Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn thạc sĩ sử dụng khẩu phần protein thấp được bổ sung một số axit amin không thay thế cho gà đẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 91 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðAI HỌC NÔNG NGHIỆP I
--------------------------------

NGUYỄN HỒNG QUANG

SỬ DỤNG KHẨU PHẦN PROTEIN THẤP
ðƯỢC BỔ SUNG MỘT SỐ AXIT AMIN
KHÔNG THAY THẾ CHO GÀ ðẺ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP
Chun ngành: Chăn ni
Mã số
: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: TS. ðẶNG THÁI HẢI

HÀ NỘI - 2006


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

Trang
i

Lời cảm ơn


ii

Mục lục

iii

Danh mục các bảng
Danh mục các biểu ñồ

v
vii

1. MỞ ðẦU

i

1.1. ðẶT VẤN ðỀ

7

1.2. MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI

8

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

9

2.1. CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI


9

2.1.1. Bản chất hóa học, ý nghĩa của protein và axit amin

9

2.1.2. Nhu cầu axit amin của gà đẻ

15

2.1.3. Một vài khía cạnh về trao ñổi protein và axit amin ở gia cầm

20

2.2. ðẶC ðIỂM CỦA GIỐNG GÀ HYLINE BROWN VÀ ISA BROWN

27

2.2.1. Gà Hyline Brown

27

2.2.2. Gà Isa Brown

28

2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

29


3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

34

3.1. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

34

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

34

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

35

3.3.1. Xây dựng khẩu phần ăn

35

3.3.2. Bố trí thí nghiệm, ni dưỡng và chăm sóc

35

3.3.3. Theo dõi các chỉ tiêu

38

3.3.4. Các phân tích hố học


42


4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

43

4.1. THÍ NGHIỆM 1: ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN PROTEIN THẤP
ðƯỢC BỔ SUNG D,L-METIONIN VÀ L- LYZIN. HCl ðẾN SỨC SẢN
XUẤT CỦA ðÀN GÀ HYLINE BROWN ðẺ TRỨNG GIỐNG GIAI
ðOẠN 27- 40 TUẦN TUỔI

43

4.1.1. Tỷ lệ ni sống

43

4.1.2. Tỷ lệ đẻ, năng suất và khối lượng trứng

44

4.1.3. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng

48

4.1.4. Tỷ lệ trứng giống

49


4.1.5. Một số chỉ tiêu ấp nở

50

4.1.6. Chi phí thức ăn

53

4.2. THÍ NGHIỆM 2: ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN PROTEIN THẤP
ðƯỢC BỔ SUNG D,L-METIONIN VÀ L-LYZIN.HCl ðẾN SỨC SẢN
XUẤT CỦA GÀ ISA BROWN ðẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM GIAI ðOẠN
23 - 40 TUẦN TUỔI

58

4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm

58

4.2.2. Tỷ lệ đẻ, năng suất và khối lượng trứng

60

4.2.3. Sự thu nhận và hiệu quả chuyển hố thức ăn

66

4.2.4. Chi phí thức ăn cho 10 trứng

72


4.2.5. Một số chỉ tiêu vầ chất lượng trứng

74

4.2.6. Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

77

5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

80

5.1. KẾT LUẬN

80

5.2. ðỀ NGHỊ

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

82


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân loại axit amin theo quan ñiểm dinh dưỡng


10

Bảng 2.2: Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho gà (TCVN-2265, 1994)

12

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho gà ñẻ theo CAZV (1993)

13

Bảng 2.4: Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho gà ñẻ theo ISI của Ấn ðộ
(Singh, 1988) và NRC (1994) của Hoa Kỳ

13

Bảng 2.5: Sự lợi dụng D-aminoaxit ở gà (Theo Brown, 1970)

17

Bảng 2.6: Sự lợi dụng D-axit amin và các dẫn xuất của axit amin ở ñộng
vật (% so với L-axit amin) theo D’ Mello (1994)

19

Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

29

Bảng 3.2. Cấu trúc khẩu phần thí nghiệm 1


30

Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm 1 (g/kg)

30

Bảng 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

31

Bảng 3.5. Cấu trúc khẩu phần thí nghiệm 2

31

Bảng 3.6. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm 2 (g/kg)

32

Bảng 4.1: Tỷ lệ ni sống của các lơ trong thí nghiệm 1 (%)

37

Bảng 4.2: Tỷ lệ đẻ của các lơ trong thí nghiệm 1 (%)

39

Bảng 4.3: Năng suất trứng của các lơ trong thí nghiệm 1 (quả)

40


Bảng 4.4: Khối lượng trứng trung bình của các lơ qua các tuần đẻ (g)

41

Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng gà Hyline Brown bố mẹ

43

Bảng 4.6: Tỷ lệ trứng giống (%)

44

Bảng 4.7: Tỷ lệ trứng có phơi và và tỷ lệ nở (%)

45

Bảng 4.8: Tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống (g)

47

Bảng 4.9: Tiêu tốn protein/10 trứng giống (g)

49

Bảng 4.10: Chi phí thức ăn/10 trứng giống (VNð)

51


Bảng 4.11 : Tỷ lệ nuôi sống của các lô thí nghiệm 2 (%)


53

Bảng 4.12: Tỷ lệ đẻ của các lơ thí nghiệm (%)

55

Bảng 4.13: Năng suất trứng qua các tuần theo dõi (quả)

58

Bảng 4.14: Khối lượng trứng trung bình qua các tuần ñẻ (g)

59

Bảng 4.15: Sự thu nhận thức ăn (g/con/ngày)

62

Bảng 4.16: Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (g)

64

Bảng 4.17: Tiêu tốn protein/10 trứng (g)

66

Bảng 4.18: Chi phí thức ăn/10 quả trứng (ñ)

67


Bảng 4.19: Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng gà Isa Brown

69

Bảng 4.20: Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ở thí nghiệm 2

72


DANH MỤC CÁC ðỒ THỊ

Trang
Biểu ñồ 1: Tỷ lệ ñẻ và tỷ lệ trứng giống trung bình – TN1

42

Biểu đồ 2: Tỷ lệ phôi và tỷ lệ ấp nở trung bình – TN1

46

Biểu đồ 3: Giá thành 1 kg thức ăn hỗn hợp và chi phí TĂ/10 trứng giống

50

Biểu đồ 4: Tỷ lệ đẻ trung bình của các lơ trong TN2

55

Biểu ñồ 5: Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ở gà Isa Brown


63

Biểu ñồ 6: Tiêu tốn protein/10 quả trứng ở gà Isa Brown

65

Biểu đồ 7: Chi phí thức ăn/10 quả trứng ở gà Isa Brown

68

6


1. MỞ ðẦU
1.1. ðẶT VẤN ðỀ
Thức ăn chiếm tới 70-75% tổng chi phí trong chăn ni gia cầm. Giá
thành các loại nguyên liệu thức ăn, ñặc biệt là các loại cung cấp protein, tăng
cao trong những năm gần ñây ñã thúc đẩy các nhà sản xuất tìm cách giảm chi
phí thức ăn. Giảm tỷ lệ protein khẩu phần, ñồng thời bổ sung một số axít amin
khơng thay thế như metionin, lyzin, treonin, v.v… là một trong những biện
pháp có cơ sở khoa học, nhằm mục đích trên.
Về mặt hố sinh dinh dưỡng, gia cầm cần một lượng protein nhất ñịnh
ñể thoả mãn về nhu cầu axít amin. Hay nói cách khác, nhu cầu về protein của
gia cầm thực chất là nhu cầu về axít amin. Hơn nữa, con vật địi hỏi axít amin
theo một tỷ lệ nhất định. Axít amin nào thiếu hụt trong protein sẽ làm hạn chế
việc sử dụng các axít amin khác và như vậy làm tăng nhu cầu protein trong
khẩu phần, được coi là axít giới hạn. ðặng Thái Hải (1999) [34] cho biết:
metionin và lyzin thường là những axít amin giới hạn đầu tiên. Theo Koci
(1991) [36], có hai biện pháp cân bằng sự thiếu hụt trên: 1) tăng tỷ lệ protein

khẩu phần nhờ các nguyên liệu thức ăn giàu chất này và 2) bổ sung axít amin
giới hạn dưới dạng axít tổng hợp.
Bùi ðức Lũng và cộng sự (1995) [7] cũng cho biết: ñể giảm lượng
protein động vật (q hiếm) và giảm hàm lượng protein thơ trong khẩu phần
thức ăn, có thể bổ sung hai loại axít amin đầu bảng là D,L-metionin và Llyzin vào đó, để cân bằng sự thiếu hụt hai axit amin này.
Theo AWT (1998) [15], có nhiều ưu điểm khi bổ sung axít amin tổng
hợp, song đáng quan tâm nhất là những thuận lợi sau đây:
- Có thể thoả mãn nhu cầu các axít amin khơng thay thế (essential
amino acids, EAA) một cách hiệu quả nhất.
- Có thể giảm mức protein khẩu phần, làm hạn chế các hợp chất chứa
nitơ trong chất thải gia cầm, giảm độc hại cho mơi trường và như vậy sẽ ảnh
hưởng tốt tới môi trường sinh thái.

7


Nhiều nghiên cứu về khẩu phần protein thấp trên gà thịt (Fort và Huncl,
1998 [38]; ðặng Thái Hải và Blaha, 1998 [25]; Nguyễn Phức Hưng, 2003 [4];
v.v …) ñã cho kết quả tốt. Tại Cộng hoà Slovakia, Kociova và cộng sự (1992)
[37] ñã bổ sung Met và Lys vào khẩu phần protein thấp (15,1% CP) cho gà ñẻ
trứng thương phẩm Hisex Brown. Các tác giả đã thơng báo rằng loại khẩu
phần này ñã hạ ñược giá thành thức ăn hỗn hợp, khơng ảnh hưởng đến tỷ lệ
đẻ, năng suất trứng cũng như hiệu quả chuyển hoá thức ăn. Ở Việt Nam, tại
Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Lã Văn Kính và cộng sự
(1997) [5] thơng báo rằng các ñàn gà Hy-line ñẻ trứng thương phẩm nhận
khẩu phần 18% CP và 16% CP có bổ sung metionin đã có tỷ lệ đẻ và năng
suất trứng tương đương nhau.
Trên cơ sở những nhận thức trên, chúng tôi tiến hành ñề tài nghiên cứu:
" Sử dụng khẩu phần protein thấp ñược bổ sung một số axit amin không
thay thế cho gà đẻ ".

1.2. MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI
Chúng tơi tiến hành ñề tài trên nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu
phần protein thấp ñược bổ sung một số axit amin khơng thay thế như D,Lmetionin và L-lyzin, … đến sức sản xuất của gà ñẻ trứng giống và trứng
thương phẩm, góp phần làm giảm chi phí thức ăn và hạ giá thành sản phẩm
chăn nuôi.

8


2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
2.1.1. Bản chất hóa học, ý nghĩa của protein và axit amin
2.1.1.1. Bản chất hóa học của protein và axit amin
Protein là những polime sinh học cao phân tử ñược tạo thành từ các
aminoaxit. Các protein ở ñộng vật và thực vật ñược tạo thành từ các ñơn vị
cấu tạo cơ bản là các L- α- aminoaxit. Trong cấu trúc phân tử của các αaminoaxit, một nguyên tử hydro ở vị trí cacbon alpha được thay thế bằng một
nhóm amin (NH2). Trừ glyxin, các axit amin đều chứa Cα là cacbon bất đối
nên chúng có thể tồn tại ở hai dạng ñồng phân D và L. Trong protein ñộng vật
và thực vật, các axit amin thường ở dạng ñồng phân L. Ở một số vi sinh vật
có thể gặp axit amin ở hàng D.
COOH
|
H2N - C - H
|
R
α -L- aminoaxit

COOH
|
H - C - NH2

|
R
α-D- aminoaxit

Các protein cấu trúc và dự trữ trong cơ thể ñộng vật và thực vật ñược
tạo thành từ khoảng 20 loại α - axit amin khác nhau. Trong protein, nhóm
cacboxyl (COOH) của axit amin ñứng trước ngưng tụ với nhóm amin (NH2)
của axit amin sau ñể tạo liên kết peptit, là liên kết cơ bản trong phân tử
protein. Bằng cách liên kết như vậy, trong sinh thể đã tạo ra vơ vàn các
protein và các peptit khác nhau, từ phân tử nhỏ nhất như glutation (có 3 axit
amin) tới những protein chứa hàng trăm axit amin (Vodrazka, 1996) [40].
Trong dinh dưỡng gia cầm, người ta thường dùng thuật ngữ protein thô
(crude protein, viết tắt là CP). Protein thô bao gồm tất cả các vật chất chứa
nitơ, trong đó có cả nitơ protein và nitơ phi protein. Protein thơ được xác định
thơng qua lượng nitơ tổng số trong thức ăn, theo phương pháp Kiên-ñan

9


(Kjeldahl): %CP = %N x 6,25. ðem nitơ nhân với 6,25 cho ra lượng protein
thơ, bởi vì tỷ lệ của nó trong protein trung bình khoảng 16% (100 : 16 = 6,25).
Tỷ lệ này là khơng cố định, vì nó phụ thuộc vào lượng nitơ trong các protein
của thức ăn khác nhau, biến ñộng từ 14-19%. ðối với mạch, cao lương, gạo
và mì hệ số này là 5,83; đối với khơ dầu các loại: 5,9; đối với hạt đậu, thịt,
trứng: 6,25; ñối với sữa: 6,28 …. (Bùi ðức Lũng và cộng sự, 1995 [7]).
2.1.1.2. Ý nghĩa của protein và axit amin trong dinh dưỡng gia cầm
Trong cơ thể gia cầm, protein chiếm khoảng 1/5 khối lượng sống (Cuca
và cộng sự, 1982) [44]. Protein có hàng loạt vai trị trong cơ thể vật ni nói
chung và gia cầm nói riêng. Nếu khơng có protein sẽ khơng thể hình thành hệ
enzim làm tăng nhanh tất cả các q trình chuyển hóa sinh học trong cơ thể. Sự

tiêu hóa thức ăn, sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ đường tiêu hóa và các q
trình phân giải tiếp theo đều được thực hiện với sự tham gia của nhiều enzim.
Các protein còn tham gia bảo vệ cơ thể, da và lơng vũ đều ñược cấu tạo chủ
yếu từ protein. ðặc biệt, trong cơ thể cịn có các protein miễn dịch giúp gia cầm
ngăn ngừa tác ñộng của các protein lạ, vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ
thể…(Robert và cộng sự, 1996 [30]).
Tất cả các chức năng sinh lý phong phú và ña dạng trong cơ thể gia
cầm sẽ khơng được thực hiện nếu khơng có các protein khác nhau. Protein
chiếm phần lớn trong các chất hữu cơ của các cơ quan như cơ, thận, gan, các
cơ quan sinh sản, các tuyến nội tiết, phổi, lách, máu và các cơ quan khác
(Duke, 1984) [22].
Sinh tổng hợp protein (proteosynthesis) là cơ sở của quá trình sinh
trưởng và phát triển ở gia cầm. Quá trình sinh tổng hợp protein trong cơ thể
gia cầm chỉ có thể tiến hành sau khi cơ thể thu nhận ñược những thành phần
cấu trúc cơ bản của protein là những axit amin từ thức ăn, ñặc biệt là các axit
amin khơng thay thế với một tỷ lệ thích hợp.
Heger (1980) [39]; ðặng Thái Hải (1999) [34] cho biết: chức năng của
các axit amin và protein trong cơ thể sinh vật nói chung và trong cơ thể gia
10


cầm nói riêng rất đa dạng. Các axit amin khơng chỉ tham gia tổng hợp protein
mà ñặc biệt một số axit amin cịn tham gia vào các q trình quan trọng khác
của cơ thể. Trong dinh dưỡng ñộng vật bậc cao, axit amin là thành phần chính
cung cấp nitơ và sunfua. Ngồi ra, axit amin cịn là thành phần chính của hàng
loạt các chất có hoạt tính sinh học như các enzim, kháng thể và một số
hormon.
Metionin là một axit amin khơng thay thế, song thường có ít trong các
loại thức ăn. Cơng thức hố học của metionin là:
CH3 – S – (CH2)2 – CH(NH2) – COOH

Cùng với lyzin, ñây là hai axit amin giới hạn hàng ñầu trong khẩu phần
thức ăn chứa protein có nguồn gốc thực vật. Metionin là nguồn cung cấp cho
cơ thể gia cầm nhóm metyl (CH3-) linh động, là nhóm có vai trị đặc biệt quan
trọng ñể tổng hợp nên carnitin, cholin, lơxitin và adrenalin v.v....Trong cơ thể
gia cầm, metionin cũng có thể là tiền chất để tổng hợp nên cystein. Tuy nhiên,
cystein khơng phải là tiền chất của metionin (D’Mello, 1994) [21]. Ngoài ra,
metionin cịn tham gia tổng hợp serin. Có thể dùng metionin ñể thay thế một
phần cystein, song không thể dùng cystein ñể thay thế cho metionin. Cystein,
serin, cholin là ba chất cần thiết cho quá trình phát triển và sản sinh tế bào cơ
thể, làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong thức ăn.
Các axit amin chứa lưu huỳnh như metionin, cystein cịn được dùng
làm ngun liệu để tạo ra taurin, là chất có thể liên kết với các axit mật để
hình thành nên các axit taurocolic, taurodesoxycolic, glycocolic, vv... đóng
vai trị quan trọng trong q trình tiêu hóa và hấp thu mỡ. Mặt khác, metionin
cịn có vai trị quan trọng trong việc chống hội chứng nhiễm mỡ ở gan (fatty
liver syndrome) nhờ cung cấp nhóm metyl (-CH3) để tổng hợp carnitin - một
chất quan trọng trong quá trình oxi hóa axit béo (Vũ Duy Giảng, 2001) [1].
Tất cả các axit amin chứa sulfua đều có thể là ngun liệu tổng hợp axit
sulfuric, chất đóng vai trị lớn trong q trình loại thải các chất độc hại được
sinh ra trong q trình trao đổi chất (Grigorev, 1981) [2].

11


Metionin có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cơ thể gia cầm, ñến
chức năng của gan và tuyến tụy. Cùng với cystein, metionin cịn tham gia vào
q trình tạo lơng (Bùi ðức Lũng, 1992) [6].
Như vậy, hiểu được các chức năng phụ của metionin trong dinh dưỡng
gia cầm là vấn ñề quan trọng. Chúng ta cần cung cấp ñầy ñủ metionin, không
những ñể ñáp ứng cho nhu cầu sinh tổng hợp protein mà còn cho nhu cầu tổng

hợp các chất quan trọng khác. Nếu thiếu metionin sẽ làm mất tính thèm ăn,
thối hóa cơ, thiếu máu, nhiễm mỡ gan, làm giảm các q trình phân hủy các
chất độc thải ra trong q trình trao đổi chất, hạn chế tổng hợp axit nucleic và
hemoglobin (ðặng Thái Hải, 1999) [34].
Lyzin là axit amin không thay thế thứ hai mà chúng ta cần chú ý trong
khi cân ñối khẩu phần ăn cho gà. Cơng thức hố học của lyzin như sau:
H2N – CH2 – (CH2)3 – CH(NH2) – COOH
Lyzin rất mẫn cảm với cơng nghệ chế biến, đặc biệt là các quá trình xử
lý nhiệt như phơi, sấy. Trong các quá trình xử lý trên, dễ dàng xảy ra phản
ứng Maillard: tạo phức hợp lyzin - đường (rất khó phân giải hoặc khơng được
phân giải trong đường tiêu hóa của gia cầm). Dạng lyzin kết hợp như vậy sẽ
gây ra sự mất mát lãng phí đáng tiếc (Zeman và cộng sự, 1998) [43].
Cách đây khơng lâu người ta đã tìm ra mối quan hệ giữa lyzin và
carnitin. Tanphaichirt và Broquist (1973) [31] cho biết: q trình sinh tổng
hợp carnitin có sử dụng bộ khung cacbon của lyzin. Tuy nhiên, Baker (1997)
[17] lại cho rằng lyzin khẩu phần có chức năng duy nhất là làm nguyên liệu
cho sinh tổng hợp protein, nghĩa là cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển và tạo
sản phẩm.
Theo Zeman và cộng sự (1998) [43], lyzin tham gia vào những quá
trình quan trọng nhất của sinh thể. Lyzin có mặt nhiều trong những
protein phức tạp của nhân tế bào như histon và protamin. Mức độ sử dụng
protein thơ trong khẩu phần cũng phụ thuộc vào tỷ lệ lyzin trong cơ thể.
ðối với gia cầm, ñể thiết lập mức protein lý tưởng các nhà dinh dưỡng ñã

12


thiết lập mẫu cân ñối axit amin dựa theo mức lyzin. Theo Fisher (1992)
[24] ñối với gà thịt, mức lyzin cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp
protein cơ thể cao hơn hai lần so với lượng axit amin chứa lưu huỳnh.

Ngược lại, lượng lyzin cho tạo lông lại rất thấp.
Lyzin có vai trị quan trọng trong sự phát triển của cơ, mơ xương, tham
gia vào q trình điều hịa, trao đổi protein, tạo sắc tố melanin ở lơng, ảnh
hưởng ñến sự hình thành hồng cầu và tinh trùng, cần thiết tới sự tổng hợp
nucleoprotein và sự phát triển của cơ thể. Nếu thiếu lyzin, gia cầm nói
riêng và vật ni nói chung chậm lớn hoặc ngừng lớn, làm giảm lượng
hồng cầu và tốc độ chuyển hóa Ca, P gây cịi xương, thối hóa cơ, làm
rối loạn hoạt động sinh dục. Ngược lại, thừa lyzin cũng làm giảm tốc ñộ
tăng trọng, xuất hiện triệu trứng ngộ ñộc.
Tryptophan cũng là một axit amin không thay thế cần thiết cho sự phát
triển của gia cầm non và duy trì sức sống của gia cầm trưởng thành. Nó có tác
dụng điều hịa chức năng của các tuyến nội tiết, ñảm bảo cho sự phát triển của
phôi và tế bào trưởng thành (Lê Hồng Mận và cộng sự, 1993) [8]. Tryptophan
rất cần thiết cho sự tổng hợp hemoglobin và axit nicotinic. Chúng ta ñều biết
vitamin PP, mà cụ thể là dẫn xuất nicotinamid của nó là thành phần quan
trọng trong NAD+ và NADP+ - các coenzim của các enzim oxi hóa khử, đóng
vai trị to lớn trong trao ñổi chất và năng lượng (Grigorev, 1981) [2].
Tryptophan có thể được chuyển hóa thơng qua phản ứng khử cacboxyl
tạo thành serotonin, là một hormon có vai trị quan trọng trong q trình điều
khiển thần kinh - thể dịch, tác động lên nhiều q trình sinh lý (Heger, 1980)
[39]. Thiếu tryptophan trong khẩu phần ăn dẫn ñến phá hủy tính năng sinh
dục, kém ăn, giảm tăng trọng, ngồi ra cịn biểu hiện thiếu máu, rụng lơng,
mỡ bao quanh thành mạch quản.
Arginin là axit amin quan trọng tham gia trong việc khử ñộc các sản
phẩm cuối cùng của q trình trao đổi nitơ. Arginin cũng là hợp phần chủ
chốt của các protein quan trọng ñối với các chức năng sinh sản như các

13



protamin. Ngồi ra, nó cịn tham gia tổng hợp creatinphotphat là một trong
những hợp chất cao năng đóng vai trị quan trọng trong q trình trao đổi
năng lượng của cơ thể. Khi khử cacboxyl của arginin, ornitin hay lyzin tương
ứng sẽ tạo thành agmatin, putrexin hay cadaverin. Các amin hữu cơ này là
nguyên liệu ñể tạo ra các polyamin như spermin và spermidin là những yếu tố
làm ổn ñịnh cấu trúc của riboxom cũng như các ñại phân tử ADN. Nếu thiếu
arginin sẽ ảnh hưởng xấu ñến sự phát triển của gia cầm non, đến q trình tạo
xương, lơng. Cơ thể sẽ bị rối loạn trao ñổi hydratcacbon và protein.
Glyxin là axit amin chiếm số lượng lớn vào bậc nhất trong các mô xương,
sụn, dây chằng, lông tơ và lông mao. Glyxin có vai trị trong việc hình thành
vịng porphirin của hemoglobin, tham gia tổng hợp creatin-photphat. Cùng với
serin, glyxin tham gia cấu tạo nên gốc kiềm purin - tiền thân của axit uric. Chính
vì vậy, glyxin có ý nghĩa to lớn ñối với việc khử ñộc các sản phẩm cuối cùng của
q trình trao đổi nitơ ở gia cầm, làm giảm nhẹ tác ñộng xấu của việc ăn thừa
protein cũng như thừa các axit amin riêng biệt (Vodrazka, 1996) [40].
Các hydroxyaminoaxit như 4-OH-prolin, 5-OH-lyzin là thành phần
quan trọng của colagen. Hydroxyprolin chiếm tới gần 1/3 tổng số các axit
amin tạo thành colagen.
Một số axit amin khác cũng là tiền chất của một loạt các chất có hoạt
tính sinh học, đóng vai trị mấu chốt trong q trình điều hịa, trao ñổi chất.
Chẳng hạn như tyrozin hay phenylalanin (tiền chất của tyrozin) đóng vai trị
quan trọng trong việc tổng hợp các hormon như tyroxin, noradrenalin và
adrenalin.
Mặc dù từ phenylalanin có thể tổng hợp nên tyrozin, song tyrozin
không phải là tiền chất để tổng hợp nên phenylalanin (D’Mello, 1994) [21].
Ngồi ra, hai axit amin này cịn được sử dụng làm ngun liệu để tổng hợp
nên melanin là sắc tố của lơng và da.
Như vậy, axit amin là thành phần không thể thiếu được đối với sinh
vật nói chung và gia cầm nói riêng. Chúng là những nguyên liệu cơ bản


14


xây dựng nên protein - chất hữu cơ quan trọng bậc nhất trong các tế bào
sống. Nếu thiếu bất kỳ một axit amin không thay thế nào trong khẩu phần
sẽ dẫn ñến những tác ñộng tiêu cực, gia cầm trưởng thành bị sút cân, giảm
tỷ lệ ñẻ trứng ñột ngột. Nếu ñể hiện tượng này kéo dài sẽ làm rối loạn trao
đổi chất, thậm chí gia cầm sẽ chết.
Tuy nhiên, vì tỷ lệ các axit amin trong các loại sản phẩm của gia
cầm khác nhau, nên nhu cầu protein và axit amin của mỗi loại gia cầm với
hướng sản xuất khác cũng khác nhau (Scholltysek, 1972) [45]. Các axit
amin thừa khơng được tích luỹ trong cơ thể mà sẽ bị phân giải, ñiều này
dẫn ñến mất mát protein một cách vơ ích. Khơng những thế, q trình
phân giải các axit amin cịn sinh ra các sản phẩm độc có hại cho cơ thể.
Do đó việc xác định đúng nhu cầu axit amin của từng loại gia cầm theo
từng hướng sản xuất là ñiều rất quan trọng.
2.1.2. Nhu cầu axit amin của gà đẻ
- Theo Kocí (1991) [36] và Zeman và cộng sự (1998) [43], ñối với gà
nhu cầu về protein thực chất là nhu cầu về các axit amin. Khi thiếu bất kì một
axit amin khơng thay thế nào trong thức ăn thì quá trình tổng hợp protein bị
rối loạn, thậm chí cịn làm phá huỷ trao đổi chất của cơ thể. Hậu quả là làm
giảm khả năng sinh trưởng cũng như sức sản xuất của gia cầm. Vì vậy, cần
cung cấp đầy đủ các axit amin khơng thay thế theo ñúng nhu cầu của mỗi loại
gia cầm.
Theo D’Mello (1994) [21], có 9 loại axit amin mà cơ thể gia cầm
khơng tự tổng hợp được hoặc tổng hợp với số lượng rất nhỏ khơng đảm bảo cho
nhu cầu của cơ thể. ðể gia cầm sinh trưởng và sử dụng thức ăn tốt, bắt buộc các
axit amin này phải ñược cung cấp ñầy ñủ trong thức ăn. Chúng ñược coi là axit
amin khơng thay thế đối với gia cầm (Bảng 2.1). Ngun nhân là khơng có bộ
khung cacbon hay enzim cần thiết để tổng hợp nên các axit amin đó.

Theo Zelenka và cộng sự (1994 [41], 1998 [42]), thực chất trong nhóm

15


các axit amin khơng thay thế chỉ có lyzin và treonin là các axit amin khơng
thay thế được theo đúng nghĩa của nó, tức là cơ thể hồn tồn khơng thể tự
tổng hợp được vì chúng khơng có các enzim transaminaza cần thiết.
Bảng 2.1. Phân loại axit amin theo quan ñiểm dinh dưỡng (D' Mello,1994)

Axit amin thiết yếu

Axit amin bán thiết

Axit amin không thiết

(không thay thế)

yếu (bán thay thế)

yếu (thay thế)

Metionin

(Met)

Cystein

(Cys)


Arginin

(Arg)

Lyzin

(Lys)

Tyrozin

(Tyr)

Glyxin

(Gly)

Treonin

(Thr)

Serin

(Ser)

Tryptophan

(Trp)

Prolin


(Pro)

Izolơxin

(Ile)

Alanin

(Ala)

Lơxin

(Leu)

Axit glutamic

(Glu)

Valin

(Val)

Axit aspartic

(Asp)

Phenylalanin (Phe)

Glutamin


(Gln)

Histidin

Aspargin

(Asn)

(His)

Một số axit amin có thể được cơ thể gia cầm tổng hợp nên trong trường
hợp có mặt các axit amin không thay thế khác, cần thiết cho sự tổng hợp
chúng. Các axit amin này gọi là các axit amin bán thay thế. Thuộc nhóm này
bao gồm cystein và tyrozin. Cystein ñược tổng hợp từ metionin và serin nếu
như chúng có đầy đủ trong cơ thể cịn tyrozin ñược tạo nên từ phenylalanin
(Zelenka và cộng sự, 1998) [42]. Các tác giả này cũng lưu ý rằng ñối với gia
cầm non, đang lớn nhanh thì glyxin và serin có thể là các axit amin khơng
thay thế.
Theo Grigorev (1981) [2] có khoảng một nửa trong số các axit amin tự
nhiên có thể tự được tổng hợp trong cơ thể gia cầm với số lượng ñảm bảo cho
các nhu cầu của cơ thể và để tạo ra sản phẩm. ðó là nhóm các axit amin thay
thế.

16


Sự phân chia axit amin thành thay thế và không thay thế cũng chỉ là
tương ñối. Một axit amin là thay thế hay khơng thay thế cịn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như tiêu chuẩn ñánh giá (sinh trưởng, duy trì, cân bằng nitơ),
tuổi con vật, sự có mặt của các axit amin khác trong khẩu phần, sự cung cấp

các dưỡng chất khác (ñặc biệt là vitamin) và trạng thái sinh lý của con vật
(Heger, 1980) [39]. D’Mello (1994) [21] cũng viết rằng sự khác nhau giữa
axit amin thay thế và khơng thay thế cịn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn ñược
chọn ñể ñánh giá.
Theo Scott và cộng sự (1982) [46], có 4 cách thơng thường biểu thị nhu
cầu axit amin của gia cầm:
- Số gam axit amin cho 1 gà trong 1 ngày
- Số gam axit amin cho 1000 kcal năng lượng trao ñổi của khẩu phần
- Tỷ lệ % axit amin tính theo khẩu phần
- Tỷ lệ % axit amin tính theo protein
Nhu cầu protein của gà đẻ phụ thuộc vào tuổi và tốc ñộ ñẻ trứng.
Trong pha ñẻ ñầu tiên (20-45 tuần tuổi ), khi mà sự phát triển chưa hồn hảo,
nhưng sức đẻ trứng lại cao nhất, nhu cầu protein là lớn nhất so với giai ñoạn
ñẻ trứng tiếp sau ñó. Cho nên cần cung cấp lượng protein đáp ứng cho 3 mục
đích: duy trì, phát triển cơ thể và tạo trứng. Sang pha II (sau 45 tuần tuổi) của
chu kỳ đẻ trứng, gà mái khơng phát triển nữa, năng suất trứng giảm, nên yêu
cầu protein thấp hơn giai ñoạn ñầu.
Khi xác ñịnh nhu cầu protein cho gà ñẻ cần chú ý ñến: nhu cầu protein
ñể ñẻ 1 quả trứng, nhu cầu protein cho duy trì, nhu cầu protein cho sinh

17


trưởng và nhu cầu protein cho phát triển lông. Tuỳ thuộc vào giai ñoạn ñẻ
trứng của gà mà chúng ta tính tốn cho phù hợp.
Nhu cầu về thức ăn hàng ngày của gà ñẻ ñược xác ñịnh bởi tuổi, năng
suất và khối lượng cơ thể, bởi phương pháp nuôi dưỡng và môi trường, bởi
các thành phần trong thức ăn hỗn hợp và các yếu tố khác. Gà ñẻ pha I (20-45
tuần tuổi) yêu cầu thức ăn chứa 17-18% protein, còn pha II: 15-16% thậm chí
13-14% (Bùi ðức Lũng và CS (1995) [7].

Các tiêu chuẩn ăn khác nhau cho gà ñẻ trứng thương phẩm và ñẻ trứng
giống ñược ñưa ra ở các bảng 2.2 ; 2.3 và 2.4.
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho gà (TCVN-2265, 1994)
Gà giống sinh

Gà giống sinh

Gà trứng thương

sản hướng thịt

sản hướng trứng

phẩm

21 – 64 tt

21 – 72 tt

21 – 72 tt

đổi (kcal/kg)

3100

3100

3100

Protein (%)


16

16

17

Xơ thơ (%)

7

7

7

Canxi (%)

3,5 – 4,0

3,5 – 4,0

3,5 – 4,0

Photpho (%)

0,4

0,4

0,4


NaCl (%)

0,5

0,5

0,5

Lys (%)

0,7

0,7

0,7

Met (%)

0,35 – 0,40

0,35 – 0,40

0,35 – 0,40

Chỉ tiêu

Năng lượng trao

18



Bảng 2.3: Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho gà ñẻ theo CAZV (1993)
Dinh dưỡng

MJ/kg
g/kg

Gà ñẻ trứng
thương phẩm
11,5
165 – 170

Gà ñẻ trứng
giống
11,5
165 – 170

Lys
Met
Met + Cys
Thr

g/kg
g/kg
g/kg
g/kg

7,3 – 7,5
3,7

6,8
5

7,3 – 7,5
3,7
6,8
5

Trp
Arg

g/kg
g/kg

1,4 – 1,6
7,8

1,4
7,8

Ca
P hấp thụ
Na

g/kg
g/kg
g/kg

32,5 – 35
3–4

1,3 – 1,5

32,5 – 35
3–4
1,3 – 1,5

Năng lượng trao đổi
Protein thơ

ðơn vị

Bảng 2.4: Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho gà ñẻ theo ISI của Ấn ðộ
(Singh, 1988) và NRC (1994) của Hoa Kỳ [29]
Chỉ tiêu

ðơn vị

ISI (1988)

NRC (1994)

Năng lượng trao ñổi

kcal/kg

2700 – 2900

2900

Protein


%

18

15

Arg

%

0,79

0,70

Ile

%

0,50

0,65

Leu

%

1,21

0,82


Lys

%

0,50

0,69

Met + Cys

%

0,54

0,58

Phe + Tyr

%

-

0,83

Thr

%

0,41


0,47

Trp

%

0,13

0,16

Val

%

0,65

0,70

19


2.1.3. Một vài khía cạnh về trao đổi protein và axit amin ở gia cầm
2.1.3.1. Tiêu hóa protein và hấp thu axit amin ở gia cầm
Cũng như các lồi động vật khác, gia cầm khơng thể hấp thu được
protein ngun vẹn của thức ăn. Nhờ q trình tiêu hóa, protein thức ăn ñược
phân giải thành các axit amin, là dạng chất mà cơ thể gia cầm có thể hấp thu
và lợi dụng ñược cho việc tổng hợp protein và các hợp chất có chứa nitơ khác
của cơ thể (Grigorev, 1981) [2].
Bộ máy tiêu hóa của gia cầm có nhiều điểm khác với bộ máy tiêu hóa

của động vật có vú. Chỉ một phần nhỏ thức ăn nuốt vào ñi thẳng vào dạ dày,
phần lớn giữ lại ở diều, ở ñây thức ăn được làm mềm và sau đó mới vào dạ
dày. Sự di chuyển thức ăn từ diều vào dạ dày phụ thuộc vào sự dịch chuyển
các chất tiêu hóa vào ruột non. Dạ dày có hai phần là dạ dày tuyến ở trước dạ
dày cơ. Niêm mạc dạ dày tiết ra HCl và pepsinogen. HCl có tác dụng hoạt hóa
pepsinogen thành pepsin và làm biến tính protein thức ăn. Tuy nhiên sự tiêu
hóa khơng diễn ra ở đây, phần lớn dịch dạ dày chảy vào dạ dày cơ, ở ñó nó
ñược trộn lẫn với thức ăn ñã ñược nghiền nát. Protein bắt đầu được tiêu hóa ở
đây. Sự tiêu hóa protein tại đây diễn ra khá thuận lợi bởi ñộ pH dao ñộng từ
2,3 - 4, thức ăn ñược nghiền nhỏ và giữ lại khá lâu. Pepsin là một
endopeptidaza, thủy phân protein thành các peptid dài ngắn khác nhau. Pepsin
ưu tiên cắt các mạch peptid do các axit amin có vịng thơm tạo thành, nhất là
mạch peptid của các axit amin này với axit glutamic hay với axit aspartic
(Kacerovsky, 1990) [35].
Từ dạ dày cơ, dưỡng chất ñi vào ruột non. Protein và các peptid lại tiếp
tục bị trypsin, chymotrypsin và cacboxypeptidaza trong dịch ruột non phân giải.
Rồi quá tình tiêu hóa protein được kết thúc bởi aminopeptidaza và dipeptidaza.
Cũng giống như pepsin, trypsin và chymotrypsin là endopeptidaza, cắt liên kết

20


peptid bên trong chuỗi peptid. Cacboxypeptidaza cắt liên kết peptid của axit
amin có nhóm cacboxyl tự do, cịn aminopeptidaza cắt axit amin có nhóm amin
tự do. Trypsin ưu tiên cắt các liên kết peptid của arginin và lyzin, còn
chymotrypsin cắt các liên kết của tyrozin, tryptophan, phenylalanin và lơxin.
Dipeptidaza thủy phân các dipeptid thành hai axit amin (Kacerovsky, 1990) [35].
Hầu hết các enzim tiêu hóa được tiết ra từ các tuyến tiêu hóa lúc đầu ở
dạng chưa hoạt động. ðể hạn chế sự phân tiết các enzim ở dạng chưa hoạt
ñộng, các tế bào ñược trang bị những chất ức chế gọi là chất ức chế enzim.

Tác dụng của chất ức chế enzim là giảm bớt sự phân tiết enzim một cách tự
ñộng (Vodrazka 1996) [40].
Dạng hấp thu chủ yếu của protein thức ăn là các axit amin. Có rất ít
tài liệu liên quan ñến việc hấp thu axit amin ở gia cầm. Brown (1970) [18]
cho biết: ñoạn ñầu ruột non là chỗ hấp thu tích cực nhất. Sự hấp thu axit
amin là q trình vận chuyển tích cực và cần năng lượng. Tốc ñộ hấp thu
của chúng cũng rất khác nhau. ðiều này chứng tỏ có sự hấp thu chọn lọc
ñối với các axit amin quan trọng. Chẳng hạn, các axit amin như metionin,
valin, lơxin, izolơxin, tryptophan và phenylalanin có tốc độ hấp thu nhanh
hơn arginin, glyxin và axit glutamic. Axit aspatic, histidin, alanin, treonin,
tyrozin, xystein và prolin có tốc độ hấp thu trung bình.
Trong cùng nhóm L- axit amin cũng có sự tranh chấp về tốc độ hấp thu
như sự hấp thu L- histidin bị hạn chế khi có mặt nhiều L- metionin trong
khoang ruột. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự cạnh tranh trong q trình hấp
thu các axit amin riêng biệt. Theo Grigorev (1981) [2], các axit amin với cấu
trúc tương tự nhau và các chất cùng chức của chúng có thể cản trở lẫn nhau
khi ñi qua màng tế bào và phá vỡ cân bằng axit amin. Một lượng thừa axit
amin nào đó có thể kìm hãm sự trao đổi của một loạt các axit amin khác. Và

21


như vậy, bằng con đường gián tiếp, nó phá huỷ sự tổng hợp protein.
Theo Lipstein và cộng sự (1975) [27] với thức ăn protein, khi tăng số
lượng lên gấp đơi so với mức bình thường thì khả năng tiêu hóa của khẩu
phần giảm khơng đáng kể. Nhìn chung, tỷ lệ tiêu hóa của protein thực vật
cũng như động vật đối với gia cầm khá cao, từ 80 - 85%. Riêng protein của
nhóm keratin như sừng, da, lơng, tiêu hóa và hấp thu rất kém nếu như chưa
qua xử lý.
Sau khi ñược hấp thu vào máu, các axit amin ñược vận chuyển tới các

mô bào và làm cơ chất cho quá trình chuyển hóa. Nhiều axit amin được giữ
lại ở gan và ñược tổng hợp thành protein của máu như albumin và globulin.
Cần nhấn mạnh rằng ở gia cầm protein ñược tổng hợp ở tất cả các mơ bào nơi
có các enzim và axit amin cần thiết.
2.1.3.2. Sự sử dụng các D - aminoaxit ở gia cầm
Tất cả các axit amin ñược sử dụng trong sinh tổng hợp protein ñều ở
dạng ñồng phân L. D-aminoaxit không xuất hiện ở mô bào ñộng vật bậc
cao. Tuy nhiên, D - aminoaxit ñược tìm thấy ở màng tế bào vi khuẩn.
Các axit amin thương phẩm thường được tổng hợp hóa học, mặc dù việc
sử dụng các quá trình lên men ngày càng trở nên quan trọng. Các axit
amin thu được bằng tổng hợp hố học là hỗn hợp raxemic bao gồm
những lượng bằng nhau của hai dạng ñồng phân D và L. Các loại thức ăn
tổng hợp hiện nay thường ñược bổ sung các axit amin tổng hợp. Theo
Heger (1980) [39], việc sử dụng các axit amin trong hỗn hợp raxemic
hầu như có tác dụng như dạng L. Tuy nhiên, có thể có sai khác do sự
trao ñổi riêng của từng axit amin khác nhau.

22


Bảng 2.5: Sự lợi dụng D-aminoaxit ở gà (Theo Brown, 1970) [18]
Axit amin

Giá trị dinh dưỡng

D - Metionin
D - Phenylalanin

Gần tương ñương như L-aminoaxit


D - Lơxin
D - Prolin
D - Valin

Bằng một nửa L-valin

D - Tryptophan
D - Histidin
D - Izolơxin
D - Treonin

Khơng có hoặc có khơng đáng kể

D - Arginin
D - Lyzin
Một số D-aminoaxit được nhận vào từ thức ăn có thể được sử dụng
nhờ sự có mặt của enzim D- aminooxidaza trong mơ bào động vật. D aminoaxit được sử dụng là do nó được biến đổi thành dạng đồng phân L.
Q trình này được thực hiện tại gan và thận. Bước đầu tiên của sự
chuyển hóa D-aminoaxit là sự khử amin ơxy hóa, biến chúng thành αxetoaxit tương ứng. Phản ứng này thường gắn liền với một sự mất mát
nhất ñịnh, nên giá trị dinh dưỡng của D-aminoaxit thường thấp hơn so với
ñồng phân hàng L của chúng. α-xetoaxit tạo thành tiếp tục ñược biến
thành L-aminoaxit tương ứng nhờ phản ứng chuyển amin (Heger, 1980
[39]; Buttery và cộng sự, 1994 [19]). Cũng theo các tác giả này, sự biến
ñổi D-aminoaxit thành L-aminoaxit ñược khái quát thành sơ ñồ sau ñây:

23


Catalaza


H2 O

D- aminoaxit

H2O2

O2

FAD

FADH2
α- xetoaxit

D- oxidaza

Glu

NH4+

transaminaza
α-XG

Ghi chú: α-XG là axit α-xetoglutaric

L - aminoaxit

Việc bổ sung các axit amin tổng hợp ở dạng hỗn hợp raxemic vào khẩu
phần ăn cho gia cầm giúp cân ñối về các axit amin. Mặt khác, các hỗn hợp
axit amin kết tinh không cần sự thuỷ phân của các enzim trong dạ dày và ruột.
Vì vậy, chúng ñược cơ thể ñồng hóa 100% ngoại trừ các D- aminoaxit mà cơ

thể gia cầm khơng sử dụng được (Grigorev, 1981) [2]. Cũng theo tác giả này,
khi gia cầm ăn các protein tự nhiên thì có trình tự nhất định trong q trình
giải phóng các axit amin, trong khi đó hỗn hợp các axit amin tổng hợp thâm
nhập vào phần này hoặc phần khác của ruột một cách ñồng thời. ðiều này
cũng là nguyên nhân của một số khác biệt trong tốc ñộ hấp thu các axit amin
vào cơ thể từ hỗn hợp axit amin và từ các protein tự nhiên.
Lyzin là một axit amin quan trọng và thường bị thiếu hụt trong khẩu
phần ăn cho gia cầm. Tuy nhiên, cơ thể gia cầm hầu như khơng sử dụng được
D- lyzin. Bước ñầu tiên trong phân giải lyzin là sự loại bỏ nhóm amin ở vị trí
carbon ε. Như vậy α - xetoaxit của lyzin khơng được hình thành. Một lượng
rất ít α-xetolyzin được tạo ra trong cơ thể sinh vật, nhưng lại nhờ L-oxidaza
trong q trình khử amin ơxy hóa và giải phóng amoniac. Do khơng có
transaminaza cho α-xetolyzin nên D-lyzin và các α-xetoanalog của lyzin
khơng có tác dụng sinh học đối với mơ bào động vật (Baker, 1986) [16].

24


Bảng 2.6: Sự lợi dụng D-axit amin và các dẫn xuất của axit amin ở ñộng
vật (% so với L-axit amin) theo D’ Mello (1994) [21].
Axit amin



Lợn

L - Lyzin

100


100

D - Lyzin

0

0

L - Treonin

100

100

D - Treonin

0

-

L - Tryptophan

100

100

D - Tryptophan

20


80

L - Metionin

100

100

D - Metionin

90

100

D, L - Metionin

95

100

L - Histidin

100

100

D - Histidin

10


-

L - Lơxin

100

100

D - Lơxin

100

-

L - Valin

100

100

D - Valin

70

-

L - Phenylalanin

100


100

D - Phenylalanin

75

-

L - Tyrozin

100

100

D – Tyrozin

100

-

D-metionin có thể được lợi dụng tốt như L-metionin, trừ người và khỉ.
Hartter và cộng sự (1977) [26] cho biết: gà có thể lợi dụng tốt D-metionin với
hiệu quả rất cao. Zelenka và cộng sự (1998) [42] thơng báo rằng các dẫn suất
hydroxyl hố của metionin có thể được sử dụng thay cho metionin. Hỗn hợp
thương phẩm này có chứa 88% metionin. Giá trị sinh học của các dẫn xuất
hydroxyl hố của metionin có thể ñạt 75% so với L-metionin.

25



×