Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu và đề suất một số hệ thống canh tác góp phần đảm bảo an ninh lương thực và tăng thu nhập cho người dân địa phương huyện kỳ sơn nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.66 MB, 132 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

LÊ THỊ LUYẾN

NGHIÊN CỨU VÀ ðỀ SUẤT MỘT SỐ HỆ THỐNG CANH TÁC GÓP
PHẦN ðẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ TĂNG THU NHẬP
CHO NGƯỜI DÂN ðỊA PHƯƠNG HUYỆN KỲ SƠN, NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ðỨC VIÊN

HÀ NỘI, 2008

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cám ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Lê Thị Luyến

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần ðức
Viên là người hướng dẫn tận tình cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp ñỡ của các thầy cô giáo bộ môn Hệ
thống nông nghiệp, khoa Nơng học, khoa Sau đại học, các thầy cơ đã tham gia
giảng dạy chương trình cao học - Trường ðại học Nông nghiệp - Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh ñạo cùng tập thể cán bộ Trung tâm
Khuyến nông – Khuyến lâm tỉnh Nghệ An nơi tơi cơng tác, UBND, Phịng
Nơng nghiệp, Phịng Thống kê, Phịng Tài ngun mơi trường, Trạm Khuyến
nơng – Khuyến lâm cùng các khuyến nông viên cơ sở và các hộ gia đình mà
tơi tiến hành điều tra, nghiên cứu trên ñịa bàn huyện Kỳ Sơn, ñã tạo ñiều kiện
thuận lợi ñể tôi thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tồn thể gia đình, Bố, mẹ, anh chị em,
chồng, con trai và bạn bè, ñồng nghiệp ñã ñộng viên, hỗ trợ tơi trong thời gian
học tập và hồn thành luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp ñỡ quý báu trên.

Hà Nội,15 ngày 09 tháng năm 2008
Tác giả luận văn

Lê Thi Luyến

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

1.

Mở đầu

1

1.1


ðặt vấn đề

1

1.2

Mục đích và u cầu của ñề tài

2

2.

Tổng quan tài liệu

4

2.1

Hệ thống canh tác, các yếu tố chi phối và phương pháp nguyên
cứu hệ thống canh tác

4

2.2

Những kết quả nghiên cứu hệ thống canh tác trong và ngoài nước

15

2.3


Một số nghiên cứu khác liên quan ñến ñề tài

27

3.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

34

3.1

ðối tượng nghiên cứu

34

3.2

Nội dung nghiên cứu

34

3.3

Phương pháp nghiên cứu

35

3.4


ðịa ñiểm nghiên cứu:

38

4.

Kết quả nghiên cứu

39

4.1

ðiều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội

39

4.1.1

ðiều kiện tự nhiên

39

4.1.2

Tình hình kinh tế - xã hội

49

4.2.


Thực trạng hệ thống canh tác của huyện Kỳ Sơn

67

4.2.1

Hiện trạng hệ thống canh tác tại vùng thung lũng

68

4.2.2

Hiện trạng hệ thống canh tác trên nương rẫy

77

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


4.2.3

Hiện trạng hệ thống canh tác vườn nhà, vườn ñồi, vườn rừng

84

4.3

Kết quả nghiên cứu một số hệ thống canh tác mới


88

4.3.1

Kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống canh tác trên ñất lúa nước

88

4.3.2

Kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống canh tác trên ñất nương
rẫy

4.4

95

ðề xuất một số hệ thống canh tác theo hướng nâng cao hiệu quả
kinh tế, phù hợp với ñiều kiện sinh thái và ñiều kiện canh tác của
người dân ñịa phương

98

4.4.1

Cơ sở ñề xuất

98

4.4.2


ðề xuất một số hệ thống canh tác

99

5.

Kết luận và ñề nghị

106

5.1

Kết luận

106

5.2

ðề nghị

108

Tài liệu tham khảo

109

Phụ lục

114


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT
FAO

: Food and Agricultural Organization of the Unitet

National
HTCT

: Hệ thống canh tác

HST

: Hệ sinh thái

SX

: Sản xuất

XD

: Xây dựng

ðVT

: ðơn vị tính


STT

: Số thứ tự

NS

: Năng suất

NSTB

: Năng suất trung bình

DT

: Diện tích

TG

: Thời gian

CT

: Chuồng trại

ðC

: ðối chứng

SL


: Sản lượng

P1000

: Khối lượng nghìn hạt

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

TT

: Thị trường

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


DANH MỤC BẢNG
STT
4.1.

Tên bảng

Trang

DiÔn biÕn mét sè yÕu tè khÝ tợng ở huyện Kỳ Sơn - Nghệ An

(1997-2007)

40

4.2.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kỳ Sơn

47

4.3.

Động thái tăng trởng các ngành giai đoạn 2004-2007

50

4.4.

Cơ cấu kinh tế từ năm 2003 - 2007

51

4.5.

Tình hình sản xuất ngành trồng trọt

54

4.6.


Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi

56

4.7.

Tình hình sản xuất lâm nghiệp

58

4.8.

Tình hình sản xuất thuỷ sản

58

4.9.

Dân số, lao động và đói nghèo huyện Kỳ Sơn

61

4.10.

Loại hình canh tác phân theo địa hình

68

4.11.


Cơ cấu diện tích gieo trồng trên đất thung lũng năm 2007

69

4.12.

Cơ cấu diện tích và năng suất, sản lợng các hệ canh tác trên đất
thung lũng năm 2007

73

4.13.

Hiệu quả của các hệ canh tác ở vùng thung lũng năm 2007

75

4.14.

Cơ cấu diện tích các loại cây trồng chính trên đất nơng rẫy năm
2007

79

4.15.

Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác cây lúa nơng

80


4.16.

Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác cây ngô nơng

81

4.17.

Hiệu quả của hệ thống canh tác cây sắn

82

4.18.

Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác cây đậu xanh

83

4.19.

Hiệu quả chăn nuôi một số vật nuôi chính

85

4.20.

Đặc điểm của các giống lúa thí nghiệm

89


4.21.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cđa c¸c gièng lóa
thư nghiƯm

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi

90


4.22.

Hiệu quả kinh tế của các giống lúa thí nghiệm

91

4.23.

Chất lợng gạo các giống thử nghiệm

91

4.24.

Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng đậu tơng vụ đông

93

4.25.


Hiệu quả của hệ thèng canh t¸c míi so víi canh t¸c cị

94

4.26.

Sinh tr−ëng phát triển cây đậu xanhT135 trên đất nơng

95

4.27.

Hiệu quả của hệ thống canh tác mới với canh tác cũ

96

4.28.

Hiệu quả cđa hƯ thèng canh t¸c míi so víi canh t¸c cũ

97

4.29.

Cơ cấu các công thức luân canh đề xuất trên đất thung lũng

100

4.30.


Cơ cấu các công thức luân canh đề xuất trên đất nơng rẫy

101

4.31.

Dự kiến sản lợng các cây trồng đạt đợc khi áp dụng hệ thống
canh tác đề xuÊt

103

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


1. MỞ ðẦU
1.1

ðặt vấn ñề
John Dixon, Aidan Gulliver và David Gibbon đã nghiên cứu và chỉ ra

rằng “Những nơng dân nhỏ tạo ra một số lượng lớn lương thực của các nước
ñang phát triển nhưng họ vẫn nghèo hơn những tầng lớp nhân dân khác và
chưa ñược ñảm bảo ñủ lương thực hàng ngày cho gia đình họ” [51]. ðặc biệt
là những nông dân sống ở vùng sâu vùng xa, vùng đồi núi có địa hình khó
khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, sản xuất kém hiệu quả… cuộc sống càng trở
nên đói nghèo hơn. ðó là chưa nói đến khả năng tiếp cận về y tế, giáo dục và
các dịch vụ văn hoá, xã hội khác của người dân nơi đây là rất hạn chế. Chính
vì vậy, nghiên cứu cải thiện hệ thống canh tác hợp lý ñể ñảm bảo an ninh
lương thực và tăng thu nhập cho người nông dân nghèo vùng sâu vùng xa là
rất cần thiết. Việc cải thiện hệ thống canh tác hợp lý và có hiệu quả khơng

những khai thác nguồn tài ngun của nơng hộ và địa phương một cách hiệu
quả nhất, tăng sản lượng nông nghiệp và tăng thu nhập trên một đơn vị diện
tích, mà cịn giảm được hiện tượng xói mịn, tận dụng và tiết kiệm nước, giảm
chi phí bảo vệ thực vật, tăng ñộ màu mỡ của ñất bảo ñảm cho canh tác bền
vững và bảo vệ môi trường
Ở vùng núi Việt Nam, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác trên
đất dốc, đặc điểm loại hình canh tác này là trên các sườn núi hoàn toàn canh
tác nhờ vào nước trời, sự xói mịn và rửa trơi mạnh nên ñất ñai kém màu mỡ
sau một chu kỳ canh tác. Chính vì thế, Thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng đã có rất nhiều nghiên cứu canh tác bền vững trên ñất dốc như các biện
pháp canh tác và hệ thống canh tác chống xói mịn. Tuy nhiên, canh tác trên
đất dốc người nơng dân khơng chỉ gặp rủi ro do xói mịn gây ra làm cho ñất
ñai kém màu mỡ, họ còn gặp rủi ro rất lớn về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


Mặt khác cịn thiếu vốn đầu tư, thiếu khoa học kỹ thuật và luôn gặp phải dịch
hại như chim chuột, sâu bệnh gây mất mùa và thất thu nghiêm trọng. ðây
cũng là một ngun nhân đói nghèo của người dân chủ yếu dựa vào canh tác
trên ñất dốc như huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An. ðể góp phần an ninh lương
thực và tăng thu nhập cho người dân một cách bền vững chúng tơi thực hiện
nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu và ñề suất một số hệ thống canh tác góp
phần đảm bảo an ninh lương thực và tăng thu nhập cho người dân ñịa
phương huyện Kỳ Sơn, Nghệ An”
1.2

Mục đích và u cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích

Thơng qua việc ñánh giá ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng hệ
thống canh tác ở huyện Kỳ Sơn, nhằm ñưa ra một số biện pháp cải tiến hệ
thống canh tác, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và tăng thu nhập cho
người dân
1.2.2 Yêu cầu
1. ðiều tra, ñánh giá ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các tiểu vùng
sinh thái nông nghiệp
2. ðiều tra, phân tích hiệu quả kinh tế cũng như tính ổn định của các hệ
thống canh tác hiện có.
3. Thử nghiệm cải tiến một số hệ thống canh tác hiện có theo hướng
tăng năng suất và có hiệu quả kinh tế nhưng không ảnh hưởng xấu tới môi
trường
4. ðề xuất một số hệ thống canh tác hợp lý và các giải pháp nhằm phát
huy những mặt thuận lợi và khắc phục những mặt khó khăn, hạn chế
5. Khuyến nghị các hệ thống canh tác hợp lý cho một số tiểu vùng sinh
thái khác nhau

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


1.2.3 Ý nghĩa của ñề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu phát triển nông nghiệp miền núi
- Xác ñịnh ñược hệ thống canh tác phù hợp với ñiều kiện của ñịa phương,
cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy mạnh sản xuất đảm bảo
an ninh lương thực và tăng thu nhập cho người dân huyện Kỳ Sơn, cũng như
ở các vùng miền núi có ñiều kiện tương tự
1.2.4 Giới hạn của ñề tài
ðề tài mới tập trung nghiên cứu hệ thống canh tác hàng năm hiện có trong
hệ thống nơng nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Sơn


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1

Hệ thống canh tác, các yếu tố chi phối và phương pháp nguyên cứu
hệ thống canh tác

2.1.1 Các nghiên cứu về hệ thống canh tác
Nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác (HTCT) ñược xuất phát từ lý
thuyết hệ thống, ñã và ñang ñược nhều nhà khoa học quan tâm. Các tác giả
ñều cho rằng: Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có
mối quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định như một tập
hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối quan hệ
tương tác (Phạm Chí Thành.1996) [34]
Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa về HTCT, theo Phạm Thị Hương
(2004)[20]thì có các định nghĩa như sau về HTCT:
HTCT là sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các ngành nghề trong
nơng trại, được quản lý bởi hộ gia đình trong mơi trường tự nhiên, sinh học và
kinh tế - xã hội, phù hợp với mục tiêu, sự mong muốn và nguồn lực của hệ
(Shanor,1961).
HTCT là một tập hợp của ñơn vị chức năng riêng biệt là hoạt động trồng
trọt, chăn ni tiếp thị, chúng có mối quan hệ qua lại với nhau vì cùng nhận
nguồn lực từ mơi trường (IRRI,1980).
HTCT là hình thức tập hợp của một tổ hợp ñặc thù của các tài ngun
trong nơng trại ở một mơi trường nhất định bằng những phương pháp công
nghệ sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp sơ cấp (IRRI,1989).

Theo Zandstra và các cộng sự (1981) [54] thì HTCT là một tổ hợp gồm
các quá trình sản xuất và tiêu thụ cũng như các mối quan hệ qua lại giữa
chúng với nhau và với môi trường bên ngoài trong một phạm vi lãnh thổ nhất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


ñịnh mà cho ñến nay nông hộ ñược coi là một ñơn vị quan trọng trong nghiên
cứu hệ thống canh tác
Như vậy, HTCT là một hệ thống bao gồm nhiều hệ thống phụ: trồng
trọt, chăn nuôi, chế biến, tiếp thị, quản lý được bố trí một cách hệ thống ổn
định phù hợp với mục tiêu của mỗi vùng nông trại hay tiểu vùng nhất ñịnh.
Nghiên cứu HTCT là một vấn đề phức tạp, vì nó liên quan đến mơi
trường như khí hậu, đất đai, sâu bệnh, mức đầu tư và trình độ khoa học nơng
nghiệp, “vấn đề hiệu ứng hệ thống” của HTCT . Vì vậy HTCT phải được hình
thành từ lý luận của sinh thái nông nghiệp (ðào Thế Tuấn.1984) [46]
HTCT là một đơn vị tự quyết định có tính hữu hiệu cao, trong đó việc
chăn ni được tiến hành để thoả mãn các mục tiêu của nơng dân, do vậy
HTCT là một hệ thống ñịnh hướng mục tiêu. Việc tổ chức thích hợp một
HTCT bất kỳ là mục tiêu của người ñưa ra quyết ñịnh, chủ yếu là người nơng
dân để thoả mãn các mục tiêu của chính họ và cũng là mối quan tâm chung
của toàn xã hội. ðối với những hộ sản xuất nhỏ, mục tiêu chính của họ là tự
cung tự cấp, nhằm thoả mãn cho việc tiêu dùng cá nhân hơn là sản suất hàng
hố, do vậy HTCT và nơng dân có quan hệ chặt chẽ. Phần lớn các hộ nông
dân nhỏ ở các nước nhiệt ñới sản xuất nhằm ñáp ứng những nhu cầu tối thiểu
về lương thực của họ. Việc cung cấp lương thực từ HTCT cho nơng hộ được
tổ chức theo nhu cầu của nông dân và phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển
của gia đình. ðối với những hộ sản xuất lớn, việc mở rộng thị trường, lợi
nhuận và giải quyết việc làm là mục tiêu chính của họ. Do vậy HTCT được tổ
chức khơng chỉ phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của gia đình mà cịn
phụ thuộc vào xã hội. Những mục đích quan trọng khác như đảm bảo an tồn

cho tương lai bằng cách huy ñộng vốn ñể xây dựng trang trại chăn nuôi, trồng
trọt và chế biến nơng sản, đồng thời tăng cường vị trí xã hội bằng cách huy
động của cải để đạt ñược những thành tựu kinh tế, kỹ thuật và xã hội do đó

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


HTCT là hệ thống ña mục tiêu. (Barkef,1996) [50] `
Việc phân tích HTCT rất quan trọng trong việc đánh giá phát triển nơng
nghiệp, nó vừa là hệ thống sinh thái, chính trị, xã hội vừa là một đơn vị độc
lập về hoạt ñộng kinh tế, chúng liên qua chặt chẽ với nhau do cùng sử dụng
chung lao ñộng, ñất ñai, vốn và cả sự rủi ro trong không gian và thời gian.
Trên thực tế, việc hoàn thiện hệ thống hoặc phát triển HTCT mới là sự tổ
hợp lại các công thức luân canh, tổ hợp lại các thành phần cây trồng và giống cây
trồng, ñảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tương tác với nhau,
thúc ñẩy lẫn nhau, nhằm khai thác tốt nhất lợi thế về điều kiện đất đai, tạo cho hệ
thống có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thái (Lê Duy Thước, 1991)[37]
Nghiên cứu ñể xây dựng một hệ thống mới địi hỏi một trình độ cao
hơn, trong đó cần có sự tính tốn cân đối kỹ càng, tổ chức sắp xếp sao cho
mỗi bộ phận của hệ thống dự kiến nằm đúng vị trí trong mối quan hệ tương
tác của các phần tử trong hệ thống, có thứ tự ưu tiên ñể ñạt ñược mục tiêu của
hệ thống một cách tốt nhất (ðào Châu Thu, 2005)[36].
Do đặc tính sinh học của cây trồng và mơi trường ln biến đổi nên hệ
thống canh tác mang đặc tính động. Vì vậy nghiên cứu HTCT không thể dừng lại
ở một không gian và thời gian rồi kết thúc mà là việc làm thường xun để tìm ra
xu thế phát triển, yếu tố hạn chế và những giải pháp khắc phục ñể chuyển đổi
HTCT nhằm mục đích khai thác ngày càng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên, tăng hiệu quả kinh tế xã hội phục vụ cuộc sống con người (ðào Thế Tuấn,
1984) [46].
Trong HTCT thì hệ thống trồng trọt là một bộ phận chủ yếu và tất cả

các nghiên cứu về hệ thống trọng trọt đều nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả
đất đai, năng suất cây trồng. Vì vậy, hệ thống cây trồng là trung tâm của hệ
thống trồng trọt (Phạm Chí Thành, 1996) [34]

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


Như vậy hệ thống cây trồng là tập hợp tất cả các loại cây có quan hệ với
mơi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của nông trại hay của vùng để cùng tạo
ra sản phẩm nơng nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Cây trồng là tất cả các loại
cây ñược trồng và quản lý trong một vùng hay một nông trại, nhằm mục tiêu
thoả mãn nhu cầu của con người. Còn cơ cấu cây trồng là thành phần các
giống và lồi cây được bố trí theo khơng gian và thời gian trong một HST
nông nghiệp, nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế – xã
hội của nó (ðào Thế Tuấn, 1984) [46].
2.1.2 Những yếu tố chi phối hệ thống canh tác
Như chúng ta biết HTCT của một vùng nào đó là một tổng thể thống
nhất giữa môi trường và cây trồng, vật nuôi và nằm trong mối quan hệ chặt
chẽ với xã hội và ñiều kiện phát triển kinh tế của cả khu vực. Các hệ thống
phụ trong HTCT có liên quan với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và chịu tác ñộng
qua lại với mơi trường. Vì vậy khi xây dựng một HTCT phải nghiên cứu và
dựa trên cơ sở phân tích một cách khách quan các ñiều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội và ñặc ñiểm sinh học của cây trồng, vật ni để HTCT được cải tiến
vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa có tác dụng lâu bền, bảo vệ mơi
trường.
2.1.2.1 Nhóm yếu tố tự nhiên
Theo Trần ðức Hạnh và CTV, (1997) [16] cho rằng, khí hậu là yếu tố
rất quan trọng của hệ sinh thái, việc bố trí cơng thức ln canh và thời vụ
thích hợp cho từng loại cây trồng ñể tận dụng tối ña mặt thuận lợi của thời tiết
tránh những ñiều kiện bất lợi sẽ cho sản phẩm cao nhất và cũng là kinh tế nhất

* Nhiệt ñộ: Nhiệt ñộ là yếu tố cần cho mọi sự sống, ñặc biệt là cây trồng.
Cây trồng chỉ sinh trưởng, phát triển tốt trong ñiều kiện nhiệt độ thích hợp và
an tồn ở ngưỡng nhiệt độ nhất ñịnh, trong lúc ñó nhiệt ñộ lại là yếu tố thay

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


ñổi theo tháng trong năm. Do vậy, ñể phân vùng bố trí cây trồng hợp lý thì
theo tác giả ðào Thế Tuấn (1982) cần dựa vào 2 chỉ tiêu về nhiệt độ, đó là
tổng số nhiệt độ và ngày có nhiệt ñộ > 200c, tác giả ñã chia cây trồng ra làm ba
loại: cây ưa nóng là thường sinh trưởng, phát triển, ra hoa kết quả tốt ở nhiệt ñộ 200C
như lạc, lúa, đay, mía... Cây ưa lạnh là những cây sinh trưởng tốt và ra hoa kết quả tốt
ở nhiệt độ dưới 200C như lúa mì, khoai tây, xu hào cải bắp [45]. Những cây trung
gian là những cây yêu cầu nhiệt ñộ xung quanh 200C ñể sinh trưởng và ra hoa kết
quả. (Lý Nhạc và CTV, 1987) [26].
Việc bố trí hệ thống cây trồng, đặc biệt đối với cây hàng năm phụ thuộc
rất nhiều vào tổng tích ơn hàng năm có ở từng vùng, tiểu vùng sinh thái và
nhiệt lượng mà cây cần để hồn thành chu trình sinh trưởng và phát triển.
Trong bố trí hệ thống cây trồng để xác định cây trồng trong một năm có
thể ñưa ra nhiệt ñộ của vùng và tổng nhiệt ñộ một vụ của cây trồng. Nếu tính
cả thời gian làm ñất một vụ cây ưa lạnh cần khoảng 1800 - 20000C và cây ưa
nóng cần 30000C. Ở đồng bằng Bắc bộ một năm sản xuất hai vụ lúa và một vụ
đơng thì cần tổng tích ơn 78000C [26].
* Lượng mưa: Nước là yếu tố cần cho sự sống, là ñiều kiện ñể thâm
canh tăng vụ, tạo năng suất, sản lượng cao và phát triển sản xuất. ðặc biệt là
với những vùng sản xuất nơng nghiệp khơng có hệ thống thuỷ lợi chủ động
tưới thì mưa và lượng nước mưa có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Theo Phùng
ðăng Chinh (1987) ñể bố trí cho cây trồng hợp lý cần nắm ñược chế ñộ mưa
trong năm của từng vùng, ñộ ẩm ñể vừa lợi dụng lượng mưa vừa tránh ñược
thiệt hại do úng lụt gây nên, nhất là trong ñiều kiện khơng chủ động được

nguồn nước tưới [26].
* ðộ ẩm: Trong hệ thống canh tác, ñặc biệt ñối tượng là cây trồng thì
độ ẩm có ý nghĩa rất lớn, độ ẩm liên quan tới sinh trưởng và năng suất của cây
trồng. ðộ ẩm q cao sự thốt hơi nước khó khăn, độ mở khí khổng hạn chế,
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


CO2 xâm nhập vào cây giảm, giảm chất khơ tích luỹ do vậy giảm năng suất
cây trồng. Bên cạnh đó ñộ ẩm cao còn là ñiều kiện ñể cho sâu bệnh phát triển
ðộ ẩm thấp cùng với nhiệt ñộ cao làm cho sự thốt hơi nước, hơ hấp
tăng đã gây tiêu hao chất khô, giảm năng suất sinh vật học. ðộ ẩm thấp còn
làm cho sức sống hạt phấn ở các cây trồng giảm ảnh hưởng quá trình thụ phấn
nên tỉ lệ hạt lép cao, năng suất cây trồng giảm ñáng kể
* Ánh sáng: Là yếu tố biến ñộng ảnh hưởng tới năng suất, mà năng suất
là mục tiêu cơ bản của hệ thống canh tác. ðối với cây trồng tuỳ từng loại mà
cây trồng có yêu cầu về cường ñộ ánh sáng khác nhau. Cây trồng phản ứng
với cường ñộ bức xạ biểu hiện là giờ nắng thì người ta chia làm 2 nhóm: cây
ưa sáng và cây ưa bóng râm. Cịn cây trồng phản ứng với quang chu kỳ thì
người ta chia thàng nhóm cây ngắn ngày và nhóm cây dài ngày. Cho nên cần
nắm được u cầu của mỗi loại cây trồng và khả năng cung cấp ánh sáng của
từng vùng, từng thời gian trong năm ñể bố trí cây trồng một cách hợp lý [26]
* Yếu tố đất đai và địa hình: ðất đai chính là môi trường nuôi sống cây,
là nơi cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây trồng, từ đó mới có nguồn
thức ăn chính cho các vật ni. ðiều kiện đất ñai là một trong những căn cứ
quan trọng sau ñiều kiện khí hậu để bố trí hệ thống cây trồng.
Các tác giả Lê Thái Bạt (1991)[2]. Bùi Quang Toản(1993)[42] cho
rằng: ðất ddai đóng vai trị quan trọng như một tác nhân tiếp nhận và tích luỹ
các tài nguyên từ thành phần khác của HST
ðịa hình cao hay thấp, độ dốc nhiều hay ít đều ảnh hưởng tới chất
lượng đất, thành phần cơ giới đất, tính chất lý, hố học của đất và cịn chi

phối đến chế độ khí hậu (vùng núi cao) nghiên cứu yếu tố này ñể biết mà lựa
chọn cây trồng, vật nuôi và cơ cấu các loại giống khác nhau sao cho hợp lý.
ðối với địa hình là ñất dốc, việc sử dụng ñất ñể trồng các loại cây nào

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


cịn lệ thuộc vào các yếu tố khác như: đất dốc xói mịn nhiều, các tính chất lý
hố của đất và các biện pháp canh tác có thể áp dụng để chống xói mịn theo
các điều kiện cụ thể của vùng sinh thái ( Hoàng Văn ðức, 1992; Bùi Thị Xơ,
1994) [12], [48]
Q trình sản xuất nơng nghiệp trên đất dốc ở bất cứ nơi nào cũng luôn
luôn chịu sự tác ñộng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế và xã hội lớn hơn so
với các vùng ñồng bằng. Thêm vào đó một số yếu tố như xói mịn đất màu do
mưa, tình trạng khơ hạn sẽ làm suy giảm tính bền vững của hệ canh tác trên
đất dốc dẫn ñến làm giảm sản lượng và giá trị sản phẩm thu được trên một
đơn vị diện tích ( Nguyễn ðăng Khôi, 1974) [20].
Cây trồng lấy chất dinh dưỡng từ đất nhưng hầu như khơng hồn lại
tồn bộ cho đất nên đất rất dễ bị nghèo kiệt thối hố. Do vậy bên cạnh việc
bố trí cây trồng một cách hợp lý ñể vừa cho năng suất cao vừa cải tạo ñược
ñất thì việc canh tác ñúng kỹ thuật bổ sung chất dinh dưỡng cho đất là hết sức
cần thiết
2.1.2.2 Nhóm yếu tố kỹ thuật
- Giống cây trồng, vật nuôi: Là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái
nông nghiệp. Cần áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ñặc
biệt là tiến bộ về giống ñể bố trí cây trồng, vật ni một cách hợp lý, lợi dụng
tốt nhất tiềm năng đất đai khí hậu của từng vùng. Việc nghiên cứu ra các
giống có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với ñiều kiện của vùng chính
là làm tăng tính hợp lý của HTCT. Ngày nay có rất nhiều tiến bộ trong cơng
tác chọn tạo và nhập nội giống ñã cho chúng ta nhiều giống tốt: về năng suất

chất lượng và cả tính chống chịu, tính thích ứng.
- Thời vụ: là yếu tố quan trọng trong trồng trọt và ln gắn liền với đặc
điểm của giống và điều kiện thời tiết, khí hậu. Theo Lý Nhạc và CTV(1987)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


[26] thì thời vụ vừa có tính định tính vừa có tính định lượng để xây dựng hệ
thống canh tác. Từ cơ sở đó bố trí loại cây trồng sinh trưởng, phát triển trong
những ñiều kiện tối ưu, trong mối quan hệ với cây trồng ñể cho năng suất cao
và ổn định
- Kỹ thuật canh tác: Chính là yếu tố mà con người tác ñộng vào ñể
nhằm tạo ra sự hài hồ giữa các yếu tố của q trình sản xuất để đạt hiệu quả
kinh tế cao.
2.1.2.3 Nhóm yếu tố kinh tế xã hội
Theo Phạm Chí Thành, Trần ðức Viên (1992) [33] các nhân tố kinh
tế xã hội ñến việc xây dựng HTCT đó chính là cơ sở vật chất, nguồn vốn,
nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, các chính sách kinh tế, tập quán canh
tác và kinh nghiệp sản xuất truyền thống
- Cơ sở vật chất là yếu tố hết sức quan trọng đó là các cơng trình thuỷ
lợi phục vụ tưới tiêu ñảm bảo cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, là ñiều
kiện ñể tiến hành thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và ña dạng sản
phẩm. Một yếu tố nữa đó là giao thơng có ý nghĩa trong việc phát triển nơng
nghiệp, giao thơng thuận lợi tạo điều kiện cho sự lưu thơng phân phối sản
phẩm được nhanh chóng tránh hư hỏng và giá trị sản phẩm đạt cao hơn
- Nguồn đầu tư
Vốn: chính là tiềm lực kinh tế của hộ nông dân, là yếu tố quan trọng để
xác định tính khả thi kinh tế cho các giải pháp kỹ thuật. Nông dân không có
vốn thì sản xuất khơng có hiệu quả, thu nhập thấp
Lao ñộng: là yếu tố cần quan tâm khi xây dựng một HTCT hợp lý. Sử

dụng lao ñộng gắn liền với trình độ dân trí để phát triển sản xuất ñồng thời tạo
ra ñược việc làm nâng cao thu nhập cho người nông dân
- Tập quán canh tác: những tập qn kinh nghiệm tốt trong q trình

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


sản xuất chính là cơ sở giúp cho việc nghiên cứu cải tiến HTCT cũ và từ các
tiến bộ kỹ thuật cũng dễ dàng ñược chấp nhận hơn
- Thị trường: là yếu tố quan trọng nhất là trong sản xuất nơng nhiệp
hàng hố, trên cơ sở thị trường cần gì thì người sản xuất mới lựa chọn đối
tượng cây trồng và vật ni gì?, áp dụng quy trình sản xuất ra sao?, số lượng
cần thiết như thế nào?, ñể ñảm bảo lợi nhuận cao
- Chính sách: ðể thúc đẩy q trình sản xuất phù hợp với nhu cầu thực
tiễn và xu thế phát triển của xã hội thì cần có chính sách về khoa học cơng
nghệ. Thơng qua q trình nghiên cứu trên đồng ruộng của nơng dân để xây
dựng mơ hình canh tác có hiệu quả, từ đó chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho
nông dân nhằm nhân rộng mơ hình và cần có chính sách để khuyến khích
nơng dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất
2.1.3 Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu hệ thống canh tác
Tiếp cận hệ thống là cách thức nhìn nhận và giải quyết vấn ñề dựa trên
ý tưởng cho rằng cần thiết phải nhận biết và mô tả hệ thống mà chúng ta
muốn hiểu dù là ñể cải tiến, sửa chữa hay sao chép lại hoặc so sánh nó với hệ
thống khác mà chúng ta mong muốn
Phạm Chí Thành (1996) [34] và Mai Văn Quyền (1996) [28] đã có ñúc
kết các phương pháp tiếp cận trong nghiên hệ thống canh tác bao gồm:
- Tiếp cận từ dưới lên trên (bottm - up) là dùng phương pháp quan sát
phân tích tìm điểm ách tắc của hệ thống để xác định phương pháp can thiệp
thích hợp và có hiệu quả. Trước ñây, thường dùng phương pháp tiếp cận từ
trên xuống, phương pháp này tỏ ra khơng hiệu quả vì nhà nghiên cứu khơng

thấy được hết các điều kiện của nơng dân, do đó giải pháp đề xuất thường
khơng phù hợp và ñược thay thế bằng phương pháp ñánh giá nông thôn có sự
tham gia của nơng dân (PRA).

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


- Tiếp cận hệ thống (System approach): ñây là phương pháp nghiên cứu
dùng ñể xét các vấn ñề trên quan ñiểm hệ thống, nó giúp cho sự hiểu biết và
giải thích các mối quan hệ tương tác giữa các sự vật và hiện tượng.
- Tiếp cận theo quá trình phát triển lịch sử từ thấp lên cao: phương pháp
này coi trọng phân tích động thái của sự phát triển cơ cấu cây trồng trong lịch
sử. Vì qua đó, sẽ xác ñịnh ñược sự phát triển của hệ thống trong tương lai, ñồng
thời giúp cho việc giải quyết các trở ngại phù hợp với hướng phát triển đó.
FAO (1992) [53] đưa ra phương pháp phát triển HTCT và cho ñây là
một phương pháp tiếp cận nhằm phát triển các hệ thống nơng nghiệp và cộng
đồng nơng thơn trên cơ sở bền vững, việc nghiên cứu chuyển ñổi cơ cấu sản
xuất ngành trồng trọt phải được bắt đầu từ phân tích HTCT truyền thống.
Những nghiên cứu phát triển HTCT của FAO là một nỗ lực nhằm bổ
sung và hoàn thiện cho các tiếp cận ñơn lẻ. Xuất phát ñiểm của HTCT là nhìn
nhận cả nơng trại như một hệ thống; phân tích tồn bộ hạn chế và tiềm năng;
xác định các nghiên cứu thích hợp theo thứ tự ưu tiên và những thay đổi cần
thiết được thể chế vào chính sách; thử nghiệm trên thực tế đồng ruộng, hoặc
mơ phỏng các hiệu ứng của nó bằng các mơ hình hố trong trường hợp chính
sách thay đổi. Sau đó tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả hiện tại trên quy
mơ tồn nơng trại và ñề xuất hướng cải tiến phát triển của nông trại trong thời
gian tới.
Năm 1981, Zandstra H.G và cộng sự [54] ñã ñề xuất một phương pháp
nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên nơng trại. Các tác giả đã chỉ rõ: sản lượng
hàng năm trên một ñơn vị diện tích đất có thể tăng lên bằng cách cải thiện

năng suất cây trồng hoặc trồng tăng thêm các cây trồng khác trong năm.
Nghiên cứu cơ cấu cây trồng là tìm kiếm những giải pháp ñể tăng sản lượng
bằng cả hai cách.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


Spedding(1984) ñã ñưa ra 2 phương pháp cơ bản trong nghiên cứu hệ
thống canh tác như sau:
1. Nghiên cứu cải tiến hệ thống có sẵn: Có nghĩa phân tích hệ thống
hiện trạng tìm ra chỗ hẹp hay chỗ thắt lại của hệ thống, đó là chỗ ảnh hưởng
xấu nhất, hạn chế đến họat động của hệ thống. Vì thế cần tác động để cải tiến,
sửa chữa khai thơng để cho hệ thống hồn thiện hơn, có hiệu quả hơn.
2. Nghiên cứu xây dựng hệ thống mới: Trong phương pháp này cần có
sự tính tốn, cân nhắc kỹ, tổ chức sắp ñặt sao cho các bộ phận trong hệ thống
dự kiến nằm đúng vị trí trong mối quan hệ tương đương của các phần tử để
đạt mục đích của hệ thống tốt nhất (dẫn theo Nguyễn Văn Lạng, 2002) [21]
ðào Thế Tuấn, 1984 [46] ñã nghiên cứu và cũng ñưa ra sơ ñồ khái quát
về mối quan hệ chặt chẽ giữa ñiều kiện tự nhiên (ñất - nước - khí hậu) với
sinh lý cá thể cây trồng trong quần thể và không thể tách rời với các yếu tố
kinh tế - xã hội:
1. Thu nhập tài liệu về khí hậu, đánh giá thuận lợi và khó khăn vùng
nghiên cứu.
2. Thu nhập tài liệu ñất ñai, ñánh giá số lượng, chất lượng, hiện trạng
sử dụng và khai thác, các mặt hạn chế của ñất ñai.
3. Xem xét hệ thống thuỷ lợi, nước và các biện pháp quản lý khai thác
nước.
4. Xem xét bộ giống cây trồng ñược sử dụng dựa trên ñặc tính của
giống trong sản xuất để lựa chọn giống thích hợp cho vùng sinh thái.
5. Xem xét tình hình sâu bệnh hại.

6. Tìm hiểu các định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất của cơ sở.
7. Phân tích nguồn nhân lực, tư liệu sản xuất.
Champer (1989) [49] ñã ñề xuất hướng nghiên cứu bắt đầu từ nơng dân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


theo mơ hình "nơng dân - trở lại - nơng dân " điểm bắt đầu từ sự lựa chọn của
nơng dân, nông dân trực tiếp tham gia thực hiện công tác nghiên cứu cùng với
nhà khoa học và phổ biến kiến thức trong vùng. Một số cách trong hướng
nghiên cứu này là nghiên cứu có định hướng tới nơng dân nghèo; coi trọng
kiến thức của nơng dân nghèo; đặt người nơng dân vào việc kiểm tra và có vai
trị đảo ngược tình thế.
Theo các tác giả Phạm Chí Thành và CTV [34] thì khi nghiên cứu phát
triển hệ thống nơng nghiệp cần tiến hành các bước sau:
1. Mô tả nhanh ñiểm nghiên cứu, bao gồm phương pháp không dùng
phiếu ñiều tra và phương pháp có dùng phiếu điều tra
2. Phương pháp thu nhập thông tin từ nông dân bằng công cụ KIP.
3. Phương pháp thu nhập, phân tích và đánh giá thông tin bằng công cụ
SWOT.
4. Thu nhập thông tin, xác định chuẩn đốn những hạn chế, trở ngại
theo cơng cụ ABC và WEB.
5. Xây dựng bản ñồ lát cắt, mô tả hệ sinh thái nông nghiệp và mô tả
hoạt ñộng sản xuất của hộ nông dân.
6. Xử lý số liệu và trình bày kết quả các cuộc điều tra khảo sát.
2.2

Những kết quả nghiên cứu hệ thống canh tác trong và ngồi nước

2.2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngồi

Trong q trình sản xuất, con người đã chọn ra được những loại cây
trồng, vật ni phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái và từ
đó con người ñã thiết lập nên các hệ thống cây trồng thích hợp cho từng vùng
sinh thái.
Từ cuối thế kỷ 18 ñầu thế kỷ thứ 19, cuộc cách mạng hệ thống cây
trồng ñược bắt ñầu ở một số nước Tây Âu, chế độ độc canh trong sản xuất

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


nơng nghiệp được thay thế bằng các chế độ ln canh cây ngũ cốc và ñồng cỏ
ñồng thời sử dụng các loại cây họ ñậu làm thức ăn gia súc kết hợp với nơng
cụ cải tiến và phân bón đã thực sự nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
(Phạm Chí Thành, 1996) [34]. Các chế độ ln canh này đánh dấu một bước
ngoặt trong q trình phát triển nơng nghiệp của Châu Âu. Theo chế độ ln
canh này thì hệ thống cây trồng gồm có một số cây chăm sóc giữa hàng như
khoai tây, cây lấy củ, ngũ cốc, cỏ ba lá và ngũ cốc mùa hè. ðồng thời với việc
tăng cường các biện pháp kỹ thuật như làm ñất, bón phân... ñã làm cho năng
suất ngũ cốc ñược tăng lên gấp 2 lần so với chế ñộ luân canh cũ và sản phẩm
lương thực, thực phẩm ñược tăng lên gấp 4 lần trên cùng 1ha đất canh tác.
Chính chế ñộ luân canh mới này ñã tạo ra những ñiểm ñột phá thắng lợi ở
Anh, Bỉ, Hà Lan, Pháp và tiếp theo là các nước Châu Âu khác (Bùi Huy ðáp,
1996) [7].
Như vậy, các học thuyết về dinh dưỡng, bảo vệ và cân bằng dinh dưỡng
trong sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu ñã ñi từ học thuyết bỏ hố trong chu
kỳ ln canh đến thuyết ln canh với cây họ đậu và học thuyết bón phân
khống để trả lại cho ñất phần dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi
Tổ chức FAO (1990) đã thơng báo có tới 117 quốc gia trên toàn thế
giới ứng dụng phương án chuyển hướng từ sản xuất nông nghiệp và lâm
nghiệp thuần tuý sang nơng - lâm kết hợp ở những vùng đồi núi và coi ñây là

bước tiến quan trọng trong cách mạng cây trồng. Ví dụ ở NewZealeand và
Australia hệ thống cây trồng rừng - ñồng cỏ, ở các vùng nhiệt ñới ẩm (Châu
Phi, Mỹ La Tinh) thường áp dụng dạng trồng xen rừng phịng hộ, cây lấy củi
và cây nơng nghiệp ( dẫn theo ðỗ Ánh, 1992) [1]
Ấn ðộ ñã tiến hành chương trình nghiên cứu nơng nghiệp trên phạm vi
cả nước từ 1962 - 1972, lấy hệ thâm canh, tăng vụ, chu kỳ một năm là hướng
chiến lược phát triển nơng nghiệp đã kết luận: hệ thống canh tác dành ưu tiên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16


cho cây lương thực, chu kỳ một năm hai vụ (hoặc hai vụ lúa nước hoặc một vụ
lúa - một vụ màu), ñưa vụ ñậu ñỗ vào luân canh ñáp ứng 3 mục tiêu: khai thác
tối ña ñất ñai, cải tạo độ phì nhiêu và tăng lợi ích cho nơng dân (Hồng Văn
ðức, 1992) [12].
Nhật Bản là một nước có ñiều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp. Do đó các nhà khoa học nơng nghiệp Nhật Bản đã tập trung
nghiên cứu và đề ra các chính sách quan trọng, xây dựng những chương trình
có mục tiêu như an tồn lương thực, cải cách ruộng đất, ổn ñịnh thị trường
nông sản và ñẩy mạnh công tác khuyến nơng, nhằm đảm bảo an ninh, an tồn
lương thực và thực hiện một số giải pháp về kỹ thuật, cải cách nơng thơn…
nhờ vậy đến nay Nhật Bản đã trở thành một quốc gia có nền cơng nghiệp
nơng nghiệp (nền nơng nghiệp hiện đại) hàng đầu của thế giới (Trường ðại
học Kinh tế Quốc dân, 1996) [44].
ðài Loan là một nước có diện tích đất sản xuất nơng nghiệp rất thấp,
nhưng do cải tiến các biện pháp kỹ thuật, thực hiện các chính sách khuyến
khích nên đã tạo cho nơng nghiệp có những bước phát triển vượt bậc, khơng
những cung cấp dồi dào lương thực mà còn chuyển vốn cho các ngành khác,
đóng góp rất lớn cho cơng cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hố và thúc đẩy nền
kinh tế quốc dân phát triển. ðài Loan thực hiện rộng rãi và áp dụng kinh

doanh cần nhiều sức lao ñộng và kỹ thuật vi sinh ñể nâng cao sản lượng cây
trồng, nâng cao khả năng canh tác của ñất ñai, nhập thêm nhiều giống cây
trồng mới có giá trị kinh tế cao. Những biện pháp đó đã giúp ðài Loan
chuyển sang nền nơng nghiệp hàng hố và xuất khẩu nhiều nơng sản; ñồng
thời có ñiều kiện ñầu tư phát triển sản xuất nơng nghiệp. Ở một số nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam. ðài Loan đã thành cơng trong việc nghiên
cứu cây màu chịu bóng để trồng xen trong mía. Các giống cây màu chịu hạn
trồng vào mùa khơ để tăng vụ sau khi thu hoạch lúa mùa. ðể phát triển nông

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17


×