Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cói bông trắng và cói nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.04 MB, 128 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------  ----------

NGỌC THỊ THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG
IN VITRO CÂY CĨI BƠNG TRẮNG VÀ CĨI NHẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

Chun ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số

: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ PHÍP

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan, kết quả và số liệu nghiên cứu trình bày trong luận văn này
là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này ñã ñược
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả


Ngọc Thị Thanh Huyền

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. i


LỜI CÁM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Ninh Thị Phíp, TS. Nguyễn Thị
Phương Thảo, những người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong suốt thời gian
thực hiện ñề tài, cũng như trong suốt q trình hồn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Khoa Sau ðại Học, Khoa Nơng
học, Khoa Cơng nghệ sinh học, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Cây công
nghiệp, bộ môn Công nghệ sinh học thực vật (Trường ðại học Nơng nghiệp Hà
Nội) đã có nhiều ý kiến đống góp q báu giúp tơi hồn thành luận văn này
Tơi xin giử lời cám ơn chân thành tới KS. Nguyễn Thị Thủy và KS. Phạm
Thị Thanh Hằng cùng các bạn sinh viên K51 khoa công nghệ sinh học (Trường ðại
học Nơng nghiệp Hà Nội) đã giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình làm đề tài.
Tơi cũng xin chân thành cám ơn tới các bạn bè, gia đình và người thân đã
nhiệt tình giúp đỡ, động viên tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hồn chỉnh
luận văn tốt nghiệp.
Hà nội, ngày tháng năm 2010

Ngọc Thị Thanh Huyền

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan


i

Lời cám ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

viii

1.

MỞ ðẦU

1

1.1


Tính cấp thiết của ñề tài

1

1.2.

Mục ñích, yêu cầu

2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài

3

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1

Giới thiệu chung về cây cói

4

2.2.


Tiềm năng năng suất cói

18

2.3.

Nhân giống cói bằng phương pháp in vitro

21

2.4.

Các kết quả nghiên cứu về cói trên thế giới và ở Việt Nam

26

3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

34

3.1.

ðối tượng, vật liệu, ñịa ñiểm, thời gian nghiên cứu

34

3.2.


Nội dung nghiên cứu

34

3.3

Phương pháp nghiên cứu

38

4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

41

4.1.

Nghiên cứu chế độ khử trùng mẫu thích hợp

41

4.1.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng thời gian khử trùng của thủy ngân
clorua (HgCl2) 0,1% ñến hiệu quả khử trùng mẫu

41

4.1.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng thời gian khử trùng kép của HgCl2
0,1% trong 10 phút và dung dịch Ca(OCl)2 5% ñến hiệu quả khử
trùng mẫu.

4.2.

43

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất ñiều tiết sinh trưởng ñến
khả năng tạo chồi từ đoạn thân mang mầm ngủ

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. iii

45


4.2.1. Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của nồng độ BA ñến khả năng phát
sinh chồi từ ñoạn thân mang mầm ngủ cói bơng trắng

46

4.2.2. Thí nghiệm 4. Ảnh hưởng của nồng ñộ kinetin ñến khả năng phát
sinh chồi từ ñoạn thân mang mầm ngủ cói bơng trắng

48

4.2.3. Thí nghiệm 5. Ảnh hưởng của nồng ñộ BA ñến khả năng phát
sinh chồi từ đoạn thân mang mầm ngủ giống cói Nhật

52

4.2.4. Thí nghiệm 6. Ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến khả năng
4.3.


phát sinh chồi từ ñoạn thân mang mầm ngủ giống cói Nhật

55

Giai đoạn nhân nhanh chồi cói.

59

4.3.1. Thí nghiệm 7. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA ñến khả
năng nhân nhanh chồi cói.

60

4.3.2. Thí nghiệm 8. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và IBA ñến khả năng
nhân nhanh chồi cói

66

4.3.3. Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của tổ hợp Ki và α-NAA đến khả năng
nhân nhanh chồi cói

72

4.3.4. Thí nghiệm 10: Ảnh hưởng của tổ hợp Kinetin và IBA ñến khả
4.4.

năng nhân nhanh chồi cói

78


Giai ñoạn tạo rễ cho chồi in vitro

83

4.4.1. Thí nghiệm 11. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến khả năng ra
rễ cói

84

4.4.2. Thí nghiệm 12. Ảnh hưởng của nồng độ than hoạt tính đến khả năng
ra rễ cói

89

5.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

96

5.1.

Kết luận

96

5.2.

ðề nghị


97

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. iv

98
102


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Viết đầy đủ

CT

Cơng thức

BA

Benzyl Adenin

Ki

Kinetin

α-NAA


Axit α –naphtyl axetic

IBA

3-indolebutiric axid

ð/C

ðối chứng

NXB

Nhà xuất bản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1

Diện tích trồng cói của các tỉnh ở Việt Nam

5


2.2

Diện tích, năng suất, sản lượng cói Việt Nam trong những năm
gần ñây.

4.1

Ảnh hưởng thời gian khử trùng của HgCl2 0,1%

18
ñến hiệu quả

khử trùng mẫu
4.2

Ảnh hưởng thời gian khử trùng kép của HgCl2 0,1% trong 10 phút
và dung dịch Ca(OCl)2 5% ñến hiệu quả khử trùng mẫu.

4.3

44

Ảnh hưởng của nồng ñộ BA ñến khả năng phát sinh chồi cói
bơng trắng

4.4

42

46


Ảnh hưởng của nồng độ Ki đến khả năng phát sinh chồi cói
bơng trắng

49

4.5

Ảnh hưởng của nồng độ BA ñến khả năng phát sinh chồi cói Nhật

53

4.6

Ảnh hưởng của nồng độ Ki đến khả năng phát sinh chồi cói Nhật

56\

47

Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA ñến khả năng nhân nhanh
chồi cói bơng trắng

4.8

Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA đến khả năng nhân nhanh
chồi cói Nhật

4.9


60
63

Ảnh hưởng của tổ hợp BA và IBA ñến khả năng nhân nhanh chồi
cói bơng trắng

66

4.10 Ảnh hưởng của tổ hợp BA và IBA đến khả năng nhân nhanh chồi
cói Nhật

68

4.11 Ảnh hưởng của tổ hợp Ki và α-NAA ñến khả năng nhân nhanh
chồi cói bơng trắng

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. vi

72


4.12 Ảnh hưởng của tổ hợp Ki và α-NAA ñến khả năng nhân nhanh
chồi cói Nhật

75

4.13 Ảnh hưởng của tổ hợp Ki và IBA đến khả năng nhân nhanh chồi
cói bông trắng

78


4.14 Ảnh hưởng của tổ hợp Kinetin và IBA ñến khả năng nhân nhanh
chồi cói Nhật

80

4.15 Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến khả năng ra rễ cói bơng trắng

84

4.16 Ảnh hưởng của nồng ñộ α-NAA ñến khả năng ra rễ cói Nhật

87

4.17 Ảnh hưởng của nồng độ than hoạt tính đến khả năng ra rễ cói
bơng trắng
4.18 Ảnh hưởng của nồng độ than hoạt tính đến khả năng ra rễ cói Nhật

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. vii

89
92


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang


2.1

ðặc điểm rễ, thân, lá và hoa cói

2.2

Cấu tạo hoa Cói

4.1

Ảnh hưởng thời gian khử trùng của HgCl2 0,1% ñến hiệu quả
khử trùng mẫu

4.2

47
48

Ảnh hưởng của nồng độ Ki đến khả năng phát sinh chồi cói
bơng trắng

4.6

44

Ảnh hưởng của nồng ñộ BA ñến khả năng phát sinh chồi cói
bơng trắng

4.5


42

Ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng phát sinh chồi cói
bơng trắng

4.4

11

Ảnh hưởng thời gian khử trùng kép HgCl2 0,1% và dung dịch
Ca(OCl)2 5% ñến hiệu quả khử trùng mẫu

4.3

7

50

Ảnh hưởng của nồng ñộ Ki ñến khả năng phát sinh chồi cói
bơng trắng

51

4.7

Ảnh hưởng của nồng ñộ BA ñến khả năng phát sinh chồi cói Nhật

54


4.8

Khả năng phát sinh chồi của cói Nhật trên mơi trường BA

54

4.9

Ảnh hưởng của nồng ñộ Ki ñến khả năng phát sinh chồi cói Nhật

56

4.10

Khả năng phát sinh chồi của cói Nhật trên môi trường Kinetin

58

4.11

Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA đến khả năng nhân nhanh
chồi cói bơng trắng

62

4.12

Nhân nhanh chồi cói bơng trắng trêm mơi trường BA và α-NAA

62


4.13

Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA ñến khả năng nhân nhanh

4.14

chồi cói Nhật

63

Nhân nhanh chồi cói Nhật trên môi trường BA và α-NAA

65

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. viii


4.15

Ảnh hưởng của tổ hợp BA và IBA ñến khả năng nhân nhanh chồi
cói bơng trắng

66

4.16

Nhân nhanh chồi cói bơng trắng trên môi trường BA + IBA

68


4.17

Ảnh hưởng của tổ hợp BA và IBA đến khả năng nhân nhanh

4.18

chồi cói Nhật

69

Nhân nhanh chồi cói Nhật trên mơi trường BA + IBA

69

4.19 Ảnh hưởng của tổ hợp Ki và α-NAA dến khả năng nhân nhanh
chồi cói bơng trắng
4.20

Nhân nhanh chồi cói bông trắng trên môi trường Ki + α-NAA

4.21

Ảnh hưởng của tổ hợp Ki và α-NAA ñến khả năng nhân nhanh

72
74

chồi cói Nhật


75

4.22

Nhân nhanh chồi cói Nhật trên mơi trường Ki + α-NAA

77

4.23

Ảnh hưởng của tổ hợp Ki và IBA ñến khả năng nhân nhanh chồi
cói bơng trắng

79

4.24

Nhân nhanh chồi cói bông trắng trên môi trường Ki + IBA

79

4.25

Ảnh hưởng của tổ hợp Ki và IBA ñến khả năng nhân nhanh chồi
cói Nhật

81

4.26


Nhân nhanh chồi cói Nhật trên mơi trường Ki + IBA

82

4.27

Ảnh hưởng của nồng ñộ α-NAA ñến khả năng ra rễ cói bơng trắng

86

4.28

Khả năng ra rễ của cói bơng trắng trên mơi trường α-NAA

86

4.29

Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến khả năng ra rễ cói Nhật

88

4.30

Khả năng ra rễ của cói Nhật trên mơi trường α-NAA

88

4.31


Ảnh hưởng của nồng độ than hoạt tính tới sự ra rễ cói bơng trắng

91

4.32

Khả năng ra rễ của cói bơng trắng trên mơi trường than hoạt tính

91

4.33

Ảnh hưởng của nồng độ than hoạt tính đến khả năng ra rễ của

4.34

cói Nhật

92

Khả năng ra rễ của cói Nhật trên mơi trường than hoạt tính

93

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. ix


1. MỞ ðẦU
1.1


Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi nghị quyết của chính phủ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng thơn

được ban hành năm 1993 và đề án phát triển ngành nghề nơng thơn trong cơng
nghiệp hóa- hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn năm 2007, các làng nghề đã khơng
ngừng phát triển, góp phần đáng kể thúc ñẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng giá trị sản xuất
công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm cho nhiều lao ñộng, nâng cao thu nhập
và góp phần to lớn vào cơng cuộc xố đói giảm nghèo. Vì vậy hầu hết các địa
phương trong cả nước ñã và ñang chú trọng phát triển mạnh các ngành nghề có
nhiều tiềm năng và thế mạnh [2].
Những năm cuối thế kỷ 20, cây cói chỉ được trồng cho mục đích tiêu dùng
trong nước và nhiều hàng tiêu dùng cũng được thay thế bằng các sản phẩm polyme,
giá cói thấp người trồng cói khơng quan tâm nhiều đến việc thâm canh cây cói.
Hiện nay, do nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu cói tăng lên do mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm từ cói ở trong nước cũng như trên thế giới tăng mạnh.
Người trồng cói đã chú trọng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất. ðặc biệt
là vùng sản xuất chuyên trồng cói như Nga Sơn (Thanh Hóa), Kim Sơn (Ninh
Bình) cây cói đưa lại nguồn thu nhập ñáng kể cho người dân, là hướng làm giàu
cho hàng nghìn hộ dân. Muốn tạo ra các sản phẩm ñẹp về mẫu mã và ñảm bảo
chất lượng xuất khẩu thì cói phải có chất lượng tốt bền ñẹp, do vậy cần có nguồn
nguyên liệu cói tốt. Chú trọng phát triển ngành cói là một hướng đi cấp thiết giúp
cải thiện thu nhập của các hộ gia đình nơng dân và góp phần bảo vệ mơi trường
ven biển ở Việt Nam.
Nhân dân ta đã biết trồng cây cói và chế biến cói từ lâu đời, năm 1928 đã
xuất khẩu cói sang Hồng Kơng. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội các sản
phẩm làm từ cói ngày càng có giá trị xuất khẩu cao. Do vậy việc nhân giống cói là

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. 1



một khâu quan trọng trong việc tạo ra một số lượng giống cói lớn góp phần vào việc
cung cấp giống cây cói ưu tú cho mở rộng diện tích trồng cói.
Phương pháp nhân giống cói được áp dụng phổ biến hiện nay tại các vùng
sản xuất là nhân giống vô tính bằng thân ngầm. Phương pháp này tiến hành khá ñơn
giản nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: yêu cầu khối lượng giống lớn, bên cạnh
đó việc nhân giống vơ tính qua nhiều thế hệ sẽ làm cho giống cói bị thối hóa do bị
một số bệnh dịch gây hại như vi khuẩn, nấm, tuyến trùng...thường tích tụ trong
nguồn giống và khi ñem trồng chúng lan trên ñồng ruộng làm cây cói bị sâu bệnh,
sinh trưởng phát triển kém, giảm năng suất, chất lượng.
Nhân giống in vitro là một phương pháp nhân giống mới ñã ñược áp dụng ở
nhiều lồi cây trồng. Nhân giống in vitro có nhiều ưu việt là: nhân nhanh với hệ số
nhân giống cao, từ một cây trong vịng 1-2 năm có thể tạo ra hàng triệu cây; sản
phẩm cây giống ñồng nhất; chất lượng cây giống cao, nuôi cấy mô là phương pháp
hữu hiệu ñể loại trừ virus, nấm khuẩn khỏi cây ñã nhiễm bệnh. Tuy nhiên nhân
giống in vitro cây cói ở Việt Nam vẫn chưa được áp dụng. Chính vì vậy, chúng tơi
tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cói
bơng trắng và cói Nhật”.
1.2

Mục đích, u cầu

1.2.1 Mục đích
Nghiên cứu quy trình nhân in vitro cây cói làm cơ cở cho việc nhân nhanh
các giống cói ưu tú phục vụ sản xuất ở quy mơ cơng nghiệp
1.2.2 u cầu
+ Xác định chất khử trùng mẫu với nồng ñộ và thời gian khử trùng hiệu quả
+ Xác định được vật liệu và mơi trường ni cấy khởi đầu thích hợp cho hệ
số tái sinh cao
+ Xác định được mơi trường nhân nhanh chồi ưu tú cho hệ số nhân chồi cao

chất lượng tốt.
+ Xác ñịnh mơi trường ra rễ thích hợp

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. 2


1.3

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các dẫn liệu khoa học cơ bản về nhân giống cói in vitro (ảnh hưởng
mẫu cấy, chất ñiều tiết sinh trưởng, các thành phần trong mơi trường ni cấy, điều
kiện ni cấy,….từ đó góp phần đề xuất kỹ thuật nhân và tạo giống mới.
Kết quả nghiên cứu của ñề tài là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và
giảng dạy tại trường ðại học, Cao ñẳng và Trung cấp chuyên nghiệp trong lĩnh vực
nông nghiệp.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đề xuất qui trình sản xuất cây cói
bằng phương pháp invitro có hiệu quả, phục vụ cung cấp cây giống với số lượng lớn
ñồng thời các kết quả về hệ thống tái sinh sẽ là cơ sở cho việc ứng dụng các kỹ
thuật mới của công nghệ sinh học như đột biến in vitro, chọn dịng tế bào, chuyển
gen trong việc chọn tạo giống cói mới.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. 3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1


Giới thiệu chung về cây cói

2.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Cói, thực vật một lá mầm (Monocotyledones hay Lilipsida) gồm cả cây trồng
và cây mọc dại thuộc chi cói (Cypeus), họ cói (Cyperaceae). Cây cói có tên khoa
học là Cyperus malaccensis Lam. Trên thế giới, cói có nguồn gốc từ vùng ðơng
Nam Á, nhưng hiện nay vùng phân bố đã mở rộng, phía Tây tới Irag, Ấn ðộ, phía
Bắc tới Nam Trung Quốc, phía Nam tới Châu Úc và Indonesia. Cói cũng được du
nhập vào Braxin ñể làm nguồn nguyên liệu cho ñan lát.
Ở Việt Nam theo sách Vân ðài loạn ngữ của Lê Quý ðôn, cách ñây 5 thế kỷ
nhân dân ta ñã biết trồng cói và dệt chiếu. Nghề dệt chiếu có từ thời vua Lê Thánh
Tông (1460 – 1497) do Phạm ðôn Lễ ñưa về từ Quảng Tây (Trung Quốc). Cói
thường mọc hoang và được trồng ở các vùng ven biển, ở phía Bắc từ Quảng Ninh
đến Thanh Hố và dọc ven biển các tỉnh Nam Trung bộ. Tại miền Nam cói mọc
nhiều ở ðồng Tháp Mười. Theo ñiều tra của Nguyễn Tất Cảnh và cs [3], Việt Nam
có 26 tỉnh, thành phố ven biển trồng cói, tập chung ở 3 vùng lớn :Vùng ðồng Bằng
Sông Hồng, vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ và vùng ðồng Bằng Sơng Cửu Long.
Thanh Hố, Ninh Bình, Long An, Vĩnh Long là những tỉnh có nhiều diện tích trồng
cói. Việc phát triển diện tích trồng cói có liên quan chặt chẽ ñến giá cả thị trường.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng cói của cả nước có sự biến động. Giai
đoạn 2000-2003, do cói được giá nên diện tích cói liên tục tăng từ 9.300 ha lên gần
14.000 ha. Năm 2003 kinh tế châu Á bị khủng hoảng cói ngun liệu và những mặt
hàng thủ cơng mỹ nghệ làm từ cói khơng xuất khẩu được, làm cho giá cói giảm
mạnh, thu nhập từ sản xuất cói khơng đủ bù đắp chi phí (lợi nhuận của 1ha trồng cói
chỉ ở mức dưới 6 triệu đồng)
Trong đó Thanh hố là nơi có diện tích trồng lớn nhất nước ta. Trong đó
huyện Nga Sơn là nơi trồng nhiều cói nhất tỉnh Thanh Hố và cũng là vùng cói lớn
nhất Việt Nam, trong đó Nga Sơn chiếm 65-72% tổng diện tích trồng cói của tồn

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. 4



tỉnh và 25-19% tổng diện tích của cả nước. Tính đến năm 2005 Nga Sơn có đến
3.461 ha diện tích cói.
Bảng 2.1. Diện tích trồng cói của các tỉnh ở Việt Nam
ST
T
I
A
1
2
3
4
5
B
6
7
8
9
10
II
A
11
12
13
14
15
B
16
C

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Tỉnh/Thành phố
TỔNG CỘNG CẢ NƯỚC
Miền bắc và Bắc Trung bộ
ðồng bằng sơng Hồng
Hải Phịng
Hải Dương
Nam ðịnh
Thái Bình
Ninh Bình
Bắc Trung Bộ
Thanh Hố
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Thừa Thiên - Huế
Miền Nam
Dun hải Nam Trung Bộ
Quảng Nam
Quảng Ngãi

Bình ðịnh
Phú n
Khánh Hồ
ðơng Nam Bộ
TP. Hồ Chí Minh
ðồng bằng sơng Cửu Long
Lóng An
ðồng Tháp
Tiền Giang
Vĩnh Long
Bến Tre
Kiên Giang
Cần Thơ
Trà Vinh
Bạc Liêu
Cà Mau

Tổng diện tích canh tác (trồng cói) của các tỉnh
(ha)
2001
2002
2003 2004
2005
9700
12300
13987 12711
12859
5600
7600
8471 7790

7790
1400
2400
2778 2230
2230
100
100
105
117
117
100
100
161
150
150
200
200
145
113
113
200
300
344
260
260
800
1700
2023 1500
1590
4200

5200
5693 5560
5560
3800
4900
5369 5248
5248
200
200
212
198
198
100
100
100
100
100
0
0
5
7
7
100
0
7
7
7
4100
4700
5516 4921

4921
700
600
708
714
714
200
200
242
244
244
100
0
23
35
35
200
200
293
302
302
100
100
35
53
53
100
100
115
80

81
200
200
70
35
50
200
200
70
35
50
3200
3900
4738 4172
4304
600
600
633
485
485
300
300
310
73
316
0
0
8
0
0

1200
1400
1550 1380
1380
200
300
600
697
585
300
300
50
52
52
100
100
10
15
15
200
600
1423 1335
1335
100
100
40
38
38
200
200

114
97
98

Nguồn : Website của Bộ NN và PTNT ( />
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. 5


2.1.2 Phân loại khoa học [16]
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây cói được phân loại như sau:
Giới (regnum):

Plantae

Ngành (divisio):

Magnoliophyta

Lớp (class):

Liliopsida

Bộ (ordo):

Cyperales

Họ (familia):

Cyperaceae


Phân họ (subfamilia): Cyperoideae
Chi (genus):

Cyperus

Tên khoa học:

Cyperus malaccensis Lam.

Họ cói Cyperaceae gồm 85 loại, 4000 lồi; ở nước ta có 30 loại, 240 lồi.
Các giống cói chính:
Cói trồng khơng có nhiều các loại giống như các cây trồng khác. Một số
giống được trồng phổ biến như: cói cổ khoang bơng trắng, cói cổ khoang bơng nâu,
cói chỉ, cói lá.
- Giống cói cổ khoang bơng trắng (Cyperus tagetiformis Lam.): cịn gọi là
cói búp địng khoang cổ (Cyperus tojetjormis), thân tương đối trịn, to, dáng mọc
hơi nghiêng, hoa trắng, cao từ 1,50-2m, sợi chắc, trắng và bền, năng suất cao từ 5495 tạ/ha, thời gian sinh trưởng từ 100-200 ngày. ðây là lồi có phẩm chất tốt, tiêm
cói dài nên có thể chế biến nhiều mặt hàng đẹp, đa dạng, có giá trị kinh tế cao, thích
hợp cho xuất khẩu.
- Giống cói cổ khoang bơng nâu (Cyperus corymbosus Lam.): thân to, hơi
vàng, hoa nâu, dáng mọc ñứng, cứng cây, ñẻ yếu, sợi chắc song không trắng, chiều
cao khoảng 1,4-1,8m. Do các đặc tính về năng suất đặc biệt là về phẩm chất nên
khơng thể chế biến được nhiều mặt hàng đa dạng về mẫu mã và có giá trị vì vậy

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. 6


giống cói này khơng được người sản suất và người tiêu dùng ưa chuộng.
- Giống cói chỉ: thân nhỏ, cứng cây, dáng mọc ñứng, khả năng ñâm tiêm ñẻ
nhánh rất mạnh, đẻ nhiều tiêm, là loại có khả năng cho năng suất cao, nhưng do thân

ngắn, sợi nhỏ nên giá trị về kinh tế lại không thể bằng giống cổ khoang bơng trắng.
- Giống cói 3 cạnh (hay cịn gọi là cói lá): do năng suất và chất lượng kém,
nhiều sâu bệnh, ít có hiệu quả, giá trị kinh tế nên khơng được dùng trong sản suất
hiện tại.
2.1.3 ðặc điểm sinh vật học [7]
Cây cói chia làm 2 bộ phận rõ rệt: bộ phận dưới mặt ñất (thân ngầm) và bộ
phận trên khơng (thân khí sinh).

Hình 2.1. ðặc điểm rễ, thân, lá và hoa cói

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. 7


2.1.3.1 Bộ phận dưới mặt đất
* Rễ cói:
Rễ cói có 3 loại: rễ ăn sâu có tác dụng hút chất khoáng ở dưới sâu, rễ ăn
ngang hút chất màu ở tầng mặt ñất, rễ ăn nổi hút chất dinh dưỡng hồ tan
trong nước.
Rễ mọc ra từng đợt xung quanh thân ngầm. Theo sự phát triển, thân ngầm
mọc dài trước, rễ mọc dài sau. Tốc ñộ vươn dài của rễ lúc ñầu nhanh (mỗi ngày dài
ñược từ 1,4- 2,0 cm), sau ñó chậm dần (mỗi ngày chỉ dài thêm 0,2 -0,7 cm), sau khi
kết thúc ñợt rễ thứ 6, thứ 7 xuất hiện thì rễ đợt 1, đợt 2 chết đi.
Rễ non lúc ñầu màu trắng, già chuyển sang màu nâu hồng, khi chết màu ñen.
Rễ sống ñược 3 tháng, rễ con và rễ nhánh thường chết trước rễ cái. Rễ có khả năng
ăn sâu tới 1m nhưng chủ yếu tập chung ở tầng dưới 20cm.
Cói trồng trong dung dịch thường phát triển nhanh hơn trong ñất, nhưng số
lượng rễ con và rễ nhánh ít hơn, trồng ở vùng ngập nước sâu lâu ngày, nơi có nồng
độ muối cao, hoặc đất chua thì bộ rễ kém phát triển.
* Nhánh hút, thân ngầm:
Những mầm ăn sâu dưới ñất gọi là nhánh hút, nhánh hút già ñi thành thân

ngầm. Nhánh hút và thân ngầm đều có đốt, mỗi đốt có vẩy (vẩy là hình thức thối
hố của lá)
Thân ngầm vừa giữ chức năng của thân vì có mắt có khả năng nảy
mầm, vừa giữ chức năng tích luỹ và dự trữ. Thân hút và thân ngầm dùng để
nhân giống vơ tính.
Thân ngầm màu trắng hồng (cói non), màu trắng vàng (cói già). Thân ngầm
tồn tại qua nhiều lứa cói thì ngày càng to ra trơng rất giống rễ củ.
Các đợt thân ngầm dài ngắn khác nhau phụ thuộc mật ñộ trồng, trồng thưa
dài, trồng dày thì ngắn.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. 8


2.1.3.2 Bộ phận trên khơng
* Thân khí sinh:
Thân khí sinh là phần nhánh ñâm lên trên mặt ñất, ñặc ruột, gồm từ 3-4 ñốt.
Các ñốt dưới chen nhau nằm sát mặt đất, chỉ có đốt trên cùng vươn dài lên tận cùng
có mang hai lá (lá mác), hoa nở giữa hai lá mác. Thân khí sinh có thể mọc cao từ
1-2 m phần thân này dùng ñể dệt chiếu, ñan lát các mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ.
Thân khí sinh dưới gốc thì trịn, trên có ba cạnh nhưng cạnh cũng trịn. Cói
già cọng cói trịn, cói non cọng cói sắc. Thân khí sinh có màu xanh thẫm lúc non và
có màu vàng lúc già.
Thân khí sinh cao hay thấp là do nước và phân quyết ñịnh: bị hạn, bị mặn
nhiều, thiếu màu thân khí sinh thấp; đủ nước đủ phân thân khí sinh cao.
Nồng độ muối thích hợp để thân khí sinh phát triển là 0,09-0,20%. Nồng độ
càng tăng thân khí sinh giảm dần, nồng độ 1% cây vẫn sống nhưng chiều cao thấp,
đường kính nhỏ và thời gian sinh trưởng chậm (cói bãi 1năm /1vụ, cói đồng 1năm
có thể 3 vụ, bình thường là 2 vụ)
Về mật độ: mật độ càng dày chiều cao càng lớn, đường kính thân và ñộ
chênh lệch gốc ngọn càng bé, số tiêm trên đơn vị diện tích tăng, số ngày sinh trưởng

dài và tốc độ sinh trưởng nhanh, cói lâu xuống bộ; mật độ dày ánh sáng thiếu thì
bóng râm ở gốc kéo dài, cây cói vươn cao, những tiêm về sau vươn dài hơn tiêm
mọc trước. Mật ñộ cấy quá dày, phân bón khơng thích hợp cói sẽ yếu, ngả cây, cho
phẩm chất kém.
Tác ñộng mọi biện pháp kỹ thuật trồng trọt tốt sao cho thân khí sinh nhỏ,
trịn, dài, đường kính của gốc cói và ngọn cói phải có tỷ lệ trên dưới 1/3, màu sắc
xanh vàng đó là điểm then chốt để tăng năng suất và phẩm chất cói.
* Lá cói:
Lá cói hình thành cùng với sự hình thành của lóng. Lá cói phát triển từ dưới

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. 9


lên: lá vẩy hình thành sớm rồi đến lá bẹ, cuối cùng là lá mác.
Lá vẩy bảo vệ thân ngầm, lá bẹ mọc ra từ gốc làm nhiệm vụ bảo vệ thân
ngầm và miền sinh trưởng của thân khí sinh đồng thời cịn làm nhiệm vụ quang
hợp, lá mác có nhiệm vụ quang hợp và bảo vệ hoa, hai mép lá bẹ dính nhau thành
ống, lá xếp thành ba dãy theo thân. Lá vẩy và lá bẹ ở dưới nhỏ, những lá ở trên to, lá
mác thì trái lại, những lá ở dưới to và những lá ở trên nhỏ.
Về tuổi thọ của lá: lá vẩy sống ngắn nhất rồi ñến lá mác, sống lâu nhất là lá
bẹ, khi lá mác chết thì cói xuống bộ, lụi và chết.
Lá có tác dụng quang hợp chủ yếu khi chưa có thân khí sinh, vì vậy việc bón
phân dự trữ của vụ trước sẽ tạo điều kiện cho lá mác hình thành ñược khỏe, quang
hợp ñược sớm, tạo ñiều kiện cho thân khí sinh phát triển mạnh là điều kiện cơ bản
sớm nhất để tăng năng suất.
* Hoa, quả cói:
Hoa: Hoa lưỡng tính hay đơn tính, thụ phấn nhờ gió. Cụm hoa kép hoặc đơn,
có 3 đến 12 nhánh. Hoa cói mọc thành chùm ở kẽ mác, có ý kiến cho rằng thân cói
chính là ngồng của hoa cói. Mỗi bơng mang 4-10 bơng nhỏ. Các bơng nhỏ toả rộng,
có 20-40 hoa, trục bơng nhỏ có cánh hẹp, vẩy hoa tù rất lõm. Có 3 nhị, bao phấn

hình dải thn. Vịi nhụy rất ngắn, bộ nhụy gồm ba lá nỗn đính nhau thành bầu
trên, một ơ, chỉ chứa một nỗn, một vịi và có 3 đầu nhụy hẹp và dài.
Hoa có kích thước từ 15 -25mm x 1,50 – 2mm, với 20-40 mày, mày giống
như các lá bắc có kích thước 1mm, mày như lá bắc con có gân đơi, đế xốp, cuống
hầu hết là thẳng với 4 góc nhọn, mày dài 2mm, khi cịn tươi ngun có dạng thuyền,
hầu hết nhẵn, khi khơ phía trong bị trong, mầu nâu hơi đỏ, dẹt, giữa gân của lá
không nhô lên, mép mày khô xác màu vàng xám

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. 10


Hình 2.2. Cấu tạo hoa Cói
Quả: quả bế (thường là hạt) màu nâu đen, thn hẹp, dài bằng 3 /4 vẩy, hình
trứng có 3 cạnh dài 1mm. Hạt có nội nhũ bột bao quanh phôi
2.1.4 Sự sinh trưởng và phát triển của cây cói [26]
Thời gian sinh trưởng của cây cói (từ thân khí sinh phát triển đến khi ra hoa,
xuống bộ, bị chết) vịng đời chỉ trong phạm vi từ 3 – 4 tháng, song tuổi thọ phần
thân ngầm lại có thể kéo dài đến vài chục năm. Sự sinh trưởng, phát triển và chất
lượng cây cói thay đổi thuỳ theo điều kiện canh tác, tính chất và độ phì của đất.
Sự sinh trưởng phát triển của cây cói chia làm 3 thời kỳ sau:
2.1.4.1 Thời kỳ vươn dài của thân ngầm.
Mỗi thân ngầm có 4 mầm: mầm 1 và 2 ln ln ở trạng thái hoạt động,
mầm 3 và 4 ở trạng thái ngủ ñược lá vẩy và lá bẹ bảo vệ. Trong ñiều kiện ngoại
cảnh bất lợi (ngập nước, nồng độ muối cao...) thì mầm 1 và mầm 2 bị hại, mầm 3 và
mầm 4 ñược bảo tồn, khi có điều kiện thuận lợi lại phát triển tốt.
Sự vươn dài hay ngắn của thân ngầm là do miền sinh trưởng nằm ở phía dưới
mỗi lóng có được bảo vệ bởi lá vẩy hay lá bẹ: lóng vươn càng cao thân ngầm càng
dài. Ngồi ra nó cịn phụ thuộc vào mật ñộ, ñất ñai, mực nước: mật ñộ thưa, đất
nhiều màu, mực nước nơng thì thân ngầm có khi dài tới 20cm, ngược lại thân ngầm
chỉ ngắn chừng 1-2cm.

Mầm 1 và mầm 2 của thân ngầm vươn dài hơn mầm 3 và mầm 4 trong ñiều

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. 11


kiện năm ñầu mới trồng. Mầm 1 và mầm 2 dài từ 4 -5 cm, mầm 3-4 dài 1-3cm trong
những năm bãi cói 2-3 tuổi.
Ở độ sâu 15cm, thân ngầm sinh trưởng rất chậm, yếu, gầy và có xu hướng
vươn dài lên mặt đất, thân ngầm sinh trưởng thích hợp ở độ sâu 3-5 cm
Cói trồng ở đất khơ, thân ngầm sinh trưởng ñược ở ñộ sâu 4-5cm, trong khi
trồng cói ở ruộng có nước thân ngầm đã sinh trưởng ở ñộ sâu 2-3cm. Cùng trong
thời gian 4 tháng, thân ngầm ở ruộng có mực nước nơng dài 80-100cm, ở ruộng có
mực nước sâu chỉ dài 10 -15 cm.
Ở ruộng có mực nước sâu, sau khi cắt bị ngập nước lâu ngày, mầm 1 và mầm
2 bị thối; rút nước cạn cói mọc lên tồn cọng bé, đó chính là mầm 3, mầm 4 phát
triển thành.
Cói mọc ở ruộng sâu thì sự phát triển phụ thuộc vào đoạn hở trên mặt nước
của thân khí sinh nhiều hay ít: chân nước sâu nếu cấy mống dài (đoạn hở của thân
khí sinh dài) thì cói đâm tiêm mạnh
Ở nồng độ muối khác nhau, sự sinh trưởng cũng khác nhau: nồng ñộ 0,50% 0,86%Cl- mầm 1 và mầm 2 bị tiêu diệt, mầm 3 và mầm 4 tồn tại trong một thời
gian; nồng ñộ 1,50 %- 2%Cl- mầm 1 và mầm 2 sau một tuần thì chết, mầm 3 và
mầm 4 sau 3 tháng cũng chết.
Trong sản xuất, yêu cầu thân ngầm to ñể tích luỹ chất dự trữ ñược nhiều, sau
này cho cây cói dài và dẻo. Cịn độ cao vươn dài của lóng cần ngắn, càng ngắn sẽ
cho nhiều tiêm mọc lên, thân khí sinh sẽ bé và dài - đó là yêu cầu của thị trường.
Muốn thế khi cấy phải ñảm bảo ñộ sâu 3-5cm, mực nước 2-3cm với ñiều kiện ñất
ñai màu mỡ và khi nhổ mống cần bảo vệ mầm 1 và mầm 2.
2.1.4.2 Thời kỳ ñâm tiêm và quy luật ñẻ nhánh
Thời kỳ ñâm tiêm và quy luật đẻ nhánh chiếm một thời gian dài trong q
trình sinh trưởng và phát triển của cây cói, nó quyết ñịnh ñến năng suất thu hoạch.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. 12


* Sự ñâm tiêm:
Mầm 1 của thân ngầm mọc ra 2 thân ngầm, từ 2 thành 4, 4 thành 8 và cứ thế
gấp đơi mãi… Hai nhánh mọc từ 1 thân ngầm tạo thành 2 ngọn (nhân dân thường
gọi là nhánh chẻ đơi), từ các nhánh ấy nhơ ra khỏi mặt ñất mà lá mác chưa mở gọi
là sự ñâm tiêm.
Tiêm của mầm 1 bao giờ cũng dài hơn, sinh trưởng mạnh hơn mầm 2, mầm
3 có khả năng sinh trưởng mạnh hơn mầm 4, cắt mầm 1 và 2 thì mầm 3 và 4 đâm
tiêm nhanh hơn.
Cói đâm tiêm liên tục nhưng cũng có đợt rộ, cứ 23-25 ngày có 1 đợt tiêm; ở
điều kiện thời tiết thuận lợi thì 8-12 ngày ra một lần (vụ mùa)
Cói đâm tiêm suốt trong 12 tháng nhưng số lượng nhiều hay ít, hữu hiệu hay
không phụ thuộc vào các yếu tố:
- Thời tiết: Nhiệt độ thích hợp để tiêm phát triển tốt là 22-28oC. Nhiệt ñộ
thấp quá (dưới 12oC) tiêm hầu như khơng phát triển. Do vậy, những đợt tiêm ra vào
tháng giêng, tháng 2 cao lắm cũng chỉ 60-75cm thì lụi thành bổi và thường bị bệnh
nấm vàng. Còn lứa tiêm hữu hiệu tập trung vào các ñợt cuối tháng 3 ñầu tháng 4 (vụ
chiêm) và tháng 7-8 (vụ mùa). Lứa tiêm tháng 11-12 nếu ở đất đai màu mỡ, chăm
bón tốt sang tháng 2 có thể thu hoạch được (vụ ba).
- Mực nước: Mực nước càng sâu càng làm giảm sự đâm tiêm, nếu để mặt đất
ln ln ẩm thì tỷ lệ ñâm tiêm cao.
- ðất ñai: ðộ pH ñể cói đâm tiêm khỏe là 6-7, cịn độ mặt thích hợp là
0,15%.
- Phân bón: Bón kết hợp giữa đạm, lân và kali với tỷ lệ thích hợp thì tiêm
đâm nhanh và khỏe. Bón phân chuồng kết hợp với phân vơ cơ theo tỷ lệ N:P thích
hợp cũng cho kết quả về sự đâm tiêm tốt hơn.
Vụ chiêm, cói đâm tiêm hữu hiệu vào cuối tháng 3 ñầu tháng 4 ñây là lúc

nhiệt độ tăng dần, bắt đầu có mưa tiết xn phân, cho nên phải bón phân trước thời
kỳ đâm tiêm, có vậy mới tranh thủ được nhiều tiêm hữu hiệu. Vụ mùa, tranh thủ
bón phân trước tiết lập thu mới ñảm bảo tỷ lệ hữu hiệu cao.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. 13


* Quy luật ñẻ nhánh:
Sau khi tiêm mọc 5-7 ngày thì lá mác bắt đầu xịe (vụ chiêm 5-7 ngày, vụ
mùa 3-5 ngày). Ở nhiệt độ 25-27oC thì cói bắt ñầu ñẻ nhánh. Mỗi lần ñẻ 2 nhánh (từ
mầm ngủ 1 và 2): nhánh thứ nhất ra trước nhánh thứ hai 14-16 ngày (vụ chiêm) và
10-12 ngày (vụ mùa). Khi nhiệt độ thấp 10-12oC thì sự đẻ nhánh bắt đầu bị ngừng
trệ. Khi lá mác đã x, thì sự đẻ nhánh phát triển nhanh.
Tiêm mọc ñến ngày thứ 25, tiêm phát triển thành éo. ðến ngày thứ 30 lại bắt
ñầu đợt tiêm mới nhơ lên, đồng thời thân khí sinh phát triển ñầy ñủ các bộ phận lá
bẹ, lá bao, lá mác. Ngày thứ 60 cói đã đẻ nhánh đến thế hệ thứ 4 (F4). Lúc này là
lúc gặp nhiệt ñộ thấp dần, cói chậm sinh trưởng, sự ñẻ nhánh chậm lại trong 4 tháng
(11, 12, 1, 2), cói chỉ ñẻ thêm một nhánh. Nhưng ñến cuối tháng 3 ñầu tháng 4 sự đẻ
nhánh lại tiếp tục trong vịng 2 tháng mà nhánh ñã ñẻ từ thế hệ thứ F5 thứ F9. Tuỳ
theo ñiều kiện từng vùng mà sự ñẻ nhánh tiến hành sớm hay muộn. Từ Thanh hoá
(kể cả vùng Kim Sơn, Ninh Bình) trở ra thì cói chín sớm hơn 10 ngày.
Quy luật ñẻ nhánh ñược thúc ñẩy một phần nhờ tác động của phân bón:
Bón phối hợp ñầy ñủ NPK, sự ñẻ nhánh mạnh nhất.
Bón phối hợp NPK và có thêm phân chuồng, thì sự đẻ nhánh tốt nhất.
Bón phối hợp giữa đạm và lân, cói đẻ nhánh nhiều hơn là bón phối hợp giữa
đạm và kali.
Bón phân chuồng kết hợp với đạm, sự đẻ nhánh có tốt hơn so với bón phân
chuồng kết hợp với lân.
2.1.4.3 Thời kỳ vươn cao (Thời kỳ đại sinh trưởng)
Thời kì vươn cao (lá mác vượt quá 10cm khỏi bẹ lá) là thời kỳ tổng hợp tác

dụng của phân bón, độ ẩm và nước.
Muốn tăng năng suất cói cần nắm vững thời kỳ này của từng nơi, từng lúc
mà ấn ñịnh thời gian chăm sóc, bón phân hợp lý.
- Nhiệt độ, nước: Vào khoảng 22-27oC trung tuần tháng 4 và 28-29oC hạ tuần
tháng 8 có mưa, là 2 thời kỳ vươn cao mạnh nhất. Nếu nhiệt độ tăng dần kèm theo
có mưa dơng, tốc độ vươn cao của cói rất nhanh: bình qn mỗi ngày tăng 3,31cm,

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. 14


có ngày lên tới 6 cm.
Nước mưa vừa cung cấp ñầy ñủ nước trong ñất, ñồng thời còn làm tăng độ
ẩm khơng khí có lợi cho sự sinh trưởng của cói (mưa dơng mang lại một nguồn đạm
dễ tiêu đáng kể). Cói có khả năng hút nước bằng thân nên mưa nhỏ và sương nhiều
cũng có tác dụng xúc tiến cói lên cao
- Ánh sáng: cói là cây rất cần ánh sáng trong giai đoạn đẻ nhánh, cịn đối với
thời kỳ vươn cao thì cần nhiều bóng tối: cói mùa dài hơn cói chiêm vì thời gian
chiếu sáng của vụ mùa ít hơn vụ chiêm. Cói trồng trong rợp rất dài, lướt, dễ bị ñổ,
ảnh hưởng xấu ñến phẩm chất. Cói trồng dày, ánh sáng thiếu cây cói rất bé và dài
nên cũng dễ bị ñổ. Do vậy, trong kỹ thuật tăng năng suất cói để đảm bảo phẩm chất
cần chú ý số tiêm/m2 và chống lốp đổ.
- Bón phân: Bón phân sớm sẽ thúc đẩy sự vươn cao và bón vào thời kỳ vươn
cao tốc độ sinh trưởng của cây cói tăng thêm. Thời kỳ này yêu cầu về ñạm, lân và
bồ tạt của cói cao, nguyên tắc bón là bón nhiều lần. Nếu ánh sáng đầy đủ thì bón
nhiều N vì trời râm bón nhiều N sẽ lãng phí, dễ bị đổ.
Thời kỳ vươn cao chấm dứt khi cói chuyển màu vàng sữa sang màu vàng nâu
tức cói chín.
2.1.4.4 Thời kỳ ra hoa và chín
Sau khi lá mác hình thành đầy đủ thì mầm hoa cũng được hình thành nằm ở
kẽ lá mác.

Từ tháng giêng ñến tháng 12 lúc nào cũng có hoa, nếu khơng thấy ở nơi này thì
thấy ở nơi khác. Ở vụ chiêm, cói ra hoa rộ từ tháng 5 ñến trung tuần tháng 6 thì lụi dần,
ở vụ mùa, ra hoa rộ từ đầu tháng 8 đến trung tuần tháng 9 thì bắt đầu lụi. Hoa vụ chiêm
bé và ngắn hơn ở vụ mùa. Nếu dùng phân đạm bón vào thời kỳ này thì hoa có thể kéo
dài 10-15 ngày. Khi nhiệt độ tăng mà có mưa thì hoa càng sáng và nở trắng cả đồng.
Nếu nhiệt độ cao mà có gió may, nhất là gió đơng bắc thì hình thành giai đoạn chín rất
nhanh, vì thế nhân dân thường gọi là “cói đã xuống”. Do phụ thuộc vào điều kiện thời
tiết, cói mùa xuống nhanh hơn cói chiêm (vì gió đơng bắc về muộn). Khi cói đã xuống,
ngày cao nhất cũng là từ 1,50-2cm cói khơ, ngọn lụi xuống.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Trung tâm thông tin thư viện ………. 15


×