẹp, bảo đảm thực thi, xóa bỏ
những rào cản đến các quyền cơ bản này.
1.2.1.3. Các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 01: Nghiên cứu quan hệ HĐCV dựa trên cơ sở lý luận về bình đẳng,
tự do hợp đồng. Các nghĩa vụ hợp đồng được pháp luật đặt ra nhằm củng cố quan hệ
hợp đồng vay, phù hợp với lợi ích của các bên. Sự can thiệp của nhà nước để bảo đảm
an toàn của hệ thống tiền tệ, hạn chế rủi ro nhưng không làm cản trở quyền tự do kinh
doanh, cản trở quyền tiếp cận tín dụng.
Giả thuyết này đóng vai trị chủ đạo trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận
án, được kiểm định bằng các luận cứ, và bằng các kiến nghị, giải pháp.
Giả thuyết 02: Thiết lập các tiêu chí đánh giá chất lượng pháp luật HĐCV cần
dựa trên yêu cầu: Pháp luật về HĐCV phải được ban hành kịp thời, đồng bộ, thống
nhất, không chồng chéo. Các giải pháp trong thực thi phải nhận diện những rủi ro gây
mất an tồn, những bất hợp lý, thiếu bình đẳng trong quan hệ HĐCV, giải quyết được
những bất cập từ thực tiễn giao kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp, tiết kiệm chi
phí, hiệu quả thực hiện.

Quan điểm khoa học từ lâu đã cho rằng: “Tín dụng ngân hàng là khái niệm kinh tế hơn là pháp lý, các hành vi
tín dụng ngân hàng có cùng một lơgích kinh tế…,” (Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (1974), Tài chính và Tín
dụng, Hà Nội), nên giao dịch “cho vay” tự thân đã là một giao dịch chịu sự chi phối bởi các nhân tố kinh tế pháp lý. Do đó, cơng tác nghiên cứu luận án sẽ khơng tách rời phương pháp liên ngành này
29
Boardman, NE (2006), Cost-benefit Analysis: Concepts and Practice, (3 ed.). Upper Saddle River, NJ:
Prentice Hall
30
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970. Các
nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận
giải Nobel kinh tế. Thông tin bất cân xứng đã trở nên vô cùng quan trọng và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế
học hiện đại. Xem thêm: Akerlof, George A. (1970), The market for lemons: quality uncertainty and the market
mechanism,
Quarterly
Journal
of
Economics,
Vol.
84,
No.
3,
tr. 488–500
( Akerlof, George A. (2001),
Behavioral Macroeconomics and Macroeconomic Behavior, American Economic Review, 2002, vol. 92, issue 3,
tr. 411-433 ; Spence, A. Michael (2001), Signaling in Retrospect and the Informational Structure of Markets,
The American Economic Review, Vol. 92, No. 3. (Jun., 2002), tr. 434-459. Stiglitz, Joseph E. (2001),
Information and the Change in the Paradigm in Economics, The American Economic Review, Vol. 92, No. 3,
(Jun., 2002), tr. 460-501
31
Xem thêm: Marek Hudon (2008), Should Access Credit be a Right?, Journal of Business Ethics (2009) 84:17–
28. Nguồn: truy cập lúc 14:20 ngày 18/6/2016

28


×